Quyết định số 69/2024/QĐST-KDTM ngày 03/05/2024 của TAND TP. Hồ Chí Minh về yêu cầu liên quan việc trọng tài thương mại việt nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- VB liên quan
- Lược đồ
- Đính chính
- Án lệ
- BA/QĐ cùng nội dung
- Tải về
Tải văn bản
-
Quyết định số 69/2024/QĐST-KDTM
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
-
Quyết định số 69/2024/QĐST-KDTM
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Báo lỗi
Thuộc tính Quyết định 69/2024/QĐST-KDTM
Tên Quyết định: | Quyết định số 69/2024/QĐST-KDTM ngày 03/05/2024 của TAND TP. Hồ Chí Minh về yêu cầu liên quan việc trọng tài thương mại việt nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại |
---|---|
Quan hệ pháp luật: | Yêu cầu liên quan việc trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Tòa án xét xử: | TAND TP. Hồ Chí Minh |
Số hiệu: | 69/2024/QĐST-KDTM |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 03/05/2024 |
Lĩnh vực: | Kinh doanh thương mại |
Áp dụng án lệ: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Đính chính: |
Đã biết
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây! |
Thông tin về vụ/việc: | Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài |
Tóm tắt Quyết định
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
Tải văn bản
TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 69/2024/QĐ-PQTT Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 5 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Với Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm có:
Thẩm phán, Chủ tọa phiên họp: Bà Nguyễn Thị Thùy Dung.
Các Thẩm phán: Ông Đào Quốc Thịnh.
Bà Lưu Thị Đoan Trang.
Thư ký phiên họp: Ông Nguyễn Đức Vũ.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên
họp: Bà Huỳnh Thị Kim Tuyến - Kiểm sát viên.
Ngày 02/02/2024, ngày 01/3/2024, ngày 03/5/2024 tại trụ sở Tòa án nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh, đã tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự thụ
lý số 176/2023/KDTM-ST ngày 22/12/2023 về việc: “Yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài” theo Quyết định mở phiên họp số 1848/2024/QĐ-MPH ngày
23/4/2024.
Người yêu cầu: Công ty Cổ phần C2; địa chỉ: Lô I Khu C, phường T,
thành phố T, Thành phố Hồ Chí Minh;
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Bùi Hữu N; địa chỉ: Lô I – 5C Khu
Công nghệ cao, phường T, Thành phố T, Thành phố Hồ Chí Minh (theo Giấy ủy
quyền của Công ty Cổ phần C2); (Có mặt)
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Lương Ngọc H; địa chỉ: Lầu G, E,
đường D, p. L, TP ., TP . (theo Giấy ủy quyền số 03/2024/NNG-UQ ngày
29/01/2024 của Công ty Cổ phần C2). (Vắng mặt)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
N2; địa chỉ: Số C đường S, Quận P, Thành phố B, Thái Lan;
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Trần Quang T; địa chỉ: G, 12 đường
M, Phường Đ, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh (theo Giấy ủy quyền ngày
09/01/2024 của Công ty Trách nhiệm hữu hạn N2); (Có mặt)
2
Người đại diện theo ủy quyền: Bà Cao Thị Ngọc H1; địa chỉ: G, 12 đường
M, Phường Đ, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh (theo Giấy ủy quyền ngày
09/01/2024 của Công ty Trách nhiệm hữu hạn N2). (Có mặt)
Các đương sự có mặt tại phiên họp.
NHẬN THẤY:
Theo đơn yêu cầu ngày 19/12/2023 của người yêu cầu là Công ty Cổ
phần C2 trình bày như sau:
Ngày 19/12/2023, Công ty Cổ phần C2 (sau đây gọi tắt là Công ty C2) có
đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài Vụ tranh chấp số 73/22 HCM ngày
23/11/2023 của Trung tâm T1 (sau đây gọi tắt là V) với những nội dung cụ thể
như sau:
1. Thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên trái
quy tắc tố tụng trọng tài VIAC và quy định Luật Trọng tài thương mại năm
2010:
1.1. VIAC và Hội đồng trọng tài đã vi phạm thủ tục tố tụng về thời hạn và
việc tống đạt các văn bản có liên quan cho Công ty C2:
- Tại dòng số 1 và số 2, Phán quyết 73/22, Hội đồng trọng tài ghi nhận:
“Ngày 28/6/2022, V gửi Văn thư số 1180/VIAC-HCM đến Nguyên đơn, yêu cầu
Nguyên đơn nộp phí trọng tài và Nguyên đơn đã nộp phí. Ngày 14/7/2022,
VIAC gửi đến Bị đơn Thông báo số 1320/VIAC-HCM kèm theo Đơn khởi kiện.
Thỏa thuận trọng tài và các tài liệu có liên quan. Theo báo phát E, Bị đơn nhận
được Thông báo và các tài liệu trên vào ngày 15/7/2022”. Từ ngày 28/6/2022
đến ngày 14/7/2022 là 16 ngày. VIAC đã không gửi tới Công ty C2 các tài liệu
như Thông báo, Đơn khởi kiện, Thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên
quan theo đúng thời hạn 10 ngày như quy định tại Điều 8 Quy tắc.
- Tại dòng số B, Phán quyết 73/22 ghi nhận: “Ngày 20/4/2023, V nhận
được phản hồi bổ sung đề cùng ngày của Nguyên Đ.”. Theo đó không có nội
dung nào, cũng như thực tế cho thấy VIAC đã gửi Phản hồi bổ sung đề cùng
ngày của Công ty Trách nhiệm hữu hạn N2 (sau đây gọi tắt là Công ty N2) như
được nêu tại thông báo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày VIAC nhận được theo
thủ tục tố tụng nêu tại Điều 32 Luật Trọng tài thương mại và Điều 8 Quy tắc
VIAC.
1.2. VIAC và Hội đồng trọng tài đã vi phạm nghiêm trọng thời hạn thủ
tục trong việc chọn Trọng tài viên và từ đó làm mất quyền chọn Trọng tài viên
của Công ty C2:
3
Công ty C2 nhận được Thông báo số 1320/VIAC-HCM vào ngày
15/7/2022, Công ty C2 đã gửi Bản tự bảo vệ ngày 10/8/2022 (dù văn bản này
không đề tên thì cũng là B tự bảo vệ được gửi trong thời hạn) để phản đối thẩm
quyền của người đại diện theo ủy quyền của Công ty N2 và thẩm quyền giải
quyết tranh chấp của V. Kèm theo đó, Công ty C2 đã xin trong Bản tự bảo vệ
ngày 10/8/2022 “Nanogen bảo lưu tất cả quyền khiếu nại, khiếu kiện, yêu cầu
được phép theo quy định pháp luật.”. Mặc dù ngày cuối thời hạn 30 ngày kể từ
ngày nhận được Thông báo số 1320/VIAC-HCM là ngày 14/8/2022, Công ty C2
đã nộp sớm hơn thời hạn trên, nhưng V không có bất kỳ sự hướng dẫn, giải thích
nào và ngay lập tức tước bỏ mọi quyền của Công ty C2 trong việc chọn Trọng
tài viên.
1.3. VIAC và Hội đồng trọng tài làm mất quyền kiện lại của Công ty C2
Theo mục 4, thông báo số 1320/VIAC-HCM, yêu cầu: “Trong trường hợp
có Đơn kiện lại, Bị Đ1 phải gửi Đơn kiện lại phải tới Trung tâm vào cùng thời
điểm gửi Bản tự bảo vệ.”.
Theo quy định Quy tắc VIAC, không có quy định nào buộc bị đơn chỉ
được có duy nhất một bản tự bảo vệ. Ngoài ra, Thông báo số 1320/VIAC-HCM
cũng không ghi rõ rằng, bị đơn phải nộp Đơn kiện lại, cùng thời điểm với Bản tự
bảo vệ trong thời hạn được nêu tại mục 2, Thông báo số 1320/VIAC-HCM.
Ngày 29/9/2022, Hội đồng Trọng tài ra Văn thư số 1835/VIAC-HCM
thông báo về các vấn đề yêu cầu nguyên đơn và bị đơn cung cấp bổ sung tài
liệu, chứng cứ trễ nhất là 17 giờ ngày 17/10/2022... Ngày 06/10/2022, N1 đã gửi
Công văn số 01/061022/NNG-Neo Unicap đề ngày 06/10/2022, đề nghị hoãn
phiên họp và tính lại thời hạn nộp Bản tự bảo vệ, Đơn kiện lại từ thời điểm các
bên không thỏa thuận được tổ chức trọng tài cụ thể một cách hợp lệ theo Văn
thư số 1689/VIAC-HCM ngày 08/09/2022 của Hội đồng trọng tài. Tuy nhiên,
Hội đồng trọng tài đã không giải quyết. Công ty C2 đã nộp tài liệu, chứng cứ
vào ngày 17/10/2022 theo yêu cầu tại Văn thư số 1835/VIAC-HCM. Vào thời
điểm nộp Bản tự bảo vệ và Đơn kiện lại, Công ty C2 mới được nhận Thông báo
số 1944/VIAC-HCM về hoãn phiên họp, kèm văn bản của nguyên đơn với tiêu
đề Phản hồi Văn bản ngày 06/10/2022 của bị đơn. Công ty C2 thấy rằng chỉ sau
văn bản của Công ty N2, Hội đồng trọng tài mới đồng ý hoãn phiên họp giải
quyết tranh chấp.
2. Phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội
đồng trọng tài:
4
Theo đơn khởi kiện ngày 17/6/2022, Công ty N2 yêu cầu Công ty C2
thanh toán tiền lãi tạm tính đến ngày 06/6/202; theo Đơn bổ sung yêu cầu tính
lãi thành chỉ tính lãi từ ngày 15/5/2023, Công ty N2 yêu cầu Công ty C2 thanh
toán tiền lãi từ ngày 31/12/2021 đến ngày 18/5/2023; tại đoạn 95 của Phán quyết
73/22, Hội đồng Trọng tài ghi nhận và xác định rõ Công ty N2 chỉ yêu cầu Công
ty C2 trả tiền lãi kể từ ngày từ ngày 31/12/2023 đến ngày 25/4/2023 và không có
yêu cầu đòi tiền lãi khác. Như vậy, tính đến ngày 07/11/2023, Công ty N2 chỉ
yêu cầu Công ty C2 trả tiền lãi chậm thanh toán kể từ ngày từ ngày 31/12/2023
đến ngày 25/4/2023. Tuy nhiên, tại phần H (đoạn 106, 107 và 108) của Phán
quyết 73/22, Hội đồng Trọng tài đã quyết định: “Bị đơn phải chịu thêm tiền lãi
chậm trả với mức lãi suất 8,7%/năm kể từ ngay sau Phiên họp (tức từ ngày
08/11/2023) đến khi thanh toán xong khoản tiền hàng chưa thanh toán”. Đồng
thời, Hội đồng trọng tài còn buộc Công ty C2 phải chịu thêm khoản tiền lãi trên
khoản lãi chậm trả nếu chậm thi hành Phán quyết 73/22.
3. Phán quyết 73/22 trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam được nêu tại Bộ luật Dân sự năm 2015:
Tại đoạn 98 phần F.2 – Về tiền lãi chậm trả của Phán quyết 73/22, Hội
đồng Trọng tài đã áp dụng quy định tại Điều 306 của Luật Thương mại 2005 để
tính mức lãi suất chậm trả. Theo quy định trên, Hội đồng Trọng tài phải có nghĩa
vụ thu thập lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh
toán để xác định mức lãi suất chậm trả. Nhưng Hội đồng trọng tài đã viện dẫn
nội dung báo cáo, tổng hợp không chính thức của Ngân hàng N3 để xác định
mức lãi suất làm căn cứ tính lãi suất nợ quá hạn tại đoạn 99 phần F.2 của Phán
quyết 73/22 như sau: “Thực tế, trong công bố về diễn biến lãi suất của tổ chức
tín dụng đối với khách hàng tháng 9/2023, Ngân hàng N3 có nêu: “Lãi suất cho
vay USD bình quân của NHTM trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ
còn dư nợ ở mức 4,4 – 5,5% năm đối với ngắn hạn; 5,8-7,8%/năm đối với trung
và dài hạn”. Do đó, Hội đồng trọng tài có cơ sở để sử dụng mức lãi suất chậm
trả đối với tiền USD là 5,8%/năm x 150% (vì nợ đã quá hạn)=8,7%/năm để tính
lãi chậm trả. Vận dụng tương tự, Hội đồng trọng tài cũng sử dụng mức lãi suất
này cho tiền hàng tính bằng đồng Euro.”.
Nội dung nêu trên không được Ngân hàng N3 ban hành bằng văn bản,
không có dấu mộc của Ngân hàng N3, không phải do người có thẩm quyền ký
ban hành, do đó, không thể được xem là văn bản quy phạm pháp luật, quyết định
hành chính hoặc căn cứ hợp pháp để áp dụng giải quyết Vụ tranh chấp.
5
Mặt khác, theo các quy định pháp luật nêu trên, lãi suất nợ quá hạn phải là
lãi suất do các ngân hàng thương mại công bố tại thời điểm thanh toán (thời
điểm mở phiên họp giải quyết tranh chấp).
Tuy nhiên, Hội đồng trọng tài đã mặc nhiên áp dụng mức lãi suất nợ quá
hạn bằng mức lãi suất viện dẫn từ thông tin tổng hợp không chính thức của
Ngân hàng N3 “nhân” với 150% (theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 466
của Bộ luật Dân sự 2015) để xác định mức lãi suất nợ quá hạn cao nhất áp dụng
tính tiền lãi chậm trả theo yêu cầu của Công ty N2 là hoàn toàn trái với các quy
định pháp luật nên trên, để làm tăng lãi suất mà Công ty N2 nhận được từ Công
ty C2.
Thực tế, theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Thông tư 39/2016/TT-
NHNN, lãi suất nợ quá hạn sẽ được tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận
trong từng trương hợp và thời điểm xác định mà không có mức lãi suất cụ thể áp
dụng chung như Phán quyết 73/22 đã viện dẫn và áp dụng.
Bên cạnh đó, lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại đối với
USD và EURO là khác nhau, vì vậy, tại đoạn 99 phần F.2 của Phán quyết 73/22,
Hội đồng trọng tài áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn của USD để áp dụng tương
tự cho EURO là hoàn toàn trái quy định của Luật Thương mại để lợi nhất có thể
cho Công ty N2.
Vì vậy, Công ty C2 đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
xem xét, giải quyết và chấp nhận yêu cầu của Công ty C2 về việc hủy Phán
quyết Trọng tài - Vụ tranh chấp số 73/22 HCM ngày 23/11/2023 của VIAC theo
quy định của pháp luật.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty Trách nhiệm hữu hạn
N2 trình bày như sau:
1. Căn cứ yêu cầu của Nguyên đơn về “VIAC vi phạm nghiêm trọng thủ tục về
thụ lý đơn khởi kiện của Nguyên đơn”.
Theo Điều 7 Quy tắc VIAC, trường hợp giải quyết tranh chấp tại trung
tâm trọng tài, nguyên đơn muốn khởi kiện ra Trung tâm phải gửi Đơn khởi kiện
tới Trung tâm; chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện
theo ủy quyền trong trường hợp nguyên đơn là tổ chức; chữ ký của cá nhân hoặc
của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp nguyên đơn là cá nhân.
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn N2
(sau đây gọi tắt là Công ty N2) có 02 đại diện pháp luật. Theo đó, Công ty N2 ra
quyết định bổ nhiệm từ 02 đại diện pháp luật là ông C patamatamkul và ông C1
6
patamatamkul có nội dung: Uỷ quyền lại cho cá nhân ông C patamatamkul là
hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Do đó nội dung của giấy
ủy quyền hợp pháp hóa lãnh sự ngày 26/4/2022 của ông Chatchai P hoàn toàn
phù hợp và đúng quy định pháp luật.
Như vậy, V thụ lý đơn khởi kiện ngày 17/6/2022 của Công ty N2 do ông
Trần Quang T ký với tư cách đại diện theo ủy quyền là đúng với quy định tài
Điều 7 Quy tắc VIAC. Đồng thời, việc VIAC chấp nhận cho Công ty N2 có Thư
xác nhận ngày 09/09/2022 hoàn toàn phù hợp. Bởi lẽ, đại diện pháp luật của
Công ty N2 đã ủy quyền toàn quyền, hoàn toàn biết và cho phép ông T thực hiện
các nội dung ủy quyền của Công ty N2.
Do đó, VIAC thụ lý Đơn khởi khởi kiện ngày 17/6/2023 của Công ty N2
do ông Trần Quang T ký với tư cách là đại diện theo ủy quyền là đúng với quy
định tại Điều 30 Luật Trọng tài thương mại và Điều 7 Quy tắc VIAC.
2. VIAC và Hội đồng trọng tài vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về
tống đạt các văn bản có liên quan
Bị đơn viện dẫn Điều 32 Luật Trọng tài thương mại và Điều 8 Quy tắc
VIAC, thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày V nhận được đơn khởi kiện, thỏa
thuận trọng tài, các tài liệu khác có liên quan và phí trọng tài theo quy định tại
Điều 35 Quy tắc VIAC, V phải gửi đến Công ty C2 các tài liệu nêu trên. Thực
tế, ngày 28/6/2022, VIAC gửi văn bản số 1180/VIAC-HCM đến nguyên đơn,
yêu cầu nguyên đơn nộp phí trọng tài. Ngày 14/7/2022, VIAC gửi đến bị đơn
thông báo số 1320/VIAC-HCM, kèm theo đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và
các tài liệu khác có liên quan. Công ty C2 tính thời điểm từ ngày 28/6/2022 đến
ngày 14/7/2022 là 16 ngày là chưa đúng với thực tế. Bởi lẽ, ngày 28/6/2022,
VIAC gửi văn bản số 1180/VIAC-HCM đến nguyên đơn, yêu cầu nguyên đơn
nộp phí trọng tài. Tuy nhiên, đến ngày 11/7/2022, nguyên đơn mới hoàn tất việc
nộp phí trọng tài. Do đó, từ ngày 14/7/2022 đến ngày Hội đồng trọng tài tống
đạt các hồ sơ đơn khởi kiện của nguyên đơn đến bị đơn là đúng với thời hạn quy
định theo Điều 32 Luật Trọng tài thương mại và Điều 8 Quy tắc VIAC.
3. VIAC và Hội đồng trọng tài vi phạm nghiêm trọng về thành lập Hội
đồng trọng tài, làm mất quyền chọn trọng tài viên của bị đơn
Tại quyết định thẩm quyền của Hội đồng trọng tài đã nêu rõ: Theo Điều
39 Luật Trọng tài thương mại, "thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm
một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp các
bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng Trọng tài bao
gồm ba Trọng tài viên”. Trong Vụ tranh chấp này, các bên không có thỏa thuận
7
về số lượng Trọng tài nên Hội đồng trọng tài bao gồm 03 Trọng tài viên. Trong
Đơn khởi kiện, Nguyên đơn chọn ông Nguyễn Công P1, Trọng tài viên của V và
ông Nguyễn Công P1 đã chấp nhận làm Trọng tài viên. Việc chọn ông Nguyễn
Công P1 của Nguyên đơn là phù hợp với điểm e khoản 2 Điều 30 Luật Trọng tài
thương mại theo đó Đơn khởi kiện có "tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn
làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên". Ngày 14/7/2022,
VIAC gửi đến bị đơn Thông báo số 1320/VIAC-HCM kèm theo Thỏa thuận
trọng tài và các tài liệu có liên quan. Theo báo phát E, bị đơn nhận được Thông
báo và các tài liệu trên vào ngày 15/7/2022 nhưng bị đơn không tiến hành chỉ
định Trọng tài viên. Trong Văn bản đề ngày 24/10/2022, nguyên đơn khẳng định
"Bị Đơn đã mất quyền lựa chọn trọng tài viên". Thực tế, do bị đơn không chọn
Trọng tài viên trong thời hạn quy định, nên ngày 22 tháng 8 năm 2022, Chủ tịch
V đã chỉ định ông Đỗ Văn Đ2, Trọng tài viên của V, làm Trọng tài viên giải
quyết Vụ tranh chấp và ông Đỗ Văn Đ2 đã chấp nhận làm Trọng tài viên. Việc
Chủ tịch V chỉ định ông Đỗ Văn Đ2 làm Trọng tài viên thay cho bị đơn là phù
hợp với khoản 1 Điều 40 Luật Trọng tài thương mại theo đó "Trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng tài viên do
Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo
cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định
Trọng tài viên. Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ
tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ
ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chi định
Trọng tài viên cho bị đơn".
Trong Văn bản đề ngày 05/9/2022, bị đơn "chọn Trọng tài viên trong
danh sách Trọng tài viên của V là ông Nguyễn Mạnh D". Tuy nhiên, phần trên
đã cho thấy bị đơn nhận được Thông báo về việc chỉ định Trọng tài viên vào
ngày 15/7/2022 nhưng đã không tiến hành chỉ định Trọng tài viên trong thời hạn
30 ngày theo khoản 1 Điều 40 Luật Trọng tài thương mại nêu trên. Vì vậy,
không có cơ sở để chấp nhận việc lựa chọn Trọng tài viên trong Văn bản đề
ngày 05/9/2022 của bị đơn. Bên cạnh đó, tại Văn thư số 251022/Nanogen-Neo
Unicap đề ngày 25 tháng 10 năm 2022, bị đơn đã nêu "Nanogen tôn trọng quyết
định của V về việc từ chối N1 chọn ông Nguyễn Mạnh D làm Trọng tài viên"
Ngày 26/8/2022, Trọng tài viên Nguyễn Công P1 và Trọng tài viên Đỗ
Văn Đ2 đã bầu ông Vũ Ánh D1, Trọng tài viên của V, làm Chủ tịch Hội đồng
Trọng tài giải quyết Vụ tranh chấp và ông Vũ Ánh D1 đã chấp nhận làm Chủ
tịch Hội đồng trọng tài. Việc bầu Chủ tịch Hội đồng trọng tài này là phù hợp với
khoản 3 Điều 40 Luật Trọng tài thương mại theo đó "trong thời hạn 15 ngày, kể
8
từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm
trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này bầu một Trong tài viên khác làm Chủ
tịch Hội đồng Trọng tài".
Trên cơ sở phân tích nêu trên, Hội đồng trọng tài xác định đã được thành
lập phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Hội đồng trọng tài đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về ngôn
ngữ trọng tài
Tại mục 47 của Phán quyết trọng tài thì Hội đồng trọng tài cũng đã khẳng
định lần nữa rằng “ngôn ngữ trọng tài là tiếng Việt” đã được xác định trong
quyết định thẩm quyền. Đồng thời, tại biên bản họp lần 1 các bên cũng thống
nhất “ngôn ngữ trọng tài và ngôn ngữ của phán quyết trọng tài là tiếng Việt”.
Căn cứ Điều 23 khoản 2 Quy tắc VIAC, Hội đồng trọng tài quyết định ngôn ngữ
trọng tài là tiếng Việt. Đối với các tài liệu được lập bằng ngôn ngữ không phải là
ngôn ngữ trọng tài thì Hội đồng trọng tài không yêu cầu các bên cung cấp bản
dịch theo Điều 23 khoản 3 Quy tắc VIAC. Từ đó, Công ty C2 cho rằng Hội đồng
trọng tài vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng về ngôn ngữ trọng tài theo
thỏa thuận giữa các bên và quy định tại Điều 10 Luật Trọng tài thương mại,
Điều 23 Quy tắc VIAC. Tuy nhiên Điều 10 Luật Trọng tài thương mại quy định
như sau: “1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng
trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một
bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp bên tranh chấp
không sử dụng được tiếng Việt thì được chọn người phiên dịch ra tiếng Việt.
Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do
các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử
dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định”. Do đó, việc Hội
đồng trọng tài quyết định ngôn ngữ trọng tài là tiếng Việt. Đối với các tài liệu
được lập bằng ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ trọng tài thì Hội đồng Trọng tài
không yêu cầu các bên cung cấp bản dịch theo Điều 23 khoản 3 Quy tắc VIAC
là phù hợp với quy định.
5. Hội đồng trọng tài vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về thu thập
chứng cứ
Thực tế, Công ty N2 đã nộp đơn khởi kiện ngày 17/6/2022 và được Trung
tâm trọng tài thụ lý giải quyết theo đúng trình tự thủ tục. Theo đó, nguyên đơn
có yêu cầu “Buộc Bị đơn thanh toán số tiền mua hàng trong Các Hợp đồng mua
bán hàng hóa tạm tính là: 2,508,329.20USD và 464,740.38 EURO (bằng chữ:
9
hai triệu, năm trăm lẻ tám nghìn, ba trăm hai mươi chín và hai mươi xu đô la Mỹ
và bốn trăm sáu mươi bốn nghìn, bảy trăm bốn mươi và ba mươi tám xu Euro)
và yêu cầu bị đơn thanh toán lãi suất chậm trả phát sinh tạm tính đến ngày
06/6/2022 từ số tiền mua hàng chưa được bị đơn thanh toán là: 67,484.12USD
và 13,257.32 EURO (bằng chữ: sáu mươi bảy nghìn, bốn trăm tám mươi bốn và
mười hai xu đô la Mỹ và mười ba nghìn, hai trăm năm mươi bảy và ba mươi hai
Euro)”. Theo đó, yêu cầu bị đơn thanh toán lãi suất chậm trả phát sinh tạm tính
đến ngày 06/6/2022. Theo văn bản số 707/VIAC-HCM đề ngày 27/4/2023 về
việc Hội đồng trọng tài quyết định tổ chức lại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
số G. Do đó, khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện yêu cầu thanh toán lãi thì cũng
nhìn thấy rằng ngày mở phiên họp là chưa xác định rõ, cũng không phải ngày ấn
định chính xác, nên nguyên đơn chỉ thực hiện yêu cầu tạm tính đến ngày
06/6/2022. Sau khi Hội đồng trọng tài ra quyết định mở phiên họp có ngày ấn
định cụ thể thì nguyên đơn có cập nhật ngày tính lãi suất là hoàn toàn phù hợp.
Đồng thời, theo Khoản 2 Điều 35 và Khoản 3 Điều 36 Luật Trọng tài thương
mại có quy định như sau: “Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm
trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung
tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung
tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn
này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ
việc” và “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện lại, nguyên
đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp
được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho
Hội đồng trọng tài và bị đơn”. Rõ ràng, trong 02 Điều luật nêu trên, không có
bất kỳ định nghĩa nào cho thấy việc nguyên đơn cập nhật ngày tính lãi suất thì bị
đơn sẽ được tính thời hạn 30 ngày theo như các lập luận Công ty C2 nêu tại A.6
trong Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài Vụ tranh chấp số 73/22 HCM ngày
23/11/2023 của Trung tâm T1. Do đó, cách tính thời hạn để nộp đơn kiện lại của
Công ty C2 hoàn toàn không có cơ sở. Như vậy, Hội đồng trọng tài không chấp
nhận xem xét Bản tự bảo vệ ngày 17/10/2022 (nội dung đề cập đến quyền chọn
Trọng tài viên của bị đơn và Đơn kiện lại ngày 17/10/2022) là đúng quy định tại
Điều 9 Quy tắc tố tụng trọng tài. Đồng thời, tại các ý mà Công ty C2 cho rằng
V, Hội đồng trọng tài không kiểm tra và bỏ qua mọi sai sót về Đơn khởi kiện
của Công ty N2 do ông Trần Quang T ký tên. Rõ ràng, tại những điểm phản đối
về thẩm quyền ký đơn khởi kiện, thẩm quyển tham gia vụ tranh chấp của ông
Trần Quang T thì Công ty N2 cũng có ý kiến khẳng định ông Trần Quang T
10
hoàn toàn có đầy đủ quyền thực hiện các công việc theo nội dung ủy quyền mà
Công ty N2 đã ký. Công ty N2 đã khẳng định tại điểm 1 phần I của phần trình
bày này.
Công ty C2 cũng đã thực hiện yêu cầu Tòa án giải quyết “Khiếu nại quyết
định về thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài vụ tranh chấp số 73/22 HCM theo
biên nhận số 2425/GCN-TA và đã được Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh phản
hồi về việc “Hội đồng Trọng tài có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ tranh
chấp số G”.
7. Hội đồng trọng tài cố tình ghi nhận sai thông tin về ngày nhận đơn
kiện lại của Công ty Nanogen
Theo thông tin tại mục 14, Phán quyết trọng tài 73/22 ghi nhận: “Ngày 18
tháng 10 năm 2022, VIAC nhận được Bản tự bảo vệ và Đơn kiện lại cùng đề
ngày 17 tháng 10 năm 2022 của Bị đơn”. Nhưng trong giấy giao nhận tài liệu
ngày 17/10/2022. Thực tế, có thể do Hội đồng trọng tài có lỗi sai sót chính tả
trong việc đánh máy văn bản. Dẫn đến có sự sai sót trong Phán quyết trọng tài.
Không thể vì lý do lỗi chính tả mà Công ty C2 cho rằng VIAC hoàn toàn không
muốn thụ lý Đơn kiện lại của Công ty C2. Do đó, không có căn cứ rõ ràng thể
hiện VIAC hoàn toàn không muốn thụ lý Đơn kiện lại của Công ty C2 mặc cho
Công ty C2 đã thực hiện đúng thời hạn do Hội đồng trọng tài ấn định.
8. Phán quyết trọng tài 73/22 trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam
- Phán quyết trọng tài 73/22 vi phạm nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015 tại Điều 5 là "Quyền quyết định và tự định đoạt của
đương sự". Khi phán quyết tuyên thì Phán quyết trọng tài nêu rõ về trách nhiệm
của Công ty C2 phải trả cho Công ty N2 bao gồm số tiền hàng hóa N1 phải trả
và tiền lãi suất chậm thanh toán. Tuy nhiên, sau khi phán quyết được tuyên thì
Công ty C2 không thực hiện trách nhiệm thì Công ty C2 phải chịu trách nhiệm
chậm trả trong việc thi hành án. Do đó, Việc Hội đồng trọng tài tuyên tại mục
107 và mục 108 hoàn toàn phù hợp với tinh thần pháp luật nêu tài Điều 357
BLDS năm 2015. Do đó, Công ty C2 cho rằng Phán quyết trọng tài 73/22 vi
phạm nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 tại Điều 5 là
"Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự" là hoàn toàn không có căn cứ
và cơ sở.
- Phán quyết trọng tài 73/22 vi phạm nguyên tắc cơ bản của Luật Trọng
tài thương mại tại khoản 3 Điều 4 là "Các bên tranh chấp đều bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện đề họ thực
11
hiện các quyền và nghĩa vụ của mình": Công ty C2 cho rằng trong quá trình tiến
hành tố tụng, V và Hội đồng trọng tài luôn thể hệ sự thiên vị đối với nguyên
đơn, không tạo điều kiện, thậm chí là cản trở để bị đơn thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình cụ thể như sau:
- “VIAC và Hội đồng trọng tài đã tạo điều kiện tối đa để Nguyên đơn
Hợp thức hóa đơn khởi kiện không hợp lệ… để không chấp nhận việc chọn
Trọng tài viên của Bị đơn, không thụ lý đơn kiện lại của Bị đơn theo trình bày
tại A.1, A.2, A.3, A.6”. Trong Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thì Công ty
C2 luôn khẳng định: “VIAC và Hội đồng trọng tài thiên vị, không tạo điều kiện
và cản trở để Bị đơn thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình”. Tuy nhiên,
Công ty N2 nhận thấy rằng không có bất cứ quy định nào trong Luật định nghĩa
về thiên vị.
Đồng thời, tại A.1, A.2, A.3, Công ty N2 cũng nêu rất rõ về việc Công ty
C2 đã không thực hiện quyền chọn Trọng tài viên trong thời hạn quy định. Sau
đó, quá thời hạn thực hiện quyền, Công ty C2 lại cho rằng VIAC và Hội đồng
trọng tài luôn thể hiện sự thiên vị đối với nguyên đơn là không có căn cứ, không
hợp lý theo quy định pháp luật.
Tại văn bản số 1689/VIAC-HCM, Hội đồng trọng tài xác định nguyên
đơn khởi kiện bị đơn là phù hợp với Khoản 5 Điều 43 Luật Trọng tài thương
mại. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các bên có cơ hội thỏa thuận, lựa chọn một
tổ chức trọng tài cụ thể, Hội đồng trọng tài dành cho các bên thời hạn 15 ngày
kể từ ngày của Thông báo này để các bên thỏa thuận lựa chọn một tổ chức trọng
tài và Hội đồng trọng tài sẽ tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên nếu các bên
thỏa thuận. Rõ ràng, theo văn bản này, cũng xác định rõ ràng Hội đồng trọng tài
đã tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Như vậy, Công ty C2 hoàn toàn không có bất kỳ cơ sở nào để khẳng định
được rằng Phán quyết trọng tài 73/22 đã vi phạm nguyên tắc cơ bản của Luật
Trọng tài thương mại tại Khoản 3, Điều 4 là “Các bên tranh chấp đều bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình”.
9. Phán quyết Trọng tài 73/22 của Hội đồng trọng tài và VIAC có nội
dung vi phạm điều cấm của pháp luật Việt Nam
Ngày 28/6/2022, VIAC gửi đến Công ty N2 văn bản số 1188/VIAC-HCM
về việc thực hiện nộp phí trọng tài được quy định tại Điều 35 Quy tắc của Trung
tâm. Theo đó, tổng giá trị tranh chấp nguyên đơn yêu cầu bao gồm tiền Hàng
hóa đã giao và lãi suất chậm thanh toán là 2.575.813,32 USD và 477.997,67
12
EUR. Căn cứ vào Biểu phí trọng tài và Điều 35 Quy tắc Tố tụng trọng tài thì phí
trọng tài được xác định là 55.866,62 USD (tương đương 1,290,518,841 VNĐ
tính theo tỷ giá chuyển khoản của Ngân hàng Thương mại cổ phần N5 ngày
17/6/2022 là 21,100 VNĐ/USD và 24,097.62 VNĐ/EUR). Số phí trọng tài sau
khi được giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc
hội là 55.301,00 USD (Tương đương 1,277,614,000 VNĐ). Đồng thời thỏa quy
định tại Biểu phí trọng tài: “Trị giá vụ tranh chấp bằng ngoại tệ được chuyển đổi
sang đồng Việt Nam theo tỷ giá chuyển khoản của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần N5 (V1) tại thời điểm nộp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại”. Như vậy, việc
Công ty C2 cho rằng Phán quyết trọng tài 73/22 đã có nội dung vi phạm pháp
luật trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là hoàn toàn không có cơ
sở.
Do đó, Công ty N2 đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
xem xét và không hủy Phán quyết trọng tài Vụ tranh chấp số 73/22 ngày
23/11/2023 của Trung tâm T1.
Tại phiên họp hôm nay, người yêu cầu vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình. Người
có quyền, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên ý kiến.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu ý
kiến:
Qua kiểm sát vụ việc từ khi thụ lý đến thời điểm này thấy rằng Thẩm phán
đã chấp hành đúng quy định về thẩm quyền giải quyết vụ việc, Tòa án có quyết
định mở phiên họp và gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu đúng thời hạn,
cấp và tống đạt các văn bản tố tụng cho người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát
theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Việc tuân theo pháp luật của Hội đồng mở phiên họp: Tại phiên họp hôm
nay, phiên họp tiến hành đúng trình tự pháp luật Tố tụng dân sự.
Việc chấp hành pháp luật của các đương sự đã thực hiện đúng các quyền
và nghĩa vụ quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Về nội dung: Các lý do mà Công ty C2 đưa ra để hủy Phán quyết trọng tài là
không có cơ sở. Riêng đối với lý do vi phạm về ngôn ngữ trọng tài, xét thấy hội
đồng trọng tài có vi phạm nhưng các bên không phản đối nên mất quyền phản
đối. Đối với lý do tính lãi suất thì thuộc về nội dung nên không xét. Căn cứ vào
quy định tại Điều 68, khoản 4 Điều 71 Luật Trọng tài thương mại năm 2010,
Không chấp nhận yêu cầu của Công ty C2 về việc hủy Phán quyết trọng tài vụ
tranh chấp số V ngày 23/11/2023 của V.
13
XÉT THẤY:
[1] Về thẩm quyền giải quyết: Đây là việc dân sự về yêu cầu kinh doanh
thương mại liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh
chấp, nơi Hội đồng trọng tài tuyên phán quyết trọng tài là Thành phố Hồ Chí
Minh, do đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 31, Điểm b Khoản 1 Điều
37, Điểm o Khoản 2 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Khoản 2,
Khoản 3 Điều 7 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, yêu cầu này thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Về thời hiệu: Ngày 23/11/2023 là ngày công bố Phán quyết Trọng tài
vụ tranh chấp số G. Ngày 19/12/2023, Công ty C2 nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh hủy phán quyết trọng tài là còn trong thời hạn theo
quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Trọng tài Thương mại.
[3] Về nội dung: Xét người yêu cầu của Công ty C2 đề nghị hủy Phán
quyết Trọng tài vụ tranh chấp số 73/22 HCM ngày 23/11/2023 vì cho rằng:
Phán quyết này trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và vi
phạm tố tụng trọng tài. Đây là những vấn đề cần xem xét.
[3.1] Xét thấy: Đối với lý do yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài vi phạm về
thẩm quyền trọng tài:
Xét Công ty C2 đã thực hiện yêu cầu Tòa án giải quyết “Khiếu nại quyết
định về thẩm quyền của Hội G” theo biên nhận số 2425/GCN-TA và đã được
Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh phản hồi về việc “Hội đồng Trọng tài có thẩm
quyền trong việc giải quyết vụ tranh chấp số G”. Do đó, vấn đề này Hội đồng
xét đơn không xem xét nữa.
[3.2] Đối với lý do yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài vi phạm về VIAC vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng về thụ lý đơn khởi kiện
Xét Công ty N2 chỉ định ông Trần Quang T làm đại diện theo ủy quyền của
Công ty N2 là không hợp lệ để tham gia tố tụng trong vụ tranh chấp với Công ty
C2. Do đó, VIAC thụ lý Đơn khởi kiện ngày 17/6/2023 của Công ty N2 do ông
Trần Quang T ký với tư cách đại diện theo ủy quyền là trái quy định tại Điều 30
Luật Trọng tài thương mại và Điều 7 Quy tắc VIAC. Nhận thấy ngày 25/4/2022,
Công ty N2 có Quyết định bổ nhiệm ủy quyền ông Chatchai P là giám đốc điều
hành của Công ty làm đại diện theo ủy quyền của Công ty N2 liên quan đến
tranh chấp với Công ty C2. Ông C được quyền ủy quyền lại cho người khác.
Sau đó, Công ty N2 có giấy ủy quyền để ủy quyền lại cho ông Trần Quang T để
làm đại diện theo ủy quyền để thay mặt và đại diện cho Công ty N2 trong vụ
tranh chấp với Công ty C2. Việc ủy quyền trên được Hợp pháp hóa lãnh sự vào
14
ngày 26/4/2022 tại Đ3 tại Thái Lan. Do đó, ông T đã được ủy quyền hợp lệ để
đại diện Công ty N2 thực hiện các thủ tục khởi kiện tại trọng tài là phù hợp với
quy định của pháp luật.
[3.3] Xét lý do Hội đồng trọng tài vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về
tống đạt các văn bản có liên quan cho Công ty C2:
Xét Công ty C2 cho rằng VIAC không tuân thủ thời hạn gửi thông báo đơn
kiện quy định tại Điều 8 quy tắc: “trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Trung tâm
nhận được Đơn kiện, thỏa thuận trọng tài, các tài liệu khác có liên quan và phí
trọng tài theo quy định tại Điều 35 của Quy tắc này, Trung tâm gửi tới Bị đơn
thông báo, đơn kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan". Ngày
28/6/2022 V yêu cầu Công ty N2 nộp phí, Công ty N2 nộp phí vào ngày
11/7/2022. Ngày 14/7/2022, V gửi thông báo đơn khởi kiện cho Công ty C2 là
phù hợp với thời hạn quy định tại Điều 8 của Quy tắc.
[3.4] Xét lý do Hội đồng trọng tài vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về
thành lập Hội đồng trọng tài, làm mất quyền chọn Trọng tài viên của Công ty
C2:
Xét thấy: Hội đồng trọng tài đã thông báo cho Công ty C2 chọn trọng tài
viên nhưng Công ty C2 không chọn trong thời hạn quy định nên buộc Trung tâm
trọng tài phải chỉ định trọng tài viên. Sau khi Hội đồng trọng tài được thành lập
thì Công ty C2 mới có văn bản gửi trung tâm trọng tài và chỉ định ông Nguyễn
Mạnh D là trọng tài viên giải quyết nhưng việc chỉ định trên đã quá thời hạn quy
định nên không được Trung tâm trọng tài chấp nhận là phù hợp.
[3.5] Xét lý do Hội đồng trọng tài vi phạm về giải quyết đơn kiện lại của
Công ty C2, không cho Công ty C2 có quyền nộp đơn kiện lại.
Xét thấy: Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan
đến vụ tranh chấp, đơn kiện lại phải gửi cho Hội đồng trọng tài và nguyên đơn.
Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm nộp bản tự bảo vệ. Theo Điều 35
Luật Trọng tài thương mại thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn
khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản
tự bảo vệ và đơn kiện lại. Ngày 15/7/2022, Công ty C2 nhận được Đơn khởi
kiện đề ngày 17/6/2022 của Công ty N2 và các tài liệu kèm theo. Ngày
17/10/2022, Công ty C2 mới có đơn kiện lại đối với Công ty N2 là đã hết thời
hạn theo quy định tại Điều 35, Điều 36 Luật Trọng tài thương mại nên Hội đồng
trọng tài không xem xét thụ lý đơn kiện lại của Công ty C2 là phù hợp với quy
định của Luật Trọng tài thương mại.
[3.6] Lý do hủy phán quyết trọng tài vì vượt quá thẩm quyền:
15
Đối với yêu cầu này, nhận thấy tại đơn khởi kiện ngày 17/6/2022 Công ty N2
yêu cầu trọng tài buộc Công ty C2 thanh toán tiền hàng tạm tính là
2.508.329,20USD và 464.740,38 EURO và tiền lãi chậm trả tạm tính là
67.484,12 USD và 13.257,32 EUR. Tại Đơn yêu cầu bổ sung tiền lãi đề ngày
15/5/2023, Công ty N2 sửa đổi yêu cầu tiền lãi tính từ ngày 31/12/2021 đến
ngày 18/5/2023 theo đó số tiền lãi trên số nợ bằng USD là 329.870,76 USD và
tiền lãi trên số nợ bằng EUR là 61.116,54 EUR. Do đó, tại phán quyết trọng tài
đã xác định thời gian tính lãi đến ngày 18/5/2023 là phù hợp với yêu cầu khởi
kiện bổ sung của nguyên đơn.
[3.7] Lý do Phán quyết Trọng tài có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật
Việt Nam là thu phí trọng tài bằng ngoại tệ là trái với quy định của pháp luật
Việt Nam, cụ thể là trái với Pháp lệnh ngoại hối năm 2005.
Xét thấy: Hợp đồng giữa Công ty N2 (doanh nghiệp T2 và Công ty C2 (doanh
nghiệp Việt Nam) đã thỏa thuận thanh toán bằng tiền USD và tiền EUR. Khi xảy
ra tranh chấp, Công ty N2 khởi kiện tại trọng tài nên Trung tâm trọng tài yêu cầu
nguyên đơn phải nộp lệ phí trọng tài bằng ngoài ngoại tệ là phù hợp, không trái
với quy định của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005. Do Công ty N2 thắng kiện nên
Trung tâm trọng tài buộc Công ty C2 phải hoàn trả lại phí trọng tài mà Công ty
N2 đã nộp bằng ngoại tệ là phù hợp do Công ty N2 có trụ sở tại Thái Lan, không
phải là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam thì không thể quy đổi ra tiền Việt
như ý kiến của Công ty C2. Do đó, lý do này của Công ty C2 nêu ra không có
căn cứ để chấp nhận.
[3.8] Xét lý do Hội đồng trọng tài vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về
ngôn ngữ trọng tài. Trong suốt quá trình giải quyết vụ tranh chấp, cũng như tại
Phán quyết trọng tài đều thể hiện “ngôn ngữ trong tố tụng trọng tài là tiếng
Việt”. Do đó, Hội đồng trọng tài sử dụng các tài liệu được lập bằng ngôn ngữ
không phải là ngôn ngữ trọng tài để giải quyết vụ án trong phán quyết trọng tài,
là đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về ngôn ngữ trọng tài theo thỏa thuận
của các bên và quy định tại Điều 10 Luật Trọng tài thương mại, Điều 23 Quy tắc
VIAC. Cụ thể, Hội đồng trọng tài không yêu cầu các bên cung cấp bản dịch theo
quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Trọng tài thương mại và Điều 19 Quy tắc
VIAC.
[3.9] Xét lý do Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam.
Tại đoạn 98 phần F.2 – Về tiền lãi chậm trả của Phán quyết 73/22, Hội
đồng Trọng tài đã áp dụng quy định tại Điều 306 của Luật Thương mại 2005 để
tính mức lãi suất chậm trả. Theo quy định trên, Hội đồng Trọng tài phải có nghĩa
16
vụ thu thập lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh
toán để xác định mức lãi suất chậm trả. Nhưng Hội đồng Trọng tài lại căn cứ
vào báo cáo không chính thức của Ngân hàng N3 để xác định mức lãi suất làm
căn cứ tính lãi suất nợ quá hạn tại đoạn 99 phần F.2 của Phán quyết 73/22 như
sau: “Thực tế, trong công bố về diễn biến lãi suất của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng tháng 9/2023, Ngân hàng N3 có nêu: “Lãi suất cho vay USD bình
quân của NHTM trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở
mức 4,4 – 5,5% năm đối với ngắn hạn; 5,8-7,8%/năm đối với trung và dài hạn”.
Do đó, Hội đồng trọng tài có cơ sở để sử dụng mức lãi suất chậm trả đối với tiền
USD là 5,8%/năm x 150% (vì nợ đã quá hạn) = 8,7%/năm để tính lãi chậm trả.
Vận dụng tương tự, Hội đồng Trọng tài cũng sử dụng mức lãi suất này cho tiền
hàng tính bằng đồng Euro.”. Với cách thu thập chứng cứ, dựa vào nguồn chứng
cứ không chính thức như vậy là vi phạm tố tụng trọng tài. Bên cạnh đó, lãi suất
nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại đối với USD và EURO là khác nhau,
vì vậy, tại đoạn 99 phần F.2 của Phán quyết 73/22, Hội đồng trọng tài áp dụng
mức lãi suất nợ quá hạn của USD để áp dụng tương tự cho EURO là hoàn toàn
trái quy định của Luật Thương mại, vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam về nguyên tắc bình đẳng giữa các bên được quy định tại Bộ luật Dân
sự năm 2015.
Từ những nhận định nêu trên, nhận thấy yêu cầu của Công ty C2 yêu cầu hủy
Phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số V ngày 23/11/2023 của V là có cơ sở chấp
nhận.
[4] Tại phiên họp hôm nay, đại diện Viện kiểm sát đề nghị không chấp nhận)
yêu cầu về việc hủy phán quyết trọng tài, đề nghị không phù hợp với nhận định
của hội đồng xét đơn nên không được ghi nhận.
[5] Từ những nhận định trên, có cơ sở chấp nhận yêu cầu của của Công ty
Cổ phần C2. Hủy Phán quyết Trọng tài vụ tranh chấp số 73/22 HCM ngày
23/11/2023 của Trung tâm T1 bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt
Nam – V.
[6] Về lệ phí: Căn cứ Khoản 3 Điều 39 Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và
sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì
trường hợp yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải chịu lệ phí Tòa án. Tuy nhiên,
trong phần danh mục lệ phí Tòa án thì lại không quy định rõ đối với loại việc
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài lệ phí là bao nhiêu. Vì vậy, Công ty N2 không
phải chịu lệ phí.
17
Bởi các lẽ trên,
Căn cứ Khoản 2 Điều 31, Điểm a Khoản 3 Điều 38, Khoản 3 Điều 414 và
Điều 415 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
Căn cứ Khoản 1 Điều 43, Điều 68, Khoản 1 Điều 69, Điều 71, Điều 72
Luật Trọng tài thương mại;
Căn cứ Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật
Trọng tài Thương mại.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Chấp nhận yêu cầu của Công ty Cổ phần C2. Hủy Phán quyết Trọng tài
vụ tranh chấp số 73/22 HCM ngày 23/11/2023 của Trung tâm T1 bên cạnh
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam – V.
2. Công ty Cổ phần C2 không phải chịu lệ phí.
3. Quyết định này là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký, tức ngày 03/5/2024. Các bên, Hội đồng Trọng tài không có quyền
khiếu nại, kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị.
Nơi nhận: TM. HỘI ĐỒNG XÉT ĐƠN YÊU CẦU
- TAND Tối cao; THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN HỌP
- TAND Cấp cao;
- VKSND Cấp cao;
- VKSND TPHCM;
- Cục THADS TPHCM;
- Hội đồng trọng tài;
- Các bên đương sự;
- Lưu: VT, hồ sơ.
Nguyễn Thị Thùy Dung
Tải về
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!
Bản án/ Quyết định cùng đối tượng
1
Ban hành: 26/02/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
2
Ban hành: 14/01/2025
Cấp xét xử: Sơ thẩm
3
Ban hành: 30/08/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
4
Ban hành: 29/08/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
5
Ban hành: 19/08/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
6
Ban hành: 04/07/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
7
Ban hành: 27/06/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
8
Ban hành: 24/04/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
9
Ban hành: 18/03/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
10
Ban hành: 12/03/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
11
Ban hành: 30/01/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
12
Ban hành: 25/01/2024
Cấp xét xử: Sơ thẩm
13
Ban hành: 21/12/2023
Cấp xét xử: Sơ thẩm
14
Ban hành: 05/12/2023
Cấp xét xử: Sơ thẩm
15
Ban hành: 29/11/2023
Cấp xét xử: Sơ thẩm
16
Ban hành: 27/11/2023
Cấp xét xử: Sơ thẩm
17
Ban hành: 24/08/2023
Cấp xét xử: Sơ thẩm
18
Ban hành: 07/08/2023
Cấp xét xử: Sơ thẩm
19
Ban hành: 07/08/2023
Cấp xét xử: Sơ thẩm