Nghị quyết 156/NQ-CP 2022 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị quyết 156/NQ-CP

Nghị quyết 156/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2022
Cơ quan ban hành: Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:156/NQ-CPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Phạm Bình Minh
Ngày ban hành:06/12/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chủ động triển khai chương trình bình ổn thị trường, giá cả

Ngày 06/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 156/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2022. Theo đó, Chính phủ yêu cầu một số nội dung như sau:

Các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc điều chỉnh chính sách của các nước, đối tác lớn về tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư và các chính sách quan trọng khác để phân tích, dự báo, kịp thời, chủ động chỉ đạo, điều hành hoặc đề xuất các giải pháp phù hợp ứng phó với các vấn đề phát sinh.

Bên cạnh đó, tập trung giải ngân cao nhất kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 được giao. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm công khai, minh bạch; xử lý nghiêm các vi phạm, hành vi cản trở làm chậm tiến độ giao vốn.

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an và các Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp chặt chẽ để có phương án phù hợp, kịp thời khi có những diễn biến phức tạp liên quan đến vấn đề giải quyết tiền gửi và trái phiếu doanh nghiệp… không để tác động đến sự ổn định kinh tế vi mô, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngoài ra, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả, chủ động triển khai chương trình bình ổn thị trường, giá cả, nhất là trong những tháng cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Xem chi tiết Nghị quyết 156/NQ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 156/NQ-CP

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2022

 

 

 

NGHỊ QUYẾT

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2022

____________

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ, ý kiến các đại biểu dự họp và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2022, tổ chức vào ngày 01 tháng 12 năm 2022,

 

QUYẾT NGHỊ:

 

I. Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia; nhiệm vụ, giải pháp tháng cuối năm 2022

Chính phủ thống nhất đánh giá: Trong tháng 11, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp hơn; các yếu tố rủi ro gia tăng cả về mức độ, phạm vi, tính chất trên quy mô toàn cầu. Trong nước, nền kinh tế tiếp tục phục hồi nhưng gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong các lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản. Trong tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời xây dựng và triển khai các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 và Nghị quyết Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV; thành lập 03 tổ công tác để tập trung xử lý các vấn đề quan trọng, cấp bách, mới phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng, các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản; yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hợp tác giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2022 tiếp tục đạt được nhng kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 11 tháng tăng 3,02% so với cùng kỳ năm 2021. Mặt bằng lãi suất, tỷ giá được điều hành phù hợp. Thu ngân sách nhà nước 11 tháng ước đạt 116,1% dự toán, tăng 17,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng đạt 673,8 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ; xuất siêu ước đạt 10,6 tỷ USD. Vốn FDthực hiện đạt 19,7 tỷ USDtăng 15,1%, cao nhất so với cùng kỳ 5 năm qua.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 11 tháng tăng 8,6% so với cùng kỳ. Nông nghiệp phát triển ổn định; an ninh lương thực được bảo đảm. Thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng tăng 20,5% so với cùng kỳ, khách quốc tế 11 tháng đạt gần 3 triệu lượt, tăng gấp 21 lần cùng kỳ năm trướcSố doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng đạt gần 195 nghìn doanh nghiệp, tăng 33,2% so với cùng kỳ. Nhiều tổ chức quốc tế uy tín tiếp tục đánh giá tích cực về kết quả và triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh tiếp tục được chú trọng. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện đời sống người dân được quan tâm. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cải cách hành chính được đẩy mạnh, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được tăng cường, tiếp tục khẳng định vai trò, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiu khó khăn, thách thức. Công tác nắm tình hình, phân tích, dự báo và phản ứng chính sách trong một số lĩnh vực chưa kịp thời. Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu có xu hướng tăng chậm lại. Sức ép lạm phát còn cao, nhất là do các tác động từ bên ngoài. Các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản gặp khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, tiềm ẩn rủi ro; cơ cấu lại một số tổ chức tín dụng yếu kém, việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; nợ xấu có xu hướng tăng; triển khai hỗ trợ lãi suất 2% chậm. Xuất hiện tình trạng doanh nghiệp trong một số lĩnh vực, địa bàn phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, cắt giảm lao động, giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của một bộ phận người lao động.

Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đối mặt nhiều rủi ro, thách thức lớn, cả về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội; xung đột Nga - U-crai-na kéo dài; tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm mạnh và có dấu hiệu suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia. Ở trong nước, nền kinh tế tiếp tục phục hồi nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi; nền kinh tế có quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu có hạn; một số thị trường xuất khẩu lớn bị thu hẹp; hoạt động sản xuất, kinh doanh có khả năng bị thu hẹp; dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ tiếp tục diễn biến bất thường, ảnh hưởng lớn đến đời sống Nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởncơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; theo dõi sát, nắm chắc tình hình quốc tế, trong nước, phản ứng chính sách kịp thời, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kỷ luật, kỷ cương hành chính; chủ động, tích cực giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền; phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra của năm 2022; trong đó, tập trung vào những nội dung sau:

1. Các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao:

a) Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật trên nguyên tắc cấp nào ban hành, cấp đó phải tháo gỡ. Đề cao hơn nữa trách nhiệm người đứng đầu, tăng cườnhiệu quả phối hợp giữa các bộ, cơ quan trong xử lý công việc. Trườnhợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo, làm việc trực tiếp với Lãnh đạo Chính phủ để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, giải quyết dứt điểm các công việc cấp bách theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ.

b) Theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc điều chỉnh chính sách của các nước, đối tác lớn về tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư và các chính sách quan trọng khác để phân tích, dự báo, kịp thời, chủ động chỉ đạo, điều hành hoặc đề xuất các giải pháp phù hợp ứng phó với các vấn đề phát sinh, nhất là trong điều hành sản xuất trong nước, cân đối cung cầu và bình ổn giá. Chủ động đề xuất, sớm xây dựng các phương án điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thực hiện giá thị trường, trong đó cần đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế - xã hội, mặt bằng giá.

c) Tập trung giải ngân cao nhất kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 được giao; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm công khai, minh bạch; xử lý nghiêm các vi phạm, hành vi cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý thủ tục về đầu tư công; tăng cường công tác hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công. Đẩy nhanh việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong khuôn khổ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia

d) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu hoàn thành cao nhất tiến độ được giao trong năm 2022 bảo đảm hiệu quả và đúng quy định của pháp luật. Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Dân tộc khẩn trương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hoàn thành trước ngày 15 tháng 12 năm 2022.

đ) Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an và các Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phối hợp chặt chẽ để có phương án xử lý phù hợp, kịp thời khi có những diễn biến phức tạp liên quan đến vấn đề giải quyết tiền gửi và trái phiếu doanh nghiệp... không để tác động đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

e) Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả, chủ động triển khai chương trình bình ổn thị trường, giá cả, nhất là trong những tháng cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 để giữ ổn định thị trường, giá cả.

g) Tập trung chỉ đạo, khẩn trương tổ chức triển khai có kết quả Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 và Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025.

h) Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động chăm lo, thăm hỏi các gia đình chính sách, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 18 tháng 11 năm 2022 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

i) Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tăng cường kiểm tra, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương và lực lượng chức năng trong việc thực hiện Kế hoạch về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, trong đó, tập trung các mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hàng hóa giả nhãn hiệu, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm...; các loại hàng cấm như: ma túy, pháo nổ, động vật hoang dã; xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi buôn lậu, hàng giả, đầu cơ, tích trữ, găm hàng.

k) Các bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động, khẩn trương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung báo cáo, tài liệu được phân công bảo đảm chất lượng, tiến độ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp tháng 12 năm 2022 và Kỳ họp bất thường lần thứ hai của Quốc hội.

l) Các bộ, cơ quan phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 để thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

m) Các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương triển khai việc cung cấp, tích hợp các dịch vụ công theo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ này.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

a) Điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, thích ứng kịp thời với diễn biến tình hình trong và ngoài nước. Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.

b) Kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, cung cấp vốn tín dụng đáp ứnnhu cầu của doanh nghiệp, hướntín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên tạo động lực tăng trưởng, trong đó có các mặt hàng nônsản xuất khẩu chủ lực; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Bảo đảm thanh khoản, an toàn của hệ thống ngân hàng gắn với tăng cường thanh tra, giám sát. Có giải pháp hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, chuyển tài sản bằng tiền đồng sang ngoại tệ, tình trạng đô la hóa và vàng hóa trong nền kinh tế.

c) Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung xử lý nợ xấu và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Khẩn trương rà soát, nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019, trong đó lưu ý quy định phù hợp về sử dụng tiền gửi kho bạc nhà nước tại tổ chức tín dụng, hoàn thành trước ngày 15 tháng 12 năm 2022; Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2021 nhằm tăng cường trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, nâng cao tín nhiệm, tăng cường minh bạch thông tin và kiểm soát chặt chẽ rủi ro.

d) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng khẩn trương xem xét ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả, có khả năng trả nợ, đáp ứng các quy định pháp luật.

đ) Đánh giá kỹ tình hình triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống ngân hàng thương mại để có giải pháp thích hợp, trước mắt khẩn trương sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp thực tế để thúc đẩy, tạo thuận lợi cho việc giải ngân; kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh vốn sang chương trình khác để nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

a) Trên cơ sở Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu Kết luận 45 - KL/TW ngày 17 tháng 11 nă2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tổng thể quốc gia, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Quốc hội xem xét, phê duyệt.

b) Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030.

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Tài chính, Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan tổng hợp kiến nghị của các địa phương về khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để xử lý, hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; hoàn thành trước ngày 15 tháng 12 năm 2022.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp rà soát các kiến nghị của các bộ, cơ quan, địa phương về thời gian điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2022 giữa các dự án trong nội bộ của các bộ, cơ quan, địa phương, trên cơ sở đó báo cáo, đề xuất phương án xử lý cụ thể, trong đó làm rõ cơ sở pháp lý và thẩm quyền quyết định; kịp thời báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái để chỉ đạo trước khi trình cấp có thẩm quyền trước ngày 10 tháng 12 năm 2022.

đ) Khẩn trương xây dựng, trình ban hành Nghị quyết về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

e) Tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, trình Chính phủ trong tháng 12 năm 2022.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

a) Tiếp tục triển khai các giải pháp tăng thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là từ thương mại điện tử, nền tảng số... và chống thất thu thuế, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, chống trốn thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ theo quy định. Nghiên cứu việc tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành, trong đó có thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, nhiên liệu bay...; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 12 năm 2022.

b) Khẩn trương đánh giá, rà soát kỹ, đề xuất việc sửa đổi Nghị định số 65/2022/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP) về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế; bảo đảm công khai, minh bạch, quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ.

5. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

a) Tiếp tục phát triển mạnh thị trường nội địa và mở rộng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm xuất khẩu và chuỗi cung ứng, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế; khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; chủ động, tích cực có các giải pháp ứng phó với các biện pháp, hàng rào kỹ thuật, các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

b) Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan liên quan và Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét, quyết định thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện theo thẩm quyền theo đúng Kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 151/TB-VPCP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ; làm tốt công tác truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống theo quy định; tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

a) Tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại; bảo đảm đầy đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

b) Khẩn trương thực hiện nhiệm vụ đã được giao tại điểm b và d khoản 5 Mục I của Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2022 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2022 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh, lập, hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án đầu tư; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; xây dựng Kế hoạch hành động nhằm giải quyết triệt để các khuyến nghị của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), sớm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo các địa phương quy hoạch, phát triển vùng trồng, vùng nuôi các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của Đề án tăng cường xuất khẩu hàng hóa chính ngạch.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tập trung các giải pháp phòng, chống bệnh dại đối với gia súc, gia cầm; chủ động phòng, chống đói, rét cho gia súc, gia cầm ở các địa phương miền núi phía Bắc.

7. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

a) Tập trung triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác được thành lập theo Quyết định số 1435/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2022 về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp...; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền có giải pháp tháo gỡ.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan, địa phương liên quan đánh giá tổng thể, rõ ràng cung, cầu thị trường bất động sản theo các phân khúc; rà soát kỹ các doanh nghiệp, dự án bất động sản, nhà ở, người có nhu cầu mua nhà ở để đánh giá tổng thể tình trạng thiếu vốn và đề xuất các giải pháp xử lý hiệu quả, phù hợp, khả thi; cắt giảm các thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ, tăng nguồn cung cho thị trường.

c) Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2022.

d) Tập trung hoàn thành xây dựng Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản; kết nối, chia sẻ dữ liệu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã cấp trước năm 2009; kết nối, chia sẻ dữ liệu về thiết kế, mua bán, nghiệm thu của các dự án nhà ở; kết nối, chia sẻ dữ liệu số nhà và giấy phép xây dựng công trình, nhà ở.

8. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

a) Đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình giao thông trọng điểm, bảo đảm khởi công Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, khởi công Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong tháng 12 năm 2022.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn công tác vận chuyển hành khách, hàng hóa dịp cuối 2022 và Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, bảo đảm thuận lợi, an toàn cho người dân.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

a) Theo dõi sát diễn biến thời tiết, chủ động dự báo, cảnh báo các hiện tượng thời tiết bất thường, góp phần phòng, chống, giảm nhẹ, kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai.

b) Khẩn trương triển khai nhiệm vụ đã được giao tại điểm b và c khoản 8 Mục I của Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2022 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2022 về nghiên cứu, bổ sung nội dung quy định việc giao đất cho nhà đầu tư trong trường hợp chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư năm 2020 vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2013; thúc đẩy đàm phán Tuyên bố chính trị về thiết lập quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng” giữa Việt Nam với các nước G7 và các đối tác phát triển. Nghiên cứu, đề xuất thành lập Tổ công tác liên ngành để xây dựng kế hoạch thực hiện Tuyên bố chuyển đổi năng lượng công bằng theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c) Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ 2021 - 2025, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai; báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiến trình lập kế hoạch sử dụng đất của các địa phương trước ngày 20 tháng 12 năm 2022.

d) Tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), hoàn thiện hồ sơ dự án Luật; chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan thực hiện lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật theo Kế hoạch số 329/KH-UBTVQH15 ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan: Xây dựng, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Công an, Văn phòng Chính phủ và cơ quan liên quan nghiên cứu, có giải pháp làm giàu, làm sạch dữ liệu về đất đai, nhà ở trong Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở, giao dịch bất động sản, cơ sở y tế... và giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp có liên quan đến đất đai, nhà ở, hoàn thành trong tháng 12 năm 2022.

10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo... đón Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 bảo đảm an toàn, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh.

b) Chỉ đạo, hướndẫn các địa phương khuyến khích doanh nghiệp có các biện pháp thiết thực quan tâm chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023; thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng cuối năm cho người lao động, có biện pháp động viên người lao động sau Tết sớm trở lại làm việc, nắm bắt tình hình về nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn để có phương án tổ chức kết nối cung - cầu lao động, hạn chế tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết; hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn được vui đón Tết; hạn chế phát sinh tranh chấp lao động và đình công trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

c) Theo dõi, nắm bắt tình hình cắt giảm lao động ở các doanh nghiệp gặp khó khăn, nhất là vào dịp năm mới 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động theo đúng quy định. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các địa phương có liên quan rà soát danh sách người lao động bị mất, giảm việc làm trên cơ sở đồng bộ dữ liệu quốc gia về dân cư, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung để khẩn trương triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ.

d) Khẩn trương cập nhật, hoàn thiện Hệ thống dịch vụ công kết nối với Phần mềm dịch vụ công liên thông, cơ sở dữ liệu an sinh xã hội để thực hiện nhóm dịch vụ công đăng ký khai tử cho đối tượng là người có công, bảo trợ xã hội; hoàn thành việc tổng hợp dữ liệu của các đối tượng liên quan trong tháng 12 năm 2022 để đồng bộ làm sạch với dữ liệu dân cư.

11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thúc đẩy các hoạt động xúc tiến du lịch; phát triển các sản phẩm du lịch mới; chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan nghiên cứu, sửa đổi các quy định để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thu hút khách du lịch quốc tế; tập trung tổ chức thành công Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022.

12. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

a) Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển thị trường khoa học và công nghệ để tăng năng suất lao động; lựa chọn đầu tư có trọnđiểm một số lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh để từng bước tiếp cận trình độ khu vực, quốc tế.

b) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả phối hợp cùng Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) và các cơ quan liên quan xây dựng và thử nghiệm bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2022; đề xuất phương án triển khai chính thức từ năm 2023.

13. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

a) Tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch COVID-19, sự xuất hiện của các biến chủng mới, có phương án ứng phó hiệu quả với dịch COVID-19 tronmọi tình huống; chủ động các biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời dịch sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác. Tăng cường chỉ đạo công tác tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Xử lý dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế.

b) Khẩn trương đánh giá chủ trương, chính sách về tự chủ bệnh viện, việc thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo thẩm quyền trong tháng 12 năm 2022.

c) Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh toàn quốc kết nối, chia sẻ Giấy chứng sinh điện tử, Giấy báo tử điện tử với Phần mềm dịch vụ công liên thông tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện nhóm dịch vụ công đăng ký khai sinh.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thống nhất mô hình kết nối, chia sẻ dữ liệu khám sức khỏe lái xe của các cơ sở y tế có đủ điều kiện phục vụ cấp đi, cấp lại giấy phép lái xe trực tuyến; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế triển khai thực hiện.

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tích cực thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông mới; phối hợp với các bộ, cơ quan có giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, sức khỏe học đường tại các trường học; thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục và đào tạo đạt mục tiêu đề ra và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ điều chỉnh chế độ lương, phụ cấp cho giáo viên.

15. Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, cơ quan khẩn trương hoàn thành các dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; sớm trình Chính phủ xem xét, ban hành.

16. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật; chủ động, tích cực đôn đốc, phối hợp với các bộ, cơ quan hoàn thiện các dự án luật, đề nghị xây dựng luật, kịp thời báo cáo Chính phủ thông qua để báo cáo Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

17. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2030; tổ chức quán triệt, thi hành Luật Thanh tra năm 2022, sớm hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Thanh tra, bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ.

18. Bộ Quốc phòng chủ động các kế hoạch, phương án bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ; chỉ đạo các lực lượng chức năng tích cực tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; chỉ đạo Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển tăng cường tuần tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ biên giới đất liền, vùng biển, chống buôn lậu, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ.

19. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

a) Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước. Bảo đảm an ninh trên các địa bàn trọng điểm, trên các lĩnh vực, nhất là an ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư; nắm chắc tình hình, chủ động triển khai các biện pháp xử lý kịp thời những tiềm ẩn phức tạp về an ninh, trật tự, nhất là liên quan đến các hoạt động tụ tập đông người do ảnh hưởng của các vụ án, vụ việc kinh tế.

b) Tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ, bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tập trung trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao, lừa đảo qua mạng, các loại hình tội phạm mới; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án trọng điểm; làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi tung tin xấu, độc, sai sự thật; triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

c) Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến trước khi Chính phủ ban hành.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và các bộ, cơ quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định trong Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về thủ tục, thời gian, số lần, số ngày lưu trú tại Việt Nam để thu hút khách du lịch quốc tế

20. Bộ Ngoại giao chuẩn bị chu đáo, an toàn, hiệu quả các hoạt động đối ngoại cấp cao; tiếp tục đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, tăng cường đan xen lợi ích và tin cậy chính trị. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030; triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế và ngoại giao kinh tế, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

21. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

a) Hoàn thiện đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số, trình Chính phủ cho ý kiến để bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện, đánh giá về thành phần công nghệ thông tin thiết yếu và tiêu chuẩn, định mức để kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

b) Chỉ đạo các cơ quan báo chí, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan, địa phương tăng cường thông tin tuyên truyền về các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là những kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội, thúc đẩy truyền thông chính sách tập trung vào những vấn đề được Chính phủ chỉ đạo tháo g, giải quyết thời gian qua; công tác kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt, củng cố hình ảnh Việt Nam là điểm đến an toàn, thu hút đầu tư...; nêu bật quyết tâm, nỗ lực của Đảng, Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương, sự tham gia của người dân, doanh nghiệp; kịp thời phản ánh những vấn đề bộc lộ từ thực tiễn, hạn chế tối đa các thông tin chưa được kiểm chứng, một chiều, gây hoang mang dư luận; tiếp tục phản bác kịp thời các thông tin sai trái, gây kích động.

22. Văn phòng Chính phủ đầu mối chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, hỗ trợ xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thí điểm Phần mềm dịch vụ công liên thông; tổ chức sơ kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2022, trước khi nhân rộng trên toàn quốc từ tháng 01 năm 2023.

23. Ủy ban Dân tộc khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo kết luận số 343/TB-VPCP ngày 01 tháng 11 năm 2022 về xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 25 tháng 12 năm 2022.

24. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương hoàn thiện phương án cơ cấu lại đối với 04/12 dự án còn lại. Tập trung xử lý các doanh nghiệp, dự án hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả thuộc phạm vi quản lý. Chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước trực thuộc chủ động nghiên cứu đầu tư những dự án lớn, có tính lan tỏa để đóng góp hơn nữa vào phát triển kinh tế, nâng cao vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước. Khẩn trương phê duyệt và trình phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021 - 2025.

25. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp để hoàn thành tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế được giao năm 2022; phối hợp với các bộ, cơ quan triển khai hiệu quả của các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhất là chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, hỗ trợ an sinh xã hội.

II. Về các giải pháp phục vụ triển khai quy định của Luật Cư trú năm 2020 về Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy hết giá trị sử dụng sau ngày 31 tháng 12 năm 2022

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ bảo đảm thực hiện quy định của Luật Cư trú năm 2020 về việc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy hết giá trị sử dụng sau ngày 31 tháng 12 năm 2022. Trong đó, đẩy mạnh triển khai các phương thức ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước công dân và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

2. Tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử và tài khoản định danh điện tử khi thực hiện các giao dịch (quy định tại Điều 20 Luật Căn cước công dân, khoản 5 Điều 13 Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử); các giải pháp thay thế sổ hộ khẩu khi giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự...

3. Hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 121/NQ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2022, Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2022:

a) Khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung thay thế Thông tư thuộc thẩm quyền ban hành có yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩusổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú trong thực hiện thủ tục hành chính để phù hợp với quy định của Luật Cư trú năm 2020.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng triển khai nhất quán, đồng bộ, hiệu quả các phương thức ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân thay thế sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy trong giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

c) Triển khai đồng bộ giải pháp hoàn thành hạ tầng kỹ thuật kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu về dân cư theo quy định tại Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày 04 tháng 11 năm 2022 của Bộ Công an.

d) Khẩn trương số hóa dữ liệu, tạo lập cơ sở dữ liệu dùng chung bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, bảo mật thông tin trước khi kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

III. Về dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023

1. Các Bộ, cơ quan bám sát các kết luận, nghị quyết của Trung ương, Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và các kết luận, nghị quyết, chỉ đạo liên quan của cấp có thẩm quyền, tình hình thực tế và yêu cầu chỉ đạo, điều hành để tiếp tục góp ý trực tiếp đối với dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, trong đó xác định rõ chủ đề, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, làm rõ các chỉ tiêu cụ thể thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đề án cụ thể phải thực hiện trong năm 2023 nhằm khắc phục nhũng tồn tại, hạn chế từ trước, chú trọng giải quyết các công việc tồn đọng, xử lý hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên và các nhiệm vụ đột xuất gắn với tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ, chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, khẩn trương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến tại Phiên họp và ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan tại khoản 1 nêu trên; tiếp tục hoàn thiện, lấy ý kiến của các bộ, cơ quan, địa phương, trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi hoàn thiện, báo cáo tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội Khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Nghị quyết này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan 
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các 
tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của 
Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTC
N, các PCN; Trợ lý, Thư ký TTg, PTTg,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo,
TGĐ Cổng TTĐTCP;
- Lưu: Văn thư, TH (3b)

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Bình Minh

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi