Quyết định số 40/2024/QĐ-PT ngày 15/07/2024 của TAND cấp cao tại TP.HCM về yêu cầu công nhận và cho thi hành tại việt nam phán quyết kinh doanh, thương mại của trọng tài nước ngoài

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Đính chính
  • Án lệ
  • BA/QĐ cùng nội dung
  • Tải về
Tải văn bản
Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17

Thuộc tính Quyết định 40/2024/QĐ-PT

Tên Quyết định: Quyết định số 40/2024/QĐ-PT ngày 15/07/2024 của TAND cấp cao tại TP.HCM về yêu cầu công nhận và cho thi hành tại việt nam phán quyết kinh doanh, thương mại của trọng tài nước ngoài
Quan hệ pháp luật: Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài
Cấp xét xử: Phúc thẩm
Tòa án xét xử: TAND cấp cao tại TP.HCM
Số hiệu: 40/2024/QĐ-PT
Loại văn bản: Quyết định
Ngày ban hành: 15/07/2024
Lĩnh vực: Kinh doanh thương mại
Áp dụng án lệ:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Đính chính:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Thông tin về vụ/việc: * Giữ nguyên quyết định sơ thẩm
Tóm tắt Quyết định

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Tải văn bản

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Số: 40/2024/QĐ-PT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
GIẢI QUYẾT VIỆC KHÁNG CÁO
ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM
PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Với Hội đồng phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp: Ông Vũ Ngọc Huynh
Các Thẩm phán: Ông Hoàng Thanh Dũng
Ông Phan Nhựt Bình
Thư ký phiên họp: Bà Đinh Hồng Vân Thư ký Tòa án nhân dân cấp cao
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
tham gia phiên họp: Ông Hà Văn Hừng - Kiểm sát viên.
Ngày 15 tháng 7 m 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành
phố Hồ Chí Minh mở phiên họp phúc thẩm công khai giải quyết việc kinh doanh
thương mại thụ số 04/2024/TLPT–KDTM ngày 12/01/2024 về việc “Yêu cầu
công nhận cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh thương mại của
trọng tài nước ngoài”.
Do Quyết định giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
phán quyết của Trọng tài nước ngoài số 2126/2023/KDTM-ST ngày 29 tháng 9
năm 2023 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng cáo.
Theo Quyết định mphiên họp phúc thẩm số 944/2024/QĐ-PT ngày 30
tháng 6 năm 2024, giữa các đương sự:
1. Người được thi hành án: Ủy ban nhân dân TP HCM (đại diện Nước
Cộng hòa hội Chủ nghĩa Việt Nam theo Văn bản số 124/TB-VPCP ngày
14/8/2018 của Văn phòng Chính phủ và Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg ngày
14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ được thay thế bởi Quyết định số
14/2020/QĐ-TTg ngày 08/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ)
Địa chỉ: phường BN, Quận X, TP HCM.
Người đại diện theo ủy quyền: Nguyễn Thị Hồng H, sinh năm 1974
Phó Giám đốc Sở pháp TP HCM; địa chỉ liên hệ: Phường VTS, Quận Y, TP
HCM (theo Giấy ủy quyền ngày 02/4/2021 của Ủy ban nhân dân TP HCM) (có
mặt).
2. Người phải thi hành án:
2.1. Ông Shin Dong B, sinh năm 1957 (có mặt);
Quốc tịch: HQ;
Địa chỉ: 139 Gol, Ir CA 92614, HK;
Địa chỉ liên hệ: khu phố Z, phường AP, TP TĐ, TP HCM.
Người phiên dịch: Trần Thị Mai H1 (Phiên dịch viên do ông Shin
Dong B yêu cầu)
2.2. Công ty TNHH TA. Địa chỉ: khu phố Z, phường AP, Quận G (nay
TP TĐ), TP HCM.
Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Thanh Ngọc H2, sinh năm
1962 Chức danh: Giám đốc; địa chỉ liên hệ: khu phố Z, phường AP, TP TĐ,
TP HCM (có mặt).
- Người kháng cáo: Người phải thi hành án ông Shin Dong B, sinh năm
1957 và Công ty TNHH TA.
NỘI DUNG SỰ VIỆC:
Ủy ban nhân dân TP HCM (đại diện Nước Cộng hòa hội Chủ
nghĩa Việt Nam) trình bày:
Ngày 29/10/2020 Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm Quốc tế về Giải
quyết tranh chấp đầu tư thuộc Ngân hàng Thế giới (sau đây gọi tắt ICSID) đã
ban hành phán quyết vụ kiện giữa ông Shin Dong B (nguyên đơn) Nước
Cộng hòa hội Chủ nghĩa Việt Nam (bị đơn). Theo đó, đã tuyên Chính phủ
Việt Nam “Bên thắng kiện”, bác bỏ toàn bộ các khiếu kiện về nội dung của
nguyên đơn, buộc nguyên đơn phải trả 75% chi phí trọng tài (110.308,5USD) và
75% pluật sư các chi phí khác của bị đơn (1.795.230,63USD), tổng chi phí
là 1.905.538,68USD.
Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Điều 16 Hiệp định số
82/2004/LPQT giữa Chính phNước Cộng hòa hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc vkhuyến khích và bảo hộ đầu hiệu lực từ
ngày 05/6/2004 (sau đây gọi tắt Hiệp định Khuyến khích Bảo hộ đầu
Việt Nam-Hàn Quốc) (theo đó, sau 3 tháng kể từ ngày phán quyết được ban
hành và không một bên nào tiến hành các thủ tục để xét lại, loại trừ hoặc hủy bỏ
phán quyết tphán quyết được thi hành), Ủy ban nhân dân TP HCM (đại diện
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) (sau đây gọi tắt là Người được thi
hành án) đề nghị Tòa án xem xét công nhận cho thi hành phán quyết nêu
trên.
Công ty TNHH TA trình bày:
Vụ tranh chấp về đầu tư do nhân ông Shin Dong B, nhà đầu nước
ngoài, thành viên góp vốn nắm giữ 49% vốn điều lệ của Công ty TNHH TA
(sau đây gọi tắt Công ty TA), công dân Hàn Quốc, dựa trên các quy định
của Hiệp định Khuyến khích Bảo hộ đầu Việt Nam-Hàn Quốc, nộp đơn
yêu cầu giải quyết tranh chấp về đầu tư đến ICSID theo Quy tắc Bổ sung tố tụng
trọng tài ICSID có hiệu lực từ ngày 10/4/2006.
Một Hội đồng trọng tài ICSID được thành lập theo Quy tắc Bổ sung tố
tụng trọng tài ICSID đã ban hành phán quyết trọng tài ngày 29/10/2020 để giải
quyết Vụ tranh chấp số ARB(AF)/18/2 (sau đây gọi tắt Phán quyết trọng tài
ICSID). Thông tin của vtranh chấp đầu này cũng được đăng tải chính thức
trên trang tin điện tử của ICSID.
Tại Đoạn 2 của Phán quyết trọng tài ICSID xác định nhân ông Shin
Dong B là nguyên đơn trong vụ tranh chấp này.
Tại phần đầu của Đoạn 183 Phán quyết trọng tài ICSID đã xác định ng
ty TA đại diện bởi Nguyễn Thanh Ngọc H2 tham gia tiến trình trọng tài
ICSID là người làm chứng do nguyên đơn chọn.
Tại Đoạn 625 của Phán quyết trọng tài ICSID cũng đã trích dẫn quy định
tại Điều 58(1) Quy tắc Bổ sung tố tụng trọng tài ICSID rằng: “Trkhi các bên
thỏa thuận khác, Hội đồng trọng tài quyết định ai sẽ phải trả bao nhiêu phí
chi phí cho thành viên Hội đồng trọng tài, phí chi phí cho Ban thư chi
phí các bên phải chịu liên quan đến thủ tục trọng tài. Cuối cùng Hội đồng trọng
tài sẽ thu thập thông tin cần thiết để phân bổ phí tố tụng cho các bên”.
Tại Đoạn 631 (3) của Phán quyết trọng tài ICSID cũng quyết định nguyên
đơn phải trả cho bị đơn phần tạm ứng phí trọng tài ICSID mà bị đơn đã nộp
110.308,05USD 75% phí luật chi phí khác của b đơn
1.795.230,63USD.
Tại Điều 16 (2) của Hiệp định Khuyến khíchBảo hộ đầu tư Việt Nam-
Hàn Quốc cũng nêu rõ: “Phán quyết trọng tài chung thẩm, chràng buộc các
bên tranh chấp và chỉ áp dụng đối với các tranh chấp cụ thể”.
Do đó, với sthận trọng cần thiết theo hiểu biết về thủ tục trọng tài
ICSID cũng như nội dung Phán quyết trọng tài ICSID, Công ty TA ý kiến
như sau:
- Công ty TA tôn trọng Phán quyết trọng tài ICSID.
- Trong toàn bộ nội dung Phán quyết trọng tài ICSID không nội dung
nào xác định và cũng không có nội dung nào có thể giải thích hay diễn giải rằng
Công ty TA người nghĩa vụ thanh toán cho Chính phủ Việt Nam trong vụ
tranh chấp này.
- Đến thời điểm phát hành văn bản này, Công ty TA không có bất kỳ cam
kết hoặc thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam liên quan đến việc thi hành Phán
quyết trọng tài ICSID.
- Công ty TA tôn trọng các cam kết hoặc thỏa thuận đạt được giữa ông
Shin Dong B với Chính phủ Việt Nam để thi hành Phán quyết trọng tài ICSID
liên quan đến phần vốn góp của ông Shin Dong B tại Công ty TA theo Điều lệ
của Công ty TA phù hợp với quy định ca pháp luật Việt Nam.
- Công ty TA mong muốn giữa ông Shin Dong B Chính phủ Việt Nam
sớm đạt được thỏa thuận về thi hành Phán quyết trọng tài ICSID để công tác xây
dựng của dự án đầu Kho TA không bị ảnh hưởng, giảm thiểu thiệt hại thể
tránh được.
Ông Shin Dong B trình bày:
Ông Shin Dong B căn cứ điểm đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 459 Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015, đề nghị Tòa án không công nhận Phán quyết
trọng tài ICSID vì các lý do sau đây:
1) Về thành phần Hội đồng trọng tài:
Thứ nhất, thành phần của Hội đồng trọng tài không phù hợp với thỏa
thuận trọng tài, như sau:
- Bà J Gill và ông A Jan van den B1 đã vi phạm nghĩa vụ công khai thông
tin theo quy định tại Điều 13.2 Cơ chế phụ trợ của ICSID, cụ thể:
+ Tại Bản cam kết ngày 04/7/2018, J chỉ tuyên bố rằng, đã từng làm
việc tại Công ty Luật A&O cho đến ngày 30/4/2018 và tiếp tục nhận thu nhập từ
công ty cho đến năm 2020; mà không công khai việc đã làm việc tại Công ty
Luật A&O gần 25 năm, trong đó 11 năm lãnh đạo của công ty; trong
thời gian bà J làm lãnh đạo thì Công ty Luật A&O đã thực hiện nhiều vụ việc hỗ
trợ cho Chính phủ Việt Nam như: Tư vấn cho các bên cho vay và các tổ chức tín
dụng xuất khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác về nhiều khoản tài trợ
cho các công ty Việt Nam được Bộ Tài chính bảo lãnh; Năm 2015 vấn cho
Chính Phủ Việt Nam về đợt phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 1 tỷ đô la Mỹ
theo Quy tắc 144A/Reg S.
+ Tại Bản cam kết ngày 11/6/2018, ông A đã không tuyên bố các quan hệ
nghề nghiệp với Việt Nam trong thời kỳ luật thành viên của Công ty Luật
FBD một trong những công ty luật nước ngoài đầu tiên thành lập chi nhánh tại
Việt Nam. Ngoài ra, ông A cũng không tuyên bố về việc từng công tác nhiều lần
với bà C1 Frutos-Peterson Luật của Chính phủ Việt Nam trong vụ việc
trọng tài.
- Những mối quan hệ của J ông A với Chính phủ Việt Nam
doanh nghiệp Việt Nam nêu trên chính yếu tố gây nghi ngờ về tính độc lập
của các trọng tài viên khi ban hành phán quyết.
- Hành vi không công khai thông tin của bà J và ông A không chỉ vi phạm
Điều 13.2 Cơ chế phụ trợ của ICSID, mà còn làm mất đi quyền và cơ hội để ông
B phản đối việc thành lập Hội đồng trọng tài, làm mất đi quyền tố tụng của ông
B đối với thủ tục thành lập Hội đồng trọng tài quy định tại Điều 15.1 Cơ chế phụ
trợ của ICSID, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi ích hợp pháp của ông B
trong quá trình giải quyết vụ việc trọng tài.
Thứ hai, việc Chính phủ Việt Nam chỉ định ông A làm trọng tài viên
không hợp lệ:
- Theo quy định tại Điều 11.3 Hiệp định Khuyến khích Bảo hộ đầu
Việt Nam-n Quốc thì thẩm quyền chỉ định Trọng i viên trong trường hợp các
Bên tranh chấp không chỉ định được bất kỳ thành viên nào của hội đồng trọng tài
trong vòng 90 ngày kể từ ngày khiếu nại được đưa ra ICSID thuộc về Tổng Thư
ký ICSID chứ không phải bất kỳn nào trong tranh chấp.
- Tại Phán quyết trọng tài ICSID thể hiện: ICSID nhận được yêu cầu
trọng tài của nguyên đơn vào ngày 08/3/2018 (Đoạn 8). Như vậy, thời hạn thành
lập hội đồng trọng tài theo quy định tngày 08/3/2018 đến ngày 06/6/2018.
ICSID xác nhận thời hạn chỉ định Trọng tài viên sẽ tuân theo Điều 11.3 Hiệp
định Khuyến khích Bảo hộ đầu Việt Nam-Hàn Quốc (Đoạn 17). Nhưng
đến ngày 08/6/2018 Bị đơn Chính phủ Việt Nam vẫn gửi thư chỉ định Trọng
tài viên ông A cho ICSID (Đoạn 21). Ngày 08/6/2018 nguyên đơn đã thư
khẳng định thời hạn 90 ngày chỉ định trọng tài viên của các bên đã kết thúc
yêu cầu Tổng Thư ký ICSID chỉ định các trọng tài viên còn lại theo quy định
(Đoạn 22). Mặc ICSID công nhận các quy định của Hiệp định Khuyến khích
và Bảo hộ đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc sẽ có hiệu lực cao hơn Cơ chế phụ trợ của
ICSID, ICSID vẫn cho phép Bị đơn chỉ định ông A làm Trọng tài viên “cho đến
khi quá trình bổ nhiệm Văn phòng Thư ký hoàn tất” (Đoạn 24).
- Tuy nhiên, Điều 11.3 Hiệp định Khuyến khích Bảo hộ đầu Việt
Nam-n Quốc không hề quy định bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào cho phép các
bên vẫn được chỉ định trọng tài viên khi thời hạn 90 ngày đã kết thúc, kể cả
trường hợp Văn phòng Thư của ICSID chưa thực hiện xong bất kỳ việc bổ
nhiệm nội bộ nào. Bất kể sự phản đối của Nguyên đơn và quy định tại Điều 11.3
Hiệp định Khuyến khích Bảo hộ đầu Việt Nam-Hàn Quốc, ICSID vẫn cho
phép Bị đơn lựa chọn trọng tài viên công nhận sự lựa chọn đó với do
không được ghi nhận trong cả Hiệp định Khuyến khích Bảo hộ đầu Việt
Nam-n Quốc lẫn chế phụ trợ của ICSID. Điều này đã vi phạm nghiêm
trọng thủ tục thành lập Hội đồng trọng tài được quy định tại thỏa thuận trọng tài
Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc.
Thứ ba, việc chỉ định bà J là Chủ tịch Hội đồng trọng tài không đảm bảo
tính minh bạch:
- Tại Phán quyết trọng tài ICSID thể hiện: Sau khi ICSID cho phép Bị đơn
chỉ định ông A là Trọng tài viên bất kể sự phản đối của nguyên đơn cũng như quy
định của Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc, các bên
đã đồng ý áp dụng phương pháp loại bỏ xếp loại” để chỉ định Chtịch
Hội đồng trọng tài trên sở đề xuất của ICSID (các Đoạn 27, 28 và 29). Sau khi
nhận được danh sách 05 ứng cử viên do ICSID cung cấp vào ngày 22/6/2018, ông
B Chính phViệt Nam đã nộp danh sách xếp hạng c ứng viên cho ICSID
vào ngày 03/7/2018 (các Đoạn 33 34). Trong 05 ng cử viên, ông B chỉ xếp
hạng bà J thứ 3 từ trên xuống. Tuy nhiên, vào ngày 04/7/2018, ICSID lại công bố
J được chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài (Đoạn 35). Sự chênh lệch này
ông B nghi ngờ về tính ng bằng của ICSID trong việc chỉ định Chtịch Hội
đồng trọng tài. Do đó, vào các ngày 6 và 10/7/2018, ông B đã ln tục gửi yêu cầu
công khai bảng xếp hạng ứng viên của các n đến ICSID nhưng đều bị từ chối
một cách vô cớ (các Đoạn 38 và 42).
- Nếu kết quả xếp hạng của các bên không được công khai, sẽ không
sở để khẳng định việc chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài tuân theo thỏa
thuận của các bên. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 11.1 Hiệp định Khuyến
khích Bảo hộ đầu Việt Nam-Hàn Quốc, Chủ tịch Hội đồng trọng tài phải
được thành lập dựa trên thỏa thuận của các bên. Nói cách khác, việc không công
khai kết quả xếp hạng ứng viên chính vi phạm thỏa thuận của các bên trong
việc thành lập Hội đồng trọng tài.
2) Về thủ tục giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài:
Thứ nhất, Hội đồng trọng tài đã nhiều lần vi phạm nghiêm trọng quy tắc
thẩm định chứng cứ được quy định tại Cơ chế phụ trợ của ICSID khi không xem
xét hoặc xem xét một cách không cẩn trọng một số chứng cứ do các bên cung
cấp, cụ thể:
- Hội đồng trọng tài đã cố tình phớt lờ các chứng cứ liên quan đến tình tiết
Ban Quản c khu chế xuất công nghiệp TP HCM đã cấp nhiều giấy phép
xây dựng cho các nhà đầu khác trong giai đoạn 2010-2014 nhưng lại từ chối h
yêu cầu của Công ty TA. Trong khi đó, đây căn cứ bản để chứng minh
hành vi vi phạm Nguyên tắc đối xử Tối huquốc và các tiêu chuẩn Đối xử Quốc
gia của Chính phViệt Nam được quy định tại các Điều 2.2, 3 5 Hip định
Khuyến khích Bảo hộ đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc.
- Hội đồng trọng tài cũng đã không xem xét nhiều chứng cứ quan trọng
các bên trong tranh chấp đã đệ trình, bao gồm: Các tài liệu trao đổi liên quan đến
việc Công ty TNHH MTV Dịch vụ ng ích Quận G thỏa thuận giao đất của
Công ty TA cho Công ty Cổ phần Thiết bị Dụng cụ khí T5 trong khi Hợp
đồng Nguyên tắc số 30/HDNT-PTN-KCN ngày 21/5/2009 giữa Công ty Dịch
vụ Công ích Quận G ng ty TNHH Dịch vụ - Thương mại B6 CS, tiền
thân của Công ty TA (Hợp đồng Nguyên tắc Thứ ba) vẫn còn hiệu lực, các công
văn chỉ đạo của Ủy ban nhân dân TP HCM về việc tăng giá Hợp đồng Cho thuê
lại Cnh thức số 06/HDTD-CL2 ký ngày 19/7/2017 giữa ng ty TA và Công ty
Dịch vụ ng ích Quận G v.v...
- Hội đồng trọng tài đã tự ý diễn giải sai nội dung của Hợp đồng Nguyên
tắc Thứ ba Hợp đồng Thuê kho ngày 26/5/2014 giữa Công ty TNHH
Thương mại NP và Công ty TA (Hợp đồng Thkho) theo ớng sai lệch, cụ thể:
(i) Công ty Dịch vụ Công ích Quận G quyền chấm dứt Hợp đồng Nguyên tắc
Thứ ba (các Đoạn 534, 535 và 539), trong khi đó theo Hợp đồng Nguyên tắc Thứ
ba thì hợp đồng chỉ chấm dứt khi Công ty TA không được cấp giấy phép đầu tư;
(ii) Công ty Dịch vụ Công ích Quận G có quyền thu hồi và giao lại quyền sử dụng
khu đất có liên quan cho Công ty T5 (Đoạn 535); (iii) Công ty NP có quyền hoạt
động trên khu đất liên quan đáng lẽ ra thuộc quyền sử dụng của Công ty TA
trong 6 năm (Đoạn 583), trong khi Hợp đồng Thuê kho đã chm dứt Công ty
NP vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng) v.v…
Thứ hai, Ủy ban nhân dân TP HCM với cách một bên tranh chấp đã
vi phạm nghiêm trọng quy định về thời hiệu thi hành phán quyết quy định tại
Điều 16.7 Hiệp định Khuyến khích Bảo hộ đầu Việt Nam-Hàn Quốc
động thái chỉ đạo các quan trực thuộc tiến hành thi hành phán quyết kể cả
khi thời hạn yêu cầu hủy phán quyết theo Điều 16.7 Hiệp định Khuyến khích
Bảo hộ đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc vẫn còn và phán quyết chưa được công nhận
bởi Tòa án thẩm quyền của Việt Nam, là vi phạm nghiêm trọng thủ tục giải
quyết tranh chấp theo thỏa thuận trọng tài giữa các bên, quy định về thi hành
phán quyết tại Điều 16.7 Hiệp định Khuyến khích Bảo hộ đầu Việt Nam-
Hàn Quốc.
3) Việc công nhận cho thi hành tại Việt Nam đối với Phán quyết trọng
tài ICSID trái với nguyên tắc bản của pháp luật Việt Nam được quy định
tại khoản 2 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 “Trọng tài viên phải
độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định ca pháp luật”:
Thứ nhất, các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vi phạm nghĩa vụ
công khai thông tin về mối quan h với Chính phủ Việt Nam các doanh
nghiệp lớn của Việt Nam m ông B nghi ngờ tính độc lập xét xcủa Hội đồng
trọng tài.
Thứ hai, Hội đồng trọng tài phân bổ khoản phí trọng tài 02 lần để buộc
ông B thanh toán cho Chính phủ Việt Nam thể hiện sự thiên vị, không công
bằng của Hội đồng trọng tài trong việc xem xét yêu cầu của các bên khi đưa ra
Phán quyết.
Tại Quyết định giải quyết yêu cầu công nhận cho thi hành tại Việt
Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài số 2126/2023/KDTM-ST ngày 29
tháng 9 năm 2023, Tòa án nhân dân TP HCM đã quyết định:
1. Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết trọng tài ban hành
ngày 29/10/2020 của Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm Quốc tế về Giải quyết
tranh chấp đầu (ICSID) giải quyết Vụ tranh chấp số ARB(AF)/18/2 giữa ông
Shin Dong B (nguyên đơn) Nước Cộng hòa hội Chủ nghĩa Việt Nam (bị
đơn).
2. Tiế p tụ c duy t r biện phán khẩn cấp tạm thời theo hai Quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 105/2021/QĐ-BPKCTT ngày 07/5/2021 và
số 167/2021/QĐ-BPKCTT ngày 26/11/2021 của Tòa án nhân dân TP HCM.
Ngoài ra, quyết định thẩm còn quyết định về lệ phí yêu cầu quyền
kháng cáo theo quy định pháp luật.
Ngày 11/10/2023, người phải thi hành ông Shin Dong B ng ty
TNHH TA kháng cáo toàn bộ quyết định sơ thẩm.
Tại phn họp phúc thẩm:
Người phải thi hành là ông Shin Dong B và Công ty TNHH TA (do bà
Nguyễn Thanh Ngọc H2 đại diện) thống nhất trình bày: Vẫn giữ kháng cáo
yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa quyết định sơ thẩm, không chấp nhận toàn bộ
yêu cầu của người được thi hành án, Phán quyết trọng tài đối với vụ việc
ICSID số ARB(AF)/18/2 do Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm Quốc tế về
Giải quyết Tranh chấp đầu tư ban hành ngày 29/10/2020 thuộc trường hợp
không được công nhận cho thi hành tại Việt Nam do Thành phần của Hội
đồng trọng tài ban hành phán quyết thủ tục giải quyết tranh chấp không phù
hợp với thỏa thuận trọng tài; trọng tài viên không độc lập, khách quan,
tuân theo quy định của pháp luật; bản dịch sang tiếng Việt của Phán quyết trọng
tài ICSID không đúng, làm thay đổi nội dung của phán quyết. Ngoài ra, việc
Tòa án cấp thẩm xác định Công ty TA tham gia tố tụng với cách người
phải thi hành án là không đúng quy định pháp luật, đồng thời xem xét hủy Quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 105/2021/QĐ-BPKCTT ngày
07/5/2021 số 167/2021/QĐ-BPKCTT ngày 26/11/2021 của a án nhân dân
TP HCM.
Nguyễn Thị Hồng H đại diện cho người được thi hành án trình
bày: Không đồng ý kháng cáo của ông Shin Dong B Công ty TNHH TA, đ
nghị Tòa án cấp phúc thẩm bác kháng cáo và giữ nguyên quyết định sơ thẩm.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
phát biểu quan điểm:
Về tố tụng: Hội đồng xét xcác đương sự đều chấp hành đúng quy
định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Về nội dung: Tòa án cấp thẩm giải quyết vụ việc căn cứ đúng
quy định pháp luật. Tại phiên họp phúc thẩm, ông Shin Dong B Công ty
TNHH TA kháng cáo nhưng không cung cấp được chứng cứ nào mới chứng
minh cho yêu cầu kháng cáo nên đề nghị Hội đồng xét xbác kháng cáo giữ
nguyên quyết định giải quyết yêu cầu công nhận cho thi hành tại Việt Nam
phán quyết của Trọng tài nước ngoài của Tòa án cấp sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ việc kinh doanh
thương mại được thẩm tra tại phiên họp và căn cứ vào kết quả tranh luận tại
phiên họp, Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm nhận định:
[1] Về hình thức: Đơn kháng cáo của ông Shin Dong B và Công ty TNHH
TA là trong thời hạn luật định, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân
dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Về nội dung:
[2.1] Ngày 29/10/2020, Hội đồng trọng tài thuộc ICSID đã ban hành phán
quyết để giải quyết Vụ tranh chấp số ARB(AF)/18/2 giữa ông Shin Dong B
(nguyên đơn) Nước Cộng hòa hội Chủ nghĩa Việt Nam (b đơn) theo
hướng Chính phủ Việt Nam “Bên thắng kiện”, bác bỏ toàn bộ các khiếu kiện
về nội dung của nguyên đơn, buộc nguyên đơn phải trả cho bị đơn 75% chi phí
trọng tài (110.308,5USD) 75% phí luật các chi phí khác của bị đơn
(1.795.230,63USD), tổng chi phí 1.905.538,68USD; còn trong thời hạn 03
năm, ktừ ngày Phán quyết trọng tài ICSID có hiệu lực pháp luật, Ủy ban nhân
dân TP HCM (đại diện Nước Cộng hòa hội Chủ nghĩa Việt Nam) người
được thi hành có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận cho thi hành tại
Việt Nam phán quyết trọng tài này, phù hợp với quy định tại Điều 16.5 Hiệp
định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc, khoản 1 Điều 425 và
khoản 1 Điều 451 Bộ luật Tố tụng dân sự về quyền yêu cầu thời hạn gửi đơn
yêu cầu.
Theo Đơn yêu cầu đề ngày 02/02/2021, Người được thi hành án yêu cầu
Tòa án giải quyết: Công nhận cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết trọng tài
ICSID, nên đây việc dân sự về yêu cầu công nhận cho thi hành tại Việt
Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của trọng tài nước ngoài. Tòa án cấp
sơ thẩm thụ lý giải quyết vụ việc là đúng thẩm quyền.
[2.2] Phán quyết trọng tài ICSID là phán quyết do Hội đồng trọng tài
thuộc ICSID tuyên ngoài lãnh thổ Việt Nam Singapore để giải quyết tranh
chấp giữa nguyên đơn ông Shin Dong B (một nhà đầu nhân của Hàn
Quốc đầu trên lãnh thổ Việt Nam thông qua việc nắm giữ phần vốn góp
trong doanh nghiệp của Việt Nam Công ty TA) bị đơn Nước Cộng hòa
hội Chủ nghĩa Việt Nam theo chế phụ trợ của ICSID quy định tại Điều
9.4.b Hiệp định Khuyến khích Bảo hộ đầu Việt Nam-Hàn Quốc, phán
quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vtranh
chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và quá 3 tháng kể từ ngày phán quyết được đưa
ra và các bên không tiến hành các thủ tục đxem xét lại, loại trừ hoặc hủy b
phán quyết nên hiệu lực thi hành; Singapore Việt Nam đều thành viên
của Công ước New York 1958. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm xác định Phán quyết
trọng tài ICSID được xem xét công nhận cho thi hành tại Việt Nam theo quy
định tại Điều 16.6 Điều 16.7.b.i Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu
Việt Nam-Hàn Quốc và Điều 424 Bộ luật Tố tụng dân sự là có căn cứ.
[2.3] Ông Shin Dong B Công ty TA kháng cáo cho rằng việc Tòa án
cấp thẩm xác định Công ty TA tham gia tố tụng với cách người phải thi
hành án không đúng quy định của pháp luật. Hội đồng xét xxét thấy, tại
khoản 1 Điều 452 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định như sau: Đơn yêu cầu công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài phải
các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ nơi trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành,
người đại diện hợp pháp tại Việt Nam của người đó; nếu người được thi hành
án quan, tổ chức th phải ghi đầy đủ tên địa chỉ trụ sở chính của
quan, tổ chức đó;
b) Họ, tên, địa chỉ nơi trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành;
nếu người phải thi hành quan, tổ chức th ghi đầy đủ tên địa chỉ trụ sở
chính của quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành nhân
không nơi trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành
quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam th trong đơn yêu cầu phải ghi
địa chỉ nơi tài sản các loại tài sản liên quan đến việc thi hành phán
quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;
c) Yêu cầu của người được thi hành”.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau: Bị đơn trong
vụ án dân sự người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị quan, tổ chức,
nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án
dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm
phạm”.
Theo đó, việc Tòa án xác định cách tham gia ttụng của đương sự
cụ thể người phải thi hành án hay bị đơn trên cơ sđơn yêu cầu công nhận
và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài hay đơn khởi
kiện. Ông Shin Dong B là nhà đầu tư nước ngoài, thành viên góp vốn nắm
giữ 49% vốn điều lệ của Công ty TNHH TA. ng ty TA cũng chủ thể trực
tiếp kết hợp đồng Hợp đồng Nguyên tắc Thứ ba, Hợp đồng Thuê kho làm
việc với Công ty Dịch vụ ng ích Quận G. Do đó, việc Tòa án cấp thẩm xác
định Công ty TA tham gia tố tụng với cách người phải thi hành án trên
sở Đơn yêu cầu đề ngày 02/02/2021 của Người được thi hành án phù hợp với
quy định tại khoản 1 Điều 452 Bộ luật Tố tụng dân sự.
[2.4] Xét kháng cáo của ông Shin Dong B Công ty TA cho rằng bản
dịch sang tiếng Việt của Phán quyết trọng tài ICSID không đúng.
Ông Shin Dong B Công ty TA cho rằng bản dịch sang tiếng Việt của
Phán quyết trọng tài ICSID Người được thi hành án nộp cho Tòa án lỗi
sai như sau: Từ "Respondent" nghĩa tiếng Việt "Bị đơn" bị dịch sai thành
"Nguyên đơn" lần lượt tại Đoạn 367 Đoạn 621 Bản dịch; Từ "term" mang ý
nghĩa quy định của hợp đồng bị dịch sai thành "điều khoản" tại câu cuối cùng
Đoạn 604 Bản dịch; Cụm từ "jurisdictional objections" trong bối cảnh các bên
có tranh cãi về thẩm quyền của hội đồng trọng tài phải được dịch sang tiếng Việt
"phản đối về thẩm quyền" bdịch sai thành "phản đối về mặt pháp lý",
những lỗi sai bản, làm thay đổi nội dung của phán quyết, khả năng làm
cho Tòa án hiếu sai về nội dung của phán quyết, từ đó đưa ra những quyết định
không chính xác trong quá trình xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán
quyết tại Việt Nam. Xét, ông Shin Dong B Công ty TA đã được tiếp cận, sao
chụp tài liệu Phán quyết trọng tài ICSID Người được thi hành án nộp cho
Tòa án vào ngày 15/9/2023 tại phiên họp thẩm, thống nhất xác định nội
dung tiếng nước ngoài của tài liệu này đúng với bản phán quyết trọng tài
họ đã nhận. vậy, Phán quyết trọng tài ICSID mà Người được thi hành án nộp
cho Tòa án là tài liệu bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch sang tiếng
Việt được công chứng, chứng thực hợp pháp, thỏa mãn các điều kiện chứng
cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 92, Điều 95 và khoản 3 Điều 96 Bộ luật Tố
tụng dân sự, cũng tài liệu hợp lệ theo Điều 4 Công ước Niu-oóc 1958. Hơn
nữa, mặc đã được Tòa án cấp thẩm giải thích nhưng ông Shin Dong B
Công ty TA cũng không cung cấp bản dịch khác hay có yêu cầu dịch thuật lại tài
liệu nêu trên. Ngoài ra, các sai sót của bản dịch mà ông Shin Dong B Công ty
TA nêu trên cũng không làm cho Tòa án hiểu sai về ni dung của phán quyết. Vì
vậy, Hội đồng xét đơn yêu cầu không chấp nhận ý kiến phản đối nêu trên của
ông Shin Dong B Công ty TA, sdụng tài liệu Phán quyết trọng tài
ICSID Người được thi hành án nộp cho Tòa án vào ngày 15/9/2023 đlàm
cơ sở xem xét giải quyết yêu cầu là đúng quy định của pháp luật.
[2.5] Đối với kháng cáo cho rằng cho rằng Phán quyết trọng tài đối với vụ
việc ICSID số ARB(AF)/18/2 do Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm Quốc tế về
Giải quyết Tranh chấp đầu tư ban hành ngày 29/10/2020 thuộc trường hợp
không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam do Thành phần của Hội
đồng trọng tài ban hành phán quyết thủ tục giải quyết tranh chấp không phù
hợp với thỏa thuận trọng tài; trọng tài viên không độc lập, khách quan,
tuân theo quy định của pháp luật.
Xét thấy, tại cấp thẩm, ông Shin Dong B đã cung cấp cho Tòa án bản
photo/bản chụp tiếng nước ngoài có dịch sang tiếng Việt, không có công chứng,
chứng thực các tài liệu sau đây: Quy tắc tố tụng trọng tài chế phụ trợ của
ICSID, Bản tuyên bố ngày 04/7/2018 của J, hình chụp Cổng thông tin của
ICSID về lịch của J, Bản lịch của J, hình chụp Cổng thông tin của
Công ty Luật A&O tại Việt Nam, hồ công ty của Công ty Luật Al&O tại Việt
Nam, Bản tuyên bố ngày 11/6/2018 của ông A, hình chụp Cổng thông tin của
ICSID về lịch ông A, Bản lý lịch của ông A, hình chụp Cổng thông tin của
ICSID về Vụ việc ICSID số ARB(AF)/02/1, trang bìa Phán quyết Vụ việc
ICSID số ARB(AF)/02/1 ngày 17/7/2006, hình chụp Cổng thông tin của ICSID
về Vụ việc ICSID số ARB/02/1, trang bìa Phán quyết Vụ việc ICSID số
ARB/02/1 ngày 25/7/2007, trang bìa Phán quyết Vụ việc ICSID số ARB/01/3
ngày 25/10/2007 danh sách xếp hạng ứng viên ngày 03/7/2018 của ông Shin
Dong B. các tài liệu ông Shin Dong B đã cung cấp cho Tòa án chỉ bản
photo/bản chụp tiếng nước ngoài dịch sang tiếng Việt, không có công chứng,
chứng thực hợp lệ Người được thi hành án cũng không thừa nhận các tài liệu
này.
Ngoài ra, tại Đoạn 11 Phán quyết trọng tài ICSID thể hiện: Ngày
19/3/2018 Quyền Tổng Thư của ICSID đã đăng ký Yêu cầu theo Điều 4 Quy
định về chế phụ trợ thông báo đến các Bên về việc đăng ký. Trong thông
báo đăng ký, Quyền Tổng Thư ký đề nghị các Bên tiến hành lập hội đồng trọng
tài trong thời gian sớm nhất theo Điều 5.e của Quy định về chế phụ trợ
Điều 11.1 Hiệp định Khuyến khích Bảo hộ đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc. Theo
đó, ngày 08/6/2018 Bị đơn chỉ định ông A làm trọng tài viên, còn trong thời
hạn 90 ngày, phù hợp với quy định tại Điều 11.1 Hiệp định Khuyến khích
Bảo hộ đầu tư Việt Nam-n Quốc.
Do đó, không sở để chứng minh J Gill, ông A đã vi phạm nghĩa
vụ công khai thông tin theo quy định tại Điều 13.2 chế phụ trợ của ICSID,
hay việc chỉ định J Chủ tịch Hội đồng trọng tài không đảm bảo tính minh
bạch. Xét thành phần của Hội đồng trọng tài là phù hợp với thỏa thuận trọng tài,
phù hợp với quy định của pháp luật nên Tòa án cấp thẩm không chấp nhận ý
kiến này của người phải thi hành án sở. Ngoài ra, ông Shin Dong B
Công ty TA cũng không cung cấp được chứng cứ giá trị pháp nào chứng
minh việc trọng tài viên không độc lập, khách quan, tư và tuân theo quy đnh
của pháp luật.
[2.6] Đối với các Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số
105/2021/QĐ-BPKCTT ngày 07/5/2021 số 167/2021/QĐ-BPKCTT ngày
26/11/2021 của Tòa án nhân dân TP HCM: Như phân tích trên, yêu cầu của
người được thi hành án về việc công nhận cho thi hành tại Việt Nam Phán
quyết trọng tài ban hành ngày 29/10/2020 của Hội đồng trọng tài thuộc Trung
tâm Quốc tế v Giải quyết tranh chấp đầu tư giải quyết Vụ tranh chấp số
ARB(AF)/18/2 giữa ông Shin Dong B (nguyên đơn) Nước Cộng hòa hội
Chủ nghĩa Việt Nam (bị đơn) căn cứ chấp nhận nên Tòa án cấp thẩm
tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số
105/2021/QĐ-BPKCTT ngày 07/5/2021 số 167/2021/QĐ-BPKCTT ngày
26/11/2021 của Tòa án nhân dân TP HCM để đảm bảo thi hành án căn cứ.
Ông Shin Dong B yêu cầu hủy các quyết định này là không có cơ sở chấp nhận.
[2.7] Từ những phân tích trên, Hội đồng phúc thẩm xét thấy, Tòa án cấp
thẩm đã giải quyết căn cứ đúng quy định của pháp luật. Tại phiên họp
phúc thẩm, ông Shin Dong B Công ty TNHH TA kháng cáo nhưng không
cung cấp được chứng cứ nào mới chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình
nên Hội đồng phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo giữ nguyên Quyết định
của Tòa án cấp thẩm. Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp
cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên họp phù hợp với nhận định của
Hội đồng phúc thẩm nên được chấp nhận.
[3] Về lệ phí phúc thẩm: Do kháng cáo không được chấp nhận nên người
kháng cáo phải chịu.
V các lẽ trên;
Căn cứ Điều 462 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015,
Căn cĐiều 4 Công ước vng nhận thi nh quyết định của trọng
i nước ngoài của Liên hợp quốc đã được thông qua tại Niu-oóc ngày
10/6/1958;
Căn cứ Điều 16 Hiệp định s82/2004/LPQT giữa Cnh phủ Việt Nam
Chính phủn Quc về khuyến khích và bảo hộ đầu;
Căn cứ khoản 5 Điều 31, điểm c khoản 2 Điều 35, điểm b khoản 1 Điều
37, điểm e khoản 2 Điều 39, c Điều 92, 95, 96, 424, 425, 451, 452, 453,
458, 459 và 461 Bộ luật Ttụng dân sự năm 2015.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Không chấp nhận kháng cáo của người phải thi hành án ông Shin Dong
B Công ty TNHH TA. Giữ nguyên Quyết định giải quyết yêu cầu công nhận
cho thi nh tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài số
2126/2023/KDTM-ST ngày 29 tháng 9 năm 2023 của Tòa án nhân dân TP
HCM.
2. Công nhận cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết trọng tài ban hành
ngày 29/10/2020 của Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm Quốc tế về Giải quyết
tranh chấp đầu tư (ICSID) giải quyết Vụ tranh chấp sARB(AF)/18/2 giữa ông
Shin Dong B (nguyên đơn) Nước Cộng hòa hội Chủ nghĩa Việt Nam (bị
đơn).
3. Tiế p tụ c duy trì biện phán khẩn cấp tạm thời theo hai Quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 105/2021/QĐ-BPKCTT ngày 07/5/2021 và
số 167/2021/QĐ-BPKCTT ngày 26/11/2021 của Tòa án nhân dân TP HCM.
4. Sung vào công quỹ Nhà nước số tiền lệ p công nhận cho thi hành
tại Việt Nam pn quyết của Trọng tài nước ngoài do Ủy ban nhân n TP
HCM (đại diện Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nga Việt Nam) đã nộp
3.000.000 đồng theo Bn lai thu tiền phí, lphí s0034676 ny 03/02/2021
của Tòa án nhânn TP HCM.
5. Lệ phí phúc thẩm: Ông Shin Dong B Công ty TNHH TA mỗi đương
sự phải chịu 300.000 đồng, được khấu trừ số tiền 300.000 đồng tạm ứng lệ phí
mỗi đương sđã nộp theo các biên lai thu số 0004192 0004194 cùng ngày
07/11/2023 của Cục Thi hành án dân sự TP HCM.
6. Quyết định này có hiệu lực pp luật ngay.
Nơi nhận:
- Tòa án nhân dân tối cao;
- VKSND cấp cao tại Tp. Hồ Chí Minh;
- Bộ tư pháp;
- TAND Tp. Hồ Chí Minh;
- VKSND Tp. Hồ Chí Minh;
- Cục THADS Tp. Hồ Chí Minh;
- Đương sự (3);
- Lưu VP (3), HS (3).15b. (ĐHV)
TM. HỘI ĐỒNG PHÚC THẨM
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN HỌP
Vũ Ngọc Huynh
Tải về
Quyết định số 40/2024/QĐ-PT Quyết định số 40/2024/QĐ-PT

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Quyết định số 40/2024/QĐ-PT Quyết định số 40/2024/QĐ-PT

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Bản án/ Quyết định cùng đối tượng

Quyết định cùng lĩnh vực

Quyết định mới nhất