Bản án số 11/2025/DS-PT ngày 16/04/2025 của TAND tỉnh Điện Biên về tranh chấp quyền sử dụng đất
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Bản án số 11/2025/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Bản án số 11/2025/DS-PT
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Bản án 11/2025/DS-PT
Tên Bản án: | Bản án số 11/2025/DS-PT ngày 16/04/2025 của TAND tỉnh Điện Biên về tranh chấp quyền sử dụng đất |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Tranh chấp quyền sử dụng đất |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND tỉnh Điện Biên |
Số hiệu: | 11/2025/DS-PT |
Loại văn bản: | Bản án |
Ngày ban hành: | 16/04/2025 |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | Tranh chấp quyền sử dụng đất |
Tóm tắt Bản án
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản

TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
–––––––––––––––
Bản án số: 11/2025/DS-PT
Ngày: 16 - 4 - 2025
V/v: Tranh chấp quyền sử dụng đất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Với thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
- Thẩm phán - Chủ toạ phiên tòa: Bà Bùi Thị Thu Hằng;
- Các Thẩm phán: Bà Đỗ Thu Hương và bà Hoàng Thị Hòa;
- Thư ký phiên tòa: Ông Đỗ Mạnh Huy, thư ký Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên;
- Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa: Ông Đỗ Thành Đạt, kiểm sát viên
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên.
ơ
Ngày 16 tháng 4 năm 2025, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên xét xử
phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 02/2024/TLPT-DS ngày 01 tháng 10
năm 2024 về việc: “Tranh chấp quyền sử dụng đất”;
Do bản án dân sự sơ thẩm số 05/2024/DS-ST ngày 31/7/2024 của Tòa án nhân
dân huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên bị kháng cáo;
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 04a/2024/QĐ-PT ngày 29 tháng 11
năm 2024 và các Quyết định hoãn phiên tòa số 06/2024/QĐ-PT ngày 26/12/2024,
số 11/2025/QĐ-PT ngày 24/01/2025, số 14/2025/QĐ-PT ngày 21/02/2025, số
18/2025/QĐ-PT ngày 03/4/2025; các thông báo về việc thay đổi thời gian mở lại
phiên tòa phúc thẩm số 12/TB-TA ngày 19/3/2025, số 13/TB-TA ngày 08/4/2025,
giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Bà Vừ Thị L, sinh năm 1960 ; địa chỉ: Bản H, xã H, huyện M,
tỉnh Điện Biên – Vắng mặt có đơn xin xét xử vắng mặt.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Bà Lò Thị X – Luật
sư thực hiện trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đ
- Có mặt.
2. Bị đơn: Anh Giàng A T, sinh năm 1993 và chị Vàng Thị C, sinh năm 1988;
địa chỉ: Bản H, xã H, huyện M, tỉnh Điện Biên.
Người đại diện theo ủy quyền của bà Vàng Thị C: Ông Giàng A T; địa chỉ: Bản
H, xã H, huyện M, tỉnh Điện Biên - Có mặt.
Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị đơn: bà Nguyễn Thị Kim N - Luật
sư thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đ - Có
mặt.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Ông Giàng A T; địa chỉ: Bản H, xã H, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
2
- Ông Giàng Giống C1, bà Cứ Thị P; cùng địa chỉ: Bản H, xã H, huyện M, tỉnh
Điện Biên. Người đại diện theo ủy quyền của bà Cứ Thị P: ông Giàng Giống C1; địa
chỉ: Bản H, xã H, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
- Bà Chớ Thị P1; địa chỉ: Bản H, xã H, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
- Bà Giàng Thị D; địa chỉ: Bản C, xã S, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
- Bà Giàng Thị T1; địa chỉ: Bản C, xã S, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
- Bà Giàng Thị Đ; địa chỉ: Bản H, xã H, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
- Ông Giàng A C2, ông Giàng A C3; cùng địa chỉ: Bản H, xã H, huyện M, tỉnh
Điện Biên – Vắng mặt.
- Bà Giàng Thị C4; địa chỉ: Bản P, xã S, huyện N, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
- Bà Giàng Thị L1; địa chỉ: Bản C, xã S, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
- Bà Giàng Thị D1; địa chỉ: Bản S, xã S, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
- Ông Giàng A K, ông Giàng A L2; cùng địa chỉ: Bản H, xã H, huyện M, tỉnh
Điện Biên – Vắng mặt.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đồng thời là người kế thừa quyền,
nghĩa vụ tố tụng của bà Kháng Thị M:
- Bà Giàng Thị C5; địa chỉ: Bản H, xã M, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
- Bà Giàng Thị K1 (tên gọi khác: Giàng Thị C6), bà Giàng Thị D2, bà Giàng
Thị B; cùng địa chỉ: Bản T, xã H, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
- Bà Giàng Nụ P2, ông Giàng Xá S; cùng địa chỉ: Bản H, xã H, huyện M, tỉnh
Điện Biên – Vắng mặt.
- Bà Giàng Thị D3; địa chỉ: Bản H, xã H, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
- Bà Giàng Thị M1; địa chỉ: Bản C, xã S, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
- Bà Giàng Thị X1; địa chỉ: Bản C, xã S, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
5. Những người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của ông Giàng Sung S1
(là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hiện đã chết):
- Bà Thào Thị S2, anh Giàng A C7, anh Giàng A S3; cùng địa chỉ: Bản H, xã
H, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
- Bà Giàng Thị D2, bà Giàng Thị M2; cùng địa chỉ: Há Là Chủ B, xã H, huyện
M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
6. Những người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của ông Giàng Vảng S4
(là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hiện đã chết):
- Bà Giàng Thị C8, anh Giàng A C9, anh Giàng A T2; cùng địa chỉ: Bản H, xã
H, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
- Bà Giàng Thị C5; địa chỉ: Bản C, xã S, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
- Bà Giàng Thị D2, bà Giàng Thị C10; cùng địa chỉ: Bản S, xã S, huyện M, tỉnh
Điện Biên – Vắng mặt.
- Bà Giàng Thị Đ; địa chỉ: Bản T, xã H, huyện M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
7. Những người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng anh Giàng A P3 (là người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hiện đã chết): Chị Chớ Thị T3, các cháu Giàng
A C11, Giàng A Ơ; cùng địa chỉ: Bản H, xã H, huyện M, tỉnh Điện Biên. Người đại
diện hợp pháp của các cháu C11, Ơ: chị Chớ Thị T3; địa chỉ: Bản H, xã H, huyện
M, tỉnh Điện Biên – Vắng mặt.
8. Những người làm chứng:
3
Các ông Giàng Chì H, Giàng Chồng C, Giàng Giống L3, Giàng Chờ P4, Giàng
Xá H1, Giàng A V; Cùng địa chỉ: Bản H, xã H, huyện M, tỉnh Điện Biên - Vắng
mặt.
Người kháng cáo: Các bị đơn ông Giàng A T và bà Vàng Thị C
NỘI DUNG VỤ ÁN:
* Theo đơn khởi kiện và các văn bản trình bày ý kiến của nguyên đơn trong
quá trình giải quyết vụ án, quá trình tranh tụng tại phiên tòa, nguyên đơn bà Vừ
Thị L trình bày:
Gia đình nguyên đơn có khu đất nương lúa khoảng 1,5 ha tại khu vực Háng É,
thuộc bản H, xã H, huyện M, tỉnh Điện Biên. Khu đất nương này là do vợ chồng
nguyên đơn đi khai hoang làm nương từ năm 1987. Gia đình nguyên đơn canh tác
làm nương từ năm 1987 cho đến năm 2009 không xảy ra tranh chấp với ai, cuối năm
2009 chồng nguyên đơn chết đến mùa làm nương năm 2010, gia đình ông Giàng
Giống C1, Giàng A T mới đến phát tranh chấp lấy đất nương của nguyên đơn,
nguyên đơn không cho làm nhưng gia đình ông Giàng Giống C1 cứ cố tình làm và
trồng sắn vào phần đất nương của nguyên đơn, hai bên xảy ra tranh chấp với nhau
từ đó đến nay. Năm 2011 nhà nước có chương trình dự án mở đường đi vào bản Z,
con đường đi qua vào một phần của mảnh đất nương hiện đang tranh chấp. Uỷ ban
nhân dân xã thông báo đến các bản trong xã và trưởng bản thông báo cho toàn thể
nhân dân trong bản nếu gia đình nào có đất nương mà mở đường đi qua thì đến để
chứng kiến việc đo đạc, để ký vào hồ sơ giấy tờ của cán bộ đi đo đạc, lúc đó con trai
nguyên đơn là anh Giàng A C2 đi để cùng với cán bộ đo lạc, đo diện tích đất mà mở
đường vào phần đất nương đó, anh Giàng A C2 được ký xác nhận vào hồ sơ giấy tờ
đo lạc để sau này nhận tiền đền bù. Khi được trưởng bản thông báo như trên gia đình
ông C1 không có ý kiến gì và cũng không đến để chứng kiến việc cán bộ đo đạc đo
phần đất mở đường đi vào chứng tỏ gia đình ông C1, ông T cũng đã tự hiểu đó không
phải đất nương của các ông. Ông C1 cho rằng diện tích đất đó do bố mẹ ông để lại
cho ông sau đó ông cho con của ông là anh T là không đúng, vì diện tích đất bố mẹ
ông C1 để lại cho ông C1 là đất nương bên cạnh diện tích đất đang tranh chấp, hiện
ông C1 vẫn đang canh tác. Do gia đình ông C1, anh T không chịu trả đất cho nguyên
đơn nên hai bên đã được tổ hòa giải của bản và được ủy ban nhân dân xã H2 nhiều
lần nhưng hai bên vẫn không thỏa thuận được với nhau. Đối với diện tích đất nương
này nguyên đơn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng nguyên
đơn chọn cơ quan Tòa án nhân dân huyện Mường Chà là cơ quan giải quyết việc
tranh chấp đất cho nguyên đơn. Nguyên đơn nhất trí với kết quả xác định vị trí, đo
đạc đối với diện tích đất hai bên đang tranh chấp của Hội đồng xem xét thẩm định
tại chỗ. Trong quá trình giải quyết ông C1 trình bày là đất nương của ông, tuy nhiên
tại phiên tòa ông trình bày diện tích đất đang xảy ra tranh chấp vợ chồng ông đã cho
con của ông bà là anh Giàng A T và ông bà không có yêu cầu gì đối diện tích đất
này. Vậy nguyên đơn đề nghị Tòa án nhân dân huyện Mường Chà giải quyết buộc
gia đình anh Giàng A T và chị Vàng Thị C trả lại diện tích đất nương hiện đang
chiếm giữ cho nguyên đơn.
* Tại văn bản trả lời thông báo thu lý vụ án và quá trình giải quyết vụ án, bị
đơn anh Giàng A T và chị Vàng Thị C trình bày:
4
Năm 2010 anh T có đi canh tác cùng với bố là Giàng A C12 tại khu đất tranh
chấp. Sau đó ông C12 cho anh, theo lời kể của ông C12 diện tích đất đang tranh chấp
do bố mẹ ông C12 để lại cho ông C12. Diện tích đất đang tranh chấp vợ chồng anh
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có bất cứ một loại giấy
tờ gì, chưa kê khai để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa được cơ
quan Nhà nước nào giao để canh tác sử dụng, chưa được nộp tiền thuế đất, chưa
được xin miễn nộp tiền thuế đất. Tuy nhiên diện tích đất đang tranh chấp anh đã
được canh tác từ năm 2010, canh tác 01 đến 03 năm sau đó do đất bạc màu anh bỏ
hoang được khoảng 03 năm rồi tiếp tục canh tác, giữa hai bên xảy ra tranh chấp, từ
năm nào anh không nhớ cụ thể và đã được tổ hòa giải của bản cũng như ủy ban nhân
dân xã H2 nhiều lần nhưng bà L vẫn không chịu trả đất cho gia đình anh. Nay bà L
chọn cơ quan Tòa án nhân dân huyện Mường Chà là cơ quan giải quyết việc tranh
chấp đất giữa hai bên anh đồng ý. Anh yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bà L trả lại
đất cho gia đình anh. Anh nhất trí với kết quả xác định vị trí, kết quả đo đạc của Hội
đồng xem xét thẩm định tại chỗ.
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:
- Ông Giàng Giống C1 và bà Cứ Thị P:
Diện tích đất tranh chấp ông C1, bà P đã cho vợ chồng con trai là các bị đơn
trong vụ án. Ông C1, bà P không có yêu cầu gì trong vụ án này. Nguồn gốc đất này
của bố mẹ để lại cho ông C1, bà P từ năm 1983; canh tác được 02 năm thì ông C1,
bà P bỏ hoang được 03 năm, thì vợ chồng bà L đến xin canh tác 01 năm, nhưng sau
đó vợ chồng bà L canh tác liên tục, đến năm 2010 thì ông C1, bà P đến canh tác lại
và xảy ra tranh chấp. Đất tranh chấp đã được ủy ban nhân dân huyện M cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông C1, bà P vào ngày 07/7/2016, số vào sổ cấp
GCN: CH00862, nhưng ông không biết cụ thể thửa đất số mấy và tờ bản đồ số mấy.
Ông C1, bà P không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và không có yêu
cầu gì trong vụ án này.
- Các ông bà Giàng Thị C5, Giàng Thị K1 (Giàng Thị C6), Giàng Nụ P2,
Giàng Thị D3, Giàng Thị X1, Giàng Thị D2, Giàng Thị M1, Giàng Xá S, Giàng Thị
B (Là những người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của bà Kháng Thị M và ông
Giàng Pàng T4 bố mẹ của ông N1 và ông C1):
Từ trước đến nay ông bà Tú M3 không chia đất cho bất cứ ai trong gia đình.
Diện tích đất đang tranh chấp không phải đất nương của ông bà Tú M3, đó là đất
của vợ chồng bà L tự khai hoang canh tác từ khi ông N1 bà L xây dựng gia đình với
nhau, còn từ năm bao nhiêu các thì không nhớ rõ do thời gian đã lâu. Cho đến cuối
năm 2009 đầu năm 2010 ông N1 chết gia đình ông C1 mới đến tranh chấp đất với
bà L. Gia đình cũng đã hòa giải nhưng hai bên không thỏa thuận được. Diện tích đất
nương của ông bà Tú M3 để lại cho ông C1 là đất bên cạnh đất nương của vợ chồng
bà L, hiện ông C1 vẫn đang canh tác. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trên không có yêu cầu độc lập trong vụ án này.
- Bà Chớ Thị P1 (vợ hai ông Giàng Pàng T4) trình bày:
Bà P1 là vợ hai của ông T4 (bố của ông C1 và ông N1), từ ngày bà P1 về chung
sống với ông T4, bà P1 có đi làm nương cùng với gia đình. Diện tích đất nương tranh
chấp trước đây bỏ hoang. Sau khi ông N1 và bà L xây dựng gia đình mới khai hoang
5
phần đất này để làm nương. Thời gian nào thì bà P1 không nhớ. Vợ chồng ông N1,
bà L canh tác ổn định, liên tục không xảy ra tranh chấp với ai. Đến cuối năm 2009
đầu năm 2010 ông N1 chết, gia đình ông C1 mới tranh chấp đất với bà L. Bà P1
không có yêu cầu độc lập trong vụ án này.
- Các ông bà Giàng Thị D, Giàng Thi T5, Giàng Thị Đ, Giàng A C2, Giàng A
C3, Giàng Thị C4 (các con ông N1, bà L) trình bày:
Từ ngày biết đi làm nương, những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trên
đã cùng với bố mẹ làm nương tại diện tích đất tranh chấp; đây là đất của ông N1, bà
L, những người này không có yêu cầu độc lập trong vụ án này.
- Các ông bà Giàng Thị L1; Giàng Thị D1; Giàng A K; Giàng A L2 (các con
ông C1, bà P) trong quá trình giải quyết đều trình bày:
Đối với diện tích đất hiện hai bên xảy ra tranh chấp, đó là đất của ông C1, bà P
và ông C1, bà P cho ông T sử dụng, các ông bà để cho ông C1 và ông T sở hữu, sử
dụng, các ông bà không có ý kiến gì và không có yêu cầu gì đối với đất này.
- Những người kế thừa quyền nghĩa vụ tố tụng đều trình bày: Diện tích đất
hiện hai bên đang xảy ra tranh chấp là đất của vợ chồng ông N1, bà L khai hoang
canh tác còn từ năm bao nhiêu các ông bà không biết, sau đó xảy ra tranh chấp với
nhau như thế nào các ông bà đều không biết, đối với diện tích đất này không liên
quan gì đến họ, các ông bà không có ý kiến gì, không có yêu cầu gì.
* Những người làm chứng trình bày:
Là những người có đất liền kề, trưởng bản, những người sinh sống lâu năm
trong bản, trong quá trình giải quyết vụ án đều trình bày: Diện tích đất giữa hai bên
xảy ra tranh chấp trước đây là đất rừng chưa có ai khai hoang canh tác, thời gian cụ
thể họ đều không nhớ, nhưng sau khi ông N1 lấy bà L về, vợ chồng ông N1, bà L
mới đến khai hoang canh tác, thấy vợ chồng ông N1, bà L canh tác liên tục không
xảy ra tranh chấp, trong thời gian đó ông C1 vẫn canh tác đất nương bên cạnh đất
vợ chồng ông N1, bà L. cho đến năm 2010 thì thấy ông C1 đến phát canh tác lúc đó
giữa bà L và ông C1 mới xảy ra tranh chấp, họ cũng đã được hòa giải cho hai bên
nhiều lần nhưng hai bên không thỏa thuận được. Khi trưởng bản thông báo gia đình
nào có đất mở đường việc mở đường vào bản Z đến chứng kiến việc đo đạc của cơ
quan chuyên môn thì không thấy gia đình ông C1 đến mà chỉ thấy con trai bà L đến
để chứng kiến việc đo đạc của cơ quan chuyên môn và ký vào hồ sơ để sau này nhận
tiền đền bù.
* Kết quả thẩm định ngày 03/11/2021:
Đất tranh chấp có tổng diện tích 8.264,3 m
2
thuộc lô N1, khoảng 7, tiểu khu D,
có địa chỉ tại khu vực Háng É, bản H, xã H, huyện M, là đất nông nghiệp, có các mặt
tiếp giáp như sau:
- Phía bắc giáp đất nương của bị đơn: Có các cạnh dài 69, 61 m + 38,62 m +
30,98 m + 14,62 m.
- Phía nam giáp đất nương của ông Giàng Chờ P4 có các cạnh dài 78,39 m +
39,36 m + 31,91 m.
- Phía tây giáp đường đi vào bản Z, có cạnh dài 33,32 m.
- Phía đông giáp đất khe suối có các cạnh dài 9,45 m + 28,48 m + 18,56 m.
Các đương sự đều nhất trí với kết quả thẩm định.
6
Tại công văn số: 22/CV-TNMT ngày 14/3/2023 của phòng tài nguyên môi
trường huyện M khẳng định: Diện tích đất hai bên đang tranh chấp thuộc lô N1,
khoảnh 7 tiểu khu D. Ngoài quy hoạch theo quyết định số: 1208/QĐ-UBND ngày
21/12/2018 của UBND tỉnh Đ về phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3
loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nào.
Tại công văn số: 342/HKL-PC ngày 18/12/2023 của Hạt kiểm lâm huyện M
khẳng định: Toàn bộ diện tích đất thuộc lô N1 khoảnh 7 tiểu khu D nằm ngoài quy
hoạch 3 loại rừng, hiện trạng nông nghiệp.
Tại công văn số: 242/CV-TTQLĐĐ ngày 29/12/2023 của Trung tâm quản lý
đất đai huyện M khẳng định: Thửa đất số 01, tờ bản đồ số 33; Thửa đất số 39 và 45
tờ bản đồ số 77, ủy ban nhân dân huyện M cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
vào ngày 07/7/2016, số vào sổ cấp GCN: CH00862 cho ông Giàng A C12 và bà Cứ
Thị P, không nằm trong vị trí mà Tòa án đã thành lập hội đồng xét xét thẩm định tại
chỗ để xác định vị trí và đo đạc để giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn Vừ Thị L
và bị đơn Giàng Giống C1, bà Cứ Thị P và ông Giàng A T bà Vàng Thị C. Như vậy
việc ông C1 cho rằng đất đang tranh chấp ông đã được ủy ban nhân dân huyện M
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không có cơ sở.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 05/2024/DS-ST ngày 31/7/2024 của Tòa án
nhân dân huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã quyết định:
Căn cứ:
- Khoản 9 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39; các Điều
70; 71; 72 các Điều 147; 157; 228; 229 của Bộ luật tố tụng dân sự;
- Điều 4; 10; 11; Điều 14; Điều 100; 101; 125; 126; 129; 131; 166; 170; 179;
điểm b khoản 2 Điều 203; 210 Luật đất đai.
- Các Điều 189; 197; 198; 213 của Bộ luật dân sự;
- Điều 20, 21 Nghị định số: 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định 01/2017/NĐ-CPngày 06/01/2017 Nghị định sửa đổi, bổ sung một
số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.
- Điểm đ khoản 1 Điều 12; Điều 15 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 quy định về án phí, lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Vừ Thị L.
- Buộc các bị đơn ông Giàng A T; bà Vàng Thị C trả cho nguyên đơn bà Vừ
Thị L 8.264,3 m
2
diện tích đất đang tranh chấp thuộc lô N1, khoảng 7, tiểu khu D
tại khu vực Háng É thuộc bản H, xã H, huyện M, tỉnh Điện Biên (Sơ đồ đất kèm
theo). Có các cạnh tiếp giáp.
Phía bắc giáp đất đất nương của Giàng A C12 (Giàng Giống C1 là bị đơn) có
các cạnh dài 69, 61 m + 38,62 m + 30,98 m + 14,62 m.
Phía nam giáp đất nương của ông Giàng Chờ P4 có các cạnh dài 78,39 m +
39,36 m + 31,91 m.
Phía tây giáp đường đi vào bản Z, có cạnh dài 33,32 m.
Phía đông giáp đất khe suối có các cạnh dài 9,45 m + 28,48 m + 18,56 m.
7
Tạm giao 8.264,3 m
2
diện tích đất trên cho bà Vừ Thị L tiếp tục sử dụng. Nếu
bà Vừ Thị L có nhu cầu thì được quyền liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
kê khai làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật
đất đai.
2. Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ: Buộc ông Giàng A T; bà Vàng Thị C
phải chịu 3.600.000 đồng (ba triệu sáu trăm nghìn đồng) tiền xem xét thẩm định tại
chỗ. Buộc ông Giàng A T trả lại cho bà Vừ Thị L 1.800.000 đồng (một triệu tám
trăm nghìn đồng). Buộc bà Vàng Thị C trả lại cho bà Vừ Thị L 1.800.000 đồng (một
triệu tám trăm nghìn đồng).
Căn cứ khoản 2 Điều 357 Bộ luật dân sự: Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp
luật, người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người phải thi hành
án chậm thi hành án khoản tiền trên thì hàng tháng người phải thi hành án còn phải
chịu khoản tiền lãi của số tiền chậm trả lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468
Bộ luật dân sự.
Quyết định này được thi hành theo quy định tại khoản 2 Luật thi hành án dân
sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa
thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng
chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời
hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
3. Về án phí: Miễn toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm cho ông Giàng A T; bà Vàng
Thị C.
Ngoài ra, bản án còn tuyên về quyền kháng cáo bản án của các đương sự theo
quy định của pháp luật.
Ngày 13 tháng 8 năm 2024, bị đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm
số 05/2024/DS-ST ngày 31/7/2024 của Tòa án nhân dân huyện Mường Chà, tỉnh
Điện Biên, yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên hủy toàn bộ bản án dân sự sơ
thẩm với lý do không nhất trí với bản án dân sự sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
- Nguyên đơn có đơn xin xét xử vắng mặt và giữ nguyên yêu cầu khởi kiện.
- Bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo với lý do nguyên đơn cung cấp các
tài liệu, chứng cứ là bản trình bày của những người liên quan, người làm chứng đều
là làm giả chữ ký; toàn bộ các tài liệu, chứng cứ do Toà án nhân dân huyện Mường
Chà thu thập đều không đảm bảo và không khách quan; nguồn gốc mảnh đất đang
tranh chấp là đất của ông Giàng Giống C1 chứ không phải là do gia đình ông N1, bà
L khai hoang.
* Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Lời trình bày của
nguyên đơn về nguồn gốc đất tranh chấp là đúng với thực tế. Đất do vợ chồng nguyên
đơn khai hoang từ năm 1987 đến 2009 không có tranh chấp. Sau khi ông N1 mất
năm 2009, năm 2010 gia đình ông Giàng Giống C1 tự ý chiếm đất, dẫn đến tranh
chấp kéo dài đến nay. Năm 2011 khi có dự án mở đường đi qua phần đất này, con
trai bà L được cử đi phối hợp đo đạc, trong khi gia đình ông C1 và ông T không phản
đối hay khiếu nại. Bà L nhiều lần yêu cầu bản và Uỷ ban nhân dân xã giải quyết, gần
nhất là năm 2020, nhưng gia đình ông C1, cụ thể là anh Giàng A T, vẫn tiếp tục sử
8
dụng đất. Theo Luật Đất đai 2013, đất đang tranh chấp không được thực hiện các
giao dịch, nhưng vẫn có thể canh tác nếu chưa có quyết định áp dụng biện pháp tạm
thời. Phía ông C1 khai đất do bố mẹ ông để lại từ 1983, ông chỉ canh tác 02 năm rồi
bỏ hoang; sau đó vợ chồng nguyên đơn xin canh tác từ 1987 đến 2009. Lời khai này
xác nhận việc bà L sử dụng đất liên tục, ổn định hơn 20 năm trước khi tranh chấp
xảy ra, là cơ sở quan trọng để xác định quyền sử dụng hợp pháp của nguyên đơn.
Như vậy xét quá trình sử dụng đất qua các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ và lời
khai của các đương sự thì thấy rằng gia đình nguyên đơn sử dụng canh tác đất liên
tục hơn 20 năm ổn định không có tranh chấp, còn gia đình bị đơn sử dụng đất hơn
10 năm là đất đang tranh chấp. Đề nghị hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn: ông C1 phản đối yêu cầu
của bà L, khẳng định nguồn gốc đất là do bố mẹ ông khai hoang và giao cho ông
canh tác từ năm 1983. Ông C1 cũng cho biết do đất cằn cỗi nên ông tạm ngừng canh
tác và để vợ chồng bà L mượn canh tác trong thời gian ngắn, sau đó đất được trả lại.
Từ năm 2009, anh Giàng A T đã trực tiếp canh tác và duy trì liên tục đến nay. Quá
trình thu thập chứng cứ của Toà án cấp sơ thẩm có nhiều điểm mâu thuẫn giữa lời
khai của các nhân chứng và các bên. Một số người làm chứng được bà L cung cấp
khai rằng vợ chồng bà L là người khai hoang đất. Tuy nhiên, ông C1 và anh T cho
rằng những người này bị tác động và không tự khai, việc ký tên là do người khác
mang giấy đến yêu cầu. Trong phiên tòa sơ thẩm, các nhân chứng vắng mặt, việc đối
chất không được thực hiện khiến phía bị đơn không có cơ hội đối chất trực tiếp. Một
số người làm chứng sau đó cũng phủ nhận lời khai trước, cho rằng có sai lệch trong
quá trình Tòa án thu thập. Đáng chú ý, khi đề cập đến dự án mở đường năm 2011,
bà L cho rằng con trai bà đã đại diện ký xác nhận đo đạc phần đất bị ảnh hưởng để
nhận đền bù, chứng minh quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, qua xác minh, phần đất
trong hồ sơ đo đạc lại không trùng với vị trí đang tranh chấp, mà là đất giáp khu đất
ở của gia đình bà. Tòa sơ thẩm khi giải quyết vụ việc đã thiên về lời khai của bà L
mà chưa đánh giá đầy đủ các mâu thuẫn và căn cứ phản bác của bị đơn. Sau phiên
tòa, anh T có đơn kháng cáo, yêu cầu thu thập lại lời khai của các nhân chứng mà
anh nghi ngờ bị giả mạo hoặc ghi sai lệch. Tòa án cấp phúc thẩm sau đó xác định
đúng là có sự sai lệch giữa lời khai cấp sơ thẩm và lời khai thực tế, điều này củng cố
lập luận của phía bị đơn. Qua đó, lời khai của ông C1 và anh T về nguồn gốc đất do
bố mẹ để lại và quá trình sử dụng liên tục từ năm 2009 đến nay được cho là có căn
cứ và phù hợp với thực tế khách quan hơn so với trình bày của bà L. Do vậy kính đề
nghị HĐXX chấp nhận kháng cáo của anh T hủy toàn bộ bản án sơ thẩm chuyển hồ
sơ về cấp sơ thẩm để giải quyết lại.
* Ý kiến của vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên về việc tuân
theo pháp luật và việc giải quyết vụ án:
- Về trình tự thủ tục tố tụng: việc thụ lý vụ án theo thủ tục phúc thẩm được thực
hiện theo đúng quy định tại Điều 285 Bộ luật tố tụng dân sự; việc tiếp nhận tài liệu,
chứng cứ do đương sự cung cấp được thực hiện đúng theo Điều 287 Bộ luật tố tụng
dân sự; việc Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ được thực hiện đúng theo Điều 96,
97 Bộ luật tố tụng dân sự; thời hạn chuẩn bị phúc thẩm theo đúng quy định tại Điều
9
286 Bộ luật tố tụng dân sự; Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm đảm bảo các
nội dung quy định tại khoản 1 Điều 290 và được gửi cho VKS cùng cấp và đương
sự theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 290 Bộ luật tố tụng dân sự; việc chuyển hồ
sơ vụ án cho VKS nghiên cứu được thực hiện đúng theo Điều 292 Bộ luật tố tụng
dân sự.
- Việc chấp hành pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký
đã thực hiện đúng quy định tại Điều 48, Điều 51, Điều 293, 297, 298, 303 Bộ luật tố
tụng dân sự.
- Việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng: các đương sự về cơ bản
đã thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình quy định tại các Điều 70, 71, 72
Bộ luật tố tụng dân sự.
- Về căn cứ, hợp pháp của kháng cáo: Kháng cáo của bị đơn đúng thời hạn
quy định tại Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự và có đủ nội dung theo quy định tại
khoản 1 Điều 272 Bộ luật tố tụng dân sự. Nội dung kháng cáo của bị đơn: Yêu cầu
hủy bản án sơ thẩm xét xử lại theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn.
- Về nội dung vụ án: Sau khi phân tích nội dung vụ án, đại diện Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Điện Biên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm áp dụng khoản 1 Điều
308 Bộ luật tố tụng dân sự không chấp nhận kháng cáo của bị đơn Giàng A T và
Vàng Thị C, giữ nguyên bản án sơ thẩm số 05/2024/DS-ST, ngày 31/7/2024 của Tòa
án nhân dân huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
Người kháng cáo là đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống ở xã có điều kiện kinh
tế, xã hội đặc biệt khó khăn và có đơn xin miễn án phí nên được miễn án phí dân sự
phúc thẩm theo quy định.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra
tại phiên tòa; Căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về tố tụng:
[1.1] Về thẩm quyền: Đất tranh chấp có địa chỉ tại khu vực Háng É thuộc bản
H, xã H, huyện M, tỉnh Điện Biên; việc tranh chấp đã được Ủy ban nhân dân xã H2
nhưng không thành. Ngày 08/7/2021 bà Vừ Thị L nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân
dân huyện Mường Chà; bà Vừ Thị Là L người dân tộc thiểu số, ở vùng có điều kiện
kinh tế đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ
tướng Chính phủ nên được miễn nộp tiền tạm ứng án phí; ngày 08/7/2021 Tòa án
nhân dân huyện Mường Chà đã thụ lý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn để giải
quyết vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là bà Vừ Thị L và các
bị đơn là ông Giàng Giống C1, bà Cứ Thị P, ông Giàng A Thào T, bà Vàng Thị C;
tại phiên toà sơ thẩm bị đơn ông Giàng Giống C1 (và là người đại diện theo ủy quyền
của bà P) trình bày diện tích đất tranh chấp không còn liên quan gì đối với ông Giàng
Giống C1 bà Cứ Thị P. Ông C1 không có ý kiến gì khác và không có yêu cầu gì.
Nguyên đơn bà Vừ Thị L và các bị đơn ông Giàng A T, bà Vàng Thị C nhất trí diện
tích đất đang tranh chấp không còn liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của ông C1,
bà P. Do đó Toà án cấp sơ thẩm đã xác định ông C1, bà P không phải là bị đơn trong
vụ án là đúng thẩm quyền và xác định đúng quan hệ pháp luật theo quy định khoản
10
9 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm c khoản 1 Điều 39 của Bộ luật tố tụng Dân
sự (sau đấy ghi tắt là BLTTDS) và điểm b khoản 2 Điều 203 Luật đất đai (sau đây
ghi tắt là LĐĐ).
[1.2] Về sự vắng mặt của những người tham gia tố tụng: Tại phiên tòa phúc
thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ông Giàng Giống C1, bà Chớ Thị
P1; bà Giàng Thị D; bà Giàng Thị T1; bà Giàng Thị Đ; ông Giàng A C2, ông Giàng
A C3; bà Giàng Thị C4; bà Giàng Thị L1; bà Giàng Thị D1; ông Giàng A K, ông
Giàng A L2; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đồng thời là người kế thừa
quyền, nghĩa vụ tố tụng của bà Kháng Thị M: bà Giàng Thị C5; bà Giàng Thị K1
(tên gọi khác: Giàng Thị C6), bà Giàng Thị D2, bà Giàng Thị B; bà Giàng Nụ P2,
ông Giàng Xá S; bà Giàng Thị D3; bà Giàng Thị M1; bà Giàng Thị X1; những
người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của ông Giàng Sung S1 (là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan hiện đã chết): bà Thào Thị S2, anh Giàng A C7, anh Giàng
A S3; bà Giàng Thị D2, bà Giàng Thị M2; những người kế thừa quyền, nghĩa vụ
tố tụng của ông Giàng Vảng S4 (là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hiện
đã chết): bà Giàng Thị C8, anh Giàng A C9, anh Giàng A T2; bà Giàng Thị C5; bà
Giàng Thị D2, bà Giàng Thị C10; bà Giàng Thị Đ; những người kế thừa quyền,
nghĩa vụ tố tụng anh Giàng A P3 (là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hiện
đã chết): chị Chớ Thị T3 và người làm chứng: ông Giàng Chì H, ông Giàng Chồng
C13, ông Giàng Giống L3, ông Giàng Chờ P4, ông Giàng Xá H1, ông Giàng A V
đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng vắng mặt không có lý do. Căn cứ
vào khoản 2, 3 Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử tiến hành xét xử
vắng mặt những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng nêu
trên.
[1.3] Về tính hợp lệ của đơn kháng cáo của bị đơn anh Giàng A T, chị Vàng
Thị C:
Đối với yêu cầu kháng cáo của bị đơn: Ngày 13/8/2024, anh Giàng A T, chị
Vàng Thị C kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 05/2024/DS-ST ngày
31/7/2024 của Tòa án nhân dân huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Việc kháng cáo
được thực hiện trong thời hạn luật định, nội dung kháng cáo và quyền kháng cáo phù
hợp với quy định của pháp luật, anh Giàng A T, chị Vàng Thị C đã nộp tiền tạm ứng
án phí phúc thẩm, như vậy việc kháng cáo của anh T, chị C là hợp lệ, đúng theo quy
định tại các Điều 271, 272, 273 và 276 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Do đó, Hội đồng
xét xử phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị đơn theo trình tự phúc thẩm.
[2]. Về nội dung vụ án:
Đất đang tranh chấp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có
tranh chấp liên tục từ năm 2010 đến nay. Việc gia đình bị đơn khai đất tranh chấp
đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không đúng, vì thực tế gia đình
ông C1 chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở phần đất bên cạnh đất
tranh chấp.
Nguyên nhân việc tranh chấp là vào năm 2010, khi nguyên đơn đang canh tác
trên đất tranh chấp thì gia đình bị đơn đến canh tác trên phần đất này mặc dù nguyên
đơn không đồng ý. Nguyên đơn bà Vừ Thị Là L em dâu, thím của các bị đơn, vì vậy
nguyên đơn đã yêu cầu ông P4 (là người có đất bên cạnh đất tranh chấp và cũng là
11
anh Trai của ông C1 và ông N1) và anh em trong gia đình giải quyết để gia đình ông
C1 trả lại đất tranh chấp cho nguyên đơn.
Nguyên đơn khai: Đất tranh chấp trước năm 2010 nguyên đơn sử dụng; sau
2010 bị đơn sử dụng khoảng 01 đến 03 năm, nhưng liên tục xảy ra tranh chấp và có
thời gian đất bỏ hoang.
Bị đơn khai: Đất tranh chấp được bố mẹ ông C1 cho ông C1 từ năm 1983, canh
tác được 02 năm thì bỏ hoang, sau đó gia đình bị đơn xin được canh tác trên mảnh
đất, ông Giàng Giống C1 đã cho mượn, nguyên đơn canh tác được khoảng 03 năm
thì ông C1 lấy lại canh tác đến năm 2010 thì cho bị đơn canh tác từ đó đến nay.
Những người làm chứng và bà Chớ Thị P1 (vợ hai ông Giàng Pàng T4) đều
trình bày: Đất tranh chấp trước đây là đất rừng, không có ai canh tác. Sau này vợ
chồng ông bà N1, L mới đến khai hoang và canh tác liên tục, trong thời gian đó gia
đình ông C1 vẫn canh tác đất nương bên cạnh. Việc tranh chấp xảy ra từ năm 2010
cho đến nay.
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người kế thừa quyền
nghĩa vụ tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án khẳng định. Diện tích đất hiện hai
bên tranh chấp là đất nương của vợ chồng bà L khai hoang canh tác từ năm 1987 vợ
chồng bà L canh tác ổn định liên tục lâu dài không xảy ra tranh chấp với ai. Cho đến
năm 2010 chồng bà L chết ông C1, ông T mới đến tranh chấp với bà L. Ngoài ra các
ông bà không có yêu cầu gì, Hội đồng xét xử không xem xét.
Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bà Giàng Thị D3, Giàng Thị
X1, Giàng Thị M1, Giàng Thị D2, Giàng Thị B, Thào Thị S2: có lời khai bất nhất
trong quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm nên Hội đồng xét
xử không có căn cứ chấp nhận.
Như vậy, lời khai của nguyên đơn phù hợp với lời khai của những người làm
chứng là những người có đất giáp ranh, cùng sinh sống tại địa bàn và những người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, những người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng. Diện
tích đất đang tranh chấp, vợ chồng bà Vừ Thị Là L người trực tiếp khai hoang đầu
tiên sử dụng sản xuất nông nghiệp liên tục, ổn định trong thời gian lâu dài theo quy
định tại Điều 101, 125, 126, 131 của Luật đất đai. Mặt khác năm 2011 khi có dự án
mở đường đi qua một phần diện tích đất tranh chấp, UBND xã H và trưởng bản đã
thông báo đến đến toàn thể nhân dân trong bản để kê khai thì chỉ gia đình nguyên
đơn kê khai, gia đình bị đơn mặc dù biết, nhưng không có ý kiến gì về việc này. Ý
kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn là có căn cứ; Tòa
án cấp sơ thẩm xác định đất đang tranh chấp thuộc quyền sử dụng của nguyên đơn
là có cơ sở, Tòa án cấp phúc thẩm cần chấp nhận. Ý kiến của người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho bị đơn không có căn cứ chấp nhận.
Tại phiên Toà phúc thẩm: người kháng cáo cho rằng Toà án cấp sơ thẩm đã
thu thập tài liệu chứng cứ không khách quan, không tiến hành việc đối chất với người
làm chứng. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết xét xử tại cấp sơ thẩm: lời khai của
những người tham gia tố tụng không có sự mâu thuẫn. Tòa án cấp sơ thẩm đã tổ
chức cho các đương sự tham gia đối chất nhưng không thực hiện được do các bên
không có mặt, do đó việc thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm là hợp
pháp nên yêu cầu kháng cáo của bị đơn không có cơ sở để chấp nhận.
12
Như vậy, yêu cầu kháng cáo của bị đơn anh Giàng A T và chị Vàng Thị C là
không có căn cứ.
Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên toà phúc thẩm là có căn
cứ phù hợp với nhận định của HĐXX phúc thẩm nên cần được chấp nhận.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 308 / BLTTDS cần giữ nguyên bản án
dân sự sư thẩm số: 05/2024/DS-ST, ngày 31/7/2024 của Tòa án nhân dân huyện
Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
[3] Chi phí tố tụng: Do yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được chấp nhận,
Toà án cấp sơ thẩm buộc bị đơn phải chịu 3.600.000 đồng (ba triệu sáu trăm nghìn
đồng) tiền xem xét thẩm định tại chỗ. Trong đó anh Giàng A T trả lại cho bà Vừ Thị
L 1.800.000 đồng (một triệu tám trăm nghìn đồng); buộc chị Vàng Thị C trả lại cho
bà Vừ Thị L 1.800.000 đồng (một triệu tám trăm nghìn đồng) là có căn cứ theo quy
định của pháp luật.
[4] Về án phí:
- Về án phí dân sự sơ thẩm: Các đương sự đều là đồng bào dân tộc thiểu số, ở
xã có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn và có đơn xin miễn án phí. Tòa án
cấp sơ thẩm miễn án phí cho các đương sự là có căn cứ theo khoản 1 Điều 147 Bộ
luật tố tụng dân sự; điểm đ khoản 1 Điều 12; Điều 15 Nghị quyết số:
326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 về án phí và lệ phí.
- Về án phí dân sự phúc thẩm: Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 12; Điều 15 Nghị
quyết số: 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 về án phí và lệ phí. Anh T, chị C
là đồng bào dân tộc thiểu số, ở xã có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn và
có đơn xin miễn án phí phúc thẩm nên không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Các quyết định khác của bản án không có kháng cáo, không bị kháng nghị có
hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 1 Điều 308, khoản 1 Điều 147, khoản 1 Điều 148 của Bộ luật tố
tụng dân sự; điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 29 Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội 14.
Tuyên xử:
1. Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn anh Giàng A T và chị Vàng
Thị C về việc kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 05/2024/DS-ST ngày 31
tháng7 năm 2024 của Toà án nhân dân huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
2. Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 05/2024/DS-ST ngày 31 tháng7 năm
2024 của Toà án nhân dân huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
3. Về án phí dân sự phúc thẩm:
Anh Giàng A T, chị Giàng Thị C14 được miễn án phí dân sự phúc thẩm. Trả
lại cho anh T 300.000 tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp tại Biên lai số 0001715
ngày 19/8/2024 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
4.Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng
nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
13
Nơi nhận:
- VKSND tỉnh Điện Biên;
- TAND huyện M;.
- VKSND huyện M;
- Chi cục THADS huyện M;
- Các đương sự;
- Lưu: Phòng HCTP, hồ sơ vụ án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Đã ký và đóng dấu
Bùi Thị Thu Hằng
Tải về
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 14/05/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
2
Ban hành: 13/05/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
3
Ban hành: 09/05/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
4
Ban hành: 08/05/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
5
Bản án số 422/2025/DS-PT ngày 08/05/2025 của TAND cấp cao tại TP.HCM về tranh chấp quyền sử dụng đất
Ban hành: 08/05/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
6
Ban hành: 29/04/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
7
Ban hành: 29/04/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
8
Ban hành: 29/04/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
9
Ban hành: 29/04/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
10
Bản án số 398/2025/QĐ-PT ngày 28/04/2025 của TAND cấp cao tại TP.HCM về tranh chấp quyền sử dụng đất
Ban hành: 28/04/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
11
Ban hành: 28/04/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
12
Ban hành: 25/04/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
13
Ban hành: 25/04/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
14
Ban hành: 24/04/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
15
Ban hành: 23/04/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
16
Bản án số 360/2025/DS-PT ngày 23/04/2025 của TAND cấp cao tại TP.HCM về tranh chấp quyền sử dụng đất
Ban hành: 23/04/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
17
Ban hành: 22/04/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
18
Ban hành: 22/04/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
19
Ban hành: 22/04/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm
20
Ban hành: 18/04/2025
Cấp xét xử: Phúc thẩm