Khi nào gặp đèn đỏ vẫn được rẽ phải?

Trong một số trường hợp, người tham gia phương tiện được rẽ phải ngay cả khi đèn tín hiệu đang màu đỏ. Vậy, đó là những trường hợp nào?

Ý nghĩa của đèn đỏ

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, trong đó tín hiệu đỏ là cấm đi.

Cụ thể hơn, Quy chuẩn 41 năm 2019 có hiệu lực từ 01/7/2020 quy định đèn tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Quy định như vậy nhưng nhiều người vẫn mặc định rằng đèn đỏ chỉ có tác dụng dừng lại khi đi thẳng và rẽ trái, còn các phương tiện được tự do rẽ phải.

Đây là một trong những quan niệm sai lầm của người dân khi tham gia giao thông, có thể gây ra tai nạn giao thông giữa người điều khiển xe và người đi bộ băng ngang đường. Đồng thời, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt nặng, tối đa 05 triệu đối với ô tô và 01 triệu đối với xe máy.

Khi nào gặp đèn đỏ vẫn được rẽ phải?
Khi nào gặp đèn đỏ vẫn được rẽ phải? (Ảnh minh họa)

Khi nào gặp đèn đỏ vẫn được rẽ phải?

Hiện nay, gặp đèn đỏ vẫn được rẽ phải trong các trường hợp sau:

- Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Theo Quy chuẩn 41:2019, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; Hiệu lệnh của đèn tín hiệu…

Như vậy, có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông cho phép rẽ phải thì dù đèn đỏ người tham gia giao thông vẫn được rẽ phải mà không bị phạt.

- Khi có biển báo phụ cho phép rẽ phải.

Các phương tiện được phép rẽ phải khi đèn đỏ nếu thấy biển báo giao thông cho phép rẽ phải.

- Có đèn báo hiệu ưu tiên màu xanh cho phép rẽ phải được lắp đặt kèm theo.

Đèn báo hiệu ở đây là đèn tín hiệu phụ có hình mũi tên. Khi đèn tín hiệu giao thông mũi tên chuyển xanh, người điều khiển phương tiện sẽ được phép rẽ theo hướng mũi tên nhưng phải nhường đường cho các phương tiện lưu thông từ các hướng khác được phép đi.

- Có vạch kẻ đường cho phép rẽ phải.

Vạch kẻ đường cho phép người tham gia giao thông rẽ phải thường gặp là các vạch kẻ mắt võng. Vạch mắt võng đi kèm theo mũi tên chỉ hướng rẽ phải thì phương tiện được phép rẽ phải.

Hướng dẫn phương tiện rẽ phải an toàn

Quan sát kỹ

Sử dụng mắt và gương chiếu hậu để quan sát kỹ các phương tiện cùng chiều, ngược chiều. Khi thấy đủ an toàn thì mới bắt đầu rẽ.

Bật tín hiệu xin đường

Đây là nguyên tắc phải nhớ khi rẽ, nếu không người lái xe sẽ bị xử phạt. Khoản 1 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ quy định: Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

Quan sát và nhập làn đường sau khi rẽ

Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.