Bản án số 1727/2023/LĐ-ST ngày 15/09/2023 của TAND TP. Hồ Chí Minh về tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 1727/2023/LĐ-ST
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 1727/2023/LĐ-ST
Tên Bản án: | Bản án số 1727/2023/LĐ-ST ngày 15/09/2023 của TAND TP. Hồ Chí Minh về tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND TP. Hồ Chí Minh |
Số hiệu: | 1727/2023/LĐ-ST |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 15/09/2023 |
Lĩnh vực: | Lao động |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | Bác yêu cầu |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản
TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bản án số: 1727/2023/LĐ - ST
Ngày: 15-9-2023
V/v “Tranh chấp khác về lao
động và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng”
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông Nguyễn Ngọc Tài.
Các Hội thẩm nhân dân: Bà Nguyễn Thị Thanh Mai.
Bà Huỳnh Thị Ngọc Liên.
- Thư ký phiên tòa: Bà Đào Thị Lành - Thư ký Tòa án nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: Ông
Nguyễn Văn Lân – Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Trong các ngày 17 và 31 tháng 8, ngày 13 và 15 tháng 9 năm 2023, tại trụ
sở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm công khai vụ án lao
động sơ thẩm thụ lý số 04/2023/TLST-LĐ ngày 16 tháng 3 năm 2023 về việc
“Các tranh chấp khác về lao động và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” theo
Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm số 2580/2023/QĐST-LĐ ngày 13 tháng
6 năm 2023, Quyết định hoãn phiên tòa số 8859/2023/QĐST-LĐ ngày 03 tháng
7 năm 2023, Quyết định hoãn phiên tòa số 9893/2023/QĐST-LĐ ngày 25 tháng
7 năm 2023, và Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 11743/2023/QĐST-LĐ
ngày 31 tháng 8 năm 2023, giữa:
Nguyên đơn: Ông Phạm Văn B, sinh năm 1969. Địa chỉ: C N, phường T,
thành phố V, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Phạm Thế H. Địa chỉ: A
Lô S, cư xá T, Phường B, quận B, Thành phố Hồ Chí Minh. (Là người đại diện
theo ủy quyền – Hợp đồng ủy quyền ngày 02/04/2019).
2
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật sư Trần
Minh T thuộc Đoàn Luật sư Thành phố H, thành viên Văn phòng L.
Bị đơn: Công ty P2 B.V. Địa chỉ Văn phòng điều hành: Tầng E, Tòa nhà
D, Số C Đường L, phường B, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Công ty L1 và Các Cộng Sự ủy
quyền lại ông Nguyễn Hoàng G và/hoặc bà Nguyễn Thu N. Cùng địa chỉ: D N,
phường T, thành phố T, Thành phố Hồ Chí Minh. (Là người đại diện theo ủy
quyền – Văn bản ủy quyền ngày 26/7/2022, ngày 04/4/2023)
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Luật sư Ngô Thị Kim
T1 thuộc Đoàn Luật sư Thành phố H, thành viên Công ty L1 và Các Công Sự.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Chi nhánh Tổng Công ty cổ phần
V1 - Công ty D1 (Chi nhánh P3). Địa chỉ: Lầu C, Tòa nhà P, H H, Phường A,
thành phố V, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Người đại diện theo pháp luật: Bà Mai
Thị Hoài H1. Chức vụ: Giám đốc.
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà
Nguyễn Thị Hoàng C. Địa chỉ liên lạc: Lầu C, Tòa nhà P, H H, Phường A, thành
phố V, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Là người đại diện theo ủy quyền – Văn bản ủy
quyền ngày 09/5/2023)
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan: Luật sư Ngô Thị Thanh H2 thuộc Đoàn Luật sư Tỉnh B, thành viên
Văn phòng L2.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo đơn khởi kiện, trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn ông
Phạm Văn B có ông Phạm Thế H là người đại diện theo ủy quyền trình bày:
Ông Phạm Văn B (sau đây viết tắt là ông B) được tuyển dụng và làm việc
tại Công ty P2 (sau đây viết tắt là POVO) từ năm 2013. Cho đến cuối năm 2017,
ông B làm việc tại căn cứ của Công ty này trong cảng Hạ lưu PTSC, Số F,
Đường C, thành phố V.
Công việc chuyên môn của ông B là Thủ kho, quản lý tài sản, trang thiết
bị, máy vật tư... của POVO tại căn cứ của Công ty này. Hàng ngày, ông B thực
hiện công việc của POVO theo các quy trình công việc của Công ty này ban
hành. Đồng thời chịu sự quản lý điều hành, giám sát của POVO, nội quy làm
việc mà ông B phải tuân thủ do POVO ban hành. Là người lao động, ông B
không hiểu về mặt pháp lý, ông B chỉ biết rằng đây là một Công ty nước ngoài,
thuộc sở hữu của Công ty D2 của Vương quốc Anh. Nên mặc dù được tuyển
dụng để làm việc cho POVO nhưng ông B phải lại phải ký hợp đồng lao động
thông qua một Công ty Việt Nam là Công ty D1 (sau đây viết tắt là Công ty D3).
Hàng tháng, POVO trả lương cho ông B thông qua Công ty D3. Ông B không
biết mối quan hệ pháp luật giữa POVO và Công ty D3. Ông B cũng không biết
3
Công ty P4 trả Công ty D3 bao nhiêu tiền. Chỉ biết rằng mỗi tháng POVO
chuyển tiền lương cho ông B cho Công ty D3 và Công ty D3 chuyển cho ông B
tiền lương cho ông B khoảng hơn 36.000.000 đồng. Số tiền lương này không cố
định, phụ thuộc kết quả làm việc của ông B ở POVO.
Vào chiều ngày 18/9/2017, khi ông B đang làm việc tại nơi làm việc kể
trên, thì bà Y (ông B không biết họ tên đầy đủ) xưng là Phó phòng tổ chức,
Công ty D3 đến gặp ông, gặng hỏi về việc ông B đã mang tài sản gì đó ra khỏi
POVO vào ngày 11 hoặc 12/8/2017 (cách đó hơn 1 tháng). Ông B cố nhớ lại và
cho bà Y biết rằng ông B có mang khoảng 4 chai nước rửa tay và xả vải là hàng
khuyến mãi của nhà thầu phụ cho ra ngoài. Ngày hôm sau, 19/9/2017, khi ông B
đến nơi làm việc thì cấp trên trực tiếp của ông B là ông Hà Như T2 vu cáo ông B
là đã có hành vi trộm cắp tài sản của POVO, POVO cắt mọi quyền truy cập của
ông B vào hệ thống để làm việc, đình chỉ ngay công việc của ông, bắt ông phải
bàn giao lại công việc cho người khác và phải rời khỏi POVO. Ông B không
được phân bua, giải thích mà buộc phải chấp hành mệnh lệnh của ông T2 - cấp
trên trực tiếp của ông B tại POVO. Ngày 20/9/2017, Công ty D3 yêu cầu ông B
đến trụ sở Công ty này để giải trình sự việc. Ngày 21/9/2017, theo yêu cầu, ông
B đến và được Công ty D3 yêu cầu làm giải trình. Ông B làm bản giải trình và
trực tiếp giải trình với bà Y, thì được thông báo rằng ông B bị tạm đình chỉ công
việc để điều tra về hành vi: “Lấy cắp tài sản của P5 B.V”. Khoảng 15 ngày sau
thì ông B nhận được qua e-mail cá nhân bản scan của Quyết định số 411-17/QĐ-
HHDK ngày 20/9/2017 của Công ty D3 với nội dung là tạm định chỉ công việc
của ông B 30 ngày để điều tra về hành vi mang tài sản POVO ra ngoài. Ngày
20/10/2017, Giám đốc Công ty D3 lại ban hành Quyết định số 449-17/QĐ-
HHDK về việc gia hạn thêm 30 ngày để tiếp tục điều tra ông B về hành vi mang
tài sản của POVO ra ngoài. Ngày 20/11/2017, Giám đốc Công ty D3 ban hành
Quyết định số 493- 17/QĐ-HHDK về việc bố trí ông B ngưng việc, không
hưởng lương, không thời hạn. Ngày 27/11/2017, ông B có đơn gửi Phòng
LĐTB&XH Vũng Tàu, yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động giữa ông B và
POVO, Công ty D3 và ông Hà Như T2. Ngày 30/11/2017, Chủ tịch UBND
thành phố V ban hành Quyết định số 6214/QĐ-UBND về việc tổ chức hòa giải
giữa ông B và Công ty D3 nhưng không tổ chức hòa giải giữa ông B và POVO.
Tại buổi hòa giải, Đại diện theo pháp luật của Công ty D3 cho biết rằng POVO
không đồng ý nhận ông B trở lại công việc nên Công ty D3 không thể bố trí ông
B quay trở lại công việc cũ. Ngày 15/12/2017, ông B có đơn yêu cầu Phòng Lao
động UBND thành phố V tổ chức hòa giải lao động giữa ông B và POVO. Ngày
18/12/2017, ông B lại có đơn yêu cầu Phòng Lao động UBND thành phố V tổ
chức hòa giải lao động giữa ông B và Công ty D3 về việc trả lương sau và phục
hồi lại công việc cũ sau khi kết thúc thời hạn tạm đình chỉ công việc để điều tra.
Ngày 27/12/2017, Phòng LĐTBXH thành phố V có văn bản số 772/LĐTBXH
đề ngày 21/12/2017 từ chối tổ chức hòa giải giữa ông B và Công ty D3 và
POVO. Ngày 27/12/2017, ông B có đơn khiếu nại về hành vi không tổ chức hòa
giải lao động kể trên. Ngày 29/01/2017, ông B có đơn khiếu nại Chủ tịch UBND
4
thành phố V về hành vi không giải quyết khiếu nại nhưng đến nay vụ việc vẫn
không được giải quyết. Do đã cố gắng nhiều cách nhưng không thể tổ chức hòa
giải lao động giữa ông B và POVO, nên ông B làm đơn này khởi kiện POVO và
Công ty D3 vì đã có những hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp chính
đáng của ông B. Đề nghị Tòa án buộc bị đơn là Công ty D1 và Công ty P2 B.V
phải: (1) Xin lỗi ông B công khai trong toàn bộ phạm vi POVO, Công ty D3 và
trên phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vu khống ông B mang tài sản
của Công ty này ra ngoài kể trên; (2) Bồi thường cho ông B tổn thất về việc xúc
phạm danh dự nhân phẩm của ông B là 100.000.000 đồng; (3) Bồi thường cho
ông B và gia đình ông B tổn thất về tinh thần do việc bị vu khống, xúc phạm và
đình chỉ công việc đối với ông B tại POVO và Công ty D3 là 200.000.000 đồng;
(3) Buộc Công ty D3 và POVO phải nhận ông B trở lại công việc cũ; (4) Buộc
Công ty D3 và POVO phải bồi thường tổn thất thu nhập cho ông B trong thời
gian bị đình chỉ công việc, tạm tính cho đến ngày khởi kiện là 304.000.000
đồng. Tổng số tiền yêu cầu Công ty D1 và Công ty P2 B.V bồi thường là
604.000.000 đồng.
Ngày 27/12/2018, ông B sửa đổi đơn khởi kiện, thay đổi bị đơn từ Công
ty D1 thành Tổng Công ty cổ phần V1, bổ sung nội dung khởi kiện: (BL 590),
với các yêu cầu khởi kiện gồm: (1) Tuyên bố vô hiệu hợp đồng lao động số
76/13HĐLĐ-HHDK ngày 16/9/2013 và Hợp đồng lao động số 053/14/HĐLĐ-
HHDK ngày 16/9/2014 và Hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo trì số CO12012448
ký ngày 15/11/2013, vì khi ký các hợp đồng này Chi nhánh Tổng Công ty Cổ
phần V1 – Công ty D1 không thể thực hiện việc ký hợp đồng là thực hiện theo
ủy quyền, mà lừa dối ký kết bằng tư cách pháp nhân độc lập của họ, dưới tên giả
mạo; (2) Yêu cầu bị đơn POVO phải ký lại hợp đồng lao động với ông B theo
quy định pháp luật; (3) Buộc Tổng Công ty Cổ phần V1 bồi thường, khắc phục
mọi hậu quả vô hiệu hợp đồng lao động do Chí nhánh của họ đã thực hiện việc
ký kết hợp đồng bằng hành vi lừa dối và trái pháp luật.
Ngày 28/01/2019 tại Bản trình bày ý kiến pháp lý và giải thích về yêu cầu
khởi kiện, ông B yêu cầu: (BL 592-593): (1) Buộc POVO phải xin lỗi ông B
công khai trên phương tiện thông tin đại chúng như B3, Tuổi trẻ Online và nội
bộ toàn Công ty về hành vi vu khống ông B lấy cắp tài sản của Công ty này và
hành vi buộc ông phải nghỉ việc vô cớ, trái pháp luật vào ngày 19/9/2017; (2)
Buộc Tổng Công ty Cổ phần V1 phải thực hiện việc thu hồi các quyết định trái
pháp luật do chi nhánh của họ là Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần V1 – Công
ty D1 ban hành có nội dung bịa đặt, vu khống, không trung thực và xúc phạm
danh dự của ông B gồm Quyết định 441-17/QĐ-HHDK ngày 20/9/2017; Quyết
định 449-17/QĐ-HHDK ngày 20/10/2017; Quyết định 551-17/QĐ-HHDK ngày
27/12/2017 và các văn bản khác có liên quan đến 03 quyết này; (3) Buộc Tổng
Công ty Cổ phần V1 phải xin lỗi ông B công khai trên phương tiện thông tin đại
chúng như B3, Tuổi trẻ Online và nội bộ toàn Công ty về hành vi vu khống và
bịa đặt ông B có hành vi: “Mang tài sản của khách hàng/Công ty ra khỏi khu vực
5
làm việc mà chưa được sự cho phép”; (4) Buộc POVO phải có nghĩa vụ bồi
thường cho ông B 100.000.000 đồng vì đã có hành vi xúc phạm danh dự và nhân
phẩm của ông B vào các ngày 19/9/2017 và ngày 10/10/2017; (5) Buộc Tổng
Công ty Cổ phần V1 phải có nghĩa vụ bồi thường cho ông B 100.000.000 đồng
vì tổ chức nhận ủy quyền của họ là Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần V1 –
Công ty D1 đã có hành vi gian dối, ban hành quyết định trái pháp luật có nội
dung vu khống, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của ông B vào các ngày
20/9/2017, 20/10/2017, 27/12/2017; (6) Buộc POVO phải có nghĩa vụ bồi
thường tổn thất về tinh thần cho ông B và gia đình ông B 200.000.000 đồng do
hành vi bịa đặt, vu khống và đình chỉ công việc của ông B tại Công ty này trái
pháp luật, vào các ngày 19/9/2017, 10/10/2017; (7) Buộc Tổng Công ty Cổ phần
V1 phải có nghĩa vụ bồi thường tổn thất về tinh thần cho ông B và gia đình ông
B 200.000.000 đồng vì tổ chức nhận ủy quyền của họ là Chi nhánh Tổng Công
ty Cổ phần V1 – Công ty D1 đã có hành vi gian dối, ban hành quyết định trái
pháp luật, bịa đặt, vu khống và xúc phạm danh dự và nhân phẩm của ông B vào
các ngày 20/9/2017, 20/10/2017, 27/12/2017; (8) Buộc POVO phải nhận ông B
trở lại công việc cũ; (9) POVO phải bồi thường tổn thất thu nhập cho ông B
trong thời gian bị đình chỉ công việc, tạm tính cho đến ngày khởi kiện là
304.000.000 đồng; Bổ sung 03 yêu cầu: (10) Tuyên bố vô hiệu Hợp đồng lao
động số 76/13HĐLĐ-HHDK ngày 16/9/2013 và Hợp đồng lao động số
053/14/HĐLĐ-HHDK ngày 16/9/2014 và Hợp đồng số CO12012448 ngày
01/11/2013, vì khi ký kết các hợp đồng này Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần
V1 – Công ty D1 đã có hành vi lừa dối, dùng tên giả mạo để ông B bị buộc phải
hiểu họ là tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập là một Công ty có tên gọi là
Dịch vụ Hàng hải Dầu khí – là một pháp nhân không hề tồn tại; (11) Yêu cầu bị
đơn POVO – là người thực sự sử dụng lao động của ông B tháng 9/2013 phải
thực hiện ký lại hợp đồng lao động với ông B theo quy định pháp luật; (12)
Buộc bị đơn là Tổng Công ty Cổ phần V1 bồi thường, khắc phục hậu quả vô
hiệu hợp đồng lao động do Chi nhánh của họ đã thực hiện việc ký kết hợp đồng
bằng hành vi lừa dối và trái pháp luật.
Tổng cộng: Buộc bị đơn Công ty P2 B.V phải có nghĩa vụ bồi thường
604.000.000 đồng và buộc bị đơn là Tổng Công ty Cổ phần V1 phải có nghĩa vụ
bồi thường 300.000.000 đồng.
Ngày 29/3/2019, nguyên đơn rút một phần yêu cầu đối với Công ty D1.
(BL 600)
Ngày 17/7/2019, rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện đối với Tổng Công ty V1,
chỉ còn khởi kiện Công ty P2 B.V. (BL 728)
Tại bản khai ngày 10/01/2020 ghi nhận các yêu cầu khởi kiện của ông B
như sau: (BL774) (1) Yêu cầu tuyên bố vô hiệu Hợp đồng CO12012448 ngày
01/11/2013 giữa POVO và PVTrans; (2) Buộc POVO ký lại hợp đồng lao động
với ông B; (3) Do POVO có hành vi vu khống ông B lấy trộm tài sản/hàng hóa
của Công ty POVO ra khỏi nơi làm việc và đình chỉ công việc của ông B nên
6
yêu cầu Tòa án buộc POVO phải: Xin lỗi, cải chính công khai trên các phương
tiện truyền thông về hành vi vu khống ông B lấy trộm tài sản; Bồi thường tổn
thất tinh thần từ việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông B là 200.000.000
đồng; (4) Do POVO có hành vi đình chỉ công việc của ông B vô cớ và trái pháp
luật nên yêu cầu POVO phải: Tiếp tục nhận ông B trở lại làm công việc cũ; Xin
lỗi, cải chính công khai về hành vi đình chỉ công việc của ông B trái pháp luật;
Bồi thường tổn thất tinh thần từ việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông B
là 100.000.000 đồng; Bồi thường thiệt hại do việc đình chỉ công việc của ông B
trái pháp luật là 02 tháng lương, tương đương với số tiền 72.000.000 đồng; Chi
trả tiền lương trong những ngày không được làm việc, tạm tính đến tháng
5/2019 là (18 tháng lương làm việc + 2 tháng lương thưởng) x 36.000.000 =
720.000.000 đồng; Truy đóng Bảo hiểm xã hội, Y tế, Thất nghiệp cho ông B từ
thời điểm ông B bắt đầu làm việc cho POVO cho đến thời điểm ông B được
phục hồi lại công việc.
Ngày 24/5/2023, tại phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải, nguyên
đơn xác định nguyên đơn khởi kiện đối với bị đơn là Công ty P2 (POVO),
không kiện với bị đơn nào khác. Các yêu cầu khởi kiện cụ thể gồm: (1) Yêu cầu
tuyên bố vô hiệu Hợp đồng CO12012448 ngày 01/11/2013 giữa Công ty P2
(POVO) và Công ty D1 (PVTrans); (2) Buộc POVO ký lại hợp đồng lao động
với ông Phạm Văn B. Đối với yêu cầu này, đại diện nguyên đơn sẽ hỏi lại ông B
và sẽ có văn bản nêu ý kiến cho Tòa án sau; (3) Do POVO có hành vi vu khống
ông B lấy trộm tài sản/hàng hóa của Công ty POVO ra khỏi nơi làm việc và đình
chỉ công việc của ông B nên yêu cầu Tòa án buộc POVO phải: Xin lỗi, cải chính
công khai trên các phương tiện truyền thông về hành vi vu khống ông B lấy trộm
tài sản; Bồi thường tổn thất tinh thần từ việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
ông B là 200.000.000 đồng; (4) Do POVO có hành vi đình chỉ công việc của
ông B vô căn cứ và trái pháp luật nên yêu cầu POVO phải: Tiếp tục nhận ông B
trở lại làm công việc cũ; Xin lỗi, cải chính công khai về hành vi đình chỉ công
việc của ông B trái pháp luật; Bồi thường tổn thất tinh thần từ việc xúc phạm
danh dự, nhân phẩm của ông B là 100.000.000 đồng; Bồi thường thiệt hại do
việc đình chỉ công việc của ông B trái pháp luật là 02 tháng lương, tương đương
với số tiền 72.000.000 đồng; Chi trả tiền lương trong những ngày không được
làm việc, tạm tính từ ngày 20/10/2017 đến ngày 20/5/2023 và tiền thưởng là 6
tháng tiền lương với mức lương là 36.000.000 đồng/tháng, số tiền là
2.628.000.000 đồng; Truy đóng Bảo hiểm xã hội, Y tế, Thất nghiệp cho ông B
từ thời điểm ông B bắt đầu làm việc cho POVO cho đến thời điểm ông B được
phục hồi lại công việc.
Đối với trình bày của bị đơn, nguyên đơn có ý kiến như sau: Việc trình
bày của POVO về việc ban đầu Tòa án thụ lý xác định bị đơn là Văn phòng
Điều hành của POVO là bịa đặt, vì tại đơn khởi kiện và thụ lý của Tòa án đều
giải quyết liên quan đến POVO không liên quan đến Văn phòng Điều hành.
Thời điểm đó ông P tự nhận cá nhân là người đại diện theo pháp luật của POVO,
7
ủy quyền cho ông T3 tham gia tố tụng và chỉ định Luật sư là ông P1 là tham gia
tố tụng trái pháp luật. Những người đại diện bị đơn tham gia tố tụng cũng là
người của Văn phòng Luật sư, nên là trái pháp luật, thừa nhận những việc làm
trước khi được ủy quyền là vượt quá phạm vi ủy quyền. Ý kiến về mặt chứng
cứ, bị đơn nộp hợp đồng chứng cứ là hợp đồng bảo trì CO12012448 vào hồ sơ
vụ án thể hiện chính bị đơn thừa nhận hợp đồng này có liên quan đến việc tranh
chấp giữa ông B với POVO. Thực tế ông B đã chứng minh và POVO thừa nhận
ông B là người lao động làm việc trong POVO, chịu sự quản lý điều hành của
POVO, ông B làm việc theo hợp đồng trên. Như vậy, đề nghị Tòa án tiến hành
xác định rõ mối quan hệ giữa ông B và POVO thông qua việc ông B làm việc
trực tiếp tại POVO thông qua hợp đồng bảo trì CO12012448. PVTrans cho rằng
có mối quan hệ lao động với ông B nhưng không đưa ra được chứng cứ pháp lý,
cụ thể là hợp đồng lao động giữa ông B và PVTrans không có tồn tại. Ông B
khẵng định ông không ký hợp đồng lao động với PVTrans hay Chi nhánh, mà
chỉ ký hợp đồng lao động với POVO có người đại diện theo pháp luật – người
sử dụng lao động là bà Mai Thị Hoàng H3.
Trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn Công ty P2 (“POVO”) có bà
Nguyễn Thu N, ông Nguyễn Hoàng G là người đại diện theo ủy quyền trình
bày:
Căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan, về tố tụng, POVO
nhận thấy như sau:
Đối với các yêu cầu khởi kiện về tranh chấp lao động của ông B gồm:
Buộc POVO ký lại hợp đồng lao động với ông B; Tiếp tục nhận ông B trở lại
công việc cũ; Xin lỗi, cải chính công khai về hành vi đình chỉ công việc của ông
B trái pháp luật; Bồi thường thiệt hại do việc đình chỉ công việc của ông B trái
pháp luật là 02 tháng lương, tương đương với số tiền 72.000.000 đồng; Chi trả
tiền lương trong những ngày không được làm việc, tạm tính đến tháng 5/2019 là
720.000.000 đồng và T4 đóng Bảo hiểm xã hội, Y tế, Thất nghiệp cho ông B từ
thời điểm ông B bắt đầu làm việc cho POVO cho đến thời điểm ông B được
phục hồi lại công việc. Các yêu cầu này chưa đủ điều kiện để được Tòa án thụ lý
giải quyết và phải bị đình chỉ giải quyết. Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 201
Bộ luật Lao động 2012, tất cả các tranh chấp lao động cá nhân phải được giải
quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu
Tòa án giải quyết (chỉ trừ một số trường hợp theo quy định mới không bắt buộc
phải qua thủ tục hòa giải). Các yêu cầu này có tính chất tranh chấp lao động,
nhưng tranh chấp lao động của ông B lại không thuộc trường hợp sa thải hay
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Bởi vì POVO không phải là người sử
dụng lao động của ông B nên POVO không ban hành bất cứ quyết định chấm
dứt hợp đồng lao động nào đối với ông B. Nhưng ngay cả theo tự nhận của ông
B rằng mình có mối quan hệ lao động với POVO đi chăng nữa thì tranh chấp lao
động giữa ông B và POVO (nếu có) cũng không thuộc trường hợp được yêu cầu
Tòa án giải quyết mà không thông qua thủ tục hòa giải theo quy định của pháp
8
luật. Tranh chấp lao động của ông B chưa được giải quyết thông qua thủ tục hòa
giải của hòa giải viên lao động, do đó các yêu cầu khởi kiện này ông B đối với
POVO chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều
192 Bộ luật Tố tụng dân sự. Đề nghị Tòa án không xem xét, không giải quyết và
ra quyết định đình chỉ giải quyết các yêu cầu này của Ông B.
Đối với yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu Hợp đồng CO12012448 ngày
01/11/2013 giữa POVO và PVTrans, POVO cho rằng ông B không có quyền
khởi kiện đối với yêu cầu này vì theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân
sự, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp
pháp cho mình. Hợp đồng số CO12012448 ngày 01/11/2013 về việc cung cấp
các dịch vụ bảo trì và vận hành tàu chứa (Hợp đồng bảo trì) giữa POVO và
PVTrans là loại hợp đồng dịch vụ, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa POVO
và PVTrans. Ông B không phải là một bên của Hợp đồng bảo trì và không có
bất kỳ quyền lợi hay nghĩa vụ nào theo hợp đồng này. Do đó, việc POVO và
PVTrans giao kết, thực hiện hoặc chấm dứt thực hiện Hợp đồng này không làm
ảnh hưởng đến hay xâm phạm bất kỳ quyền lợi hợp pháp nào của ông B vì
quyền lợi đó không tồn tại. Việc Hợp đồng bảo trì có bị vô hiệu hay không bị vô
hiệu và giải quyết hậu quả của việc vô hiệu (nếu có) như thế nào chỉ là vấn đề
giữa POVO và PVTrans, không có bất kỳ ảnh hưởng gì đến mối quan hệ lao
động giữa PVTrans và ông B. Đề nghị Tòa án không xem xét giải quyết và ra
quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu này của ông B.
