Bản án số 103/2022/HS-PT ngày 18/04/2022 của TAND tỉnh Đắk Lắk về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Đính chính
  • Án lệ
  • BA/QĐ cùng tội danh
  • Tải về
Mục lục
Tải văn bản
Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17

Thuộc tính Bản án 103/2022/HS-PT

Tên Bản án: Bản án số 103/2022/HS-PT ngày 18/04/2022 của TAND tỉnh Đắk Lắk về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Tội danh: 232.Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015)
Cấp xét xử: Phúc thẩm
Tòa án xét xử: TAND tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu: 103/2022/HS-PT
Loại văn bản: Bản án
Ngày ban hành: 18/04/2022
Lĩnh vực: Hình sự
Áp dụng án lệ:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Đính chính:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Thông tin về vụ án: YC, YS, YĐ tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Tóm tắt Bản án

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Tải văn bản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

-------------

Bản án số: 103/2022/HS-PT

Ngày: 18 - 4 - 2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------

 

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

BẢN ÁN 103/2022/HS-PT NGÀY 18/04/2022 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

Ngày 18 tháng 04 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 48/2022/TLPT-HS ngày 08 tháng 02 năm 2022, đối với bị cáo YC+ 02 bị cáo về tội: “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”. Do có kháng cáo của các bị cáo YC+ 02 đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 31/2021/HSST ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.

* Bị cáo có kháng cáo:

1.YC (tên gọi khác : M)- Sinh năm 1986; tại tỉnh Đắk Lắk;

Nơi cư trú: Buôn B1, thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk. Dân tộc: Gia Rai.Nghề nghiêp: Làm nông.Trình độ học vấn: không biết chữ.Con ông: YL và con bà HB. Có vợ là: HĐ. Có 02 con sinh năm 2012 và 2016.

Nhân thân: Tại bản án số 18/2018/HSST ngày 19/7/2018 của Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn xử phạt YC 01 năm 06 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 03 năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “ Cấm đi khỏi nơi cư trú” .(Có mặt).

2.YS - Sinh năm 1986; tại tỉnh Đắk Lắk;

Nơi cư trú: Buôn B1, thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk.Dân tộc Gia Rai.Nghề nghiêp: Làm nông.Trình độ học vấn: không biết chữ.Con ông YB và con bà HP. Có vợ là H’N. Có 02 con sinh năm 2010 và 2020.

Nhân thân: Tại bản án số 18/2018/HSST ngày 19/7/2018 của Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn xử phạt YS 01 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 02 năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Bị cáo đã chấp hành xong hình phạt nhưng chưa được xóa án tích.

Bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” .(Có mặt).

3.YĐ- Sinh năm 1995; tại tỉnh Đắk Lắk;

Nơi cư trú: Buôn B1, thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk.Dân tộc Gia Rai. Nghề nghiêp: Làm nông.Trình độ học vấn: không biết chữ. Con ông: YD và con bà HM. Có vợ là HP. Có 01 con sinh năm 2018.

Tiền sự: Ngày 24/9/2020 YĐ bị Hạt kiểm lâm vườn Quốc gia Y ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 50 về hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật với số tiền 10.000.000 đồng, YĐ dã nộp số tiền trên vào kho bạc nhà nước huyện B vào ngày 01/3/2021.

Bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” .(Có mặt).

Luật sư Mai quốc A , văn phòng Luật sư A, đoàn luật sư Đắk Lắk là người bào chữa bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo: Y C và YS theo yêu cầu của các bị cáo.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

1. YN – Sinh năm 1989. Vắng mặt.

Nơi cư trú: Buôn B1, thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk.

2. YB – Sinh năm 2003. Vắng mặt.

Nơi cư trú: Buôn B1, thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk.

3. Phạm Ngọc A1 – Sinh năm 1985. Vắng mặt.

Nơi công tác: Hạt kiểm lâm vườn quốc gia Y, huyện B, ĐắkLắk.

4. YC1 - Sinh năm 1988. Vắng mặt.

Nơi công tác: Hạt kiểm lâm vườn quốc gia Y, huyện B, ĐắkLắk.

5. Nguyên đơn dân sự: Vườn quốc gia Y, huyện B, Đắk Lắk. Vắng mặt.

Người phiên dịch: Có ông YT là người phiên dịch tiếng Gia rai cho các bị cáo.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

YN- sinh năm 1989, cư trú tại: Buôn B1, Thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk đã nảy sinh ý định vào khu vực rừng do Vườn Quốc gia Y quản lý để khai thác trái phép gỗ Giáng Hương bán kiếm tiền.

YN đã rủ các bị cáo: YC, YS, YĐ cùng cư trú tại Buôn B1, Thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk và YB trú tại Buôn A1,Thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk và được những người trên đồng ý. Sau khi bàn bạc xong, mỗi người góp 100.000 đồng(một trăm nghìn đồng) để mua 01 (một) chiếc cưa máy (cưa lốc) và thức ăn để chuẩn bị cho việc khai thác gỗ.

Sáng ngày 19/6/2021, YN, YC, YS, YĐ và YB đi nhờ xe cày của người dân vào chòi rẫy của Y C ở gần trạm kiểm lâm số 11, Vườn Quốc gia Y, sau đó đi bộ vào khu vực rừng do Vườn Quốc gia Y quản lý. Trên đường đi, YS nhặt được 01 chiếc cưa tay. Nghĩ rằng chiếc cưa sẽ dùng vào việc cưa gỗ nên YS đã mang theo. Đến trưa cùng ngày, cả nhóm phát hiện 01 cây gỗ Giáng Hương (gỗ tươi, cây còn sống, có đường kính gốc khoảng 20cm, cao khoảng 9m). Sợ bị lực lượng Kiểm lâm phát hiện nên YN, YC, YS, YĐ và YB không dám cắt hạ ngay mà chờ đến chiều tối cùng ngày thì cả nhóm mới bắt đầu dùng cưa tay thay nhau cắt hạ cây gỗ và cắt phân thân cây gỗ thành 05 (năm) lóng có kích thước bằng nhau (20cm x 80cm). Rồi mỗi người gùi 01 lóng gỗ đi ra khỏi cách vị trí cây gỗ khai thác khoảng 50m thì bỏ gỗ xuống và nghỉ ngơi, đến rạng sáng ngày 20/6/2021 thay nhau dùng cưa máy xẻ thành 05 lóng gỗ. Làm xong cả bọn về lán nghỉ ngơi. Đến 7 giờ sáng cả bọn gùi gỗ lên người và đi về, đi được khoảng 1 km thì dừng lại nghỉ giải lao ăn uống. Đến khoảng 11 giờ cùng ngày cả nhóm chuẩn bị tiếp tục gùi gỗ lên lưng đi về thì bị lực lượng Kiểm lâm phát hiện, truy đuổi và bắt giữ được YN cùng tang vật, công cụ. Sáng ngày 21/6/2021 do nhận thức được sai phạm của mình, YC, YS, YĐ và YB đã đến trạm kiểm lâm D trình báo và khai nhận toàn bộ hành vi vi phạm.

Tại biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 08/7/2021 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Buôn Đôn xác định: Hiện trường nơi cây gỗ do YC và đồng bọn khai thác trái phép ngày 19/6/2021 thuộc lô 25 khoảnh 1 - tiểu khu 425 Vườn Quốc gia Y, thuộc địa giới hành chính huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.

Tại Kết luận giám định ngày 14/7/2021 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk kết luận: Tổng khối lượng gỗ bị khai thác trái phép là 0,130m3/05 hộp gỗ xẻ; chủng loại gỗ Giáng Hương, thuộc nhóm IIA, tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus; đối tượng rừng bị xâm hại là rừng đặc dụng.

Tại bản kết luận định giá tài sản số 21/KL-ĐGT, ngày 18/8/2021 của Hội đồng định giá tài sản huyện B kết luận: 05 hộp gỗ Giáng Hương thuộc nhóm IIA, tổng khối lượng là 0,130m3 gỗ xẻ có giá trị là 1.584.000 đồng (một triệu năm trăm tám mươi tư nghìn đồng).

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 31/2021/HSST ngày 15/12/2021 của Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã quyết định:

Tuyên bố các bị cáo YC, YS, YĐ phạm tội: “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”.

- Áp dụng điểm m khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự; điểm s khoản1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Xử phạt: Bị cáo YC 09 (chín) tháng tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”.

Áp dụng khoản 5 Điều 65 Bộ luật hình sự: Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt 01 năm 06 tháng tù của bản án số 18/2018/HSST ngày 19/7/2018 của Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn.

Áp dụng Điều 56 Bộ luật hình sự, tổng hợp hình phạt buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 02 (hai) năm 03 (ba) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày thi hành án.

- Áp dụng điểm m khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự; điểm s khoản1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Xử phạt: Bị cáo YS 08 (tám) tháng tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”. Thời hạn tù tính từ ngày thi hành án.

- Áp dụng điểm m khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự; điểm s,i khoản1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Xử phạt: Bị cáo YĐ 06 (sáu) tháng tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”.Thời hạn tù tính từ ngày thi hành án.

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên về xử lý vật chứng, trách nhiệm dân sự án phí và quyền kháng cáo cho các bị cáo, các đương sự khác theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 27/12/2021, các bị cáo YC, YS, YĐ có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại phiên toà phúc thẩm, các bị cáo vẫn giữ nguyên nội dung đơn kháng cáo và đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình cơ bản như nội dung bản cáo trạng và bản án sơ thẩm đã nêu cũng như lời khai của các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, tại cơ quan điều tra.

Tại phiên tòa Luật sư bào chữa bảo vệ quyền lợi cho hai bị cáo YC và YS vắng mặt có đơn xin hoãn phiên tòa với lý do: “Vừa qua tôi có công việc đột xuất phải đi thành phố Hồ Chí Minh nên không thể tham dự phiên tòa phúc thẩm được”.

Quá trình tranh luận tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã phân tích, đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo và cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử các bị cáo YC, YS, YĐ phạm tội: “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản” theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015 là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Xét mức hình phạt 09 tháng, 08 tháng và 06 tháng tù mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xử phạt lần lượt đối với các bị cáo YC, YS, YĐ là thỏa đáng, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội do bị cáo gây ra; Tại phiên tòa Luật sư bào chữa bảo vệ quyền lợi cho hai bị cáo: YC và YS vắng mặt không do trở ngại khách quan. Do đó đề nghị HĐXX áp dụng điểm a khoản 1 Điều 351, điểm a khoản 1 Điều 355, Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo. Giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk về phần hình phạt.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Các bị cáo không tranh luận, bào chữa gì thêm mà chỉ xin Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các cáo vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Tại phiên tòa Luật sư bào chữa bảo vệ quyền lợi cho hai bị cáo: YC và YS vắng mặt, các bị cáo đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa. Qua xem xét HĐXX nhận thấy sự vắng mặt của Luật sư không do trở ngại khách quan, hơn nữa vụ án này đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai nên căn cứ điểm a khoản 1 Điều 351 BLTTHS Tòa án vẫn xét xử vắng mặt người bào chữa cho hai bị cáo.

[2]. Xét lời khai nhận của các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm là phù hợp với lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra, tại phiên tòa sơ thẩm, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác đã được thu thập có trong hồ sơ vụ án. Như vậy, đã có đủ cơ sở kết luận: Vào chiều tối ngày 19/6/2021, YN, YC, YS, YĐ và YB đã dùng chiếc cưa tay, thay nhau cắt hạ cây gỗ Giáng Hương có đường kính gốc khoảng 20 cm, cao khoảng 9m tại lô 25 khoảnh 1 - tiểu khu 425 Vườn Quốc gia Y, thuộc địa giới hành chính huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Theo định giá, 05 hộp gỗ Giáng Hương thuộc nhóm IIA, tổng khối lượng là 0,130m3 gỗ xẻ có giá trị là 1.584.000 đồng (một triệu năm trăm tám mươi tư nghìn đồng).

Tuy khối lượng gỗ Giáng Hương thuộc nhóm IIA là 0,130m3 quy ra gỗ tròn là 0,208 m3 dưới mức quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm l khoản 1 Điều 232 Bộ Luật hình sự, nhưng hành vi của YC, YS thuộc trường hợp đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Hành vi của YĐ thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm.

Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử các bị cáo về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản” theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 232 BLHS năm 2015 là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

[3]. Xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo HĐXX thấy rằng: Hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý bảo vệ rừng của nhà nước ta; đồng thời gây mất trật tự trị án tại địa phương. Vì vậy, cần xử phạt nghiêm đối với các bị cáo mới có tác dụng phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm này.

Xét mức hình phạt 09 tháng, 08 tháng và 06 tháng tù mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xử phạt lần lượt đối với các bị cáo YC, YS, YĐ là thỏa đáng, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội do bị cáo gây ra. Trong vụ án này, bị cáo YC có một tiền án, Tại bản án số 18/2018/HSST ngày 19/7/2018 của Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn xử phạt YC 01 năm 06 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 03 năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Tại bản án số 18/2018/HSST ngày 19/7/2018 của Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn xử phạt YS 01 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 02 năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Bị cáo đã chấp hành xong hình phạt nhưng chưa được xóa án tích. Bị cáo YĐ ngày 24/9/2020 bị Hạt kiểm lâm vườn Quốc gia Y ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 50 về hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật với số tiền 10.000.000 đồng, YĐ đã nộp số tiền trên vào kho bạc nhà nước huyện B vào ngày 01/3/2021. Các bị cáo không lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho bản thân mà vẫn tiếp tục phạm tội. Khi quyết định hình phạt Tòa cấp sơ thẩm đã áp dụng đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự. Vì vậy, kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo không có cơ sở để chấp nhận.

Theo quy định tại phần III, điểm 1,tiểu mục 1.2 Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT – BNN- BTP-BCA- VKSNDTC- TANDTC ngày 08/3/2007 đơn vị tính để xác định thiệt hại thì khối lượng gỗ tính bằng m3 quy ra gỗ tròn. Việc quy đổi từ gỗ xẻ, gỗ đẻo ra gỗ tròn bằng cách nhân với hệ số 1,6. Tại bản cáo trạng số 26/CT – VKS ngày 30/09/2021 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk và Tại bản án hình sự sơ thẩm số 31/2021/HSST ngày 15/12/2021 của Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã truy tố và xét xử các bị cáo theo khối lượng và giá trị gỗ xẻ là không chính xác; lẽ ra phải truy tố và xét xử các bị cáo theo khối lượng và giá trị m3 gỗ quy ra gỗ tròn là 0,208m3. Tuy nhiên trong vụ án này không ảnh hưởng gì đến tội danh và nội dung vụ án nhưng cấp sơ thẩm cũng cần phải rút kinh nghiệm.

[4]. Về án phí hình sự phúc thẩm:

Do không được chấp nhận kháng cáo nên các bị cáo YC, YS, YĐ phải chịu án phí hình sự phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

[5]. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

[1]. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 351; điểm a khoản 1 Điều 355; Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự.

Không chấp nhận đơn kháng cáo của các bị cáo YC, YS, YĐ.

Giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm số 31/2021/HSST, ngày 15/12/2021 của Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.

[2]. Điều luật áp dụng và mức hình phạt:

- Áp dụng điểm m khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự; điểm s khoản1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Xử phạt: Bị cáo YC 09 (chín) tháng tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”.

Áp dụng khoản 5 Điều 65 Bộ luật hình sự: Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt 01 năm 06 tháng tù của bản án số 18/2018/HSST ngày 19/7/2018 của Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn.

Áp dụng Điều 56 Bộ luật hình sự, tổng hợp hình phạt buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là 02 (hai) năm 03 (ba) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày thi hành án.

- Áp dụng điểm m khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự; điểm s khoản1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Xử phạt: Bị cáo YS 08 (tám) tháng tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày thi hành án.

- Áp dụng điểm m khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự; điểm i, s khoản1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Xử phạt: Bị cáo YĐ 06 (sáu) tháng tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày thi hành án.

[3].Về án phí hình sự phúc thẩm:

Các bị cáo YC, YS, YĐ mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.

[4]. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án

Nơi nhận:

- TAND cấp cao tại Đà Nẵng;

- VKSND tỉnh Đắk Lắk (02 bản);

- Phòng HSNV Công an tỉnh Đắk Lắk;

- VP CQCSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk;

- Sở Tư pháp;

- TAND huyện Buôn Đôn;

- VKSND huyện Buôn Đôn;

- Công an huyện Buôn Đôn;

- Chi cục THADS huyện B;

- THAHS huyện Buôn Đôn;

- Bị cáo;

- Lưu: HS.

 



 

 

TM.HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM

THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

 

(Đã ký)

 

 

Văn Công Dần

Tải về
Bản án 103/2022/HS-PT Đắk Lắk Bản án 103/2022/HS-PT Đắk Lắk

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Bản án 103/2022/HS-PT Đắk Lắk Bản án 103/2022/HS-PT Đắk Lắk

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Bản án/ Quyết định cùng đối tượng

Bản án cùng lĩnh vực

Bản án mới nhất