Bản án số 147/2024/HNGĐ-ST ngày 26/09/2024 của TAND huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An về vụ án ly hôn về mâu thuẫn gia đình
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 147/2024/HNGĐ-ST
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 147/2024/HNGĐ-ST
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 147/2024/HNGĐ-ST
Tên Bản án: | Bản án số 147/2024/HNGĐ-ST ngày 26/09/2024 của TAND huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An về vụ án ly hôn về mâu thuẫn gia đình |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Vụ án ly hôn về mâu thuẫn gia đình |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND huyện Quỳ Hợp (TAND tỉnh Nghệ An) |
Số hiệu: | 147/2024/HNGĐ-ST |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 26/09/2024 |
Lĩnh vực: | Hôn nhân gia đình |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | H - D |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản
1
TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN QUỲ HỢP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỈNH NGHỆ AN
Bản án số: 147/2024/HNGĐ-ST
Ngày 26/9/2024
V/v Ly hôn, tranh chấp về nuôi con,
chia tài sản khi ly hôn.
NHÂN DANH
NƢỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN QUỲ HỢP – TỈNH NGHỆ AN
Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Bà Trương Thị Thu Hà
Các Hội thẩm nhân dân: Ông Đặng Thế Quế
Bà Hoàng Thị Đào
Thư ký phiên toà: Bà Kim Thị Mai – Thư ký, Tòa án nhân dân huyện Quỳ Hợp,
tỉnh Nghệ An.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An tham gia phiên
tòa: Ông Vi Ngọc Sơn – Kiểm sát viên.
Ngày 26 tháng 9 năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Quỳ Hợp, tỉnh
Nghệ An, xét xử sơ thẩm công khai vụ án hôn nhân và gia đình thụ lý số:
81/2024/TLST - HNGĐ ngày 11 tháng 6 năm 2024 về việc Ly hôn, tranh chấp về
nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số
98/2024/QĐXXST – HNGĐ ngày 10 tháng 9 năm 2024 giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Bà Lô Thị H, sinh năm 1976
Nơi cư trú: Bản H, xã Ch, huyện Q, tỉnh Nghệ An (Có mặt)
Bị đơn: Ông Vi Văn D, sinh năm 1964
Nơi cư trú: Bản H, xã Ch, huyện Q, tỉnh Nghệ An (Vắng mặt)
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Trong đơn xin ly hôn và tại biên bản ghi lời khai, nguyên đơn bà Lô Thị H
trình bày: Bà Lô Thị H và ông Vi Văn D kết hôn vào ngày 04/10/2003, đăng ký kết
hôn tại Ủy ban nhân dân xã Ch, huyện Q, tỉnh Nghệ An. Sau khi kết hôn, bà H và
ông D chung sống không hạnh phúc mà thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, nguyên
nhân do ông D sống không có trách nhiệm gì với gia đình, không chịu khó làm ăn
2
mà thường xuyên uống rượu say sau đó chửi bới, xúc phạm bà H. Vợ chồng mâu
thuẫn, hai bên không còn tình cảm nên từ năm 2008 bà H và ông D đã sống ly thân,
mặc dù cả hai vẫn sống trong nhà cùng nhau. Đến năm 2015 ông D phải đi chấp
hành án hình phạt tù 13 năm, đến ngày 15/4/2024 ông D chấp hành xong án hình
phạt tù về sống trong nhà cùng với bà H, tuy nhiên hai bên lại tiếp tục mâu thuẫn,
không thể hòa giải. Nay xác định tình cảm vợ chồng không còn, hai bên không thể
tiếp tục sống chung, do đó bà H yêu cầu Tòa án giải quyết cho bà H và ông D được
ly hôn.
Bà Hiền và ông Dũng có 02 con chung là Vi Mạnh Hùng, sinh ngày
10/4/1995 và Vi Mạnh Hoàng, sinh ngày 23/3/1997. Hiện nay các con chung đều đã
đủ 18 tuổi, trưởng thành nên bà Hiền không đề xuất gì về giao nuôi các con khi vợ
chồng ly hôn.
Bà H không yêu cầu Tòa án giải quyết về tài sản.
Đối với bị đơn ông Vi Văn D, quá trình Tòa án thụ lý giải quyết vụ kiện, mặc
dù nhận được thông báo thụ lý vụ án và được giao nhận giấy triệu tập, thông báo
hợp lệ nhưng ông D không có mặt để lấy lời khai, không tham gia phiên họp kiểm
tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và phiên hòa giải. Tại phiên toà,
mặc dù đã được giao nhận giấy triệu tập hợp lệ nhưng ông D vắng mặt lần thứ hai
không có lý do.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Quỳ Hợp phát biểu ý kiến:
Qua kiểm sát giải quyết vụ án từ khi thụ lý vụ án đến trước khi đưa vụ án ra
xét xử và tại phiên tòa thấy rằng: Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký, nguyên đơn
đã chấp hành đúng quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự. Bị đơn mặc dù được Tòa
án triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt tại phiên tòa lần thứ hai không có lý do.
Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào khoản 1 Điều 56, 81, 82, 83, 84 Luật
Hôn nhân và Gia đình; khoản 4 điều 147, điểm b khoản 2 Điều 227, khoản 3 điều
228 Bộ luật Tố tụng dân sự, xử: Về hôn nhân: Cho bà H được ly hôn ông D; Về con
chung: Các con chung của bà H, ông D là cháu Vi Mạnh H, sinh ngày 10/4/1995 và
Vi Mạnh H, sinh ngày 23/3/1997 đã đủ 18 tuổi, trưởng thành nên đề nghị Hội đồng
xét xử không xem xét; Về tài sản chung: Bà H không yêu cầu giải quyết nên đề
nghị Hội đồng xét xử không xem xét; Về án phí: Bà H phải chịu án phí dân sự sơ
thẩm theo quy định.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
3
Sau khi xem xét các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa,
căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về tố tụng: Quan hệ pháp luật được xác định trong vụ án là “Ly hôn,
tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” theo quy định tại khoản 1 điều 28
Bộ luật tố tụng dân sự. Bị đơn ông Vi Văn D cư trú tại Bản H, xã Ch, huyện Quỳ
Hợp, tỉnh Nghệ An nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 35, điểm a
khoản 1 điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự.
[2] Về hôn nhân: Hôn nhân của bà Lô Thị H và ông Vi Văn D là hôn nhân
hợp pháp, đảm bảo về điều kiện kết hôn và được đăng ký kết hôn đúng quy định.
Sau khi kết hôn, vợ chồng bà H, ông D sống chung không hạnh phúc mà thường
xuyên xảy ra mâu thuẫn và nay bà H, ông D đã sống ly thân. Quá trình giải quyết vụ
án bà H một mực xin ly hôn ông D, tại phiên tòa bà H vẫn cương quyết giữ nguyên
yêu cầu đó. Xét thấy hôn nhân của bà H, ông D lâm vào tình trạng trầm trọng, đời
sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, do đó chấp
nhận yêu cầu của bà H, cho bà H được ly hôn ông D.
Về con chung: Con chung của bà H, ông D là cháu Vi Mạnh H, sinh ngày
10/4/1995 và Vi Mạnh H, sinh ngày 23/3 /1997 đều đã đủ 18 tuổi, trưởng thành. Bà
H không yêu cầu giao nuôi con nên Hội đồng xét xử không xem xét.
Về tài sản chung: Bà Lô Thị H không yêu cầu giải quyết nên Hội đồng xét xử
không xem xét.
[3] Đối với ông Vi Văn D, quá trình Tòa án thụ lý giải quyết vụ kiện, mặc dù
nhận được thông báo thụ lý vụ án và được giao nhận giấy triệu tập, thông báo hợp
lệ nhưng ông D không có mặt để lấy lời khai, không tham gia phiên họp kiểm tra
việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và phiên hòa giải. Tại phiên toà, mặc dù
đã được giao nhận giấy triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng ông D vắng mặt không có
lý do, do đó căn cứ vào khoản 3 điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự để xét xử vụ án
vắng mặt ông D.
[4] Về án phí: Bà Lô Thị H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 1 điều 28, điểm a khoản 1 điều 35, điểm a khoản 1 điều 39,
khoản 4 Điều 147, điểm b khoản 2 Điều 227, khoản 3 điều 228 Bộ luật tố tụng dân
sự;
Căn cứ vào khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình;
4
Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu
nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Xử:
Về quan hệ hôn nhân: Bà Lô Thị H được ly hôn ông Vi Văn D.
Về án phí: Bà Lô Thị H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm 300.000đ (ba trăm
nghìn đồng). Số tiền trên được khấu trừ trong số tiền tạm ứng án phí 300.000,đ bà
Lô Thị H đã nộp theo biên lai thu số 0006174 ngày 11 tháng 6 năm 2024 tại Chi cục
Thi hành án dân sự huyện Quỳ Hợp.
Án xử công khai sơ thẩm có mặt nguyên đơn, vắng mặt bị đơn.
Nguyên đơn có quyền kháng cáo Bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
tuyên án. Bị đơn có quyền kháng cáo Bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận được Bản án.
Nơi nhận: TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
- Các đương sự; THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TOÀ
- TAND tỉnh Nghệ An;
- VKSND huyện Quỳ Hợp;
- THADS huyện Quỳ Hợp;
- UBND xã Châu Đình;
- Lưu hồ sơ.
Trƣơng Thị Thu Hà
5
HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
Các Hội thẩm nhân dân Chủ tọa phiên toà
Trương Thị Thu Hà
6
7
8
9
10
11
12
Nơi nhận: TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
- TAND tỉnh Nghệ An THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TOÀ
- VKSND huyện Quỳ Hợp;
- THADS huyện Quỳ Hợp;
- Các đương sự;
- UBND xã Châu Quang;
- Lưu.
Đào Văn Đạt
Mẫu số 52 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN.............
(1)
Bản án số:
(2)
........../........../..........
Ngày:
(3)
..........-..........-................
V/v tranh chấp
(4)
..........................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHÂN DANH
NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN
(5)
..............................
- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:
(6)
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà)……………………….……………..
Thẩm phán: Ông (Bà) ..............................................................................................
Các Hội thẩm nhân dân:
1. Ông (Bà) ...............................................................................................................
2. Ông (Bà) ...............................................................................................................
13
3. Ông (Bà) ...............................................................................................................
- Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)……………………………………..……….
(7)
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân
(8)
....................... tham gia phiên toà:
Ông (Bà)...........................................................-Kiểm sát viên.
Trong các ngày........ tháng........ năm........
(9)
tại ......................................................
xét xử sơ thẩm công khai
(10)
vụ án thụ lý số:.........../.........../TLST-..........
(11)
ngày........ tháng........ năm........ về tranh chấp....................................................
(12)
theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số:................./................/QĐXX-ST ngày........
tháng........ năm........ giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn:
(13)
.....................................................................................................
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:
(14)
.........................................................
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:
(15)
.................................
2. Bị đơn:
(16)
.............................................................................................................
Người đại diện hợp pháp của bị đơn:
(17)
.................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:
(18)
.........................................
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (có yêu cầu độc lập, tham gia tố tụng với
bên nguyên đơn hoặc tham gia tố tụng với bên bị đơn):
(19)
.....................................
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
(20)
.............
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan:
(21)
....................................................................................................................
4. Người làm chứng
(22)
.............................................................................................
5. Người giám định:
(23)
.............................................................................................
6. Người phiên dịch:
(24)
............................................................................................
NỘI DUNG VỤ ÁN:
(25)
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
(26)
[1] .............................................................................................................................
[2] .............................................................................................................................
[3] .............................................................................................................................
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào…………
(27)
..........................................................................................
(28)
: ............................................................................................................................
..................................................................................................................................
(29)
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 52-DS:
Mẫu bản án sơ thẩm kèm theo bản hướng dẫn này được soạn thảo theo tinh thần quy định tại Điều
266 của Bộ luật tố tụng dân sự. Mẫu bản án sơ thẩm kèm theo hướng dẫn này được sử dụng cho
tất cả các Toà án khi xét xử sơ thẩm các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động.
Sau đây là những hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng mẫu bản án sơ thẩm kèm theo:
14
(1) Nếu là Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Toà án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân
dân huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội); nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
thì ghi Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số bản án, ô thứ hai ghi năm ra bản án, ô thứ ba ghi ký hiệu loại bản án (ví dụ:
Nếu là bản án giải quyết tranh chấp về dân sự năm 2017 có số 100 thì ghi: “Số:100/2017/DS-ST”;
nếu là bản án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình năm 2017 có số 108 thì ghi:
“Số:108/2017/HNGĐ-ST”; nếu là bản án giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại năm
2017 có số 110 thì ghi: “Số:110/2017/KDTM-ST”; nếu là bản án giải quyết tranh chấp về lao
động năm 2017 có số 115 thì ghi: “Số:115/2017/LĐ-ST”).
(3) Ghi ngày, tháng, năm tuyên án không phân biệt vụ án được xét xử sơ thẩm và kết thúc trong
một ngày hay được xét xử sơ thẩm trong nhiều ngày.
(4) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải
quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu
của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam
giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi:
“tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(5) Ghi như hướng dẫn tại điểm (1).
(6) Nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người, thì chỉ ghi họ tên của Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà,
bỏ dòng “Thẩm phán...”, đối với Hội thẩm nhân dân chỉ ghi họ tên của hai Hội thẩm nhân dân; nếu
Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có năm người, thì ghi họ tên của Thẩm phán - Chủ tọa phiên toà, họ tên
của Thẩm phán, họ tên của cả ba Hội thẩm nhân dân. Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán;
chức vụ, nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân.
(7) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào
như hướng dẫn tại điểm (1).
(8) Nếu có Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên toà thì ghi như hướng dẫn tại điểm (1) song
đổi các chữ “Toà án nhân dân” thành “Viện kiểm sát nhân dân”.
(9) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ:
Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi “Trong các
ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà liền nhau thì
ghi: “Từ ngày đến ngày” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên
mà không liền nhau thì ghi trong các ngày (ví dụ: Trong các ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm
2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi từ ngày... tháng... đến ngày... tháng... (ví dụ: Từ ngày
31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng
(Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).
(10) Nếu xét xử kín thì thay cụm từ “công khai” bằng từ “kín”.
(11) Ô thứ nhất ghi số thụ lý, ô thứ hai ghi năm thụ lý và ô thứ ba nếu là tranh chấp về dân sự thì
ghi “DS”; nếu là tranh chấp về hôn nhân và gia đình thì ghi “HNGĐ”; nếu là tranh chấp về kinh
doanh, thương mại thì ghi “KDTM”; nếu là tranh chấp về lao động thì ghi “LĐ” (ví dụ: số
18/2017/TLST-HNGĐ).
(12) Ghi như hướng dẫn tại điểm (4).
(13) Nguyên đơn là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ
tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên).
Nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(14) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của nguyên đơn và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là
người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn; nếu là người
đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với nguyên đơn;
nếu là người đại diện theo uỷ quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản uỷ quyền ngày...
tháng... năm...”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A trú tại... là người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn (Giám đốc
Công ty TNHH Thắng Lợi).
15
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B trú tại... là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn (Văn bản uỷ
quyền ngày... tháng... năm...).
(15) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Ghi họ tên, địa chỉ
cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào);
nếu có nhiều nguyên đơn thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn nào.
(16) và (19) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (13).
(17) và (20) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (14).
(18) và (21) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (15).
(22) Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm
sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên).
(23) Ghi họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư
trú).
(24) Ghi họ tên, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).
(25) Trong phần này ghi rõ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu
phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; ý
kiến của Viện kiểm sát; ghi ngắn gọn, đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, tình tiết của vụ án; ghi rõ các tình
tiết, sự kiện không phải chứng minh, các tình tiết mà các bên đã thống nhất, không thống nhất; đối với
các tình tiết của vụ án mà các bên không thống nhất thì phải ghi rõ lý lẽ, lập luận của từng bên đương
sự.
(26) Ghi nhận định của Tòa án về những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án (về áp dụng
pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung). Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem
xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách
quan về chứng cứ và những tình tiết của vụ án; phân tích, viện dẫn những căn cứ pháp luật, án lệ
(nếu có) để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự; yêu cầu, đề nghị của
cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (nếu có);
yêu cầu, đề nghị của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; ý kiến của đại diện
Viện kiểm sát (nếu có); giải quyết các vấn đề khác có liên quan. Nếu vụ án thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật tố tụng dân sự thì tùy từng trường hợp mà Tòa án phân tích,
lập luận về việc áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án
lệ hoặc lẽ công bằng.
Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].
(27) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ các căn cứ pháp luật để ra quyết định.
(28) Ghi các quyết định của Tòa án về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời, án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có
quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó. Đối với trường hợp xét xử sơ thẩm lại
vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái
thẩm thì ghi vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành (nếu có) theo bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật nhưng bị hủy; trường hợp có quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 482 của
Bộ luật tố tụng dân sự thì phải ghi rõ nội dung về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án,
thời hiệu thi hành án.
(29) Phần cuối cùng của bản án, đối với bản án được thông qua tại phòng nghị án thì phải có đầy đủ
chữ ký, ghi rõ họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và đóng dấu (bản án này phải lưu vào
hồ sơ vụ án); đối với bản án để gửi cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và
Viện kiểm sát thì ghi như sau:
Nơi nhận:
Ghi những nơi mà Toà án cấp sơ thẩm phải giao
hoặc gửi bản án theo quy định tại Điều 269
của Bộ luật tố tụng dân sự và những nơi cần lưu
bản án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TOÀ
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
16
17
Mẫu số 48-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TOÀ ÁN NHÂN DÂN.......
(1)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN
PHIÊN TOÀ SƠ THẨM
Vào hồi... giờ...phút, ngày... tháng...năm .................................................................
Tại:
(2)
........................................................................................................................
Toà án nhân dân .......................................................................................................
Mở phiên toà để xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thụ lý số…/.../TLST-….
ngày…..tháng…..năm…..về việc
(3)
.........................................................................
vụ án được xét xử
(4)
..................................................................................................
I. Những ngƣời tham gia tố tụng:
- Nguyên đơn:
(5)
.......................................................................................................
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:
(6)
...........................................................
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:
(7)
..................................
- Bị đơn:
(8)
................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp của bị đơn:
(9)
...................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:
(10)
.........................................
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
(11)
...........................................................
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
(12)
..................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan:
(13)
....................................................................................................................
- Người làm chứng:
(14)
..............................................................................................
- Người phiên dịch:
(15)
......................................................................................
- Người giám định:
(16)
..............................................................................................
II. Những ngƣời tiến hành tố tụng:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên toà: Ông (Bà) ..............................................................
Thẩm phán (nếu có): Ông (Bà) ..............................................................................
Các Hội thẩm nhân dân:
(17)
......................................................................................
1. Ông (Bà): .........................................................................................................
2. Ông (Bà): .........................................................................................................
3. Ông (Bà): .........................................................................................................
Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)…………………………………….……….
(18)
.....
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân:
(19)
…………………..........…tham gia phiên toà
(nếu có).
Ông (Bà)……………………………………………. - Kiểm sát viên.
III. Phần thủ tục bắt đầu phiên toà:
18
- Chủ toạ phiên toà tuyên bố khai mạc phiên toà và đọc quyết định đưa vụ án ra xét
xử.
- Thư ký phiên tòa báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những
người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và lý do vắng
mặt.
(20)
- Chủ toạ phiên toà kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên toà theo
giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và kiểm tra căn cước của đương sự; phổ biến
quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác tại
phiên toà.
- Chủ toạ phiên toà giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám
định, người phiên dịch.
- Chủ toạ phiên toà hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến
hành tố tụng xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên (nếu
có), Thư ký phiên tòa, người giám định, người phiên dịch hay không.
(21)
- Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người
chưa thành niên.
- Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định
chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.
IV. Phần tranh tụng tại phiên tòa:
1. Trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự:
(22)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Hỏi và trả lời tại phiên tòa:
(23)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Tranh luận tại phiên tòa:
(24)
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.
Hội đồng xét xử vào phòng xử án và tuyên án
(25)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên và những người tham gia tố
tụng:
(26)
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Phiên toà kết thúc vào hồi....... giờ....... phút, ngày....... tháng....... năm .............
19
THƢ KÝ PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 48-DS:
(1) Nếu là Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thì ghi Toà án nhân dân
quận (huyện, thị xã, thành phố) nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà
án nhân dân huyện M, tỉnh T); nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi
Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố H).
(2) Ghi địa điểm nơi tiến hành phiên toà (ví dụ: Tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh N; hoặc: Tại Hội
trường Uỷ ban nhân dân huyện S, thành phố H).
(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải
quyết được quy định tại điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của
bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa
cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh
chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(4) Ghi vụ án được xét xử công khai hay xử kín.
(5) Nếu nguyên đơn là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ của cá nhân đó. Nếu nguyên đơn là cơ quan,
tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn khởi kiện). Nếu có mặt tại
phiên toà thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi “vắng mặt”.
(6) Ghi họ tên và địa chỉ của người đại diện hợp pháp của nguyên đơn. Nếu có mặt tại phiên tòa
thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi “vắng mặt”.
(7) Ghi họ tên và địa chỉ của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; nếu là luật sư
thì ghi luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào (ví dụ: Ông Trần B, Luật sư
Văn phòng luật sư Vạn Xuân thuộc Đoàn luật sư tỉnh H); nếu không phải là luật sư thì ghi nghề
nghiệp, nơi công tác của người đó. Nếu có nhiều nguyên đơn thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho nguyên đơn nào. Nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại
phiên tòa thì ghi “vắng mặt”.
(8) và (11) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (5).
(9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (6).
(10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (7).
(14) Ghi họ tên và địa chỉ của người làm chứng. Nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi “có mặt” và nếu
vắng mặt tại phiên tòa thì ghi “vắng mặt”.
(15) Ghi họ tên và địa chỉ nơi làm việc của người phiên dịch. Nếu không có nơi làm việc thì ghi
địa chỉ cư trú. Nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi
“vắng mặt”.
(16) Ghi họ tên và địa chỉ nơi làm việc của người giám định. Nếu không có nơi làm việc thì ghi
địa chỉ cư trú. Nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi
“vắng mặt”.
(17) Ghi lần lượt họ tên, nơi công tác của các Hội thẩm nhân dân.
(18) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào
như hướng dẫn tại điểm (1).
(19) Nếu có Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa thì ghi như hướng dẫn tại điểm (1) song
đổi các chữ “Tòa án nhân dân” thành “Viện kiểm sát nhân dân” và ghi họ tên của Kiểm sát viên
tham gia phiên tòa (nếu có).
(20) Cần ghi rõ trường hợp khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa (mà không thuộc
trường hợp phải hoãn phiên tòa), thì Chủ toạ phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa
hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không
chấp nhận, nếu không chấp nhận thì nêu rõ lý do và ghi quyết định của Hội đồng xét xử.
20
(21) Nếu những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng có đề nghị hoặc
yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng thì ghi đề nghị hoặc yêu cầu của họ và ghi quyết
định của Hội đồng xét xử.
(22) Ghi trình bày của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự về
các vấn đề quy định tại Điều 248 của Bộ luật tố tụng dân sự.
(23) Ghi các câu hỏi và trả lời của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự, những người tham gia tố tụng khác, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
(24) Ghi tóm tắt các ý kiến phát biểu và đối đáp của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, ý kiến của Viện kiểm sát (nếu có).
(25) Nếu sau khi nghị án, Hội đồng xét xử tuyên án thì tiếp đó ghi: “Hội đồng xét xử tuyên án
theo bản án đã được Hội đồng xét xử thông qua tại phòng nghị án” (Không phải ghi phần quyết
định của bản án). Nếu Hội đồng xét xử có quyết định khác thì ghi quyết định của Hội đồng xét xử
(ví dụ: Quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận).
(26) Ghi những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng:
những vấn đề được ghi trong biên bản phiên tòa có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và những sửa đổi, bổ
sung cụ thể. Nếu có nhiều người yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì ghi thứ tự từng người một. Sau đó,
người có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải ký xác nhận.
Cần chú ý: Nếu phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày, thì khi kết thúc mỗi ngày cần ghi: “Hội đồng
xét xử tạm nghỉ” và khi tiếp tục phiên tòa cần ghi: “Ngày... tháng... năm... Hội đồng xét xử tiếp
tục phiên tòa”.
Nơi nhận: T.M HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM
21
-TAND tỉnh Nghệ An; Thẩm phán - Chủ toạ phiên tòa
-VKSND huyện Quỳ Hợp;
- THA huyện Quỳ Hợp;
- Các đương sự;
- Lưu.
Quán Vi Tuấn
Tải về
Bản án số 147/2024/HNGĐ-ST
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án số 147/2024/HNGĐ-ST
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 14/12/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
2
Bản án số 175/2024/HNGĐ-PT ngày 12/12/2024 của TAND TP. Hà Nội về vụ án ly hôn về mâu thuẫn gia đình
Ban hành: 12/12/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
3
Ban hành: 09/12/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
4
Ban hành: 09/12/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
5
Ban hành: 09/12/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
6
Ban hành: 09/12/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
7
Ban hành: 09/12/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
8
Ban hành: 09/12/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
9
Bản án số 26/2024/HNGĐ-PT ngày 02/12/2024 của TAND TP. Đà Nẵng về vụ án ly hôn về mâu thuẫn gia đình
Ban hành: 02/12/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
10
Ban hành: 02/12/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
11
Ban hành: 29/11/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
12
Ban hành: 29/11/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
13
Ban hành: 28/11/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
14
Ban hành: 27/11/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
15
Ban hành: 27/11/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
16
Ban hành: 26/11/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
17
Ban hành: 25/11/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
18
Ban hành: 22/11/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
19
Ban hành: 22/11/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
20
Ban hành: 21/11/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm