Mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần chuẩn nhất

Mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần được LuatVietnam xây dựng dựa trên các quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành. 

1. Mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần là văn bản chứng nhận tổng giá trị cổ phần của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty cổ phần.

Đây là loại chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.

Bạn có thể tham khảo các mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần dưới đây:

Mẫu số 1:​

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

GIẤY CHỨNG NHẬN SỞ HỮU CỔ PHẦN

 

Tên Công ty:……………………………………

Trụ sở chính……………………………………………

Điện thoại: …………………. Fax: ……………………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………………………..

Đăng ký lần đầu ngày ………………..và thay đổi lần thứ ………… ngày ……….do Sở Kế hoạch - Đầu tư …………….. cấp.

..........................................

Chứng nhận sở hữu cổ phần của cổ đông tại Công ty như sau:

 

Tên cổ đông: …………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………

CCCD số: ……………………………………..

Ngày cấp: ………… Nơi cấp: …………..

Quốc tịch: ………………………………………

Tên cổ phiếu: …………………………………………

Số lượng cổ phần:…………………..……..…...cổ phần, ……………………………….cổ phần.

Mệnh giá: ……………………đồng/cổ phần.

Tổng giá trị theo mệnh giá: ……………………..đồng

(bằng chữ: ……………………………………….)

Loại cổ phần: ………………………………………….

Trong đó:      

+  Số lượng cổ phần được tự do chuyển nhượng: …………………cổ phần

+  Số lượng cổ phần hạn chế chuyển nhượng: ……………………cổ phần

Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày ký.

…………….,ngày…tháng…năm……

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Chủ tịch

(Ký tên và đóng dấu)

     

Mẫu số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

GIẤY CHỨNG NHẬN SỞ HỮU CỔ PHẦN

 

Tên doanh nghiệp : ........................................

Địa chỉ trụ sở chính: ......................................

CHỨNG NHẬN

Sở hữu cổ phần của (ông/bà) ..................... như sau:

Tên cổ đông: ……………………………

Địa chỉ: …………………………………

Điện thoại: ……………………………

Cổ đông đăng ký trên sổ cổ đông của: ……………

Số lượng cổ phần: ………………………

Mệnh giá cổ phần: ………………………

Tổng giá trị theo mệnh giá: ……………

Loại cổ phần: …………………………

Trong đó:

  • Số lượng cổ phần được tự do chuyển nhượng: ……
  • Số lượng cổ phần hạn chế chuyển nhượng: ……

(Thời hạn hết hạn chế chuyển nhượng …………không có hạn………)

Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày ký.

                                                                   …..., ngày …. tháng …. năm 202...

 

                                                                       HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

                                                                                     Chủ tịch

                                                                             (Ký tên & đóng dấu)

 

 

Mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần chuẩn nhất
Mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần chuẩn nhất (Ảnh minh họa)

 


2. Hướng dẫn điền mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

Cách viết giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cũng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, biểu mẫu này cũng được trình bày trang trọng, bao gồm các thành phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tên loại giấy tờ, nội dung trình bày,…

Bạn cần đọc kỹ nội dung và cách ghi giấy chứng nhận sở hữu cổ phần một cách chính xác và đầy đủ.

Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần thường gồm các nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  • Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  •  Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
  • Số lượng cổ phần, mệnh giá cổ phần, tổng giá trị theo mệnh giá và loại cổ phần;
  • Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;
  • Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;

Để tránh việc điền thông tin không đúng quy định hoặc điền thông tin không rõ rang trên mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần, sau đây là một số lưu ý:

- Điền thông tin trong văn bản liên quan tới thông tin công ty cổ phần mà bạn sở hữu cổ phần như: tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, giấy chứng nhận kinh doanh, nơi cấp giấy đăng ký kinh doanh… một cách chính xác nhất theo giấy tờ liên quan của công ty.

- Về thông tin liên quan tới số lượng cổ phần, mệnh giá cổ phần, tổng giá trị theo mệnh giá, loại cổ phần sở hữu: cần lưu ý khi điền thông tin liên quan tới mệnh giá cổ phần và loại cổ phần sao cho hợp lý.

  • Mệnh giá cổ phần: Là giá trị danh nghĩa của một cổ phần được in trên mặt cổ phiếu, trái phiếu hoặc công cụ tài chính khác, vốn điều lệ của công ty cổ phần chính là tổng giá trị mệnh giá của cổ phần đã bán các loại. công ty cổ phần thường sẽ để mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng/cổ phần, đây cũng là mệnh giá tối thiểu để công ty cổ phần chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Từ mệnh giá cổ phần nhân với số lượng cổ phần mà bạn muốn mua sẽ ra tổng giá trị theo mệnh giá cổ phần.
  • Loại cổ phần: Công ty cổ phần thường chia cổ phần thành cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Tùy thuộc vào lựa chọn loại cổ phần mà quyền và nghĩa vụ pháp lý của người sở hữu cổ phần cũng khác nhau.

- Nếu có cổ phần được chuyển nhượng thì cần ghi chi tiết và cụ thể về số lượng cổ phần tự do chuyển nhượng và số lượng cổ phần hạn chế chuyển nhượng, đồng thời ghi rõ thời gian hạn chế chuyển nhượng trong bao lâu.

- Cuối cùng là họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
 

3. Giá trị của giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần có giá trị lưu giữ. Đây là văn bản ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông trong công ty để công ty có thể theo dõi được số lượng, thông tin của cổ đông.

Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ “Sổ đăng ký cổ đông” từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận này để ghi nhận tổng giá trị đóng góp của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty.

Cổ đông sở hữu cổ phần có trách nhiệm giữ gìn Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cẩn thận, không làm rách, hư hỏng, nhòe, mờ.

Trên đây là các mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần và hướng dẫn cách điền, nếu gặp vướng mắc, bạn đọc liên hệ ngay tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.