Bản án số 44/2023/HS-ST ngày 18-09-2023 của TAND tỉnh Hà Giang về về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Đính chính
  • Án lệ
  • BA/QĐ cùng tội danh
  • Tải về
Mục lục
Tải văn bản
  • 44_2023_HS-ST_ HA GIANG

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

  • 44_2023_HS-ST_ HA GIANG

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17

Thuộc tính Bản án 44/2023/HS-ST

Tên Bản án: Bản án số 44/2023/HS-ST ngày 18-09-2023 của TAND tỉnh Hà Giang về về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài
Tội danh: 120.Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015)
Cấp xét xử: Sơ thẩm
Tòa án xét xử: TAND tỉnh Hà Giang
Số hiệu: 44/2023/HS-ST
Loại văn bản: Bản án
Ngày ban hành: 18/09/2023
Lĩnh vực: Hình sự
Áp dụng án lệ:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Đính chính:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Thông tin về vụ án: Sùng Mí C, Ly Thị S, Ly Mí P phạm tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”
Tóm tắt Bản án

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Tải văn bản

 

TÒA ÁN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ GIANG

--------

Bản án số: 44/2023/HS-ST Ngày 18-9-2023 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

BẢN ÁN 44/2023/HS-ST NGÀY 18/09/2023 VỀ TỘI TỔ CHỨC CHO NGƯỜI KHÁC TRỐN ĐI NƯỚC NGOÀI

Ngày 18/9/2023, tại điểm cầu trung tâm Phòng xử án hình sự Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang và điểm cầu thành phần Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang; Toà án nhân dân tỉnh Hà Giang xét xử sơ thẩm công khai trực tuyến Vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số 36/2023/HS-ST ngày 23/8/2023 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 45/2023/QĐXXST-HS ngày 05/9/2023 đối với các bị cáo:

1. Sùng Mí C, tên gọi khác: không sinh năm 1986, tại xã L, M, tỉnh Hà Giang; nơi ĐKHKTT: Thôn S, xã L, huyện M, tỉnh Hà Giang; nghề nghiệp: Làm nương; trình độ văn hóa: 09/12; dân tộc: Mông; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Sùng Chá P, sinh năm 1968 và bà Thò Thị D, sinh năm 1969; có vợ: Ly Thị S, sinh năm 1990; bị cáo có 1 con, sinh năm 2017; tiền án, tiền sự, nhân thân: Không;

Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 17/3/2023, hiện đang bị tạm giam tại trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang; có mặt.

2. Ly Thị S; tên gọi khác: Không; sinh năm 1990, tại xã S, huyện Đ, tỉnh Hà Giang; nơi ĐKHKTT: Thôn S, xã L, huyện M, tỉnh Hà Giang; nghề nghiệp: Làm nương; trình độ văn hóa: 09/12; dân tộc: Mông; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông: Ly Chứ X, sinh năm 1964 và bà Giàng Thị M, sinh năm 1974; chồng: Sùng Mí C, sinh năm 1985; con: Bị cáo có 1 con, sinh năm 2017; tiền án, tiền sự, nhân thân: Không;

Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 14/12/2022 hiện đang bị tạm giam tại trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang; có mặt.

3. Ly Mí P; tên gọi khác: không; sinh năm 1996 tại xã S – Đ - Hà Giang. nơi ĐKHKTT: Thôn P, xã S, huyện Đ, tỉnh Hà Giang; nghề nghiệp: Làm nương; trình độ văn hóa: 08/12; dân tộc: Mông; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông: Ly Chá M - Sinh năm 1978 và bà Ly Thị C, sinh năm 1978; vợ: Giàng Thị M, sinh năm 2001; con: Có 2 con, con lớn nhất sinh năm 2018, con nhỏ nhất sinh năm 2000; tiền án, tiền sự, nhân thân: Không;

Bị cáo bị bắt và tạm giữ, tạm giam từ ngày 14/12/2022 hiện đang bị tạm giam tại trại tạm giam Công an tỉnh Hà Giang; có mặt.

Người bào chữa cho các bị cáo:

1. Người bào chữa cho bị cáo Sùng Mí C: Ông Nguyễn Xuân Q, Luật sư, do Trung tâm trợ giúp Pháp lý Nhà Nước tỉnh Hà Giang cử; có mặt.

2. Người bào chữa cho bị cáo Ly Thị S: Bà Nguyễn Thị H, Trợ giúp viên Pháp lý của Trung tâm trợ giúp Pháp lý Nhà Nước tỉnh Hà Giang; có mặt.

3. Người bào chữa cho bị cáo Ly Mí P: Ông Hoàng Ngọc C, Trợ giúp viên Pháp lý của Trung tâm trợ giúp Pháp lý Nhà Nước tỉnh Hà Giang cử; có mặt.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Vàng Thị P, sinh năm 1990

2. Mua Mí C1, sinh năm 1987

Đều trú tại: Thôn P, thị trấn P, huyện Đ, tỉnh Hà Giang); đều vắng mặt.

Người làm chứng:

1. Sùng Chá H, sinh năm 1980

2. Mua Sáy S, sinh năm 1978

3. Mua Mí S, sinh năm 2002

4. Sùng Sính G, sinh năm 1988

5. Mua Mí P, sinh năm 2004 6. Mua Mí S, sinh năm 2005

7. Ly Mí L, sinh năm 2000

8. Ly Mí D, sinh năm 1988

(Đều trú tại: Thôn P, xã S, huyện Đ, tỉnh Hà Giang)

9. Thò Mí N, sinh năm 1997

10. Thò Mí P, sinh năm 2004

(Đều trú tại: Thôn H, xã S, huyện Đ, tỉnh Hà Giang).

11. Sùng Mí P, sinh năm 2004

11. Sùng Mí L, sinh năm 1989

(Đều trú tại: Thôn T, xã S, huyện Đ, tỉnh Hà Giang).

12. Ly Mí S, sinh năm 2003; trú tại: Thôn SB, xã V, huyện Đ, tỉnh Hà Giang;

Những người làm chứng đều vắng mặt.

- Người phiên dịch tiếng Mông: Bà Vừ Thị M, trú tại: Tổ X, phường H, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang; có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Đầu năm 2021, Sùng Mí C và Mua Mí C1 nhắn tin, gọi video cho nhau qua Zalo. Qua nói chuyện Sùng Mí C biết Mua Mí C1 đang làm thuê bên Trung Quốc, công việc là phát cỏ rừng, đào hố trồng cây, tiền công 120 NDT/01 ngày. Sau đó Sùng Mí C hỏi C1 thời gian này có vượt biên đi Trung Quốc được không, nếu đi được thì C cũng muốn đi làm. Khoảng mấy ngày sau, trong khi ngồi ăn cơm với ông chủ người Trung Quốc tên là S (không biết họ, tên đệm và địa chỉ) Mua Mí C1 nói với ông chủ người Trung Quốc có bạn tên là C muốn sang làm thuê, S bảo C1 cho S tài khoản Zalo của C để S liên lạc với C. Sau đó khoảng 01 tuần Sùng Mí C đi sang Trung Quốc đến chỗ C1 làm cùng với C1 được khoảng 20 ngày, thì C1 nhận được công trình từ ông chủ người Trung Quốc rồi giao cho C tự làm và C1 nói là tự đưa quân sang làm riêng thì công mới cao. Sau đó C gọi điện cho Ly Thị S (vợ C), sinh ngày 06/11/1990; trú tại: Thôn S, xã L, huyện M, bảo S tìm người đưa sang Trung Quốc làm thuê, tiền công tìm người đưa sang Trung Quốc làm thuê là 1.500.00đồng/ người (Một triệu năm trăm nghìn đồng) do ông chủ thuê lao động bên Trung Quốc sẽ trả tiền và cho ứng trước tiền công lao động là 1000CNY/01 người.

Sau khi tiếp nhận thông tin từ chồng là Sùng Mí C, do bận con nhỏ S không đi tìm được người để đưa sang Trung Quốc, sau đó S sang nhà bố mẹ đẻ ở xã S, huyện Đ chơi thì gặp Ly Mí P, sinh ngày 01/01/1996; trú tại: Thôn P, xã S, huyện Đ (P là cháu họ của S). S nói cho P biết Sùng Mí C (chồng S) đang làm thuê bên Trung Quốc, công việc là phát cỏ, trồng cây, tiền công lao động là 120NDT (Một trăm hai mươi nhân dân tệ)/01/ngày/người. S hỏi P có đi Trung Quốc làm thuê cho chồng không, nếu đi S sẽ cho ứng trước tiền công lao động, đồng thời S bảo Ly Mí P tìm người cho S để đưa sang Trung Quốc làm thuê cho Sùng Mí C, tiền công tìm người là 1.500.000đồng (Một triệu năm trăm nghìn đồng)/01 người, P đồng ý.

Đến khoảng tháng 02 năm 2021, Ly Mí P gặp 02 người là Sùng Chá H, sinh năm 1990; trú tại: Thôn P, xã S, huyện Đ và Thò Mí P, sinh năm 2004; trú tại: thôn H, xã S, huyện Đ. P hỏi H và Thò Mí P có đi Trung Quốc làm thuê cho Sùng Mí C (chồng S) không, công việc là phát cỏ, trồng cây, tiền công lao động là 120NDT/01/ngày/ người và được ứng trước tiền công lao động, Sùng Chá H và Thò Mí P đồng ý. Ly Mí P gọi điện thoại thông báo cho Ly Thị S biết đã tìm được 02 người đi Trung Quốc làm thuê, S bảo P ngày mai đưa người lên nhà S để đi luôn, còn tiền công sẽ cho ứng sau. Sáng hôm sau P đèo Sùng Chá H, còn Thò Mí P được Thò Mí N (anh trai P) đèo lên nhà S. Tại nhà S, S bảo với Ly Mí P là đi luôn rồi S gọi một người đàn ông chạy xe ôm (P không biết tên tuổi, địa chỉ) chở Thò Mí P, còn Ly Mí P chở H đi ra gần cây xăng thị trấn M, thì người xe ôm chở P gọi điện cho một người đàn ông đi xe M đến đón P và H đưa đi tiếp để vượt biên giới trái phép sang Trung Quốc làm thuê cho Sùng Mí C. Còn P quay về nhà và người xe ôm chở P đi đâu thì Ly Mí P không biết.

Lần 02: Sau lần 1 khoảng 10 ngày, Ly Mí P tiếp tục tìm được 06 người, gồm: Mua Sáy S, sinh năm 1978; Mua Mí S, sinh năm 2002; Sùng Sính G, sinh năm 1988; Mua Mí P, sinh năm 2004; Mua Mí S, sinh năm 2005 đều trú tại: Thôn P, xã S, huyện Đ; Thò Mí N, sinh năm 1997, trú tại: Thôn H, xã S, huyện Đ. Sau khi tìm được người Ly Mí P gọi điện thoại báo cho Ly Thị S biết đã tìm được 06 người và cả P nữa là 07 người muốn đi Trung Quốc làm thuê nhưng phải cho ứng trước tiền công lao động. S đồng ý rồi đi sang nhà Vàng Thị P, sinh năm 1990, thôn P, thị trấn P, huyện Đ lấy tiền về rồi bảo Ly Mí P đến nhà S lấy tiền cho mọi người đi lao động ứng. P đi đến nhà S được S đưa cho P 26.000.000đồng (Hai mươi sáu triệu đồng). Ly Mí P cầm tiền về phát cho Sùng G, Mua Mí S, Mua Mí P, Mua Mí S mỗi người 3.500.000đồng (Ba triệu năm trăm nghìn đồng); còn lại Sùng Chá H, Mua Sáy S, Thò Mí N và Ly Mí P mỗi người được 3.000.000đ (Ba triệu đồng). Tối ngày 13/02/2021, Ly Thị S gọi điện thoại bảo Ly Mí P thông báo cho 06 người trên biết là sáng hôm sau tự tìm phương tiện đi đến nhà Ly Thị S để đi Trung Quốc. Ly Mí P thông báo cho 06 người trên biết hôm sau sẽ đi Trung Quốc làm thuê và tự túc phương tiện để đi đến nhà S. Khoảng 08 giờ ngày 14/2/2021, Ly Mí P và 06 người được người nhà và hàng xóm chở đến nhà S ở đó đến khoảng 13 giờ 30 phút cùng ngày, có 03 người đàn ông (không xác định được họ tên, địa chỉ) điều khiển 03 xe mô tô đến nhà S chở 07 người cả Ly Mí P đưa đến 01 ngôi nhà cấp IV gần khu vực cây xăng dầu thị trấn M, huyện M. Khi vào nhà cấp IV thì thấy có khoảng hơn 10 người (không xác định được họ tên, địa chỉ) đã ở đó để đi Trung Quốc làm thuê. Đến khoảng 19 giờ cùng ngày có 01 xe ô tô tải đến chở tất cả số người trên đi đến khu vực thôn M, xã P, huyện M giao cho 01 người đàn ông (không xác định được họ tên, địa chỉ) dẫn đi bộ đến bờ sông Nho Quế giao cho một người đàn ông (không xác định được họ tên, địa chỉ) sử dụng mảng tre đưa qua sông. Sau khi qua sông, người chèo mảng và 01 người đàn ông khác (không xác định được họ tên, địa chỉ) dẫn đi bộ tiếp đến một khu đồi lại giao cho 02 người đàn ông khác (không xác định được họ tên, địa chỉ) tiếp tục đưa đi bộ đến khu vực biên giới thuộc địa phận xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc và vượt biên giới sang Trung Quốc. khi sang bên Trung Quốc có xe ô tô đón, đưa tất cả mọi người đi sâu vào nội địa tỉnh Quảng Đông thì đoàn 07 người gồm Ly Mí P, Mua Sáy S, Mua Mí S, Sùng Sính G, Mua Mí P, Mua Mí S, Thò Mí N được Sùng Mí C và ông chủ thuê người Trung Quốc đón vào chỗ làm của C.

Lần 3: Sau lần thứ hai khoảng 10 ngày, có 06 người gồm: Ly Mí S sinh năm 2003(Không biết ai và cũng không biết làm thuê cho ai); Ly Vả M, sinh năm1977, Sùng Thị K, sinh năm 1976 (vợ M) đều trú tại: Thôn S B, xã V, huyện Đ; Sùng Mí P, sinh năm 2004, Sùng Mí L, sinh năm 1989, Sùng Sính P, sinh năm 1970, đều trú tại: Thôn T, xã S, huyện Đ biết Ly Thị S đưa người đi Trung Quốc làm thuê cho chồng là Sùng Mí C, nên họ chủ động liên hệ với S để hỏi về việc đi Trung Quốc làm thuê thì được S nói cho biết đi sang Trung Quốc công việc là phát cỏ, trồng cây, tiền công lao động là 120NDT/01/ngày/người và được ứng trước tiền công là khoảng 1000NDT, 06 người trên đồng ý. Ly Thị S mang tiền đến nhà Ly Mí L (cháu họ của S) trú tại: Thôn P, xã S, huyện Đ, nhờ L giúp đưa tiền công ứng trước cho 03 người Ly Mí S, Sùng Mí P, Sùng Sính P mỗi người 3.500.000đồng (Ba triệu năm trăm nghìn đồng). Khoảng 03 ngày sau, Ly Thị S gọi điện thoại cho Ly Mí D (em ruột của S), nhờ D và Ly Mí L thông báo cho 06 người trên biết là sáng hôm sau đi làm thuê và tự túc phương tiện đi ra thị trấn M, sau đó Sùng Mí L thuê Ly Mí D chở đi, D đồng ý. Sáng hôm sau Sùng Mí L, Ly Vả M và Sùng Thị K đến nhà D, nhờ D gọi người chở Ly Vả M và K đi, D gọi điện thoại cho Thò Nỏ X, trú cùng thôn với D, Sùng Mí G, trú tại thôn H, S, Đ chở vợ chồng Ly Vả M; Ly Sính P, trú tại: Thôn T, xã S chở Sùng Mí P; Ly Pháy L, trú tại: Thôn S B, xã V, Đ chở Ly Mí S; còn Sùng Sính P chưa xác định được ai chở vì đang ở bên Trung Quốc, hiện nay không có mặt tại địa phương. Sau đó, Ly Mí D gọi điện thoại thông báo cho Ly Thị S biết mọi người đang đi, S bảo mọi người đi ra khu vực cây xăng đầu huyện M S sẽ đón. Khi ra đến cây xăng huyện M thì gặp S, S đưa mọi người đi đến ngã ba xã P, huyện M, S giao 06 người đi Trung Quốc làm thuê cho 02 người đàn ông (không xác định được họ tên, địa chỉ) chở đi, còn Ly Thị S quay về. Hai người đàn ông điều khiển xe mô tô chở 06 người đến bờ sông Nho Quế thuộc địa phận xã Giàng Chu P, M rồi hướng dẫn 06 người lội qua sông, đi đến nửa ngọn đồi thì trốn ở đó. Khoảng một giờ sau có 02 người đàn ông khác (không xác định được họ tên, địa chỉ) đến đón đưa 06 người trên lên biên giới vượt biên đi sang Trung Quốc thì có một xe ô tô đón đưa đến chỗ làm của Sùng Mí C.

Lời khai 12 người đi Trung Quốc đều khai nhận là khi sang Trung Quốc được làm cho C và C trực tiếp quản lý, chấm công cho 15 người đi trung Quốc làm thuê nói trên. Do công việc vất vả nên Ly Mí P, Mua Sáy S, Sùng Mí P, Thò Mi N rủ nhau bỏ trốn về Việt Nam, trên đường về thì bị Công an Trung Quốc bắt, trao trả ngày 05/9/2022 qua cửa khẩu T, V, tỉnh Hà Giang.

Trong số 12/15 người đi Trung Quốc làm thuê trở về Việt Nam đã lấy được lời khai đều thừa nhận là được ứng tiền công trước khi đi và được gửi tiền công về cho gia đình với tổng số tiền 113.350.000đồng, số tiền này đều do Ly Thị S phát cho người đi và người nhà của người đi Trung Quốc làm thuê. Quá trình nhận tiền và phát tiền cho người nhà của người đi Trung Quốc làm thuê S có giữ lại tiền xăng xe là 1.500.000đồng.

Cáo trạng số 18/CT-VKSHG-P1 ngày 21/8/2023 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đã truy tố các bị cáo Sùng Mí C và Ly Thị S về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” quy định tại điểm a khoản 3 Điều 349 Bộ luật Hình sự; bị cáo Ly Mí P về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” quy định tại các điểm b, c khoản 2 Điều 349 Bộ luật Hình sự.

Tại phiên toà, các bị cáo Sùng Mí C, Ly Thị S, Ly Mí P đều khai và thừa nhận toàn bộ hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài theo nội dung cáo trạng đã truy tố, cụ thể: Sùng Mí C và Ly Thị S đã tổ chức 03 lần cho 15 người đi sang Trung Quốc làm thuê cho Mua Mí C1; Ly Mí P tổ chức 02 lần cho 08 người đi Trung Quốc làm thuê cho Sùng Mí C. Các bị cáo Sùng Mí C, Ly Thị S cho rằng việc các bị cáo tổ chức cho 15 người trốn sang Trung Quốc để đi làm thuê người khởi sướng và chủ mưu là vợ chồng Mua Mí C1 và Vàng Thị P, đều trú tại: Thôn P, thị trấn P, huyện Đ, tỉnh Hà Giang; Mua Mí C1 là người đi làm thuê bên Trung Quốc cùng với Sùng Mí C1 là người chủ mưu, khởi sướng, còn Vàng Thị P là người trực tiếp bố trí sắp xếp, đón người từ Việt Nam đưa đi sang Trung Quốc và trực tiếp đưa tiền cho Ly Thị S 3 lần với tổng số tiền là 166.000.000 đồng để ứng trước tiền công cho những người đi sang Trung Quốc làm thuê.

Các bị cáo xác nhận, trong quá trình điều tra, truy tố các bị cáo không bị bất kỳ ai đánh đập, hoặc dùng nhục hình; toàn bộ lời khai đều do các bị cáo tự nguyện khai báo như diễn biến hành vi các bị cáo đã thực hiện; nhất trí với nội dung cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang truy tố các bị cáo.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang thực hành quyền công tố, tại phiên tòa đã đưa ra các chứng cứ tài liệu luận tội các bị cáo, phân tích về tính chất vụ án, mức độ nguy hiểm, vai trò thực hiện hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của từng bị cáo; giữ nguyên nội dung cáo trạng truy tố đối với các bị cáo Sùng Mí C, Ly Thị S, Ly Mí P; đề nghị Hội đồng xét xử:

- Về tội danh: Tuyên bố các bị cáo Sùng Mí C, Ly Thị S, Ly Mí P phạm tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”.

- Về hình phạt: Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 349; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 38, Điều 50, Điều 17, Điều 58 Bộ luật Hình sự đối với các bị cáo Sùng Mí C, Ly Thị S; áp dụng điểm b, c khoản 2 Điều 349; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 38, Điều 50, Điều 17, Điều 58 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Ly Mí P:

+ Xử phạt bị cáo Sùng Mí C từ 08 năm đến 09 năm tù; thời hạn tù được tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam ngày 17/3/2023;

+ Xử phạt bị cáo Ly Thị S từ 07 năm đến 08 năm tù; thời hạn tù được tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam ngày 14/12/2022;

+ Xử phạt bị cáo Ly Mí P từ 05 năm đến 06 năm tù; thời hạn tù được tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam ngày 14/12/2022.

- Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo Sùng Mí C, Ly Thị S, Ly Mí P.

- Không áp dụng biện pháp tư pháp đối với các bị cáo.

3. Về án phí: Căn cứ Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự; Điều 12, Điều 14, Điều 23 Nghị quyết số 326/NQ-UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội; miễn án phí hình sự sơ thẩm cho các bị cáo.

Người bào chữa cho các bị cáo trình bày: Nhất trí với nội dung Cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố các bị cáo là đúng người, đúng tội. Nhất trí với bản luận tội và quan điểm đề nghị của Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát tại phiên toà về tội danh, áp dụng điều luật, xử lý vật chứng, án phí đối với các bị cáo.

Người bào chữa cho bị cáo Sùng Mí C đề nghị xử phạt bị cáo C 08 năm tù.

Người bào chữa cho bị cáo Ly Thị S đề nghị xử phạt bị cáo S 07 năm tù.

Người bào chữa cho bị cáo Ly Mí P, đề nghị xử phạt bị cáo P 05 năm tù.

Phần tranh luận: Các bị cáo nhất trí với nội dung luận tội và quan điểm đề nghị của đại diện Viện kiểm sát, nhất trí nội dung bào chữa của Luật sư, các Trợ giúp viên pháp lý, không bổ sung thêm.

Lời nói sau cùng của các bị cáo: Đã nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho hưởng mức án thấp nhất để các bị cáo sớm được trở về với cộng đồng và đoàn tụ với gia đình.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có ý kiến hoặc đề nghị khiếu nại về hành vi, quyết định của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Tại phiên tòa, vắng mặt người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chúng. Tuy nhiên, những người này đã có lời khai trong giai đoạn điều tra; sau khi nghe ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, người bào chữa, các bị cáo; xét thấy những người này vắng mặt tại phiên tòa không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án; căn cứ Điều 292, Điều 293, Điều 299 Bộ luật Tố tụng hình sự, Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định vẫn tiến hành xét xử.

[3] Về tội danh và định khung hình phạt: Tại phiên tòa, các bị cáo đã khai và thừa nhận toàn bộ hành vi tổ chức cho 15 đối tượng trốn sang Trung Quốc để đi làm thuê. Lời khai của các bị cáo phù hợp với lời khai của các bị cáo trong giai đoạn điều tra, truy tố; phù hợp với Biên bản sự việc, lời khai người làm chứng và các tài liệu khác đã thu thập được có trong hồ sơ vụ án. Có đủ cơ sở kết luận: Khoảng đầu năm 2021, bị cáo Sùng Mí C đang làm thuê bên Trung Quốc do có nhu cầu tìm người để đưa sang Trung Quốc làm thuê cho công việc của C nhận với người Trung Quốc. C đã gọi điện thoại về Việt Nam cho vợ là bị cáo Ly Thị S tìm người để đưa đi sang Trung Quốc làm thuê cho C; nhưng do S bận con nhỏ, S không đi tìm được người, nên S đã thuê Ly Mí P (cháu họ S) đi tìm người cho S và S hứa trả cho P tiền công tìm người là 1.500.000đồng/một người đưa đi sang Trung Quốc làm thuê cụ thể: Sùng Mí C và Ly Thị S đã tổ chức 03 lần cho 15 người đi Trung Quốc làm thuê cho C; Ly Mí P tổ chức 02 lần cho 08 người đi Trung Quốc làm thuê cho C. P chưa nhận được tiền công tìm người, vì S chưa trả cho P.

[4] Các bị cáo đều là những người có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, nhận thức được việc tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài là vi phạm pháp luật, biết việc tổ chức xuất khẩu lao động phải do cơ quan, tổ chức được Nhà nước cấp phép thực hiện mới hợp pháp; song với động cơ, mục đích vụ lợi khi tìm kiếm được người đi làm thuê thì sẽ được hưởng tiền công và muốn có nguồn lực lao động làm thuê cho bị cáo C khi C nhận được công việc tại Trung Quốc, các bị cáo đã bất chấp pháp luật, thực hiện hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài với tổng số 15 người gồm (Sùng Chá H, Thò Mí P, Mua Sáy S, Mua Mí S, Sùng Sính G, Mua Mí P, Mua Mí S, Thò Mí N, Ly Mí P, Ly Mí, Ly Vả M, Sùng Thị K (vợ M), Sùng Mí P, Sùng Mí L, Sùng Sính P, trong đó: Các bị cáo C, S thực hiện tổ chức 03 lần đưa 15 người trốn sang Trung Quốc (lần 1 là 02 người, lần 2 là 07 người, trong đó có Ly Mí P, lần 3 là 06 người); bị cáo P tổ chức 02 lần đưa 08 người (Lần 1 là 02 người, lần 2 là 06 người). Hành vi của các bị cáo là rất nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý; xâm phạm trực tiếp đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực xuất cảnh, xâm phạm vào chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh biên giới Việt - Trung. Có đủ căn cứ khẳng định: Các bị cáo Sùng Mí C, Ly Thị S phạm tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 349 Bộ luật Hình sự, với tình tiết tăng nặng định khung hình phạt “Đối với 11 người trở lên” có khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; bị cáo Ly Mí P phạm tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” theo quy định tại các điểm b, c khoản 2 Điều 349 Bộ luật Hình sự, với tình tiết tăng nặng định khung hình phạt “Phạm tội 02 lần trở lên” “Đối với từ 05 người đến 10 người”có khung hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm; các bị cáo phạm tội thuộc trường hợp rất nghiêm trọng.

[5] Về vai trò thực hiện hành vi phạm tội của các bị cáo: Bị cáo Sùng Mí C là người trực tiếp điện thoại cho bị cáo S để tìm người, đón người từ Biên giới Trung Quốc đến địa điểm làm việc của C bên Trung Quốc, là người sử dụng, quản lý những người trốn đi sang Trung Quốc để lao động làm thuê cho C với số lượng 15 người, trả tiền công cho các đối tượng làm thuê được xác định giữ vai trò chính, nên phải chịu mức hình phạt cao nhất. Bị cáo S là người tiếp nhận ý chí của bị cáo C, rủ rê, lôi kéo các công dân Việt Nam sang Trung Quốc làm thuê, đồng thời thuê bị cáo P rủ rê, lôi kéo các công dân Việt Nam có nhu cầu đi Trung Quốc làm thuê để tổ chức cho các công dân Việt Nam trốn sang Trung Quốc, nhận tiền công trả cho những người đi làm thuê cho bị cáo C với số lượng 15 người, được xác định giữ vai trò thứ hai, nên chịu mức hình phạt thấp hơn bị cáo C. Bị cáo P tiếp nhận ý chí của bị cáo S đã rủ rê, lôi kéo 08 người đi sang Trung Quốc cùng với bị cáo, giúp S chi trả ứng trước tiền công lao động, nên mức hình phạt thấp hơn bị cáo C và S.

[7] Các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường hợp đồng phạm giản đơn, không có sự phận công nhiệm vụ, cụ thể cho từng người. Do đó các bị cáo cùng phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi của các bị cáo đã gây ra; song về nguyên tắc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện hành vi phạm tội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân liên quan đến bị cáo nào thì áp dụng đối với riêng bị cáo đó; đồng thời áp dụng Điều 17, Điều 58 của Bộ luật Hình sự về đồng phạm và quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm đối với các bị cáo.

[8] Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo C, S ba lần thực hiện đưa người lao động vượt biên trái phép sang Trung Quốc; do đó bị áp dụng điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự " Phạm tội từ 02 lần trở lên".

[9] Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhận thức pháp luật còn hạn chế, bị cáo Ly Mí P, thuộc hộ nghèo; là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự ; trong quá trình điều tra, bị cáo P đã tích cực phối hợp với cơ quan điều tra trong việc làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo C, S là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm t khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

[10] Về hình phạt chính: Hội đồng xét xử áp dụng Điều 38, Điều 50 Bộ luật Hình sự về tù có thời hạn và căn cứ quyết định hình phạt; xử phạt các bị cáo mức hình phạt đủ nghiêm khắc, cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội để cải tạo, giáo dục các bị cáo, đảm bảo tính răn đe đối với các bị cáo nói riêng và phòng ngừa C đối với loại tội phạm này tại địa phương. Căn cứ Điều 329 Bộ luật Tố tụng hình sự, quyết định tạm giam đối với các bị cáo Sùng Mí C, Ly Thị S, Ly Mí P với thời hạn là 45 ngày kể từ ngày tuyên án, ngày 18/9/2023.

[11] Về hình phạt bổ sung: Do các bị cáo đều là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; Hội đồng xét xử không áp dụng hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các bị cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 349 Bộ luật Hình sự.

[12] Về trách nhiệm dân sự: Đối với những người được C, S, P tổ chức trốn sang Trung Quốc lao động làm thuê, trong quá trình điều tra đều trình bày có một số người đã sang nhà C, S đòi tiền công nhưng không được C, S trả, nên không có đề nghị gì và cũng không có ý kiến đề nghị gì liên quan đến trách nhiệm dân sự; mặt khác những người đi sang Trung Quốc làm thuê đều xuất cảnh trái phép, do đó Hội đồng xét xử không xem xét.

[13] Về vật chứng: Không có.

[14] Về án phí: Các bị cáo là người dân tộc thiểu số, sinh sống tại xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có đơn xin miễn tiền án phí. Căn cứ Điều 12, Điều 14 Nghị quyết số 326 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội;

miễn toàn bộ tiền án phí hình sự sơ thẩm cho các bị cáo.

[15] Từ những phân tích nêu trên, Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang truy tố các bị cáo Sùng Mí C, Ly Thị S về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 349 Bộ luật Hình sự; bị cáo Ly Mí P về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” theo quy định tại các điểm b, c khoản 2 Điều 349 Bộ luật Hình sự, là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Phát biểu luận tội và đề nghị về tội danh, áp dụng điều luật, hình phạt, án phí của Kiểm sát viên tại phiên tòa đối với các bị cáo phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.

[16] Phát biểu của của Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý bào chữ a cho các bị cáo đều nhất trí với cáo trạng truy tố các bị cáo, bản luận tội và đề nghị của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.

[17] Trong vụ án này còn có một số người liên quan gồm:

1. Đối với Mua Mí C1: Quá trình điều tra các bị cáo Sùng Mí C, Ly Thị S đều khai nhận việc S tìm người đưa đi Trung Quốc làm thuê là do Mua Mí C1, sinh năm 1987, trú tại thôn P, thị trấn P, huyện Đ, tỉnh Hà Giang là người đi làm thuê bên Trung Quốc cùng với C (chồng S) chỉ đạo, cũng như việc ứng tiền công và chuyển tiền công về Việt Nam cho người nhà của những người đi lao động là do C1 trực tiếp trao đổi với ông chủ người Trung Quốc, còn C không biết. Còn Mua Mí C1 không thừa nhận được chỉ đạo C và S đi tìm người đưa đi Trung Quốc làm thuê cho C1, việc S và C tổ chức cho người khác đi sang Trung Quốc làm thuê cho C như thế nào thì C1 không biết, phù hợp với lời khai của những người đi Trung Quốc đều khai nhận là được trực tiếp trao đổi với S trước khi đi và khi trốn sang Trung Quốc đều làm thuê cho bị cáo C và bị cáo C là người quản lý, chấm công; được ứng tiền công từ bị cáo S. Cơ quan Điều tra đã tiến hành đối chất giữa C1 với C và C1 với S nhưng không có kết quả các bên vẫn giữ nguyên lời khai. Do đó Cơ quan điều tra chưa đủ căn cứ để xử lý Mua Mí C1 trong vụ án này. Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra xác minh làm rõ, nếu có căn cứ thì xử lý trong vụ án khác là có căn cứ.

2. Đối với Vàng Thị P: Quá trình điều tra bị cáo Ly Thị S khai nhận, Vàng Thị P, sinh năm 1990, trú tại thôn P, thị trấn P, huyện Đ, tỉnh Hà Giang (vợ C) là người trực tiếp bố trí sắp xếp, đón người đưa đi sang Trung Quốc và trực tiếp đưa tiền cho S 03 lần với tổng số tiền là 166.000.000 đồng (lần 1 = 26.000.000 đồng, lần 2 là 35.000.000 đồng, lần 3 là 105.000.000 đồng) để đưa cho người đi làm thuê ứng tiền công trước khi đi và tiền công lao động của họ gửi về cho gia đình. Còn Vàng Thị P không thừa nhận được bố trí sắp xếp người đón và đưa 15 người đi Trung Quốc nêu trên và cũng không được đưa cho S tiền công tìm người và tiền công của những người đi lao động Trung Quốc gửi về cho gia đình. Phù hợp với lời khai của những người đi Trung Quốc đều khai nhận là không biết P là ai và cũng không được P đón hoặc dẫn đường đi sang Trung Quốc mà chỉ được trao đổi trực tiếp với Ly Thị S và Ly Mí P. Cơ quan Điều tra đã tiến hành đối chất giữa P và S nhưng không có kết quả các bên vẫn giữ nguyên lời khai. Do đó Cơ quan điều tra chưa đủ căn cứ để xử lý Vàng Thị P trong vụ án này. Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra xác minh làm rõ nếu có căn cứ thì xử lý trong vụ án khác là có căn cứ.

3. Đối với Ly Mi D (em trai ruột của bị cáo Ly Thị S); Quá trình điều tra xác định được S gọi điện thoại cho D nhờ thông báo cho Sùng Mí L, ngày đi Trung Quốc nhưng D không biết L đi Trung Quốc bằng đường nào vì D không được bàn bạc trao đổi với L. Do là chị em trong gia đình nên khi được S nhờ thì D giúp chứ không vì mục đích gì khác. Sau đó Sùng Mí L thuê D chở đi đến ngã ba đường đi xã X, huyện M với số tiền là 300.000đồng, D đồng ý và chở L ra vị trí như đã thỏa thuận rồi L đi đâu, làm gì thì D không biết. Do vậy, Cơ quan An ninh điều tra không xử lý hình sự đối với Ly Mí D là có căn cứ.

4. Đối với Ly Mí L (cháu họ của S), được S nhờ đưa tiền công ứng trước cho người đi Trung Quốc và thông báo thời gian đi cho 03 người đi Trung Quốc làm thuê trong lần 03. Khi được bị cáo S nhờ do là có quan hệ anh em nên L giúp theo lời của S chứ không biết họ đi bằng đường nào hợp pháp hay không hợp pháp và cũng không được hưởng lợi ích vật chất gì. Do vậy, Cơ quan An ninh điều tra không xử lý hình sự đối với Ly Mí L là có căn cứ.

5. Đối với Mua Mí M, sinh năm 2002, Sùng Mí S, sinh năm 1991, Thò Nỏ X, sinh năm 1980, Sùng Sính G, Li Vả M từ nhà của họ đi đến nhà S hoặc ra huyện M để đi Trung Quốc. Quá trình điều tra xác định được do có mối quan hệ gia đình, thân thích (là bố, con, anh, em, trong nhà) nên giúp đỡ nhau chở ra các địa điểm trên, chứ không biết họ đi Trung Quốc bằng đường nào hợp pháp hay không hợp pháp chỉ biết bị cáo S là người đưa đi và cũng không được hưởng lợi ích vật chất gì. Do đó, Cơ quan An ninh điều tra không xử lý đối với những trên là có căn cứ.

6. Đối với những người đón, dẫn đường đưa 15 người đi Trung Quốc làm thuê. Quá trình điều tra các bị cáo cũng như những người đi sang Trung Quốc làm thuê không xác định được họ tên, địa chỉ của những người này. Do vậy, Cơ quan điều tra không có đủ thông tin, điều kiện để xác minh làm rõ nhân thân, lai lịch của họ, Cơ quan điều tra tiếp tục xác minh nếu có đủ căn cứ thì xử lý trong vụ án khác là đúng quy định của pháp luật.

7. Đối với ông chủ người Trung Quốc. Quá trình điều tra các bị cáo và những người đi làm thuê không biết tên tuổi, địa chỉ của ông chủ người Trung Quốc. Cơ quan An ninh điều tra không có điều kiện, thông tin để xác minh làm rõ nhân thân, lai lịch đối tượng trên, do vậy không có căn cứ để xem xét xử lý trong vụ án này.

8. Đối với 12/15 người đi Trung Quốc làm thuê đã trở về địa phương, khi đi sang Trung Quốc không làm thủ tục xuất cảnh, đã vi phạm điểm a, khoản 3, Điều 18, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng chống bạo lực gia đình. Đến nay đã hết thời hiệu xử phạt hành chính nên Cơ quan An ninh điều tra không xem xét xử lý hành chính đối với những người trên là có căn cứ.

[18] Các bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo bản án theo quy định tại các Điều 331, Điều 332, Điều 333 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH:

1. Về tội danh: Tuyên bố các bị cáo Sùng Mí C, Ly Thị S, Ly Mí P phạm tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”.

2. Về hình phạt:

- Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 349; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 38, Điều 50, Điều 17, Điều 58 Bộ luật Hình sự đối với các b ị cáo Sùng Mí C, Ly Thị S. Áp dụng các điểm b, c khoản 2 Điều 349; điểm s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 38, Điều 50, Điều 17, Điều 58 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Ly Mí P:

+ Xử phạt bị cáo Sùng Mí C 08 (Tám) năm tù; thời hạn tù được tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam ngày 17/3/2023;

+ Xử phạt bị cáo Ly Thị S 07 (Bẩy) năm tù; thời hạn tù được tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam ngày 14/12/2022;

+ Xử phạt bị cáo Ly Mí P 05 (Năm) năm tù; thời hạn tù được tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam ngày 14/12/2022.

- Căn cứ Điều 329 Bộ luật Tố tụng hình sự, quyết định tạm giam đối với các bị cáo Sùng Mí C, Ly Thị S, Ly Mí P với thời hạn là 45 ngày kể từ ngày tuyên án, ngày 18/9/2023.

3. Về án phí: Căn cứ Điều 12, Điều 14, Nghị quyết số 326/NQ-UBTVQH, ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội; miễn án phí hình sự sơ thẩm cho các bị cáo Sùng Mí C, Ly Thị S, Ly Mí P.

4. Về quyền kháng cáo: Căn cứ Điều 331, Điều 332, Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự. Các bị cáo có mặt tại phiên toà có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết./.

Nơi nhận:

- VKSND Cấp cao tại Hà Nội;

- VKSND tỉnh Hà Giang;

- PC 01, PA 09, PV 06 Công an tỉnh;

- Trại tạm giam Công an tỉnh;

- Cục THA dân sự tỉnh;

- Sở Tư pháp tỉnh Hà Giang;

- Người tham gia tố tụng;

- Phòng KTNV&THA – TAND tỉnh;

- Tổ HCTP –VP TAND tỉnh;

- Lưu hồ sơ.

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM

THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

 

 

 

 

 

 

 

 

  Phạm Thị Thanh Loan

Tải về
44_2023_HS-ST_ HA GIANG 44_2023_HS-ST_ HA GIANG

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

44_2023_HS-ST_ HA GIANG 44_2023_HS-ST_ HA GIANG

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Bản án cùng lĩnh vực

Bản án mới nhất