Quyết định 74/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ Kế toán áp dụng cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 74/2007/QĐ-BTC

Quyết định 74/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ Kế toán áp dụng cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chínhSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:74/2007/QĐ-BTCNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:
Ngày ban hành:21/08/2007Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 74/2007/QĐ-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

Số: 74/2007/QĐ-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------

Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM

----------

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán,

                                                     QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chế độ Kế toán áp dụng cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, bao gồm 4 phần:
Phần thứ nhất: Hệ thống tài khoản kế toán;
Phần thứ hai: Hệ thống báo cáo tài chính;
Phần thứ ba: Chế độ chứng từ kế toán;
Phần thứ tư: Chế độ sổ kế toán
Các Quỹ khác có nội dung và nguyên tắc hoạt động tương tự như Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam có thể vận dụng Chế độ Kế toán này một cách phù hợp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam khoá sổ kế toán để tính chuyển số dư từ tài khoản cũ sang số dư tài khoản mới theo Chế độ Kế toán áp dụng cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam ban hành theo Quyết định này trong niên độ kế toán năm 2007. Những quy định khác về kế toán không quy định trong Quyết định này được thực hiện theo Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Giám đốc Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);   
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBND, Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh,
 TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam;
- Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam;            
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính);
- Lưu VT (2 bản), Vụ CĐKT &KT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tá

 

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN

ÁP DỤNG CHO QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM 

(Ban hành kèm theo Quyết định số 74/2007/QĐ-BTC ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

PHẦN THỨ NHẤT

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

I . QUY ĐỊNH CHUNG

1. Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.

Hệ thống tài khoản kế toán Quỹ bao gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo qui định trong chế độ này.

2. Quỹ căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán qui định trong Chế độ kế toán Quỹ, tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của Quỹ và phù hợp với nội dung kết cấu, phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.                                   

3. Trường hợp Quỹ cần bổ sung thêm tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi Tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, kí hiệu, nội dung và phưong pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

4. Quỹ có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán Quỹ đã qui định trong quyết định này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của Quỹ mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

 

II.  DANH MỤC TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Số

TT

SỐ HIỆU TK

TÊN TÀI KHOẢN

GHI CHÚ

CẤP 1

CẤP 2

 

CẤP 3

 

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

LOẠI TK 1

  TÀI SẢN NGẮN HẠN

 

 

 

 

 

 

 

1

111

 

 

Tiền mặt

 

 

 

1111

 

Tiền Việt Nam

 

 

 

1112

 

Ngoại tệ

 

 

 

 

 

 

 

2

112

 

 

Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Chi tiết theo

 

 

1121

 

Tiền Việt Nam

từng NH, KB

 

 

1122

 

Ngoại tệ

 

3

113

 

 

Tiền đang chuyển

 

 

 

1131

 

Tiền Việt Nam

 

 

 

1132

 

Ngoại tệ

 

4

121

 

 

Đầu tư tài chính ngắn hạn

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

5

131

 

 

Phải thu của khách hàng

 

 

 

1311

 

Phải thu lãi đầu tư trái phiếu

 

 

 

1312

 

Phải thu lãi cho vay

 

 

 

 

13121

Phải thu lãi gốc

 

 

 

 

13122

Phải thu lãi  phạt quá hạn

 

 

 

1313

 

Phải thu lãi tiền gửi

 

 

 

1318

 

Phải thu khác của khách hàng

 

6

132

 

 

Phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

7

133

 

 

Thuế GTGT được khấu trừ

 

 

 

1331

 

Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ

 

 

 

1332

 

Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

 

8

136

 

 

Phải thu nội bộ

 

 

 

1361

 

Vốn hoạt động ở chi nhánh, văn phòng

 

 

 

1362

 

Phải thu các khoản cấp cho chi nhánh về chi hoạt động

 

 

 

1368

 

Phải thu nội bộ khác

 

9

138

 

 

Phải thu khác

 

 

 

1381

 

Tài sản thiếu chờ xử lý

 

 

 

1388

 

Phải thu khác

 

 

 

 

 

 

 

10

139

 

 

Dự phòng phải thu khó đòi

 

11

141

 

 

Tạm ứng

 

12

142

 

 

Chi phí trả trước ngắn  hạn

 

13

152

 

 

Vật liệu

 

14

153

 

 

Công cụ, dụng cụ

 

15

161

 

 

Chi sự nghiệp

 

 

 

1611

 

Chi sự nghiệp năm trước

 

 

 

1612

 

Chi sự nghiệp năm nay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 2

TÀI SẢN DÀI HẠN

 

 

 

 

 

 

 

16

211

 

 

Tài sản cố định hữu hình

 

 

 

2111

 

Nhà cửa, vật kiến trúc

 

 

 

2112

 

Máy móc, thiết bị

 

 

 

2113

 

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

 

 

 

2114

 

Phương tiện dụng cụ quản lý

 

 

 

2118

 

Tài sản cố định khác

 

17

212

 

 

Tài sản cố định thuê tài chính

 

18

213

 

 

Tài sản cố định vô hình

 

 

 

2131

 

Quyền sử dụng đất

 

 

 

2133

 

Bản quyền, bằng sáng chế

 

 

 

2135

 

Phần mềm máy vi tính

 

 

 

2136

 

Giấy phép và giấy phép nhượng quyền

 

 

 

2138

 

TSCĐ vô hình khác

 

19

214

 

 

Hao mòn TSCĐ

 

 

 

2141

 

Hao mòn TSCĐ hữu hình

 

 

 

2142

 

Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

 

 

 

2143

 

Hao mòn TSCĐ vô hình

 

20

241

 

 

Xây dựng cơ bản dở dang

 

 

 

2411

 

Mua sắm TSCĐ

 

 

 

2412

 

Xây dựng cơ bản

 

 

 

2413

 

Sửa chữa lớn TSCĐ

 

 

 

 

 

 

 

21

242

 

 

Chi phí trả trước dài hạn

 

22

244

 

 

Ký quỹ, ký cược dài hạn

 

23

251

 

 

Cho vay ph¸t triÓn h¹ tÇng viÔn th«ng

 

 

 

2511

 

Cho vay trung hạn

 

 

 

 

25111

Nợ đủ tiêu chuẩn   

 

 

 

 

25112

Nợ dưới tiêu chuẩn

 

 

 

 

25113

Nợ nghi ngờ

 

 

 

 

25114

Nợ có khả năng mất vốn

 

 

 

2512

 

Cho vay  dài hạn

 

 

 

 

25121

Nợ đủ tiêu chuẩn

 

 

 

 

25122

Nợ dưới tiêu chuẩn

 

 

 

 

25123

Nợ nghi ngờ

 

 

 

 

25124

Nợ có khả năng mất vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 3

NỢ PHẢI TRẢ

 

24

311

 

 

Vay ngắn hạn

 

25

315

 

 

Nợ dài hạn đến hạn trả

 

26

331

 

 

Phải trả cho người bán

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

27

332

 

 

Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

 

28

333

 

 

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

 

 

 

3331

 

Thuế giá trị gia tăng phải nộp

 

 

 

 

33311

Thuế GTGT đầu ra

 

 

 

 

33312

Thuế GTGT hàng nhập khẩu

 

 

 

3332

 

Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

3333

 

Thuế xuất, nhập khẩu

 

 

 

3334

 

Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

3335

 

Thuế thu nhập cá nhân

 

 

 

3336

 

Thuế tài nguyên

 

 

 

3337

 

Thuế nhà đất, tiền thuê đất

 

 

 

3338

 

Các loại thuế khác

 

 

 

3339

 

Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

 

29

334

 

 

Phải trả người lao động

 

 

 

3341

 

Phải trả công nhân viên

 

 

 

3348

 

Phải trả người lao động khác

 

30

335

 

 

Chi phí phải trả

 

31

336

 

 

Phải trả nội bộ

 

 

 

3362

 

Phải trả nội bộ về nguồn chi hoạt động

 

 

 

3368

 

Phải trả nội bộ khác

 

32

338

 

 

Phải trả, phải nộp khác

 

 

 

3381

 

Tài sản thừa chờ giải quyết

 

 

 

3382

 

Kinh phí công đoàn

 

 

 

3383

 

Bảo hiểm xã hội

 

 

 

3384

 

Bảo hiểm y tế

 

 

 

3386

 

Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn

 

 

 

3387

 

Doanh thu chưa thực hiện

 

 

 

3388

 

Phải trả, phải nộp khác

 

33

341

 

 

Vay dài hạn

 

34

342

 

 

Nợ dài hạn

 

35

344

 

 

Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

 

36

351

 

 

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

 

37

352

 

 

Dự phòng phải trả

 

38

353

 

 

Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

 

 

 

3531

 

Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông phổ cập

 

 

 

3532

 

Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông bắt buộc

 

39

359

 

 

Quỹ dự phòng rủi ro cho vay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 4

NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

 

 

 

 

 

 

 

40

411

 

 

Nguồn vốn hoạt động

 

 

 

4111

 

Vốn ngân sách Nhà nước cấp

 

 

 

4112

 

Vốn đóng góp của DN viễn thông

 

 

 

4118

 

Vốn khác

 

41

412

 

 

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

 

42

413

 

 

Chệch lệch tỷ giá hối đoái

 

43

414

 

 

Quỹ đầu tư phát triển

 

44

421

 

 

Kết quả hoạt động chưa phân phối

 

 

 

4211

 

Kết quả hoạt động chưa phân phối năm trước

 

 

 

4212

 

Kết quả hoạt động chưa phân phối năm nay

 

45

431

 

 

Quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

 

 

4311

 

Quỹ khen thưởng

 

 

 

4312

 

Quỹ phúc lợi

 

 

 

4313

 

Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

 

46

441

 

 

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

 

47

461

 

 

Nguồn kinh phí sự nghiệp

 

 

 

4611

 

Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước

 

 

 

4612

 

Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay

 

48

466

 

 

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 5

THU NHẬP HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

 

 

 

 

 

 

 

49

511

 

 

Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

5111

 

Thu lãi từ các khoản cho vay

 

 

 

5112

 

Thu lãi tiền gửi

 

 

 

5113

 

Thu lãi đầu tư tài chính

 

 

 

5118

 

Thu khác về hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 6

CHI PHÍ

 

 

 

 

 

 

 

50

631

 

 

Chi phí hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

6311

 

Chi dịch vụ thanh toán

 

 

 

6312

 

Chi phí uỷ thác

 

 

 

6316

 

Chi phí dự phòng rủi ro cho vay

 

 

 

6318

 

Chi khác cho hoạt động nghiệp vụ

 

51

642

 

 

Chi phí quản lý

 

 

 

6421

 

Chi phí nhân viên

 

 

 

6422

 

Chi phí vật liệu công cụ, dụng cụ quản lý

 

 

 

6423

 

Chi phí nhiên liệu

 

 

 

6424

 

Chi phí khấu hao TSCĐ

 

 

 

6425

 

Chi phí tuyên truyền, họp báo

 

 

 

6426

 

Chi phí dự phòng

 

 

 

6427

 

Chi phí dịch vụ mua ngoài

 

 

 

6428

 

Chi phí khác bằng tiền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 7

THU NHẬP KHÁC

 

 

 

 

 

 

 

52

711

 

 

Thu nhập khác

 

 

 

7111

 

Thu nhập nhượng bán, thanh lý TSCĐ

 

 

 

7112

 

Thu bảo hiểm về đền bù tổn thất tài sản

 

 

 

7113

 

Thu nợ phải thu khó đòi đã xử lý

 

 

 

7115

 

Thu chênh lệch tài sản thế chấp

 

 

 

7116

 

Thu phạt

 

 

 

7118

 

Thu nhập khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 8

CHI PHÍ KHÁC

 

 

 

 

 

 

 

53

811

 

 

Chi phí khác

 

 

 

8111

 

Chi phí thanh lý TSCĐ

 

 

 

8112

 

Tổn thất tài sản có bảo hiểm

 

 

 

8115

 

Chi chênh lệch tài sản thế chấp

 

 

 

8116

 

Chi trả phạt

 

 

 

8118

 

Chi phí khác

 

54

821

 

 

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 9

XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

 

55

911

 

 

Xác định kết quả hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 0

TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

 

1

001

 

 

Tài sản cố định thuê ngoài

 

2

002

 

 

Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ

 

3

003

 

 

Hàng hoá nhận ký gửi, ký cược

 

4

004

 

 

Nợ khó đòi đã xử lý

 

5

005

 

 

Mức vốn cấp hỗ trợ

 

6

006

 

 

Mức vốn cho vay

 

7

007

 

 

Ngoại tệ các loại

 

8

008

 

 

Dự toán chi sự nghiệp, dự án

 

nhayDanh mục Hệ thống Tài khoản kế toán áp dụng cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được sửa đổi, bổ sung bởi quy định tại Điều 2 và Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 174/2010/TT-BTCnhay
nhayNội dung Kế toán chuyển nhóm nợ cho vay được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 174/2010/TT-BTC.nhay
nhayNội dung TK 259 – “Dự phòng rủi ro cho vay” không thay đổi so với TK 359 – “Quỹ dự phòng rủi ro cho vay” theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 174/2010/TT-BTC.nhay

III- GIẢI THÍCH NỘI DUNG, KẾT CẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

nhayTài khoản 315 - “Nợ dài hạn đến hạn trả” bị bãi bỏ bởi quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 174/2010/TT-BTC. Do vậy những nội dung viện dẫn đến Tài khoản 315 trong Quyết định này không còn được áp dụng.nhay

LOẠI TÀI KHOẢN 1

TÀI SẢN NGẮN HẠN

 

            Loại tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng, giảm tài sản ngắn hạn của Quỹ.

 

            Tài sản ngắn hạn của Quỹ là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của Quỹ, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một năm. Tài sản ngắn hạn của Quỹ có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hóa), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu.

 

            Tài sản ngắn hạn của Quỹ bao gồm: Vốn bằng tiền; Hàng tồn kho; Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu của khách hàng, phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông; và các tài sản ngắn hạn khác.

Thuộc loại tài khoản này còn bao gồm khoản chi sự nghiệp.

 

                                    Hạch toán kế toán tài sản ngắn hạn cần lưu ý:

           

1. Kế toán các loại tài sản thuộc tài sản ngắn hạn phải tuân thủ các nguyên tắc đánh giá giá trị quy định cho từng loại tài sản: Vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, các khoản tạm ứng, hàng tồn kho,…

 

            2. Đối với các loại tài sản ngắn hạn thuộc nhóm đầu tư tài chính ngắn hạn, các tài khoản nợ phải thu được đánh giá và phản ánh giá trị trên các tài khoản kế toán theo giá gốc. Cuối niên độ kế toán, đối với các khoản phải thu đã được phân loại là khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được thì được lập dự phòng phải thu khó đòi.

            Khoản dự phòng phải thu khó đòi không được ghi trực tiếp vào các tài sản ngắn hạn mà phải phản ánh trên một tài khoản riêng (Tài khoản dự phòng) và được ghi chép, xử lý theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.

           

            Tài khoản dự phòng phải thu khó đòi được sử dụng để điều chỉnh giá trị ghi sổ kế toán của các khoản phải thu nhằm xác định được giá trị thuần có thể thực hiện được của các khoản phải thu trên Bảng Cân đối kế toán.

 

            Loại tài khoản Tài sản ngắn hạn có 15 tài khoản, chia thành 6 nhóm:

Nhóm Tài khoản 11 – Vốn bằng tiền, có 3 tài khoản:

- Tài khoản 111 - Tiền mặt;

- Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc;

- Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển;

Nhóm Tài khoản 12 - Đầu tư tài chính ngắn hạn, có 1 tài khoản:

- Tài khoản 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn;

Nhóm Tài khoản 13 -  Các khoản phải thu, có 6 tài khoản:

- Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng;

- Tài khoản 132 - Phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông;

- Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ;

- Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ;

- Tài khoản 138 – Phải thu khác;

- Tài khoản 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.

Nhóm Tài khoản 14 – Ứng trước, có 2 tài khoản:

- Tài khoản 141 – Tạm ứng;

- Tài khoản 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn;

Nhóm Tài khoản 15 – Hàng tồn kho, có 2 tài khoản:

- Tài khoản 152 – Vật liệu;

- Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ;

             Nhóm Tài khoản 16 – Chi sự nghiệp, có 1 tài khoản:

- Tài khoản 161 – Chi sự nghiệp.

NHÓM TÀI KHOẢN 11

VỐN BẰNG TIỀN

 

            Các tài khoản vốn bằng tiền dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại vốn bằng tiền của Quỹ, gồm: Tiền mặt tại quỹ tiền mặt, tiền gửi ở các Ngân hàng, Kho bạc và các khoản tiền đang chuyển.

 

HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

            1. Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác.

2. Trường hợp Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào Ngân hàng, Kho bạc phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (Tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh) để ghi sổ kế toán.

            Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt, gửi vào Ngân hàng hoặc thanh toán công nợ bằng ngoại tệ thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên Có các TK 1112, 1122 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 hoặc TK 1122 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền, Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá  thực tế đích danh (như một loại hàng hóa đặc biệt).

            Nhóm Tài khoản Vốn bằng tiền có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, đồng thời phải hạch toán chi tiết ngoại tệ theo nguyên tệ. Nếu có chênh lệch tỷ giá hối đoái thì phản ánh số chênh lệch  này trên các TK 511, TK 631 hoặc phản ánh vào TK 413 (Nếu phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB - giai đoạn trước hoạt động). Số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ở thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Ngoại tệ được kế toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

Nhóm tài khoản 11 – Vốn bằng tiền, có 3 tài khoản:

- Tài khoản 111 – Tiền mặt;

- Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng; Kho bạc

- Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển.
 

TÀI KHOẢN 111

TIỀN MẶT

 

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt tại Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ.
 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của Quỹ) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”.

2. Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại Quỹ được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của Quỹ.

3. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.

4. Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.

5. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.

6. Trường hợp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.

Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên Có TK 1112 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh (như một loại hàng hoá đặc biệt).

Tiền mặt bằng ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại” (TK ngoài Bảng Cân đối kế toán).

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 111 – TIỀN MẶT

 

Bên Nợ:

-  Các khoản tiền mặt, ngoại tệ nhập quỹ;

-  Số tiền mặt, ngoại tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ).

Bên Có:

-  Các khoản tiền mặt, ngoại tệ xuất quỹ;

-  Số tiền mặt, ngoại tệ thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;

-  Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ).

Số dư bên Nợ:

Các khoản tiền mặt, ngoại tệ còn tồn quỹ tiền mặt.

Tài khoản 111 – Tiền mặt, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.

- Tài khoản 1112 – Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt; vay dài hạn, ngắn hạn, vay khác bằng tiền mặt (Tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ), ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc; (1121, 1122)

Có các TK 311, 341,...

2. Khi thu tiền đóng góp của các DN viễn thông bằng tiền mặt phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

                        Có TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển;

          3. Khi thu được các khoản phải thu tiền đóng góp của các DNVT bằng tiền mặt,  ghi:

              Nợ TK 111 - Tiền mặt

                          Có TK 132 - Phải thu đóng góp của DNVT;

           4. Khi phát sinh các khoản thu nhập hoạt động nghiệp vụ bằng tiền mặt, ghi:

               Nợ TK 111 - Tiền mặt

                         Có TK 511 – Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ;

           5. Khi phát sinh các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ (như: Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ,...) bằng tiền mặt nhập quỹ, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt (Tổng giá thanh toán)

Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 711- Thu nhập khác (Giá chưa có thuế GTGT);

6. Thu hồi các khoản nợ phải thu và nhập quỹ tiền mặt của Quỹ, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)

  Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

  Có TK 136 - Phải thu nội bộ

Có TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có TK 141 - Tạm ứng;

7. Thu hồi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản  ký cược, ký quỹ, nhập quỹ tiền mặt, ghi:

            Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)

Có TK 121 - Đầu tư  tài chính ngắn hạn

Có TK 138 - Phải thu khác,

Có TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn;

8. Nhận khoản ký quỹ, ký cược của các đơn vị khác bằng tiền mặt, ngoại tệ, ghi:

            Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)

                      Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3386)

                      Có TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

9. Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381).

10. Khi nhận được vốn hoạt động, vốn đầu tư XDCB do Ngân sách Nhà nước cấp bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 411 – Nguồn vốn hoạt động;

Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

11. Khi thu hồi các khoản tạm ứng bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

         Có TK 141 - Tạm ứng;

12. Khi thu hồi các khoản cho vay phát triển hạ tầng viễn thông bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

         Có TK 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông.

13. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 111 – Tiền mặt.

14. Xuất quỹ tiền mặt mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu, tín phiếu ngắn hạn, ghi:

Nợ TK 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn

             Có TK 111 - Tiền mặt.

            15. Xuất quỹ tiền mặt đem đi ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn

            Có TK 111 – Tiền mặt

16. Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ đưa ngay vào sử dụng:

- Trường hợp mua TSCĐ về sử dụng cho đơn vị, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có).

Có TK 111 - Tiền mặt.

            - Nếu TSCĐ mua sắm bằng Quỹ Đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư XDCB kế toán ghi tăng nguồn vốn hoạt động, ghi:

            Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

            Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB;

 Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động.

            17. Xuất quỹ tiền mặt chi cho hoạt động đầu tư XDCB, chi sửa chữa lớn TSCĐ hoặc mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt để dùng vào hoạt động của Quỹ, ghi:

   Nợ TK 241 - XDCB dở dang

   Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có).

Có TK 111 - Tiền mặt.

18. Xuất quỹ tiền mặt mua vật liệu, công cụ, dụng cụ về nhập kho để dùng cho hoạt động, ĐTXDCB của Quỹ (Theo phương pháp kê khai thường xuyên), ghi:

   Nợ TK 152 - Vật liệu;

   Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ;

   Nợ TK 133 - - Thuế GTGT được khấu trừ  (nếu có).

     Có TK 111 - Tiền mặt.

19. Chi tiền mặt cấp cho các DN viễn thông là đối tượng được hỗ trợ, ghi:

   Nợ TK 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

                Có TK 111 - Tiền mặt

            20. Khi chi tiền mặt cho các Doanh nghiệp viễn thông vay vốn theo kế hoạch đã được duyệt, ghi:

   Nợ TK 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

                Có TK 111 - Tiền mặt.  

           21. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả, ghi:

            Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn

            Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả

            Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

            Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

            Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

            Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ

            Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

     Có TK 111 - Tiền mặt.

            22. Khi mua vật liệu sử dụng ngay cho hoạt động nghiệp vụ, quản lý, hoạt động XDCB của Quỹ bằng tiền mặt phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ các TK 631, 642, 241

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ  (nếu có)

Có TK 111 - Tiền mặt.

            23. Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:

            Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)

                    Có TK 111 – Tiền mặt.

            24. Chi tiền mua BHXH, BHYT, nộp kinh phí công đoàn và các khoản khác, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383)

         Có TK 111 - Tiền mặt.

 

            25. Khi phát sinh các khoản chi tiền điện, tiền nước, chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền mặt dùng cho quản lý, chi đầu tư XDCB, chi hoạt động khác, ghi:

Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang;

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý;

Nợ TK 811 - Chi hoạt động khác

           Có TK 111 - Tiền mặt

        

            26. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản ngoại tệ là tiền mặt khi đánh giá lại cuối năm

            Ở thời điểm cuối năm tài chính, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích phải đánh giá lại số dư TK 111 “Tiền mặt” có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính (Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính), có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái (lãi hoặc lỗ).

            - Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (1112)

                        Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

            - Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

            Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

                        Có TK 111 - Tiền mặt (1112).

 

TÀI KHOẢN 112

TIỀN GỬI NGÂN HÀNG, KHO BẠC

 

            Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

            1. Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng, Kho bạc kèm theo các chứng từ gốc (Uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…).

                  

2. Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng, Kho bạc gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của Quỹ, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng, Kho bạc thì Quỹ phải thông báo cho Ngân hàng, Kho bạc để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng, Kho bạc trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (Nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng, Kho bạc) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (Nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng, Kho bạc). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.

           

3. Các chi nhánh không tổ chức kế toán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại).

 

            4. Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng, Kho bạc để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

 

            5. Trường hợp gửi tiền vào Ngân hàng, Kho bạc bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh (Sau đây gọi tắt là tỷ giá giao dịch BQLNH). Trường hợp mua ngoại tệ gửi vào Ngân hàng, Kho bạc được phản ánh theo tỷ giá mua thực tế phải trả.

            Trường hợp rút tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán TK 1122 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh.

 

            6. Trong trường hợp có các hoạt động nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền gửi ngoại tệ, nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái thì các khoản chênh lệch này được hạch toán vào bên Có TK 511 “Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ” (Lãi tỷ giá) hoặc vào bên Nợ TK 631  “Chi phí hoạt động nghiệp vụ” (Lỗ tỷ giá).

 

            7. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái thì các khoản chênh lệch tỷ giá liên quan đến tiền gửi ngoại tệ này được hạch toán vào TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (4132).

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 112 – TIỀN GỬI NGÂN HÀNG, KHO BẠC

 

            Bên Nợ:

            - Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ gửi vào Ngân hàng, Kho bạc

            - Chênh lệch  tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ.

           

Bên Có:

            - Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ rút ra từ Ngân hàng, Kho bạc

            - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ.

           

Số dư bên Nợ:

            Số tiền Việt Nam, ngoại tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng, Kho bạc

           

Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng,Kho bạc  có 2 tài khoản cấp 2:

            - Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng, Kho bạc bằng Đồng Việt Nam.

- Tài khoản 1122 – Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng, Kho bạc bằng ngoại tệ các  loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

            1. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc ghi:

            Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

                        Có TK 111 – Tiền mặt.

 

            2. Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, Kho bạc về số tiền đang chuyển đã vào tài khoản của Quỹ, ghi:

            Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

                        Có TK 113 – Tiền đang chuyển.

 

            3. Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng, Kho bạc ghi:

            Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

                        Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

 

            4. Thu hồi các khoản tiền ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc ghi:

            Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

                        Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn.

 

5. Khi thu tiền đóng góp của các DN viễn thông phát sinh trong kì bằng tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

            Có  TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

           

            6. Khi thu các khoản phải thu tiền đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông bằng tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc ghi:

            Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

                        Có TK 132 – Phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông

 

            7. Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc ghi:

            Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

                        Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

                        Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388).

           

8. Thu hồi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bằng chuyển khoản, ghi:

            Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

                        Có TK 121 - Đầu tư Tài chính ngắn hạn (Giá vốn)

                        Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (lãi)

           

            9. Thu lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi cho vay, lãi đầu tư tài chính bằng tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc ghi:

            Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

                        Có TK 511 – Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ

 

            10. Rút tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc về nhập quỹ tiền mặt, ghi:

            Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

            11. Thu hoạt động khác bằng tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc ghi:

            Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp NN   ( Nếu có)

          12. Khi cho các Doanh nghiệp viễn thông vay từ tiền gửi ngân hàng, ghi:

            Nợ TK 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông.

                        Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng. Kho bạc

 

            13.  Chuyển tiền gửi Ngân hàng đi ký quỹ, ký cược dài hạn, ghi:

            Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cước dài hạn

                        Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

 

            14. Chuyển tiền gửi ngân hàng đi đầu tư tài chính ngắn hạn, ghi:

            Nợ  TK 121- Đầu tư tài chính ngắn hạn

                        Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

 

            15. Trả tiền mua vật tư, công cụ về dùng vào hoạt động của Quỹ bằng chuyển khoản, ủy nhiệm chi hoặc séc, ghi:

            Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

            Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331- nếu có).

                        Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

 

            16. Trả tiền mua TSCĐ, chi phí đầu tư XDCB phục vụ cho hoạt động của  đơn vị khấu trừ bằng chuyển khoản, ghi:

            Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

Nợ TK 241 – XDCB dở dang

            Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - nếu có)

            Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

 

17. Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng chuyển khoản, ghi:

Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn

            Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả

            Nợ TK 331 -  Phải trả cho người bán

            Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

            Nợ TK 336 -  Phải trả nội bộ

            Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

            Nợ TK 341 - Vay dài hạn

            Nợ TK 342 - Nợ dài hạn,...

            Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

 

18. Thực hiện chi các quỹ doanh nghiệp bằng tiền gửi Ngân hàng, ghi:

            Nợ TK 414 Quỹ đầu tư phát triển

            Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

 

19. Khi cấp hỗ trợ cho các Doanh nghiệp viễn thông theo quy định bằng tiền gửi Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

            Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

 

 

20. Chi bằng tiền gửi Ngân hàng liên quan đến các khoản chi phí quản lý như chi phí vật liệu công cụ, dụng cụ quản lý, chi phí nhiên liệu, chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, ghi:

            Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

            Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331 - nếu có)

            Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

 

21. Kế toán đánh giá lại cuối năm các khoản tiền gửi ngoại tệ

           

Ở thời điểm cuối năm tài chính, Quỹ phải đánh giá lại các khoản tiền gửi ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính là tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. Quỹ phải hạch toán chi tiết khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ này của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) vào TK 413.

           

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

            Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1122)

                        Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

             - Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái ghi:

            Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

                        Có TK 112  - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1122).

 

TÀI KHOẢN 113

TIỀN ĐANG CHUYỂN

 

            Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của Quỹ đã nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện để chuyển cho Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có, trả cho đơn vị khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại Ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê của Ngân hàng.

            Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong các trường hợp sau:

- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng, Kho bạc;

- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác.

 
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 113 - TIỀN ĐANG CHUYỂN

 

          Bên Nợ:

- Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào Ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có;

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ.

 

Bên Có:

- Số kết chuyển vào Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc  hoặc tài khoản có liên quan;

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ.

 

Số dư bên Nợ:

            Các khoản tiền còn đang chuyển cuối kỳ.

Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1131 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển.

- Tài khoản 1132 - Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

            1. Thu tiền bán hàng, tiền nợ của khách hàng hoặc các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng (không qua quỹ) nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:

            Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)

                        Có TK 131   - Phải thu của khách hàng (Thu nợ của khách hàng)

                        Có TK 511   - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ

                        Có TK 711   - Thu nhập khác.

                      Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311 - Nếu có)

 

            2. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:

            Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)

                        Có TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112).

 

            3. Làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ở Ngân hàng để trả cho chủ nợ nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng, ghi:

            Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)

                        Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121, 1122).

 

            4. Ngân hàng báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào tài khoản tiền gửi của đơn vị, ghi:

            Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121, 1122)

                        Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132).

 

            5. Ngân hàng báo Nợ các khoản tiền đang chuyển đã chuyển cho người bán, người cung cấp dịch vụ, ghi:

            Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

                        Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132).

 

            6. Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, đánh giá lại số dư ngoại tệ trên Tài khoản 113 "Tiền đang chuyển":

- Nếu chênh lệch tỷ giá tăng, ghi:

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1132)

                        Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

            - Nếu chênh lệch tỷ giá giảm, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1132).               

TÀI KHOẢN 121

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

           

            Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại trái phiếu, tín phiếu có thời hạn thu hồi không quá một năm hoặc mua vào, bán ra chứng khoán để kiếm lời.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm:

Trái phiếu chính phủ;

- Tín phiếu Kho bạc.

Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

            1. Chứng khoán đầu tư ngắn hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng.

 

            2. Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích chỉ được phép đầu tư ngắn hạn vào trái phiếu Chính phủ từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi không có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước.

 

            3. Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng loại trái phiếu, tín phiếu Chính phủ mà Quỹ đang nắm giữ (Theo từng loại đối tác đầu tư; theo từng loại mệnh giá và giá mua thực tế).

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 121 - ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

 

            Bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng.

 

Bên Có: Giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm.

 

Số dư bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hiện còn.

 

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

           

            1. Khi mua chứng khoán đầu tư ngắn hạn, căn cứ vào chi phí thực tế mua (Giá mua cộng (+) Chi phí môi giới, giao dịch, chi phí thông tin, lệ phí, phí ngân hàng…), ghi:

            Nợ TK 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn

                        Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 141 - Tạm ứng.

            2. Định kỳ tính lãi và thu lãi tín phiếu, trái phiếu,

            2.1. Trường hợp nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu, tín phiếu (không mang tiền về đơn vị mà sử dụng tiền lãi mua ngay trái phiếu), ghi:

Nợ TK 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn

                        Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (5113).

            2.2. Trường hợp nhận lãi bằng tiền, ghi;

            Nợ các TK 111, 112,....

                        Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (5113).

            2.3. Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận vào thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ phần tiền lãi của các kỳ mà Quỹ mua khoản đầu tư này; Khoản tiền lãi dồn tích trước khi Quỹ mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó, ghi:

            Nợ các TK 111, 112,... (Tổng tiền lãi thu được)

                        Có TK 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn (Phần tiền lãi đầu tư dồn tích  trước khi Quỹ mua lại khoản đầu tư)

                        Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (Phần tiền lãi của các kỳ từ khi Quỹ mua khoản đầu tư này) (5113).

 

            3. Khi chuyển nhượng chứng khoán đầu tư ngắn hạn, căn cứ vào giá bán chứng khoán:

            3.1. Trường hợp có lãi, ghi:

            Nợ các TK 111, 112,... (Tổng giá thanh toán)

            Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

            Có TK 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn (Giá vốn)

Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (Chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá vốn) (5113).

            3.2. Trường hợp bị lỗ, ghi:

Nợ các TK 111, 112 hoặc 131 (Tổng giá thanh toán)

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá vốn TK 6318).

            Có TK 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn (Giá vốn).

            3.3. Các chi phí về bán Trái phiếu, tín phiếu ngắn hạn, ghi:

            Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ.

                        Có các TK 111, 112,...

 

4. Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán đầu tư ngắn hạn đã đáo hạn, ghi:

            Nợ các TK 111, 112 hoặc 131

                        Có TK 121 - Đầu tư Tài chính ngắn hạn (Giá vốn)

Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (5113).

Bổ sung

TÀI KHOẢN 131

PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG

 

 

            Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Quỹ với khách hàng về lãi đầu tư trái phiếu, phải thu lãi cho vay, phải thu lãi tiền gửi và các khoản phải thu khác của khách hàng.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Tài khoản này chỉ phản ánh các khoản phải thu khách hàng từ các giao dịch phát sinh có liên quan đến khách hàng mà chưa thu được tiền, tài khoản này không phản ánh các giao dịch phát sinh liên quan đến khách hàng mà đã thu được tiền ngay.

            2. Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, thời hạn phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán.

            Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với Quỹ về đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn, các DN viễn thông được hỗ trợ vay vốn, các khoản lãi tiền gửi ngân hàng của Quỹ và các khoản phải thu khác phục vụ cho hoạt động của Quỹ.

            3. Tài khoản này không phản ánh số phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông.

            4. Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.

           

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

 TÀI KHOẢN 131 - PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG

 

            Bên Nợ:

- Số tiền phải thu của khách hàng về lãi đầu tư trái phiếu, thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi, thu khác của khách hàng;

            - Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.

 

            Bên Có: Số tiền khách hàng đã trả nợ;

 

Số dư bên Nợ:Số tiền còn phải thu của khách hàng.

            Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn".

            Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng, có 4 tài khoản cấp 2:

            - TK 1311 - Phải thu lãi đầu tư trái phiếu: Phản ánh số lãi phải thu về đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Ngân hàng và tổ chức tín dụng.

- TK 1312 - Phải thu lãi cho vay: Phản ánh số lãi cho vay đã đến hạn thu chưa thu được. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản phải thu lãi cho vay cho từng đối tượng vay, thời gian nợ của khoản lãi cho vay. Tài khoản này phản ánh các khoản lãi gốc phải thu và tiền lãi phạt quá hạn theo quy định.

Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:

+ TK 13121 - Phải thu lãi gốc: Phản ánh số nợ phải thu về phần lãi gốc phát sinh  mà Quỹ sẽ nhận được khi cho các DN viễn thông vay vốn trong kỳ.

+ TK 13122 - Phải thu lãi phạt quá hạn: Phản ánh số nợ phải thu của DN viễn thông về số tiền lãi phải nộp phạt quá hạn theo quy định.

- TK 1313 - Phải thu lãi tiền gửi: Phản ánh số nợ phải thu về số lãi tiền gửi Ngân hàng của Quỹ.

- TK 1318 - Phải thu khác của khách hàng: Phản ánh số nợ phải thu của khách hàng về các khoản nợ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của Quỹ mà chưa được hạch toán vào các TK 1311, 1312, 1313.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Định kỳ, trên cơ sở hợp đồng cho vay, kế toán tiến hành tính số lãi nợ cho vay trong kỳ, số tiền lãi đầu tư tài chính, lãi tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc, ghi:

Nợ TK 111, 112 (Số đã thu bằng tiền)

           Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (1311,1312)

                        Có TK 511 -Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (5111)

2. Khi thực thu được tiền các khoản lãi cho vay,  lãi đầu tư phải thu, lãi tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 131- Phải thu của khách hàng.

3. Khi  xác định số phải thu lãi phạt quá hạn (nếu có), ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (13122)

Có TK 511- Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (5111).

4. Khi có khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu được, phải xử lý xoá nợ, căn cứ vào biên bản xử lý xoá nợ, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi 

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (Chênh lệch giá trị khoản nợ xoá sổ lớn hơn số đã lập dự phòng)

Có TK 131- Phải thu của khách hàng.

Đồng thời ghi bên Nợ TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý (tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán) nhằm tiếp tục theo dõi trong thời hạn quy định để có thể truy thu người mắc nợ số tiền đó.

5. Khi truy thu được khoản nợ khó đòi đã xử lý, căn cứ vào giấy thu tiền mặt, giấy báo có của Ngân hàng, Kho bạc, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 711 -  Thu nhập khác (7113)

Đồng thời ghi đơn bên Có tài khoản 004- Nợ khó đòi đã xử lý (tài khoản ngoài Bảng CĐKT) đúng bằng số tiền truy thu được.

 

            6. Cuối niên độ kế toán, số dư nợ phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá số lập báo cáo tài chính:

            - Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính lớn hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 131 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:

            Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

                        Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

            - Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính nhỏ hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 131 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:

            Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

                        Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

 

- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối niên độ kế toán các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ (Xem hướng dẫn ở Tài khoản 413).

 

TÀI KHOẢN 132

PHẢI THU KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số phải thu và tình hình thanh toán số phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông theo quy định hiện hành.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

 MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

 

1. Tài khoản này chỉ phản ánh số phải thu các DN viễn thông còn nợ về khoản đóng góp tài chính cho Quỹ Dịch vụ viễn thông tính theo doanh thu cung ứng dịch vụ viễn  thông cho khách hàng sử dụng và cước kết nối bổ sung theo quy định hiện hành.

Không hạch toán vào tài khoản này các khoản phải thu khác ngoài phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông.

2. Nợ phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông cần được hạch toán chi tiết cho từng DN viễn thông còn phải thu theo từng nội dung và từng lần thanh toán.

3. Hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán tiến hành phân loại các khoản nợ có thể thu được, khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng đòi để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản phải thu không đòi được theo quy định của pháp luật.

 

NỘI DUNG VÀ KẾT CẦU CỦA

TÀI KHOẢN 132 - PHẢI THU KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DN VIỄN THÔNG

 

Bên Nợ: Số phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

 

Bên Có: Số đã thu khoản đóng góp của DN viễn thông

 

Số dư bên Nợ: Số còn phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông cuối kỳ

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào hồ sơ (thông báo của Quỹ, báo cáo số đóng góp cho Quỹ của doanh nghiệp viễn thông) xác định số phải thu, số đã thu và số còn phải thu, ghi:

Nợ TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

            Có TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

 

2. Khi thu các khoản phải thu tiền đóng góp của doanh nghiệp viễn thông, căn cứ vào các chứng từ thu tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112

            Có TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

3. Trường hợp số quyết toán lớn hơn số đóng góp của doanh nghiệp viễn thông Quỹ đã ghi sổ kế toán, thì căn cứ vào biên bản quyết toán xác định số chênh lệch DN viễn thông phải nộp thêm, ghi:

Nợ các TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

            Có TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

 

4. Trường hợp số quyết toán nhỏ hơn số đóng góp của doanh nghiệp viễn thông Quỹ đã ghi sổ kế toán thì căn cứ vào biên bản quyết toán xác định số chênh lệch Quỹ tiến hành điều chỉnh số phải thu hoặc chi tiền trả lại cho các doanh nghiệp viễn thông, ghi:

Nợ các TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

            Có TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

            Có các TK 111, 112

 

5. Khi có quyết định xoá sổ khoản phải thu khó đòi thực sự không đòi được, căn cứ vào hồ sơ, biên bản xử lý xoá nợ, ghi:

Nợ TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

            Có TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

 

Đồng thời ghi vào Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý (TK ngoài Bảng CĐKT) nhằm tiếp tục theo dõi trong thời hạn quy định để có thể truy thu khoản nợ đó.

 

6. Cuối niên độ kế toán, số dư nợ phải thu có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm lập khoá sổ báo cáo tài chính.

- Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN công bố tại thời điểm khoá sổ lập BCTC lớn hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán TK 132 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

            Có TK 413 -Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

- Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN công bố tại thời điểm khoá sổ lập BCTC nhỏ hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán TK 132 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 -Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)  

            Có TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

 

- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối niên độ kế toán các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ (Xem hướng dẫn ở TK 413).

