Bản án số 33/2019/HNGĐ-ST ngày 20/09/2019 của TAND huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội về vụ án ly hôn về mâu thuẫn gia đình
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 33/2019/HNGĐ-ST
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 33/2019/HNGĐ-ST
Tên Bản án: | Bản án số 33/2019/HNGĐ-ST ngày 20/09/2019 của TAND huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội về vụ án ly hôn về mâu thuẫn gia đình |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Vụ án ly hôn về mâu thuẫn gia đình |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND huyện Thanh Oai (TAND TP. Hà Nội) |
Số hiệu: | 33/2019/HNGĐ-ST |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 20/09/2019 |
Lĩnh vực: | Hôn nhân gia đình |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | Chị Y xin ly hôn anh H và đề nghị giải quyết con chung được Tòa án chấp nhận |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản
TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN MỸ ĐỨC
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
——————————
Bản án số 33./2019/HNGĐ-ST
Ngày 20-9-2019
V/v chị Nguyễn Thị Y xin ly hôn
anh Đồng Văn H
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
———————————————————
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN MỸ ĐỨC - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Bà Bùi Thị Hồng
Các Hội thẩm nhân dân: Ông Trần Xuân Tộ
Ông Nguyễn Đại Đồng
- Thư ký phiên tòa: Bà Đinh Thị Thùy Linh - Thư ký tòa án nhân dân
huyện Mỹ Đức - thành phố Hà Nội
- Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân huyện Mỹ Đức - thành phố Hà Nội
tham gia phiên tòa: Bà Lê Thị Lan - Kiểm sát viên.
Ngày 20 tháng 9 năm 2019 tại tòa án nhân dân huyện Mỹ Đức xét xử sơ
thẩm công khai
vụ án hôn nhân và gia đình thụ lý số 212/2019/TLST-HNGĐ
ngày 23 tháng 7 năm 2019 về tranh chấp ly hôn theo Quyết định đưa vụ án ra
xét xử số 32/2019/QĐXXST-HNGĐ ngày 04 tháng 9 năm 2019 giữa các đương
sự:
- Nguyên đơn: Chị Nguyễn Thị Y, sinh năm 1987. Có mặt
- Bị đơn: Anh Đồng Văn H, sinh năm 1982. Có mặt
Đều trú tại: Thôn Đục Kh, xã Hương S, huyện Mỹ Đ, Thành Phố Hà N.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo đơn khởi kiện, các tài liệu và lời trình bày của các đương sự có trong
hồ sơ, vụ án có nội dung như sau:
Chị Nguyễn Thị Y và anh Đồng Văn H đăng ký kết hôn trên cơ sở tự
nguyện tại Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn năm 2006. Trước khi cưới vợ chồng
có tìm hiểu một thời gian sau khi cưới hai vợ chồng về chung sống tại nhà anh
H ở thôn Đục Kh, xã Hương S
Trong quá trình chung sống chị Y trình bày vợ chồng thường xảy ra nhiều
mâu thuẫn cãi cọ lẫn nhau, chị Y thường phải bỏ về nhà bố mẹ đẻ mình để ở mỗi
khi vợ chồng có sô sát. Khi chị sinh cháu thứ hai thì anh H có yêu cầu chị quay
2
về nhà anh H để ở, chị bỏ qua mọi thứ quay trở về chung sống cùng chồng và
gia đình nhà chồng, sau khi sinh con thứ 3, đến năm 2017 chị đi khám bệnh phát
hiện bị u máu trong gan nên từ đó anh chị càng có mâu thuẫn nhiều hơn, chị bị
anh H đánh chửi và xa lánh nên chị đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ sau đó xin đi làm
thuê ở công ty và ly thân với anh H từ đó đến nay. Nhiều lần chị có gọi điện
thoại để thăm dò tình cảm của anh H nhưng tất cả những lần đó anh H đều im
lặng không ý kiến gì. Xét thấy tình cảm vợ chồng không còn, chị xin được ly
hôn với anh H.
Quan điểm của anh H: Trong quá trình chung sống vợ chồng cũng có mâu
thuẫn, có va chạm, anh cũng có lần nóng giận đánh chị Y, Ccị Y cũng đã một
vài lần bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Sau đó chị Ýến tự ý bỏ đi làm công ty xa nhà, anh H
không đồng ý vì muốn chị Y ở nhà chăm sóc con cái và làm công việc nhà do đó
vợ chồng càng mâu thuẫn. Thời gian chị Y đi làm ở công ty 03 năm nay anh
chị không có quan hệ vợ chồng. Nay chị Y xin ly hôn anh không đồng ý, mong
muốn đoàn tụ để vợ chồng cùng nuôi dạy con chung.
Về con chung: Vợ chồng có 03 con chung hiện đang ở với anh H là Đồng
Thị Tuyết M sinh ngày 13/7/2007; Cháu Đồng Văn S sinh ngày 06/9/2009;
Cháu Đồng Thị Bích L sinh ngày 12/4/2012 quan điểm của chị Y xin nuôi cả 03
con chung, trường hợp anh H không nhất trí thì chị xin nuôi cháu đầu là Đồng
Thị Tuyết M, giao anh H nuôi 02 con chung còn lại, không bên nào phải trợ cấp
nuôi con chung cho bên nào.
Về tài sản chung và công nợ chung: Anh và chị đều trình bày vợ chồng
không có tài sản chung, công nợ chung nào.
Tại phiên tòa:
Chị Y vẫn giữ nguyên quan điểm ly hôn và đề nghị vê con chung như đã
trình bày ở trên.
Quan điểm của anh H: tại phiên tòa anh khẳng định tình cảm vợ chồng của
anh với chị Y đã hết nhưng vẫn mong muốn chị Y về chung sống để cùng nuôi
dạy các con chung. Nếu chị Y không nhất trí anh đề nghị Tòa án giải quyết vụ
án theo quy định của pháp luật. Trường hợp Tòa án cho ly hôn anh xin nuôi cả
03 con chung, không yêu cầu chị Y trợ cấp nuôi con chung cho đến khi chị Y
có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì sẽ làm đơn ra tòa giải quyết lại về con
chung.
Đại diện VKS phát biểu ý kiến về quá trình giải quyết vụ án: Thẩm phán
trong quá trình giải quyết vụ án đã làm đúng quy trình tố tụng, không có vi
phạm gì, đã xác định đúng tư cách của đương sự, giải quyết đúng thời hạn của
vụ án.
Nguyên đơn, bị đơn: Chấp hành đúng quy định tố tụng dân sự trong quá
trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa
Về HĐXX đã thực hiện đúng các thủ tục, quy trình và thực hiện xét xử
công khai khách quan.
3
Về đường lối: Đề nghị hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu ly hôn của chị
Nguyễn Thị Y đối với anh Đồng Văn H
Về con chung: Đề nghị giao 01con chung Đồng Thị Tuyết M cho chị Y
được nuôi dưỡng, giao 02 con chung còn lại cho anh H nuôi dưỡng là phù hợp
pháp luật.
Về tài sản chung và công nợ chung vợ chồng: không có và không yêu cầu
giải quyết nên không xem xét.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên
toà và căn cứ vào ý kiến của kiểm sát viên tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận
định:
- Về quan hệ hôn nhân: Chị Nguyễn Thị Y và anh Đồng Văn H trước khi
kết hôn có tìm hiểu và tự nguyện đăng ký kết hôn tại UBND xã có thẩm quyền,
đây là hôn nhân hoàn toàn tự nguyện và hợp pháp.
Về yêu cầu ly hôn: Quá trình chung sống của vợ chồng chị Y, anh H đã có
những mâu thuẫn nảy sinh xuất phát từ tình cảm vợ chồng không hòa hợp, quan
điểm sống khác nhau, chị Y mong muốn được quan tâm nhưng anh H tính tình
lạnh nhạt. Do vậy rạn nứt trong quan hệ vợ chồng càng trở nên khó hàn gắn, khi
chị Y đi làm tại công ty xa nhà cũng là lúc vợ chồng chị ly thân, thời gian ly
thân 03 năm là tương đối dài dẫn đến tình cảm vợ chồng của chị Y đối với anh
H đã hết. Tại các phiên hòa giải, và tại phiên tòa anh H xin đoàn tụ nhưng lại
khẳng định tình cảm quan tâm thật sự của mình với chị Y đã hết, anh chỉ có
mong muốn mong chị Y cùng về chung sống để nuôi dạy con chung nên chị Y
không nhất trí. Xét thấy tình cảm vợ chồng đôi bên đã hết, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được, cần xử cho chị Y được ly
hôn anh H là phù hợp với luật hôn nhân và gia đình.
- Về con chung: Vợ chồng có 03 con chung, anh H và chị Y đều có nguyên
vọng nuôi các con chung, nguyện vong của các con chung xin được ở cả với bố
và với mẹ. Vì vậy cần thiết giao 01 con chung là cháu Đồng Thị Tuyết M cho
chị Y trực tiếp nuôi dưỡng, giao cháu Đồng Văn S và cháu Đồng Thị Bích L cho
anh H tiếp tục nuôi dưỡng, không bên nào phải trợ cấp nuôi con chung cho bên
nào cho đến khi các bên có yêu cầu thay đổi về người nuôi con chung là phù hợp
với quy định của pháp luật để đảm bảo các quyền lợi chăm sóc và nuôi dạy tốt
nhất cho các con chung. Các bên có quyền thăm nom chăm sóc con chung
không ai được quyền ngăn cản.
- Về tài sản chung và công nợ chung của vợ chồng: anh H và Chị Y đều
trình bày không có.
Về án phí: Chị Y phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.
4
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào các điều 51, 56, 81, 82, 83, 84 Luật Hôn nhân và gia đình,
Điều 147, Điều 271, Điều 273 Bộ Luật tố tụng dân sự, Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy
định về … án phí và lệ phí Tòa án;
Xử cho: Chị Nguyễn Thị Y được ly hôn anh Đồng Văn H.
Về con chung: Buộc anh H giao 01 con chung là Đồng Thị Tuyết M sinh
ngày 13/7/2007 cho chị Y trực tiếp nuôi dưỡng, Anh H được tiếp tực nuôi 02
con chung là Đồng Thị Bích L sinh ngày 12/4/2012 và Đồng Văn S sinh ngày
06/9/2009, không bên nào phải trợ cấp nuôi con chung cho bên nào, cho đến khi
các con chung trưởng thành hoặc cho đến khi các đương sự có yêu cầu mới về
người trực tiếp nuôi con chung và trợ cấp nuôi con chung. Các bên có quyền
thăm nom chăm sóc con chung không ai được quyền ngăn cản.
Về tài sản chung và công nợ chung: Các bên trình bày không có.
Về án phí: Chị Nguyễn Thị Y phải chịu án phí ly hôn sơ thẩm số tiền là
300.000 đồng, được đối trừ vào tiền tạm ứng án phí Chị Y đã nộp tại biên lai thu
tạm ứng án phí, lệ phí tòa án số 02366 ngày 23/7/2019 tại chi cục Thi hành án
dân sự huyện Mỹ Đức – thành phố Hà Nội.
Án xử công khai sơ thẩm, nguyên đơn, bị đơn có quyền kháng cáo trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm 20/9/2019.
Nơi nhận:
-Nguyên đơn, bị đơn.
-VKSND huyện Mỹ Đức
- Chi cục THA dân sự huyện Mỹ Đức
- UBND xã Hương Sơn.
