Bị bệnh gì không được lái ô tô?

Những người thị lực hai mắt dưới 5/10; rối loạn nhận biết màu sắc; suy tim độ III … sẽ không được phép lái ô tô. Ngoài ra, người lái xe nếu bị rối loạn cảm giác sâu cũng không được lái ô tô.

Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng trên dưới 03 triệu ô tô và con số này đang có xu hướng ngày càng tăng.

Bạn có biết, để được điều khiển và sử dụng xe ô tô, ngoài vấn đề tài chính, bạn cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe.

Vậy để lái được xe ô tô, người lái xe cần điều kiện sức khỏe như thế nào? Những bệnh gì không được lái ô tô?

bệnh gì không được lái ô tô

Bị bệnh gì không được lái ô tô? (Hình ảnh minh họa)

Theo quy định, người lái xe ô tô phải có Giấy phép lái xe hạng B1. Trong khi đó, theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, người lái xe hạng B1 phải đáp ứng những tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định. Cụ thể, nếu mắc một trong các bệnh, tật sau thì không đủ điều kiện lái xe hạng B1:

- Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 06 tháng.

- Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi.

- Động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần nhất (không/có dùng thuốc điều trị).

- Liệt vận động từ hai chi trở lên.

- Hội chứng ngoại tháp.

- Rối loạn cảm giác sâu.

- Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý.

- Thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).

- Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).

- Rối loạn nhận biết ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.

- Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính.

- Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).

- Suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York - NYHA).

- Các bệnh, tật gây khó thở mức độ III trở lên (theo phân loại mMRC).

- Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

- Sử dụng các chất ma túy.

- Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.

bệnh gì không được lái ô tô
Thị lực hai mắt dưới 5/10 (đeo kính) sẽ không được lái ô tô

Hồ sơ, thủ tục khám sức khỏe cho người lái xe

Việc khám sức khỏe đối với người lái xe sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT. Theo đó, người khám sức khỏe phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm: Giấy khám sức khỏe theo mẫu có dán ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ (Điều 4).

Cũng theo nội dung tại Thông tư trên, người khám sức khỏe (người lái xe) sẽ nộp hồ sơ tại cơ sở khám sức khỏe. Sau khi nhận được hồ sơ, cơ sở khám sức khỏe sẽ thực hiện đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám với người đến khám. Sau đó đóng dấu giáp lai vào ảnh; Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe cho người được khám. Cơ sở khám sức khỏe thực hiện việc khám sức khỏe theo quy trình. Nội dung khám sức khỏe theo như trong Giấy khám sức khỏe.

Sau khi thực hiện khám, người khám bệnh sẽ ghi kết quả và phân loại sức khỏe cho người được khám, cấp Giấy khám sức khỏe.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cần cập nhật giấy tờ gì khi thay đổi mẫu Sổ đỏ, Sổ hồng?

Cần cập nhật giấy tờ gì khi thay đổi mẫu Sổ đỏ, Sổ hồng?

Cần cập nhật giấy tờ gì khi thay đổi mẫu Sổ đỏ, Sổ hồng?

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất thay đổi và sẽ dùng chung một mẫu Sổ đỏ, Sổ hồng mới thống nhất đối với tất cả mọi loại đất và tài sản khác gắn liền với đất từ 01/01/2025. Vậy cần cập nhật giấy tờ gì khi thay đổi mẫu Sổ đỏ, Sổ hồng tới đây?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ nhân thân sử dụng trong hầu hết các giao dịch, trong đó có giao dịch ngân hàng. Rất nhiều người cho rằng, không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản, quan điểm này có đúng không?