Gặp đèn đỏ có được quay đầu xe?

Khi tham gia giao thông gặp đèn đỏ, nhiều người lựa chọn tìm cho mình một hướng đi khác thay vì đợi hết đèn đỏ. Vậy, gặp đèn đỏ có được quay đầu xe?

Gặp đèn đỏ có được quay đầu xe?

Theo Quy chuẩn báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 54/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, ý nghĩa của đèn tín hiệu được quy định như sau:

- Tín hiệu xanh: cho phép đi.

- Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

- Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Như vậy, khi gặp đèn tín hiệu màu đỏ thì phương tiện giao thông sẽ có nghĩa vụ dừng trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu chiều đi.

Nếu muốn quay đầu xe, các phương tiện sẽ phải đi qua vạch dừng xe hoặc đi qua đèn tín hiệu để có thể quay đầu lại.  Vì thế, thông thường khi gặp đèn đỏ các phương tiện không được quay đầu xe.

Nếu vẫn cố tình quay đầu sẽ bị xử phạt lỗi vượt đèn đỏ, mức phạt đối với ô tô là 04 - 06 triệu đồng, xe máy là 800.000 - 01 triệu đồng, đồng thời người điểu khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (theo Điều 5, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ mà khi gặp đèn đỏ lái xe được phép quay đầu.

Gặp đèn đỏ có được quay đầu xe?

Gặp đèn đỏ có được quay đầu xe? (Ảnh minh họa)
 

Khi nào gặp đèn đỏ được quay đầu xe?

Trong một số trường hợp, khi gặp đèn đỏ tài xế được phép quay đầu:

- Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

- Có đèn xanh báo hiệu cho phép quay đầu được lắp đặt kèm theo;

- Có biển báo hiệu cho phép các xe quay đầu được lắp đặt kèm theo;

- Có lắp đặt tiểu đảo để phân luồng cho phép các xe quay đầu trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.

Tuy vậy, khi quay đầu xe, tài xế cần tuân thủ các nguyên tắc sau (Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008):

- Có tín hiệu trước khi quay đầu, giảm tốc độ;

- Nhường quyền đi trước cho những đối tượng đặc biệt trên phần đường của họ (người đi bộ, đi xe đạp…) và phải quan sát;

- Đối với khu dân cư thì chỉ được quay đầu xe nơi có đường giao nhau, có biển báo cho phép quay đầu xe;

- Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

Người lái xe cần ghi nhớ kỹ những nguyên tắc này để tránh bị phạt và đảm bảo tham gia giao thông an toàn cho bản thân và cho người khác.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cháu đích tôn là gì? Cháu đích tôn có quyền thừa kế cao hơn?

Cháu đích tôn là gì? Cháu đích tôn có quyền thừa kế cao hơn?

Cháu đích tôn là gì? Cháu đích tôn có quyền thừa kế cao hơn?

Một trong những đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người Việt là danh xưng của các cá nhân trong gia đình. Hệ thống danh xưng của Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Vậy cháu đích tôn là gì? Đối với tài sản thừa kế, cháu đích tôn có quyền thừa kế cao hơn?

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc sở hữu vốn tiếng Anh pháp lý mở ra cho người học nhiều cơ hội nghề nghiệp trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm được khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao chất lượng thực tế lại là băn khoăn của rất nhiều người hiện nay. 

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Trầm cảm hay rối loạn lo âu vì công việc là vấn đề mà nhiều người lao động đang phải đối mặt. Vậy bị trầm cảm do áp lực công việc có phải bệnh nghề nghiệp? Người lao động bị trầm cảm, rối loạn lo âu do công việc được hưởng chế độ gì không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dự kiến giảm lệ phí cấp hộ chiếu, cấp thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024

Dự kiến giảm lệ phí cấp hộ chiếu, cấp thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024

Dự kiến giảm lệ phí cấp hộ chiếu, cấp thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024

Bộ Tài chính đã có dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, lệ phí cấp hộ chiếu và lệ phí cấp thẻ Căn cước cũng là đối tượng được giảm.