- Lưu hồ sơ;
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Bùi Thị Hồng

5
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 52-DS:
Về thể thức:
Bản án được trình bày trên trang giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm); định lề trên, lề dưới
từ 20-25 mm, bên phải từ 15-20 mm, bên trái từ 30-35 mm. Phông chữ sử dụng trình bày bản
án là phông chữ tiếng Việt, kiểu chữ Times New Roman của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Trang của bản án được đánh số thứ tự bằng số Ả Rập, cỡ
chữ 13, kiểu chữ đứng, không hiển thị số trang thứ nhất, đặt canh giữa theo chiều ngang trong
phần lề dưới của bản án.
- Trình bày Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên Tòa án: Quốc hiệu được trình bày bằng chữ in hoa,
cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của bản
án. Tiêu ngữ được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh
giữa phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các từ được viết hoa, giữa các từ có gạch nối (-),
có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ. Tên
Tòa án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía
trên cùng, bên trái trang đầu tiên của bản án; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài
từ 1/3 đến 1/2 độ dài tên Tòa án và đặt ở giữa, cân đối so với dòng chữ.
- Trình bày số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của bản án: Số, ký hiệu, ngày ban hành
và trích yếu của bản án được đặt canh giữa dưới tên Tòa án ban hành bản án. Các ký tự trong số,
ký hiệu của bản án được trình bày liền nhau, không cách chữ. Cụm từ “Bản án số:…/…/…” được
trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, chữ cái đầu tiên của cụm từ được viết
hoa; sau chữ “số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước.
Năm ban hành được ghi đầy đủ các số. Ký hiệu của bản án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ
chữ 13, kiểu chữ đứng. Giữa số, năm ban hành và ký hiệu của bản án có dấu gạch chéo (/).
Ngày ban hành bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng,
giữa các ngày tháng năm có gạch nối “-”.
Trích yếu “V/v…....” của bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu
chữ đứng; cách cụm từ ―NHÂN DANH‖ là 24 pt.
- Trình bày nội dung trong ngoặc kép dưới đây bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ
đứng, đặt canh giữa theo chiều ngang của bản án, khoảng cách giữa cụm từ ―NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM‖ và cụm từ ―TÒA ÁN NHÂN
DÂN…‖ là 14 pt:
―NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN.....‖
- Trình bày phần đầu bản án: Nội dung phần đầu bản án trình bày bằng chữ in thường,
cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm

6
đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu
từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các cụm từ “Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm
gồm có”, “Thư ký phiên tòa”, “Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân … tham gia phiên tòa”
trình bày bằng kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa cụm từ ―Thành phần Hội đồng xét
xử sơ thẩm gồm có” và cụm từ ―TÒA ÁN NHÂN DÂN…‖ là 18 pt. Các cụm từ “Thẩm
phán - Chủ tọa phiên tòa”, “Thẩm phán”, “Các Hội thẩm nhân dân”, địa vị pháp lý của các
đương sự, người tham gia tố tụng khác trình bày bằng kiểu chữ nghiêng.
Trường hợp mỗi địa vị pháp lý chỉ có một người tham gia tố tụng thì viết các thông tin
của họ ngay sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý đó. Trường hợp có nhiều người tham gia tố tụng có
cùng địa vị pháp lý thì sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý chung phải xuống dòng và đánh số thứ tự
theo chữ số Ả Rập trước các thông tin của từng người tham gia tố tụng.
Ví dụ:
Nếu có một nguyên đơn thì ghi như sau: “- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại...”.
Nếu có nhiều nguyên đơn thì ghi như sau:
“- Nguyên đơn:
1. Bà Lê Thị C; cư trú tại...
2. Ông Nguyễn Văn A;
3. Ông Nguyễn Văn B;
Cùng cư trú tại....”
- Trình bày nội dung bản án: Nội dung bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ
chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến
1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ
cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các tiêu đề ―NỘI DUNG VỤ ÁN:‖, ―NHẬN ĐỊNH CỦA
TÒA ÁN:‖, ―QUYẾT ĐỊNH:‖ trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm,
sau có dấu hai chấm, đặt canh giữa theo chiều ngang của bản án; khoảng cách giữa các tiêu đề
này và đoạn trên, đoạn dưới là 12 pt.
- Trình bày phần cuối cùng của bản án: Phần nơi nhận được trình bày sát lề trái. Chữ
“Nơi nhận” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng
cách giữa phần cuối bản án và phần quyết định của bản án từ 12 pt đến 18 pt; phần liệt kê cơ
quan, tổ chức, cá nhân nhận bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ
đứng. Tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức nhận bản án đầu
dòng có gạch ngang sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;).
Phần ghi chức danh của người có thẩm quyền ký bản án: Chức danh của người có thẩm
quyền ký bản án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm. Họ và tên của
người có thẩm quyền ký bản án được trình bày bằng chữ in thường, chữ cái đầu của các từ được viết
hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt ở giữa, cân đối với chức danh của người có thẩm quyền ký
bản án; khoảng cách giữa họ tên và chức danh của người có thẩm quyền ký bản án là 100 pt.
Về nội dung:
Mẫu bản án sơ thẩm kèm theo bản hướng dẫn này được soạn thảo theo tinh thần quy
định tại Điều 266 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Mẫu bản án sơ thẩm kèm theo hướng dẫn này
được sử dụng cho tất cả các Tòa án khi xét xử sơ thẩm các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Sau đây là những hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng mẫu bản án sơ thẩm kèm theo:
(1) Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa
án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào
7
(ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án
nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số bản án, ô thứ hai ghi năm ra bản án, ô thứ ba ghi ký hiệu loại bản
án (ví dụ: Nếu là bản án giải quyết tranh chấp về dân sự năm 2017 có số 100 thì ghi: “số:
100/2017/DS-ST”; nếu là bản án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình năm 2017 có
số 108 thì ghi: “số: 108/2017/HNGĐ-ST”; nếu là bản án giải quyết tranh chấp về kinh doanh,
thương mại năm 2017 có số 110 thì ghi: “số: 110/2017/KDTM-ST”; nếu là bản án giải quyết
tranh chấp về lao động năm 2017 có số 115 thì ghi: “số: 115/2017/LĐ-ST”).
(3) Ghi ngày, tháng, năm tuyên án không phân biệt vụ án được xét xử sơ thẩm và kết
thúc trong một ngày hay được xét xử sơ thẩm trong nhiều ngày.
(4) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án
thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật Tố tụng dân sự, để ghi vào
phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về
quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật
Tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(5) Ghi như hướng dẫn tại điểm (1).
(6) Nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người, thì chỉ ghi họ tên của Thẩm phán - Chủ
tọa phiên tòa, bỏ dòng “Thẩm phán...”, đối với Hội thẩm nhân dân chỉ ghi họ tên của hai Hội
thẩm nhân dân; nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có năm người, thì ghi họ tên của Thẩm
phán - Chủ tọa phiên tòa, họ tên của Thẩm phán, họ tên của cả ba Hội thẩm nhân dân. Cần
chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán; chức vụ, nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân.
(7) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của
Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm (1).
(8) Nếu có Viện Kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa thì ghi như hướng dẫn tại điểm
(1) song đổi các chữ “Tòa án nhân dân” thành “Viện Kiểm sát nhân dân”.
(9) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong
các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi
“Trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà
liền nhau thì ghi: “Từ ngày… đến ngày…” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm
2017); nếu từ ba ngày trở lên mà không liền nhau thì ghi “trong các ngày” (ví dụ: Trong các
ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm 2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi “từ ngày...
tháng... đến ngày... tháng...” (ví dụ: Từ ngày 31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu
không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các
ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).
(10) Nếu xét xử kín thì thay cụm từ “công khai” bằng từ “kín”.
(11) Ô thứ nhất ghi số thụ lý, ô thứ hai ghi năm thụ lý và ô thứ ba nếu là tranh chấp về
dân sự thì ghi “DS”; nếu là tranh chấp về hôn nhân và gia đình thì ghi “HNGĐ”; nếu là tranh
chấp về kinh doanh, thương mại thì ghi “KDTM”; nếu là tranh chấp về lao động thì ghi “LĐ”
(ví dụ: số 18/2017/TLST-HNGĐ).
(12) Ghi như hướng dẫn tại điểm (4).
(13) Nguyên đơn là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên
thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa
thành niên). Nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ
quan, tổ chức đó.
(14) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của nguyên đơn và ghi họ tên, địa chỉ cư
trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên
8
đơn; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người
đó với nguyên đơn; nếu là người đại diện theo uỷ quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn
bản uỷ quyền ngày... tháng... năm...”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại... là người đại diện theo pháp luật của nguyên
đơn (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B; cư trú tại... là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn (Văn
bản uỷ quyền ngày... tháng... năm...).
(15) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Ghi họ tên, địa
chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào);
nếu có nhiều nguyên đơn thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn nào.
(16) và (19) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (13).
(17) và (20) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (14).
(18) và (21) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (15).
(22) Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày,
tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên).
(23) Ghi họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).
(24) Ghi họ tên, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).
(25) Trong phần này ghi rõ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, của cơ quan, tổ chức, cá
nhân; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan; ý kiến của Viện Kiểm sát; ghi ngắn gọn, đầy đủ các tài liệu, chứng cứ,
tình tiết của vụ án; ghi rõ các tình tiết, sự kiện không phải chứng minh, các tình tiết mà các
bên đã thống nhất, không thống nhất; đối với các tình tiết của vụ án mà các bên không thống
nhất thì phải ghi rõ lý lẽ, lập luận của từng bên đương sự.
(26) Ghi nhận định của Tòa án về những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án (về áp
dụng pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung). Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã
được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định
đầy đủ, khách quan về chứng cứ và những tình tiết của vụ án; phân tích, viện dẫn những căn
cứ pháp luật, án lệ (nếu có) để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương
sự; yêu cầu, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác (nếu có); yêu cầu, đề nghị của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự; ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát (nếu có); giải quyết các vấn đề khác có liên
quan. Nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì
tùy từng trường hợp mà Tòa án phân tích, lập luận về việc áp dụng tập quán, tương tự pháp
luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng.
Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].
(27) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ các căn cứ pháp luật để ra quyết định.
(28) Ghi các quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm về từng vấn đề phải giải quyết
trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng
cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.
Đối với trường hợp xét xử sơ thẩm lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc
toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì ghi vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi
hành (nếu có) theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy; trường hợp có
quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 482 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì phải ghi
rõ nội dung về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu thi hành án.
(29) Phần cuối cùng của bản án, đối với bản án được thông qua tại phòng nghị án thì
phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và đóng dấu (bản án
9
này phải lưu vào hồ sơ vụ án); đối với bản án để gửi cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá
nhân khởi kiện và Viện Kiểm sát thì ghi như sau:
Nơi nhận:
- Ghi theo quy định tại Điều 269 của Bộ luật
Tố tụng dân sự;
- Lưu: VT, hồ sơ vụ án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Tải về
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 16/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
2
Ban hành: 14/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
3
Ban hành: 10/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
4
Ban hành: 08/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
5
Ban hành: 04/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
6
Ban hành: 03/04/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
7
Ban hành: 31/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
8
Ban hành: 31/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
9
Ban hành: 31/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
10
Ban hành: 31/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
11
Ban hành: 31/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
12
Ban hành: 31/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
13
Ban hành: 28/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
14
Ban hành: 28/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
15
Ban hành: 28/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
16
Ban hành: 27/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
17
Ban hành: 27/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
18
Ban hành: 27/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
19
Ban hành: 27/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
20
Ban hành: 27/03/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm