Triết học Mác - Lênin là gì? Vai trò của triết học Mác - Lênin

Triết học Mác - Lênin là hệ thống tư tưởng đã được hình thành và thực hiện trong suốt quá trình phát triển của xã hội Việt Nam. Bài viết này chúng tôi muốn cung cấp rõ hơn những thông tin triết học Mác - Lênin là gì? Đối tượng, chức năng và nội dung cốt lõi của triết học Mác - Lênin. Hãy cùng theo dõi nhé.

1. Triết học Mác - Lênin là gì?

Triết học Mác – Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội, tư duy; là thế giới quan, phương pháp luận của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong xã hội.

triết học mác lênin là gì
Triết học Mác – Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội, tư duy (Ảnh minh họa)

Trong thời đại ngày nay, triết học Mác – Lênin là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng triết học nhân loại, là phương pháp tiến bộ bậc nhất của các học thuyết triết học trong lịch sử. 

2. Đối tượng của triết học Mác - Lênin

Đối tượng của triết học Mác - Lênin là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên quan điểm về duy vật biện chứng và nghiên cứu những hình thái vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. 

Con người cũng nằm trong đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin, bởi vốn dĩ triết học Mác – Lênin được khởi nguồn từ con người, từ sự vận động, phát triển và tư duy loài người. Mục đích của triết học Mác – Lênin là phát triển khả năng nhận thức và hoạt động nhằm phục vụ lợi ích con người.

3. Chức năng của Triết học Mác - Lênin

Triết học Mác - Lênin có hai chức năng cơ bản là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận

3.1 Chức năng thế giới quan

Chức năng thế giới quan trong triết học Mác – Lênin đem là thế giới quan duy vật biện chứng. Nó đóng vai trò định hướng, làm cơ sở khoa học cho con người nhận thức sâu về thế giới hiện thực, bản chất của tự nhiên, xã hội và thấy được được mục đích ý nghĩa của cuộc sống.

triết học mác lênin là gìThế giới quan duy vật biện chứng định hướng cho nhận thức con người (Ảnh minh họa)

Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao sức sáng tạo của con người, giúp con người hình thành quan điểm, định hướng, từ đó xác định thái độ và cách thức hoạt động của mình. 

3.2 Chức năng phương pháp luận

Phương pháp luận là những quan điểm có nhiệm vụ xác định cách vận hành các phương pháp trong nhận thức và hoạt động nhằm đạt kết quả tối ưu. Triết học Mác – Lênin thực hiện chức năng phương pháp luận khái quát nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn đó.

Triết học Mác – Lênin cung cấp cho con người hệ thống các khái niệm, các phạm trù làm công cụ nhận thức, giúp con người phát triển tư duy quy luật trên cơ sở khoa học.

4 Nội dung cốt lõi của triết học Mác - Lênin

Nội dung cốt lõi của triết học Mác - Lênin có ba nội dung cơ bản: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

4.1 Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì vật chất là cái xuất hiện trước, ý thức là cái xuất hiện sau, vật chất quyết định ý thức, ý thức tác động đến vật chất. Con người có khả năng nhận thức được thế giới và khả năng đó là vô hạn. 

chu-nghia-duy-vat-bien-chung-la-mot-noi-dung-cot-loi-cua-triet-hoc-mac-lenin
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một nội dung cốt lõi của triết học Mác - Lênin (Ảnh minh họa)

Chủ nghĩa duy vật biện chứng giúp con người xác định được đâu là vật chất, đâu là tinh thần. Đời sống tinh thần được quyết định bởi đời sống vật chất, nên muốn phát triển đất nước, phải đi từ cái gốc, tức đi từ đời sống vật chất.

Vật chất và ý thức có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Thế giới vật chất không phụ thuộc vào ý thức của con người, do đó, trong nhận thức và hoạt động phải xuất phát từ thực tế, lấy thực tế làm cơ sở cho mọi hoạt động của mình.

4.2 Phép biện chứng duy vật

Bao gồm hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù, ba quy luật và một lý luận thực tiễn.

  • Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật: 

    • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: dùng để chỉ tính phổ biến trong các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, và sự tồn tại của nó trong thế giới.

    • Nguyên lý về sự phát triển: dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo chiều hướng đi lên: trình độ thấp lên trình độ cao, kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

  • Sáu cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật: 

    • Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất: Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Bên cạnh cái chung, cái riêng, còn có cái đơn nhất. Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá với nhau trong tiến trình phát triển của sự vật.

    • Nguyên nhân - kết quả: Nguyên nhân chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật. Kết quả là những thay đổi xảy ra do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật.

    • Tất nhiên - ngẫu nhiên: Tất nhiên do những nguyên nhân bên trong của vật chất quyết định. Ngẫu nhiên do các nhân tố hoàn cảnh bên ngoài quyết định. 

    • Nội dung - hình thức: Nội dung là tổng hợp những yếu tố tạo nên sự vật. Hình thức là cách thức tồn tại và phát triển của sự vật.

    • Bản chất - hiện tượng: Bản chất là tổng hợp những mối liên hệ ổn định bên trong sự vật. Hiện tượng là biểu hiện ra ngoài của bản chất trong những điều kiện cụ thể.

    • Khả năng - hiện thực: Khả năng là cái chưa có, còn là tiền đề. Hiện thực là cái đã có, đã tồn tại trên thực tế. 

  • Ba quy luật của phép biện chứng duy vật:

    • Quy luật lượng và chất: Lượng và chất là hai mặt thống nhất của mọi sự vật và hiện tượng, tồn tại khách quan với nhau, trong đó chất tồn tại dựa vào lượng và lượng là biểu hiện ra bên ngoài của chất. 

    • Quy luật mâu thuẫn: Nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật. 

    • Quy luật phủ định của phủ định: Phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định trong quá trình phát triển của các sự vật. 

  • Lý luận thực tiễn của duy vật biện chứng: Nhận thức không phải là hành động nhất thời, chỉ thực hiện một lần, mà nó là hành trình xuất phát từ trực quan đến tư duy trừu tượng rồi kết thúc bằng thực tiễn. 

4.3 Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Bao gồm các nội dung: vai trò của sản xuất và phương thức sản xuất, quy luật giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

  • Vai trò của sản xuất và phương thức sản xuất: 

    • Sản xuất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tạo ra của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. 

    • Phương thức sản xuất dùng là cách thức con người sử dụng để thực hiện quá trình sản xuất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội.

  • Quy luật giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất: Mối quan hệ này tuân theo nguyên tắc khách quan, quan hệ sản xuất được quyết định bởi lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất.

quan-he-san-xuat-va-luc-luong-san-xuat-cung-ton-tai-khach-quan
Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất cùng tồn tại khách quan (Ảnh minh họa)
  • Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng: Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng. Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng phụ thuộc vào vị trí, vai trò của nó và những điều kiện nhất định. 

  • Tồn tại xã hội và ý thức xã hội: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh đối với tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học… tất yếu cũng sẽ biến đổi theo. 

Trên đây là tất cả những phân tích xoay quanh câu hỏi triết học Mác Lênin là gì. Hy vọng bài viết đủ thông tin cần thiết, đáp ứng được nhu cầu của bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Mọi vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tư pháp là gì? Cơ quan nào là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?

Tư pháp là gì? Cơ quan nào là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?

Tư pháp là gì? Cơ quan nào là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?

Tư pháp là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật của quốc gia, vậy tư pháp là gì? Hiểu đúng về tư pháp không phải là điều đơn giản, vì nó bao gồm nhiều khía cạnh, liên quan đến nhiều cơ quan và hoạt động pháp lý khác nhau. Để có được cái nhìn tổng quan về tư pháp, hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây.

Quan hệ sản xuất là gì? Những yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất

Quan hệ sản xuất là gì? Những yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất

Quan hệ sản xuất là gì? Những yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất

Nếu bạn quan tâm đến vấn đề xã hội và kinh tế, có lẽ bạn đã nghe nói về khái niệm "quan hệ sản xuất". Vậy quan hệ sản xuất là gì? Và tại sao nó lại quan trọng đến vậy trong thế giới kinh tế hiện đại của chúng ta? Bài viết này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này mà còn giúp bạn áp dụng nó vào thực tế. Cùng tìm hiểu nhé!