Xét về mặt nội dung, các yêu cầu khởi kiện của ông B có liên quan đến
tranh chấp lao động và tranh chấp dân sự, POVO không đồng ý và cũng không
chấp nhận, vì cho rằng ông B không có bất kỳ cơ sở pháp lý và chứng cứ nào để
chứng minh cho các yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ, cụ thể như sau:
Vào năm 2013, POVO và PVTrans đã ký kết Hợp Đồng Bảo Trì, trong đó
PVTrans có trách nhiệm cung cấp cho POVO dịch vụ vận hành, bảo hành các cơ
sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc của Tàu chứa dầu nổi FPSO Lewek Emas,
với mục đích phục vụ dự án khai thác dầu khí của POVO tại Lô A, ngoài khơi
Việt Nam (sau đây gọi là “Dự Án Chim Sáo”). Để thực hiện các phần việc theo
Hợp Đồng Bảo Trì, theo quy định tại Điều 1.2 (a), Phụ lục A của Hợp Đồng Bảo
Trì, PVTrans “Đồng ý và chấp nhận chịu trách nhiệm cung cấp một lực lượng
lao động được đào tạo và có năng lực phù hợp với tất cả các hệ thống cần thiết
để hỗ trợ các thiết bị theo Hợp đồng này”. Dựa trên cơ sở đó, PVTrans mới điều
động một số người lao động của PVTrans làm việc cho Dự Án Chim Sáo, bao
gồm cả ông B.
Giữa POVO và ông B không tồn tại mối quan hệ lao động: Theo định
nghĩa tại khoản 6 Điều 3 BLLĐ, “quan hệ lao động” là quan hệ xã hội phát sinh
trong việc “thuê mướn”, “sử dụng lao động” và “trả lương” giữa “người lao
động” và “người sử dụng lao động”. Theo khoản 1, 2 Điều 3 Bộ luật Lao động
2012, để xác định quan hệ lao động đòi hỏi phải có việc thuê mướn lao động, trả
lương, sử dụng lao động, giữa hai bên phải giao kết hợp đồng lao động, một bên
9
trả lương và một bên làm việc và chịu sự quản lý điều hành của bên kia. Đối với
trường hợp của ông B, POVO không thuê mướn lao động, không giao kết hợp
đồng lao động, không trả lương và không quản lý điều hành đối với ông B.
POVO không phải là người sử dụng lao động đối với người lao động là ông B,
ông B cũng không phải là người lao động của POVO, giữa hai bên không phát
sinh bất cứ quyền lợi và trách nhiệm về lao động nào với nhau. POVO không
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông B và cũng không có bất cứ
nghĩa vụ liên quan nào đến mối quan hệ lao động đối với ông B. việc ông B đưa
ra các yêu cầu khởi kiện đối với POVO tương tự như trường hợp nghĩa vụ của
người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người
lao động trái pháp luật của Điều 41 Bộ luật Lao động 2012 là hoàn toàn không
có căn cứ pháp lý nào.
Thực tế giữa PVTrans và ông B có đầy đủ các yếu tố để xác định hai bên
có mối quan hệ lao động, cụ thể như sau: PVTrans là tổ chức đã tuyển dụng ông
B vào năm 2013; Sau khi trúng tuyển, PVTrans và ông B đã giao kết Hợp đồng
lao động số 76/13/HĐLĐ-HHDK ngày 16/9/2013 và Hợp đồng lao động không
xác định thời hạn số 053/14/HĐLĐ-HHDK ngày 16/9/2014; Trong suốt thời
gian ông B làm việc theo Hợp đồng lao động số 76 và Hợp đồng lao động số 53,
PVTrans đã trả tiền lương cho ông B hàng tháng. Trong quá trình thực hiện các
hợp đồng lao động đã giao kết như trên, PVTrans đã thực hiện quyền điều hành
người lao động đối với ông B để hoàn thành công việc theo đúng thỏa thuận
giữa PVTrans và ông B. Quá trình giải quyết vụ án, chính PVTrans đã xác nhận
rằng ông B là người lao động của PVTrans, những người được Tòa án nhân dân
thành phố Vũng Tàu triệu tập tham gia vụ án với tư cách là người làm chứng
như ông Nguyễn Viết D, ông Hà Như T2 đều đã xác nhận với Tòa án rằng ông
B là người lao động của PVTrans và ông B chịu sự quản lý điều hành của
PVTrans. Việc PVTrans điều động ông B sang làm việc tại Dự Án Chim Sáo
theo Quyết định về việc điều động CBCNV số 131-14/QĐ-HHDK ngày
16/9/2014 và số 075-15/QĐ-HHDK ngày 16/4/2015 là hoàn toàn phù hợp với
thỏa thuận về quyền điều hành lao động của người sử dụng lao động giữa
PVTrans và ông B theo Điều 1, Điều 3.2, Điều 4.2 của Hợp đồng lao động số 76
và Hợp đồng lao động số 53 mà hai bên đã giao kết. Hơn nữa, việc ông B tuân
thủ sự điều hành của PVTrans cũng phù hợp với quy định tại điểm b khoản 2
Điều 5 Bộ luật Lao động 2012 về nghĩa vụ của người lao động. Việc ông B làm
việc tại dự án C là do sự điều hành lao động của PVTrans và ông B vẫn là người
lao động của PVTrans. Trong suốt quá trình ông B làm việc tại Dự Án C, ông B
vẫn nhận lương và các chế độ lao động khác của PVTrans, nghỉ phép vẫn xin
phép nhân sự phụ trách của PVTrans. Do đó, việc ông B cố tình cho rằng POVO
là người sử dụng lao động của ông B là hoàn toàn không có căn cứ pháp lý và
cũng không phù hợp với thực tế. Chính vì vậy, các yêu cầu về tranh chấp lao
động của ông B đối với POVO là không có cơ sở pháp lý. Đề nghị Tòa án không
chấp nhận các yêu cầu này.
10
Đối với các yêu cầu về việc yêu cầu POVO xin lỗi, bồi thường thiệt hại là
không có cơ sở. Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì “Người nào có hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp
khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.” và theo quy định tại
Điều 11 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân bị xâm phạm quyền dân sự mới có quyền
“yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai”. POVO hoàn toàn không có bất kỳ hành vi
nào xâm phạm đến quyền dân sự, đến danh dự, nhân phẩm và gây thiệt hại cho
ông B. Ông B không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để yêu cầu POVO phải bồi
thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm hay phải xin lỗi, cải chính công khai,
POVO đề nghị Tòa án không chấp nhận các yêu cầu này của ông B.
Trong quá trình giải quyết vụ án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan, Chi nhánh Tổng Công ty cổ phần V1 – Công ty D1 có bà Nguyễn Thị
Hoàng C đại diện theo ủy quyền trình bày:
Công ty có Hợp đồng cung cấp dịch vụ vận hành và bảo dưỡng tàu chứa
và xuất dầu thô FPSO Lewek Emas hoạt động ngoài khơi Việt Nam với khách
hàng là Công ty P2 B.V. Theo phạm vi của Hợp đồng dịch vụ này, Công ty cung
cấp vật tư, dịch vụ và bố trí nhân sự để vận hành và bảo dưỡng các trang thiết bị
trên tàu. Ông Phạm Văn B được Công ty bố trí tham gia Dự án này với chức
danh Thủ kho từ ngày 16/09/2013 theo Hợp đồng Lao động, các quyết định liên
quan và bản mô tả công việc. Theo đó, ông B chịu sự quản lý của Công ty, thực
hiện công việc theo quy trình, quy định làm việc của khách hàng và của Công ty.
Nơi ông B làm việc là kho chứa và trung chuyển hàng hóa, vật tư, phụ tùng, hóa
chất... không những có giá trị lớn mà còn thiết yếu để duy trì hoạt động liên tục
cho hoạt động của tàu ngoài khơi xa bờ. Nhiệm vụ cụ thể của ông B bao gồm:
Giao nhận vật tư hàng hóa đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng, xuất xứ; Thực
hiện quy trình vận chuyển vật tư hàng hóa từ bờ ra tàu và ngược lại; Nhập thông
tin và báo cáo trên hệ thống quan lý vật tư, định kỳ thực hiện việc kiểm kê kho.
Ngày 18/9/2017, Công ty nhận được thông báo từ phía khách hàng POVO
về việc ông Phạm Văn B mang hàng hóa (nước tẩy rửa) ra khỏi khu vực làm
việc mà không có sự đồng ý của T5 căn cứ. Phía khách hàng đã thông tin và đề
nghị Công ty làm rõ hành vi của ông Phạm Văn B. Nhận thấy cần có thời gian
để xác minh, làm rõ sự việc do sự việc đã xảy ra trước đó hơn 1 tháng, Công ty
đã lần lượt ban hành 02 Quyết định tạm đình chỉ công việc đối với ông B1, tổng
thời gian là 2 tháng từ ngày 21/9/2017 đến hết ngày 20/11/2017. Trong thời gian
này, Công ty đã nhiều lần mời ông B tường trình và làm rõ vụ việc, làm việc với
khách hàng, yêu cầu cung cấp các đoạn phim từ camera, kiểm tra thông tin từ
nhà cung cấp đã tặng quà cho ông B, thực hiện rà soát lại các điều khoản liên
quan của hợp đồng dịch vụ với khách hàng POVO,vv … Kết thúc quá trình xác
minh sự việc, Công ty nhận thấy không có đủ cơ sở để kết luận hàng hóa ông B
mang ra khỏi kho là hàng hóa của khách hàng hay của nhà cung cấp tặng riêng
cho ông B, nhưng ông B đã vi phạm một số quy định làm việc cụ thể như sau:
11
Ông B đã được đào tạo và ký cam kết không nhận sự đền đáp từ nhà cung cấp.
Tuy nhiên ông B đã nhận quà tặng từ nhà cung cấp; Ông B đã được đào tạo và
ký cam kết nếu nhận quả hoặc bất kỳ lợi ích nào từ nhà cung cấp thì phải khai
báo vào số đăng ký quà tặng. Theo Điều 6 trong 10 Điều cam kết - quy tắc ứng
xử của Premier Oil mà ông B1 đã được phổ biến và cam kết thực hiện: Người
lao động phải khai báo vào số đăng ký quà tặng về bất kỳ món quà hoặc khoản
thết đãi nào mà người lao động được tặng hoặc nhận được liên quan đến công
việc của mình. Tuy vậy, ông B đã không đăng ký và hoặc thông báo cho T5 căn
cứ hay người quản lý của Công ty về khoản quà tặng này; Ông B đã đem hàng
hóa (chất tẩy rửa) không nằm trong hạng mục chuyển đi biển cất vào container
hàng hóa chuyển ra biển, và sau đó lại lấy mang ra khỏi kho mà không thông
báo cho T5 căn cứ. Theo quy định về quản lý vật tư của khách hàng thì ông B
phải ghi lại việc chuyển dịch lưu kho hàng hóa, đặc biệt là các trường hợp khác
thường (hàng hóa không nằm trong danh mục chuyển ra biển), tuy nhiên ông B
đã không thực hiện theo quy định. Việc ông B không tuân thủ đầy đủ các quy
định về việc nhận, khai báo quà tặng của nhà cung cấp cũng như vi phạm các
quy định về quản lý vật tư, tùy tiện mang hàng hóa ra vào khu vực làm việc mà
không làm rõ thông báo cho người quản lý kho (T5 căn cứ) đã đặt con người
làm việc tại kho bãi và hàng hóa vật tư phục vụ sản xuất vào tình trạng rủi ro.
Xét trên bản chất nhạy cảm của khu vực làm việc và trách nhiệm của một Thủ
kho, hành động của ông B đã khiến bản thân ông B đã tự đặt mình vào tình trạng
thiếu minh bạch khi nhận mà không làm rõ nguồn gốc của những quà tặng mang
tính đền đáp và không có bằng chứng cụ thể là hàng hóa mà ông B đã thừa nhận
mang ra khỏi khu (theo trích xuất hình ảnh từ camera từ ngày 11/8/2017) là gì.
Bên cạnh đó, xét trên bản chất công việc của chức danh Thủ kho hiện đang quản
lý khối lượng tài sản giá trị lớn và có nhiều hạng mục hết sức quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến an toàn và khai thác của Dự án FPSO Lewek Emas. Hành
động này đã khiến cho khách hàng quan ngại về tính tuân thủ các quy định làm
việc của nhân sự ở vị trí Thủ kho. Căn cứ quy định của Hợp đồng kinh tế giữa
Công ty và khách hàng, ngày 06/11/2017 khách hàng đã có văn bản yêu cầu
Công ty T7 nhân sự Thủ kho khác với lý do ông B đã không chấp hành các quy
định liên quan đến an toàn và quy trình làm việc và qua đó đặt con người, kho
bãi, vật tư của khách hàng trong tình trạng rủi ro. Các quy định về quản lý vật tư
đối với các công trình dầu khí luôn nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn, chống
cháy nổ, chống thất thoát để duy trì liên tục các hoạt động sản xuất ngoài khơi.
Trong trường hợp cụ thể này, việc đánh giá tính chất hành vi của ông B không
phải ở nguồn gốc hàng hóa, giá trị của hàng hóa mà trên cơ sở nguyên tắc làm
việc.
Ngày 17/11/2017, Công ty đã có buổi làm việc với ông B, trao đổi kết quả
xác minh sự việc, bao gồm: Thông báo các vấn đề liên quan công việc và Hợp
đồng Lao động giữa Công ty và ông B trong thời gian tới. Theo đó, do ông B có
các hành vi vi phạm các quy định làm việc dẫn đến việc khách hàng yêu cầu
thay người ở vị trí Thủ kho. Công ty đã bố trí cho ông B nghỉ chờ việc cho đến
12
khi có thể bố trí công việc phù hợp. Ngày 06/12/2017, theo yêu cầu từ phía ông
Phạm Văn B, Công ty đã tham gia buổi hòa giải do UBND thành phố V tổ chức.
Công ty sau đó đã thực hiện các nội dung mà Công ty đồng ý trong buổi hòa
giải, như trả đầy đủ lượng cho ông B trong thời gian tạm đình chỉ công việc,
thông báo kết quả xác minh vụ việc v.v. Sau đó một tuần, khi Công ty nhận
được yêu cầu bổ sung vị trí Thủ kho từ khách hàng khác (cho 1 dự án khác), vào
các ngày 12/12/2017 và 29/12/2017, Công ty đã 2 lần mời ông B đến để trao đổi
cụ thể về các vấn đề liên quan đến công việc mới. Tuy nhiên, phía ông B cho
rằng việc Công ty mời ông đến gặp và trao đổi cụ thể các vấn đề có liên quan
đến công việc sắp tới là trái với quy định của pháp luật lao động, xâm hại đến
quyền và lợi ích chính đáng của bản thân nên ông đã từ chối đến gặp và làm việc
với Công ty. Để duy trì quyền lợi cơ bản cho người lao động của Công ty (bao
gồm bảo hiểm các loại), Công ty vẫn tiếp tục trả lương ngừng việc cho ông B,
đóng BHXH đến hết tháng 4/2020.
Tại phiên tòa ngày 17/8/2023 và ngày 13/9/2023:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, Luật sư Trần
Minh T trình bày: Ông Phạm Văn B làm việc tại căn cứ của POVO theo sự chỉ
đạo và điều hành của nhân viên POVO nhưng lại giao kết hợp đồng thanh toán
tiền lương thông qua Công ty D1, POVO đình chỉ công việc của ông B vì cho
rằng ông B có hành vi trộm cắp tài sản của Công ty. Trường hợp này Luật chưa
có quy định cụ thể. Trong vụ kiện này, nguyên đơn có người đại diện theo ủy
quyền xác định không khởi kiện về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trái pháp luật mà chỉ khởi kiện với hành vi đình chỉ công việc của ông Phạm
Văn B không có căn cứ pháp luật của POVO. Do POVO đã đình chỉ công việc
của ông Phạm Văn B không có căn cứ pháp luật nên đề nghị Hội đồng xét xử
chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Nguyên đơn ông Phạm Văn B có ông Phạm Thế H là người đại diện theo
ủy quyền trình bày:
Tháng 7/2013, ông Phạm Văn B được Công ty E. Ltd. (sau đây gọi tắt là
EMAS) tuyển dụng. Do EMAS là nhà thầu nước ngoài (liên kết với T8
(PVTRANS) trong liên doanh PVTEC), nên không thể ký hợp đồng lao với ông
B. Vì vậy, EMAS ký hợp đồng lao động với ông B bằng việc Chi nhánh của
PVTRANS sử dụng pháp nhân giả mạo là: Công ty D1 để ký kết hợp đồng lao
động với ông B. Thực tế, ông B là người lao động làm việc tại EMAS, chịu sự
quản lý điều hành, phân công lao động của EMAS, không làm việc cho chi
nhánh P6. Tháng 11/2013 Công ty P2 (POVO) - một pháp nhân được thành lập
và có trụ sở tại Hà Lan, văn phòng điều hành đặt tại TP . - nhận chuyển giao và
kế thừa EMAS. Ông B chuyển đến làm việc cho POVO. Cho đến ngày bị POVO
đình chỉ công việc (18/9/2017), ông B làm việc tại trụ sở POVO, chịu sự quản
lý, điều hành, phân công lao động của POVO. Công việc hàng ngày của ông B
không liên quan PVTRANS. Ngày 24/8/2018, ông B khởi kiện POVO và Công
ty D3 tại Tòa án nhân dân thành phố Vũng Tàu. Trong quá trình giải quyết vụ
13
án, Tòa xác minh tư cách pháp lý của Công ty D3, thì được biết không có doanh
nghiệp đăng ký hoạt động dưới tên là "Công ty D1", Chi nhánh của PVTRANS
đăng ký tên đầy đủ, hợp pháp là "Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần V1 – Công
ty D1" đã tự xưng là pháp nhân: Công ty D3 để ký kết hợp đồng lao động với
ông B. Vì vậy, ngày 27/02/2018, ông B có đơn khởi kiện bổ sung, thay đổi
người khởi kiện là “Công ty D1" thành Tổng Công ty Cổ Phần V1
(PVTRANSE) vì không ký kết hợp đồng lao động không có quan hệ pháp luật
lao động với PVTRANS nên ngày 17/7/2019, ông B xin rút toàn bộ yêu cầu đối
với PVTRANS. Nhưng do POVO là tổ chức nước ngoài có văn phòng điều hành
tại TP ., POVO không có trụ sở, chỉ nhánh, văn phòng tại Vũng tàu nên ông B
yêu cầu chuyển vụ án đến TAND TP. HCM. Ông B phủ nhận tính pháp lý của
Hợp đồng lao động ký kết giữa Ông và pháp nhân giả tạo (Công ty D4 khí). Đề
nghị Hội đồng tập trung xem xét, giải quyết các vấn đề tại phiên tòa: (1) Có hay
không có hành vi Công ty P4 đình chỉ công việc của ông B tại Công ty P4 vào
ngày 18/9/2017. Căn cứ, cơ sở thực hiện hành vi của POVO; (2) Hậu quả pháp
lý từ hành vi của Công ty P4 và các yêu cầu của ông Phạm Văn B đối với Công
ty P4 khi bị xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp…
Nội dung yêu cầu khởi kiện ban đầu và hiện nay của ông Phạm Văn B, là
các yêu cầu cụ thể đối với Công ty P4 để giải quyết hậu quả pháp lý từ hành vi
Công ty P4 đình chí công việc của ông B tại pháp nhân này vào ngày 18/9/2017.
Các yêu cầu của ông B đối với Công ty P4 là các yêu cầu giải quyết các hậu quả
pháp lý xâm hại quyền, lợi ích chính đáng của ông Phạm Văn B từ hành vi trái
pháp luật của Công ty P4. Nguyên đơn xác định các yêu cầu bồi thường của
nguyên đơn không phải bồi thường do đơn phương trái pháp luật, nguyên đơn
khởi kiện yêu cầu bồi thường do Công ty P4 đình chỉ công việc trái pháp luật.
Nguyên đơn yêu cầu bị đơn bồi thường về vật chất với số tiền là
5.685.000.000 đồng, gồm: Bồi thường tổn thất về tinh thần cho ông B và gia
đình là 72.000.000 đồng do hành vi vu khống ông B trộm cắp tài sản của Công
ty P4, mỗi người là 18.000.000 đồng; Bồi thường tiền lương cho những ngày
không được làm việc do đình chỉ công việc trái pháp luật tính từ ngày 19/9/2017
đến ngày 19/8/2023 là 5 năm 11 tháng, cộng với tiền thưởng cho 6 năm làm việc
là 6 tháng tiền lương; Bồi thường 12 tháng tiền lương do đình chỉ công việc trái
pháp luật; Bồi thường 60 tháng tiền lương khi không nhận ông B trở lại làm
việc. Tổng cộng là 149 tháng tiền lương x 37.000.000 = 5.513.000.000 đồng;
Nguyên đơn bổ sung yêu cầu Công ty P4 phải hoàn trả cho nguyên đơn chi phí
thuê Luật sư, người đại diện là 100.000.000 đồng. Tổng cộng là 5.685.000.000
đồng.
Nguyên đơn yêu cầu tuyên bố vô hiệu Hợp đồng số CO12012448 được ký
kết hợp pháp vào ngày 01/11/2013 giữa Công ty P4 và Chi nhánh Tổng Công ty
Cổ phần V1 - Công ty D1 và bồi thường phi vật chất: Công khai xin lỗi ông B
và Gia đình trên báo chí gồm B3, B4, B5, B6, B7.
14
Nguyên đơn xác định đã rút các yêu cầu khởi kiện trước đây đối với Tổng
Công ty V1 và Công ty D1.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, Luật sư Ngô Thị Kim
T1 trình bày: Không đồng ý yêu cầu hòa giải cũng như các yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn. So với các yêu cầu đã thể hiện trong hồ sơ vụ kiện, nhận thấy
các yêu cầu khởi kiện ban đầu thì có 4 yêu cầu mới được đặt ra là buộc POVO
phải Trả tiền chi phí thuê Luật sư, bồi thường 60 tháng tiền lương nếu không
nhận trở lại làm việc, bồi thường tổn thất tinh thần cho 04 người trong gia đình
ông B, yêu cầu bồi thường do đình chỉ công việc của ông B là 12 tháng tiền
lương. Các yêu cầu này vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu nên đề nghị Hội
đồng không chấp nhận các yêu cầu này của nguyên đơn. Giữa nguyên đơn và bị
đơn không có quan hệ lao động, chỉ trên cơ sở nguyên đơn làm việc tại căn cứ
POVO mà rằng bị đơn là người sử dụng lao động là không có căn cứ. Trong mối
quan hệ này, người lao động ông B làm việc theo sự điều động phân công của
người sử dụng lao động là Công ty D3 đến làm việc tại căn cứ POVO với mục
đích cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận đã ký kết tại Hợp đồng số CO12012448
ngày 01/11/2013 giữa POVO và Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần V1 - Công ty
D1. POVO là người sử dụng dịch vụ do Công ty D3 cung ứng. POVO không
đình chỉ công việc đối với ông B mà chỉ yêu cầu Công ty D3 đổi nhân sự khác
theo đúng thỏa thuận hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi cho nguyên đơn. Do
hai bên không có quan hệ lao động, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận
các yêu cầu của nguyên đơn về lao động. Đối với yêu cầu của nguyên đơn về
việc xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại do danh dự uy tín bị xâm phạm,
POVO xác định không có bất kỳ văn bản hay lời nói nào nói nguyên đơn trộm
cắp tài sản ra khỏi căn cứ của POVO làm ảnh hưởng, xúc phạm đến danh dự, uy
tín của ông B, bản thân ông B không cung cấp được tài liệu chứng cứ chứng
minh về việc này nên đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu này của
nguyên đơn. Đối với yêu cầu tuyên bố Hợp đồng số CO12012448 ngày
01/11/2013 giữa POVO và Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần V1 - Công ty D1
là vô hiệu của nguyên đơn, Hợp đồng này không có liên quan hay ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích gì của ông B nên ông B không có quyền và lợi ích bị xâm
phạm. Đề nghị Hội đồng xét xử đình chỉ giải quyết yêu cầu này do nguyên đơn
không có quyền khởi kiện.
Bị đơn, Công ty P2 B.V có ông Nguyễn Hoàng G và bà Nguyễn Thu N
cùng đại diện trình bày: Thống nhất với ý kiến tranh luận của Luật sư bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho POVO. Bị đơn vẫn giữ nguyên quan điểm như
các ý kiến đã trình bày trước đây tại Tòa án. Giữa hai bên không có quan hệ lao
động, POVO không có đình chỉ công việc đối với ông B, không có hành vi vu
khống, xúc phạm ông B, Hợp đồng số CO12012448 ngày 01/11 2013 giữa
POVO và PVTRANS không có liên quan gì đến quyền lợi của ông B và hợp
đồng này cũng đã kết thúc do hết hạn hợp đồng. Đề nghị Hội đồng xét xử không
chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
15
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan, Luật sư Ngô Thị Thanh H2 trình bày: Trong vụ kiện này,
PVTRANS chỉ có liên quan đến yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc
tuyên bố Hợp đồng số CO12012448 ngày 01/11/2013 giữa POVO và
PVTRANS là vô hiệu. Đối với yêu cầu khởi kiện này của nguyên đơn,
PVTRANS cho rằng Hợp đồng số CO12012448 ngày 01/11/2013 giữa POVO
và PVTRANS được ký kết hợp pháp, có hiệu lực từ ngày 01/11/2013 đến ngày
13/10/2022. Đến nay Hợp đồng này đã kết thúc vì lý do hết hạn hợp đồng. Yêu
cầu hủy hợp đồng này của nguyên đơn là không có căn cứ vì hợp đồng này
không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của nguyên đơn. Đề nghị Hội đồng xét xử
đình chỉ giải quyết do nguyên đơn không có quyền khởi kiện.
Đối với các yêu cầu khởi kiện khác mà nguyên đơn kiện bị đơn POVO,
căn cứ các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, xác định giữa PVTRANS và
ông B có quan hệ lao động. Ông B đến POVO làm việc trên cơ sở điều động của
Công ty để thực hiện hợp đông cung ứng dịch vụ giữa PVTRANS và POVO đã
ký kết. Công ty trả lương cho ông B thông qua tài khoản của ông B tại Ngân
hàng. Giữa ông B và POVO không có quan hệ lao động. Đề nghị Hội đồng xét
xử giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Chi nhánh Tổng Công ty cổ phần
V1 - Công ty D1 có bà Nguyễn Thị Hoàng C đại diện trình bày: Thống nhất với
ý kiến tranh luận của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thực
tế diễn biến sự việc đúng với các ý kiến trước đây mà Công ty đã trình bày có
trong hồ sơ vụ án. Công ty xác nhận sau sự việc xảy ra tháng 9/2017, Công ty
vẫn trả lương ngừng việc và thanh toán tiền BHXH cho ông B đến tháng 4/2020
mới không thực hiện nữa. Vì vậy, Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần V1 – Công
ty D5 khi đề nghị Hội đồng xét xử giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu ý
kiến:
- Về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án:
Đối với những người tiến hành tố tụng: Chấp hành đúng quy định của Bộ
luật Tố tụng dân sự. Các đương sự từ khi thụ lý vụ án đến trước khi đưa vụ án ra
xét xử sơ thẩm bụ đơn đã thực hiện quyền nghĩa vụ của mình theo quy định tại
Điều 70, Điều 72 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Về quan hệ tranh chấp: Theo phía
nguyên đơn trình bày do POVO có hành vi vu khống ông B lấy trộm tài sản
hàng hóa của POVO ra khỏi nơi làm việc nên đình chỉ công việc của ông B. Do
đó, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động và
yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm. Những tranh chấp trên
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ
luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Về thẩm quyền: Căn cứ quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì Tòa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh là Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Về thời hiệu
16
khởi kiện: Ngày 24/8/2018, ông B có đơn khởi kiện, căn cứ quy định tại khoản 2
Điều 202 Bộ luật Lao động năm 2012 xác định việc khởi kiện của nguyên đơn là
còn thời hiệu khởi kiện. Về việc thu thập lời khai, yêu cầu cung cấp chứng cứ và
tiến hành hoà giải, kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ: Tòa án
đã thực hiện theo đúng quy định tại các Điều 205, Điều 207, Điều 208, Điều
209, Điều 210, Điều 211 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Việc xác định tư
cách tố tụng như trên là phù hợp với quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 68 Bộ
luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Tòa án tuân thủ thời hạn chuẩn bị xét xử theo
Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Việc cấp và tống đạt văn bản tố
tụng, Tòa án thực hiện đúng quy định.