 

TÀI KHOẢN 133

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐƯỢC KHẤU TRỪ

 

            Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của Quỹ.

           

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

            Thuế GTGT đầu vào bằng (=) Tổng số thuế GTGT ghi trên Hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu, hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo quy định của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

           

            1. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo quy định của Luật thuế GTGT.

            Trường hợp Hóa đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh trong tháng nhưng chưa kê khai kịp trong tháng thì được kê khai khấu trừ vào các tháng tiếp sau theo quy định của Luật thuế GTGT.

 

            2. Trường hợp Quỹ có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT.

           

            3. Theo Luật thuế GTGT thì căn cứ để xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT ghi trên Hoá đơn GTGT khi mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài theo quy định. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào không có Hoá đơn GTGT hoặc có Hóa đơn GTGT nhưng không đúng quy định của pháp luật thì đơn vị không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Trường hợp Hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng Hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT); không ghi hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán; hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không bán hàng hóa, dịch vụ); hóa đơn ghi giá trị cao hơn giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 133 - THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ

 

            Bên Nợ:

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

 

            Bên Có:

            - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;

            - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;

            - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá;

            - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.

 

            Số dư bên Nợ:

Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.

 

            Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:

            - Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế.

            - Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

            1. Khi mua vật tư, TSCĐ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh giá trị vật tư nhập kho, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi... từ nơi mua về đến Quỹ theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào và phản ánh thuế GTGT được khấu trừ, ghi:

            Nợ TK 152 - Vật liệu

            Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

            Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

            Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

            Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332 - nếu có)

                        Có các TK 111, 112, 331,... (Tổng giá thanh toán).

 

            2. Khi mua vật tư, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào hoạt động của Quỹ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh giá trị vật tư, công cụ, dịch vụ tính vào chi phí theo giá mua chưa có thuế GTGT, và phản ánh thuế GTGT đầu vào, ghi:

            Nợ các TK 642, 241, 142, 242,... (Giá mua chưa có thuế GTGT)

            Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

                        Có các TK 111, 112, 331,... (Tổng giá thanh toán).

 

            3. Khi nhập khẩu vật tư, TSCĐ, kế toán phản ánh giá trị vật tư, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (Theo tỷ giá giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế), thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, ghi:

 

            Nợ TK 152 - Vật liệu (Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu)

            Nợ TK 211 - TSCĐ  hữu hình (Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu)

                        Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3332, 3333)

                        Có các TK 111, 112, 331,...

             Riêng đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu phản ánh như sau:

            - Nếu hàng nhập khẩu dùng vào hoạt động, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi:

            Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)

                        Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).

           

            4. Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do kém, mất phẩm chất thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại người bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ,  ghi:

            Nợ các TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu của vào hàng mua trả lại hoặc được giảm giá)

                        Có các TK 152, 153, 211,... (Giá mua chưa có thuế GTGT).

 

           

            5. Vật tư, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp:

            - Trường hợp thuế GTGT của vật tư, TSCĐ mua vào bị tổn thất chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:

            Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)

                        Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)

            - Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của các tổ chức, cá nhân, ghi:

            Nợ các TK 111, 334,... (Số thu bồi thường)

                        Có TK 138 - Phải thu khác (1381)

                        Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu xác định được

nguyên nhân và có quyết định xử lý ngay).

 

            6. Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:

            Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

                        Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.

 

            7. Khi nhận được tiền NSNN thanh toán về số tiền thuế GTGT đầu vào được hoàn lại, ghi:

            Nợ các TK 111, 112,....

                        Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).

 

TÀI KHOẢN 136

PHẢI THU NỘI BỘ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh  khoản vốn và các khoản phải thu Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt nam đã cấp cho chi nhánh, tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu giữa Quỹ với các chi nhánh hoặc giữa các chi nhánh trong cùng Quỹ về các khoản đã chi hộ, trả hộ, thu hộ, các khoản mà các chi nhánh có nghĩa vụ nộp lên cho Quỹ hoặc các khoản Quỹ phải cấp, phải trả cho chi nhánh.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

            1. Phạm vi và nội dung phản ánh vào tài khoản 136 thuộc quan hệ cấp vốn giữa Quỹ và chi nhánh, thanh toán nội bộ về các khoản phải thu giữa Quỹ và các chi nhánh, giữa các chi nhánh với nhau. Chi nhánh phải có tổ chức kế toán riêng

           

2. Nội dung các khoản phải thu nội bộ phản ánh vào Tài khoản 136 bao gồm:

            2.1. Ở tại Quỹ (đơn vị cấp trên):

            - Vốn, quỹ hoặc kinh phí  đã cấp cho chi nhánh, văn phòng

           - Các khoản chuyển cho chi nhánh chi hoạt động nghiệp vụ, quản lý;

            - Các khoản nhờ chi nhánh, văn phòng thu hộ;

            - Các khoản đã chi, đã trả hộ chi nhánh, văn phòng

           - Các khoản đã giao cho chi nhánh, văn phòng chi phí và nhận lại toàn bộ chi phí đó;

            - Các khoản phải thu vãng lai khác.

            2.2. Ở chi nhánh, văn phòng:

            - Các khoản được Quỹ chuyển nhưng chưa nhận được (Trừ vốn kinh doanh và kinh phí);

            - Các khoản nhờ Quỹ hoặc chi nhánh khác thu hộ;

            - Các khoản đã chi, đã trả hộ Quỹ và chi nhánh khác;

            - Các khoản phải thu vãng lai khác.

           

3. Tài khoản 136 phải hạch toán chi tiết theo từng chi nhánh có quan hệ thanh toán và theo dõi riêng từng khoản phải thu nội bộ. Có biện pháp giải quyết dứt điểm các khoản phải thu nội bộ trong niên độ kế toán

           

4. Cuối kỳ kế toán, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư Tài khoản 136 "Phải thu nội bộ", Tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" với các đơn vị có quan hệ theo từng nội dung thanh toán. Tiến hành thanh toán bù trừ theo từng khoản ngoài vốn của từng đơn vị có quan hệ, đồng thời hạch toán bù trừ trên 2 Tài khoản 136 “Phải thu nội bộ" và Tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" (Theo chi tiết từng đối tượng).

            Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

           

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 136 - PHẢI THU NỘI BỘ

 

            Bên Nợ:

- Số vốn, kinh phí đã giao cho chi nhánh, văn phòng (bao gồm vốn cấp trực tiếp và cấp bằng các phương thức khác);

- Số tiền, tài sản Quỹ chuyển cho chi nhánh, văn phòng để chi cho hoạt động nghiệp vụ, quản lý cuối kỳ quyết toán lại với Quỹ

            - Các khoản đã chi hộ, trả hộ Quỹ, chi nhánh khác;

            - Số tiền Quỹ phải thu về, các khoản chi nhánh phải nộp;

            - Số tiền chi nhánh phải thu về, các khoản Quỹ phải cấp xuống;

             - Quyết toán các khoản thu hộ về thu hoạt động của Quỹ và chi nhánh khác

 

Bên Có:

            - Thu hồi vốn, quỹ ở các chi nhánh;

            - Quyết toán các khoản chi phí đã chi, đã sử dụng ở chi nhánh, văn phòng với Quỹ;

            - Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ;

            - Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng.

 

            Số dư bên Nợ:

            Số còn phải thu về:

            - Số vốn đã cấp chi chi nhánh, văn phòng.

            - Số tiền, tài sản  đã cấp cho các chi nhánh, văn phòng để chi hoạt động nghiệp vụ, quản lý tại chi nhánh.

- Số nợ còn phải thu ngoài vốn ở các chi nhánh.

            Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1361: Vốn hoạt động ở chi nhánh, văn phòng: Phản ánh số vốn hoạt động ở chi nhánh do Quỹ cấp trực tiếp hoặc hình thành bằng các phương thức khác. Tài khoản này chỉ mở ở Quỹ cấp trên và được dùng khi Quỹ phân cấp cho chi nhánh hoạt động và hạch toán độc lập trên cơ sở giao nguồn vốn hoạt động xuống chi nhánh.

- Tài khoản 1362 -Phải thu các khoản cấp cho chi nhánh, văn phòng về chi hoạt động: Tài khoản này chỉ mở ở Quỹ cấp trên để phản ánh số tiền, tài sản cấp cho chi nhánh để chi hoạt động nghiệp vụ, quản lý và tình hình thanh quyết toán giữa Quỹ và chi nhánh hạch toán theo hình thức phụ thuộc. Tài khoản này mở chi tiết cho từng chi nhánh theo từng nội dung cấp và thu về..

- Tài khoản 1368 - Phải thu nội bộ khác: Phản ánh tất cả các khoản phải thu nội bộ khác ngoài vốn giữa các chi nhánh, văn phòng hoặc giữa Quỹ và chi nhánh, văn phòng về các khoản phải thu vãng lai ngoài vốn.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Kế toán về giao vốn, nhận vốn hoạt động của Quỹ và chi nhánh, văn phòng

1.1. Kế toán tại Quỹ (Đơn vị cấp trên – TK 1361)

- Khi Quỹ giao vốn hoạt động cho chi nhánh trực thuộc, ghi:

Nợ TK 1361 -Vốn hoạt động ở chi nhánh

Có các TK 111, 112, ...

- Khi Quỹ giao vốn cho chi nhánh trực thuộc bằng TSCĐ, ghi:

Nợ TK 1361- Vốn hoạt động ở chi nhánh (Giá trị còn lại của TSCĐ)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn TSCĐ)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

- Khi chi nhánh nhận vốn trực tiếp từ ngân sách theo sự uỷ quyền của Quỹ, chi nhánh thực nhận vốn, Quỹ ghi:

Nợ TK 1361 - Vốn hoạt động ở chi nhánh

            Có TK 411- Nguồn vốn hoạt động.

- Căn cứ vào báo cáo của Chi nhánh, văn phòng nộp lên về số vốn hoạt động tăng do mua sắm TSCĐ bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc quỹ ĐTPT, Quỹ ghi:

Nợ 1361- Vốn hoạt động ở chi nhánh

Có TK 411 Nguồn vốn hoạt động.

- Cuối kỳ, căn cứ vào phê duyệt của Quỹ về báo cáo tài chính Chi nhánh trực thuộc, kế toán Quỹ ghi số vốn hoạt động được bổ sung từ thu nhập hoạt động trong kỳ của chi nhánh, Quỹ ghi:

Nợ TK 1361 - Vốn hoạt động ở chi nhánh

 Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động.

- Trường hợp chi nhánh, văn phòng hoàn vốn hoạt động cho Quỹ, khi nhận được tiền do chi nhánh, văn phòng nộp lên, Quỹ ghi:

Nợ các TK 111, 112

  Có TK 1361 - Vốn hoạt động ở chi nhánh.

- Căn cứ vào Báo cáo của Chi nhánh, văn phòng về số vốn hoạt động của chi nhánh đã nộp NSNN theo uỷ quyền của Quỹ, ghi:

 Nợ TK 411 – Nguồn vốn hoạt động

Có TK 1361 - Vốn hoạt động ở chi nhánh.

1.2. Tại chi nhánh, văn phòng:

- Khi nhận được tiền, tài sản của Quỹ giao vốn hoạt động, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 153

             Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động

- Khi nhận được TSCĐ do Quỹ cấp cho chi nhánh, văn phòng, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 214 -  Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (giá trị còn lại của TSCĐ)

- Trường hợp chi nhánh, văn phòng nhận vốn hoạt động trực tiếp từ NSNN. Khi các chi nhánh thực nhận vốn đồng thời với việc ghi sổ tại chi nhánh, chi nhánh phải làm thủ tục báo cáo lên Quỹ, Quỹ ghi tăng vốn ở Quỹ và khoản cấp xuống cho chi nhánh, chi nhánh  ghi:

Nợ các  TK 111, 112

 Có TK 411 – Nguồn vốn hoạt động.

           2. Kế toán nhận tiền, tài sản do Quỹ cấp cho chi nhánh, văn phòng chi nhánh hoạt động nghiệp vụ, quản lý và thanh toán các khoản chi và thu giữa Quỹ và chi nhánh về chi hoạt động

2.1. Hạch toán tại Quỹ ( TK 1362):

- Khi Quỹ cấp bằng tiền, vật tư để chi nhánh chi hoạt động, quản lý, ghi:

Nợ TK 1362 -Phải thu các khoản cấp cho chi nhánh về chi hoạt động

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có các TK 152, 153.

- Căn cứ vào hồ sơ thanh toán giữa chi nhánh, Quỹ xác định số thu tại chi nhánh về thu hộ thu nhập hoạt động nghiệp vụ, thu khác , ghi:

Nợ TK 1362 – Phải thu các khoản cấp cho chi nhánh về chi hoạt động

Có TK 511, 711

- Căn cứ vào hồ sơ thanh toán giữa chi nhánh và Quỹ về xác định số chi phí hoạt động, quản lý và chi phí khác tại chi nhánh, ghi:

Nợ TK 631, 642, 811

Có TK 1362 - Phải thu các khoản cấp cho chi nhánh, VP về chi hoạt động

- Khi Quỹ nhận  được  tiền hoặc vật tư chi nhánh chi không hết trả lại cho Quỹ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152

Có TK 1362 – Phải thu các khoản cấp cho chi nhánh về chi hoạt động.

2.2.  Hạch toán tại chi nhánh, văn phòng (Xem hạch toán tại TK 3362)

           

3. Phải thu nội bộ khác ngoài vốn (TK 1368)

3.1. Hạch toán tại Quỹ

- Khi chi hộ cho các chi nhánh bằng tiền mặt, tiền gửi NH, KB, ghi:

Nợ TK 1368 - Phải thu nội bộ khác

            Có các TK 111, 112

          - Khi Quỹ chuyển tiền cho chi nhánh để thực hiện nghiệp vụ hỗ trợ và cho vay vốn, ghi:

Nợ TK 1368 - Phải thu nội bộ khác

            Có các TK 111, 112

          - Khi nhận được tiền các chi nhánh nộp lại, trả các khoản Quỹ chi hộ, ghi:

Nợ các TK 111, 112

            Có TK 1368 - Phải thu nội bộ khác

- Khi bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ khác ngoài vốn, ghi:

Nợ TK 3368 - Phải trả nội bộ khác

Có TK 1368 - Phải thu nội bộ khác

- Khi Quỹ  cấp kinh phí sự nghiệp, dự án cho chi nhánh, ghi:

            Nợ TK 1368 - Phải thu nội bộ khác

                        Có các TK 111, 112, 461,...

Trường hợp rút dự toán chi sự nghiệp, dự án để cấp kinh phí cho đơn vị cấp dưới, đồng thời ghi Có TK 008 – “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

            3.2. Hạch toán tại các chi nhánh, văn phòng

            - Khi chi hộ cho các chi nhánh khác hoặc chi hộ Quỹ, ghi:

            Nợ TK 1368 - Phải thu nội bộ khác

                        Có các TK 111, 112, 113....

            - Khi chi nhánh nhận được tiền do Quỹ thanh toán về các khoản chi hộ, trả hộ, ghi:

            Nợ TK 111,112..

                        Có TK 1368 - Phải thu nội bộ khác

            - Bù trừ các khoản phải thu nội bộ và các khoản phải trả nội bộ của cùng 1 chi nhánh, ghi:

            Nợ TK 3368 - Phải trả nội bộ khác

                        Có TK 1368 - Phải thu nội bộ khác.

 

TÀI KHOẢN 138

PHẢI THU KHÁC

           

            Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các Tài khoản phải thu (TK 131, 132, 133, 136) và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu này.

Phạm vi phản ánh của tài khoản này gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau:

1. Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý;

2. Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, tiền vốn,... đã được xử lý bắt bồi thường;

3. Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi;

4. Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi;

5. Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 138 - PHẢI THU KHÁC

 

Bên Nợ:

- Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết;

- Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay;

- Các khoản nợ phải thu khác.

 

 

Bên Có:

- Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý;

- Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác.

 

Số dư bên Nợ:

Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được.

 

Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu (Trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể).

Tài khoản 138 - Phải thu khác, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý.

Về nguyên tắc trong mọi trường hợp phát hiện thiếu tài sản, phải truy tìm nguyên nhân và người phạm lỗi để có biện pháp xử lý cụ thể.

Chỉ hạch toán vào Tài khoản 1381 trường hợp chưa xác định được nguyên nhân về thiếu, mất mát, hư hỏng tài sản của doanh nghiệp phải chờ xử lý.

Trường hợp tài sản thiếu đã xác định được nguyên nhân và đã có biên bản xử lý ngay trong kỳ thì ghi vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua Tài khoản 1381.

 - Tài khoản 1388 - Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của đơn vị ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các TK 131, 133, 136 và TK 1381 như: Phải thu các khoản bồi thường do làm mất tiền, tài sản;...

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Trường hợp TSCĐ phát hiện thiếu, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) (Giá trị còn lại của TSCĐ)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá).

Đồng thời ghi giảm TSCĐ hữu hình trên sổ kế toán chi tiết TSCĐ. 

2. Trường hợp tiền mặt tồn quỹ, vật tư,... phát hiện thiếu khi kiểm kê, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:

     Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 152 - Vật liệu

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

 

3. Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Số bồi thường trừ vào lương)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác:Phần bắt bồi thường)

Nợ các TK liên quan (theo quyết định xử lý)

Có TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý).

 

4. Trường hợp tài sản phát hiện thiếu đã xác định được nguyên nhân và người chịu trách nhiệm thì căn cứ nguyên nhân hoặc người chịu trách nhiệm bồi thường, ghi:

Nợ TK 631, 642 (số tài sản thiếu được tính vào chi phí)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác) (Số phải bồi thường)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Số bồi thường trừ vào lương)

Có TK 152 - Vật liệu

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Có TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 111 - Tiền mặt.

5. Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn tạm thời và các khoản phải thu khác, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 152 - Vật liệu

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

 

6. Các khoản chi sự nghiệp, dự án, chi đầu tư xây dựng cơ bản không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi, ghi:

Nợ các TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có các TK 161, 241  

 

 

7. Khi thu được tiền của các khoản nợ phải thu khác, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

                        Có TK 138 - Phải thu khác (1388).

 

8. Trường hợp có quyết định xử lý nợ phải thu khác không có khả năng thu hồi, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Số bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Số bồi thường trừ vào lương)

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu được bù đắp bằng khoản dự phòng

                                                                     phải thu khó đòi)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

           Có TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác).

 

Đồng thời ghi đơn vào Bên Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý - Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán.

 

TÀI KHOẢN 139

DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI

 

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUI ĐỊNH SAU

 

1. Cuối niên độ kế toán Quỹ xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào hoặc ghi giảm chi phí quản lý của kỳ báo cáo.

 

2. Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi (Khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,... nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần vẫn không thu được nợ).

 

3. Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:

 - Nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ có khả năng mất vốn

 - Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.

4. Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của chế độ quản lý tài chính cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

5. Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, Quỹ đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì Quỹ có thế phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng hoặc xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Nếu làm thủ tục xoá nợ thì đồng thời phải theo dõi chi tiết ở TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán). Việc xoá các khoản nợ phải thu kó đòi phải được sự đồng ý của Hội đồng Quản lý Quỹ và cấp có  thẩm quyền theo quy định của Điều lệ hoạt động của Quỹ. Số nợ này được theo dõi trong thời hạn quy định của chính sách tài chính, chờ khả năng có điều kiện thanh toán số tiền thu được về nợ khó đòi đã xử lý. Nếu sau khi đã xóa nợ, khách hàng có khả năng thanh toán và Quỹ đã đòi được nợ đã xử lý (Được theo dõi trên TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”) thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào tài khoản 711 “Thu nhập khác”.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 139 - DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI

 

Bên Nợ:

- Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

- Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi.

Bên Có:

Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý.

Số dư bên Có:

Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Cuối kỳ kế toán năm Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là nợ có khả năng mất vốn, kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi .

Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642 - Chi phí quản lý (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).

2. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được, được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (Nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 131- Phải thu của khách hàng.

Có TK 138 - Phải thu khác.

Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

3. Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,....

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

 

TÀI KHOẢN 141

TẠM ỨNG

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của Quỹ cho người lao động trong đơn vị và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

 MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do Quỹ giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại Quỹ. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (Thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốc chỉ định bằng văn bản.

 

2. Người nhận tạm ứng (Có tư cách cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với đơn vị về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt. Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ. Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng.

Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ, dứt điểm (Theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có). Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì phải tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì đơn vị sẽ chi bổ sung số còn thiếu.

 

3. Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau.

 

4. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

 TÀI KHOẢN 141- TẠM ỨNG

 

Bên Nợ:

Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của Quỹ.

 

Bên Có:

- Các khoản tạm ứng đã được thanh toán;

- Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương;

- Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho.

       

         Số dư bên Nợ:

         Số tạm ứng chưa thanh toán.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi tạm ứng tiền hoặc vật tư cho người lao động trong đơn vị, ghi:

   Nợ TK 141 - Tạm ứng

  Có các TK 111, 112, 152,...

 

           2. Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi:

           Nợ các TK 152,153, 241, 331, 631, 642, ...

Có TK 141 - Tạm ứng.

       

3.Các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại kho hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

          Có TK 141 - Tạm ứng.

 

4. Trường hợp số thực chi đã được duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng, ghi:

  Nợ các TK 152, 153, 241, 631, 642,…

Có TK 111- Tiền mặt.

 

TÀI KHOẢN 142

CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC NGẮN HẠN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng chưa được tính vào chi phí của kỳ phát sinh và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí của các kỳ kế toán sau trong một năm tài chính.

Chi phí trả trước ngắn hạn là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới hoạt động nghiệp vụ của nhiều kỳ hạch toán trong một năm tài chính, nên chưa thể tính hết vào chi phí trong kỳ phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Thuộc loại chi phí trả trước ngắn hạn, gồm:

Chi phí trả trước về thuê văn phòng làm việc cho một năm tài chính.

- Chi phí trả trước về thuê dịch vụ cung cấp cho hoạt động của một năm tài chính.

- Chi phí mua các loại bảo hiểm (Bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe...) và các loại lệ phí mua và trả một lần trong năm tài chính.

- Công cụ, dụng cụ thuộc tài sản lưu động xuất dùng một lần với giá trị lớn và công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng dưới một năm tài chính.

- Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê với kỳ hạn tối đa là một năm tài chính.

- Chi phí mua các tài liệu kỹ thuật và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn khác được tính phân bổ dần vào chi phí trong một năm tài chính.

- Chi phí trong thời gian ngừng việc (Không lường trước được).

Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần quá lớn cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán (tháng, quí) trong một năm tài chính.

- Chi phí trả trước ngắn hạn khác (như lãi tiền vay trả trước, lãi mua hàng trả chậm, trả góp,...).

2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 142 những khoản chi phí trả trước ngắn hạn phát sinh có giá trị lớn liên quan đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ trong một năm tài chính không thể tính hết cho kỳ phát sinh chi phí. Quỹ phải xác định và quy định chặt chẽ nội dung các khoản chi phí hạch toán vào Tài khoản 142 "Chi phí trả trước ngắn hạn".

 

3. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí từng kỳ hạch toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức phù hợp, kế hoạch hoá chặt chẽ. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào chi phí, vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa tính vào chi phí.

 

4. Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ nếu phát sinh một lần quá lớn thì được phân bổ dần vào các kỳ kế toán tiếp theo trong vòng một năm tài chính. Đối với những TSCĐ đặc thù, việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, Quỹ có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí quản lý.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 142 - CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC NGẮN HẠN

 

Bên Nợ:

 Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh.

Bên Có:

            Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí hoạt động nghiệp vụ, chi phí quản lý trong kỳ.

Số dư bên Nợ:

Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn chưa tính vào chi phí hoạt động nghiệp vụ, chi phí quản lý.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Trường hợp thuê TSCĐ là thuê hoạt động (Văn phòng làm việc), khi Quỹ trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ kế toán trong một năm tài chính, ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn 

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ  (Nếu có)

Có các TK 111,112,.....

 

2. Định kỳ, tiến hành tính phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí trong kỳ, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

             Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn.

 

3. Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn, thời gian sử dụng dưới một năm phải phân bổ nhiều kỳ (tháng, quý) trong một năm:

- Khi xuất công cụ, dụng cụ, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

  Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

         - Định kỳ (tháng, quý) tiến hành phân bổ công cụ, dụng cụ theo tiêu thức hợp lý. Khi phân bổ, ghi:

Nợ các TK 631, 642,...

Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn.

 

4. Trường hợp chi phí trả trước ngắn hạn là chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh một lần quá lớn, phải phân bổ dần vào chi phí của nhiều kỳ kế toán trong một năm tài chính, khi công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành, ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

        Có TK 241 - XDCB dở dang (2413) .

 

5. Tính và phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí trong các kỳ kế toán, ghi:

         Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ

         Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

        Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn.

 

6. Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như đàm phán, ký kết hợp đồng..., ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Có các TK 111, 112,....

 

7. Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:

            Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính

Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Kết chuyển chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến TSCĐ thuê tài chính phát sinh trước khi nhận TSCĐ thuê)

Có các TK 111, 112,.... (Số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính).

 

8. Trường hợp Quỹ trả trước lãi tiền vay cho bên cho vay được tính vào chi phí trả trước ngắn hạn, ghi:

 Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Có các TK 111, 112...

   - Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ, ghi:

    Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ

    Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (Nếu chi phí đi vay được vốn hoá tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang)

    Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

 Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn.

 

TÀI KHOẢN 152

VẬT LIỆU

 

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại vật liệu trong kho của Quỹ.

 

Vật liệu của Quỹ là những đối tượng lao động mua ngoài dùng cho hoạt động của Quỹ, bao gồm các loại vật liệu, phụ tùng thay thế;...

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu trên Tài khoản 152 phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực số 02 “ Hàng tồn kho”. Nội dung giá gốc của vật liệu được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập.

 

2. Việc tính trị giá của vật liệu tồn kho, được thực hiện theo một trong bốn phương pháp quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02 “ Hàng tồn kho”:

- Phương pháp giá đích danh;

- Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ;

- Phương pháp nhập trước, xuất trước;

- Phương pháp nhập sau, xuất trước.

 

Đơn vị lựa chọn phương pháp tính giá nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong cả niên độ kế toán.

 

3. Kế toán chi tiết vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ nguyên liệu, vật liệu.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 152 - VẬT LIỆU

 

Bên Nợ:

- Trị giá thực tế của vật liệu nhập kho do mua ngoài, thuê ngoài gia công, chế biến, hoặc từ các nguồn khác;

- Trị giá vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;

Bên Có:

- Trị giá thực tế của vật liệu xuất kho dùng vào hoạt động của Quỹ, để bán, thuê ngoài gia công chế biến;

- Trị giá vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;

- Chiết khấu thương mại vật liệu khi mua được hưởng;

- Trị giá vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;

Số dư bên Nợ:

Trị giá thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi mua vật liệu về nhập kho đơn vị, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị vật liệu nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331 - nếu có)

Có các TK 111, 112, 141, 331,... (Tổng giá thanh toán).

 

2. Trường hợp mua vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghi giảm giá gốc vật liệu đã mua đối với khoản chiết khấu thương mại thực tế được hưởng, ghi:

   Nợ các TK 111, 112, 331,....

  Có TK 152- Vật liệu

  Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).

 

3. Trường hợp vật liệu mua về nhập kho nhưng đơn vị phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng ký kết phải trả lại người bán hoặc được giảm giá, kế toán phản ánh giá trị hàng mua xuất kho trả lại hoặc được giảm giá, ghi:

 Nợ các TK 111,  112,  331,....

  Có TK 152- Vật liệu

  Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).

 

 

4. Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoản chiết khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động nghiệp vụ, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (Chiết khấu thanh toán).

 

 

5. Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển vật liệu từ nơi mua về kho, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331- nếu có).

Có các TK 111, 112, 141, 331,...

 

 

6. Đối với vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ nguyên nhân thừa để ghi sổ, nếu chưa xác định được nguyên nhân thì căn cứ vào giá trị vật liệu thừa, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

                 Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết).

 

- Khi có quyết định xử lý nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện trong kiểm kê, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)

            Có các tài khoản có liên quan.

 

- Nếu xác định ngay khi kiểm kê số nguyên liệu, vật liệu thừa là của các đơn vị khác khi nhập kho chưa ghi tăng TK 152 thì không ghi vào bên Có Tài khoản 338(3381) mà ghi vào bên Nợ Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công”. Khi trả lại  vật liệu cho đơn vị khác ghi vào bên Có Tài khoản 002 (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

 

7. Xuất vật liệu sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

         Có TK 152 - Vật liệu.

 

8. Đối với nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê:

 Mọi trường hợp thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:

- Xuất vật liệu sử dụng cho hoạt động quản lý của Quỹ, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý.

                 Có TK 152 - Vật liệu

- Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán;

 

- Nếu số hao hụt, mất mát chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)

         Có TK 152 - Vật liệu.

 

Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Người phạm lỗi nộp tiền bồi thường)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào tiền lương của người phạm lỗi)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý (Phần tính vào chi phí).

         Có TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý).

 

TÀI KHOẢN 153

CÔNG CỤ, DỤNG CỤ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của Quỹ. Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như vật liệu.

 

 Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ:

 

- Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành, sứ;

 

- Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng;

 

HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ trên tài khoản 153 được thực hiện theo giá gốc. Nguyên tắc xác định giá gốc nhập kho công cụ, dụng cụ được thực hiện như quy định đối với vật liệu (Xem giải thích ở TK 152).

 

2. Việc tính giá trị công cụ, dụng cụ tồn kho cũng được thực hiện theo một trong bốn phương pháp quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02 “ Hàng tồn kho”.

 

3. Kế toán chi tiết công cụ, dụng cụ phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thứ công cụ, dụng cụ.

 

4. Công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động của Quỹ, cho thuê phải được theo dõi về hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo nơi sử dụng, theo đối tượng thuê và người chịu trách nhiệm vật chất. Đối với công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, quý hiếm phải có thể thức bảo quản đặc biệt.

 

5. Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho hoạt động của đơn vị phải ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí trong kỳ.

6. Trường hợp xuất dùng công cụ, dụng cụ một lần có giá trị lớn và có thời gian sử dụng dưới một năm thì giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng được ghi vào Tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” và phân bổ dần vào chi phí cho các kỳ kế toán tháng hoặc quý trong năm.

 

7. Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn và có thời gian sử dụng trên một năm thì giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng được ghi vào Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” và phân bổ dần vào chi phí hoạt động.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

        TÀI KHOẢN 153 - CÔNG CỤ, DỤNG CỤ

 

Bên Nợ:

- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, thuê ngoài gia công chế biến;

- Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho;

- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê;

Bên Có:

- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho hoạt động của quỹ, cho thuê;

- Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hưởng;

- Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá;

- Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê;

Số dư bên Nợ:

Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

            1. Nhập kho công cụ, dụng cụ mua ngoài, ghi:

            Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

                       Có TK 111 - Tiền mặt

                       Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

                       Có TK 331 - Các khoản phải trả người bán.

 

2. Trường hợp công cụ, dụng cụ mua về đã nhập kho được hưởng chiết khấu thương mại, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331,...

                  Có TK 153- Công cụ, dụng cụ (Số chiết khấu thương mại được hưởng)

  Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1331 - nếu có).

 

3. Công cụ, dụng cụ mua về được người bán giảm giá do không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng, khoản được giảm giá, ghi:

Nợ các TK 111, 112;

hoặc Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Số được giảm giá)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).

 

4. Trả lại công cụ, dụng cụ đã mua cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Giá trị công cụ, dụng cụ trả lại)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) (Thuế GTGT đầu vào của công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán).

 

5. Phản ánh chiết khấu thanh toán được hưởng (nếu có), ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

 Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (Số chiết khấu thanh toán được hưởng).

 

6. Xuất công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của Quỹ (xem hướng dẫn tại điểm 3 TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn, TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn)

 

7. Khi kiểm kê phát hiện công cụ, dụng cụ thừa, thiếu, mất, hư hỏng, kế toán phải căn cứ vào nguyên nhân hoặc quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để xử lý như sau:

 

7.1. Nếu thừa, thiếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán.

7.2. Trường hợp phát hiện thiếu khi kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân và người phạm lỗi, ghi:

 

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

 

Khi có quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Tiền bồi thường).

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)

Nợ các TK 631, 642 (Phần tính vào chi phí).

  Có TK 138 - Phải thu khác (1381).

 

7.3. Trường hợp phát hiện thừa chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ

            Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)

 

Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)

            Có các TK liên quan.

 

TÀI KHOẢN 161

 CHI SỰ NGHIỆP

 

Tài khoản này phản ánh các khoản chi sự nghiệp, chi dự án để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội do Nhà nước hoặc cấp trên giao cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích ngoài nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị và không vì mục đích lợi nhuận của đơn vị. Các khoản chi sự nghiệp, dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc đơn vị cấp trên cấp, hoặc được viện trợ, tài trợ không hoàn lại.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

                                                              

1. Phải mở sổ kế toán chi tiết chi sự nghiệp, chi dự án theo từng nguồn kinh phí, theo niên độ kế toán, niên khóa Ngân sách và theo phân loại của mục lục Ngân sách Nhà nước.

2. Hạch toán chi sự nghiệp, chi dự án phải đảm bảo thống nhất với công tác lập dự toán và phải đảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa sổ kế toán với chứng từ và báo cáo tài chính.

3. Hạch toán vào tài khoản này những khoản chi thuộc kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án hàng năm của đơn vị, bao gồm cả những khoản chi thường xuyên và những khoản chi không thường xuyên theo chế độ tài chính hiện hành.

4. Cuối niên độ kế toán, nếu quyết toán chưa được duyệt thì toàn bộ số chi sự nghiệp, chi dự án trong năm được chuyển từ bên Có Tài khoản 1612 "Chi sự nghiệp năm nay" sang bên Nợ Tài khoản 1611 "Chi sự nghiệp năm trước" để theo dõi cho đến khi báo cáo quyết toán được duyệt.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 161- CHI SỰ NGHIỆP

 

Bên Nợ:

Các khoản chi sự nghiệp, chi dự án thực tế phát sinh.

 

Bên Có:

- Các khoản chi sự nghiệp, chi dự án sai quy định không được phê duyệt, phải xuất toán thu hồi;

- Số chi sự nghiệp, chi dự án được duyệt quyết toán với nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án.

 

Số dư bên Nợ:

Các khoản chi sự nghiệp, chi dự án chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt y.

 

        Tài khoản 161 - Chi sự nghiệp, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1611 - Chi sự nghiệp năm trước: Phản ánh các khoản chi sự nghiệp, chi dự án thuộc kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án năm trước chưa được quyết toán.

- Tài khoản 1612 - Chi sự nghiệp năm nay: Phản ánh các khoản chi sự nghiệp, chi dự án năm nay.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
          MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi xuất tiền chi cho hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, ghi:

Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

Có các TK 111,112,...

 

2. Tiền lương và các khoản khác phải trả cho người lao động của Quỹ, phải trả người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tính vào chi sự nghiệp, chi dự án, ghi:

         Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

  Có TK 334 - Phải trả người lao động

      Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

 

3. Khi xuất kho vật tư, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi:

         Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

                    Có TK 152 - Vật liệu

                    Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

         

4. Khi nhận được các khoản kinh phí của cấp trên hoặc khi rút dự toán chi sự nghiệp, dự án để chi trực tiếp cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án, ghi:

         Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

                    Có TK 461- Nguồn kinh phí sự nghiệp.

            Nếu rút dự toán chi sự nghiệp, dự án ra sử dụng đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

       

5. Khi kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành để sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án, ghi:

Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

  Có TK 241- XDCB dở dang (2413- Sửa chữa lớn TSCĐ)

 

        6. Trường hợp mua sắm TSCĐ hoặc đầu tư xây dựng cơ bản cho các hoạt động sự nghiệp, dự án bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án:

- Khi mua sắm TSCĐ, xây dựng công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, ghi:

         Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

  Có các TK 111, 112, 331, 241, 461,...

- Đồng thời ghi:

         Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

                       Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

         Nếu rút dự toán chi sự nghiệp, dự án để mua sắm TSCĐ, đồng thời ghi đơn bên Có TK 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

 

                  7. Khi trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của người lao động tham gia hoạt động sự nghiệp, dự án của Quỹ, ghi:

         Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

                    Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).

 

8. Cuối năm tài chính, nếu quyết toán chưa được duyệt, kế toán tiến hành chuyển số dư Nợ TK 1612 "Chi sự nghiệp năm nay" sang TK 1611 "Chi sự nghiệp năm trước", ghi:

         Nợ TK 1611- Chi sự nghiệp năm trước

                    Có TK 1612- Chi sự nghiệp năm nay.

 

9. Khi báo cáo quyết toán được duyệt, số chi sự nghiệp, chi dự án được quyết toán với nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án, ghi:

Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước)

                    Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1611- Chi sự nghiệp năm trước).

 

10. Các khoản chi sai quy định không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải xuất toán thu hồi, ghi:

         Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

                    Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1611- Chi sự nghiệp năm trước).

 

LOẠI TÀI KHOẢN 2

TÀI SẢN DÀI HẠN

 

Tài sản dài hạn của Quỹ gồm: Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, đầu tư XDCB, chi phí trả trước dài hạn, cho vay phát triển hạ tầng viễn thông, ký quỹ, ký cược dài hạn.

 

Nguyên tắc kế toán Tài sản dài hạn:

 

1. Trong mọi trường hợp, kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá (Giá thực tế hình thành TSCĐ) và giá trị còn lại của TSCĐ.

 

2. Kế toán TSCĐ phải phản ánh được 3 chỉ tiêu giá trị của TSCĐ: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ.

Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị đã hao mòn của TSCĐ.

 

3. Kế toán phải phân loại TSCĐ theo đúng phương pháp phân loại đã được quy định trong các báo cáo kế toán, thống kê và phục vụ cho công tác quản lý, tổng hợp chỉ tiêu của Nhà nước.

4. Đối với các khoản cho vay phát triển hạ tầng viễn thông, kế toán phải phản ánh rõ ràng, rành mạch từng khoản cho vay của từng đối tượng vay, thời hạn cho vay, thu nợ, lãi suất vay. Đồng thời phản ánh các khoản cho vay theo chất lượng nợ, như:

- Nợ đủ tiêu chuẩn.

- Nợ dưới tiêu chuẩn.

- Nợ nghi ngờ.

- Nợ có khả năng mất vốn.

 

Loại Tài khoản Tài sản dài hạn có 8 tài khoản, chia thành 3 nhóm:

Nhóm Tài khoản 21 - Tài sản cố định, có 4 tài khoản:

- Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình;

- Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính;

- Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình;

- Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định;

Nhóm Tài khoản 24 – Các tài sản dài hạn khác, có  3 tài khoản:

- Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang;

- Tài khoản 242 - Chi phí trả trước dài hạn;

- Tài khoản 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn.

Nhóm Tài khoản 25 – Các tài sản dài hạn khác, có  1 tài khoản:

- Tài khoản 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông.

TÀI KHOẢN 211

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

 

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của Quỹ theo nguyên giá.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do Quỹ nắm giữ để sử dụng cho hoạt động của Quỹ phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.

 

2. Những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;

- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

- Có giá trị theo quy định hiện hành.

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản và mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định thì được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

 

3. Giá trị TSCĐ hữu hình được phản ánh trên TK 211 theo nguyên giá.

Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng TSCĐ. Theo quy định của chính sách tài chính hiện hành thì tổng nguồn vốn đầu tư XDCB, mua sắm tài sản cố định không vượt quá 5% vốn điều lệ hiện có. Tuỳ thuộc vào nguồn hình thành, nguyên giá TSCĐ hữu hình được xác định như sau:

3.1. TSCĐ hữu hình do mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử, chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
         
3.2. Tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan trực tiếp và lệ phí trước bạ (nếu có).
          
3.3. Tài sản cố định hữu hình mua trả chậm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán.

3.4. TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng (+) Chi phí lắp đặt, chạy thử.
         
3.5. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác, được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (Tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi.

3.6. Tài sản cố định hữu hình được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến... bao gồm: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển... hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận và các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)... mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Riêng nguyên giá TSCĐ hữu hình điều chuyển giữa các chi nhánh hạch toán phụ thuộc của Quỹ là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của tài sản cố định đó. Đơn vị nhận tài sản cố định căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của tài sản cố định đó để phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển tài sản cố định giữa các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định mà hạch toán vào chi phí quản lý trong kỳ.

3.7. Tài sản cố định hữu hình do phát hiện thừa, được tài trợ, biếu, tặng...: Nguyên giá TSCĐ do phát hiện thừa, được tài trợ, biếu, tặng... là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận; Các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)...

 

4. Chỉ được thay đổi nguyên giá TSCĐ hữu hình trong các trường hợp:

- Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước;

- Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ;

- Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng;

- Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra;

- Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước;

- Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ.

 

5. Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình đều phải lập biên bản giao nhận, biên bản thanh lý TSCĐ và phải thực hiện các thủ tục quy định. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán.

 

6. TSCĐ hữu hình cho thuê hoạt động vẫn phải trích khấu hao theo quy định của chuẩn mực kế toán và chính sách tài chính hiện hành.

 

7. TSCĐ hữu hình phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ, theo từng loại TSCĐ và địa điểm bảo quản, sử dụng, quản lý TSCĐ.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 211 - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

 

Bên Nợ:

- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ...

- Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp...;

- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.

 

Bên Có:

- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý,...

- Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận;

- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.

 

Số dư bên Nợ:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở Quỹ.

 

Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình có 5 tài khoản cấp 2:

 

- Tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trình XDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống...

 

- Tài khoản 2112 - Máy móc, thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong quản lý của Quỹ  bao gồm những máy móc chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác  và những máy móc đơn lẻ.

 

- Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, và các thiết bị truyền dẫn (Thông tin, điện nước).

 

- Tài khoản 2114 - Phương tiện, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quản lý hành chính (Máy vi tính, quạt trần, quạt bàn, bàn ghế, thiết bị, dụng cụ đo lường, hút bụi, chống mối mọt...).

 

- Tài khoản 2118 - TSCĐ khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ khác chưa phản ánh ở các tài khoản nêu trên (Như tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật...).

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

Kế toán tăng TSCĐ hữu hình

Tài sản cố định của Quỹ tăng do được giao vốn, do mua sắm, do công tác XDCB đã hoàn thành đưa vào sử dụng, do được viện trợ hoặc tặng, biếu.

1. Trường hợp nhận vốn cấp bằng TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (4111).

 

2. Trường hợp TSCĐ được mua sắm bằng quỹ đầu tư phát triển, ghi:

Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình

       Có các TK 111, 112, 331.

Đồng thời ghi tăng nguồn vốn hoạt động, giảm quỹ đầu tư phát triển khi quyết toán được duyệt, ghi:

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (4118).

 

3. Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

- Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn [(Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa

tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ

(-) Thuế GTGT (nếu có)]

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

         Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111,112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

- Định kỳ, tính vào chi phí  số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ.

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

 

4. Trường hợp Quỹ được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ hữu hình, ghi

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

    Có TK 711 - Thu nhập khác.

Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có các TK 111, 112, 331,...

 

5. Trường hợp TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

5.1. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình tương tự:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi).

 

5.2. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình không tương tự:

- Khi giao TSCĐ hữu hình cho bên trao đổi, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

         Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ:

         Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (Nếu có).

- Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán).

- Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị của TSCĐ đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền đã thu thêm)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

- Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có các TK 111, 112,...

6. Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá - chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá - chi tiết quyền sử dụng đất)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,...

 

7. Trường hợp TSCĐ hữu hình tăng do đầu tư XDCB hoàn thành:

7.1. Trường hợp quá trình đầu tư XDCB được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị:

- Khi công tác XDCB hoàn thành nghiệm thu, bàn giao đưa tài sản ngay vào  sử dụng, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

 Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

- Nếu tài sản hình thành qua đầu tư không thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình theo quy định của chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ các TK 152, 153 (Nếu là vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho)

Có TK 241 - XDCB dở dang

- Trường hợp sử dụng quỹ Đầu tư phát triển (ĐTPT) để đầu tư XDCB, kế toán ghi tăng nguồn vốn hoạt động, giảm các quỹ ĐTPT khi quyết toán được duyệt.

 

7.2. Trường hợp quá trình đầu tư XDCB không hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị (Đơn vị chủ đầu tư có tổ chức kế toán riêng để theo dõi quá trình đầu tư XDCB):

- Khi nhận bàn giao TSCĐ là sản phẩm đầu tư XDCB hoàn thành và nguồn vốn hình thành TSCĐ (Kể cả bàn giao khoản vay đầu tư XDCB), ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu được khấu trừ)

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (Phần vốn chủ sở hữu)

Có TK 341 - Vay dài hạn (Phần vốn vay các tổ chức tín dụng); hoặc

Có TK 136 - Phải thu nội bộ (Phần vốn đơn vị cấp trên giao).

 

- Trường hợp TSCĐ (Đầu tư qua nhiều năm) được nghiệm thu, bàn giao theo giá trị ở thời điểm bàn giao công trình (Theo giá trị phê duyệt của cấp có thẩm quyền), ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá được duyệt)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - Nếu có).

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động

Có TK 341 - Vay dài hạn

Có TK 136 - Phải thu nội bộ.

Bàn giao TSCĐ hoàn thành qua đầu tư, đồng thời với việc bàn giao các khoản vay dài hạn, hoặc nợ dài hạn để hình thành TSCĐ đó.

 

8. Trường hợp công trình hoặc hạng mục công trình XDCB hoàn thành đã bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng chưa được duyệt quyết toán vốn đầu tư, thì Quỹ căn cứ vào chi phí đầu tư XDCB thực tế, tạm tính nguyên giá để hạch toán tăng TSCĐ (Để có cơ sở tính và trích khấu hao TSCĐ đưa vào sử dụng). Sau khi quyết toán vốn đầu tư XDCB được duyệt, nếu có chênh lệch so với giá trị TSCĐ đã tạm tính thì kế toán thực hiện điều chỉnh tăng, giảm số chênh lệch.

 

9. TSCĐ nhận được do điều động từ đơn vị khác, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình ( Nguyên giá)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (Giá trị còn lại).

 

10. Trường hợp dùng kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án để đầu tư, mua sắm TSCĐ, khi TSCĐ mua sắm, đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có các TK 111, 112

Có TK 241 - XDCB dở dang

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612).

 

Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ:

 Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

Nếu rút dự toán mua TSCĐ, đồng thời ghi đơn bên Có TK 008 - Dự toán chi sự nghiệp, dự án.

11. Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐ hữu hình như sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hữu hình sau khi ghi nhận ban đầu, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

Có các TK 112, 152, 331, 334,...

- Khi công việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng:

+ Nếu thoả mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

+ Nếu không thoả mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 642  - Chi phí quản lý (Nếu giá trị nhỏ)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu giá trị lớn phải phân bổ dần)

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

 

Kế toán giảm TSCĐ hữu hình

 

Tài sản cố định hữu hình của đơn vị giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, điều chuyển cho đơn vị khác, tháo dỡ một hoặc một số bộ phận... Trong mọi trường hợp giảm TSCĐ hữu hình, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có).

 

Căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể như sau:

1. TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐ hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết (Lập Hội đồng xác định giá, thông báo công khai và tổ chức đấu giá, có hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận TSCĐ...). Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ liên quan đến nhượng bán TSCĐ:

- Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng cho hoạt động nghiệp vụ của Quỹ, ghi

Nợ các TK 111, 112, 131,...

Có TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).

- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

- Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 - "Chi phí khác".

- Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

- Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán TSCĐ hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ nhượng bán, ghi:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4313) (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

* Đồng thời phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có)

*  Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)

 Có các TK 111, 112,…

 

2. Trường hợp thanh lý TSCĐ:

TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, đơn vị phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ" theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho đơn vị quản lý, sử dụng TSCĐ.

Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,... kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.

 

3. Kế toán TSCĐ hữu hình phát hiện thừa, thiếu:

Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào "Biên bản kiểm kê TSCĐ" và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời, theo từng nguyên nhân cụ thể:

 

3.1. TSCĐ phát hiện thừa:

- Nếu TSCĐ phát hiện thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ theo từng trường hợp cụ thể, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có các TK 241, 331, 338, 411,…

- Nếu TSCĐ thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ hữu hình, phải căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn làm căn cứ tính, trích bổ sung khấu hao TSCĐ hoặc trích bổ sung hao mòn đối với TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (TSCĐ dùng cho hoạt động sự

                                                                                      nghiệp, dự án)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141).

- Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị chủ tài sản đó biết. Nếu không xác định được đơn vị chủ tài sản thì phải báo ngay cho cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp biết để xử lý. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời phản ánh vào Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công" (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán) để theo dõi giữ hộ.

 

 

3.2. TSCĐ phát hiện thiếu phải được truy cứu nguyên nhân, xác định người chịu trách nhiệm và xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.

 

- Trường hợp có quyết định xử lý ngay: Căn cứ "Biên bản xử lý TSCĐ thiếu" đã được duyệt và hồ sơ TSCĐ, kế toán phải xác định chính xác nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ đó làm căn cứ ghi giảm TSCĐ và xử lý vật chất phần giá trị còn lại của TSCĐ. Tuỳ thuộc vào quyết định xử lý, ghi:

 

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động của đơn vị, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ các TK 111, 334, 138 (1388) (Nếu người có lỗi phải bồi thường)

Nợ TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (Nếu được phép ghi giảm vốn )

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Nếu Quỹ chịu tổn thất)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.

 

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

 Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Nếu thu tiền)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương của người lao động)

               Có các TK liên quan (Tuỳ theo quyết định xử lý).

 

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Giá trị còn lại)

               Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Nếu thu tiền)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương của người lao động)

               Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi.

 

- Trường hợp TSCĐ thiếu chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý:

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động của Quỹ:

Phản ánh giảm TSCĐ. Phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Khi có quyết định xử lý giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Tiền bồi thường)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Nếu người có lỗi phải bồi thường)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương của người lao động)

Nợ TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (Nếu được phép ghi giảm vốn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Nếu Quỹ chịu tổn thất)

Có TK 138 - Phải thu khác (1381).

 

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào TK 1381 "Tài sản thiếu chờ xử lý", ghi:

Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

Khi có quyết định xử lý thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 334,...

               Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.

Đồng thời phản ánh số thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

               Có các TK liên quan (TK 333, 461,...).

 

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Giá trị còn lại)

               Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào TK 1381 "Tài sản thiếu chờ xử lý", ghi:

Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý

               Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Khi có quyết định xử lý thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 334,...

               Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.

 

4. Đối với TSCĐ hữu hình nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận theo quy định phải chuyển thành công cụ, dụng cụ ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (Nếu giá trị còn lại nhỏ)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).

 

TÀI KHOẢN 212

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THUÊ TÀI CHÍNH

 

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của Quỹ.

 

- Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

- Điều kiện phân loại thuê tài sản là thuê tài chính: Một hợp đồng thuê tài chính phải thoả mãn 1 trong năm (5) điều kiện sau:

+ Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê;

+ Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê;

+ Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu;

+ Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê;

+ Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.

- Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu thoả mãn ít nhất một trong ba (3) điều kiện sau:

+ Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê;

+ Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê;

+ Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.

Riêng trường hợp thuê tài sản là quyền sử dụng đất thì thường được phân loại là thuê hoạt động.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Tài khoản này dùng cho Quỹ hạch toán nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính. Đây là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở hữu của Quỹ nhưng Quỹ có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài sản của Quỹ.

           

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc là giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.

 

Khi tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản, Quỹ có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc tỷ lệ lãi suất biên đi vay của bên thuê.

 

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính không bao gồm số thuế GTGT bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê (Số thuế này bên thuê sẽ phải hoàn lại cho bên cho thuê).

 

2. Không phản ánh vào Tài khoản này giá trị của TSCĐ thuê hoạt động.

 

3. Bên thuê có trách nhiệm tính, trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí quản lý theo định kỳ trên cơ sở áp dụng chính sách khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của mình.

Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản thuê khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời hạn thuê nếu thời hạn thuê ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thuê.

 

  4. Số thuế GTGT bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo định kỳ nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính và được hạch toán như sau:

Trường hợp thuê tài chính dùng vào hoạt động của Quỹ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế thì số thuế GTGT phải trả từng kỳ được ghi vào bên Nợ TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" (1332);

 

5. Tài khoản 212 được mở chi tiết để theo dõi từng loại, từng TSCĐ đi thuê.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 212 - TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH

 

   Bên Nợ:

   Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.

 

   Bên Có:

   Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi  hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.

 

   Số dư bên Nợ:

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như: Chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng..., ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Có các TK 111, 112,...

 

2. Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (Số tiền thuê trả trước - nếu có)

Nợ TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn

               Có các TK 111, 112,...

3. Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê.

3.1. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi:

Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) Số nợ gốc phải trả kỳ này)

           Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ gốc phải trả kỳ này).

 

3.2. Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:

            Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính

                        Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn, hoặc

Có các TK 111, 112,... (Số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính).

 

         3.3. Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

               Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

 

3.4. Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính:

- Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Tiền lãi thuê trả kỳ này)

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc trả kỳ này)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - nếu có).

               Có các TK 111, 112,...

- Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số nợ phải trả lãi thuê tài chính và số thuế GTGT vào TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Tiền lãi thuê)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - nếu có).

               Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

 

4. Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:

4.1. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính bên đi thuê nhận nợ cả số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại cho bên cho thuê, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính và các chứng từ liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT phải hoàn lại cho bên cho thuê, ghi:

Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (Số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê tài chính)

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ phải trả kỳ này có cả thuế GTGT)

Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) Số nợ phải trả kỳ này cộng (+) Số thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê).

 

4.2. Chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính

Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Có các TK 111, 112,... (Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hoạt động thuê tài chính khi nhận tài sản thuê tài chính).

4.3. Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

               Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

 

4.4. Định kỳ, phản ánh việc thanh toán tiền thuê tài sản:

- Khi xuất tiền trả nợ gốc và tiền lãi thuê tài sản cho đơn vị cho thuê, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Tiền lãi thuê trả kỳ này)

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc trả kỳ này có cả thuế GTGT)

               Có các TK 111, 112,...

         - Căn cứ vào hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT phải thanh toán cho bên cho thuê trong kỳ:

            Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - nếu có).

                        Có TK 138 - Phải thu khác.

         - Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính nhưng Quỹ chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số lãi thuê tài chính phải trả kỳ này vào TK 315 "Nợ dài hạn đến hạn trả", ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Tiền lãi thuê phải trả kỳ này).

            - Đồng thời, căn cứ hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT phải hoàn lại cho bên cho thuê trong kỳ giống như trường hợp xuất tiền trả nợ khi nhận được hoá đơn.

5. Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

         Có các TK 111, 112,...

 

6. Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK  214 - Hao mòn TSCĐ (2142)

          Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính.

 

7. Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của Quỹ. Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài sản thuộc sở hữu của Quỹ, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

      Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính)

         Có các TK 111, 112,... (Số tiền phải trả thêm).

Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:

Nợ TK 2142 - Hao mòn  TSCĐ thuê tài chính

      Có TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình.

           

TÀI KHOẢN 213

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH

 

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ vô hình của Quỹ.

 

TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định được giá trị và do Quỹ nắm giữ, sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

 
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Nguyên giá của TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà Quỹ phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến.

 

- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính;

 

- Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp, nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”;

 

- TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, thì nguyên giá của nó là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị;

 

- Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sử dụng đất khi Quỹ đi thuê đất trả tiền thuê 1 lần cho nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận vốn góp;

 

- Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất không có thời hạn là số tiền đã trả khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (gồm chi phí đã trả cho tổ chức, cá nhân chuyển nhượng hoặc chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ...).

- Nguyên giá TSCĐ vô hình được Nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu, được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

 

2. Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan đến giai đoạn triển khai được tập hợp vào chi phí SXKD trong kỳ. Từ thời điểm xét thấy kết quả triển khai thoả mãn được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình quy định ở Chuẩn mực kế toán số 04 “TSCĐ vô hình” thì các chi phí giai đoạn triển khai được tập hợp vào TK 241 "Xây dựng cơ bản dở dang" (2412). Khi kết thúc giai đoạn triển khai các chi phí hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình trong giai đoạn triển khai phải được kết chuyển vào bên Nợ Tài khoản 213 “TSCĐ vô hình".

3. Trong quá trình sử dụng phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ vô hình vào chi phí theo quy định của Chuẩn mực kế toán TSCĐ vô hình. Riêng đối với TSCĐ là quyền sử dụng đất thì chỉ tính khấu hao đối với những TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn.

 

4. Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí trong kỳ, trừ khi thoả mãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình:

- Chi phí phát sinh có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;

- Chi phí được xác định một cách chắc chắn và gắn liền với TSCĐ vô hình cụ thể.

 

5. Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho Quỹ gồm: chi phí thành lập, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí trong thời gian tối đa không quá 3 năm.

6. Chi phí liên quan đến tài sản vô hình đã được ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động trong kỳ trước đó thì không được tái ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình.

 

7. Các nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐ vô hình.

8. TSCĐ vô hình được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong “Sổ tài sản cố định”.

 
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 213 - TSCĐ VÔ HÌNH

 

Bên Nợ:

Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.

 

Bên Có:

Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.

 

Số dư bên Nợ:

 Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp.

 

Tài khoản 213 - TSCĐ vô hình, có 5  tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm: Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)... Tài khoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.

Trường hợp được Nhà nước giao đất mà không phải trả tiền hoặc phải trả tiền thuê đất hàng năm thì tiền thuê đất hàng năm được tính vào chi phí, không được ghi nhận quyền sử dụng đất đó là TSCĐ vô hình vào TK 2131.

- Tài khoản 2133- Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.

    - Tài khoản 2135 - Phần mềm máy vi tính: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế quỹ đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.

- Tài khoản 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các khoản chi ra để Quỹ có được giấy phép hoặc giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó.

- Tài khoản 2138 - TSCĐ vô hình khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ vô hình khác chưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi mua TSCĐ vô hình dùng trong hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 141 - Tạm ứng

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

2. Trường hợp mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá - Theo giá mua trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm, trả góp tính bằng số chênh lệch giữa Tổng số tiền phải thanh toán  trừ (-) Giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT đầu vào (Nếu có))

       Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)     

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

 

         - Hàng kỳ tính số lãi phải trả về mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi:

         Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

        

         - Khi thanh toán tiền cho người bán, ghi:  

  Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

 Có các TK 111, 112,...

        

         3. TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi.

         3.1. Trường hợp trao đổi hai TSCĐ vô hình tương tự:

         Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2143) (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá của TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi).

         3.2. Trường hợp trao đổi hai TSCĐ vô hình không tương tự:

         - Ghi giảm TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi, ghi:

         Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)

   Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

          - Đồng thời phản ánh số thu nhập do trao đổi TSCĐ, ghi: 

         Nợ TK 131-  Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

 Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

         - Ghi tăng TSCĐ vô hình nhận trao đổi về, ghi:

         Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình  (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về)

         Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

     Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán).

         4. Giá trị TSCĐ vô hình được hình thành từ nội bộ Quỹ trong giai đoạn triển khai:

 

4.1. Khi phát sinh chi phí trong giai đoạn triển khai xét thấy kết quả triển khai không thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình thì tập hợp vào chi phí trong kỳ hoặc tập hợp vào chi phí trả trước dài hạn, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (trường hợp giá trị lớn) hoặc

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

             Có các TK 111, 112, 152, 153, 331,...

 

4.2. Khi xét thấy kết quả triển khai thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình thì:

- Tập hợp chi phí thực tế phát sinh ở giai đoạn triển khai để hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - nếu có)

      Có các TK 111, 112, 152, 153, 331,...

- Khi kết thúc giai đoạn triển khai, kế toán phải xác định tổng chi phí thực tế phát sinh hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

         Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

 

5. Khi mua TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì phải xác định riêng biệt giá trị TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất, TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá nhà cửa, vật kiến trúc)

         Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá quyền sử dụng đất)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - nếu có)      

Có các TK 111, 112, 331,...

   6. Khi nhận TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu, tặng, ghi:

Nợ TK 213- TSCĐ vô hình

Có TK 711 - Thu nhập khác.

            Các chi phí phát sinh liên quan đến TSCĐ vô hình nhận tài trợ, biếu,  tặng, ghi:

             Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

 Có TK 111, 112,...

 

7. Hạch toán việc nhượng bán, thanh lý TSCĐ vô hình được quy định như hạch toán nhượng bán, thanh lý TSCĐ hữu hình (Xem hướng dẫn ở TK 211).

 

TÀI KHOẢN 214

HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Về nguyên tắc, mọi TSCĐ hiện có của Quỹ (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ hạch toán vào chi phí quản lý trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí mà chỉ tính hao mòn TSCĐ (Số hao mòn TSCĐ dùng cho HĐSN, dự án tính một năm một lần và ghi nhận vào bên Nợ TK 466)

 

2. Căn cứ vào chính sách tài chính và chuẩn mực kế toán hiện hành, căn cứ vào yêu cầu quản lý của Quỹ để lựa chọn 1 trong 3 phương pháp tính, trích khấu hao phù hợp cho từng TSCĐ. Phương pháp khấu hao được áp dụng cho từng TSCĐ phải được thực hiện nhất quán và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ.

 

3. Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao TSCĐ được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong báo cáo tài chính.

 

4. Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (Đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động của Quỹ thì không được tiếp tục trích khấu hao.

Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (Chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và  phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do Ban Giám đốc Quỹ quyết định. Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác.

 

5. Đối với TSCĐ vô hình, phải tuỳ thời gian phát huy hiệu quả để trích khấu hao tính từ khi TSCĐ được đưa vào sử dụng (Theo hợp đồng, cam kết hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền). Riêng đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất thì chỉ trích khấu hao đối với quyền sử dụng đất xác định được thời hạn sử dụng. Nếu không xác định được thời gian sử dụng thì không trích khấu hao.

 

6. Đối với TSCĐ thuê tài chính, trong quá trình sử dụng bên đi thuê phải trích khấu hao trong thời gian thuê theo hợp đồng tính vào chi phí quản lý để đảm bảo thu hồi đủ vốn.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 214 - HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 

Bên Nợ:

Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do TSCĐ thanh lý, nhượng bán, điều động cho chi nhánh khác

 

Bên Có:

Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ.

 

Số dư bên Có:

Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ hiện có ở đơn vị.

 

Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.

- Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính.

- Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình và những khoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình.

 

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).

        

         2. TSCĐ đã sử dụng, nhận được do điều chuyển giữa các chi nhánh, ghi:

         Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (Giá trị còn lại)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị hao mòn).

        

         3. Trường hợp giảm TSCĐ thì đồng thời với việc ghi giảm nguyên giá TSCĐ phải ghi giảm giá trị đã hao mòn của TSCĐ. (Xem hướng dẫn hạch toán các TK 211, 213).

        

         4. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi:

         Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

 

         5. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi, khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi:

         Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

 

6. Trường hợp vào cuối năm tài chính, Quỹ xem xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ, nếu có sự thay đổi mức khấu hao cần phải điều chỉnh số khấu hao ghi trên sổ kế toán như sau:

- Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao TSCĐ tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (Số chênh lệch khấu hao tăng)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).

- Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao TSCĐ  giảm so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao giảm, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp)

Có TK  642 - Chi phí quản lý (Số chênh lệch khấu hao giảm).

TÀI KHOẢN 241

XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG

 

            Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB (Bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình) và tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB ở Quỹ.

            Công tác đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ của Quỹ có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm. Ở các đơn vị tiến hành đầu tư XDCB theo phương thức tự làm thì tài khoản này phản ánh cả chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp, sửa chữa.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

            1. Chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Chi phí đầu tư XDCB được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước, đồng thời phải phù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được thực hiện theo quy chế về quản lý  đầu tư XDCB. Chi phí đầu tư XDCB, bao gồm:

            - Chi phí xây lắp;

            - Chi phí thiết bị;

            - Chi phí khác.

            Tài khoản 241 được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình và ở mỗi hạng mục công trình phải được hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB và được theo dõi lũy kế kể từ khi khởi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

 

            2. Khi đầu tư XDCB các chi phí xây lắp, chi phí thiết bị thường tính trực tiếp cho từng đối tượng tài sản, các chi phí quản lý dự án và chi phí khác thường được chi chung. Chủ đầu tư phải tiến hành tính toán, phân bổ chi phí quản lý dự án và chi phí khác cho từng đối tượng tài sản theo nguyên tắc:

            - Các chi phí quản lý dự án và chi phí khác liên quan trực tiếp đến đối tượng tài sản  nào thì tính trực tiếp cho đối tượng tài sản đó;

            - Các chi phí quản lý dự án và chi phí khác chi chung có liên quan đến nhiều đối tượng tài sản thì phải phân bổ theo những tiêu thức thích hợp.

 

            3. Trường hợp dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng quyết toán dự án chưa được duyệt thì Quỹ ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá tạm tính (Giá tạm tính phải căn cứ vào chi phí thực tế đã bỏ ra để có được TSCĐ) để trích khấu hao, nhưng sau đó phải điều chỉnh theo giá quyết toán được phê duyệt.

 

            4. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh thực tế có thể được hạch toán trực tiếp vào chi phí quản lý trong kỳ của doanh nghiệp. Nếu chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kỳ phát sinh có giá trị lớn và liên quan đến nhiều kỳ thì có thể phân bổ dần vào chi phí quản lý.

 

            Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang, có 3 tài khoản cấp 2:

            - Tài khoản 2411 - Mua sắm TSCĐ: Phản ánh chi phí mua sắm TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí mua sắm TSCĐ trong trường hợp phải qua lắp đặt, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng (Kể cả mua TSCĐ mới hoặc đã qua sử dụng).

Nếu mua sắm TSCĐ về phải đầu tư, trang bị thêm mới sử dụng được thì mọi chi phí mua sắm, trang bị thêm cũng được phản ánh vào tài khoản này.

            - Tài khoản 2412 - Xây dựng cơ bản: Phản ánh chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình (Theo từng đối tượng tài sản hình thành qua đầu tư) và ở mỗi đối tượng tài sản phải theo dõi chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB.

            - Tài khoản 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trường hợp sửa chữa thường xuyên TSCĐ thì không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí quản lý trong kỳ.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 241 - XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG

 

            Bên Nợ:

            - Chi phí đầu tư XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh (TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình);

            - Chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ;

            - Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ

 

            Bên Có:

            - Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư XDCB, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng;

            - Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản chi phí duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt;

            - Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán được duyệt;

            - Kết chuyển chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ vào các tài khoản có liên quan.

 

            Số dư bên Nợ:

            - Chi phí dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ dở dang;

            - Giá trị công trình xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng.

 

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Kế toán chi phí đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu

1.1. Nhận khối lượng XDCB, khối lượng sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành do bên nhận thầu bàn giao dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng  chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, căn cứ hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành, hoá đơn bán hàng, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412, 2413)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

             Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

1.2. Khi mua thiết bị đầu tư XDCB, nếu TSCĐ hình thành để dùng vào kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, căn cứ hoá đơn, phiếu nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 – Vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

               Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán)

Trường hợp chuyển thẳng thiết bị không cần lắp đến địa điểm thi công giao cho bên nhận thầu, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

               Có TK 331 - Phải trả cho người bán

1.3. Trả tiền cho người nhận thầu, người cung cấp vật tư, dịch vụ có liên quan đến đầu tư XDCB, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

               Có các TK 111, 112,...

1.4. Xuất thiết bị đầu tư XDCB giao cho bên nhận thầu:

1.4.1. Đối với thiết bị không cần lắp, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang

               Có TK 152 – Vật liệu (Chi tiết thiết bị trong kho).

1.4.2. Đối với thiết bị cần lắp:

- Khi xuất thiết bị giao cho bên nhận thầu, ghi:

Nợ TK 152 – Vật liệu (Chi tiết thiết bị đưa đi lắp)

               Có TK 152 – Vật liệu (Chi tiết thiết bị trong kho).

- Khi có khối lượng lắp đặt hoàn thành của bên B bàn giao, được nghiệm thu và chấp nhận thanh  toán, thì giá thiết bị đưa đi lắp mới được tính vào chi phí đầu tư XDCB, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412)

               Có TK 152 – Vật liệu (Chi tiết thiết bị đưa đi lắp)

1.5. Khi phát sinh chi phí khác, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)(nếu có)

               Có các TK 111, 112, 331, 341,...

1.6. Đối với chủ đầu tư có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động đầu tư xây dựng thì căn cứ vào hoạt động đầu tư xây dựng đó thực hiện ở giai đoạn trước hoạt động (Chưa tiến hành sản xuất, kinh doanh) hay thực hiện ở giai đoạn đã tiến hành sản xuất, kinh doanh để hạch toán, như sau:

1.6.1. Trường hợp phát sinh trong hoạt động XDCB của giai đoạn trước hoạt động (Quỹ chưa tiến hành hoạt động):

- Khi phát sinh các chi phí đầu tư XDCB bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

               Có các TK 111, 112 (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

               Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch

               Có các TK 152, 153,...

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) (Chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ kế toán nhỏ hơn tỷ giá tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch – Lãi tỷ giá hối đoái)

            Trường hợp chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ kế toán lớn hơn tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch ghi Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lỗ tỷ giá hối đoái).

            - Khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, quyết toán vốn đầu tư được phê duyệt, kế toán kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư XDCB theo số dư TK 413 (4132) tính ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính, hoặc kết chuyển sang TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn” (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái lớn), hoặc TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” (Nếu lãi tỷ giá hối đoái lớn) để phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm (các bút toán xem ở phần hướng dẫn TK 413 “Chêng lệch tỷ giá hối đoái”).

            1.6.2. Trường hợp phát sinh trong hoạt động XDCB của giai đoạn Quỹ hoạt động

            Khi phát sinh các chi phí đầu tư XDCB bằng ngoại tệ, ghi:

            Nợ TK 241 - XDCB dở dang (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

                        Có các TK 111, 112 (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

           Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

                      Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (Chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ kế toán nhỏ hơn tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch – Lãi tỷ giá hối đoái)

            Trường hợp chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ kế toán nhỏ hơn tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch thì ghi Nợ TK 631 “Chi phí hoạt động nghiệp vụ” (Lỗ tỷ giá hối đoái).

            1.7. Khi công trình hoàn thành, việc nghiệm thu tổng thể đã được thực hiện xong, tài sản được bàn giao và đưa vào sử dụng: Nếu quyết toán được duyệt ngay thì căn cứ vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư được duyệt để ghi sổ. Nếu quyết toán chưa được phê duyệt thì ghi tăng giá trị của tài sản hình thành qua đầu tư theo giá tạm tính (Giá tạm tính là chi phí thực tế đã bỏ ra để có được tài sản, căn cứ vào TK 241 để xác định giá tạm tính). Cả 2 trường hợp đều ghi như sau:

            Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

            Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

            Nợ các TK 152, 153,...

                        Có TK 241 – XDCB dở dang (Giá được duyệt hoặc giá tạm tính).

            1.8. Khi quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành được duyệt thì kế toán điều chỉnh lại giá tạm tính theo giá trị tài sản được duyệt, ghi:

            Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

            Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

            Nợ các TK 152, 153

            Nợ TK 138 - Phải thu khác (Phần chi phí xin duyệt bỏ không được duyệt phải thu hồi).

                        Có TK 241 – XDCB dở dang (Chênh lệch giá được duyệt lớn hơn giá tạm tính).

            - Nếu giá trị tài sản hình thành qua đầu tư XDCB được duyệt có giá trị thấp hơn giá tạm tính, ghi ngược lại bút toán trên.

            - Nếu TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc quỹ đầu tư phát triển thì đồng thời ghi:

            Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

            Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

                        Có TK 241 – XDCB dở dang (các khoản thiệt hại được duyệt bỏ nếu có)

                        Có TK TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (Theo giá trị tài sản hình thành qua đầu tư XDCB được duyệt).

            (Nếu đầu tư XDCB bằng chính nguồn vốn hoạt động thì không ghi bút toán đồng thời này).

            1.9. Trường hợp công trình đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng, đang chờ lập chuyển hoặc duyệt quyết toán thì kế toán phải mở sổ chi tiết TK 241 “XDCB dở dang” theo dõi riêng công trình hoàn thành chờ bàn giao và duyệt quyết toán.

 

2- Kế toán chi phí đầu tư XDCB theo phương thức tự làm

Trường hợp kế toán đầu tư XDCB được tiến hành trong cùng một hệ thống sổ kế toán của Quỹ:

2.1. Phản ánh chi phí đầu tư XDCB thực tế phát sinh:

- Trường hợp công trinh xây dựng hoàn thành phục vụ cho kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, khi phát sinh chi phí, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (Giá mua không có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

            Có các TK 111, 112,152, 441...(Tổng giá thanh toán).

- Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo tính theo phương pháp trực tiếp hoặc đối tượng không chịu thuế GTGT, khi phát sinh chi phí, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (Tổng giá  thanh toán)

            Có các TK 111, 112, 152, 441...(Tổng giá thanh toán).

2.2. Khi công trình xây dựng hoàn thành và quyết toán vốn đầu tư được phê duyệt, kế toán hạch toán các bút toán như hướng dẫn tại Mục 1.

2.3. Kế toán cần chú ý khi quyết toán vốn đầu tư được duyệt, căn cứ vào nguồn để đầu tư và mục đích đầu tư để ghi:

Trường hợp TSCĐ hình thành dùng vào sản xuất, kinh doanh bằng nguồn vốn đầu tư XDCB (Ngân sách cấp) hoặc bằng nguồn Quỹ đầu tư phát triển, khi quyết toán vốn đầu tư được duyệt, ghi:

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB.

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

            Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động.

Đối với TSCĐ hình thành bằng quỹ phúc lợi và dùng vào mục đích phúc lợi, khi chủ đầu tư duyệt quyết toán vốn đầu tư, kế toán ghi tăng quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312 - Quỹ phúc lợi)

            Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4313 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ).

3- Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ:

Công tác sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp cũng có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu.

3.1. Theo phương thức tự làm:

3.1.1. Khi chi phí sửa chữa lớn phát sinh được tập hợp vào bên Nợ TK 241 “XDCB dở dang” (2413) và được chi tiết cho từng công trình, công việc sửa chữa lớn TSCĐ. Căn cứ chứng từ phát sinh chi phí để hạch toán:

- Nếu sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ cho kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2413) (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

            Có các TK 111, 112, 152, 214, ...(Tổng giá thanh toán).

- Nếu sữa chữa lớn TSCĐ phục vụ cho hoạt động, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2413)(Tổng giá thanh toán)

            Có các TK 111, 112, 152, 214, 334,...(Tổng giá thanh toán)

3.1.2. Khi công trình sửa chữa lớn đã hoàn thành, kế toán phải tính giá thành thực tế của từng công trình sửa chữa lớn để quyết toán số chi phí này theo các trường hợp sau:

- Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có giá trị nhỏ, kết chuyển toàn bộ vào chi phí trong kỳ có hoạt động sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý

            Có TK 241 – XDCB dở dang (2413)

- Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có giá trị lớn và liên quan đến nhiều kỳ kinh doanh, khi công việc sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, tiến hành kết chuyển vào tài khoản chi phí trả trước (Phân bổ dần) hoặc chi phí phải trả (Trường hợp đã trích trước chi phí sửa chữa lớn) về sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

            Có TK 241 – XDCB dở dang (2413)

- Trường hợp sửa chữa lớn hoặc cải tạo, nâng cấp thoả mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

            Có TK 241 – XDCB dở dang (2413).

3.2. Theo phương thức giao thầu:

- Khi nhận khối lượng sửa chữa lớn do bên nhận thầu bàn giao,  ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2413)

            Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Các bút toán kết chuyển chi phí sửa chữa lớn giống như phương thức tự làm.

 

4. Đối với Ban quản lý XDCB được thành lập riêng

4.1. Quá trình nhận vốn và đầu tư XDCB

            4.1.1. Hạch toán ở Ban quản lý XDCB

            - Khi nhận được vốn cấp của Quỹ, căn cứ vào chứng từ, ghi:

            Nợ các TK 111, 112, 152 ...

                        Có TK 336 - Phải trả nội bộ (3362)

            - Khi nhận TSCĐ của Quỹ cấp để phục vụ cho Ban quản lý XDCB, căn cứ vào chứng từ, ghi:

            Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

                        Có TK 336 - Phải trả nội bộ (3362)

            - Khi xuất tiền mua nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho quá trình đầu tư, ghi:

            Nợ TK 241 – XDCB dở dang

                        Có các TK 111, 112

                        Có TK 152 - Vật liệu

            - Công trình đầu tư XDCB hoàn thành quyết toán, bàn giao, căn cứ vào biên bản bàn giao, ghi:

            Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ (3362)

                        Có TK 241 – XDCB dở dang

            4.1.2. Hạch toán ở Quỹ

            - Khi cấp vốn bằng TSCĐ, vật liệu, bằng tiền cho Ban quản lý XDCB, kế toán ghi:

            Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1362)

                        Có các TK 111, 112, 152, 211

            - Khi nhận TSCĐ hoàn thành do Ban Quản lý dự án bàn giao, ghi:

            Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1362)

 

            4.2. Giai đoạn đầu tư XDCB hoàn thành bàn giao sử dụng

4.2.1. Hạch toán ở Quỹ.

- Khi nhận quyết toán công trình hoàn thành của chi nhánh gửi lên, kế toán ghi:

            Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

                        Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1362)

            - Khi công trình hoàn thành có quyết định bàn giao cho chi nhánh sử dụng, kế toán ghi:

            Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1362)

                        Có TK 211 – TSCĐ hữu hình.

            4.2.2. Hạch toán tại Chi nhánh, Văn phòng

            Căn cứ vào hồ sơ bàn giao TSCĐ của Quỹ, ghi:

            Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

                        Có TK 336 - Phải trả nội bộ (3362).

 

 

TÀI KHOẢN 242

CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí của các niên độ kế toán sau.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Thuộc loại chi phí trả trước dài hạn, gồm:

- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (Quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và TSCĐ khác) phục vụ cho hoạt động của Quỹ trong nhiều năm tài chính. Trường hợp trả trước tiền thuê đất có thời hạn nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì số tiền trả trước về thuê đất có thời hạn không được hạch toán vào Tài khoản 242 mà hạch toán vào Tài khoản 213;

- Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục vụ cho kinh doanh nhiều kỳ nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng;

-  Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động của nhiều năm tài chính;

- Chi phí thành lập, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;

- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn được phép phân bổ cho nhiều năm;

- Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình;

- Chi phí đào tạo cán bộ quản lý;

- Chi phí di chuyển địa điểm hoạt động, hoặc tổ chức lại đơn vị phát sinh lớn được phân bổ cho nhiều năm - Nếu chưa lập dự phòng tái cơ cấu;

- Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,...) và các loại lệ phí mà Quỹ mua và trả một lần cho nhiều năm tài chính;

- Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động của đơn vị trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm;

- Chi phí đi vay trả trước dài hạn như lãi tiền vay trả trước;

- Lãi mua hàng trả chậm, trả góp;

- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn Quỹ không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ nhiều năm;

- Số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư;

- Các khoản khác.

2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 242 những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động của Quỹ trên một năm tài chính;

3. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí từng niên độ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý;

4. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước dài hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí;

5. Quỹ phải mở sổ chi tiết theo dõi riêng biệt chênh lệch tỷ giá hối đoái (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động chưa phân bổ vào chi phí.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ẢNH CỦA
TÀI KHOẢN 242 - CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN

 

Bên Nợ:

- Các khoản chi phí trả trước dài hạn phát sinh trong kỳ;

- Phản ánh số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư để phân bổ dần vào chi phí.

 

Bên Có:

- Các khoản chi phí trả trước dài hạn đã tính vào chi phí trong kỳ;

- Phản ánh số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động, khi hoàn thành đầu tư) vào chi phí trong kỳ.

 

Số dư bên Nợ:

            - Các khoản chi phí trả trước dài hạn chưa tính vào chi phí trong kỳ;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư chưa xử lý tại thời điểm cuối năm tài chính.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước dài hạn lớn phải phân bổ dần vào chi phí của nhiều năm tài chính như: Chi phí thành lập, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí di chuyển địa điểm,…, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)          

Có các TK 111, 112, 152, 331, 334, 338,...

Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí, ghi:

Nợ các TK 631, 642

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

2. Khi trả trước tiền thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng theo phương thức thuê hoạt động và phục vụ hoạt động cho nhiều năm, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112,...

3. Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động trên một năm tài chính phải phân bổ nhiều năm:

- Khi xuất công cụ, dụng cụ, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

- Định kỳ tiến hành phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ đã xuất dùng theo tiêu thức hợp lý. Khi phân bổ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

4. Trường hợp mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp:

- Khi mua TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay, hoặc cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ các TK 211, 213  (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa

                      Tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-)

                      Thuế GTGT (nếu có))

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

- Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

5. Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh lớn, Quỹ không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ chi phí vào nhiều năm tài chính khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành:

5.1. Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn vào tài khoản chi phí trả trước dài hạn, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

Có TK 241 - XDCB dở dang (2413).

5.2. Định kỳ, tính và phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí quản lý trong năm tài chính, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

 

6. Khi kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá phát sinh lớn) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư, bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng để phân bổ dần vào chi phí, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132).

7. Trường hợp Quỹ trả trước dài hạn lãi tiền vay cho bên cho vay, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Có các TK 111, 112,...

   - Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào chi phí hoạt động nghiệp vụ hoặc vốn hoá tính vào giá trị tài sản dở dang, ghi:

  Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Nếu chi phí đi vay ghi vào chi phí trong kỳ)

  Nợ TK 241 - XDCB dở dang (Nếu chi phí đi vay được vốn hoá vào giá trị tài sản  đầu tư xây dựng dở dang)

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

 

 

TÀI KHOẢN 244

KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC DÀI HẠN

 

 

            Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền hoặc giá trị tài sản mà Quỹ đem đi ký quỹ, ký cược dài hạn tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác có thời hạn trên 1 năm.

            Các khoản tiền, tài sản đem ký quỹ, ký cược dài hạn phải được theo dõi chặt chẽ và kịp thời thu hồi khi hết thời hạn ký quỹ, ký cược...

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 244 - KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC DÀI HẠN

 

Bên Nợ:

Số tiền hoặc giá trị tài sản mang đi ký quỹ, ký cược dài hạn.

 

Bên Có:

- Khoản khấu trừ (phạt) vào tiền ký quỹ, ký cược dài hạn tính vào chi phí khác;

- Số tiền hoặc giá trị tài sản ký quỹ, ký cược dài hạn giảm do rút về.

 

Số dư bên Nợ:

Số tiền hoặc giá trị tài sản đang ký quỹ, ký cược dài hạn.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi chuyển tiền để ký quỹ, ký cược dài hạn, ghi:

Nợ TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn (Chi tiết theo từng khoản)

Có TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121, 1122).

 

2. Khi nhận lại số tiền ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121, 1122)

         Có TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn.

 

3. Trường hợp Quỹ bị phạt, khấu trừ vào tiền ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

         Có TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn.

TÀI KHOẢN 251

CHO VAY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam cho các doanh nghiệp viễn thông vay và tình hình thu hồi nợ các khoản cho vay của Quỹ.

Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông đối với các doanh nghiệp viễn thông và Internet thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hạ tầng viễn thông, Internet và các cơ sở vật chất khác phục vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông gồm:

- Cho vay trung hạn

- Cho vay dài hạn
 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN  NÀY CẦN  TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Chỉ phản ánh vào TK 251 số tiền cho vay các dự án phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ viễn thông công ích thuộc đối tượng hỗ trợ quy định của pháp luật và có trong kế hoạch năm đã được Bộ Thông tin truyền thông thông qua.

2. Phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện và quy định về thủ tục cho vay theo quy định của Quỹ.

3. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi rõ ràng, rành mạch các khoản cho vay, thu hồi nợ vay trung hạn, dài hạn theo từng lần của từng đối tượng vay. Trong từng khoản nợ vay phải hạch toán được thời hạn vay, trả nợ, lãi suất phải trả. Đồng thời phải phản ánh được các khoản cho vay đủ tiêu chuẩn, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.

4. Đối với từng khoản cho vay hỗ trợ, kế toán  phải mở sổ chi tiết theo dõi theo từng loại đồng tiền cho vay (Đồng VN, USD…). Nếu cho vay bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán và theo dõi nguyên tệ trên tài khoản 007- Ngoại tệ (TK ngoài Bảng Cân đối kế toán).

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

 TÀI KHOẢN 251- CHO VAY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG

 

Bên Nợ: Số tiền cho vay

Bên Có: Số tiền đơn vị vay đã trả nợ

Số dư bên Nợ: Số tiền đơn vị vay còn nợ Quỹ đến cuối kỳ.

 

Tài khoản 251- Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2511- Cho vay trung hạn: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp vay trung hạn và tình hình thu hồi nợ các khoản cho vay phát triển hạ tầng viễn thông.

Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 3:

+ TK 25111- Nợ đủ tiêu chuẩn: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay đang trong hạn trả nợ và đã được đánh giá là có khả năng trả nợ đúng hạn, đầy đủ khi đến hạn trả nợ.

+ TK 25112- Nợ dưới tiêu chuẩn: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay trung hạn đã quá hạn trả nợ và tình  hình thu hồi  nợ các khoản cho vay đó.

+ TK 25113- Nợ nghi ngờ: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay trung hạn đang ở tình trạng nghi ngờ và tình hình thu hồi  nợ các khoản cho vay đó.

+ TK 25114- Nợ có khả năng mất vốn: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay trung hạn đã được đánh giá là có khả năng mất vốn.

- Tài khoản 2512- Cho vay  dài hạn: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay dài hạn và tình hình thu hồi nợ các khoản cho vay dài hạn.

Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 3:

+ TK 25121- Nợ đủ tiêu chuẩn: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay dài hạn đang trong hạn trả nợ hoặc đã được gia hạn nợ và đã được đánh giá là có khả năng trả nợ đúng hạn, đầy đủ khi đến hạn trả nợ.

+ TK 25122- Nợ dưới tiêu chuẩn: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay dài hạn đã quá hạn trả nợ và tình  hình thu hồi  nợ các khoản cho vay đó.

+ TK 25123- Nợ nghi ngờ: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay dài hạn đang ở tình trạng nghi ngờ và tình hình thu hồi  nợ các khoản cho vay đó.

+ TK 25124- Nợ có khả năng mất vốn: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay dài hạn đã được đánh giá là có khả năng mất vốn.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi xuất tiền cho các đơn vị vay phát triển hạ tầng viễn thông, ghi:

 Nợ TK 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

2. Khi thu nợ đơn vị vay, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

3. Khi doanh nghiệp viễn thông bị phá sản, giải thể và Quỹ được quyền tham gia quá trình quản lý và thanh lý tài sản của doanh nghiệp vay vốn theo quy định của Luật phá sản:

 

3.1. Khi thu được tiền thanh lý tài sản, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác (3388)

 

3.2. Khi phát sinh các khoản chi phí phục vụ cho quá trình thanh lý, ghi:

Nợ TK 338- Phải trả, phải nộp khác (3388)

Có các TK 111, 112

3.3. Khi có quyết định dùng tiền thu thanh lý bù đắp số dư nợ vay của doanh nghiệp viễn thông và Internet, ghi:

Nợ TK 359 - Quỹ dự phòng rủi ro cho vay (Số chênh lệch giữa giá trị khoản nợ vay và số thu nhập thanh lý tài sản của doanh nghiệp vay bị phá sản, giải thể)

Nợ TK 338- Phải trả, phải nộp khác (3388)

Có TK 251- Cho vay phát triền hạ tầng viễn thông

 

4. Khi các chủ nợ vay hoàn toàn không có khả năng trả nợ đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và quyết định dùng quỹ dự phòng rủi ro cho vay để bù đắp số thiệt hại, ghi:

Nợ TK 359 - Quỹ dự phòng rủi ro cho vay

Có TK 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông.

Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý (TK ngoài Bảng CĐKT) 

5. Trường hợp khi đến hạn trả nợ vay nhưng đơn vị vay chưa có khả năng trả nợ, nếu không được quỹ cho gia hạn trả thì kế toán phải lập phiếu để chuyển nợ vay từ nợ đủ tiêu chuẩn sang nợ dưới tiêu chuẩn, ghi:

Nợ TK 25112- Nợ dưới tiêu chuẩn

Có TK 25111- Nợ đủ tiêu chuẩn

Trường hợp chuyển từ nợ dưới tiêu chuẩn sang nợ nghi ngờ, và từ nợ nghi ngờ sang nợ có khả năng mất vốn phải có chứng cứ và phải có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền. Căn cứ vào biên bản xử lý để kế toán ghi sổ:

- Khi chuyển từ nợ dưới tiêu chuẩn sang nợ nghi ngờ, ghi:

Nợ TK 25113- Nợ nghi ngờ

TK 25112- Nợ dưới tiêu chuẩn
- Khi chuyển từ nợ nghi ngờ sang nợ có khả năng mất vốn, ghi:

Nợ TK 25114- Nợ có khả năng mất vốn

TK 25113- Nợ nghi ngờ

6. Trường hợp chuyển nợ vay dài hạn cũng được thực hiện tương tự như nghiệp vụ 5.

 

7. Khi thu hồi được các khoản cho vay đã xoá nợ, được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro cho vay hoặc bù đắp bằng các nguồn khác, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 711- Thu nhập khác

Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý (TK ngoài Bảng CĐKT) đúng bằng số tiền đã thu được.

LOẠI TÀI KHOẢN 3

NỢ PHẢI TRẢ

 

Loại tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình hoạt động mà Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, phải trả cho Nhà nước, phải trả công nhân viên và các khoản phải trả khác.

Nợ phải trả của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

1. Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam có trách nhiệm trả trong vòng một năm.

Nợ ngắn hạn gồm các khoản:

- Vay ngắn hạn;

- Khoản nợ dài hạn đến hạn trả;

- Các khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp;

- Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước;

- Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động;

- Các khoản chi phí phải trả;

- Các khoản phải trả ngắn hạn khác.

2. Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm.

Nợ dài hạn gồm các khoản:

- Vay dài hạn cho đầu tư phát triển;

- Nợ dài hạn phải trả;

- Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn;

- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;

- Dự phòng phải trả;

- Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích;

- Quỹ dự phòng rủi ro cho vay.

 

HẠCH TOÁN LOẠI TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Các khoản nợ phải trả của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải được theo dõi chi tiết số nợ phải trả, số nợ đã trả theo từng chủ nợ. Tổng số nợ phải trả của mỗi tài khoản phải bằng tổng số nợ phải trả của các chủ nợ cùng tài khoản.

2. Các khoản nợ phải trả của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải được phân loại thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn căn cứ vào thời hạn phải thanh toán của từng khoản nợ phải trả.

3. Cuối niên độ kế toán, số dư của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ phải được đánh giá theo tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại ngày khoá sổ lập báo cáo tài chính.

4. Những chủ nợ mà Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam có quan hệ giao dịch, mua hàng thường xuyên hoặc có số dư về nợ phải trả lớn, bộ phận kế toán phải kiểm tra, đối chiếu về tình hình công nợ đã phát sinh với từng khách hàng và định kỳ phải có xác nhận nợ bằng văn bản với các chủ nợ.

5. Các tài khoản nợ phải trả chủ yếu có số dư bên Có, nhưng trong quan hệ với từng chủ nợ, các Tài khoản 331, 333, 334, 338 có thể có số dư bên Nợ phản ánh số đã trả lớn hơn số phải trả. Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính cho phép lấy số dư chi tiết của các tài khoản này để lên hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn” của Bảng Cân đối kế toán.

Loại Tài khoản Nợ phải trả, có 16 tài khoản, chia thành 4 nhóm:

Nhóm Tài khoản 31 - Nợ ngắn hạn, có 2 tài khoản:

- Tài khoản 311 - Vay ngắn hạn;            

- Tài khoản 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

Nhóm Tài khoản 33 - Các khoản phải trả, có 7 tài khoản:

- Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán;

- Tài khoản 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển;

- Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;

- Tài khoản 334 - Phải trả người lao động;

- Tài khoản 335 - Chi phí phải trả;

- Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ;

- Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp  khác.

Nhóm Tài khoản 34 - Nợ dài hạn, có 3 tài khoản:

- Tài khoản 341 - Vay dài hạn;

- Tài khoản 342 - Nợ dài hạn;

- Tài khoản 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.

Nhóm Tài khoản 35 - Dự phòng, có  4 tài khoản:

- Tài khoản 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;

- Tài khoản 352 - Dự phòng phải trả;

- Tài khoản 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích;

- Tài khoản 359 - Quỹ dự phòng rủi ro cho vay.

TÀI KHOẢN 311

VAY NGẮN HẠN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hình trả nợ tiền vay của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, bao gồm các khoản tiền vay Ngân hàng, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Quỹ.

Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một năm.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Kế toán tiền vay ngắn hạn phải theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay, số tiền vay đã trả (gốc và lãi vay), số tiền còn phải trả theo từng đối tượng cho vay, theo từng khế ước vay.

2. Trường hợp vay bằng ngoại tệ, hoặc trả nợ vay bằng ngoại tệ phải theo dõi chi tiết gốc ngoại tệ riêng và quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch hoặc theo tỷ giá trên sổ kế toán (Bên Nợ TK 311 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, bên Có TK 311 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng). Các khoản chênh lệch tỷ giá ở thời điểm vay và thời điểm trả nợ vay phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ cuối năm tài chính (Giai đoạn hoạt động) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được ghi nhận ngay vào chi phí hoạt động nghiệp vụ, hoặc thu nhập hoạt động nghiệp vụ trong năm.

            3. Kế toán khoản vay bằng ngoại tệ được phản ánh bên Có TK 311 theo tỷ giá giao dịch, bên Nợ TK 311 được phản ánh theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 311 – VAY NGẮN HẠN

 

Bên Nợ:

- Số tiền đã trả về các khoản vay ngắn hạn;

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm (Do đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ).

 

Bên Có:

- Số tiền vay ngắn hạn;

Số chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng (Do đánh giá lại số nợ vay bằng ngoại tệ).

 

Số dư bên Có:

Số tiền còn nợ về các khoản vay ngắn hạn chưa trả.

 

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1.Vay tiền để mua vật tư dùng cho hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

      Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Tổng giá thanh toán).

 

2. Vay tiền để trả nợ người bán, trả nợ dài hạn, trả nợ vay dài hạn, chi trả các khoản nợ tính vào chi phí hoạt động nghiệp vụ, chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả

Nợ TK 341 - Vay dài hạn

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

Nợ TK 631 - Chi hoạt động nghiệp vụ

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý
            
 Có TK 311 - Vay ngắn hạn.

 

3. Vay ngoại tệ để trả nợ người bán, trả nợ khách hàng, trả nợ dài hạn, trả nợ vay dài hạn, phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày giao dịch:

3.1. Trường hợp tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 341 - Vay dài hạn (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng)

Có TK 511- Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Số chênh lệch giữa tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân

hàng nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán) (5118).

3.2. Trường hợp tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 341 - Vay dài hạn (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
            
Nợ TK 631- Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Số chênh lệch giữa tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán) (6318).

            Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng).

 

        4. Vay tiền về nhập quỹ tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng, ghi:

        Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 311- Vay ngắn hạn.

      5. Khi vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để mua vật liệu nhập kho hoặc sử dụng ngay hoặc trả tiền thuê dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 152, 631, 642 (Theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng)

 Có TK 311 – Vay ngắn hạn (Theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng).

 6. Khi Quỹ trả nợ tiền vay ngắn hạn bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, ghi:

  Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn

Có các TK 111, 112,...

7. Khi thanh toán nợ vay ngắn hạn bằng tiền mặt hoặc tiền gửi bằng ngoại tệ trong giai đoạn đã đi vào hoạt động:

7.1. Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 311)

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Lỗ tỷ giá hối đoái TK 6318)

Có các TK 111(1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 1112, 1122).

7.2. Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 311)

Có TK 511 – Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Lãi tỷ giá hối đoái TK 5118).                                                                              

Có các TK 111(1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 1112, 1122).

8. Khi thanh toán nợ vay ngắn hạn bằng tiền mặt hoặc tiền gửi bằng ngoại tệ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động)

8.1.Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ vay ngắn hạn, ghi:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 311)

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111(1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 1112, 1122).

 

8.2. Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ vay ngắn hạn, ghi:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 311)

      Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131 - Lãi tỷ giá hối đoái)                                                                             

       Có các TK 111(1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 1112, 1122).

9. Cuối niên độ kế toán, số dư nợ vay ngắn hạn có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính năm:

9.1. Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn

           Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

9.2. Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

           Có TK 311 – Vay ngắn hạn.

TÀI KHOẢN 315

NỢ DÀI HẠN ĐẾN HẠN TRẢ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ dài hạn đã đến hạn trả mà chưa trả trong kỳ kế toán năm; số nợ dài hạn đến hạn trả trong kỳ kế toán năm tới và tình hình thanh toán các khoản nợ đó.

Nợ dài hạn đến hạn trả là các khoản nợ dài hạn đã đến hạn phải trả cho chủ nợ trong niên độ kế toán hiện hành.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Cuối niên độ kế toán, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải căn cứ vào kế hoạch trả nợ dài hạn, xác định số nợ dài hạn đã đến hạn phải thanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo và chuyển sang nợ dài hạn đến hạn trả.

2. Kế toán phải theo dõi chi tiết nợ dài hạn đến hạn trả, số đã trả, số còn phải trả của nợ dài hạn đến hạn trả theo từng chủ nợ. Nợ dài hạn đến hạn trả bằng ngoại tệ phải theo dõi chi tiết gốc ngoại tệ riêng và quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch). Bên Nợ TK 315 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán. Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm tài chính được ghi nhận ngay vào chi phí hoạt động nghiệp vụ hoặc thu nhập hoạt động nghiệp vụ trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 315 – NỢ DÀI HẠN ĐẾN HẠN TRẢ

 

Bên Nợ:

- Số tiền đã thanh toán về nợ dài hạn đến hạn trả;

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại số dư nợ dài hạn có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính.

Bên Có:

- Số nợ dài hạn đến hạn trả phát sinh;

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng do đánh giá lại số dư nợ dài hạn có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính.

Số dư bên Có:

Số nợ còn phải trả của nợ dài hạn đã đến hạn hoặc quá hạn phải trả.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Cuối niên độ kế toán, xác định số nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

 Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

2. Trả nợ dài hạn đến hạn trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả

Có các TK 111,112,…

 

3. Trong giai đoạn hoạt động, khi Quỹ trả nợ dài hạn đến hạn trả bằng ngoại tệ:

- Nếu tỷ giá ngoại tệ trên sổ kế toán TK 315 nhỏ hơn tỷ giá ngoại tệ trên sổ kế toán TK 111, TK 112, ghi:

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Lỗ tỷ giá - TK6318)

 Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

 

- Nếu tỷ giá ngoại tệ trên sổ kế toán TK 315 lớn hơn tỷ giá ngoại tệ trên sổ kế toán TK 111, TK 112, ghi:

 Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

             Có TK 511 - Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Lãi tỷ giá – TK 5118)

             Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá trên sổ kế toán).

 

4. Trong giai đoạn trước hoạt động, khi Quỹ trả nợ dài hạn đến hạn trả của hoạt động đầu tư XDCB bằng ngoại tệ:

- Nếu tỷ giá ngoại tệ trên sổ kế toán TK 315 nhỏ hơn tỷ giá ngoại tệ trên sổ kế toán TK 111, TK 112, ghi:

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lỗ tỷ giá)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

- Nếu tỷ giá ngoại tệ trên sổ kế toán TK 315 lớn hơn tỷ giá ngoại tệ trên sổ kế toán TK 111, TK 112, ghi:

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

 Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lãi tỷ giá)

 Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

 

         5. Khi trả nợ dài hạn đến hạn trả bằng tiền thu hồi công nợ hoặc tiền vay mới, ghi:

        Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả

        Có các TK 131, 138

         Có TK 311 - Vay ngắn hạn.

 

6. Cuối niên độ kế toán, số dư nợ dài hạn đến hạn trả có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính năm:

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả

 Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

             Có TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả.

TÀI KHOẢN 331

PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, người nhận thầu.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp vật liệu, hàng hóa, dịch vụ cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.

2. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ trả tiền ngay (bằng tiền mặt, tiền séc hoặc đã trả qua Ngân hàng).

3. Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán.

4. Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp ngoài hóa đơn mua hàng.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 331 - PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN

 

Bên Nợ:

- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ;

- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ;

- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng;

- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho Quỹ giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán;

- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán.

Bên Có:

- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu;

- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức.

Số dư bên Có:

Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp.

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở Tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Mua vật liệu, công cụ dụng cụ chưa trả tiền người bán về nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) ( nếu có).

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

2. Mua TSCĐ chưa trả tiền cho người bán đưa vào sử dụng, căn cứ hoá đơn của người bán, biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có).

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

3. Nhận dịch vụ cung cấp (chi phí vận chuyển hàng hoá, điện, nước, điện thoại, kiểm toán, tư vấn, quảng cáo, dịch vụ khác) của người bán, giá trị dịch vụ mua vào sẽ bao gồm cả thuế GTGT, hoặc không bao gồm thuế GTGT đầu vào - tuỳ theo phương pháp xác định thuế GTGT phải nộp, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Nợ các TK 631, 642, 811

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

4. Khi thanh toán số tiền phải trả cho người bán vật tư, công cụ, dụng cụ, người cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112, 311, 341,...

5. Khi ứng trước tiền cho người bán vật tư, công cụ, dụng cụ, người cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112,...

6. Khi nhận lại tiền do người bán hoàn lại số tiền đã ứng trước vì không có hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

7. Chiết khấu thanh toán mua vật tư, công cụ, dụng cụ mà Quỹ được hưởng do thanh toán trước thời hạn phải thanh toán và tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán, người cung cấp, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 511 - Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (5118).

8. Trường hợp vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào đã nhập kho, phải trả lại do không đúng quy cách, phẩm chất được tính trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có các TK 152, 153, ...

9. Trường hợp người bán chấp thuận giảm giá cho số vật tư, công cụ, dụng cụ mà Quỹ đã mua vì không đúng quy cách, phẩm chất và hàng hoá vẫn còn trong kho, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 152, 153, ... (Giá trị được giảm giá)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).

10. Trường hợp các khoản nợ phải trả cho người bán không tìm ra chủ nợ hoặc chủ nợ không đòi và được xử lý ghi tăng thu nhập khác của Quỹ, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 711 - Thu nhập khác (7118).

11. Cuối niên độ kế toán, số dư các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ kế toán, lập báo cáo tài chính và hạch toán như sau:

- Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính nhỏ hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 331 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính lớn hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 331 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái cuối niên độ (Xem phần hướng dẫn ở TK 413).

 

TÀI KHOẢN 332

KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DN VIỄN THÔNG CHỜ KẾT CHUYỂN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông cho Quỹ và tình hình kết chuyển số tiền thu được thành lập Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích hoặc bổ sung vốn NSNN cấp.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

 MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

  1. Số tiền đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông phản ánh vào tài khoản này là toàn bộ số thực tế phát sinh trong kỳ (gồm cả số đã thu được tiền và số chưa thu được tiền) theo tỷ lệ qui định trên: 

- Doanh thu cung ứng dịch vụ cho khách hàng sử dụng thực tế phát sinh của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định hiện hành

- Cước kết nối bổ sung theo qui định hiện hành (nếu có)

  1. Trong năm, trên cơ sở kế hoạch đóng góp tài chính năm (chia theo quý) của các doanh nghiệp viễn thông gửi Quỹ và Bộ Thông tin và truyền thông, Quỹ thông báo số tiền phải nộp cho từng doanh nghiệp theo quý. Kết thúc năm tài chính, theo thời hạn quy định Quỹ tiến hành quyết toán số tiền phải đóng góp tài chính với các doanh nghiệp viễn thông để xác định số phải nộp, số đã nộp và số còn phải nộp. Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thừa cho Quỹ thì số nộp thừa được trừ vào số tiền phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc Quỹ phải hoàn trả cho doanh nghiệp
  2. Về nguyên tắc, kết thúc năm tài chính Quỹ và các doanh nghiệp viễn thông phải tiến hành quyết toán để xác định số phải nộp làm cơ sở ghi sổ kế toán khoản đóng góp. Tuy nhiên trong trường hợp khi kết thúc năm tài chính  giữa Quỹ và các doanh nghiệp viễn thông chưa tiến hành quyết toán thì Quỹ phải tiến hành xác định khoản đóng góp này trên cở sở các thông báo số phải nộp trong năm đến các doanh nghiệp để ghi sổ kế toán số còn phải thu (nếu doanh nghiệp chưa nộp đủ theo thông báo). Khi doanh nghiệp và Quỹ tiến hành quyết toán, nếu có chênh lệch thì Quỹ tiến hành điều chỉnh số kế toán theo qui định hiện hành.
  3. Định kỳ Quỹ tiến hành xác định và kết chuyển các khoản đóng góp đã thu được tiền bổ sung vốn hoạt động và lập Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích .
  4. Quỹ phải mở sổ chi tiết theo dõi chi tiết số đóng góp đã thu được tiền, số chưa thu được tiền , số kết chuyển bổ sung vốn hoạt động, số kết chuyển lập Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

 

 KẾT CẦU VÀ NỘI DUNG CỦA TÀI KHOẢN 332 – KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DN VIỄN THÔNG CHỜ KẾT CHUYỂN

 

Bên Nợ:

- Kết chuyển số đóng góp của DN viễn thông đã thu được tiền sang lập quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

- Kết chuyển số đóng góp đã thu được tiền bổ sung nguồn vốn hoạt động

Bên Có:

- Số đóng góp phát sinh bằng tiền

- Số đóng góp phát sinh phải thu

Số dư bên Có:

Phản ánh số đóng góp chưa thu được tiền hoặc đã thu được tiền nhưng chưa làm thủ tục bổ sung vốn hoạt động,  chuyển lập Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi thu được tiền các khoản đóng góp của DN viễn thông, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

 Có TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

2. Cuối kỳ, căn cứ trên hồ sơ (Thông báo của Quỹ, báo cáo của doanh nghiệp viễn thông hoặc số xác nhận) khoản đóng góp giữa DN viễn thông và Quỹ, xác định số còn phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông, ghi:

Nợ TK 132 -Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

 Có TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

3. Khi thu được tiền các khoản đóng góp còn phải thu, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

 Có TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

4. Định kỳ, thực hiện các thủ tục chuyển khoản đóng góp đã thu được bằng tiền lập Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích, ghi:

Nợ TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

 Có TK 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

5. Khi có quyết định chuyển khoản đóng góp đã thu được tiền bổ sung nguồn vốn hoạt động, ghi:

Nợ TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

   Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (4112)

6. Căn cứ vào doanh thu thực tế phát sinh trong năm của doanh nghiệp viễn thông theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, Quỹ xác định số chênh lệch giữa: số phải đóng góp theo thông báo của Quỹ hoặc số báo cáo của doanh nghiệp trong năm và số quyết toán thực tế giữa Quỹ và doanh nghiệp viễn thông.

6.1. Trường hợp số quyết toán nhỏ hơn số đóng góp đã ghi sổ, ghi giảm số phải thu hoặc Quỹ chi tiền trả cho doanh nghiệp viễn thông, ghi:

Nợ TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

Có TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

 Có các TK 111, 112,...

 

6.2. Trường hợp số quyết toán lớn hơn số đóng góp đã ghi sổ, xác định số chênh lệch phải đóng góp thêm, ghi:

Nợ TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

 Có TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

 

7. Khi có quyết định xoá sổ các khoản đóng góp của các DN viễn thông công ích do không thu được hoặc do doanh nghiệp đó mất khả năng thanh toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền, ghi:

Nợ TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết  chuyển.

Có TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý  (TK ngoài Bảng CĐKT) khoản đóng góp chưa thu được xử lý.

TÀI KHOẢN 333

THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC

Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam chủ động tính và xác định số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp. Việc kê khai đầy đủ, chính xác số thuế, phí và lệ phí phải nộp là nghĩa vụ của Quỹ.

2. Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế, phí và lệ phí cho Nhà nước. Trường hợp có thông báo số thuế phải nộp, nếu có thắc mắc và khiếu nại về mức thuế, về số thuế phải nộp theo thông báo thì cần được giải quyết kịp thời theo quy định. Không được vì bất cứ lý do gì để trì hoãn việc nộp thuế.

3. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.

4. Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam nếu nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 333 - THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC

 

Bên Nợ:

- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;

- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;

- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.

Bên Có:

- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Số dư bên Có:

Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Trong trường hợp cá biệt, Tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.

Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.

+ Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

- Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước

Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu: Phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước .

Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 3336 - Thuế tài nguyên: Phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất: Phản ánh số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

- Tài khoản 3338 - Các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các loại thuế khác không ghi vào các tài khoản trên, như: Thuế môn bài, thuế nộp thay cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam... Tài khoản này được mở chi tiết cho từng loại thuế khác.

Tài khoản 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Tài khoản này còn phải ánh các khoản Nhà nước trợ cấp cho doanh nghiệp (nếu có) như các khoản trợ cấp, trợ giá.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Thuế GTGT phải nộp (3331)

              1.1. Kế toán thuế GTGT đầu ra (TK 33311)

Khi Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam nhượng bán vật tư, TSCĐ và cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu (Theo số chưa có thuế GTGT) và thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131,... (Tổng giá thanh toán)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Theo số chưa có thuế GTGT)

1.2. Kế toán thuế GTGT của hàng nhập khẩu (TK 33312)

1.2.1. Khi nhập khẩu vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ nhập khẩu (chưa bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu), ghi:

Nợ các TK 152, 153, 211, ...

      Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333)

      Có các TK 111, 112, 331,...

Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:

- Vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312).

     - Trường hợp vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động nghiệp vụ của Quỹ hoặc dùng vào sản xuất kinh doanh dịch vụ không chịu thuế GTGT thì thuế GTGT hàng nhập khẩu được hạch toán vào giá trị vật tư, công cụ dụng cụ, TSCĐ nhập khẩu.

1.2.2. Khi thực nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312)

Có các TK 111, 112,...

1.3. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

Cuối kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ:

- Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ được chuyển trừ vào số thuế GTGT đầu ra, ghi:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.

-  Số thuế GTGT thực nộp vào NSNN, khi nộp ghi:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có các TK 111, 112,...

1.4. Kế toán thuế GTGT được giảm, trừ

- Nếu số thuế GTGT phải nộp được giảm, được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:

 

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 711 - Thu nhập khác (7118).

- Nếu số thuế GTGT được giảm, được NSNN trả lại bằng tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 711 - Thu nhập khác (7118).

2. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TK 3332)

- Khi nhập khẩu TSCĐ, vật liệu, công cụ dụng cụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế về số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 211,...

Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Khi nộp tiền thuế tiêu thụ đặc biệt vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có các TK 111, 112,...

 

3. Thuế nhập khẩu (TK 3333)

- Khi nhập khẩu vật tư, công cụ dụng cụ, TSCĐ, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, công cụ dụng cụ, TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu), ghi:

Nợ các TK 152, 153, 211,... (Giá có thuế nhập khẩu)

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112, 331,...

- Khi nộp thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112,...

4. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TK 3334)

4.1. Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định, ghi:

Nợ TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

4.2. Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111, 112,...

4.3. Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:

- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:

Nợ TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có các TK 111, 112,...

5. Thuế thu nhập cá nhân (TK 3335)

5.1. Nguyên tắc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (gọi tắt là thuế thu nhập cá nhân):

- Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam chi trả thu nhập hoặc được uỷ quyền chi trả thu nhập (gọi tắt là cơ quan chi trả thu nhập) phải thực hiện việc kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Quỹ chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế để nộp thay tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước.

- Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam chi trả thu nhập có trách nhiệm tính số tiền thù lao được hưởng, tính thuế thu nhập cá nhân và thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân, và nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp phải cấp “Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập” cho cá nhân có thu nhập cao phải nộp thuế, quản lý sử dụng và quyết toán biên lai thuế theo chế độ qui định.

5.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

5.2.1. Hàng tháng, khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế của công nhân viên và người lao động khác, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).

5.2.2. Khi chi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, Quĩ phải xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập, ghi:

- Trường hợp chi trả tiền thù lao, dịch vụ thuê ngoài... ngay cho các cá nhân bên ngoài, ghi:

Nợ TK 642 (Tổng số phải thanh toán); hoặc

Nợ TK 161 - Chi kinh phí sự nghiệp (Tổng số tiền phải thanh toán); hoặc

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Tổng tiền phải thanh toán (4311)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) (Số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ)

Có các TK 111, 112,... (Số tiền thực trả).

- Khi chi trả các khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập cao, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng số tiền phải trả)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ) (3335)

Có các TK 111, 112,... (Số tiền thực trả).

5.2.3. Quỹ chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân được hưởng khoản tiền thù lao tính theo tỷ lệ (%) trên số tiền thuế đối với thu nhập thường xuyên và trên số tiền thuế đối với thu nhập không thường xuyên trước khi nộp vào Ngân sách Nhà nước. Khi xác định số tiền thù lao được hưởng từ việc kê khai, khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định, ghi:

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335)

Có TK 711 - Thu nhập khác (7118).

5.2.4. Khi nộp thuế thu nhập cá nhân vào Ngân sách Nhà nước thay cho người có thu nhập cao, ghi:

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335)

Có các TK 111, 112,...

6. Thuế tài nguyên (TK 3336)

- Xác định số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6428)

Có TK 3336 - Thuế tài nguyên.

- Khi thực nộp thuế tài nguyên vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3336 - Thuế tài nguyên

Có các TK 111, 112,...

7. Thuế nhà đất, tiền thuê đất (TK 3337)

 Xác định số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp tính vào chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6428)

Có TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất.

- Khi nộp tiền thuế nhà đất, tiền thuê đất vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất

Có các TK 111, 112,...

8. Các loại thuế khác (3338), Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (3339)

- Khi xác định số lệ phí trước bạ tính trên giá trị tài sản mua về (khi đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng), ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).

- Khi thực nộp các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác, ghi:

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3338, 3339)

Có các TK 111, 112,...

TÀI KHOẢN 334
PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 334 - PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG

 

Bên Nợ:

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

 

Bên Có:

Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động;

 

Số dư bên Có:

Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.

Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ Tài khoản 334 rất cá biệt (nếu có) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.

Tài khoản 334 - Phải trả người lao động, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của Quĩ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.

- Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của Quỹ về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6421)

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348).

2. Tiền thưởng trả cho công nhân viên:

- Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).

    - Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:

           Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341)
Có các TK 111, 112,...

 

3. Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,...) phải trả cho công nhân viên, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).

 

4. Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi:

Nợ TK 642- Chi phí quản lý
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).

 

5. Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của Quỹ như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý.... ghi:

 Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 141 - Tạm ứng
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Có TK 138 - Phải thu khác.

 

6. Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động khác của Quỹ phải nộp Nhà nước, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).

 

7. Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của Quỹ, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có các TK 111, 112,...

 

8. Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của Quỹ, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có các TK 111, 112,...

 

9. Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của Quỹ:

- Khi xác định được số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của Quỹ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348).

- Khi chi tiền ăn ca cho công nhân viên và người lao động khác của Quỹ, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có các TK 111, 112,...

TÀI KHOẢN 335

CHI PHÍ PHẢI TRẢ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí hoạt động trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này.

Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí hoạt động quản lý kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí hoạt động. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí hoạt động trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong kỳ.

 

Thuộc loại chi phí phải trả, bao gồm các khoản sau:

1. Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, Quỹ được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo.

2. Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Chỉ được hạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí phải trả theo quy định trên. Ngoài các nội dung quy định này, nếu phát sinh những khoản khác phải tính trước và hạch toán vào chi phí hoạt động trong kỳ, Quỹ phải có giải trình về những khoản chi phí phải trả đó.

2. Việc trích trước và hạch toán những chi phí chưa phát sinh vào chi phí hoạt động trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ (Lập dự toán chi phí và dự toán trích trước) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh. Nghiêm cấm việc trích trước vào chi phí những nội dung không được tính vào chi phí hoạt động.

3. Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán năm, các khoản chi phí phải trả phải được quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phải xử lý theo chính sách tài chính hiện hành.

4. Những khoản chi phí trích trước chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng chưa quyết toán, cuối năm phải giải trình trong bản thuyết minh báo cáo tài chính.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 335 - CHI PHÍ PHẢI TRẢ

 

Bên Nợ:

- Các khoản chi trả thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả;

- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí.

 

Bên Có:

Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí hoạt động.

 

Số dư bên Có:

Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động nhưng thực tế chưa phát sinh.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Trích trước vào chi phí hoạt động số chi sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 335 - Chi phí phải trả.

 

2. Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán kết chuyển chi phí thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa lớn TSCĐ đã được trích trước vào chi phí, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước)

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)

Có TK 241 - XDCB dở dang (2413) (Tổng chi phí thực tế phát sinh)

Có TK 642- Chi phí quản lý (Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trước).

 

3. Trường hợp lãi vay trả sau, cuối kỳ tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6318)

Nợ TK 241 - XDCB dở dang (Lãi tiền vay tính vào giá trị tài sản đầu tư

xây dựng dở dang)

Có TK 335 - Chi phí phải trả.

TÀI KHOẢN 336

PHẢI TRẢ NỘI BỘ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả giữa Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam với các chi nhánh, văn phòng của Quỹ về các khoản phải trả nội bộ về khoản Quỹ cấp xuống cho chi nhánh, văn phòng chi hoạt động, chi quản lý, phải nộp, phải cấp hoặc các khoản mà các chi nhánh đã chi, đã thu hộ Quỹ hoặc các chi nhánh khác.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Tài khoản 336 chỉ phản ánh các nội dung kinh tế về quan hệ thanh toán nội bộ đối với các khoản phải trả nội bộ về chi hoạt động và các khoản phải trả nội bộ khác giữa Quỹ và các chi nhánh. Chi nhánh phải là các đơn vị có tổ chức kế toán riêng.

Trường hợp các chi nhánh không tổ chức kế toán riêng mà là đơn vị chuyên chi thì không mở tài khoản 336.

 

2. Nội dung các khoản phải trả nội bộ phản ánh trên Tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" bao gồm:

- Số tiền, vật tư  Quỹ đã cấp cho chi nhánh để chi hoạt động, chi quản lý và quyết toán số chi của chi nhánh với Quỹ;

- Các khoản mà chi nhánh thu hộ phải nộp Quỹ hoặc chi không hết phải nộp Quỹ

- Các khoản mà Quỹ, chi nhánh Quỹ đã chi, trả hộ và các khoản thanh toán vãng lai khác.

Các chi nhánh khi nhận vốn hoạt động của Quỹ giao, chi nhánh ghi tăng nguồn vốn kinh doanh mà không hạch toán vào Tài khoản 336

 

3. Tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" được hạch toán chi tiết cho từng chi nhánh có quan hệ thanh toán, trong đó được theo dõi theo từng khoản phải nộp, phải trả.

 

4. Cuối kỳ, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu Tài khoản 1368, Tài khoản 3368 giữa các đơn vị theo từng nội dung thanh toán nội bộ ngoài vốn để lập biên bản thanh toán bù trừ theo từng chi nhánh làm căn cứ hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản này. Số dư phải trả nội bộ khác ngoài vốn được chi nhánh phải nộp trả hoặc chuyển sang kỳ sau theo yêu cầu quản lý của Quỹ. Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 336 - PHẢI TRẢ NỘI BỘ

 

Bên Nợ:

- Số tiền chi hoạt động, quản lý của chi nhánh quyết toán với Quỹ;

- Số tiền chi không hết nộp trả cho Quỹ;

- Số tiền đã trả về các khoản mà các chi nhánh hoặc Quỹ đã chi hộ hoặc thu hộ;

- Bù trừ các khoản phải thu với các khoản phải trả của cùng một chi nhánh có quan hệ thanh toán;

 

 

Bên Có:

- Số thu hoạt động nghiệp vụ, thu khác phải nộp cho Quĩ;

- Số tiền phải trả cho các chi nhánh;

- Số tiền phải trả cho các đơn vị khác trong nội bộ về các khoản đã được đơn vị khác chi hộ và các khoản thu hộ đơn vị khác.

- Số tiền, vật tư chi nhánh nhận được do Quỹ  cấp.

 

Số dư bên Có:

- Số tiền, vật tư chi nhánh chưa chi hết chuyển kỳ sau.

- Số tiền còn phải trả, phải nộp cho các đơn vị trong nội bộ Quỹ.

           
Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ  có 02 tài khoản cấp 2:

   - Tài khoản 3362 - Phải trả nội bộ về chi hoạt động: TK này chỉ mở ở chi nhánh, văn phòng để phản ánh số tiền, vật tư Quỹ đã cấp cho chi nhánh để chi hoạt động nghiệp vụ, chi quản lý phát sinh tại chi nhánh; Quyết toán số thu hoạt động nghiệp vụ, thu khác tại chi nhánh với Quỹ

    - Tài khoản 3368 - Phải trả nội bộ khác: Phản ánh các khoản thanh toán nội bộ khác ngoài vốn giữa Quỹ và chi nhánh hoặc giữa các chi nhánh thuộc Quỹ.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

 1. Tài khoản 3362 - Phải trả nội bộ về chi hoạt động

 - Khi nhận được tiền từ Quỹ cấp cho chi nhánh về nguồn chi hoạt động, nguồn chi quản lý, ghi:

Nợ các TK 111,112...

         Có TK 3362 - Phải trả nội bộ về chi hoạt động

 

 - Khi chi nhánh nhận được các khoản vật tư do Quỹ cấp dùng  vào chi hoạt động nghiệp vụ, chi quản lý, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Có TK 3362- Phải trả nội bộ về chi hoạt động

- Khi chi nhánh kết chuyển khoản thu hoạt động nghiệp vụ, thu khác thanh toán với Quỹ, ghi

         Nợ các TK 511, 711

   Có TK 3362 - Phải trả nội bộ về chi hoạt động


 - Khi chi nhánh và Quỹ thanh toán các khoản chi hoạt động nghiệp vụ, chi khác, ghi:

                         Nợ TK 3362 – Phải trả nội bộ về chi hoạt động 

                         Có TK 631, 642, 811

          - Khi chi nhánh chuyển tiền trả Quỹ về các khoản chi không hết hoặc phải nộp trả Quỹ các khoản thu , ghi

          Nợ TK 3362 - Phải trả nội bộ về chi hoạt động

          Có các TK 111, 112...

