Mẫu Đơn xin tách thửa đất [2024] và cách viết đơn

Người sử dụng đất khi có nhu cầu tách thửa trong trường hợp để bán hoặc tặng cho...thì phải thực hiện thủ tục tách thửa. Dưới đây là mẫu đơn xin tách thửa và hướng dẫn cách viết theo quy định mới nhất.

1. Mẫu Đơn xin tách thửa đất mới nhất hiện nay

Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất hiện nay là Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TÁCH THỬA ĐẤT, HỢP THỬA ĐẤT

Kính gửi: ………………………

PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ

Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình.

Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: ….. Quyển …..

Ngày …../…../……..
Người nhận hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ, tên)

I- KÊ KHAI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

(Xem kỹ hướng dẫn ở cuối đơn này trước khi viết đơn; không tẩy xóa, sửa chữa nội dung đã viết)

1. Người sử dụng đất:

1.1. Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa): …………

1.2. Địa chỉ ………………………

…………………………………………

2. Đề nghị tách, hợp thửa đất như sau:

2.1. Đề nghị tách thành …………. thửa đất đối với thửa đất dưới đây:

a) Thửa đất số: ……………..; b) Tờ bản đồ số: ………….;

c) Địa chỉ thửa đất: …………………………

d) Số phát hành Giấy chứng nhận: …………

Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: ……………..; ngày cấp …/…/…….

đ) Diện tích sau khi tách thửa: Thửa thứ nhất: … m2; Thửa thứ hai: … m2;

2.2. Đề nghị hợp các thửa đất dưới đây thành một thửa đất:

Thửa đất số

Tờ bản đồ số

Địa chỉ thửa đất

Số phát hành Giấy chứng nhận

Số vào sổ cấp giấy chứng nhận

3. Lý do tách, hợp thửa đất: ……………………...

4. Giấy tờ nộp kèm theo đơn này gồm có:

- Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất của thửa đất trên;

- Sơ đồ dự kiến phân chia các thửa đất trong trường hợp tách thửa (nếu có):

……………………………………

Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng.

……., ngày .... tháng ... năm ……
Người viết đơn

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

II- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

Ngày …… tháng …… năm ……
Người kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

Ngày …… tháng …… năm ……
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

Ví dụ đơn đề nghị tách thửa cho hộ gia đình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TÁCH THỬA ĐẤT, HỢP THỬA ĐẤT

Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai

Mẫu số 11/ĐK

PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN

HỒ SƠ

Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình.

Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: ….. Quyển …..

Ngày …../…../……..
Người nhận hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ, tên)


I- KÊ KHAI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

(Xem kỹ hướng dẫn ở cuối đơn này trước khi viết đơn; không tẩy xóa, sửa chữa nội dung đã viết)

1. Người sử dụng đất:

1.1. Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa):

Hộ ông/bà: TRẦN QUANG S

Năm sinh: 1970,      CMND: 0608xx100   Nơi cấp: Công an tỉnh Lào Cai

NGUYỄN BÍCH H   Năm sinh: 1974,   CMND: 0609xx210   Nơi cấp: Công an tỉnh Lào Cai

1.2. Địa chỉ: Số xxx, đường Hồng Hà, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

2. Đề nghị tách, hợp thửa đất như sau:

2.1. Đề nghị tách thành hai thửa đất đối với thửa đất dưới đây:

a) Thửa đất số: 145;            b) Tờ bản đồ số: 088;

c) Địa chỉ thửa đất: Số xx, đường Hồng Hà, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai

d) Số phát hành Giấy chứng nhận: AB.022886

Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: 866;     ngày cấp 06/6/2001

đ) Diện tích sau khi tách thửa: Thửa thứ nhất: 50 m2; Thửa thứ hai: 55 m2;

2.2. Đề nghị hợp các thửa đất dưới đây thành một thửa đất:

Thửa đất số

Thửa đất số

Thửa đất số

Thửa đất số

Thửa đất số

3. Lý do tách, hợp thửa đất: Chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất

4. Giấy tờ nộp kèm theo đơn này gồm có:

- Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất của thửa đất trên;

- Sơ đồ dự kiến phân chia các thửa đất trong trường hợp tách thửa (nếu có):

……………………………………………………………………………………………………

Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng.

…………., ngày .... tháng ... năm ……
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

II- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Ngày …… tháng …… năm ……
Người kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

Ngày …… tháng …… năm ……
Người kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)


2. Hướng dẫn viết đơn đề nghị tách thửa

Trường hợp áp dụng: Dùng trong trường hợp người sử dụng đất đề nghị tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới hoặc đề nghị hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất;

Xem: Diện tích tách thửa tối thiểu 63 tỉnh thành.

Khi viết đơn xin tách thửa, người sử dụng đất phải điền đầy đủ thông tin theo từng trường hợp: Tách hoặc hợp thửa đất, cụ thể:

1 - Kính gửi:

- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất;

- Tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;

2 - Thông tin người sử dụng đất

- Ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất gồm các thông tin như sau:

  • Đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND;
  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch;
  • Đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất;

- Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của vợ và của chồng;

- Đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

3 - Thông tin về thửa đất

- Ghi các thông tin về thửa đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất (số phát hành giấy chứng nhận là số seri của giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái và 06 số).

- Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối “Phần khai của người sử dụng đất trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được ủy quyền); đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức.

4 - Lý do tách, hợp thửa đất

Trên thực tế, có nhiều lý do dẫn tới việc tách thửa hoặc hợp thửa như: Chuyển nhượng hoặc tặng cho một phần quyền sử dụng đất...Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của từng hộ gia đình, cá nhân mà ghi lý do tách thửa cho phù hợp.

3. Điều kiện tách thửa hiện nay thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, để được tách thửa khi chuyển nhượng, tặng cho cần có đủ các điều kiện sau:

(1) Có Giấy chứng nhận.

(2) Đất không có tranh chấp.

(3) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

(4) Đất còn thời hạn sử dụng.

(5) Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.

Lưu ý: Đối với một số tỉnh, thành điều kiện tách thửa không bắt buộc phải có Sổ đỏ, Sổ hồng (chỉ cần có đủ điều kiện cấp Sổ đỏ, Sổ hồng). Tức, ngay cả khi thửa đất đó chưa được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng vẫn được phép tách thửa nếu đủ điều kiện được cấp sổ.

Trong đó, theo Luật Đất đai 2013, diện tích đất tối thiểu để tách thửa đất ở nông thông và đô thị được quy định như sau:

- Diện tích đất tối thiểu để tách thửa đất đối với đất tại nông thôn:

Theo khoản 2 Điều 143 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

- Diện tích đất tối thiểu để tách thửa đất đối với đất ở tại đô thị:

Theo khoản 4 Điều 144 Luật Đất đai 2013, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

Trên đây là mẫu đơn xin tách thửa và hướng dẫn cách viết theo quy định mới nhất. Để biết điều kiện, thủ tục tách thửa, bạn đọc xem tại đây. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.

Mẫu Tờ khai đề nghị nhận phụ cấp thâm niên với giáo viên đang nghỉ hưu

Mẫu Tờ khai đề nghị nhận phụ cấp thâm niên với giáo viên đang nghỉ hưu

Mẫu Tờ khai đề nghị nhận phụ cấp thâm niên với giáo viên đang nghỉ hưu

Mẫu Tờ khai đề nghị nhận phụ cấp thâm niên với giáo viên đang nghỉ hưu là giấy tờ được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng biết nên dùng mẫu nào là chuẩn. Bài viết sau của LuatVietnam sẽ cung cáp tới bạn đọc mẫu Tờ khai đề nghị nhận phụ cấp thâm niên với giáo viên đang nghỉ hưu chuẩn.