Việc chấp hành pháp luật tố tụng của người tham gia tố tụng: Nguyên đơn
ủy quyền cho người đại diện đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được quy
định tại Điều 70, Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Bị đơn đã ủy quyền
cho người đại diện thực hiện đầy đủ các quyền được quy định tại Điều 70, Điều
72 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên thực
hiện đầy đủ các quyền được quy định tại Điều 70, Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015. Việc ủy quyền của nguyên đơn, bị đơn được thực hiện theo đúng
quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
- Về nội dung:
Đối với yêu cầu tuyên bố Hợp đồng số CO12012448 ngày 01/11/2013
giữa POVO và PVTrans vô hiệu xét thấy:
Ngày 01/11/2013, POVO và PVTrans có ký kết Hợp đồng số
CO12012448 về cung cấp các dịch vụ bảo trì và vận hành đối với FPSO
LEWEK EMAS và lô 12W ngoài khơi Việt Nam. Hợp đồng CO12012448 giữa
POVO và PVTrans là giữa 02 pháp nhân với nhau, không có liên quan và ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông B. Vì vậy, đối với yêu cầu hủy
hợp đồng này của ông B thuộc trường hợp không có quyền khởi kiện theo điểm
a khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố Tụng dân sự năm 2015 và khoản 2 Điều 2 Nghị
quyết 04/2017/NQ-HĐTP. Vì vậy đình chỉ việc thụ lý, giải quyết, trả đơn khởi
kiện đối với yêu cầu này của ông Phạm Văn b.
Đối với các yêu cầu khởi kiện mà nguyên đơn ông B đã có đơn xin rút
trong quá trình khởi kiện và được nguyên đơn xác nhận tại phiên tòa, việc rút
yêu cầu khởi kiện là hoàn toàn tự nguyện, vì vậy căn cứ Điều 217 Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015, đình chỉ đối với yêu cầu của ông Phạm Văn B đã rút.
Đối với các yêu cầu phát sinh tại phiên tòa xét thấy: Tại phiên tòa ngày
17/8/2023, đại diện nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết các yêu cầu là buộc bị
đơn phải: Trả tiền chi phí thuê Luật sư; bồi thường 60 tháng tiền lương nếu
không nhận trở lại làm việc; bồi thường tổn thất tinh thần cho 04 người trong gia
đình ông B; yêu cầu bồi thường do đình chỉ công việc của ông là 12 tháng tiền
lương. Những yêu cầu này của ông H tại phiên tòa là yêu cầu mới phát sinh,
không có trong đơn khởi kiện và cũng không được Tòa án tiến hành hòa giải
17
theo Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, vượt quá phạm vi khởi kiện
ban đầu theo khoản 1 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Nên đề nghị
Hội đồng xét xử không xem xét giải quyết đối với các yêu cầu này của ông B.
Đối với yêu cầu buộc POVO ký lại hợp đồng lao động với ông Phạm Văn
B, xét thấy:
Theo tài liệu có trong hồ sơ, PVTrans là tổ chức đã tuyển dụng ông B vào
năm 2013. Sau đó, PVTrans và ông B đã giao kết Hợp đồng lao động số
76/13/HĐLĐ-HHDK ngày 16/9/2013 và Hợp đồng lao động không xác định
thời hạn số 053/14/HĐLĐ-HHDK ngày 16/9/2014. Trong suốt thời gian ông B
làm việc theo các hợp đồng lao động này, PVTrans đã trả tiền lương cho ông B
hàng tháng. Bên cạnh đó, theo Sổ bảo hiểm xã hội số 5196024122 và diễn biến
quá trình đóng bảo hiểm xã hội của ông B từ tháng 10/2013 đến tháng 12/2018
thể hiện ông B là nhân viên Thủ kho thuộc Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần V1
– Công ty D1. Căn cứ quy định tại Điều 7 Bộ luật Lao động 2012 thì giữa ông B
và PVTrans phát sinh quan hệ lao động.
Còn quan hệ giữa POVO và ông B, nhận thấy: Căn cứ quy định tại tiểu
mục 1.2, mục 1, Phụ lục A của Hợp đồng CO12012448 giữa POVO và
PVTrans: “(a) Nhà thầu đồng ý và chấp nhận chịu trách nhiệm cung cấp một
lực lượng lao động được đào tạo và có năng lực phù hợp với tất cả các hệ thống
cần thiết để hỗ trợ các Thiết bị theo Hợp đồng này". Căn cứ thỏa thuận này,
PVTrans mới điều động một số người lao động của PVTrans làm việc cho Dự án
C, bao gồm cả ông B. Quyết định về việc điều động CBCNV số 131-14/QĐ-
HHDK ngày 16/9/2014 và số 075-15/QĐ-HHDK ngày 16/4/2015 là hoàn toàn
phù hợp với thỏa thuận về quyền điều hành lao động của người sử dụng lao
động giữa PVTrans và ông B theo Điều 1, Điều 3.2, Điều 4.2 của Hợp đồng số
76 và Hợp đồng số 53 mà hai bên đã giao kết. Như vậy, ông B đã làm việc tại dự
án của POVO theo sự điều hành của P6, ông B vẫn là người lao động của
PVTrans. Do đó, giữa POVO và ông B không phát sinh quan hệ lao động, ông B
yêu cầu buộc POVO ký lại hợp đồng lao động với ông là không có căn cứ chấp
nhận.
Đối với các yêu cầu của nguyên đơn về việc do POVO có hành vi vu khống
ông B lấy trộm tài sản hàng hóa của Công ty P4 ra khỏi nơi làm việc và đình chỉ
công việc của ông B nên yêu cầu Tòa án buộc POVO phải: Xin lỗi, cải chính
công khai trên các phương tiện truyền thông về hành vi vu khống ông B lấy trộm
tài sản; Bồi thường tổn thất tinh thần từ việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
ông B là 200.000.000 đồng, tại phiên tòa sơ thẩm ông H thay đổi yêu bồi thường
với số tiền là 10 lương cơ bản với số tiền là 18.000.000 đồng;
Trong quá trình làm việc tại dự án của P4, ông B có hành vi mang hàng hóa
(nước tẩy rửa) ra khỏi khu vực làm việc mà không có sự đồng ý của T5 căn cứ
(có hình ảnh trích xuất từ camera) nên ngày 18/9/2017, POVO đã có thông báo
cho PVTrans đề nghị làm rõ sự việc. Nhận thấy, để có thời gian xác minh làm rõ
18
sự việc PVTrans đã ban hành hai quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông
B, tổng thời gian hai tháng (21/9/2017 đến hết ngày 20/11/2017). Kết thúc quá
trình xác minh sự việc, PVTrans nhận thấy không đủ căn cứ để kết luận hàng
hóa ông B mang ra khỏi kho là hàng của khách hàng hay của nhà cung cấp tặng
riêng ông B. Tuy nhiên, qua sự việc trên cho thấy ông B không tuân thủ đầy đủ
các quy định về việc nhận, khai báo quà tặng của nhà cung cấp cũng như vi
phạm các quy định về quản lý vật tư, tùy tiện mang hàng hóa ra/vào khu vực
làm việc mà không làm rõ/thông báo cho người quản lý kho - Trưởng căn cứ
(Theo Thông báo số 029-17/TB-HHDK ngày 07/12/2017 của Tổng Công ty cổ
phần V1 – Công ty D1). Tháng 11/2017, POVO có thông báo gửi tới PVTrans
yêu cầu cách chức nhân sự đối với vị trí Thủ kho ông Phạm Văn B với lý do
“Công ty đã xem xét kỹ lưỡng vấn đề liên quan và cho rằng nhân sự của Nhà
thầu đã “không tuân thủ các thủ tục an toàn và vận hành có liên quan và hành
động như vậy hoặc đặt những người có liên quan, những người khác, công
trường, và/hoặc đội vật tư của Công ty vào rủi ro”. Yêu cầu nhà thầu thay thế
nhân sự sớm để đảm bảo các hoạt động FPSO. Như vậy, việc POVO yêu cầu
PVTrans cách chức vị trí Thủ kho của ông B và thay thế nhân sự mới là phù hợp
thỏa thuận giữa POVO và PVTrans tại tiểu mục 6.4 của Hợp đồng
CO12012448. POVO không có bất kỳ văn bản hay lời nói nào vu khống/xúc
phạm danh sự của ông B. POVO yêu cầu thay đổi nhân sự đối với ông B là do
ông đã vi phạm quy tắc ứng xử của POVO mà ông đã được phổ biến và cam kết
thực hiện. Theo Điều 6 của Quy tắc ứng của của POVO, ông B phải khai báo
cho POVO về việc ông mang các chai nước tẩy rửa (được nhà thầu tặng) ra khỏi
khu vực container đi biển. Ông không khai báo theo quy định khiến POVO quan
ngại và yêu cầu thay thế bằng nhân viên khác. POVO không ban hành quyết
định đình chỉ công việc đối với ông, mà yêu cầu thay thế nhân viên khác hoàn
toàn phù hợp với thỏa thuận giữa POVO với PVTrans.
Mặt khác, ông B không cung cấp được chứng cứ, chứng minh việc POVO
có hành vi vu khống ông B lấy trộm tài sản hàng hóa của Công ty P4 ra khỏi nơi
làm việc. Do đó, ông B cho rằng POVO có hành vi vu khống ông lấy trộm tài
sản hàng hóa của POVO ra khỏi nơi làm việc và đình chỉ công việc đối với ông
nên yêu cầu Tòa án buộc POVO phải xin lỗi, cải chính công khai trên các
phương tiện truyền thông về hành vi vu khống ông B lấy trộm tài sản và bồi
thường tổn thất tinh thần từ việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông B là
18.000.000 đồng là không có căn cứ chấp nhận.
Đối với các yêu cầu của nguyên đơn về việc do POVO có hành vi đình chỉ
công việc của ông B vô căn cứ và trái pháp luật nên yêu cầu POVO phải: Tiếp
tục nhận ông B trở lại làm công việc cũ; Xin lỗi, cải chính công khai về hành vi
định chỉ công việc của ông B trái pháp luật; Bồi thường thiệt hại do việc đình
chỉ công việc của ông B trái pháp luật là 02 tháng lương, tương đương với số
tiền 72.000.000 đồng; Chi trả tiền lương trong những ngày không được làm
việc, tạm tính từ ngày 19/9/2017 đến ngày 19/8/2023 + 6 tháng lương thưởng);
19
Truy đóng Bảo hiểm xã hội, Y tế, Thất nghiệp cho ông B2 từ thời điểm ông B bắt
đầu làm việc cho POVO là từ 16/9/2013 đến 19/8/2023.
Căn cứ các tài liệu chứng cứ mà PVTrans cung cấp tại biên bản giao nhận
chứng cứ ngày 27/9/2018 tại TAND thành phố Vũng Tàu (Thông báo số 030-
17/TB-HHDK ngày 12/12/2017; Thông báo số 031-17/TB-HHDK ngày
14/12/2017; Thông báo số 033-17/TB-HHDK ngày 29/12/2017 và Thông báo số
001-18/TB-HHDK ngày 06/01/2018 của Giám đốc PVTrans) thể hiện: PVTrans
đã có thông báo mời ông B đến Công ty để tiếp nhận và trao đổi cụ thể các vấn
đề liên quan đến công việc của ông hạn chót vào ngày 12/01/2018. Tuy nhiên,
ngày 05/01/2018, PVTrans nhận được thư trả lời của ông, theo đó, ông cho rằng
việc PVTrans mời ông đến bố trí công việc sắp tới là trái quy định pháp luật lao
động và xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của ông, ông đang khiếu nại lên
Chủ tịch UBND thành phố V… Để tôn trọng sự lựa chọn của ông B, PVTrans
đã thông báo tạm dừng việc bố trí công việc đối với ông cho đến khi nhận được
kết quả giải quyết của Chủ tịch UBND thành phố V. Như vậy, PVTrans là chủ
thể tạm dừng bố trí công việc đối với ông B, POVO không đình chỉ công việc
của ông B, đồng thời như đã phân tích ở trên, giữa POVO và ông Phạm Văn B
không phát sinh quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao
động. Do đó, yêu cầu của ông B là không có cơ sở chấp nhận.
Từ những phân tích trên, đề nghị Hội đồng xét xử: Căn cứ khoản 2 Điều
266 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của
ông Phạm Văn B; Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 192, điểm g khoản 1 Điều 217
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Đình chỉ việc thụ lý, giải quyết đối với yêu
cầu hủy Hợp đồng số CO12012448 ngày 01/11/2013; Căn cứ Điều 217 Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015, đình chỉ đối với các yêu cầu của ông Phạm Văn B đã
rút đối với Tổng Công ty Cổ phần V1.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại
phiên tòa và căn cứ kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về tố tụng:
[1.1] Về quan hệ pháp luật tranh chấp đối với các yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn tại phiên tòa:
Nguyên đơn cho rằng giữa nguyên đơn và bị đơn có quan hệ lao động,
việc bị đơn đình chỉ công việc của nguyên đơn là trái pháp luật nên yêu cầu bồi
thường thiệt hại do hành vi này và yêu cầu nhận nguyên đơn trở lại làm việc, ký
lại hợp đồng lao động. Nguyên đơn xác định không có tranh chấp về đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp này thuộc “Các tranh chấp
khác về lao động” được quy định tại khoản 5 Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự,
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
20
Ngoài ra, nguyên đơn còn yêu câu bồi thường thiệt hại do danh dự uy tín
bị xâm phạm theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 thuộc “Tranh chấp
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” được quy định tại khoản 6 Điều 26 Bộ
luật Tố tụng dân sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
[1.2] Về thẩm quyền giải quyết:
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37, điểm a khoản 4 Điều 38,
điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 3 Điều 41 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
Công ty P4 là pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài (Vương quốc Hà
Lan), là nhà đầu tư thực hiện dự án tại Việt Nam, đã đăng ký hoạt động Văn
phòng điều hành tại Thành phố Hồ Chí Minh và đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố H chấp thuận cho đặt Văn phòng điều hành tại Thành phố Hồ Chí
Minh (Trụ sở tại Tầng E, Tòa nhà D, số C L, phường B, Quận A, Thành phố Hồ
Chí Minh).
Vụ án có tranh chấp về thẩm quyền và đã đươc Tòa án nhân dân Cấp Cao
tại Thành phố Hồ Chí Minh xác định vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
[1.3] Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự,
yêu cầu của nguyên đơn là tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và
người sử dụng lao động thuộc trường hợp bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải của
hòa giải viên lao động. Căn cứ các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, nhận
thấy:
Ngày 27/11/2017, nguyên đơn đã có Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao
động gửi đến Phòng Lao động , Thương binh và Xã hội thành phố V, tỉnh Bà rịa
- Vũng Tàu đề nghị tổ chức hòa giải tranh chấp lao động giữa ông B với Công ty
D1, Công ty P4 và ông Hà Như T2;
Ngày 06/12/2017, Hòa giải viên lao động UBND thành phố V đã tiến
hành lập Biên bản hòa giải tranh chấp lao động cá nhân giữa ông Phạm Văn B
và Công ty D1;
Ngày 15/12/2017, nguyên đơn đã có Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao
động gửi đến Phòng Lao động , Thương binh và Xã hội thành phố V, tỉnh Bà rịa
- Vũng Tàu đề nghị tổ chức hòa giải tranh chấp lao động giữa ông B với Công ty
P4;
Ngày 20/12/2017, nguyên đơn đã có Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao
động gửi đến Phòng Lao động , Thương binh và Xã hội thành phố V, tỉnh Bà rịa
- Vũng Tàu đề nghị tổ chức hòa giải tranh chấp lao động giữa ông với Công ty
D1;
Ngày 21/12/2017, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội UBND Thành
phố V đã có Công văn số 772/LĐTBXH trả lời đơn yêu cầu hòa giải của ông
Phạm Văn B. Một phần nội dung công văn có thể hiện:
21
“...1. Về nội dung trong đơn ngày 15/12/2017 yêu cầu hòa giải tranh
chấp lao động giữa ông và Công ty P2 B.V: Căn cứ khoản 7 Điều 3 của Bộ Luật
Lao động: 4. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa
người lao động với người sử dụng lao động. Tại bản hợp đồng số
053/14/HĐLĐ-HHDK được ký vào ngày 16/9/2014 giữa ông và Công ty D1
(đinh kèm theo đơn yêu cầu hòa giải ngày 15/12/2017), thì ông Phạm Văn B ký
hợp đồng lao động trực tiếp với Công ty D1 không ký hợp đồng lao động với
Công ty P2. Do đó, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố V
không có cơ sở đề nghị tổ chức hòa giải tranh chấp lao động giữa Ông với Công
ty P2 B.V theo quy định của Bộ Luật Lao động 2012.”
Như vậy, đủ cơ sở xác định nguyên đơn đã có đơn yêu cầu hòa giải tranh
chấp giữa nguyên đơn với bị đơn tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (nơi có thẩm quyền cử hòa giải viên
lao động) nhưng không được hòa giải trong thời gian quy định và không được
chấp nhận với lý do nêu trên. Hội đồng xét xử xác định tranh chấp lao động giữa
hai bên đã được thực hiện thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động.
[1.4] Đối với yêu cầu của nguyên đơn về việc yêu cầu tuyên bố vô hiệu
Hợp đồng CO12012448 ngày 01/11/2013 giữa Công ty P2 (POVO) và Công ty
D1 (PVTrans) (là yêu cầu khởi kiện bổ sung trong quá trình giải quyết vụ án của
nguyên đơn):
Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005: Cung
ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung
ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh
toán; Bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán
cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Việc cung ứng
dịch vụ phù hợp với quy định từ Điều 74 đến Điều 87 tại Chương III Luật
Thương mại 2005 về Cung ứng dịch vụ. Hợp đồng CO12012448 ngày
01/11/2013 giữa Công ty P2 (POVO) và Công ty D1 (P6) được giao kết và thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 688 Bộ luật Dân sự 2015 về “Điều khoản
chuyển tiếp”, Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 về “Hợp đồng vô hiệu” và các quy
định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật dân sự
2015; Cũng như quy định tại Điều 410 Bộ luật dân sự 2005 về “Hợp đồng dân
sự vô hiệu” và các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều
138 của Bộ luật Dân sự 2005, các bên trong quan hệ Hợp đồng CO12012448
ngày 01/11/2013 là Công ty P2 (POVO) và Công ty D1 (PVTrans) không có yêu
cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu và xác định Hợp đồng này đã chấm dứt.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Đầu tư 2005 “Nhà nước công
nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của
các hoạt động đầu tư” và quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Thương mại 2005 về
22
“Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo
hộ”, nhận thấy Hợp đồng CO12012448 ngày 01/11/2013 không có liên quan
đến cá nhân ông Phạm Văn B và yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không cần
xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và
lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ theo hướng dẫn tại khoản
2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP đối với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 192
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện không có quyền khởi kiện
theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Do đó
Hội đồng xét xử đình chỉ giải quyết yêu cầu này là phù hợp với quy định tại
điểm g khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
[1.5] Đối với đề nghị của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị
đơn về việc đề nghị Hội đồng xét xử không xem xét đối với các yêu cầu mới
được nguyên đơn trình bày tại phiên tòa ngày 17/8/2023 gồm:
[1.5.1] Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc: Bồi thường tổn
thất tinh thần từ việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông B cho ông B và gia
đình (vợ và hai con) là 72.000.000 đồng, mỗi người là 18.000.000 đồng (tương
đương 10 tháng tiền lương cơ bản) do hành vi đình chỉ công việc của ông B.
Theo xác nhận của ông Phạm Thế H, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn tại
phiên tòa, gia đình ông B trong yêu cầu khởi kiện này gồm vợ và hai con của
ông Phạm Văn B, tuy nhiên không cung cấp họ tên và địa chỉ của những người
này. Hội đồng xét xử nhận thấy ông Phạm Văn B không có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại thay cho những người khác và không thuộc trường hợp “cá
nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đìnhđược
quy định tại khoản 5 Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Bản thân vợ và
các con ông B không có đơn yêu cầu độc lập để yêu cầu bị đơn phải bồi thường
trong vụ kiện này, không có đơn yêu cầu tham gia tố tụng. Do đó, Hội đồng xét
xử xét thấy cần đình chỉ các yêu cầu này của nguyên đơn về việc bồi thường tổn
thất tinh thần cho những người này. Việc Tòa án không đưa những người này
tham gia tố tụng là phù hợp với các quy định tại khoản 4 Điều 68, điểm b khoản
1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Yêu cầu này chỉ được xem xét đối
với một phần yêu cầu bồi thường cho cá nhân ông Phạm Văn B.
[1.5.2] Tại phiên tòa ngày 17/8/2023 và phiên tòa ngày 13/9/2023, đại
diện nguyên đơn xác định: Do nguyên đơn không đồng ý trở lại làm việc tại
Công ty P4 nên nguyên đơn bổ sung “Yêu cầu Công ty P4 phải bồi thường cho
nguyên đơn 60 tháng tiền lương” và đây là yêu cầu mới tại phiên tòa. Tuy nhiên
việc bổ sung yêu cầu này của nguyên đơn không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi
kiện ban đầu nên được Hội đồng xét xử xem xét.
[1.5.3] Đối với yêu cầu của nguyên đơn được bổ sung tại phiên tòa ngày
17/8/2023 về việc “Yêu cầu bồi thường chi phí tố tụng thuê luật sư, thuê người
đại diện trong quá trình giải quyết vụ án với số tiền 100.000.000 đồng. Hội đồng
23
xét xử thấy rằng yêu cầu này vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu nên
không được Hội đồng xét xử chấp nhận xem xét.
[1.5.4] Đối với yêu cầu của nguyên đơn về việc bồi thường 6 tháng tiền
thưởng, Hội đồng xét xử nhận thấy yêu cầu này đã được nguyên đơn đưa ra
trong quá trình khởi kiện theo số tạm tính nên không vượt quá phạm vi yêu cầu
khởi kiện ban đầu nên được Hội đồng xét xử xem xét.
[1.6] Về tư cách tham gia tố tụng của các đương sự:
Bị đơn, Công ty P2 B.V có Văn phòng điều hành Công ty P2 B.V tại
Thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho nhà đầu tư. Theo quy định tại khoản 1, 2
Điều 49 Luật Đầu tư năm 2014 thì Văn phòng điều hành có tư cách đại diện cho
nhà đầu tư là Công ty P2 B.V. Các văn bản, tài liệu chứng cứ do người đại diện
Văn phòng điều hành Công ty P2 B.V ký tên và đóng dấu xác lập được pháp luật
công nhận đại diện cho nhà đầu tư là Công ty P2 B.V.
Khoản 2 Điều 49 Luật đầu tư quy định: “2. Văn phòng điều hành của nhà
đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu; được mở tài khoản, tuyển
dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm
vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký
thành lập văn phòng điều hành.”
Đối với tư cách tham gia tố tụng của Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần
V1 – Công ty D1: Trong quan hệ lao động thể hiện thông qua các tài liệu chứng
cứ là các hợp đồng lao động, tuy trên hợp đồng lao động thể hiện người sử dụng
lao động là Công ty D1 nhưng cuối hợp đồng phần ký tên đóng dấu về phía
người sử dụng là chữ ký của người đại diện Chi nhánh và con dấu của Chi
nhánh Tổng Công ty Cổ phần V1 – Công ty D1. Người sử dụng lao động tuy có
thiếu sót khi không ghi đầy đủ tên của chi nhánh nhưng đủ cơ sở xác định Chi
nhánh Tổng Công ty Cổ phần V1 – Công ty D1 là người sử dụng lao động nên
được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa
vụ liên quan.
Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có triệu tập Tổng Công ty Cổ phần V1
tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khi
nguyên đơn xác định lại bị đơn là Tổng Công ty Cổ phần V1 và Công ty P2 B.V.
Sau đó do nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện đối với bị đơn là Tổng Công ty Cổ
phần V1 nên Tòa án không xác định Tổng Công ty Cổ phần V1 tham gia tố tụng
với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Trong quan hệ tranh chấp
đối với yêu cầu tuyên bố vô hiệu Hợp đồng CO12012448 ngày 01/11/2013 giữa
Công ty P2 (POVO) và Công ty D1 (P6). Tổng Công ty Cổ phần V1 đã có trình
bày ý kiến của mình đối với yêu cầu này của nguyên đơn. Do người khởi kiện
không có quyền khởi kiện nên yêu cầu này bị đình chỉ giải quyết nên không cần
thiết triệu tập Tổng Công ty Cổ phần V1 tham gia tố tụng với tư cách là người
có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
24
Ngày 15/8/2023, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông Phạm
Văn B là ông Phạm Thế H có yêu cầu luật sư Trần Minh T bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của nguyên đơn. Tại phiên tòa ngày 17/8/2023, Luật sư Trần Minh
T có mặt để tham gia phiên tòa. Tại phiên tòa ngày 13/9/2023 Luật sư Trần
Minh T vắng mặt, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn đề nghị Hội
đông xét xử tiếp tục xét xử vắng mặt đối với Luật sư Trần Minh T. Hội đồng xét
xử chấp nhận đề nghị này của người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn.
Ngày 15/9/2023, ông Phạm Thế H là người đại diện theo ủy quyền của
nguyên đơn ông Phạm Văn B, bà Nguyễn Thị Hoàng C là người đại diện theo
ủy quyền và Luật sư Ngô Thị Thanh H2 là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Chi nhánh Tổng Công ty Cổ
phần V1 – Công ty D1 xin được vắng mặt, phiên tòa tiếp tục xét xử vắng mặt
đối với ông Phạm Thế H, bà Nguyễn Thị Hoàng C, Luật sư Ngô Thị Thanh H2.
[1.7] Đối với các yêu cầu khởi kiện được nguyên đơn xác định tại Đơn
khởi kiện, Đơn khởi kiện bổ sung và đã được Tòa án thụ lý giải quyết ban đầu
và trong quá trình khởi kiện đã được nguyên đơn xác định rút các yêu cầu này
tại các văn bản ngày 29/3/2019 “Rút một phần yêu cầu đối với Công ty D1” (BL
600) và văn bản ngày 17/7/2019 “rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện đối với Tổng
Công ty V1, chỉ còn khởi kiện Công ty P2 B.V.” (BL 728). Căn cứ quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử đình chỉ giải
quyết các yêu cầu này.
[1.8] Xét các yêu cầu về tố tụng khác của nguyên đơn:
[1.8.1] Ngày 26/10/2018, ông B có đơn gửi TAND TP. Vũng Tàu đề nghị
thu thập nhiều tài liệu, chứng cứ do bị đơn nắm giữ. Quá trình giải quyết vụ án,
các bị đơn theo yêu cầu khởi kiện ban đầu của nguyên đươn đã cung cấp tài liệu
chứng cứ theo quy định. Đến ngày 08/6/2023, nguyên đơn vẫn đề nghị Tòa án
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục có biện pháp thu thập đầy đủ chứng
cứ để việc xét xử vụ án được tiến hành khách quan, công bằng, đúng pháp luật.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự: “Trong quá trình
Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài
liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp
chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự
giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao
nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính
đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa
án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc
dân sự.”
[1.8.2] Trong quá trình giải quyết, nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án thu
thập chứng cứ là toàn bộ chi tiết thanh toán qua Ngân hàng giữa Công ty P4 và
Chí nhánh Tổng Công ty Cổ phần V1 – Công ty D1 trong khoảng thời gian thực
hiện hợp đồng nêu trên, nhằm xác định ông B là người lao động của POVO theo
25
thỏa thuận của Hợp đồng CO12012248 hay là lao động do Chi nhánh PV
TRANS điều động sang làm việc tại POVO theo thỏa thuận của Hợp đồng ngày
01/11/2013. Công ty P4 và Chí nhánh Tổng Công ty Cổ phần V1 – Công ty D1
không đồng ý cung cấp các tài liệu này. Hội đồng xét xử nhận thấy, nội dung
Hợp đồng CO12012248 không có liên quan đến quan hệ lao động giữa Công ty
P4 với ông Phạm Văn B, việc thu thập thông tin chi tiết việc thanh toán giữa nhà
đầu tư (Công ty P4) và nhà thầu cung ứng dịch vụ là xâm phạm bí mật kinh
doanh, quyền và lợi ích hợp pháp được nhà nước bảo hộ. Do đó Hội đồng xét xử
không chấp nhận yêu cầu thu thập chứng cứ này của nguyên đơn.
[1.8.3] Đối với yêu cầu xác minh tư cách pháp lý của người tham gia tố
tụng của đại diện bị đơn POVO, là ông Philip Jonh M của nguyên đơn tại Văn
bản ngày 27/7/2019. Hội đồng xét xử nhận thấy: Căn cứ Giấy chứng nhận đăng
ký hoạt động văn phòng điều hành số 00021/GCN-SKHĐT do Sở Kế hoạch và
Đầu tư UBND Thành phố H cấp chứng nhận lần đầu ngày 27/7/2017, chứng
nhận thay đổi lần 2 ngày 22/12/2017 chứng nhận Văn phòng điều hành Công ty
P2 B.V tại Thành phố Hồ Chí Minh có Người đại diện theo ủy quyền là ông
Philip Jonh M, quy định nội dung, phạm vi hoạt động của Văn phòng điều hành
là thay mặt Nhà thầu thực hiện các giao dịch với các cá nhân, tổ chức kinh tế và
Cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn
phòng điều hành số 00021/GCN-SKHĐT đến 22/7/2020 mới thay đổi lần thứ 3.
Hội đồng xét xử xác định ông Philip Jonh M có đủ tư cách tham gia tố tụng đại
diện cho Công ty P2 B.V trong quá trình giải quyết vụ án trước đây.
[1.8.4] Ngày 22/5/2019, ông B có Đơn đề nghị Tòa tổ chức đối chất,
nhưng những người yêu cầu đối chất không đến Tòa đối chất. Vì vậy, ngày
24/7/2019, ông B đã có Văn bản yêu cầu dẫn giải người làm chứng đối với ông
Nguyễn Khắc Đ, ông Phạm Văn N1, ông Đặng Như T6 và ông Hà Như T2 đến
Tòa tiến hành đối chất. Tòa án đã thực hiện đối chất giữa nguyên đơn với người
làm chứng. Tuy nhiên ông B vẫn giữ nguyên yêu cầu Tòa án tiếp tục dẫn giải
ông N1 đến Tòa làm chứng theo quy định pháp luật. Căn cứ quy định tại Điều
77 về người làm chứng và khoản 8 Điều 78 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,
những người này đã đến Tòa án cung cấp lời khai theo đúng yêu cầu của Tòa án,
việc vắng mặt của những người này không cản trở việc xét xử, giải quyết vụ án
nên hội đồng xét xử thấy rằng, Tòa án không chấp nhận yêu cầu dẫn giải người
làm chứng của nguyên đơn là đúng quy định.
[1.9] Do nguyên đơn không cung cấp được tài liệu chứng cứ để chứng
minh giữa nguyên đơn và bị đơn có quan hệ lao động, bị đơn cung cấp được tài
liệu chứng cứ chứng minh bị đơn không phải là người sử dụng lao động, hội
đồng xét xử xác định nguyên đơn và bị đơn không thuộc trường hợp được quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự về việc “người lao động
trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu,
chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý,
26
lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu,
chứng cứ đó cho Tòa án.”
[2] Về nội dung:
[2.1] Việc nguyên đơn trình bày giữa nguyên đơn và Công ty P4 có quan
hệ lao động thông qua sự việc: Tháng 7/2013, ông Phạm Văn B được Công ty E.
Ltd. tuyển dụng. Do EMAS là nhà thầu nước ngoài (liên kết với Tổng Công ty
Cổ phần V1 (PVTRANS) trong liên doanh PVTEC), nên không thể ký hợp đồng
lao với ông B. Vì vậy, EMAS ký hợp đồng lao động với ông B bằng việc Chi
nhánh của PVTRANS ký kết hợp đồng lao động với ông B. Nguyên đơn cho
rằng ông người lao động làm việc tại EMAS, chịu sự quản lý điều hành, phân
công lao động của EMAS, không làm việc cho chi nhánh P6. Tháng 11/2013
Công ty P4 nhận chuyển giao và kế thừa EMAS. Ông vẫn tiếp tục làm việc tại
căn cứ của POVO và theo sự điều hành quản lý của POVO. Tuy nhiên nguyên
đơn không cung cấp được tài liệu chứng cứ để chứng minh về việc xác lập quan
hệ lao động với EMAS trên cơ sở hợp đồng lao động giả tao được ký kết giữa
ông và Công ty D1.
Điều này mâu thuẫn trực tiếp đối với lời trình bày của ông Phạm Văn B tại Đơn
yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động đề ngày 27/11/2017 do ông B lập gửi tới
Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội UBND thành phố V: “Tôi, Phạm Văn
B, mang chứng minh nhân dân số 273251292, cấp ngày 30/03/2004 tại Tp . -
tỉnh Bà rịa - Vũng tàu, là Người lao động ký hợp đồng lao động không thời hạn
số 053/14/HDLĐ-HHDK với Công ty D1 (sau đây được gọi tắt là PV T9) Địa
chỉ: Lầu C, Tòa nhà P, H H, P, TP .. Từ năm 2013, Tôi được Công ty cử sang
làm việc tại Công ty P2 (gọi tắt là POVO). Địa điểm làm việc thường nhật của
Tôi là căn cứ của Công ty P4, nằm trong càng hạ lưu PTSC. số 65A đường C”.
Cũng như mâu thuẫn trực tiếp đối với lời trình bày của ông Phạm Văn B
tại Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động với Công ty P2 B.V đề ngày
15/12/2017 do ông B lập gửi tới Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội
UBND thành phố V: “Tôi, Phạm Văn B, mang chứng minh nhân dân số
273251292, cấp ngày 30/03/2004 tại thành phố V, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, là
người lao động ký hợp đồng lao động với Công ty D5 khi từ ngày 16/9/2013. Tôi
là người lao động trực tiếp làm việc cho Công ty P2 B.V … Địa điểm làm việc
thường nhật của Tôi là căn cứ của Công ty P2 B.V, nằm trong cảng hạ lưu
PTSC, số F, đường C, thành phố V, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu…. Trong số toàn bộ
người lao động làm việc tại căn cừ nằm trong Cảng hạ lưu PTSC, số F đường
C, thành phố V, của Premier Oil V Offshore B.V, chỉ có một mình Tôi là người
lao động ký hợp đồng với Công ty D1”.
[2.2] Căn cứ các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án là Phiếu tổng hợp
kết quả phỏng vấn và tuyển dụng hồ sơ tuyển dụng ngày 16/9/2013 và Quyết
định về việc tiếp nhận cán bộ công nhân viên số 165-13/QĐ-HHDK ngày
16/9/2013 của PVTrans, nhận thấy PVTrans là tổ chức đã tuyển dụng ông B vào
27
năm 2013. Sau khi trúng tuyển, PVTrans và ông B đã giao kết Hợp đồng lao
động số 76/13/HĐLĐ-HHDK (gọi tắt Hợp đồng số 76) ngày 16/9/2013 và Hợp
đồng lao động không xác định thời hạn số 053/14/HĐLĐ-HHDK ngày
16/9/2014 (gọi tắt Hợp đồng số 053). Nguyên đơn thừa nhận chữ ký của mình
trong các hợp đồng lao động nói trên.
[2.3] Căn cứ các tài liệu chứng cứ là “Bảng kê giao dịch” do nguyên đơn
cung cấp (bút lục 01, 2, 3, 4) thể hiện tiền lương các tháng 4, 5, 6, 7/2017 do Chi
nhánh Tổng Công ty Cổ phần V1 - Công ty D1 thanh toán cho ông B. Các
chứng từ sao kê tài khoản của ông B tại Ngân hàng A thể hiện trong suốt thời
gian ông B làm việc theo Hợp đồng số 76 và Hợp đồng số 53, PVTrans đã trả
tiền lương cho ông B hàng tháng, thanh toán trực tiếp vào tài khoản người lao
động. Các phiếu chi lương bổ sung tháng 10/2017 và tháng 11/2017 của P6, ông
B đều ký tên xác nhận đã nhận tiền lương từ PVTrans.
[2.4] Căn cứ tài liệu chứng cứ là Sổ bảo hiểm xã hội số 5196024122 do
Bảo hiểm xã hội tỉnh B - Vũng tàu cấp cho ông Phạm Văn B (bản sao) thể hiện
từ tháng 10/2013 đến tháng 4/2020 ông Phạm Văn B đã tham gia BHXH với tư
cách người lao động là nhân viên Thủ kho, Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần
V1 - Công ty D1, từ tháng 5/2020 đến tháng 12/2020 nghỉ làm việc không
lương.
[2.5] Căn cứ quy định tại Điều 7 Bộ luật Lao động 2012 thì giữa ông B và
PVTrans phát sinh quan hệ lao động, quan hệ lao động này được xác lập theo
đúng quy định tại Điều 15, khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2012 bằng các
hợp đồng lao động.
[2.6] Căn cứ quy định tại tiểu mục 1.2, mục 1, Phụ lục A của Hợp đồng
CO12012448 ngày 01/11/2013 giữa POVO và PVTrans: “(a) Nhà thầu đồng ý
và chấp nhận chịu trách nhiệm cung cấp một lực lượng lao động được đào tạo
và có năng lực phù hợp với tất cả các hệ thống cần thiết để hỗ trợ các Thiết bị
theo Hợp đồng này". Căn cứ thỏa thuận này, PVTrans mới điều động một số
người lao động của PVTrans làm việc cho Dự án C, bao gồm cả ông B. Việc
PVTrans điều động ông B sang làm việc tại Dự án Chim Sáo theo Quyết định về
việc điều động CBCNV số 131-14/QĐ-HHDK ngày 16/9/2014 và số 075-
15/QĐ-HHDK ngày 16/4/2015 là hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận về quyền
điều hành lao động của người sử dụng lao động giữa PVTrans và ông B theo
Điều 1, Điều 3.2, Điều 4.2 của Hợp đồng lao động số 76 và Hợp đồng lao động
số 53 mà hai bên đã giao kết.
[2.7] Hội đồng xét xử nhận thấy có đủ căn cứ xác định ông Phạm Văn B
làm việc tại dự án của POVO (căn cứ POVO) theo sự điều hành của PVTrans có
sự quản lý của Công ty P4. Trong quá trình làm việc tại địa điểm là căn cứ của
Công ty P4, ông B vẫn là người lao động của PVTrans, ông B nhận lương và các
chế độ lao động khác của PVTrans. Do đó, giữa POVO và ông B không phát
sinh quan hệ lao động.
28
[2.8] Căn cứ các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có cơ sở xác định:
Trong quá trình làm việc tại dự án của POVO, ông B có hành vi mang hàng hóa
(nước tẩy rửa) ra khỏi khu vực làm việc mà không có sự đồng ý của T5 căn cứ
nên ngày 18/9/2017 P4 đã có thông báo cho PVTrans đề nghị làm rõ sự việc.
Tháng 11/2017, POVO có thông báo gửi tới PVTrans yêu cầu cách chức nhân sự
đối với vị trí Thủ kho ông Phạm Văn B với lý do “Công ty đã xem xét kỹ lưỡng
vấn đề liên quan và cho rằng nhân sự của Nhà thầu đã “không tuân thủ các thủ
tục an toàn và vận hành có liên quan và hành động như vậy hoặc đặt những
người có liên quan, những người khác, công trường, và/hoặc đội vật tư của
Công ty vào rủi ro”. Yêu cầu nhà thầu thay thế nhân sự sớm để đảm bảo các
hoạt động FPSO. Việc POVO yêu cầu PVTrans cách chức vị trí Thủ kho của
ông B và thay thế nhân sự mới là phù hợp thỏa thuận giữa POVO và PVTrans
tại tiểu mục 6.4 của Hợp đồng CO12012448 “Loại bỏ và thay thế nhân viên nhà
thầu: Vào bất kỳ lúc nào, Công ty sẽ có quyền phản đối và yêu cầu Nhà thầu tự
chịu chi phí loại bỏ bất kỳ nhân viên nhóm thầu nào, người mà, theo ý kiến hợp
lý của Công ty và kèm theo một văn bản thông báo là: … (c) không tuân thủ các
thủ tục an toàn và vận hành có liên quan và hành động như vậy hoặc đặt những
người có liên quan, những người khác, công trường, và/hoặc đội vật tư của
Công ty vào rủi ro;”. Các tài liệu này không thể hiện nội dung POVO đình chỉ
công việc đối với ông B, POVO không ban hành quyết định đình chỉ công việc
đối với ông mà yêu cầu thay thế nhân viên khác hoàn toàn phù hợp với thỏa
thuận giữa POVO với PVTrans nên nguyên đơn khởi kiện đối với hành vi đình
chỉ công việc của ông B của POVO là không có căn cứ. Do đó Hội đồng xét xử
không chấp nhận các yêu cầu của nguyên đơn về việc: Buộc POVO phải nhận
nguyên đơn trở lại làm công việc cũ, ký kết hợp đồng lao động; Xin lỗi, cải
chính công khai về hành vi đình chỉ công việc của ông B trái pháp luật; Bồi
thường tổn thất tinh thần từ việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông B là
18.000.000 đồng; Bồi thường thiệt hại do việc đình chỉ công việc của ông B trái
pháp luật là 12 tháng lương, tương đương với số tiền 72.000.000 đồng; Chi trả
tiền lương trong những ngày không được làm việc, tạm tính từ ngày 19/9/2017
đến ngày 19/8/2023 + 6 tháng lương thưởng); Truy đóng Bảo hiểm xã hội, Y tế,
Thất nghiệp cho ông B2 từ thời điểm ông B bắt đầu làm việc cho Công ty P2
(POVO) là từ 16/9/2013 đến 19/8/2023 và yêu cầu bồi thường cho nguyên đơn
60 tháng tiền lương do nguyên đơn không đồng ý trở lại làm việc được nguyên
đơn đặt ra tại phiên tòa.
[2.9] Xét yêu cầu của nguyên đơn về việc buộc POVO phải: Xin lỗi, cải
chính công khai trên các phương tiện truyền thông về hành vi vu khống ông B
lấy trộm tài sản; Bồi thường tổn thất tinh thần từ việc xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của ông B là 18.000.000 đồng. Hội đồng xét xử nhận thấy:
Các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện POVO không có bất
kỳ văn bản hay lời nói nào vu khống/xúc phạm danh sự của ông B. POVO yêu
cầu thay đổi nhân sự đối với ông B là do ông đã vi phạm quy tắc ứng xử của
29
POVO mà ông đã được phổ biến và cam kết thực hiện. Theo Điều 6 của Quy tắc
ứng của POVO, ông B phải khai báo cho POVO về việc ông mang các chai
nước tẩy rửa (được nhà thầu tặng) ra khỏi khu vực C1 đi biển. Ông không khai
báo theo quy định khiến POVO quan ngại và yêu cầu thay thế bằng nhân viên
khác. Mặt khác, ông B không cung cấp được chứng cứ, chứng minh việc POVO
có hành vi vu khống ông B lấy trộm tài sản hàng hóa của Công ty P4 ra khỏi nơi
làm việc. Do đó không có căn cứ xác định POVO có hành vi vu khống ông B lấy
trộm tài sản làm xâm phạm đến danh dự uy tín của ông B. Căn cứ khoản 1 Điều
584, Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015, Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu
cầu của nguyên đơn về việc buộc POVO phải: Xin lỗi, cải chính công khai trên
các phương tiện truyền thông về hành vi vu khống ông B lấy trộm tài sản; Bồi
thường tổn thất tinh thần từ việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông B là
18.000.000 đồng.
[2.10] Hội đồng xét xử thống nhất với quan điểm của Viện kiểm sát nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc giải quyết vụ án.
[3.] Về án phí:
- Án phí lao động sơ thẩm: Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12
Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, người lao động được miễn án phí.
Án phí dân sự sơ thẩm: Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14, người yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự uy tín bị
xâm phạm được miễn án phí.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 6 Điều 26, khoản 5 Điều 32, điểm a khoản 1 Điều 37, điểm
a khoản 4 Điều 38, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 3 Điều 41, điểm b khoản 2
Điều 227, điểm a, b khoản 1 Điều 238, Điều 271 và khoản 1 Điều 273 của Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015;
Căn cứ Điều 7, Điều 15, khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2012;
Căn cứ Điều 116, Điều 117, Điều 122, Điều 134, Điều 135, khoản 1 Điều
584, Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015;
Căn cứ điểm a, đ khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 27 Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí
và lệ phí Tòa án;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự.
Tuyên xử:
1. Đình chỉ giải quyết các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, ông Phạm
Văn B do nguyên đơn rút yêu cầu trong quá trình giải quyết vụ án gồm:
30
- Buộc Công ty D1 phải xin lỗi ông B công khai trong toàn bộ phạm vi
Công ty D1 và trên phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vu khống ông B
mang tài sản của Công ty này ra ngoài;
- Buộc Công ty D1 bồi thường cho ông B tổn thất về việc xúc phạm danh
dự nhân phẩm của ông B;
- Buộc Công ty D1 bồi thường cho ông B và gia đình ông B tổn thất về
tinh thần do việc bị vu khống, xúc phạm và đình chỉ công việc đối với ông B tại
Công ty D1;
- Buộc Công ty D1 phải nhận ông B trở lại công việc cũ;
- Buộc Công ty D1 phải bồi thường tổn thất thu nhập cho ông B trong thời
gian bị đình chỉ công việc;
- Tuyên bố vô hiệu hợp đồng lao động số 76/13HĐLĐ-HHDK ngày
16/9/2013 và Hợp đồng lao động số 053/14/HĐLĐ-HHDK ngày 16/9/2014 ;
- Buộc Tổng Công ty Cổ phần V1 bồi thường, khắc phục mọi hậu quả vô
hiệu hợp đồng lao động do Chí nhánh của họ đã thực hiện việc ký kết hợp đồng
bằng hành vi lừa dối và trái pháp luật;
- Buộc Tổng Công ty Cổ phần V1 phải thực hiện việc thu hồi các quyết
định trái pháp luật do Chi nhánh của họ là Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần V1
– Công ty D1 ban hành có nội dung bịa đặt, vu khống, không trung thực và xúc
phạm danh dự của ông B gồm Quyết định 441-17/QĐ-HHDK ngày 20/9/2017;
Quyết định 449-17/QĐ-HHDK ngày 20/10/2017; Quyết định 551-17/QĐ-
HHDK ngày 27/12/2017 và các văn bản khác có liên quan đến 03 quyết này;
- Buộc Tổng Công ty Cổ phần V1 phải xin lỗi ông B công khai trên
phương tiện thông tin đại chúng như B3, Tuổi trẻ Online và nội bộ toàn Công ty
về hành vi vu khống và bịa đặt ông B có hành vi: “Mang tài sản của khách
hàng/Công ty ra khỏi khu vực làm việc mà chưa được sự cho phép”;
- Buộc Tổng Công ty Cổ phần V1 phải có nghĩa vụ bồi thường cho ông B
100.000.000 (một trăm triệu) đồng vì tổ chức nhận ủy quyền của họ là Chi
nhánh Tổng Công ty Cổ phần V1 – Công ty D1 đã có hành vi gian dối, ban hành
quyết định trái pháp luật có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự và nhân
phẩm của ông B vào các ngày 20/9/2017, 20/10/2017, 27/12/2017;
- Buộc Tổng Công ty Cổ phần V1 phải có nghĩa vụ bồi thường tổn thất về
tinh thần cho ông B và gia đình ông B 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng vì tổ
chức nhận ủy quyền của họ là Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần V1 – Công ty
D1 đã có hành vi gian dối, ban hành quyết định trái pháp luật, bịa đặt, vu khống
và xúc phạm danh dự và nhân phẩm của ông B vào các ngày 20/9/2017,
20/10/2017, 27/12/2017;
- Tuyên bố vô hiệu Hợp đồng lao động số 76/13HĐLĐ-HHDK ngày
16/9/2013 và Hợp đồng lao động số 053/14/HĐLĐ-HHDK ngày 16/9/2014 vì
31
khi ký kết các hợp đồng này Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần V1 – Công ty D1
đã có hành vi lừa dối, dùng tên giả mạo để ông B bị buộc phải hiểu họ là tổ chức
có tư cách pháp nhân độc lập là một Công ty có tên gọi là Dịch vụ Hàng hải Dầu
khí – là một pháp nhân không hề tồn tại;
- Buộc bị đơn là Tổng Công ty Cổ phần V1 phải có nghĩa vụ bồi thường
300.000.000 (ba trăm triệu) đồng.
2. Đình chỉ giải quyết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, ông Phạm Văn
B do nguyên đơn không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều
187 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đối với:
- Yêu cầu tuyên bố vô hiệu Hợp đồng CO12012448 ngày 01/11/2013 giữa
Công ty P2 (POVO) và Công ty D1 (PVTrans);
- Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do danh dự uy tín của ông B bị xâm
phạm do hành vi đình chỉ công việc trái pháp luật của Công ty P2 (POVO) gây
ra đối với ông B cho gia đình của ông B (gồm vợ và hai con) với số tiền là
54.000.000 (năm mươi bốn triệu) đồng.
3. Không chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, ông Phạm
Văn B về việc:
3.1. Do Công ty P2 (POVO) có hành vi đình chỉ công việc của ông Phạm
Văn B vô căn cứ và trái pháp luật nên nguyên đơn yêu cầu Công ty P2 (POVO)
phải:
- Tiếp tục nhận ông B trở lại làm công việc cũ và ký kết hợp đồng lao
động với ông B.
- Xin lỗi, cải chính công khai về hành vi định chỉ công việc của ông B trái
pháp luật;
- Bồi thường tổn thất tinh thần từ việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
ông B là 18.000.000 (mười tám triệu) đồng;
- Bồi thường thiệt hại do việc đình chỉ công việc của ông B trái pháp luật
là 12 tháng lương, tương đương với số tiền 72.000.000 đồng; Chi trả tiền lương
trong những ngày không được làm việc, tính từ ngày 19/9/2017 đến ngày
19/8/2023 là 5 năm 11 tháng + 6 tháng lương thưởng; Bồi thường cho nguyên
đơn 60 tháng tiền lương do nguyên đơn không đồng ý trở lại làm việc. Tổng
cộng là 149 tháng tiền lương x 37.000.000 = 5.513.000.000 (năm tỷ, năm trăm
mười ba triệu) đồng;
- Truy đóng Bảo hiểm xã hội, Y tế, Thất nghiệp cho ông B từ thời điểm
ông B bắt đầu làm việc cho Công ty P2 (POVO) là từ 16/9/2013 đến 19/8/2023.
3.2. Do Công ty P2 (POVO) có hành vi vu khống ông Phạm Văn B lấy
trộm tài sản hàng hóa của Công ty P2 B.V (POVO) ra khỏi nơi làm việc nên yêu
cầu Tòa án buộc Công ty P2 (POVO) phải:
32
- Xin lỗi, cải chính công khai trên các phương tiện truyền thông về hành
vi vu khống ông B lấy trộm tài sản;
- Bồi thường tổn thất tinh thần từ việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
ông B là 18.000.000 (mười tám triệu) đồng.
4. Án phí lao động sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm: Nguyên đơn ông
Phạm Văn B được miễn án phí.
5. Về quyền kháng cáo, kháng nghị:
Các đương sự có mặt có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày tuyên án. Các đương sự vắng mặt có quyền kháng cáo bản án trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết hợp
lệ. Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có quyền kháng nghị bản án
này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân
sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền
thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị
cưỡng chế thi hành án theo qui định tại các Điều 6, Điều 7 và Điều 9 Luật Thi
hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo qui định tại Điều 30
Luật Thi hành án dân sự.
Nơi nhận:
- Tòa án nhân dân Tối cao;
- Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM;
- Viện kiểm sát nhân dân Cấp cao tại
TP.HCM;
- Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM;
- Cục THADS TP.HCM;
- Các đương sự (để thi hành);
- Lưu.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Nguyễn Ngọc Tài
Tải về
Bản án số 1727/2023/LĐ-ST
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 19/11/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
2
Ban hành: 07/11/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
3
Ban hành: 24/09/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
4
Ban hành: 07/08/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
5
Ban hành: 07/08/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
6
Ban hành: 07/08/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
7
Ban hành: 07/08/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
8
Ban hành: 29/07/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
9
Ban hành: 28/06/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
10
Ban hành: 27/06/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
11
Ban hành: 18/06/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
12
Ban hành: 30/05/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
13
Ban hành: 29/05/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
14
Ban hành: 21/05/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
15
Ban hành: 26/04/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
16
Ban hành: 26/04/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
17
Ban hành: 25/04/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
18
Ban hành: 09/04/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
19
Ban hành: 04/04/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
20
Ban hành: 28/03/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm