Sắp có Thông tư quy định mới về chính tả

(LuatVietnam) Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định mới về chính tả sẽ được ban hành trong thời gian tới và sẽ áp dụng thống nhất trong chương trình, sách giáo khoa mới.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo về chuẩn chính tả trong chương trình, sách giáo khoa mới.

Tại Hội thảo này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao Vụ Giáo dục Trung học báo cáo, đề xuất với Chính phủ cho phép Bộ được ban hành Thông tư quy định mới về chính tả.

Dự kiến đến tháng 05/2018, Thông tư về chính tả sẽ được ban hành. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, không được chạy theo tiến độ mà quan trọng nhất vẫn là chất lượng, đảm bảo quy định mới phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sử dụng.

Trong quy định mới về chính tả, sẽ có các nội dung đáng chú ý về vị trí đặt dấu thanh, cách viết âm “i” sau các chữ k, h, l, m, s, t…. trong các âm tiết mở như “lý thuyết” hay “lí thuyết”; “tỉ lệ” hay “tỷ lệ”… Đồng thời, riêng với sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 3, vẫn sử dụng hình thức phiên âm, có gạch nối để nối các âm tiết, ví dụ: Mát-xcơ-va, Tô-ky-ô, Căm-pu-chia… Đến lớp 4, lớp 5, tên nguyên dạng được đặt bên cạnh tên phiên âm, ví dụ: Mát-xcơ-va (Moskva), Căm-pu-chia (Campuchia)…

Sắp có Thông tư quy định mới về chính tả
Sắp có Thông tư quy định mới về chính tả (Ảnh minh họa)

Trước đây, quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt được áp dụng theo Quyết định 240/QĐ của Bộ Giáo dục năm 1984, riêng cách viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa được áp dụng theo Quyết định 07/2003/QĐ-BGDĐT… Tuy nhiên, đây đều là những văn bản đã được ban hành từ rất lâu, cách viết chính tả đến nay không còn thống nhất.

Do đó, việc ban hành Thông tư quy định mới về chính tả để áp dụng thống nhất được cho là cần thiết; đặc biệt là khi Quốc hội đã yêu cầu xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa và khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông (Theo Nghị quyết 88/2014/QH13).

Theo Nghị quyết 106/NQ-CP, Chính phủ quy định từ năm học 2019 - 2020 sẽ bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới với cấp tiểu học; từ năm học 2020 - 2021 với cấp trung học cơ sở và từ năm học 2021 - 2022 với cấp trung học phổ thông.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.