Cần biết: 4 cách kiểm tra website lừa đảo để tránh mất tiền oan

Lừa đảo trên mạng là hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay. Theo đó, người dân cần cảnh giác khi truy cập vào các website không rõ nguồn gốc để tránh tiền mất, tật mang. Dưới đây là một số cách kiểm tra website lừa đảo ai cũng nên tìm hiểu qua.

1. Cẩn trọng với những lời dụ dỗ truy cập các đường link, trang web lạ

Dẫn dụ nạn nhân truy cập vào các đường link, trang web độc sau đó yêu cầu cung cấp các thông tin như số tài khoản, mật khẩu đăng nhập, mã OTP... sau đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản là chiêu thức lừa đảo khá phổ biến.

Tuy nhiên, các đối tượng thực hiện chiêu lừa đảo này với nhiều “vỏ bọc” khác nhau nhằm khiến người dân mất đi sự cảnh giác và đề phòng. Các thủ đoạn lừa đảo phổ biến có thể kể đến như: Tuyển CTV shopee, lừa đảo qua facebook bị hack...

Theo đó, đặc điểm chung của chiêu trò này là các đối tượng tiếp cận nạn nhân trên mạng xã hội sau đó bằng nhiều thủ đoạn khác nhau (mời làm cộng tác viên Shopee, Lazada; hack nick facebook yêu cầu chuộc lại...), các đối tượng cung cấp cho nạn nhân đường link (giả mạo thương hiệu) và yêu cầu đăng nhập.

Sau khi nạn nhân đăng nhập và cung cấp mật khẩu tài khoản internet banking, mã OTP, các đối tượng sẽ sử dụng các thông tin này để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng cùng với toàn bộ số tiền trong tài khoản.

Trong một số trường hợp, chúng còn hack tài khoản Facebook nạn nhân và sử dụng tài khoản Facebook này để kêu gọi ủng hộ, nhắn tin vay, mượn tiền của nhiều người khác nhau.

Xem thêm: Điểm danh 8 chiêu trò lừa đảo phổ biến qua mạng cần cảnh giác 

cách kiểm tra website lừa đảo
4 cách kiểm tra website lừa đảo để tránh mất tiền oan (Ảnh minh họa)

2. 4 cách kiểm tra website lừa đảo để tránh mất tiền oan

Để không trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo trên, người dân cần nhận biết được đâu là các đường link, trang web có dấu hiệu lừa đảo. Dưới đây là 05 cách đơn giản, dễ áp dụng nhất giúp người dân nhận biết được đâu là trang web lừa đảo để phòng tránh.

2.1 Nhận biết qua đường dẫn link độc hại

Địa chỉ web lừa đảo sẽ thường có các dấu hiệu sau:

- Lỗi chính tả: Địa chỉ web thường đặt lệch ký tự, thiếu hoặc thừa một vài ký tự, hoặc thay thế một vài ký tự với ký tự khác gần giống.

Ví dụ: shopeepv.com, fptshopvn.com

- Tên miền có tiền tố hoặc hậu tố sử dụng ký tự lạ.

Ví dụ: https://suamaylanh.dien-may-xanh.net

- Tên miền phụ có chèn thêm tên miền của một trang hợp pháp.

Ví dụ: https://shopee.sukientriankhachhang2021.com/ (trong đó shopee là tên miền phụ, tên miền thực tế là sukientriankhachhang2021.com).

- Căn cứ vào độ tin cậy và uy tín của các đuôi, trong đó:

  • Các đuôi có độ tin cậy cao: .com, .org, .gov, .edu...
  • Các đuôi ít phổ biến và có độ tin cậy thấp như: .info, .asia, .vip, .tk, .xyz… Ví dụ: https://www.shoppe8.vip

- Đường dẫn sử dụng tên miền quốc tế.

- Sử dụng dịch vụ rút gọn tên miền dạng như bitly.com, cutt.ly, shorturl.at.

- Tên miền dài nhằm đánh lừa người dùng nhầm lẫn. Ví dụ như: web-membbership-free-quatangtiki.com

Ngoài ra, các đối tượng còn sử dụng các fanpage có tick xanh (tick xanh giả mạo hoặc được mua) sau đấy đổi tên fanpage thành một nhãn hàng uy tín hoặc tên gần giống với công ty hay trang thương mại điện tử nào đó để thực hiện hành vi lừa đảo.

2.2 Nhận biết trang web lừa đảo qua giao diện trang web

Những trang web có dấu hiệu lừa đảo thường sẽ nhái lại hình ảnh, logo, hình nền,... do đó cần để ý các chi tiết về màu sắc của chữ viết, hình ảnh để nhận biết. Trong khi đó, website thật thường giao diện chuyên nghiệp; hình ảnh và chữ viết đúng quy chuẩn; tương thích cho cả điện thoại, laptop hay máy tính bảng.

2.3 Nhận biết trang web lừa đảo dựa vào nội dung trên web

Để nhận biết trang web lừa đảo, ngoài việc nhận biết về hình thức, giao diện của trang web còn có thể thông qua các nội dung, thông tin mà các trang web thể hiện.

- Nội dung chứa lỗi chính tả: Các trang web giả mạo thường không kiểm duyệt kỹ nội dung hoặc các trang này được tạo bởi kẻ xấu ở nước ngoài, do đó cách diễn đạt và dùng từ thường không chính xác.

- Các liên kết đến các trang mạng xã hội của trang web: Theo đó, các link liên kết mạng xã hội có thể dẫn đến trang chủ của trang web hoặc hồ sơ trống hoặc không ở đâu cả.

- Trang web có yêu cầu nhập các thông tin cá nhân hay không? Có thể thấy, các thông tin cá nhân như họ tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng… là những thông tin nhạy cảm. Không nên tùy tiện cung cấp các thông tin này bởi rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng.

2.4 Nhận biết trang web lừa đảo qua các thông báo trên web

Các trang web giả mạo thường sẽ “giăng bẫy” bằng cách đưa ra những thông báo giật gân khiến mọi người hoảng sợ, hoặc vui mừng. Ví dụ như thông báo về sự cố giao dịch hoặc thông báo trúng thưởng, khuyến mãi, quà tặng…. kèm theo đó là yêu cầu mọi người nhập thông tin tài khoản, mật khẩu, số thẻ tín dụng để xác minh.

Ngoài ra, cần cẩn thận trước các lời mời tải phần mềm trên các trang web lạ như:

  • Lời mời tải xuống phần mềm kèm theo thông báo thiết bị đã bị nhiễm virus.
  • Lời mời tải miễn phí nội dung có bản quyền đắt tiền.
  • Lời mời xem những nội dung nhạy cảm.
  • Lời mời tham gia kiếm tiền nhanh, giới thiệu mọi người bạn bè để nhận hoa hồng cao.
Trên đây là giải đáp về 4 cách kiểm tra website lừa đảo để tránh mất tiền oan. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thuê bao dùng CMND 9 số có cần chuẩn hóa thông tin không?

Thuê bao dùng CMND 9 số có cần chuẩn hóa thông tin không?

Thuê bao dùng CMND 9 số có cần chuẩn hóa thông tin không?

Chuẩn hóa thông tin thuê bao di động đang là vấn đề được người dân quan tâm những ngày này. Trong đó, có không ít người thắc mắc rằng với những thuê bao dùng Chứng minh nhân dân (CMND) 9 số nay đã đổi sang Căn cước công dân gắn chip (CCCD) thì có cần chuẩn hoá thông tin không?

Thị trường chứng khoán là gì? Thị trường chứng khoán bao gồm thị trường nào?

Thị trường chứng khoán là gì? Thị trường chứng khoán bao gồm thị trường nào?

Thị trường chứng khoán là gì? Thị trường chứng khoán bao gồm thị trường nào?

Với những con số tăng trưởng và biến động đầy kịch tính, thị trường chứng khoán luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và chuyên gia tài chính trên toàn thế giới. Nhưng thị trường chứng khoán là gì? Và thị trường chứng khoán bao gồm thị trường nào? Trong bài viết này, hãy tìm hiểu sâu hơn về thị trường chứng khoán giúp bạn có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này.