         Đối với các nghiệp vụ chi tại chi nhánh xem hướng dẫn ở các tài khoản chi phí loại 6 và loại 8

  2. Hạch toán Tài khoản 3368 - Phải trả nội bộ khác

  2.1. Hạch toán tại chi nhánh

- Số tiền phải trả cho Quỹ và các chi nhánh khác về các khoản đã được Quỹ và các chi nhánh khác chi hộ, trả hộ, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý
Có TK 3368 - Phải trả nội bộ khác

 

- Khi thu tiền hộ Quỹ và các chi nhánh khác, ghi:

Nợ các TK 111,112,...
Có TK 3368- Phải trả nội bộ khác

 

- Khi trả tiền cho Quỹ và các chi nhánh khác về các khoản phải trả, phải nộp, chi hộ, thu hộ, ghi:

Nợ TK 3368 - Phải trả nội bộ khác
Có các TK 111,112,...

 

- Khi có quyết định điều chuyển tài sản cố định hữu hình cho các chi nhánh thuộc Quỹ, ghi:

Nợ TK 3368- Phải trả nội bộ khác (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)
Có TK 211- TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

         - Khi vay tiền của Quỹ (đơn vị cấp trên) và các chi nhánh khác, ghi:

 Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 3368 - Phải trả nội bộ khác

 

- Bù trừ giữa các khoản phải thu ngoài vốn của Quỹ, các đơn vị khác thuộc Quỹ với các khoản phải nộp, phải trả Quỹ và các đơn vị khác thuộc Quỹ, ghi:

Nợ TK 3368 - Phải trả nội bộ khác
Có TK 1368 - Phải thu nội bộ khác


2.2. Hạch toán ở Quỹ

- Khi có quyết định chi các quỹ cho các chi nhánh, ghi:

Nợ các TK 431...

            Có TK 3368- Phải trả nội bộ khác.

 

- Khi Quỹ chi tiền cho các chi nhánh về các quỹ, ghi:

Nợ TK 3368 - Phải trả nội bộkhác
Có các TK 111, 112,...

 

- Quỹ xác định số phải trả cho các chi nhánh về các khoản mà các chi nhánh đã chi hộ, trả hộ, hoặc Quỹ thu hộ các chi nhánh, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 3368- Phải trả nội bộ.khác

 

- Khi Quỹ trả tiền cho các chi nhánh về các khoản chi hộ, trả hộ, thu hộ, ghi:

Nợ TK 3368 - Phải trả nội bộ
Có các TK 111, 112, ...

TÀI KHOẢN 338

PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC

 

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm TK 33 (từ TK 331 đến TK 336). Tài khoản này cũng đ­ược dùng để hạch toán doanh thu nhận trư­ớc về các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng.

Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoản này gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau:

1. Giá trị tài sản thừa ch­ưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.

2. Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định của cấp có thẩm quyền ghi trong biên bản xử lý, nếu đã xác định đư­ợc nguyên nhân.

3. Số tiền trích và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.

4. Các khoản khấu trừ vào tiền l­ương của công nhân viên theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi ly dị, con ngoài giá thú, lệ phí tòa án, các khoản thu hộ, đền bù...).

5. Các khoản phải trả cho các đơn vị bên ngoài do nhận ký quỹ, ký cư­ợc ngắn hạn. Trường hợp nhận ký quĩ, ký cược ngắn hạn bằng hiện vật không phản ánh ở tài khoản này mà được theo dõi ở tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán (TK 003- Hàng hoá nhận ký gửi, ký cược).

6. Các khoản đi vay, đi m­ượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời.

7. Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ.

8. Các khoản phải trả, phải nộp khác.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 338 - PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC

 

Bên Nợ:

- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý;

- Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên;

- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị;

- Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn;

- Các khoản đã trả và đã nộp khác.

 

Bên Có:

- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (Ch­ưa xác định rõ nguyên nhân);

- Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (Trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay đư­ợc nguyên nhân;

- Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn vào chi phí quản lý;

- Trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khấu trừ vào lư­ơng của công nhân viên;

- Kinh phí công đoàn vư­ợt chi đư­ợc cấp bù;

- Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán;

- Các khoản phải trả khác.

 

Số dư­ bên Có:

- Số tiền còn phải trả, còn phải nộp;

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã trích chư­a nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chư­a chi hết;

- Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết;

Tài khoản này có thể có số d­ư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vư­ợt chi chưa được cấp bù.

 

Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác, có 7  tài khoản cấp 2:

 

- Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản thừa chư­a xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định đ­ược nguyên nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua Tài khoản 338 (3381).

Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị.

Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội của đơn vị.

Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định.

- Tài khoản 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn: Phản ánh số tiền mà Quỹ nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài Quỹ với thời gian dưới 1 năm, để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh được thực hiện đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết.

Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của Quỹ trong kỳ kế toán. Hạch toán vào tài khoản này số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ;

Không hạch toán vào tài khoản này số tiền nhận trước của người mua mà Quỹ chưa cung cấp dịch vụ.

Tài khoản 3388 - Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả khác của Quỹ ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các Tài khoản từ TK 3381 đến TK 3387.

 

PHƯ­ƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Tr­ường hợp TSCĐ phát hiện thừa ch­ưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ giải quyết, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị  hao mòn)

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381) (Giá trị còn lại).

Đồng thời, căn cứ hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ trên sổ TSCĐ.

 

2. Trường hợp vật tư­, công cụ dụng cụ, tiền mặt tại quỹ phát hiện thừa qua kiểm kê chư­a xác định rõ nguyên nhân phải chờ giải quyết, ghi :

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381).

 

3. Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền về số tài sản thừa, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý ghi vào các tài khoản liên quan, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động; hoặc

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388);

Có TK 642 - Chi phí quản lý

 

4. Hàng tháng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn vào chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).

 

5. Tính số tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trừ vào lư­ơng của công nhân viên, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383, 3384).

 

6. Nộp bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý Quỹ và khi mua thẻ bảo hiểm y tế cho công nhân viên, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Có các TK 111, 112,...

 

7. Tính bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản..., ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)

Có TK 334 - Phải trả người lao động

 

8. Chi tiêu kinh phí công đoàn tại Quỹ, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383)

Có các TK 111, 112,...

 

9. Kinh phí công đoàn chi vư­ợt đư­ợc cấp bù, khi nhận được tiền, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

    

10. Hạch toán nhận ký quỹ, ký cược:

- Khi nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn của các đơn vị khác bằng tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3386).

 

- Trường hợp đơn vị ký quỹ, ký cược vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết với Quỹ bị phạt theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế:

+ Đối với khoản tiền phạt khấu trừ vào tiền ký quỹ, ký cược của người ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3386) (Đối với khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn)

        Có TK 711 - Thu nhập khác (7118).

 

+ Khi thực trả khoản ký quỹ, ký cược cho người ký quỹ, ký cược, ghi:

          Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3386) (Đã trừ khoản tiền phạt) (Nếu có)

            Có các TK 111, 112,...

11. Hạch toán doanh thu chưa thực hiện về cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, thu nhập của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho thuê hoạt động TSCĐ đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động TSCĐ:

 Quỹ tính thuế GTGT phải nộp theo ph­ương pháp khấu trừ thuế:

- Khi nhận tiền của khách hàng trả tr­ước về cho thuê TSCĐ trong nhiều năm, kế toán phản ánh doanh thu chưa thực hiện theo giá ch­ưa có thuế GTGT, ghi:

 Nợ các TK 111, 112,... (Tổng số tiền nhận trư­ớc)

Có TK 3387 -  Doanh thu chưa thực hiện (Giá cho thuê ch­ưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

 

- Khi tính và ghi nhận doanh thu của từng kỳ kế toán, ghi:

 

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 511 – Thu hoạt động nghiệp vụ (5118).

- Tr­ường hợp hợp đồng cho thuê tài sản không đ­ược thực hiện phải trả lại tiền cho khách hàng, ghi:

 

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Giá cho thuê ch­ưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Số tiền trả lại cho ng­ười đi thuê về thuế GTGT của hoạt động cho thuê TSCĐ không thực hiện được)

Có các TK 111, 112,...(Số tiền trả lại).

Bổ sung

TÀI KHOẢN 341

VAY DÀI HẠN

 

  Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay dài hạn và tình hình thanh toán các khoản tiền vay dài hạn của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trả trên một năm.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

            1. Cuối mỗi niên độ kế toán, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải tính toán và lập kế hoạch vay dài hạn, đồng thời có kế hoạch trả nợ các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo. Phải tổ chức hạch toán chi tiết theo dõi từng đối tượng vay và từng khế ước vay nợ.

            2. Trường hợp vay bằng ngoại tệ, kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên tệ. Các khoản vay bằng ngoại tệ hoặc trả nợ bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay, bên Nợ Tài khoản 341 được quy đổi theo tỷ giá trên sổ kế toán. Các khoản chênh lệch tỷ giá (nếu có) phát sinh của hoạt động kinh doanh liên quan đến trả nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ được hạch toán vào thu nhập hoạt động nghiệp vụ  hoặc chi phí hoạt động nghiệp vụ.

    3. Cuối niên độ kế toán, số dư các khoản vay dài hạn bằng ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư các khoản vay dài hạn bằng ngoại tệ được phản ánh vào Tài khoản 413 – “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” và được xử lý theo quy định (xem giải thích TK 413).

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 341 – VAY DÀI HẠN

           

Bên Nợ:

- Số tiền đã trả nợ của các khoản vay dài hạn;

- Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại số dư nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ cuối năm tài chính.

Bên Có:

- Số tiền vay dài hạn phát sinh trong kỳ;

- Số chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá lại số dư nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ cuối năm tài chính.

Số dư bên Có:

Số nợ vay dài hạn cuối kỳ.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

 

  1. Vay dài hạn để mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

Có TK 341 – Vay dài hạn.

 

             2. Vay dài hạn để mua sắm TSCĐ, xây dựng dùng vào hoạt động của Quỹ, ghi:

 Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang.

                Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

               Có TK 341 – Vay dài hạn.

           

  3. Vay dài hạn để thanh toán tiền mua vật liệu, thiết bị, công cụ, dụng cụ sử dụng vào hoạt động của Quỹ, ghi:

   Nợ TK 152 – Vật liệu

         Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

          Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

  Có TK 341 – Vay dài hạn.

4. Vay dài hạn thanh toán cho người bán, ghi:

               Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

             Có TK 341 – Vay dài hạn.

           

 

      5. Vay dài hạn bằng Đồng Việt Nam (Nhập về quỹ hoặc gửi vào Ngân hàng), ghi:

                 Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111)

    Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121)

                           Có TK 341 – Vay dài hạn.

 

      6. Trường hợp vay dài hạn bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, ghi:

     Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (Vay nhập quỹ)

                 Nợ TK 112  – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1122) (Vay gửi vào ngân hàng)

                 Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (Vay mua TSCĐ)

    Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

             Có TK 341 – Vay dài hạn.

 

          7. Khi trả nợ vay dài hạn bằng tiền mặt, tiền gửi, hoặc bằng tiền thu nợ của khách hàng (bằng Đồng Việt Nam), ghi:

     Nợ TK 341 – Vay dài hạn

     Có TK 111 – Tiền mặt  

      Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

       Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

       8. Khi trả nợ vay dài hạn bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (bằng ngoại tệ)  trong giai đoạn hoạt động bằng ngoại tệ, ghi:

     Nợ TK 341 – Vay dài hạn (Theo tỷ giá trên sổ kế toán của TK 341)

                        Có các TK 111, 112,… (Theo tỷ giá trên sổ kế toán của TK 111, 112)

                        Có TK 511 – Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (5118 Lãi tỷ giá)

            (Trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá thì được ghi vào bên Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động nghiệp vụ - TK 6318)

 

       9. Cuối niên độ kế toán, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, số dư nợ vay dài hạn (Dư Có Tài khoản 341) bằng ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố (Nếu tỷ giá ngoại tệ có biến động).

                  - Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

                Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

                        Có TK 341 – Vay dài hạn.

 

                  - Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

                  Nợ TK 341 – Vay dài hạn

                  Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

 

TÀI KHOẢN 342

NỢ DÀI HẠN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ dài hạn như nợ thuê tài chính hoặc các khoản nợ dài hạn khác (Thời hạn trả nợ trên 01 năm).

Trong trường hợp nợ thuê tài chính, tổng số nợ thuê phản ánh vào bên Có của Tài khoản 342 “Nợ dài hạn” là tổng số tiền phải trả được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê, trừ (-) số nợ phải trả kỳ này, cộng (+) số thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê.

Trường hợp số tiền thuê tài chính phải trả bằng ngoại tệ thì đơn vị đi thuê phải tính toán, quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi vào tài khoản này. Khi trả nợ bằng ngoại tệ thì bên Nợ Tài khoản 342 được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán của tài khoản này.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 342 – NỢ DÀI HẠN

 

                      Bên Nợ:

- Trả nợ dài hạn do thanh toán trước hạn;

- Số giảm nợ do được bên chủ nợ chấp thuận;

- Chênh lệch giảm tỷ giá do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản nợ dài hạn có gốc ngoại tệ.

Kết chuyển các khoản nợ dài hạn đến hạn trả sang TK 315.

Bên Có:

- Các khoản nợ dài hạn phát sinh trong kỳ;

- Chênh lệch tăng tỷ giá do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản nợ dài hạn có gốc ngoại tệ.

Số dư bên Có:

Các khoản nợ dài hạn còn chưa trả.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

          1. Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thuê tài chính

          1.1. Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:

         - Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, căn cứ vào hoạt động thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:

        Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính

      Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) số nợ gốc phải trả kỳ này)

        Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ gốc phải trả kỳ này).

      - Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:

            Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

              Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

 

1.2. Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:

    - Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, bên đi thuê nhận nợ cả số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại cho bên cho thuê, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT phải hoàn lại cho bên cho thuê, ghi:

  Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính

   Nợ TK 138 - Phải thu khác

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ phải trả kỳ này có cả thuế GTGT)

 Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) số nợ phải trả kỳ này cộng (+) số thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê).

 - Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:

              Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

              Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

 

     2. Kế toán các nghiệp vụ có liên quan đến các khoản nợ dài hạn khác

- Khi phát sinh các khoản nợ dài hạn khác dùng vào đầu tư XDCB, ghi:

Nợ TK 241 -  Xây dựng cơ bản dở dang

   Có TK 342 - Nợ dài hạn.

 

- Cuối niên độ kế toán căn cứ số dư nợ dài hạn, xác định số nợ dài hạn đến hạn  trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:

Nợ TK 342 – Nợ dài hạn

  Có TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả.

 

      3. Cuối niên độ kế toán, tại thời điểm lập báo cáo tài chính: Số dư nợ dài hạn có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố:

            - Nếu tỷ giá tăng, phát sinh khoản lỗ tỷ giá, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

            Có TK 342 – Nợ dài hạn.

          - Nếu tỷ giá giảm, phát sinh khoản lãi tỷ giá, ghi:

Nợ TK 342 – Nợ dài hạn

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

 

 

 

TÀI KHOẢN 344

NHẬN KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC DÀI HẠN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền mà Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài với thời hạn từ một năm trở lên để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết, như nhận tiền ký cược, ký quỹ để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng kinh tế, hợp đồng đại lý,... Các trường hợp nhận ký quỹ, ký cược dài hạn bằng hiện vật không phản ánh ở tài khoản này mà được theo dõi ở tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán (TK 003 – Hàng hoá nhận ký gửi, ký cược).

Kế toán nhận ký quỹ, ký cược dài hạn phải theo dõi chi tiết từng khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược của từng khách hàng.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 344 - NHẬN KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC DÀI HẠN

 

Bên Nợ:

Hoàn trả tiền nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.

Bên Có:

Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn bằng tiền.

Số dư bên Có:

Số tiền nhận ký quỹ, ký cược dài hạn chưa trả.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi nhận tiền ký quỹ, ký cược dài hạn của đơn vị, cá nhân bên ngoài, ghi:

 Nợ các TK 111, 112,…

   Có TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn (Chi tiết cho từng khách hàng).

2. Khi hoàn trả tiền ký quỹ, ký cược dài hạn cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

     Có các TK 111, 112,…

 

3. Trường hợp đơn vị ký quỹ, ký cược vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết với Quỹ, bị phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế:

 

3.1. Khi nhận được khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết:

Nếu khấu trừ vào tiền nhận ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

     Có TK 711 - Thu nhập khác.

 

3.2. Khi thực trả khoản ký quỹ, ký cược dài hạn còn lại, ghi:

 

Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn (Đã khấu trừ tiền phạt)

       Có các TK 111, 112,…

 

        4. Nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ, ký cược (Xem giải thích ở Tài khoản 003 - “Hàng hoá nhận ký gửi, ký cược”.

TÀI KHOẢN 351

QUỸ DỰ PHÒNG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM

 

            Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động tại Quỹ theo quy định hiện hành.

2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích lập và hạch toán vào chi phí quản lý trong kỳ của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý trong kỳ.

3. Thời điểm trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm. Trường hợp Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ (quý) thì có thể điều chỉnh quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quý khi lập báo cáo tài chính.

 

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 351 - QUỸ DỰ PHÒNG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM

 

            Bên Nợ:

Chi trả cho người lao động thôi việc, mất việc làm từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

Bên Có: Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

 

Số dư bên Có: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

    1. Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo chính sách tài chính hiện hành, ghi:

                    Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

                       Có TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

        2. Chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm, chi đào tạo lại nghề cho người lao động theo chế độ, ghi:

                     Nợ TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

                  Có các TK 111, 112,...

3. Trường hợp Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý trong kỳ, ghi:

                  Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

                  Có các TK 111, 112,...

4. Cuối niên độ kế toán sau, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam tính, xác định số dự phòng trợ cấp mất việc làm cần phải lập. Trường hợp số dự phòng trợ cấp mất việc làm phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng hết đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch thiếu, ghi:

            Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

            Có TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

 

 

 

TÀI KHOẢN 352

DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hình trích lập và sử dụng dự phòng phải trả của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Một khoản dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:

- Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;

- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ;

- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.

2. Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc tại ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ.

3. Khoản dự phòng phải trả được lập mỗi năm một lần vào cuối niên độ kế toán. Trường hợp Quỹ có lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được lập dự phòng phải trả vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ. Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được ghi nhận vào chi phí hoạt động của kỳ kế toán đó. Trường hợp số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí kinh doanh của kỳ kế toán đó.

4. Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.

5. Không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ hoạt động trong tương lai, trừ khi chúng liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn và thoả mãn điều kiện ghi nhận khoản dự phòng.

6. Nếu Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam có hợp đồng có rủi ro lớn, thì nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng và khoản dự phòng được lập riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn.

7. Một khoản dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu Quỹ chỉ được ghi nhận khi có đủ các điều kiện ghi nhận đối với các khoản dự phòng theo quy định tại đoạn 11 Chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”.

8. Khi tiến hành tái cơ cấu Quỹ thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi Quỹ:

8.1. Có kế hoạch chính thức cụ thể để xác định rõ việc tái cơ cấu Quỹ, trong đó phải có ít nhất 5 nội dung sau:

- Toàn bộ hoặc một phần của hoạt động có liên quan;

- Các vị trí quan trọng bị ảnh hưởng;

- Vị trí, nhiệm vụ và số lượng nhân viên ước tính sẽ được nhận bồi thường khi họ buộc phải thôi việc;

- Các khoản chi phí sẽ phải chi trả;

- Khi kế hoạch được thực hiện;

 8.2. Đưa ra được một dự tính chắc chắn về những chủ thể bị ảnh hưởng và tiến hành quá trình tái cơ cấu bằng việc bắt đầu thực hiện kế hoạch đó hoặc thông báo những vấn đề quan trọng đến những chủ thể bị ảnh hưởng của việc tái cơ cấu.

9. Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu chỉ được dự tính cho những chi phí trực tiếp phát sinh từ hoạt động tái cơ cấu, đó là những chi phí thoả mãn cả hai điều kiện:

- Cần phải có cho hoạt động tái cơ cấu; 

- Không liên quan đến các hoạt động thường xuyên của Quỹ.

10. Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu không bao gồm các chi phí như:

- Đào tạo lại hoặc thuyên chuyển nhân viên hiện có;

- Tiếp thị;

- Đầu tư vào những hệ thống mới và các mạng lưới phân phối.

11. Các khoản dự phòng phải trả thường bao gồm:

- Dự phòng phải trả tái cơ cấu Qũy;

- Dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó;

- Dự phòng phải trả khác.

12. Khi lập dự phòng phải trả, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được ghi nhận vào chi phí quản lý.

 

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 352 - DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ

 

Bên Nợ:

- Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu;

- Ghi giảm (hoàn nhập) dự phòng phải trả khi Quỹ chắc chắn không còn phải chịu sự giảm sút về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ;

- Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết.

 

Bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả trích lập tính vào chi phí.

 

Số dư bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có cuối kỳ.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu Quỹ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

                 Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

 

2. Nếu Quỹ có hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó. Các chi phí bắt buộc phải trả theo các điều khoản của hợp đồng như khoản bồi thường hoặc đền bù do việc không thực hiện được hợp đồng, khi xác định chắc chắn một khoản dự phòng phải trả cần lập cho một hợp đồng có rủi ro lớn, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

                 Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

 

3. Khi xác định số dự phòng phải trả khác cần lập tính vào chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

                  Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

 

4. Khi phát sinh các khoản chi phí bằng tiền liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

                 Có các TK 111, 112, 331,...

5. Cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (sau đây gọi chung là kỳ kế toán), Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải tính, xác định số dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán.

 

- Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

       Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

 

- Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

    Có TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

 

6. Trong một số trường hợp, Quỹ có thể tìm kiếm một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng (Ví dụ, thông qua các hợp đồng bảo hiểm, các khoản bồi thường hoặc các giấy bảo hành của nhà cung cấp), bên thứ 3 có thể hoàn trả lại những gì mà Quỹ đã thanh toán. Khi Quỹ nhận được khoản bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng, kế toán ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

                 Có TK 711- Thu nhập khác (7112).

TÀI KHOẢN 353

QUỸ HỖ TRỢ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

 

      Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích.

 

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY - CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích được hình thành từ nguồn đóng góp hàng năm của các DN viễn thông cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích và các nguồn khác (nếu có). Dịch vụ viễn thông công ích gồm: Dịch vụ viễn thông phổ cập và dịch vụ viễn thông bắt buộc.

2. Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông dùng để cấp phát hỗ trợ cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo kế hoạch đã được Bộ Thông tin và truyền thông thông qua.

3. Việc hình thành và sử dụng Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích phải theo đúng các quy định hiện hành.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 353 - QUỸ HỖ TRỢ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

 

Bên Nợ:

Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích giảm do cấp phát hỗ trợ cho các DN viễn thông

Bên Có:

- Quỹ hỗ trợ tăng từ việc kết chuyển khoản đóng góp của các DN viễn thông thu được tiền trong kỳ

- Thu hồi số chênh lệch quyết toán nhỏ hơn số đã tạm cấp hỗ trợ.

Số dư bên Có:

Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích còn lại cuối kỳ.

Tài khoản 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích có 2 tài khoản cấp 2:

         - Tài khoản 3531 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông phổ cập: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông phổ cập.

              Danh mục dịch vụ viễn thông phổ cập theo qui định của Nhà nước

            - Tài khoản 3532 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông bắt buộc: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông bắt buộc

              Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc theo qui định của Nhà nước

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Định kỳ kết chuyển số đóng góp của các DN viễn thông đã thu được tiền lập Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích theo quy định hiện hành của pháp luật, ghi:

Nợ TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

                Có TK 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích (3531; 3532)

2. Khi chi tiền cấp hỗ trợ cho DN cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo kế hoạch đã được Bộ Thông tin và truyền thông thông qua, ghi:

Nợ TK 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

                Có các TK 111, 112

3. Khi chi tiền hỗ trợ cho DN viễn thông theo phương thức uỷ thác qua các tổ chức tài chính, ngân hàng

3.1. Khi xuất quỹ chi tiền cho đơn vị thực hiện cấp phát uỷ thác, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

               Có các TK 111, 112,…

3.2. Khi nhận được hồ sơ cấp phát vốn hỗ trợ của các đơn vị thực hiện cấp phát uỷ thác, ghi:

Nợ TK 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

                Có TK 138 - Phải thu khác (1388)

3.3. Khi thanh toán phí uỷ thác cấp phát cho đơn vị nhận cấp phát uỷ thác, ghi:

Nợ TK 631 - Chi hoạt động nghiệp vụ (6312)

                Có TK 138 - Phải thu khác (1388) (Trừ vào số nợ phải thu)

                Có các TK 111, 112,… (Chi trả bằng tiền ngay)

4. Khi thu hồi phần chênh lệch giữa số quyết toán cấp phát hỗ trợ nhỏ hơn số đã tạm cấp hỗ trợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

            Có TK 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

TÀI KHOẢN 359

QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO CHO VAY

 

                    Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng khoản dự phòng  rủi ro cho vay.

                    Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí hoạt động phần giá trị khoản vay có dấu hiệu nghi ngờ hoặc có khả năng mất vốn không thu hồi được và được dùng để bù đắp tổn thất do nguyên nhân khách quan phát sinh trong quá trình cho vay.

                   Về nguyên tắc cuối mỗi năm tài chính khi khoá sổ kế toán quỹ phải tiến hành trích lập Quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất các khoản cho vay.

                   Việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng phải tuân thủ theo quy định hiện hành, nếu không sử dụng hết Quỹ dự phòng rủi ro thì số dư được kết chuyển sang năm sau.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 359 - QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO CHO VAY

 

Bên Nợ:

Quỹ dự phòng rủi ro cho vay giảm do dùng để bù đắp tổn thất khoản cho vay theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Bên Có:

Quỹ dự phòng rủi ro cho vay tăng do trích lập hàng năm.

Số dư bên Có:

Quỹ dự phòng rủi ro cho vay hiện có cuối kỳ.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Cuối năm tài chính, căn cứ số dư nợ vay và tỷ lệ (%) quy định, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích tiến hành trích lập dự phòng rủi ro cho vay, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6316)

TK 359 - Quỹ dự phòng rủi ro cho vay

2. Các khoản cho vay đã thực sự không thể thu hồi được cơ quan có thẩm quyền cho phép xoá nợ, căn cứ vào hồ sơ xoá nợ các khoản cho vay, ghi:

Nợ TK 359 - Quỹ dự phòng rủi ro cho vay

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền cơ quan bảo hiểm bồi thường nếu có)

Nợ TK 631 – Chi hoạt động nghiệp vụ (6316)

                Có TK 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

Đồng thời ghi Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý (TK ngoài Bảng CĐKT).

LOẠI TÀI KHOẢN 4

NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

 

Loại tài khoản này dùng để phản ánh các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.

Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của Quỹ không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do Ngân sách Nhà nước

cấp, số trích bổ sung từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định,  hình thành từ kết quả

hoạt động.

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:

- Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp,

- Số trích bổ sung từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định

- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Quỹ đầu tư phát triển

- Kết quả hoạt động chưa phân phối;

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN LOẠI NÀY

CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Quỹ chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo quy định của pháp luật, nhưng với nguyên tắc phải đảm

bảo phản ánh rành mạch, rõ ràng từng loại nguồn vốn, quỹ. Phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành và theo từng từng

loại vốn, quỹ.

 2. Nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện nguồn hình thành tài sản hiện có ở Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, nhưng không phải

cho một tài sản cụ thể mà là các tài sản nói chung. Vì vậy việc chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác phải theo

đúng quy định hiện hành và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết.

 

3. Khi có sự thay đổi chính sách kế toán hoặc phát hiện ra sai sót trọng yếu mà phải áp dụng hồi tố, sau khi xác định được

ảnh hưởng của các khoản mục vốn chủ sở hữu thì phải điều chỉnh vào số dư đầu năm của các tài khoản vốn chủ sở hữu tương

ứng của năm hiện tại.

 

4. Trường hợp Quỹ bị giải thể, các chủ sở hữu vốn chỉ được nhận phần giá trị còn lại của tài sản sau khi đã thanh toán các

khoản Nợ phải trả.

 

Loại Tài khoản 4 - Nguồn vốn chủ sở hữu, có 9 tài khoản, chia thành 5 nhóm:

Nhóm Tài khoản 41 có 4 tài khoản:

- Tài khoản 411 - Nguồn vốn hoạt động;

- Tài khoản 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

- Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái;

- Tài khoản 414 - Quỹ đầu tư phát triển;

 

Nhóm Tài khoản 42 có 1 tài khoản:

Tài khoản 421 - Kết quả hoạt động chưa phân phối.

 Nhóm Tài khoản 43 có 1 tài khoản:

Tài khoản 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Nhóm tài khoản 44 có 1 tài khoản:

Tài khoản 441 - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

 Nhóm Tài khoản 46 có 2 tài khoản:

- Tài khoản 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp;

- Tài khoản 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

 

TÀI KHOẢN 411

NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG

 

Tài khoản này dùng để phản ánh nguồn vốn hoạt động hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn hoạt động của Quỹ.

Nguồn vốn hoạt động gồm: Nguồn vốn hoạt động được Nhà nước cấp, được trích bổ sung từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định,  hình thành từ kết quả hoạt động , hoặc được bổ sung từ các quỹ, hoặc được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước viện trợ không hoàn lại.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Quỹ hạch toán vào TK  411 “Nguồn vốn hoạt động” theo số vốn thực tế đã được cấp bằng tiền, bằng tài sản khi mới thành lập, số trích từ khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông thực đã thu được tiền

2. Quỹ phải tổ chức hạch toán chi tiết nguồn vốn hoạt động theo từng nguồn hình thành vốn, như sau:

- Vốn Ngân sách Nhà nước cấp (Kể cả nguồn vốn có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước);

       - Số trích bổ sung từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định

- Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của Quỹ hoặc được tặng, biếu, viện trợ ...

3. Chỉ ghi giảm vốn hoạt động khi Quỹ nộp trả vốn cho Ngân sách Nhà nước, khi giải thể, hoặc xử lý bù lỗ hoạt động theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 411 - NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG

Bên Nợ:

Nguồn vốn hoạt động giảm do:

- Hoàn trả vốn góp cho Ngân sách nhà nước;

- Giải thể Quỹ;

- Bù lỗ hoạt động theo quyết định của cấp có thẩm quyền

Bên Có:

Nguồn vốn hoạt động tăng do:

-  Ngân sách Nhà nước cấp,

- Trích bổ sung từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định

- Bổ sung vốn từ kết quả hoạt động;

- Giá trị quà tặng, biếu, tài trợ (Sau khi trừ các khoản thuế phải nộp) làm tăng nguồn vốn hoạt động.

Số dư bên Có:

Nguồn vốn hoạt động hiện có của Quỹ.

Tài khoản 411- Nguồn vốn hoạt động,  có 3 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 4111- Vốn Ngân sách Nhà nước cấp: Tài khoản này phản ánh khoản vốn thực đã được Ngân sách Nhà nước cấp theo quy định.

Tài khoản 4112- Vốn đóng góp của doanh nghiệp viễn thông: Tài khoản này phản ánh số vốn trích lập từ khoản đóng góp

của doanh nghiệp viễn thông theo quy định.

  Tài khoản 4118- Vốn khác: Tài khoản này phản ánh số vốn hoạt động được hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động

hoặc do được tặng, biếu, tài trợ (Nếu các khoản này được phép ghi tăng, giảm nguồn vốn hoạt động).

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

      1. Khi thực nhận vốn cấp của Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ các TK  111, 112, ...

Nợ TK  211- TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có TK  411- Nguồn vốn hoạt động (4111).

       2. Khi có quyết định chuyển khoản đóng góp đã thu được tiền bổ sung nguồn vốn hoạt động, ghi:

                 Nợ TK 332- Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

                  Có TK  411- Nguồn vốn hoạt động (4112).

3. Bổ sung vốn hoạt động từ quỹ đầu tư phát triển khi được phép của  cấp có thẩm quyền, ghi:

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.

4. Khi nhận được quà biếu, tặng, tài trợ, ghi:

Nợ các TK 111,112,...

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Nợ TK 152 - Vật liệu

Có TK 711 - Thu nhập khác.

         Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, nếu phần còn lại khi được phép ghi tăng nguồn vốn hoạt động (4118), ghi:

Nợ TK 421 - Kết quả hoạt động chưa phân phối

                Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (4118).

5. Khi hoàn trả vốn góp cho Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 411- Nguồn vốn hoạt động (4111)

     Có các TK 111,112,...

 

TÀI KHOẢN 412

CHÊNH LỆCH ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN

 

             Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó ở Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

           1. Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, một số trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lại vật tư, công cụ, dụng cụ,…

           2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản được phản ánh vào tài khoản này trong các trường hợp sau:

  • Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản;
  • Các trường hợp khác theo quy định

3. Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy định hoặc Hội đồng định giá tài sản thống nhất xác định.

4. Số chênh lệch giá do đánh giá lại tài sản được hạch toán và xử lý theo chính sách tài chính hiện hành.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 412 – CHÊNH LỆCH ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN

 

              Bên Nợ:

- Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản;

- Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản.

 

Bên Có:

- Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản;

- Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản.

Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản, có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có:

 

Số dư bên Nợ:

Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.

 

Số dư bên Có:

Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

     1. Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản cố định, vật tư, công cụ, dụng cụ,…, Quỹ tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản và phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản vào sổ kế toán.

          1.1. Đánh giá lại vật tư, công cụ, dụng cụ:

- Nếu giá đánh giá lại cao hơn trị giá đã ghi sổ kế toán thì số chênh lệch giá tăng, ghi:

Nợ TK 152 – Vật liệu

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

- Nếu giá đánh giá lại thấp hơn trị giá đã ghi sổ kế toán thì số chênh lệch giá giảm, ghi:

Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 152 – Vật liệu

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

1.2. Đánh giá lại TSCĐ:

           - Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ:

 

           + Phần nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn điều chỉnh tăng, ghi:

 

 Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Phần nguyên giá điều chỉnh tăng)

                      Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất - Phần nguyên giá điều chỉnh tăng)

 Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng)

              Có TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Phần giá trị còn lại điều chỉnh tăng)

 

                          + Phần nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn điều chỉnh giảm, ghi:

Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Phần giá trị còn lại điều chỉnh giảm)   

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn điều chỉnh giảm)

                                        Có TK 211 - TSCĐ hữu hình; (Phần nguyên giá điều chỉnh giảm)

                   Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất - Phần nguyên giá điều chỉnh giảm)                                   

          2. Cuối năm tài chính xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền:

 

- Nếu Tài khoản 412 có số dư bên Có, và có quyết định bổ sung nguồn vốn hoạt động, ghi:

Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

                Có TK 411 – Nguồn  vốn hoạt động.

- Nếu Tài khoản 412 có số dư bên Nợ, và nếu có quyết định ghi giảm nguồn vốn hoạt động, ghi:

Nợ TK 411 – Nguồn  vốn hoạt động

     Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

 

TÀI KHOẢN 413

CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

 

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

1. Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ (Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện); Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ (Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện) ở Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, bao gồm:

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động);

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của Quỹ đã đi vào hoạt động.

2. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính bao gồm:

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến giai đoạn đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động);

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ khi Quỹ đã đi vào hoạt động.

Nếu Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh. Quỹ không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.

 

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính.

1.1. Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán (Sau khi được chấp thuận của Bộ Tài chính). Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán về nguyên tắc Quỹ phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch là tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố để ghi sổ kế toán.

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các Tài khoản: Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng, Tiền đang chuyển, Các khoản phải thu, Các khoản phải trả và Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

1.2. Đối với Tài khoản thuộc loại thu nhập hoạt động nghiệp vụ, vật tư, công cụ dụng cụ, TSCĐ, chi phí hoạt động nghiệp vụ, chi phí khác, bên Nợ các Tài khoản vốn bằng tiền, Nợ phải thu, bên có các tài khoản Nợ phải trả khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (Là tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh).

1.3. Đối với bên Có của các Tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (Theo một trong các phương pháp: tỷ giá đích danh; tỷ giá bình quân gia quyền; tỷ giá nhập trước, xuất trước; tỷ giá nhập sau, xuất trước).

1.4. Đối với bên Nợ của các Tài khoản Nợ phải trả, hoặc bên Có của các Tài khoản Nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán.

1.5. Cuối năm tài chính, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính.

1.6. Trường hợp mua, bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế mua, bán.

2. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái.

2.1. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ của Quỹ đã đi vào hoạt động.

- Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được ghi nhận ngay vào chi phí hoạt động nghiệp vụ, hoặc thu nhập hoạt động nghiệp vụ trong kỳ.

- Quỹ không được chia lợi nhuận trên lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

2.2. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại cuối kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) như sau:

- Trong giai đoạn đầu tư XDCB, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phản ánh luỹ kế trên Bảng cân đối kế toán (chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”).

- Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (Lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào trị giá TSCĐ mà kết chuyển toàn bộ một lần (nếu nhỏ) vào chi phí hoạt động nghiệp vụ, hoặc thu nhập hoạt động nghiệp vụ của năm tài chính có TSCĐ và các tài sản đầu tư hoàn thành bàn giao đưa vào hoạt động hoặc phân bổ tối đa là 5 năm (Nếu lớn, kể từ khi công trình đưa vào hoạt động).

3. Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam chỉ phản ánh các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái vào TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”, trong các trường hợp:

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động đầu tư XDCB trong giai đoạn trước hoạt động của Quĩ khi mới thành lập (Khi chưa hoàn thành quá trình đầu tư);

- Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của Quỹ khi đã đi vào hoạt động.

4. Cuối năm tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ bao gồm số dư các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển” các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, các khoản phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được hạch toán vào Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”.

5.Quỹ không chuyên kinh doanh mua, bán ngoại tệ, nên các nghiệp vụ kinh tế mua, bán ngoại tệ phát sinh được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua, bán thực tế phát sinh. Chênh lệch giữa tỷ giá thực tế mua vào và tỷ giá thực tế bán ra của ngoại tệ được hạch toán vào Tài khoản 511“Thu nhập hoạt động nghiệp vụ”, hoặc vào Tài khoản 631“Chi phí hoạt động nghiệp vụ”.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 413 - CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Bên Nợ:

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của Quỹ khi đã đi vào hoạt động;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động);

- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (Lãi tỷ giá) của Quỹ đã đi vào hoạt động vào thu nhập hoạt động nghiệp vụ;

- Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào thu nhập hoạt động nghiệp vụ hoặc vào doanh thu chưa thực hiện (Nếu phải phân bổ dần).

Bên Có:

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) cuối năm tài chính của Quỹ đã đi vào hoạt động;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động);

- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của Quỹ đã đi vào hoạt động  và vào chi phí hoạt động nghiệp vụ;

- Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào chi phí hoạt động nghiệp vụ hoặc vào chi phí trả trước dài hạn (Nếu phải phân bổ dần).

Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có.

Số dư bên Nợ:

Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối năm tài chính;

 

Số dư bên Có:

Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối năm tài chính;

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của Quỹ khi đã đi vào hoạt động

1.1. Khi mua vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ, dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 211, 213, 241, 642, 133... (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)    

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ, dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 211, 213, 241, 642, 133... (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch) 

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 511 - Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Lãi tỷ giá hối đoái)

 

1.2. Khi nhận vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, hoặc khi vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, hoặc nhận nợ nội bộ... bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch, ghi:

 

Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 211, 642... (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

          Có các TK 331, 311, 341, 342, 336... (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch). 

 

1.3. Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (Nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, nợ nội bộ...):

 

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,... (Tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá ghi sổ kế toán).

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,... (Tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 511 - Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Lãi tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá ghi sổ kế toán).

 

1.4. Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch, ghi:

Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131... (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch) 

    Có các TK 511, 711 (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch).

 

1.5. Khi phát sinh các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:

 

Nợ các TK 131, 132, 136, 138 (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá ghi sổ kế toán)

 

Có TK 511 - Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Lãi tỷ giá hối đoái)

 

1.6. Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ...):

- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 131, 136, 138 (Tỷ giá ghi sổ kế toán).

- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái khi thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

Có TK 511 - Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Lãi tỷ giá hối đoái)

Có các TK 131, 136, 138 (Tỷ giá ghi sổ kế toán).

2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

2.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:

Ở thời điểm cuối năm tài chính, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán) theo tỷ giá hối đoái giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính, có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lãi hoặc lỗ).

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 136, 138, 311, 315, 331, 341, 342,…                        

     Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

   Có các TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 136, 311, 315, 331, 341, 342,...

2.2. Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:

 Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của Quỹ khi đã đi vào hoạt động.

- Kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính (Theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK 413) vào chi phí hoạt động nghiệp vụ (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh: 

+ Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào thu nhập hoạt động nghiệp vụ khác, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 511 - Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Nếu lãi tỷ giá hối đoái) (TK 5118)

+ Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí hoạt động nghiệp vụ, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

 

TÀI KHOẢN 414

QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ đầu tư phát triển của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

Quỹ đầu tư phát triển được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và được sử dụng vào việc đầu tư mở rộng quy mô hoạt động hoặc đầu tư chiều sâu của Quỹ.

Việc trích và sử dụng quỹ đầu tư phát triển phải theo chính sách tài chính hiện hành.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 414 - QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

 

Bên Nợ:

Tình hình chi tiêu, sử dụng quỹ đầu tư phát triển của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

 

Bên Có:

Quỹ đầu tư phát triển tăng do được trích lập từ lợi nhuận sau thuế.

 

Số dư bên Có:

Số quỹ đầu tư phát triển hiện có.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1.Trong kỳ, khi tạm trích lập quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 421 - Kết quả hoạt động chưa phân phối

Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển .

2. Cuối năm, xác định số quỹ đầu tư phát triển được trích, kế toán tính số được trích thêm, ghi:

Nợ TK 421 - Kết quả hoạt động chưa phân phối

Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển.

3. Khi dùng quỹ đầu tư phát triển để mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng cho hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình

                Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (trường hợp đầu tư XDCB)

                Có các TK 111, 112,... (Trường hợp mua sắm TSCĐ).

Đồng thời, kế toán ghi tăng nguồn vốn hoạt động, ghi giảm quỹ đầu tư phát triển: 

    Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển
 411 - Nguồn vốn hoạt động.

4. Nhận quỹ đầu tư phát triển do cấp trên chuyển đến, ghi:

    Nợ các TK 111,112, ...
414 - Quỹ đầu tư phát triển .

5. Trích quỹ đầu tư phát triển nộp lên đơn vị cấp trên theo quy định hoặc điều chuyển đi đơn vị khác, ghi:

    Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

 Có các TK 111, 112, ...

TÀI KHOẢN 421

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHƯA PHÂN PHỐI

 

Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả hoạt động (lợi nhuận, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của Quỹ.

 

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Kết quả từ hoạt động phản ánh trên Tài khoản 421 là lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc lỗ hoạt động .

2.Việc phân chia lợi nhuận hoạt động của Quỹ phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch và theo đúng chính sách tài chính hiện hành.

3. Phải hạch toán chi tiết kết quả hoạt động của từng năm tài chính (Năm trước, năm nay), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của Quỹ (Trích lập các quỹ, ...).

4. Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước nhưng năm nay mới phát hiện dẫn đến phải điều chỉnh số dư đầu năm phần lợi nhuận chưa phân phối thì kế toán phải điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 “Kết quả hoạt động chưa phân phối năm trước” trên sổ kế toán và điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu “Kết quả hoạt động chưa phân phối” trên Bảng Cân đối kế toán theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” và Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

                       

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 421- KẾT QUẢ HOẠT ĐÔNG CHƯA PHÂN PHỐI

 

Bên Nợ:

- Số lỗ về hoạt động của Quỹ;

            - Trích lập các quỹ theo quy định của chính sách tài chính;

Bên Có:

- Số lợi nhuận thực tế của Quỹ trong kỳ;

             - Xử lý các khoản lỗ về hoạt động.

           

             Tài khoản 421 có thể có số  dư Nợ hoặc số dư Có.

 

Số dư bên Nợ:

Số lỗ hoạt động chưa xử lý.

Số dư bên Có:

Số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử dụng.

Tài khoản 421- Kết quả hoạt động chưa phân phối, có 2 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 4211 - Kết quả hoạt động chưa phân phối năm trước: Phản ánh kết quả hoạt động , tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ thuộc các năm trước.

Tài khoản 4211 còn dùng để phản ánh số điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của năm trước, năm nay mới phát hiện.

Đầu năm sau, kế toán kết chuyển số dư đầu năm từ TK 4212 “Kết quả hoạt động chưa phân phối năm nay” sang TK 4211 “Kết quả hoạt động chưa phân phối năm trước”.

            Tài khoản 4212 - Kết quả hoạt động chưa phân phối năm nay: Phản ánh kết quả hoạt động, tình hình phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ của năm nay.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển kết quả hoạt động:

      - Trường hợp lãi, ghi:

Nợ TK  911 - Xác định kết quả hoạt động

Có TK 421-  Kết quả hoạt đông chưa phân phối (4212).

-  Trường hợp lỗ, ghi:

Nợ TK 421 -  Kết quả hoạt đông chưa phân phối (4212)

      Có TK 911 - Xác định kết quả hoạt động.

 2. Trong năm, khi tạm trích quỹ đầu tư phát triển từ kết quả hoạt động kinh doanh (Phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:

Nợ TK 421 -  Kết quả hoạt đông chưa phân phối

            Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển.

3. Trong năm, khi tạm trích quỹ khen thưởng, phúc lợi từ kết quả hoạt động (Phần lợi nhuận để lại của Quỹ), ghi:

Nợ TK 421 -  Kết quả hoạt đông chưa phân phối

                 Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

4. Cuối năm, kế toán tính và xác định số tiền các quỹ được trích thêm, ghi:

Nợ TK 421 -  Kết quả hoạt đông chưa phân phối

                   Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển.

             Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

5. Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:

- Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:

Nợ TK 4212 - Kết quả hoạt động chưa phân phối năm nay

                Có TK 4211 - Kết quả hoạt độngchưa phân phối năm trước.

- Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:

Nợ TK 4211 - Kết quả hoạt động chưa phân phối năm trước

                 Có TK 4212 - Kết quả hoạt động chưa phân phối năm nay.

 

TÀI KHOẢN 431

QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÚC LỢI

 

     Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế TNDN của Quỹ để dùng cho công tác khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

         1. Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi phải theo chính sách tài chính hiện hành.

 

         2. Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi phải được hạch toán chi tiết theo từng loại quỹ.

 
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 431 – QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÚC LỢI

            Bên Nợ:

- Các khoản chi tiêu quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;

- Giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ khi tính hao mòn TSCĐ hoặc do nhượng bán, thanh lý, phát hiện thiếu khi kiểm kê TSCĐ;

- Đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành phục vụ nhu cầu văn hóa, phúc lợi;

- Cấp quỹ khen thưởng, phúc lợi cho cấp dưới.

Bên Có

- Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi từ lợi nhuận sau thuế TNDN;

- Quỹ khen thưởng, phúc lợi được cấp trên cấp hoặc cấp dưới nộp lên;

- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ tăng do đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi.

Số dư bên Có:

Số quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi hiện còn của Quỹ.

        Tài khoản 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi, có 3 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 4311 – Quỹ khen thưởng: Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và chi tiêu quỹ khen thưởng của Quĩ.

Tài khoản 4312 – Quỹ phúc lợi: Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và chi tiêu quỹ phúc lợi của Quỹ

- Tài khoản 4313 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số quĩ phúc lợi đã mua sắm TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Trong năm khi tạm trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, ghi:

                     Nợ TK 421 - Kết quả hoạt động chưa phân phối

                                     Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311, 4312).

          2. Cuối năm, xác định quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích thêm, ghi:

                     Nợ TK 421 - Kết quả hoạt động chưa phân phối

                                     Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311, 4312).

            3. Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của Quĩ, ghi:

                     Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311 – Quỹ khen thưởng).

                     Có TK 334 - Phải trả người lao động.

 

            4. Dùng quỹ phúc lợi để chi trợ cấp khó khăn, chi cho công nhân viên và người lao động nghỉ mát, chi cho phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, ghi:

                     Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312 – Quỹ phúc lợi)

                      Có các TK 111, 112, ...

 

5. Khi chi nhánh nhận được quyết định phân chia quỹ khen thưởng, phúc lợi từ Quỹ, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)

             Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)

        6. Khi chi nhánh nhận tiền quỹ khen thưởng, phúc lợi do Quỹ cấp xuống, ghi:

                     Nợ các TK 111, 112,...

                                    Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)

        7. Khi có quyết định cấp tiền quỹ khen thưởng, phúc lợi cho các chi nhánh, ghi:

            Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

                                    Có TK 336 - Phải trả nội bộ (3368)

      8. Khi chi tiền thuộc quỹ phúc lợi, khen thưởng cho các chi nhánh của Quỹ, ghi:

            Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ (3368)

              Có TK 111, 112,...

Dùng quỹ phúc lợi ủng hộ các vùng thiên tai, hỏa hoạn, chi từ thiện… ghi:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)

Có các TK 111, 112,...

TÀI KHOẢN 441

NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn đầu tư XDCB của Quỹ. Nguồn vốn đầu tư XDCB của Quỹ được hình thành do Ngân sách cấp .

Vốn đầu tư XDCB của đơn vị được dùng cho việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng cơ sở hoạt động và mua sắm TSCĐ để đổi mới công nghệ. Công tác đầu tư XDCB ở Quỹ phải chấp hành và tôn trọng các quy định về quản lý đầu tư và XDCB hiện hành.

Mỗi khi công tác xây dựng và mua sắm TSCĐ hoàn thành, tài sản được bàn giao đưa vào sử dụng cho hoạt động, kế toán phải tiến hành các thủ tục quyết toán vốn đầu tư của từng công trình hạng mục công trình. Khi quyết toán vốn đầu tư được duyệt, kế toán phải ghi giảm nguồn vốn đầu tư XDCB, ghi tăng nguồn vốn hoạt động hoặc nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ theo quyết định.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 441 - NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

 

            Bên Nợ:

Số vốn  đầu tư XDCB giảm do:

- Xây dựng mới và mua sắm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư đã được duyệt

- Nộp lại số vốn đầu tư XDCB sử dụng không hết cho Nhà nước

            Bên Có:

Nguồn vốn đầu tư XDCB tăng do:

- Ngân sách Nhà nước  cấp vốn đầu tư XDCB

- Nhận vốn đầu tư XDCB do được tài trợ, viện trợ.

- Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển.

            Số dư bên Có:

Số vốn đầu tư XDCB hiện có của Quỹ chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng công tác XDCB chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa được duyệt.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

           1. Khi nhận được vốn đầu tư XDCB bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc ghi:

                     Nợ các TK  111,112…

                           Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

           2. Nhận vốn đầu tư XDCB do Ngân sách cấp theo dự toán được giao:

        - Khi nhận được thông báo giao dự toán chi đầu tư XDCB, ghi đơn bên  Nợ TK 008 (TK ngoài Bảng Cân đối kế toán)

      - Khi rút dự toán chi đầu tư XDCB để sử dụng, kế toán căn cứ vào tình hình sử dụng dự toán chi đầu tư XDCB để hạch toán vào các tài khoản có liên quan, ghi:

                 Nợ các TK 111,112,...

                         Nợ cácTK 152,153,331..

                 Nợ TK 241  - XDCB dở dang (Rút dự toán chi trực tiếp)

                      Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

Đồng thời, kế toán ghi đơn bên  Có TK 008 – Dự toán chi sự nghiệp, dự án (TK ngoài bảng  cân đối kế toán)

       3. Khi chưa được giao dự toán chi đầu XDCB, Quỹ được Kho bạc cho tạm ứng vốn đầu tư, ghi:

                    Nợ TK 111- Tiền mặt

                          Có TK 338- Phải trả phải nộp khác (3388)

         4. Khi  dự toán chi vốn đầu tư được giao, Quỹ thực hiện các thủ tục thanh toán để hoàn trả Kho bạc số vốn đã tạm ứng, khi được kho bạc chấp nhận các chứng từ thanh toán, ghi:

                    Nợ TK 338 - Phải trả phải nộp khác (3388)

                           Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

         5. Bổ sung vốn đầu tư XDCB bằng Quỹ đầu tư phát triển, ghi:

          Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển

                Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

         6. Khi công tác XDCB và mua sắm TSCĐ bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào hoạt động:

          - Kế toán ghi tăng giá trị TSCĐ do đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ hoàn thành, ghi:

            Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

            Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

                 Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang

          - Khi quyết toán công trình hoàn thành được phê duyệt, kế toán ghi giảm nguồn vốn đầu tư XDCB và ghi tăng nguồn vốn hoạt động, ghi:

              Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

                   Có TK 411 – Nguồn vốn hoạt động

          7. Khi trả lại vốn đầu tư XDCB cho NSNN (nếu có), ghi:

           Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

                    Có các TK 111, 112….

TÀI KHOẢN 461

NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP

 

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án của Quỹ. Tài khoản này chỉ sử dụng ở các đơn vị được Nhà nước hoặc đơn vị cấp trên cấp phát kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án.

Nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án là khoản kinh phí do Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp cho đơn vị, hoặc được Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài viện trợ, tài trợ trực tiếp thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án đã được duyệt, để thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội do Nhà nước hoặc cấp trên giao không vì mục đích lợi nhuận. Việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án phải theo đúng dự toán được duyệt và phải quyết toán với cơ quan cấp kinh phí. Nguồn kinh phí sự nghiệp cũng có thể được hình thành từ các khoản thu sự nghiệp phát sinh tại đơn vị.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án phải được hạch toán chi tiết theo từng nguồn hình thành: Ngân sách Nhà nước cấp, đơn vị cấp trên cấp, nhận viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân, từ thu sự nghiệp của đơn vị. Đồng thời, phải hạch toán chi tiết, tách bạch nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay và kinh phí sự nghiệp năm trước.

2. Nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án phải được sử dụng đúng mục đích, nội dung hoạt động, đúng tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, của đơn vị cấp trên và trong phạm vi dự toán đã được duyệt.

3. Trường hợp nguồn kinh phí được NSNN cấp thì tùy theo từng phương thức cấp phát kinh phí sự nghiệp của Ngân sách Nhà nước để ghi sổ kế toán:

- Nếu Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí bằng lệnh chi tiền, khi nhận được giấy báo Có, số tiền đã vào tài khoản của đơn vị, kế toán đồng thời ghi tăng tiền gửi và ghi tăng nguồn kinh phí sự nghiệp;

- Nếu Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí bằng hình thức giao dự toán chi sự nghiệp, dự án, khi nhận được thông báo ghi đơn vào bên Nợ TK 008 "Dự toán chi sự nghiệp, dự án" (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán). Khi rút dự toán chi sự nghiệp, dự án để chi, ghi đơn vào bên Có TK 008 "Dự toán chi sự nghiệp, dự án", đồng thời ghi Có TK 461  "Nguồn kinh phí sự nghiệp" đối ứng với các TK có liên quan.

4. Cuối mỗi năm tài chính, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải làm thủ tục quyết toán tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp với cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản và với từng cơ quan, tổ chức cấp phát kinh phí theo chính sách tài chính hiện hành. Số kinh phí sử dụng chưa hết được xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Đơn vị chỉ được chuyển sang năm sau số kinh phí sự nghiệp, dự án chưa sử dụng hết khi được cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận.

5. Cuối năm tài chính, nếu số chi hoạt động bằng nguồn kinh phí sự nghiệp chưa được duyệt quyết toán, thì kế toán kết chuyển nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay sang nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước.

  KẾT CẤU VẦ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 461- NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP

 

Bên Nợ:

- Số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án đã được duyệt quyết toán với nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án;

- Số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án sử dụng không hết hoàn lại cho NSNN hoặc nộp trả cấp trên.

 

Bên Có:

- Số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án đã thực nhận của Ngân sách hoặc cấp trên;

- Các khoản thu sự nghiệp phát sinh tại đơn vị được bổ sung nguồn kinh phí sự nghiệp.

 

Số dư bên Có:

Số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án đã nhận của Ngân sách hoặc cấp trên cấp nhưng chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng chưa được quyết toán.

 

Tài khoản 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp, có 2 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 4611 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước: Phản ánh số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án thuộc năm trước đã sử dụng nhưng báo cáo quyết toán năm trước chưa được duyệt và số kinh phí sự nghiệp năm trước chưa sử dụng hết. Khi báo cáo quyết toán năm trước được duyệt, số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án năm trước sẽ được chuyển trừ vào Tài khoản 461 "Nguồn kinh phí sự nghiệp" (4611- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước). Còn số kinh phí sự nghiệp năm trước chưa sử dụng hết, tùy theo quyết định của cơ quan tài chính hoặc cấp có thẩm quyền, phải nộp lại ngân sách hoặc chuyển thành nguồn kinh phí năm nay.

Tài khoản 4612 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay: Phản ánh nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án đã được Ngân sách hoặc cấp trên cấp trong năm nay, kể cả các khoản kinh phí sự nghiệp năm trước chưa sử dụng hết khi xét duyệt báo cáo quyết toán được chuyển thành khoản kinh phí của năm nay. Hết niên độ kế toán, sang đầu năm sau số kinh phí thuộc năm nay, nếu chưa được quyết toán sẽ được chuyển từ Tài khoản 4612 "Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay" sang Tài khoản 4611 "Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước" để theo dõi cho đến khi báo cáo quyết toán năm trước được duyệt.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Nhận kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án do Ngân sách Nhà nước cấp bằng lệnh chi tiền hoặc kinh phí sự nghiệp do cấp trên cấp bằng tiền, ghi:

         Nợ các TK 111, 112, ...

                    Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612).

2. Khi được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán chi hoạt động, chi dự án ghi đơn bên Nợ TK 008 "Dự toán chi sự nghiệp, dự án" (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

3. Khi rút dự toán chi sự nghiệp, dự án về nhập Quỹ hoặc mua vật tư, dụng cụ hoặc thanh toán trực tiếp cho người bán hàng, hoặc chi trực tiếp, ghi:

         Nợ TK 111 - Tiền mặt

         Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

         Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

     Nợ các TK 152, 153, ...

                    Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612).

Đồng thời ghi đơn bên Có TK 008 "Dự toán chi sự nghiệp, dự án" (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

4. Các khoản thu sự nghiệp phát sinh tại đơn vị (nếu có), ghi:

         Nợ các TK 111, 112, ...

Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612).

5. Nhận kinh phí sự nghiệp bằng TSCĐ do Ngân sách cấp, đơn vị cấp trên cấp hoặc được viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án, ghi:

 Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

         Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp.

Đồng thời, ghi:

 Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

6. Cuối kỳ kế toán năm, đơn vị còn có số dư tiền mặt, tiền gửi thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án nếu phải nộp trả số kinh phí sự nghiệp sử dụng không hết cho Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên, khi nộp trả, ghi:

Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp

Có các TK 111, 112,...

        Nếu số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án sử dụng không hết được giữ lại để chuyển thành nguồn kinh phí năm sau thì không thực hiện bút toán trên.

         7. Khi báo cáo quyết toán chi sự nghiệp, chi dự án được duyệt ngay trong năm, ghi:

            Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612)

Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1612) (Số chi được duyệt).

8. Nếu đến cuối năm báo cáo quyết toán chi sự nghiệp, dự án chưa được duyệt:

- Kết chuyển chi sự nghiệp, chi dự án năm nay thành chi sự nghiệp, chi dự án năm trước, ghi:

          Nợ TK 161- Chi sự nghiệp (1611 - Chi sự nghiệp năm trước)

                  Có TK 161- Chi sự nghiệp (1612 - Chi sự nghiệp năm nay).

- Đồng thời kết chuyển nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án năm nay thành nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án năm trước, ghi:

Nợ TK 461- Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay) 

         Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước).

 9.  Khi báo cáo quyết toán chi sự nghiệp, chi dự án năm trước được duyệt, ghi:

Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611)

Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1611).

10. Nguồn kinh phí sự nghiệp của năm trước được xác định còn thừa khi xét duyệt báo cáo quyết toán năm, được chuyển thành nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay, ghi:

Nợ TK 461- Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước)

  Có TK 461- Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay).

                                                                

TÀI KHOẢN 466

NGUỒN KINH PHÍ ĐÃ HÌNH THÀNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Chỉ ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích mua sắm TSCĐ, đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, mở rộng được ghi tăng nguyên giá TSCĐ bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án được cấp từ NSNN hoặc nhận viện trợ, tài trợ, đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án.

Ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi tính hao mòn TSCĐ hoặc nhượng bán, thanh lý, phát hiện thiếu TSCĐ khi kiểm kê, nộp trả Nhà nước hoặc điều chuyển TSCĐ cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, của Nhà nước.

 

KẾT CẤU VẦ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 466- NGUỒN KINH PHÍ ĐÃ HÌNH THÀNH TSCĐ

Bên Nợ:

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ giảm, gồm:

- Tính hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án;

- Nhượng bán, thanh lý TSCĐ, phát hiện thiếu TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án;

- Nộp trả Nhà nước hoặc điều chuyển TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp,hoạt động dự án theo quyết định của cơ quan Nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền;

- Giá trị còn lại của TSCĐ giảm do đánh giá lại.

Bên Có:

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ tăng, gồm:

- Đầu tư, mua sắm TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng hoạt động sự nghiệp, dự án:

- Được cấp kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, được viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐ;

- Giá trị còn lại của TSCĐ tăng do đánh giá lại.

Số dư bên Có:

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có ở đơn vị.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Trường hợp được Ngân sách Nhà nước, đơn vị cấp trên cấp kinh phí bằng TSCĐ hoặc dùng kinh phí sự nghiệp, dự án, viện trợ không hoàn lại để mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB, khi việc mua TSCĐ, đầu tư XDCB hoàn thành tài sản được đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có các TK 111, 112, 241, 331, 461,...

Đồng thời ghi:

Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

 

        Nếu rút dự toán chi sự nghiệp, dự án để mua TSCĐ, để đầu tư XDCB, đồng thời ghi đơn bên Có TK 008- Dự toán chi sự nghiệp, dự án (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

 

        2. Cuối kỳ kế toán năm tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi:

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.
3. Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án:

- Ghi giảm TSCĐ nhượng bán, thanh lý:

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

- Số thu, các khoản chi và chênh lệch thu, chi về nhượng bán, thanh lý TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, được xử lý và hạch toán theo quyết định thanh lý, nhượng bán TSCĐ của cấp có thẩm quyền.

LOẠI TÀI KHOẢN 5

THU NHẬP HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

 

Loại tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ thu nhập hoạt động nghiệp vụ thực hiện được trong một kỳ kế toán của Quỹ.

Thu nhập hoạt động nghiệp vụ là số thu từ hoạt động cho vay của các dự án cho vay vốn của quỹ (gồm lãi cho vay và các khoản thu khác); Lãi tiền gửi, lãi từ hoạt động mua, bán trái phiếu tín phiếu, thu từ hoạt động nghiệp vụ khác của Quỹ.

 

HẠCH TOÁN LOẠI TÀI KHOẢN THU NHẬP HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Hạch toán thu nhập hoạt động nghiệp vụ phải tôn trọng nguyên tắc thu nhập và chi phí của hoạt động thực tế phát sinh

phải phù hợp theo niên độ kế toán.

2. Chỉ hạch toán vào tài khoản thu nhập hoạt động nghiệp vụ các khoản thu nhập được xác định trong kỳ kế toán. Không

hạch toán vào tài khoản thu nhập hoạt động nghiệp vụ những khoản thu nhập chưa chắc chắn có khả năng được thực hiện hoặc

các khoản thu nhập của những kỳ kế toán sau nhưng đã thu tiền trong kỳ này.

3. Thu nhập phải được theo dõi chi tiết cho từng loại hình hoạt động. Trong từng loại thu nhập lại được chi tiết theo từng

hoạt động nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động của Quỹ.

4. Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, Quỹ phải xác định kết quả hoạt động. Toàn bộ thu nhập thực hiện trong kỳ kế toán được

kết chuyển vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động”. Các tài khoản thuộc loại Tài khoản Thu nhập hoạt động nghiệp vụ

đều không có số dư cuối kỳ.

Loại Tài khoản 5 - Thu nhập hoạt động nghiệp vụ có 1 tài khoản

Tài khoản 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ

TÀI KHOẢN 511

THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

Tài khoản này dùng để phản ánh thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ thực tế của đơn vị thực hiện trong một kỳ kế toán.

Thu nhập nghiệp vụ của Quỹ, gồm: Thu lãi từ các khoản cho vay, lãi tiền gửi, thu lãi từ khoản đầu tư tài chính, thu nhập khác về hoạt động nghiệp vụ của Quỹ.

Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ được hạch toán vào tài khoản này là các khoản thu nhập hoạt động nghiệp vụ phát sinh trong kỳ (Không kể đã thu được tiền ngay hay chưa thu được tiền) theo quy định.

Trường hợp đơn vị có thu nhập hoạt động nghiệp vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 511 – THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Chỉ phản ánh vào tài khoản “Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ” các khoản thu sau: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư tín phiếu, lãi đầu tư trái phiếu, thu nhập nghiệp vụ khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản này không phản ánh số đóng góp thu từ các DN viễn thông.

2. Đối với trường hợp đơn vị có nhận trước tiền lãi cho vay nhiều kỳ thì  thu nhập của từng kỳ là toàn bộ tiền thu được chia cho số kỳ nhận trước.

3. Không hạch toán vào tài khoản này các khoản thu thuộc các trường hợp sau:

- Thu khoản đóng góp của các DN viễn thông.

- Số tiền thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ của Quỹ;

- Số tiền thu chênh lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của Quỹ khi chủ đầu tư không trả được nợ.

- Nợ đã xoá nay thu hồi được.

- Các khoản thu khác.

4. Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ trong kỳ chưa thu được tiền đơn vị phải mở sổ chi tiết theo dõi để có cơ sở xác định kết quả hoạt động trong kỳ và để quản lý, đốc thúc thanh toán nhanh đảm bảo nguồn thu.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 511- THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

 

Bên Nợ:

Kết chuyển thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ vào Tài khoản 911- Xác định kết quả hoạt động.

Bên Có:

 Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ thực hiện trong kỳ kế toán, gồm:

- Thu lãi từ các khoản cho vay;

- Thu lãi tiền gửi;

- Thu lãi từ hoạt động đầu tư tái chính;

- Thu khác về hoạt động nghiệp vụ;

 

Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư.

Tài khoản 511- Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ, có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5111- Thu lãi từ các khoản cho vay: Phản ánh số lãi tính trên số tiền cho vay thu được trong kỳ kế toán.

- Tài khoản 5112- Thu lãi tiền gửi: Phản ánh số lãi tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn thu được trong một kỳ kế toán của đơn vị.

- Tài khoản 5113- Thu lãi đầu tư tài chính: Dùng để phản ánh số lãi thu được của Quỹ từ các hoạt động đầu tư trái phiếu, tín phiếu trong kỳ.

- Tài khoản 5118- Thu khác về hoạt động nghiệp vụ: Dùng để phản ánh các khoản thu về hoạt động nghiệp vụ của Quỹ ngoài phạm vi phản ánh của các TK 5111, 5112, 5113 (thu cho thuê tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái,...)

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi phát sinh các khoản thu lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (TK 1311)

Có TK 511- Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (5113)

2. Khi phát sinh các khoản thu lãi tiền cho vay, lãi tiền gửi, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (1312, 1313)

Có TK 511- Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (5111, 5112)

3. Khi thu được tiền các khoản tiền lãi phải thu, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 131- Phải thu của khách hàng

4. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của Quỹ và đánh giá lại số dư cuối kỳ. Phát sinh lãi tỷ giá hối đoái (xem giải thích ở TK 413)

5. Chiết khấu thanh toán được hưởng (xem TK 331)

6. Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ sang tài khoản xác định kết quả hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ

          Có TK 911 - Xác định kết quả hoạt động.

LOẠI TÀI KHOẢN 6

CHI PHÍ

 

Loại tài khoản này phản ánh các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động nghiệp vụ và hoạt động quản lý của Quỹ.

HẠCH TOÁN LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ

CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Phải hạch toán chi tiết từng loại chi phí phù hợp với thời gian phát sinh chi phí và nội dung các khoản chi phí theo quy định trong chế độ quản lý tài chính cho Quỹ.

2. Không hạch toán vào các tài khoản loại chi phí các khoản sau:

- Các khoản chi phí thuộc chi phí khác, như: Chi phí để thu các khoản phạt theo quy định, chi chênh lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ,…;

- Các khoản thiệt hại đã được Chính phủ hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại đền bù;

- Các khoản chi phạt do vi phạm hành chính, vi phạm môi trường, phạt nợ vay quá  hạn do nguyên nhân chủ quan, phạt vi phạm chế độ tài chính;

-  Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, nâng cấp, cải tạo TSCĐ thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB;

- Các khoản chi cho sửa chữa, bảo dưỡng và trang thiết bị các tài sản phúc lợi, công trình phúc lợi;

- Các khoản chi ủng hộ địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan khác;

- Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.

 

Loại tài khoản 6 – Chi phí, có 2 TK:

- TK 631 – Chi phí hoạt động nghiệp vụ

- TK 642 – Chi phí quản lý

TÀI KHOẢN 631

CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thực tế phát sinh của các hoạt động nghiệp vụ trong một kỳ hoạt động của Quỹ.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 631 – CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

 CẦN TỒN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Chỉ phản ánh vào tài khoản này các chi phí thực tế đã phát sinh (Không kể đã chi tiền hay chưa chi tiền) có liên quan trực tiếp đến hoạt động nghiệp vụ  theo chế độ quy định trong một kỳ kế toán.

2. Chi phí hoạt động nghiệp vụ được xác định theo các loại sau:

- Chi trả dịch vụ thanh toán bao gồm các khoản chi trong quá trình thực hiện thanh toán qua Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng về quá trình chi trả tiền cho vay, thu nhận các khoản đóng góp của các DN viễn thông, phí chuyển tiền;

- Chi phí uỷ thác: Là các khoản chi trả cho các tổ chức tín dung, ngân hàng thương mại trực tiếp thực hiện cấp phát, cho vay các DN viễn thông theo sự uỷ thác của Quỹ.

- Chi dự phòng rủi ro cho vay: Khoản trích lập dự phòng rủi ro cho vay đối với các khoản cho các DN viễn thông vay đã quá hạn trả nợ từ lâu và khó có khả năng trả nợ.

- Chi phí khác cho hoạt động nghiệp vụ của Quỹ là các khoản chi phí trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ của quỹ mà chưa thuộc các khoản chi trên

3. Không được hạch toán vào chi hoạt động nghiệp vụ các khoản chi sau:

- Chi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

- Chi cho quản lý của quỹ.

- Chi lương và các khoản trích theo lương của cán bộ Quỹ.

- Chi các khoản tổn thất tài sản sau khi đã được bù đắp bằng các nguồn theo chế độ.

- Các khoản thiệt hại đã được Chính phủ hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm hoặc bên gây thiệt hại bồi thường.

- Các khoản phạt tiền mà tập thể, cá nhân phải nộp.

- Các khoản chi về đầu tư xây dựng cơ bản, chi trợ cấp khó khăn cho người lao động, chi ủng hộ tổ chức cá nhân khác.

- Các khoản chi thuộc nguồn khác đài thọ như: Chi khen thưởng, phúc lợi, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất...

4. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi cho từng nội dung chi phí hoạt động nghiệp vụ.

5. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí nghiệp vụ phát sinh trong kỳ sang tài khoản xác định kết quả hoạt động .Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.  

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

 TÀI KHOẢN 631- CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

 

 Bên Nợ:

Chi phí hoạt động nghiệp vụ phát sinh đã chi trong kỳ, gồm:

- Các khoản chi về dịch vụ thanh toán.

- Chi phí uỷ thác.

- Chi trích lập dự phòng rủi ro cho vay.

- Các khoản chi khác cho hoạt động nghiệp vụ.

 

Bên Có:

- Kết chuyển số chi phí hoạt động nghiệp vụ phát sinh để xác định kết quả hoạt động trong kỳ.

Cuối kỳ tài khoản này không có số dư.

Tài khoản 631- Chi phí hoạt động nghiệp vụ có 4  tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6311- Chi dịch vụ thanh toánPhản ánh số chi phí phát sinh trong kỳ về các dịch vụ thanh toán của các hoạt động

- Tài khoản 6312 - Chi phí uỷ thác: Phản ánh các chi phí uỷ thác phát sinh trong kỳ của Quỹ

- Tài khoản 6316 - Chi phí dự phòng rủi ro cho vay: Phản ánh số chi phí trích lập dự phòng rủi ro các khoản cho vay.

- Tài khoản 6318- Chi khác cho hoạt động nghiệp vụ: Phản ánh số chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến hoạt động nghiệp vụ của Quỹ mà chưa được phản ánh ở các tài khoản: 6311, 6312, 6316.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi phát sinh các chi phí liên quan đến dịch vụ thanh toán như lệ phí ngân hàng..., ghi:

Nợ TK 631- Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6311)

Có các TK 111, 112,…

Có TK 331- Phải trả cho người bán

 

2. Khi phát sinh các chi phí uỷ thác, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6312)

            Có các TK 111, 112, 331

 

3. Cuối kỳ kế toán, khi khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính căn cứ vào việc đánh giá và các bằng chứng cho thấy rủi ro các khoản cho vay không có khả năng thu hồi, Quỹ phải tiến hành lập dự phòng rủi ro cho vay, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6316)

TK 359 - Quỹ dự phòng rủi ro cho vay

 

4.  Khi phát sinh các chi phí về đầu tư tài chính, lỗ từ đầu tư tài chính, lãi tiền vay phải trả,  chi phí nghiệp vụ khác, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động nghiệp vụ

                 Có các TK 111, 112, 413...

 

5. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và đánh giá lại cuối năm tài chính phát sinh lỗ tỷ giá (xem hướng dẫn TK 413)

 

6. Cuối kỳ, kế toán xác định những chi phí hoạt động nghiệp vụ phát sinh của kỳ này được kết chuyển vào tài khoản 911 để xác định kết quả hoạt động trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 -  Xác định kết quả hoạt động

Có TK 631- Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6311, 6312, 6316, 6318)

TÀI KHOẢN 642

CHI PHÍ QUẢN LÝ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của Quỹ gồm các chi phí về lương nhân viên (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất; khoản lập dự phòng; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị, công tác phí...) .

 

Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định.

Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý vào bên Nợ Tài khoản 911 "Xác định kết quả hoạt động".Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

 TÀI KHOẢN 642 - CHI PHÍ QUẢN LÝ

 

Bên Nợ:

- Các chi phí quản lý thực tế phát sinh trong kỳ;

- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

- Dự phòng trợ cấp mất việc làm.

Bên Có:

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

- Kết chuyển chi phí quản lý vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả hoạt động".

Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 642 - Chi phí quản lý, có 8 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của Ban Giám đốc, nhân viên của Quỹ.

- Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ quản : Phản ánh chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho công tác quản lý Quỹ như văn phòng phẩm, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ,...

- Tài khoản 6423 - Chi phí nhiên liệu: Phản ánh chi phí nhiên liệu dùng cho công tác quản lý.

- Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho Quỹ như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng cho văn phòng,...

- Tài khoản 6425 - Chi phí tuyên truyền, họp báo: Phản ánh chi phí về tuyên truyền, họp báo hàng năm của Quỹ.

- Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả, dự phòng trợ cấp mất việc làm tính vào chi phí quản lý.

- Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý Quỹ như: Cước phí bưu điện, chi tiền điện nước,...; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,... (Không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ)

- Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của Quỹ, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,...

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho nhân viên, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên của Quỹ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6421)

                                    Có các TK 334, 338.

2. Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý, như: Vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ chung của Quỹ ..., ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6422)

                                    Có TK 152 - Vật liệu

                                    Có các TK 111, 112, 141, 142, 242, 331,...

3. Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay không qua kho cho bộ phận quản lý được tính trực tiếp một lần vào chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6422)

                                    Có TK 153 - Công cụ. dụng cụ

                                    Có các TK 111, 112, 331,...

4. Giá trị nhiên liệu mua vào sử dụng ngay cho quản lý, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6423)

                    Có các TK 111, 112, 141,...

5. Trích khấu hao TSCĐ (như: Nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng, thiết bị truyền dẫn...) dùng cho quản lý chung của Quỹ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6424)

                                   Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

  1. Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp, ghi:

 Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6427)

                                     Có các TK 111, 112,…

 7. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lý trong kỳ, ghi:

 Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

                                    Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi.

 8. Tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ một lần với giá trị nhỏ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6427)

                                   Có các TK 111, 112, 331, 335,...

9. Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí khác, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6428)

                                   Có các TK 111, 112, 331, 335,...

10. Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí quản lý của Quỹ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6428  )

               Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.

11. Khi trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

                                  Có TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

12. Hoàn nhập số chênh lệch giữa số dự phòng phải thu khó đòi cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

       Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).

13. Khi trích lập dự phòng phải trả về chi phí tái cơ cấu, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý  (6428 )

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

- Cuối kỳ kế toán năm, hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ, Quỹ phải tính, xác định số dự phòng phải trả cần lập về chi phí tái cơ cấu và dự phòng phải trả khác:

+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

       Có TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

14. Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

      Có TK 642 – Chi phí quản lý.

15. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý tính vào Tài khoản 911 để xác định kết quả hoạt động trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động

                                    Có TK 642 - Chi phí quản lý.

LOẠI TÀI KHOẢN 7

THU NHẬP KHÁC

 

Loại tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của Quỹ. Loại tài khoản này chỉ phản ánh các khoản thu nhập khác trong kỳ. Cuối kỳ toàn bộ thu nhập được kết chuyển sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động” và không có số dư.

 

Loại Tài khoản Thu nhập khác, có 1 tài khoản:

Tài khoản 711 - Thu nhập khác.

 

TÀI KHOẢN 711

THU NHẬP KHÁC

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài thu nhập hoạt động nghiệp vụ của Quỹ.

Nội dung thu nhập khác của Quỹ gồm:

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;

- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;

- Thu chênh lệch tài sản thế chấp

- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;

- Các khoản thuế được NSNN hoàn lại;

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho Quỹ;

- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

 TÀI KHOẢN 711 - THU NHẬP KHÁC

 

Bên Nợ:

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động”.

Bên Có:           

Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.

Tài khoản 711- "Thu nhập khác" không có số dư cuối kỳ.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Kế toán thu nhập khác phát sinh từ  nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý  TSCĐ:

1.1. Phản ánh số thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311 - nếu có).

1.2. Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 141, 331,... (Tổng giá thanh toán).

Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

2. Phản ánh các khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng:

- Khi thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 711 - Thu nhập khác.

- Trường hợp đơn vị ký quỹ, ký cược vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết với Quỹ bị phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế:

+ Đối với khoản tiền phạt khấu trừ vào tiền ký quỹ, ký cược của người ký quỹ, ký cược, ghi:        

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Đối với khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn)

Nợ TK 344- Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn (Đối với khoản ký quỹ, ký cược dài hạn)               

Có TK 711 - Thu nhập khác.

+ Khi thực trả khoản ký quỹ, ký cược cho người ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ các TK 338, 344 (Đã trừ khoản tiền phạt) (Nếu có)

Có các TK 111, 112,...

3. Phản ánh tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 711 - Thu nhập khác.

- Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 152,...

4. Hạch toán các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay thu lại được tiền:

- Nếu có khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được phải xử lý xoá sổ, căn cứ vào biên bản xử lý xoá nợ, ghi:

             Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)

             Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (Nếu chưa lập dự phòng)

           Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

            Đồng thời, ghi đơn bên Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài Bảng CĐKT) nhằm tiếp tục theo dõi trong thời hạn quy định để có thể truy thu người mắc nợ số tiền đó.

            - Khi truy thu được khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, ghi:

               Nợ các TK 111, 112,...

                Có TK 711 - Thu nhập khác.

            Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài Bảng CĐKT).

5. Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, quyết định xoá và tính vào thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Có TK 711 - Thu nhập khác.

6. Trường hợp được giảm thuế GTGT phải nộp:

- Nếu số thuế GTGT được giảm, trừ vào số thuế GTGT phải nộp, nếu được tính vào thu nhập khác trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Có TK 711 - Thu nhập khác.

- Nếu số thuế GTGT được giảm được tính vào thu nhập khác, khi NSNN trả lại bằng tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 711 - Thu nhập khác.

7. Các khoản hoàn thuế nhập khẩu được tính vào thu nhập khác (nếu có), ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

TK 711 - Thu nhập khác.

8. Trường hợp Quỹ được tài trợ, biếu, tặng vật tư, hàng hoá, TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211,... 

Có TK 711 - Thu nhập khác.

9. Trường hợp các doanh nghiệp vay vốn của Quỹ có tài sản thế chấp không có khả năng trả nợ, Quỹ tiến hành thanh lý hoặc thu hồi tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật hiện hành.

9.1 Trường hợp thanh lý

+ Khi thu được tiền thanh lý, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

  Có TK 251 - Cho vay hỗ trợ (Số nợ vay chưa trả)

 Có TK 711- Thu nhập khác (Số chênh lệch thu thanh lý tài sản thế chấp lớn hơn khoản cho vay) hoặc Nợ TK 811 - Chi phí khác (Số chênh lệch thu thanh lý tài sản thế chấp nhỏ hơn khoản cho vay)

+ Khi phát sinh các chi phí thanh lý

Nợ TK 811 - Chi phí khác

   Có các TK 111, 112,…

9.2. Trường hợp thu hồi tài sản thế chấp sử dụng cho hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ các TK 211, 213 (Theo giá đánh giá)

   Có TK 251 - Cho vay hỗ trợ (Số nợ vay chưa trả)

    Có TK 711- Thu nhập khác (Số chênh lệch thu tài sản thế chấp lớn hơn khoản cho vay) hoặc Nợ TK 811 - Chi phí khác (Số chênh lệch thu tài sản thế chấp nhỏ hơn khoản cho vay)

10. Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả hoạt động", ghi:

Nợ TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 911 - Xác định kết quả hoạt động.

LOẠI TÀI KHOẢN 8

CHI PHÍ KHÁC

 

Loại tài khoản này phản ánh các khoản chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động nghiệp vụ của Quỹ. Chi phí khác là những khoản chi phí (lỗ) do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của Quỹ gây ra và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Loại tài khoản này chỉ phản ánh các khoản chi phí trong kỳ, cuối kỳ được kết chuyển sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động” và không có số dư cuối kỳ.

Loại Tài khoản 8 - Chi phí khác, có 2 tài khoản:

 

- Tài khoản 811 - Chi phí khác

- Tài khoản 821 - Chi phí thuế TNDN.

TÀI KHOẢN 811

CHI PHÍ KHÁC

 

Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động nghiệp vụ thông thường của Quỹ.

Chi phí khác của Quỹ gồm:

- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);

- Chi chênh lệch tài sản thế chấp bị thu hồi;

- Chi tổn thất tài sản có bảo hiểm;

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;

- Bị phạt thuế, truy nộp thuế;

- Các khoản chi phí khác.

 

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

 TÀI KHOẢN 811 - CHI PHÍ KHÁC

 

Bên Nợ:

Các khoản chi phí khác phát sinh.

Bên Có:

Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động”.

Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.

 

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Hạch toán nghiệp vụ nhượng, bán, thanh lý TSCĐ:

- Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,...

Có TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Nếu có).

- Ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

- Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 141,...

2. Giá trị tài sản bị tổn thất lớn hơn số được đền bù bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Số được cơ quan bảo hiểm đền bù)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Số chênh lệch tổn thất tài sản lớn hơn số được đền bù)

          Có các TK 211, 213,...

3. Khi thu hồi tài sản thế chấp có giá đánh giá nhỏ hơn khoản cho vay có tài sản thế chấp không được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro nghiệp vu, ghi:

Nợ TK 211, 213 (Giá đánh giá)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá tài sản thế chấp nhỏ hơn khoản cho vay) 

Có TK 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

4. Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Có các TK 111, 112,...

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

5. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động

Có TK 811 - Chi phí khác.

 

TÀI KHOẢN 821

CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động của Quỹ trong năm tài chính.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

          1. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận vào tài khoản này là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

 

           2. Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

           3. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.

 

          4. Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, Quỹ được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm phát hiện sai sót.

           5. Trường hợp phát hiện sai sót trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, Quỹ điều chỉnh vào số dư đầu năm của các Tài khoản 3334 “ Thuế thu nhập doanh nghiệp”, và các tài khoản liên quan khác mà không phải ghi nhận vào Tài khoản 821 “ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”.

            6. Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động” để xác định kết quả hoạt động trong năm.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 821 - CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

   Bên Nợ:

    - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm;

     - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện tại.

   Bên Có:

      - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được điều chỉnh giảm do số đã ghi nhận trong năm lớn hơn số phải nộp theo số quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm;

      - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước;

      - Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp vào bên Nợ Tài khoản 911 - “Xác định kết quả hoạt động”.

     Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

      1. Hàng quý, kế toán phải xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh

nghiệp phát sinh trong kỳ và ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

            Khi chi tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111, 112,…

    2. Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định lại số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm, lập tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong năm để ghi nhận bổ sung hoặc điều chỉnh giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm.

- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp , ghi:

Nợ TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận, kế toán ghi giảm số thuế phải nộp và ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

    3. Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được ghi nhận tăng (hoặc giảm) chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm phát hiện sai sót.

- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước dẫn đến tăng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm báo cáo, ghi:

Nợ TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước dẫn đến giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được ghi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm báo cáo, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

    4. Cuối kỳ kế toán năm, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm để xác định lợi nhuận sau thuế, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động

Có TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

LOẠI TÀI KHOẢN 9

XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

 

TÀI KHOẢN 911

XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

 

Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động nghiệp vụ và các hoạt động khác của Quỹ trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động của Quỹ bao gồm: Kết quả hoạt động nghiệp vụ và kết quả hoạt động khác.

 

Kết quả hoạt động nghiệp vụ là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí quản lý.

 

 Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.

2. Kết quả hoạt động phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 911 - XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

 

Bên Nợ:

- Chi phí hoạt động nghiệp vụ;

- Chi phí hoạt động khác, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Chi phí quản lý;

- Kết chuyển lãi;

 

Bên Có:

- Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ

- Thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Kết chuyển lỗ.

 

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số thu nhập hoạt động nghiệp vụ vào Tài khoản Xác định kết quả hoạt động, ghi:

Nợ TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ

    Có TK 911 - Xác định kết quả hoạt động.

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí hoạt động nghiệp vụ, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả hoạt động

          Có TK 631 – Chi phí hoạt động nghiệp vụ

 

2. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển khoản thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 711 - Thu nhập khác

   Có TK 911 - Xác định kết quả hoạt động.

 

3. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí khác, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động

  Có TK 811 - Chi phí khác.

 

4. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả hoạt động

         Có TK 821– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

5. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động

   Có TK 642 - Chi phí quản lý.

 

6. Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động

   Có TK 421 - Kết quả chưa phân phối.

 

7. Kết chuyển số lỗ hoạt động trong kỳ, ghi:

Nợ TK 421 - Kết quả chưa phân phối

  Có TK 911 - Xác định kết quả hoạt động.

 

Đối với các đơn vị kế toán có lập báo cáo tài chính giữa niên độ (cuối quý) thì các bút toán (từ 1 đến 7) được ghi chép cho kỳ kế toán quý.

CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

LOẠI TÀI KHOẢN  0

 

Các tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán dùng để phản ánh những tài sản hiện có ở Quỹ nhưng không thuộc quyền sở hữu của Quỹ như: Tài sản thuê ngoài; Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ; Hàng hoá nhận ký gửi, ký cược. Đồng thời, loại tài khoản này còn phản ánh một số chỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh ở các Tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán, nhưng cần theo dõi để phục vụ yêu cầu quản lý như: Nợ khó đòi đã xử lý; Ngoại tệ (chi tiết theo nguyên tệ); Dự toán chi sự nghiệp, dự án; mức vốn cho vay.

Về nguyên tắc, các tài khoản thuộc loại này được ghi chép theo phương pháp ghi “Đơn", nghĩa là khi ghi vào một tài khoản thì không ghi quan hệ đối ứng với tài khoản khác.

Trị giá tài sản, vật tư, tiền vốn ghi trong các Tài khoản này theo giá hợp đồng, hoặc giá quy định ghi trong biên bản giao nhận, hoặc giá hoá đơn hay các chứng từ khác. Tài sản cố định thuê ngoài được ghi theo giá trị trong hợp đồng thuê tài sản cố định.

Tất cả các tài sản, vật tư, hàng hoá phản ánh trên các tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán cũng phải được bảo quản và tiến hành kiểm kê thường kỳ như tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

 

Loại Tài khoản 0 - Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán, gồm 8  tài khoản:

Tài khoản 001 - Tài sản thuê ngoài;

Tài khoản 002 - Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ;

Tài khoản 003 - Hàng hoá nhận nhận ký gửi, ký cược;

Tài khoản 004 - Nợ khó đòi đã xử lý;

Tài khoản 005 – Mức vốn cấp hỗ trợ;

Tài khoản 006 - Mức vốn cho vay;

Tài khoản 007 - Ngoại tệ các loại:

Tài khoản 008 - Dự toán chi sự nghiệp, dự án.

TÀI KHOẢN 001

TÀI SẢN THUÊ NGOÀI

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của tất cả tài sản (bao gồm TSCĐ và công cụ, dụng cụ) mà Quỹ thuê của đơn vị khác.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 001 - TÀI SẢN THUÊ NGOÀI

 

Bên Nợ:

Giá trị tài sản thuê ngoài tăng.

 

Bên Có:

Giá trị tài sản thuê ngoài giảm.

 

Số dư bên Nợ:

Giá trị tài sản thuê ngoài hiện còn.

 

 Tài khoản này chỉ phản ánh giá trị tài sản thuê ngoài theo phương thức thuê hoạt động (Thuê xong trả lại tài sản cho bên cho thuê). Tài khoản này không phản ánh giá trị tài sản thuê tài chính.

Kế toán tài sản thuê ngoài phải theo dõi chi tiết theo từng tổ chức, cá nhân cho thuê và từng loại tài sản. Khi thuê tài sản phải có biên bản giao nhận tài sản giữa bên thuê và bên cho thuê. Đơn vị thuê tài sản có trách nhiệm bảo quản an toàn và sử dụng đúng mục đích tài sản thuê ngoài. Mọi trường hợp trang bị thêm, thay đổi kết cấu, tính năng kỹ thuật của tài sản phải được đơn vị cho thuê đồng ý. Mọi chi phí có liên quan đến việc sử dụng tài sản thuê ngoài được hạch toán vào các tài khoản có liên quan trong Bảng Cân đối kế toán.

TÀI KHOẢN 002

VẬT TƯ, HÀNG HOÁ NHẬN GIỮ HỘ

 

Tài khoản này phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá của đơn vị khác nhờ Quỹ giữ hộ. Giá trị của vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ được hạch toán theo giá thực tế khi giao nhận hiện vật. Nếu chưa có giá thì tạm xác định giá để hạch toán.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 002 - VẬT TƯ, HÀNG HOÁ NHẬN GIỮ HỘ

Bên Nợ:

Giá trị vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ.

Bên Có:

- Giá trị tài vật tư, hàng hoá đã giao trả cho đơn vị nhận giữ hộ;

- Giá trị vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ đã xuất chuyển trả cho chủ sở hữu  giữ hộ.

Số dư bên Nợ:

Giá trị vật tư, hàng hoá còn giữ hộ .

Các chi phí liên quan đến việc bảo quản vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản tập hợp chi phí trong Bảng Cân đối kế toán.

Kế toán vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ phải theo dõi chi tiết cho từng loại vật tư, từng nơi bảo quản và từng người chủ sở hữu. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ không được phép sử dụng và phải bảo quản cẩn thận như tài sản của đơn vị, khi giao nhận hay trả lại phải có chứng từ giao nhận của hai bên.

TÀI KHOẢN 003

HÀNG HOÁ NHẬN KÝ GỬI, KÝ CƯỢC

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hàng hoá nhận ký gửi, ký cược của các đơn vị và cá nhân khác.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHÁN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 003 - HÀNG HOÁ NHẬN KÝ GỬI, KÝ CƯỢC

Bên Nợ:

Giá trị hàng hoá nhận ký gửi, ký cược.

 

Bên Có:

- Giá trị hàng hoá đã trả lại cho người nhờ ký gửi, ký cược.

- Giá trị tài sản nhận ký cược đã phát mại do đối tác vi phạm hợp đồng kinh tế.

 

Số dư bên Nợ:

Giá trị hàng hoá còn nhận ký gửi, ký cược.

 

Khi nhận hàng hoá ký gửi, ký cược hai bên giao nhận phải cân, đo, đong, đếm, xác định số lượng, chất lượng hàng hoá. Kế toán hàng hoá nhận ký gửi, ký cược phải chi tiết theo từng mặt hàng, từng người gửi, từng nơi bảo quản và từng người chịu trách nhiệm vật chất. Hàng hoá khi đã trả lại hàng ký gửi, ký cược, phải ghi Có TK 003 theo giá hợp đồng.

 

TÀI KHOẢN 004

NỢ KHÓ ĐÒI ĐÃ XỬ LÝ

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu đã được xoá sổ, nhưng cần theo dõi để tiếp tục đòi nợ. Các khoản nợ khó đòi tuy đã xoá sổ trong Bảng Cân đối kế toán nhưng không có nghĩa là xoá bỏ khoản nợ đó, tuỳ theo chính sách tài chính hiện hành mà theo dõi để truy thu sau này nếu tình hình tài chính của người mắc nợ có thay đổi.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 004 - NỢ KHÓ ĐÒI ĐÃ XỬ LÝ

 

Bên Nợ:

Số nợ khó đòi đã được xoá sổ trong Bảng Cân đối kế toán để tiếp tục theo dõi ngoài Bảng.

Bên Có:

- Số đã thu được về các khoản nợ khó đòi;

- Số nợ khó đòi được xoá sổ theo quyết định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền, không phải theo dõi ngoài Bảng Cân đối kế toán.

Số dư bên Nợ:

 Số còn phải thu về nợ khó đòi cần tiếp tục theo dõi.

Khi thu được khoản nợ khó đòi đã được xoá sổ thì ghi tăng thu nhập khác của doanh nghiệp (nghiệp vụ trong Bảng Cân đối kế toán), đồng thời ghi Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý". Trường hợp khoản nợ khó đòi đã xác định chắc chắn không thể đòi được nữa thì trình cấp có thẩm quyền quyết định xoá nợ. Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền, ghi Có TK 004.

Kế toán chi tiết tài khoản này phải theo dõi cho từng đối tượng nợ và từng khoản nợ.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 005 – MỨC VỐN CẤP HỖ TRỢ

Bên Nợ:

 Mức vốn cấp hỗ trợ đã được Bộ Thông tin và truyền thông thông qua.

Bên Có:

- Số vốn đã cấp tạm ứng;

- Cấp bổ sung trong trường hợp số tạm cấp nhỏ hơn số quyết toán

Số dư bên Nợ: Mức vốn chưa cấp cuối kỳ.

 Sau khi quyết toán nếu mức vốn được cấp lớn hơn số quyết toán thì số  còn lại sẽ bị huỷ bỏ hoặc được chuyển sang năm sau theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Quỹ phải mở sổ theo dõi chi tiết cho từng dự án, doanh nghiệp được cấp vốn hỗ trợ theo mức được cấp theo kế hoạch duyệt cả năm và chia cho các quý , số đã cấp tạm ứng, số quyết toán.

TÀI KHOẢN 006

MỨC VỐN CHO VAY

Tài khoản này dùng để phản ánh mức vốn cho vay, số đã cho vay và số còn phải cho các doanh nghiệp viễn thông vay thuộc đối tượng được vay theo quy định.
 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 006 – MỨC VỐN CHO VAY

Bên Nợ:

Mức vốn cho vay đã được Bộ Thông tin và truyền thông thông qua.

Bên Có: Số vốn đã cho vay

Số dư bên Nợ:Mức vốn chưa cho vay  cuối kỳ.

 Quỹ phải mở sổ theo dõi chi tiết cho từng doanh nghiệp vay vốn theo từng khế ước vay, thời hạn  và lãi suất vay vốn

TÀI KHOẢN 007

NGOẠI TỆ CÁC LOẠI

 

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi và còn lại theo nguyên tệ của từng loại ngoại tệ ở doanh nghiệp.


KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 007 – NGOẠI TỆ CÁC LOẠI

 

Bên Nợ: Số ngoại tệ thu vào (Nguyên tệ).

 

Bên Có: Số ngoại tệ xuất ra (Nguyên tệ).

 

Số dư bên Nợ: Số ngoại tệ còn lại tại doanh nghiệp (Nguyên tệ).

 

              Trên tài khoản này không quy đổi các ngoại tệ ra đồng Việt Nam

 

Kế toán chi tiết TK 007 theo từng loại ngoại tệ.

TÀI KHOẢN 008

DỰ TOÁN CHI SỰ NGHIỆP, DỰ ÁN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số dự toán chi sự nghiệp, dự án được cấp có thẩm quyền giao và việc rút dự toán ra sử dụng trong kỳ của các đơn vị được Ngân sách Nhà nước cấp, số dự toán còn lại cuối kỳ.

Tài khoản này phải được theo dõi hạch toán chi tiết: dự toán chi sự nghiệp, dự toán chi dự án.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 008 – DỰ TOÁN CHI SỰ NGHIỆP, DỰ ÁN

 

Bên Nợ: Số dự toán chi sự nghiệp, dự án được giao.

 

Bên Có: Rút dự toán chi sự nghiệp, dự án ra sử dụng.

 

Số dư bên Nợ: Dự toán chi sự nghiệp, dự án còn lại chưa rút.

 

Cuối năm, số dự toán chi sự nghiệp, dự án còn lại sẽ bị huỷ bỏ hoặc được chuyển sang năm sau theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại dự toán thì mở sổ theo dõi chi tiết dự toán chi sự nghiệp và dự toán chi dự án chi tiết cho từng dự án.

Bổ sung

PHẦN THỨ HAI

HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

I.  QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mục đích của báo cáo tài chính

                     Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động và các luồng tiền của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ), đáp ứng yêu cầu quản lý của Quỹ, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của Quỹ về:

                     - Tài sản;

                     - Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

                     - Doanh thu, thu nhập khác, chi phí hoạt động nghiệp vụ và chi phí khác;

                     - Lãi, lỗ và phân chia kết quả hoạt động;

                     - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;

                     - Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán;

                     - Các luồng tiền;

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.

2. Đối tượng áp dụng

            Hệ thống báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ được áp dụng cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

3. Hệ thống báo cáo tài chính của Quỹ DVVTCI Việt Nam

Hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.

            3.1. Báo cáo tài chính năm

Báo cáo tài chính năm, gồm:

- Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B 01 - VTF

- Báo cáo kết quả hoạt động

Mẫu số B 02 - VTF

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B 03 - VTF

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B 09 - VTF

3.2. Báo cáo tài chính giữa niên độ

Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ):

Mẫu số B 01a – VTF;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

                                                              (dạng đầy đủ):     

 

Mẫu số B 02a – VTF;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ):

Mẫu số B 03a – VTF;

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (dạng đầy đủ):

Mẫu số B 09a – VTF.

 

4. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm.

Ngoài ra Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.

 

5. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu qui định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính, gồm:

- Trung thực và hợp lý;

- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:

+ Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả hoạt động của Quỹ DVVTCI Việt Nam

+ Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;

+ Trình bày khách quan, không thiên vị;

+ Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;

+ Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.

Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị.

6. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ sáu (06) nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày báo cáo tài chính”: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh.

Việc thuyết minh báo cáo tài chính phải căn cứ vào yêu cầu trình bày thông tin quy định trong các chuẩn mực kế toán. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của Quỹ DVVTCI Việt Nam.

7. Kỳ lập báo cáo tài chính

7.1. Kỳ lập báo cáo tài chính năm

Quỹ DVVTCI Việt Nam phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch. Trường hợp đặc biệt, Quỹ được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.

7.2. Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ

Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).

7.3. Kỳ lập báo cáo tài chính khác

Quỹ DVVTCI Việt Nam có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (như tháng, 6 tháng, 9 tháng...) theo yêu cầu của pháp luật, hoặc của chủ sở hữu.

Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

8. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

8.1 Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý:

- Quỹ DVVTCI Việt Nam phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý;

- Đơn vị kế toán trực thuộc Quỹ DVVTCI Việt Nam nộp báo cáo tài chính quý cho Quỹ theo thời hạn do Quỹ quy định.

8.2 Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm:

- Quỹ DVVTCI Việt Nam phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;

- Đơn vị kế toán trực thuộc Quỹ DVVTCI Việt Nam nộp báo cáo tài chính năm cho Quỹ  theo thời hạn do Quỹ quy định.

9. Nơi nhận báo cáo tài chính

 

Đơn vị gửi BCTC

 

Nơi nhận báo cáo

Quỹ DVVTCI

Việt Nam

Kỳ lập

báo

cáo

Bộ Tài chính

(1)

Cơ quan Thuế

(2)

Cơ quan Thống kê

Bộ

Thông tin và truyền thông

(3)

Cơ quan đăng ký kinh doanh

Quý, Năm

x

 

x

x

x

x

            - Quỹ DVVTCI Việt Nam phải lập và nộp báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tín dụng).

- Quỹ phải gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương

- Quỹ phải nộp báo cáo tài chính cho Bộ Thông tin và truyền thông (Vụ Kế hoạch Tài chính)

- Đối với Quỹ DVVTCI Việt Nam trong trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của Quỹ đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và đơn vị cấp trên.

- Theo mô hình của Quỹ, phải lập báo cáo tài chính tổng hợp. Báo cáo tài chính tổng hợp được thực hiện theo quy định tại Thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 21, trình bày báo cáo tài chính.

II. DANH MỤC VÀ BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Danh mục và biểu mẫu Báo cáo tài chính năm, gồm:

- Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B 01 - VTF

- Báo cáo kết quả hoạt động

Mẫu số B 02 - VTF

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B 03 - VTF

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B 09 - VTF

2. Danh mục và mẫu biểu Báo cáo tài chính giữa niên độ, gồm

- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ):         

Mẫu số B 01a – VTF;

- Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ

                                                            (dạng đầy đủ):

Mẫu số B 02a – VTF;

 

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

                                                             (dạng đầy đủ):

Mẫu số B 03a – VTF;

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ

                                                             (dạng đầy đủ):

Mẫu số B 09a – VTF


Mẫu số B 01a - VF: Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B 02a - VF: Báo cáo kết quả hoạt động


 

QUỸ DVVT CÔNG ÍCH VIỆT NAM

Mẫu số B 03 – VTF

CHI NHÁNH................................

ĐỊA CHỈ…………………….......

ĐIỆN THOẠI…………EMAIL….

       (Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

   ngày  21/ 8/2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

BÁO CÁO

LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Theo phương pháp trực tiếp) (*)

Năm….

                                           Đơn vị tính: ...........

Chỉ tiêu

Mã số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

5

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

1. Tiền thu khoản đóng góp của DN viễn thông

01

 

 

 

2. Tiền chi Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

02

 

 

 

3. Thu lãi tiền gửi

03

 

 

 

4. Thu lãi cho vay

04

 

 

 

5. Thu phí bảo lãnh

05

 

 

 

6. Chi dịch vụ thanh toán

06

 

 

 

7. Chi phí uỷ thác

07

 

 

 

8. Chi lãi tiền vay

08

 

 

 

9. Tiền chi trả cho người lao động

09

 

 

 

10. Tiền chi trả người cung cấp hàng hoá dịch vụ

10

 

 

 

11. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

11

 

 

 

12. Tiền chi cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

12

 

 

 

13 Thu tiền gốc cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

13

 

 

 

14. Tiền thu khác

14

 

 

 

15. Tiền chi khác

15

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động nghiệp vụ

20

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

 

 

 

 

1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ

21

 

 

 

2. Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ

22

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

 

 

 

 

1. Tiền thu vốn điều lệ

31

 

 

 

2. Tiền chi trả vốn điều lệ

32

 

 

 

3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được

33

 

 

 

4. Tiền chi trả nợ gốc vay

34

 

 

 

5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính

35

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

40

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40)

50

 

 

 

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

60

 

 

 

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

61

 

 

 

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61)

70

 

 

 

 

Lập, ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”.

 

QUỸ DVVT CÔNG ÍCH VIỆT NAM

Mẫu số B 09– VTF

CHI NHÁNH......................................................

ĐỊA CHỈ…………………….............................

ĐIỆN THOẠI…………EMAIL………………

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ/BTC ngày   21/ 8/2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH(*)

Năm ...

 

I. Đặc điểm hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

1. Tổng số công nhân viên:

            Trong đó: Nhân viên quản lý:

2. Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình hoạt động trong năm báo cáo:

II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:

1. Niên độ kế toán (bắt đầu từ ngày ... kết thúc vào ngày...)

2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:.

III. Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng :

IV. Các chính sách kế toán áp dụng

1. Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền

2. Ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ

            - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ:

- Phương pháp khấu hao TSCĐ

3. Kế toán các khoản đầu tư tài chính

            - Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính

4. Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí trả trước

5. Nguyên tắc ghi nhận quỹ dự phòng rủi ro cho vay

            6. Nguyên tắc ghi nhận quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên BCTC

1. Các khoản tiền

Đơn vị tính:………

 

Nội dung

Số

đầu kỳ

Số tăng

 trong kỳ

Số giảm

trong kỳ

Số

cuối kỳ

Tiền mặt

 

 

 

 

Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

 

 

 

 

Tiền đang chuyển

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

2. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định:

                                                                                                 Đơn vị tính:………

                  Nhóm TSCĐ

            Chỉ tiêu

Nhà cửa, vật kiến

Máy móc,

 

...

Tổng cộng

trúc

thiết bị

 

 

I. Nguyên giá tài sản cố định

1. Số dư đầu năm

2. Số tăng trong năm

    Trong đó: - Mua sắm mới

                     - Xây dựng mới

3. Số giảm trong năm

    Trong đó: - Thanh lý

                     - Nhượng bán

4. Số dư cuối năm

    Trong đó: - Chưa sử dụng

- Đã khấu hao hết

                     - Chờ thanh lý

II. Giá trị đã hao mòn

1. Đầu năm

2. Tăng trong năm

3. Giảm trong năm

4. Số dư cuối năm

III. Giá trị còn lại

1. Đầu năm

2. Cuối năm 

 

 

 

 

 

- Giá trị còn lại của TSCĐ dùng thế chấp, cầm cố các khoản vay:......

- Nguyên giá TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng:............

- Nguyên giá TSCĐ chờ thanh lý:........................................................

3. Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

   Đơn vị tính…

 

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Tăng trong

kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

Kết quả đầu tư

Đầu tư tài chính ngắn hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

Lý do tăng, giảm:         

4. Tình hình thu các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông

                                                                           Đơn vị tính…

Tên Doanh nghiệp

Số phải thu đầu kỳ

Số tiền phát sinh

Số phải thu cuối kỳ

Số tiền phải thu

Số đã thu được

Trong kỳ

Luỹ kế

Trong kỳ

Luỹ kế

A

1

2

3

4

5

6

Tập đoàn BCVT

 

 

 

 

 

 

VMS

 

 

 

 

 

 

Vietel

 

 

 

 

 

 

SPT

 

 

 

 

 

 

EVN Telecom

 

 

 

 

 

 

Vishipel

 

 

 

 

 

 

Hanoi Telecom

 

 

 

 

 

 

………………

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

5. Tình hình tăng, giảm các khoản cho vay phát triển hạ tầng viễn thông:                  

                                                                                                    Đơn vị tính:………

Chỉ tiêu

Số đầu

kỳ

Số tăng trong kỳ

Số giảm

trong kỳ

Số cuối kỳ

A

1

2

3

4

I. Cho vay trung hạn

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

II. Cho vay dài hạn

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

6. Tình hình sử dụng Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

Đơn vị tính:…………

 

Số đã sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu

Tổng số

VNPT

Viettel

EVN

……….

A

1

2

3

4

5

I. Hỗ trợ từ các khoản đóng góp

 

 

 

 

 

1. Duy trì VTCI tại vùng công ích

 

 

 

 

 

2. Duy trì VT bắt buộc trên toàn quốc

 

 

 

 

 

3.Phát triển

-   Thuê bao điện thoại

-   Internet

- Truy nhập internet công cộng

 

 

 

 

 

II. Hỗ trợ từ các nguồn tài chính khác

 

 

 

 

 

……….

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

7. Báo cáo tình hình cấp phát kinh phí hỗ trợ phát triển và duy trì dịch vụ viễn thông công ích:

Đơn vị tính:…………

Tên doanh nghiệp

Số dư đầu kỳ

 

Số  phải cấp

 

Số đã cấp

Số dư cuối kỳ

 

 

Trong kỳ

Luỹ kế

Trong kỳ

Luỹ kế

 

A

1

2

3

4

5

6

VNPT

 

 

 

 

 

 

Viettel

 

 

 

 

 

 

EVN Telecom

 

 

 

 

 

 

………….

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

8. Tình hình tăng giảm các khoản dự phòng rủi ro cho vay:

Đơn vị tính:…………

Chỉ tiêu

Số dư đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ

Số  dư

cuối kỳ

Số giảm trong kỳ

Số tăng trong kỳ

A

1

2

3

4

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

9. Tình hình tăng, giảm  vốn chủ sở hữu:

Đơn vị tính:…………

 

Chỉ tiêu

Số dư đầu năm

Tăng trong năm

Giảm trong năm

Số cuối năm

A

1

2

3

4

I. Vốn hoạt động

 1. Vốn Ngân sách Nhà nước cấp

 2. Vốn đóng góp của DN viễn thông

 3. Vốn khác

II. Các quỹ

1. Quỹ đầu tư phát triển

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

           

Lý do tăng, giảm

 

 

Ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

       

 

QUỸ DVVT CÔNG ÍCH VIỆT NAM

Mẫu số B 03 – VTF

CHI NHÁNH................................

ĐỊA CHỈ…………………….......

ĐIỆN THOẠI…………EMAIL….

       (Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

   ngày  21/ 8/2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

BÁO CÁO

LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Theo phương pháp trực tiếp) (*)

Năm….

                                           Đơn vị tính: ...........

Chỉ tiêu

Mã số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

5

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

1. Tiền thu khoản đóng góp của DN viễn thông

01

 

 

 

2. Tiền chi Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

02

 

 

 

3. Thu lãi tiền gửi

03

 

 

 

4. Thu lãi cho vay

04

 

 

 

5. Thu phí bảo lãnh

05

 

 

 

6. Chi dịch vụ thanh toán

06

 

 

 

7. Chi phí uỷ thác

07

 

 

 

8. Chi lãi tiền vay

08

 

 

 

9. Tiền chi trả cho người lao động

09

 

 

 

10. Tiền chi trả người cung cấp hàng hoá dịch vụ

10

 

 

 

11. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

11

 

 

 

12. Tiền chi cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

12

 

 

 

13 Thu tiền gốc cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

13

 

 

 

14. Tiền thu khác

14

 

 

 

15. Tiền chi khác

15

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động nghiệp vụ

20

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

 

 

 

 

1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ

21

 

 

 

2. Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ

22

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

 

 

 

 

1. Tiền thu vốn điều lệ

31

 

 

 

2. Tiền chi trả vốn điều lệ

32

 

 

 

3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được

33

 

 

 

4. Tiền chi trả nợ gốc vay

34

 

 

 

5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính

35

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

40

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40)

50

 

 

 

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

60

 

 

 

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

61

 

 

 

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61)

70

 

 

 

 

Lập, ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”.

2.1. Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ)

 
nhayMẫu số Mẫu số B01 – VTF được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 11Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 174/2010/TT-BTC.nhay

QUỸ DVVT CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

Mẫu số B 01 – VTF

CHI NHÁNH................................

ĐỊA CHỈ…………………….......

ĐIỆN THOẠI…………EMAIL….

 

 (Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

   ngày  21 / 8/2007 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ

(Dạng đầy đủ)

Quý.... năm ...

Tại ngày... tháng... năm...

 Đơn vị tính:.............

TÀI SẢN

Mã số

Thuyết minh

Số cuối quý

Số đầu năm

1

2

3

4

5

 

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100)=110+120+130+140+150

 

100

 

 

 

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

110

 

 

 

  1.Tiền

111

 

 

 

   ... (*)

 

 

 

 

Ghi chú:(*) Nội dung các chỉ tiêu và mã số trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán năm - Mẫu số B01-VTF.

                                                                                        

Lập, ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

2.2. Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ (dạng đầy đủ)

QUỸ DVVT CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

Mẫu số B 02 – VTF

CHI NHÁNH................................

ĐỊA CHỈ…………………….......

ĐIỆN THOẠI…………EMAIL….

 

 (Ban hành theo QĐ số   74/2007/QĐ-BTC

   ngày   21/ 8/2007 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG GIỮA NIÊN ĐỘ

(Dạng đầy đủ)

Quý ...năm...

Đơn vị tính:............

CHỈ TIÊU

Mã số

Thuyết minh

Quý.....

Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này

 

 

 

Năm nay

Năm trước

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

5

6

7

1. Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

 

 

      ... (*)

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (*) Nội dung các chỉ tiêu và mã số trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động năm - Mẫu số B02 – VTF.

       

  Lập, ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ)

QUỸ DVVT CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

Mẫu số B 03a  VTF

CHI NHÁNH................................

ĐỊA CHỈ…………………….......

ĐIỆN THOẠI…………EMAIL….

 

(Ban hành theo QĐ số   74/2007/QĐ-BTC

   ngày   21/ 8/2007 của Bộ trưởng BTC)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

(dạng đầy đủ)

Theo phương pháp trực tiếp

Quý …..năm ….

Đơn vị tính : ………..

CHỈ TIÊU

Mã số

Thuyết minh

Lũy kế từ đầu năm tới cuối quý này

 

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

5

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

1. Tiền thu khoản đóng góp của DN viễn thông

01

 

 

 

2. Tiền chi cho vay hỗ trợ *

02

 

 

 

    …(*)

 

 

 

 

Ghi chú:(*) Nội dung các chỉ tiêu và mã số của báo cáo này như các chỉ tiêu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm - Mẫu số B03 –VTF

 

     Lập, ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

2.4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ

 
nhayMẫu số B09-VTF được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 3 Điều 11Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 174/2010/TT-BTCnhay

QUỸ DVVT CÔNG ÍCH VIỆT NAM

Mẫu số B 09– VTF

CHI NHÁNH......................................................

ĐỊA CHỈ…………………….............................

ĐIỆN THOẠI…………EMAIL………………

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ/BTC ngày   21/ 8/2007 của Bộ trưởng BTC)

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH(*)

Quý ... Năm ...

 

I. Đặc điểm hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

1. Tổng số công nhân viên:

            Trong đó: Nhân viên quản lý:

2. Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình hoạt động trong năm báo cáo :

 

II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:

1. Niên độ kế toán (bắt đầu từ ngày ../. /…kết thúc vào ngày…/../...)

2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:

 

III. Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng :

 

IV. Các chính sách kế toán áp dụng

1. Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền :

2. Ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ

            - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ:…………….

            - Phương pháp khấu haoTSCĐ:…………

3. Kế toán các khoản đầu tư tài chính

            - Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính………….

4. Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí trả trước: ……..

5. Nguyên tắc ghi nhận quỹ dự phòng rủi ro cho vay: ……..

            6. Nguyên tắc ghi nhận quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích: …..   

 

V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên BCTC

1. Các khoản tiền:

Đơn vị tính:………

Nội dung

Số

đầu kỳ

Số tăng

 trong kỳ

Số giảm

trong kỳ

Số

cuối kỳ

A

1

2

3

4

Tiền mặt

 

 

 

 

Tiền gửi Ngân hàng

 

 

 

 

Tiền đang chuyển

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

2. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định:

Đơn vị tính: .............

                  Nhóm TSCĐ

Chỉ tiêu

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc, thiết bị

 

...

Tổng cộng

A

1

2

I. Nguyên giá tài sản cố định

1. Số dư đầu năm

2. Số tăng trong năm

    Trong đó: - Mua sắm mới

                     - Xây dựng mới

3. Số giảm trong năm

    Trong đó: - Thanh lý

                     - Nhượng bán

4. Số dư cuối năm

    Trong đó: - Chưa sử dụng

- Đã khấu hao hết

                     - Chờ thanh lý

II. Giá trị đã hao mòn

1. Đầu năm

2. Tăng trong năm

3. Giảm trong năm

4. Số dư cuối năm

III. Giá trị còn lại

1. Đầu năm

2. Cuối năm 

 

 

 

 

 

- Giá trị còn lại của TSCĐ dùng thế chấp, cầm cố các khoản vay:......

- Nguyên giá TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng:............

- Nguyên giá TSCĐ chờ thanh lý:........................................................

            3. Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Đơn vị tính…

 

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

Kết quả đầu tư

A

1

2

3

4

5

Đầu tư tài chính ngắn hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

Lý do tăng, giảm:

 

 

4. Tình hình thu các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông

Đơn vị tính…

Tên Doanh nghiệp

Số phải thu đầu kỳ

Số tiền phát sinh

Số phải thu cuối kỳ

Số tiền phải thu

Số đã thu được

Trong kỳ

Luỹ kế

Trong kỳ

Luỹ kế

A

1

2

3

4

5

6

Tập đoàn BCVT

 

 

 

 

 

 

VMS

 

 

 

 

 

 

Vietel

 

 

 

 

 

 

SPT

 

 

 

 

 

 

EVN Telecom

 

 

 

 

 

 

Vishipel

 

 

 

 

 

 

Hanoi Telecom

 

 

 

 

 

 

………………

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

5. Tình hình tăng, giảm các khoản cho vay phát triển hạ tầng viễn thông:

 Đơn vị tính:………

Chỉ tiêu

Số đầu

kỳ

Số tăng trong kỳ

Số giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

A

1

2

3

4

I. Cho vay trung hạn

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

II. Cho vay dài hạn

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

6. Tình hình sử dụng Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

Đơn vị tính:…………

 

Số đã sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu

Tổng số

VNPT

Viettel

EVN

……….

A

1

2

3

4

5

I. Hỗ trợ từ các khoản đóng góp

 

 

 

 

 

1. Duy trì VTCI tại vùng công ích

 

 

 

 

 

2. Duy trì VT bắt buộc trên toàn quốc

 

 

 

 

 

3.Phát triển

-  Thuê bao điện thoại

-  Internet

- Truy nhập viễn thông công cộng

 

 

 

 

 

……………

 

 

 

 

 

……………

 

 

 

 

 

……………

 

 

 

 

 

II. Hỗ trợ từ các nguồn tài chính khác

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

7. Báo cáo tình hình cấp phát kinh phí hỗ trợ phát triển và duy trì dịch vụ viễn thông công ích:

Đơn vị tính:…………

Tên doanh nghiệp

Số dư đầu kỳ

Số  phải cấp

Số đã cấp

Số dư cuối kỳ

Trong kỳ

Luỹ kế

Trong kỳ

Luỹ kế

A

1

2

3

4

5

6

Tập đoàn BCVT

 

 

 

 

 

 

Viettel

 

 

 

 

 

 

EVN Telecom

 

 

 

 

 

 

SPT

 

 

 

 

 

 

…………

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Tình hình tăng giảm các khoản dự phòng rủi ro cho vay:

Đơn vị tính:…………

Chỉ tiêu

Số dư đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ

Số  dư cuối kỳ

Số giảm trong kỳ

Số tăng trong kỳ

A

1

2

3

4

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

9. Tình hình tăng, giảm  vốn chủ sở hữu:

Đơn vị tính:…………

Chỉ tiêu

Số dư

đầu năm

Tăng trong năm

Giảm trong năm

Số cuối năm

A

1

2

3

4

I. Vốn hoạt động

 1. Vốn Ngân sách Nhà nước cấp

 2. Vốn đóng góp của DN viễn thông

 3. Vốn khác

II. Các quỹ

1. Quỹ đầu tư phát triển

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

            Lý do tăng, giảm:…………………………………………………………..

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

nhayMẫu số B06 – VTF – “Báo cáo tình hình sử dụng Quỹ hỗ trợ dịch vụ công ích” được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 11Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 174/2010/TT-BTC.nhay

       III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM

1. Những thông tin chung về Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

 Trong báo cáo tài chính năm, Quỹ DVVTCI Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) phải trình bày các thông tin chung sau:

-Tên và địa chỉ của Quỹ;

- Ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kỳ báo cáo tùy theo từng báo cáo tài chính;

- Ngày lập báo cáo tài chính;

- Đơn vị tiền tệ dùng để lập báo cáo tài chính.

2. Hướng dẫn lập và trình bày báo cáo tài chính năm

2.1. Bảng Cân đối kế toán (Mẫu số B 01 - VTF)

2.1.1.  Mục đích của Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của Quỹ tại một thời điểm nhất định.

Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Quỹ theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của Quỹ.

2.1.2. Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán

      Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “ Trình bày báo cáo tài chính” từ đoạn 15 đến đoạn 32, khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính.

     Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, cụ thể như sau:

     + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn;

     + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn.

2.1.3. Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;

- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;

- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước.

2.1.4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu  trong Bảng cân đối kế toán năm

- Số hiệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán. 

- Số liệu ghi vào cột 5 “ Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu  ghi ở cột 4 “Số cuối kỳ” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước.

            - Số liệu ghi vào cột 4 “ Số cuối kỳ” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được hướng dẫn như sau:   

1. Những thông tin chung về Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

 Trong báo cáo tài chính năm, Quỹ DVVTCI Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) phải trình bày các thông tin chung sau:

-Tên và địa chỉ của Quỹ;

- Ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kỳ báo cáo tùy theo từng báo cáo tài chính;

- Ngày lập báo cáo tài chính;

- Đơn vị tiền tệ dùng để lập báo cáo tài chính.

2. Hướng dẫn lập và trình bày báo cáo tài chính năm

2.1Bảng Cân đối kế toán (Mẫu số B 01 - VTF)

2.1.1.  Mục đích của Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của Quỹ tại một thời điểm nhất định.

Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Quỹ theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của Quỹ.

2.1.2. Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán

      Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “ Trình bày báo cáo tài chính” từ đoạn 15 đến đoạn 32, khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính.

     Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, cụ thể như sau:

     + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn;

     + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn.

2.1.3. Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;

- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;

- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước.

2.1.4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu  trong Bảng cân đối kế toán năm

- Số hiệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán. 

- Số liệu ghi vào cột 5 “ Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu  ghi ở cột 4 “Số cuối kỳ” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước.

            - Số liệu ghi vào cột 4 “ Số cuối kỳ” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được hướng dẫn như sau:   

Phần: TÀI SẢN

Tài sản ngắn hạn (Mã số 100)

Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm có đến thời điểm báo cáo, gồm: Tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150.

Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp toàn bộ số tiền và các khoản tương đương tiền hiện có của Quỹ tại thời điểm báo cáo, gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền. Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112.

Tiền (Mã số 111)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của Quỹ tại thời điểm báo cáo, gồm: tiền mặt tại quỹ , tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (không kỳ hạn), tiền đang chuyển. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 111 “Tiền mặt”, 112 “Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc” và 113 “Tiền đang chuyển” trên Sổ Cái.

 Các khoản tương đương tiền (Mã số 112)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 121 “Đầu tư tài chính ngắn hạn” trên Sổ chi tiết TK 121, gồm: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc... có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, bao gồm: tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác. Các khoản đầu tư ngắn hạn được phản ánh trong mục này là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm, không bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các Tài khoản 121 “Đầu tư tài chính ngắn hạn”  trên Sổ Cái sau khi trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”.

Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông, và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm (sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi). Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139.

Phải thu khách hàng (Mã số 131)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng có thời hạn thanh toán dưới 1 năm tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu khách hàng” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn.

Trả trước cho người bán (Mã số 132)

Phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán mà chưa nhận vật tư, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ, tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Trả trước cho người bán” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 331.

Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133)

Phản ánh các khoản phải thu giữa Quỹ với các chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau trong các quan hệ thanh toán ngoài quan hệ giao vốn, có thời hạn thanh toán dưới một năm . Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu nội bộ ngắn hạn” là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 136 “Phải thu nội bộ” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 136, chi tiết các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn.

Phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông (Mã số 134)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông đến thời điểm báo cáo.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư nợ chi tiết TK 132 “Phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông” trên sổ Kế toán chi tiết TK 132.

 Các khoản phải thu khác (Mã số 135)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tựợng liên quan tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản phải thu khác“ là tổng số dư Nợ của các Tài khoản: TK1388, TK334, TK338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 334, 338, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn.

Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản dự phòng cho các khoản phải thu ngắn hạn có khả năng khó đòi tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này đuợc ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” trên sổ kế toán chi tiết TK 139, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi.

Hàng tồn kho (Mã số 140)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ trị giá hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá hoạt động của Quỹ đến thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng tồn kho” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 152 “Vật liệu”, Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ” trên Sổ Cái.

Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT còn được khấu trừ, các khoản thuế phải thu và tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo. Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158.

Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã thanh toán cho một số khoản chi phí nhưng đến cuối kỳ kế toán chưa được tính vào chi phí của năm báo cáo. Số liệu để ghi vào vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước ngắn hạn” là số dư Nợ của Tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên Sổ Cái.

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 152)

Chỉ tiêu “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” dùng để phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT còn được hoàn lại đến cuối năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” căn cứ vào số dư Nợ của Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” trên Sổ Cái.

Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước (Mã số 154)

Chỉ tiêu này phản ánh thuế và các khoản khác nộp thừa cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước” căn cứ vào số dư Nợ chi tiết Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên Sổ kế toán chi tiết TK 333.

Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158)

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản ngắn hạn khác, bao gồm: số tiền tạm ứng cho công nhân viên chưa thanh toán, tài sản thiếu chờ xử lý tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” căn cứ vào số dư Nợ các Tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”,  Tài khoản 141 “Tạm ứng” trên Sổ Cái

Tài sản dài hạn (Mã số 200)

Chỉ tiêu này phản ánh trị giá các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản tài sản dài hạn có đến thời điểm báo cáo, bao gồm: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác. Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 260.

Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn, các khoản phải thu dài hạn tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm (sau khi trừ đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi). Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219.

Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211)

            Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn của khách hàng” căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”, mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn.

Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu giữa Quỹ với các chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau trong các quan hệ thanh toán tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn nội bộ” là chi tiết số dư Nợ của Tài khoản 136 “Phải thu nội bộ” trên Sổ kế toán chi tiết TK 136, chi tiết các khoản phải thu nội bộ dài hạn.

Khi lập bảng cân đối kế toán tổng hợp toàn Quỹ thì phải bù trừ số dư nợ TK 1361 với số dư có TK 411 ở  văn phòng, các chi nhánh Quỹ.

Phải thu dài hạn khác (Mã số 218)

Phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng có liên quan được xếp vào loại tài sản dài hạn, các khoản ứng trước cho người bán dài hạn (nếu có). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn khác” là số dư Nợ chi tiết của các Tài khoản 138, 331, 338 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 331, 338.

Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản dự phòng phải thu dài hạn khó đòi tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này đuợc ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (...). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi trên sổ kế toán chi tiết TK 139.

Tài sản cố định ( Mã số 220)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (Nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản dở dang hiện có tại thời điểm báo cáo. Mã số 220 = Mã số 221+ Mã số 224+ Mã số 227+ Mã số 230.

Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định hữu hình tại thời điểm báo cáo. Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223.

-  Nguyên giá (Mã số 222):

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định hữu hình tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình” trên Sổ Cái.

- Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 223):

Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định hữu hình luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn luỹ kế” là số dư Có của Tài khoản 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2141.

Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo. Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226.

-  Nguyên giá (Mã số 225):

Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 212 “Tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ Cái.

-  Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 226):

Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định thuê tài chính luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn luỹ kế” là số dư Có của Tài khoản 2142 “Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2142.

Tài sản cố định vô hình (Mã số 227)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo. Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229.

- Nguyên giá (Mã số 228):

Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình” trên Sổ Cái.

- Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 229):

Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định vô hình luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (... ). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn luỹ kế” là số dư Có của Tài khoản 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2143.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230)

Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang, hoặc đã hoàn thành chưa bàn giao hoặc chưa đưa vào sử dụng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chí phí xây dựng cơ bản dở dang” là số dư Nợ của Tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên Sổ Cái

Tài sản dài hạn khác (Mã số 260)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số cho vay phát triển hạ tầng viễn thông, chi phí trả trước dài hạn nhưng chưa phân bổ vào chi phí trong kỳ và tài sản dài hạn khác, tại thời điểm báo cáo. Mã số 260 = Mã số 261+ Mã số 263+ Mã số 268.

Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh chi phí trả trước dài hạn nhưng chưa phân bổ vào chi phí đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước dài hạn” được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn”, trên sổ Cái.

Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông (Mã số 263)

Chi tiêu này dùng để phản ánh khoản cho vay phát triển hạ tầng viễn thông đối với các doanh nghiệp viễn thông chưa thu hồi đến thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông” được căn cứ vào số dư nợ của Tài khoản 251 “Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông” trên Sổ Cái

Tài sản dài hạn khác (Mã số 268)

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các khoản tiền đem ký quỹ, ký cược dài hạn và giá trị tài sản dài hạn khác ngoài các tài sản dài hạn đã nêu trên. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản dài hạn khác” được căn cứ vào tổng số dư Nợ Tài khoản 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn” và các tài khoản khác có liên quan trên Sổ Cái.

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (Mã số 270)

Phản ánh tổng trị giá tài sản hiện có của Quỹ tại thời điểm báo cáo, bao gồm các loại thuộc tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200.

Phần: NGUỒN VỐN

Nợ phải trả (Mã số 300)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số phải trả tại thời điểm báo cáo, gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330.

Nợ ngắn hạn (Mã số 310)

            Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán dưới một năm, bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả người lao động, khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn  thông chờ kết chuyển và giá trị các khoản chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn ... tại thời điểm báo cáo.

Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320.

            Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311)

Phản ánh tổng giá trị các khoản Quỹ đi vay ngắn hạn các ngân hàng, công ty tài chính, các đối tượng khác và các khoản nợ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vay ngắn hạn” là số dư Có của Tài khoản 311 “Vay ngắn hạn” và Tài khoản 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên Sổ Cái.

Phải trả người bán (Mã số 312)

Phản ánh số tiền phải trả cho người bán có thời hạn thanh toán dưới một năm tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả người bán” là tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 331.

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314)

Phản ánh tổng số tiền phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước” trên Sổ kế toán chi tiết TK 333.

Phải trả người lao động (Mã số 315)

Phản ánh các khoản phải trả cho người lao động tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả người lao động” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 334 “Phải trả người lao động” trên Sổ kế toán chi tiết TK 334 (Chi tiết các khoản còn phải trả người lao động).

Chi phí phải trả (Mã số 316)

Phản ánh giá trị các khoản đã tính trước vào chi phí nhưng chưa được thực chi tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí phải trả” căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 335 “Chi phí phải trả” trên Sổ Cái.

Phải trả nội bộ (Mã số 317)

            Phản ánh các khoản phải trả nội bộ ngắn hạn giữa Quỹ và chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả nội bộ” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên Sổ chi tiết TK 336 (Chi tiết phải trả nội bộ ngắn hạn).

Khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông chờ kết chuyển (Mã số 318)

Chỉ tiêu này phản ánh khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông còn chờ kết chuyển đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 332 “Khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông chờ kết chuyển” trên sổ kế toán chi tiết TK 332.

            Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319)

Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác ngoài các khoản nợ phải trả đã được phản ánh trong các chỉ tiêu ở trên, như: giá trị tài sản phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân, phải nộp cho cơ quan BHXH,… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác” là tổng số dư Có của các Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”, Tài khoản 138 “Phải thu khác”, trên Sổ kế toán chi tiết của các TK: 338, 138 (Không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn).

            Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320)

            Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng phải trả ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải trả ngắn hạn” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (chi tiết các khoản dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn).

Nợ dài hạn (Mã số 330)

            Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của Quỹ bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một năm, khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn tại thời điểm báo cáo. Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 +  Mã số 336 + Mã số 337 + Mã số 338 + Mã số 339

Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả dài hạn người bán” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”, mở theo từng người bán đối với các khoản phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn. 

Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản nợ phải trả dài hạn nội bộ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả dài hạn nội bộ” căn cứ vào chi tiết số dư Có Tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên sổ kế toán chi tiết TK 336 (Chi tiết các khoản phải trả nội bộ được xếp vào loại Nợ dài hạn).

Phải trả dài hạn khác (Mã số 333 )

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản nợ phải trả dài hạn khác như: doanh thu chưa thực hiện, số tiền Quỹ nhận ký quỹ, ký cược dài hạn của đơn vị khác tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả dài hạn khác” là tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” và Tài khoản 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ Cái tài khoản 344 và sổ kế toán chi tiết TK 338 (chi tiết phải trả dài hạn).

Vay và nợ dài hạn (Mã số 334)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản vay dài hạn của các ngân hàng, công ty tài chính và các đối tượng khác, các khoản nợ dài hạn của Quỹ như số tiền phải trả về tài sản cố định thuê tài chính ..., tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vay và nợ dài hạn” là tổng số dư Có các tài: Tài khoản 341 “Vay dài hạn”, Tài khoản 342 “Nợ dài hạn”.

Dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 336)

Chỉ tiêu này phản ánh quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” là số dư Có của Tài khoản 351 “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên Sổ Cái.

Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337)

            Chỉ tiêu này phản ánh trị giá khoản dự phòng phải trả dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải trả dài hạn” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (Chi tiết các khoản dự phòng phải trả dài hạn).

Quỹ dự phòng rủi ro cho vay (Mã số 339)

Chỉ tiêu này phản ánh Quỹ dự phòng rủi ro cho vay hiện có đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư có của TK 359 ''Quỹ dự phòng rủi ro cho vay'' trên Sổ Cái

Vốn chủ sở hữu (Mã số 400 = Mã số 410+ Mã số 430)

            Vốn chủ sở hữu (Mã số 410)

Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 420 + Mã số 421

Vốn hoạt động (Mã số 411)

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ vốn hoạt động của Quỹ như vốn Ngân sách Nhà nước cấp, vốn đóng góp của các DN viễn thông, vốn bổ sung từ kết quả hoạt động ... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn hoạt động” là số dư Có của Tài khoản 411 trên Sổ Cái.

Khi lập bảng cân đối kế toán tổng hợp thì chỉ căn cứ số dư Có TK 411 ở Quỹ, không bao gồm số dư Có TK 411 ở văn phòng,  các chi nhánh.

Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 415)

Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” là số dư Có của Tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” trên Sổ Cái. Trường hợp Tài khoản 412 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh do thay đổi tỷ giá chuyển đổi tiền tệ khi ghi sổ kế toán, chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” là số dư Có của Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trên Sổ Cái. Trường hợp Tài khoản 413 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 417)

Chỉ tiêu này phản ánh số quỹ đầu tư phát triển chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ đầu tư phát triển” là số dư Có của Tài khoản 414 “Quỹ đầu tư phát triển” trên Sổ Cái.

            Kết quả hoạt động chưa phân phối (Mã số 420)

Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (hoặc lỗ) chưa được quyết toán hoặc chưa phân phối tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Kết quả hoạt động chưa phân phối” là số dư Có của Tài khoản 421 “Kết quả hoạt động chưa phân phối” trên Sổ Cái. Trường hợp Tài khoản 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Nguồn vốn đầu tư XDCB (Mã số 421)

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh tổng nguồn vốn đầu tư XDCB hiện có tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có TK 441.

Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị quỹ khen thưởng, phúc lợi; tổng số kinh phí sự nghiệp, dự án được cấp để chi tiêu cho hoạt động sự nghiệp, dự án sau khi trừ đi các khoản chi sự nghiệp, dự án; nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, tại thời điểm báo cáo. Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433.

Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 431)

Chỉ tiêu này phản ánh quỹ khen thưởng, phúc lợi chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” là số dư Có của Tài khoản 431 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên Sổ Cái.

Nguồn kinh phí (Mã số 432)

Chỉ tiêu này phản ánh nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án được cấp nhưng chưa sử dụng hết, hoặc số chi sự nghiệp, dự án lớn hơn nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn kinh phí” là số chênh lệch giữa số dư Có của Tài khoản 461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp” với số dư Nợ Tài khoản 161 “Chi sự nghiệp” trên Sổ Cái. Trường hợp số dư Nợ TK 161 “Chi sự nghiệp” lớn hơn số dư Có TK 461“Nguồn kinh phí sự nghiệp” thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 433)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” là số dư Có của Tài khoản 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” trên Sổ Cái.

Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 440)

Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của Quỹ tại thời điểm báo cáo. Mã số 440 = Mã số 300 + Mã số 400.

Chỉ tiêu “Tổng cộng Tài sản

Mã số 270”

=

 

Chỉ tiêu “Tổng cộng Nguồn vốn

Mã số 440”

nhayMã số 328 – "Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn" và Mã số 338 – “Doanh thu chưa thực hiện dài hạn” được bổ sung bởi quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 174/2010/TT-BTC.nhay

2.1.5. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán:

Các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán gồm một số chỉ tiêu phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu của Quỹ nhưng Quỹ đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng cân đối kế toán.

Tài sản thuê ngoài

Phản ánh giá trị các tài sản mà Quỹ thuê của các đơn vị, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích hoạt động của Quỹ, không phải dưới hình thức thuê tài chính. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 001 “Tài sản cố định thuê ngoài” trên Sổ Cái.

Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ

Phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa mà Quỹ giữ hộ cho các đơn vị, cá nhân khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ” trên Sổ Cái.

Hàng hóa nhận ký gửi, ký cược

Phản ánh giá trị hàng hóa nhận ký gửi, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi” trên Sổ Cái.

Nợ khó đòi đã xử lý

Phản ánh giá trị các khoản phải thu, đã mất khả năng thu hồi mà Quỹ đã xử lý xóa sổ nhưng phải tiếp tục theo dõi để thu hồi. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” trên Sổ Cái.

Mức vốn cấp hỗ trợ

Chỉ tiêu này phản ánh mức vốn cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp viễn thông. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ trên số dư Nợ TK 005 ''Mức vốn cấp hỗ trợ''

Mức vốn cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh mức vốn cho vay cho các doanh nghiệp viễn thông. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ trên số dư Nợ TK 006 “Mức vốn cho vay” đến cuối kỳ báo cáo.

Ngoại tệ các loại

Phản ánh giá trị các loại ngoại tệ hiện có (tiền mặt, tiền gửi) theo nguyên tệ từng loại ngoại tệ cụ thể như: USD, DM,... mỗi loại nguyên tệ ghi một dòng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” trên Sổ Cái.

Dự toán chi sự nghiệp, dự án:

Phản ánh số dự toán chi sự nghiệp, dự án được cơ quan có thẩm quyền giao và việc rút dự toán chi sự nghiệp, dự án ra sử dụng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” trên Sổ Cái.

2.2.  Báo cáo kết quả hoạt động (Mẫu số B 02-VTF)

2.2.1.  Nội dung và kết cấu báo cáo

Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động của Quỹ DVVTCI Việt Nam, bao gồm kết quả hoạt động nghiệp vụ và kết quả khác.

Báo cáo gồm có 5 cột:

  • Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo;
  • Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;
  • Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
  • Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;
  • Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh).

                        2.2.2. Cơ sở lập báo cáo

- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động của năm trước.

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

2.2.3. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo Kết quả hoạt động

- Số liệu ghi vào cột 5 “Năm trước” của báo cáo kỳ này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước.

- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “Năm nay”, như sau:

Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (Mã số 01)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng thu nhập hoạt động nghiệp vụ, bao gồm: thu lãi từ các tài khoản cho vay, thu lãi tiền gửi, thu lãi đầu tư tài chính và thu khác về hoạt động nghiệp vụ trong năm báo cáo của Quỹ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 511 “Thu hoạt động nghiệp vụ” trong năm báo cáo trên sổ Cái.

Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Mã số 02)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí hoạt động nghiệp vụ đã thực hiện trong kỳ báo cáo, bao gồm: chi dịch vụ thanh toán, chi phí uỷ thác, chi phí dự phòng rủi ro cho vay, lãi tiền vay và các chi phí khác cho hoạt động nghiệp vụ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 631 “Chi phí hoạt động nghiệp vụ” trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động” trên sổ Cái.

Kết quả hoạt động nghiệp vụ (Mã số 10)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ với chi phí hoạt động nghiệp vụ phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 10 = Mã số 01- Mã số 02.

Chi phí quản lý (Mã số 20)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có của Tài khoản 642 “Chi phí quản lý”, đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động” trong kỳ báo cáo trên sổ Cái.

Kết quả hoạt động nghiệp vụ thuần (Mã số 30)

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động nghiệp vụ thuần của Quỹ trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở kết quả hoạt động nghiệp vụ trừ (-) Chi phí quản lý phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 30 = Mã số 10 - Mã số 20.

Thu nhập khác (Mã số 31)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác, phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động” trong kỳ báo cáo trên sổ Cái.

Chi phí khác (Mã số 32)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động” trong kỳ báo cáo trên sổ Cái.

Kết quả hoạt động khác (Mã số 40)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32.

            Tổng kết quả kế toán trước thuế (Mã số 50)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của Quỹ trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động nghiệp vụ, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 51)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả hoạt động” trên sổ kế toán TK 821, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 821 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)

Kết quả hoạt động sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của Quỹ (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo. Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51

2.3.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-VTF)

2.3.1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và các kỳ kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và Chuẩn mực kế toán số 27 “Báo cáo tài chính giữa niên độ”.

- Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Ví dụ kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi… có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.

- Quỹ DVVTCI VN phải trình bày các luồng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động: Hoạt động nghiệp vụ, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ":

Luồng tiền từ hoạt động nghiệp vụ là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu của Quỹ và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính;

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền;

Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của Quỹ.

- Quỹ được trình bày luồng tiền từ các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm của Quỹ.

- Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:

Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản;

Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: Mua, bán ngoại tệ; Mua, bán các khoản đầu tư; Các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng.

- Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch.

- Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Ví dụ:

Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính;

- Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện có cuối kỳ phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đối chiếu số liệu với các khoản mục tương ứng trên Bảng Cân đối kế toán.

- Quỹ DVVTCI Việt Nam phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do Quỹ nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà Quỹ phải thực hiện.

2.3.2. Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào:

- Bảng Cân đối kế toán;

- Báo cáo kết quả hoạt động;

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;

- Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các Tài khoản liên quan khác và các tài liệu kế toán chi tiết khác...

2.3.3. Yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán phục vụ lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Sổ kế toán chi tiết các Tài khoản phải thu, phải trả phải được mở chi tiết theo 3 loại hoạt động: Hoạt động nghiệp vụ, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

- Đối với sổ kế toán chi tiết các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển" phải có chi tiết để theo dõi được 3 loại hoạt động: Hoạt động nghiệp vụ, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính làm căn cứ tổng hợp khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ví dụ, đối với khoản tiền trả ngân hàng về gốc và lãi vay, kế toán phải phản ánh riêng số tiền trả lãi vay và số tiền trả gốc vay trên sổ kế toán chi tiết.

- Tại thời điểm cuối niên độ kế toán, khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Quỹ phải xác định các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua thoả mãn định nghĩa được coi là tương đương tiền phù hợp với quy định của Chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" để loại trừ ra khỏi các khoản mục liên quan đến hoạt động đầu tư ngắn hạn. Giá trị của các khoản tương đương tiền được cộng (+) vào chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ” trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

- Đối với các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ không được coi là tương đương tiền, kế toán phải căn cứ vào mục đích đầu tư để lập bảng kê chi tiết xác định các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ phục vụ cho mục đích thương mại (mua vào để bán) và phục vụ cho mục đích nắm giữ đầu tư để thu lãi.

2.3.4. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm

2.3.4.1. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động nghiệp vụ

Luồng tiền từ hoạt động nghiệp vụ được lập và trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.

* Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động nghiệp vụ theo phương pháp trực tiếp (Xem Mẫu số B 03-VTF)

Nguyên tắc lập: Theo phương pháp trực tiếp, các luồng tiền vào và luồng tiền ra từ hoạt động nghiệp vụ được xác định và trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của Quỹ.

Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể:

Tiền thu từ  khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông (Mã số 01)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu trong kỳ từ các khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông để bổ sung Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích kể cả các khoản tiền đã thu từ các khoản nợ phải thu liên quan đến các kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng" (phần thu tiền), sổ kế toán các tài khoản 332 “Khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông chờ kết chuyển”, TK 132 “phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông”, TK 353 “Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích”. Số liệu ghi vào chỉ tiêu nào không bao gồm số tiền đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông để bổ xung nguồn vốn hoạt động.

Tiền chi Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích (Mã số 02)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi từ quỹ dịch vụ viễn thông công ích để phát triển và duy trì dịch vụ viễn thông công ích.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng" và "Tiền đang chuyển", sổ kế toán Tài khoản 353 “quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích”

Thu lãi tiền gửi (Mã số 03)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi tiền gửi đã thu trong kỳ báo cáo, bao gồm lãi tiền gửi phát sinh trong kỳ và đã thu kỳ này, lãi tiền gửi phải thu phát sinh từ các kỳ trước và đã thu trong kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán TK 111, 112, 113, 1313, 5112.

Thu lãi cho vay (Mã số 04):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi cho vay đã thu trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền lãi cho vay phát sinh trong kỳ và đã thu kỳ này, tiền lãi cho vay phải thu phát sinh từ các kỳ trước và đã thu trong kỳ này, tiền lãi cho vay nhận trước trong kỳ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi Ngân hàng”, TK 113 “Tiền đang chuyển”, TK 5111 và TK 1312 “Phải thu lãi cho vay”

Thu phí bảo lãnh (Mã số 05)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu phí bảo lãnh đã thu trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền phí bảo lãnh phát sinh kỳ này và đã thu kỳ này, tiền phí bảo lãnh phải thu phát sinh từ các kỳ trước và đã thu trong kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 111, 112, 113, 511

Chi dịch vụ thanh toán (Mã số 06)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi dịch vụ thanh toán đã chi trong kỳ báo cáo, như tiền chi phí ngân hàng, bao gồm số phải chi trong kỳ và đã chi kỳ này, số phải trả phát sinh kỳ trước và đã trả chi kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết các TK 111, 112, 113, TK 631. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)

Chi phí uỷ thác (Mã số 07)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi phí uỷ thác đã chi trong kỳ báo cáo, bao gồm số phải trả phải chi trong kỳ và đã chi kỳ này, số phải trả phải chi phát sinh từ các kỳ trước và đã trả chi kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết các TK 111, 112, 113, 631 (chi tiết chi phí uỷ thác). Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Chi lãi tiền vay (Mã số 08)

Chi tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi lãi tiền vay đã chi trong kỳ báo cáo, bao gồm lãi tiền vay phát sinh trong kỳ và đã trả kỳ này, tiền lãi vay phải trả phát sinh từ các kỳ trước và đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 111, 112, 113, 631 (chi tiết chi lãi tiền vay). Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Tiền chi trả cho người lao động (Mã số 09)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi cho người lao động đã chi trong kỳ báo cáo, bao gồm số phải trả phát sinh trong kỳ và đã chi kỳ này, số phải trả phát sinh từ các kỳ trước và đã chi trong kỳ này, số tiền trả trước trong kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết các TK 111, 112, 113, 334. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Tiền chi trả người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (Mã số 10)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi trả người cung cấp hàng hoá, dịch vụ đã chi trong kỳ báo cáo, bao gồm số phải trả phát sinh trong kỳ và đã trả kỳ này, số phải trả phát sinh từ các kỳ trước và đã trả trong kỳ này, số tiền trả trước trong kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 111, 112, 113, 331. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Tiền chi nộp thuế TNDN (Mã số 11)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế TNDN cho Nhà nước trong kỳ báo cáo, bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này, số thuế TNDN còn nợ từ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này và số thuế TNDN nộp trước (nếu có).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng" và "Tiền đang chuyển" (Phần chi tiền nộp thuế TNDN), sổ kế toán Tài khoản “Phải thu của khách hàng” (phần tiền nộp thuế TNDN từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước" (phần thuế TNDN đã nộp trong kỳ báo cáo). Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( …).

Tiền chi cho vay phát triển hạ tầng viễn thông (Mã số 12)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã cho vay phát triển hạ tầng viễn thông cho các doanh nghiệp viễn thông. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng" và “Tiền đang chuyển” (Phần chi tiền cho vay phát triển hạ tầng viễn thông) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản 251 “cho vay phát triển hạ tầng viễn thông”. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( …).

Thu tiền gốc cho vay phát triển hạ tầng viễn thông (Mã số 13)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu gốc cho vay phát triển hạ tầng viễn thông trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng" và "Tiền đang chuyển" (Phần thu cho vay phát triển hạ tầng viễn thông) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản 251 “cho vay phát triển hạ tầng viễn thông”.

 Tiền thu khác (Mã số 14)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ các khoản khác, như: Tiền thu từ khoản thu nhập khác (tiền thu về được bồi thường, được phạt, tiền thưởng và các khoản tiền thu khác...); Tiền đã thu do được hoàn thuế; Tiền thu được do nhận ký quỹ, ký cược; Tiền thu hồi các khoản đưa đi ký cược, ký quỹ;  Tiền thu từ nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án (nếu có); Tiền được các tổ chức, cá nhân bên ngoài thưởng, hỗ trợ ghi tăng các quỹ của Quỹ;...

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng" sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "Thu nhập khác", Tài khoản "Thuế GTGT được khấu trừ" và sổ kế toán các Tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo.

Tiền chi khác (Mã số 15)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi về các khoản khác, như: Tiền chi bồi thường, bị phạt và các khoản chi phí khác; Tiền nộp các loại thuế (không bao gồm thuế TNDN); Tiền nộp các loại phí, lệ phí, tiền thuê đất; Tiền chi đưa đi ký cược, ký quỹ; Tiền trả lại các khoản nhận ký cược, ký quỹ, tiền chi trực tiếp từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm; Tiền chi trực tiếp bằng nguồn dự phòng phải trả; Tiền chi trực tiếp từ quỹ khen thưởng, phúc lợi; Tiền chi trực tiếp từ các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu; Tiền chi trực tiếp từ nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án,…

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng" và "Tiền đang chuyển" trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "Chi phí khác", "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước", "Chi sự nghiệp", “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm”, “Dự phòng phải trả” và các Tài khoản liên quan khác. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động nghiệp vụ (Mã số 20)

Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động nghiệp vụ” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động nghiệp vụ trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ Mã số 01 đến Mã số 15. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).

Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07 +….+ Mã số 15

2.3.4.2 . Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư

- Nguyên tắc lập:

+ Luồng tiền từ hoạt động đầu tư được lập và trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo  trên cơ sở thuần đề cập trong đoạn 18 của Chuẩn mực số 24 "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ".

+ Luồng tiền từ hoạt động đầu tư được lập theo phương pháp trực tiếp. Các luồng tiền vào, các luồng tiền ra trong kỳ từ hoạt động đầu tư được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của Quỹ DVVTCI Việt Nam.

Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể (Xem Mẫu số B03-VTF)

Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ (Mã số 21)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tiền chi cho giai đoạn triển khai đã được vốn hoá thành TSCĐ vô hình, tiền chi cho hoạt động đầu tư xây dựng dở dang.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển" (Phần chi tiền mua sắm, xây dựng TSCĐ), sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "TSCĐ hữu hình", "TSCĐ vô hình", "Xây dựng cơ bản dở dang", “Phải trả cho người bán” trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ (Mã số 22)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thuần đã thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chênh lệch giữa số tiền thu và số tiền chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Số tiền thu được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển", sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản "Thu nhập khác" (Chi tiết thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ), sổ kế toán Tài khoản “Phải thu của khách hàng” (Phần tiền thu liên quan đến thanh lý, nhượng bán TSCĐ) trong kỳ báo cáo. Số tiền chi được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển", sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản "Chi phí khác" (Chi tiết chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu số tiền thực thu nhỏ hơn số tiền thực chi.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30)

Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ Mã số 21 đến Mã số 22. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì được ghi dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22

2.3.4.3. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động tài chính

Nguyên tắc lập:

+ Luồng tiền từ hoạt động tài chính được lập và trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần được đề cập trong Chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ".

+ Luồng tiền từ hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp. Các luồng tiền vào, các luồng tiền ra trong kỳ từ hoạt động tài chính được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của Quỹ DVVTCI Việt Nam.

Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể (Xem Mẫu số B03-VTF)

Tiền thu vốn điều lệ (Mã số 31)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do Nhà nước cấp vốn và vốn góp của doanh nghiệp viễn thông trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản "Nguồn vốn hoạt động" (Chi tiết vốn góp của chủ sở hữu) trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này không bao gồm số tiền đóng góp của doanh nghiệp viễn thông để bổ xung Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích.

Tiền chi trả vốn điều lệ (Mã số 32)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn góp cho các chủ sở hữu trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển", sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "Nguồn vốn hoạt động" trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được (Mã số 33)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nhận được do Quỹ đi vay ngắn hạn, dài hạn của ngân hàng, các tổ chức tài chính, tín dụng và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", các tài khoản phải trả (Phần tiền vay nhận được chuyển trả ngay các khoản nợ phải trả) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "Vay ngắn hạn", "Vay dài hạn", và các Tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo.

Tiền chi trả nợ gốc vay (Mã số 34)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả về khoản nợ gốc vay ngắn hạn, vay dài hạn, của ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển", sổ kế toán Tài khoản “Phải thu của khách hàng” (phần tiền trả nợ vay từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "Vay ngắn hạn", "Nợ dài hạn đến hạn trả", "Vay dài hạn", trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Tiền chi trả nợ thuê tài chính (Mã số 35)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả về khoản nợ thuê tài chính trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển", sổ kế toán Tài khoản “Phải thu của khách hàng” (phần tiền trả nợ thuê tài chính từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "Nợ dài hạn đến hạn trả" và "Nợ dài hạn" (Chi tiết số trả nợ thuê tài chính) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40)

Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ Mã số 31 đến Mã số 35. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...).

Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33  + Mã số 34 + Mã số 35

2.3.4.4 . Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50)

Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ ba loại hoạt động: Hoạt động nghiệp vụ, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của Quỹ trong kỳ báo cáo.

Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40

Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...).

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền đầu kỳ báo cáo, bao gồm tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển (Mã số 111, cột “Số đầu kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán) và số dư của các khoản tương đương tiền đầu kỳ được lấy trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản "Đầu tư tài chính ngắn hạn" đối với các khoản đầu tư ngắn hạn thoả mãn định nghĩa là tương đương tiền.

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (Mã số 61)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển", và Tài khoản "Đầu tư tài chính ngắn hạn" (Chi tiết các khoản đầu tư ngắn hạn thoả mãn định nghĩa là tương đương tiền), sau khi đối chiếu với sổ kế toán chi tiết Tài khoản "Chênh lệch tỷ giá hối đoái" trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ cao hơn tỷ giá hối đoái đã ghi nhận trong kỳ, chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ thấp hơn tỷ giá hối đoái đã ghi nhận trong kỳ.

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền cuối kỳ báo cáo, bao gồm “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển” (Mã số 111, cột “Số cuối kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán) và số dư cuối kỳ của các khoản tương đương tiền được lấy trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản "Đầu tư tài chính ngắn hạn" đối với các khoản đầu tư ngắn hạn thoả mãn định nghĩa là tương đương tiền.

Chỉ tiêu này bằng số “Tổng cộng” của các chỉ tiêu Mã số 50, 60 và 61 và bằng chỉ tiêu Mã số 110 trên Bảng cân đối kế toán năm đó.

Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60 + Mã số 61.

2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-VTF)

2.4.1. Mục đích của Bản thuyết minh báo cáo tài chính:

Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính Quỹ dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu Quỹ xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính.

2.4.2. Nguyên tắc lập và trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính

- Khi lập báo cáo tài chính năm, Quỹ phải lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo đúng quy định từ đoạn 60 đến đoạn 74 của Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” và hướng dẫn tại Chế độ báo cáo tài chính này.

- Khi lập báo cáo tài chính giữa niên độ, Quỹ phải lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính dạng đầy đủ theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 27 “Báo cáo tài chính giữa niên độ” và Thông tư hướng dẫn chuẩn mực.

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính của Quỹ phải trình bày những nội dung dưới đây:

+ Các thông tin về cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;

+ Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác (Các thông tin trọng yếu);

+ Cung cấp thông tin bổ xung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Quỹ.

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

2.4.3. Cơ sở lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính

- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo;

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;

- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan:

- Căn cứ vào Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước:

- Căn cứ vào tình hình thực tế của Quỹ và các tài liệu liên quan khác.

2.4.4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu

Đặc điểm hoạt động của Quỹ DVVTCI Việt Nam

Trong phần này Quỹ nêu rõ:

Đặc điểm hoạt động của Quỹ trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính: Nêu rõ những sự kiện về môi trường pháp lý, diễn biến thị trường, đặc điểm hoạt động, quản lý, tài chính, thay đổi quy mô... có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của Quỹ.

Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

- Kỳ kế toán năm ghi rõ kỳ kế toán năm theo năm dương lịch bắt đầu tư ngày 01/01/... đến 31/12/...

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: ghi rõ là Đồng Việt Nam.

Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng

- Chế độ kế toán áp dụng: Nêu rõ Quỹ áp dụng chế độ kế toán đặc thù được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Nêu rõ báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hay không? Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính và Chế độ kế toán hiện hành mà Quỹ đang áp dụng. Trường hợp không áp dụng chuẩn mực kế toán nào thì phải ghi rõ.

 

Các chính sách kế toán áp dụng

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Nêu rõ các nghiệp vụ kinh tế được ghi nhận và lập báo cáo theo đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán; Nêu rõ các khoản tương đương tiền được xác định trên cở sở nào? Có phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” hay không?

- Ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Nêu rõ là ghi nhận theo nguyên giá . Trong Bảng Cân đối kế toán được phản ánh theo 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Nêu rõ là áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng hay phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn: Nêu rõ là  được ghi nhận theo giá gốc.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí trả trước:

Nêu rõ chi phí trả trước được vốn hoá để phân bổ dần vào chi phí bao gồm những khoản chi phí nào.

Nêu rõ phương pháp phân bổ là phương pháp đường thẳng hay phương pháp khác.

- Nguyên tắc ghi nhận Quỹ dự phòng rủi ro cho vay.

            Nêu rõ Quỹ dự phòng rủi ro cho vay được nhận trên cơ sở số phải lập hàng năm.

- Nguyên tắc ghi nhận Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

  Nêu rõ Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích được ghi nhận trên cơ sở số tiền đã  thu được trong kỳ báo cáo theo chế độ quy định, không ghi nhận trên số phải thu

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính

- Trong phần này, Quỹ phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh  thu, chi phí...

- Căn cứ để lập phần này là:

            + Bảng Cân đối kế toán năm nay;

            + Sổ kế toán tổng hợp;

+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết  có liên quan.

- Số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này được đánh số dẫn từ Bảng Cân đối kế toán tại ngày kết thúc niên độ kế toán năm trước (Cột “Số đầu năm”) và Bảng Cân đối kế toán tại ngày kết thúc niên độ kế toán năm nay (Cột “Số cuối năm”). Việc đánh số thứ tự này cần được duy trì nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác nhằm thuận tiện cho việc đối chiếu, so sánh.

Các khoản tiền:

- Số liệu để ghi vào cột “Số đầu kỳ” được căn cứ vào cột “Số cuối kỳ” của báo cáo này kỳ  trước.

- Số liệu để ghi cột “Số tăng trong kỳ”, cột “Giảm trong kỳ” được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 111, TK 112, TK 113.

Tình hình tăng, giảm TSCĐ

Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TSCĐ

Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết các TK 121.

Tình hình thu các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông

Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 332, 132; báo cáo này kỳ trước và kế hoạch phải thu các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông

 

Tình hình tăng, giảm các khoản cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

Trong phần này Quỹ phải trình bày tình hình tăng giảm các khoản cho vay  trung hạn, dài hạn, phát triển hạ tầng viễn thông.

Số liệu ghi vào các chỉ tiêu được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 251 (Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông)

Tình hình sử dụng Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

Số liệu ghi vào các chỉ tiêu căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 353 (Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích), chi tiết cho từng doanh nghiệp viễn thông.

Báo cáo tình hình cấp phát hỗ trợ phát triển và duy trì dịch vụ viễn thông công ích

Phần này dùng để phản ánh số tiền phải cấp, số đã cấp, số còn phải cấp từ Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích để hỗ trợ phát triển và duy trì dịch vụ viễn thông công ích.

Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu thuộc phần này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 353 và kế hoạch cấp phát hỗ trợ phát triển và duy trì dịch vụ viễn thông công ích.

Tình hình tăng, giảm các kkoản dự phòng rủi ro cho vay.

Số liệu ghi vào các chỉ tiêu được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 359 (Quỹ dự phòng rủi ro cho vay)

Tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu

Phần này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm vốn hoạt động, chủ đầu tư phát triển, các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬPBÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ

1. Bảng cân đối kế toán giữa niên độ

1.1. Nguyên tắc lập và trình bày

Việc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định chung về lập và trình bày báo cáo tài chính, cũng như các nguyên tắc riêng đối với Bảng cân đối kế toán năm được quy định trong hệ thống báo cáo tài chính của Quỹ DVVTCI Việt Nam hiện hành.

Ngoài ra khi lập báo cáo này, Quỹ phải tuân thủ các quy định sau:

Áp dụng các chính sách kế toán về ghi nhận và đánh giá tài sản, nợ phải trả tương tự như đối với Bảng cân đối kế toán năm;

Nội dung trình bày trong Bảng cân đối kế toán giữa niên độ gồm các khoản mục giống như Bảng cân đối kế toán năm.

Phải trình bày số liệu từ đầu niên độ đến hết ngày kết thúc mỗi quý báo cáo và số liệu so sánh từng chỉ tiêu tương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất “Số đầu năm”.

1.2. Cơ sở lập

- Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp;

- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;

- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm và Bảng cân đối kế toán giữa niên độ trước.

1.3. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ) (Mẫu số B01a-VTF)

- Số liệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này dùng cho người đọc báo cáo tham chiếu số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong Bản Thuyết minh báo cáo tài chính.

 - Số liệu ghi vào cột 5 “Số đầu năm” của báo cáo này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 5 của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này quý trước năm nay.

- Số liệu ghi vào cột 4 “Số cuối quý” của báo cáo này tại ngày kết thúc quý được thực hiện theo hướng dẫn như đối với Bảng cân đối kế toán năm (Mẫu số B01-VTF).

2. Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ

2.1. Cơ sở lập

- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động của năm và Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ trước.

- Căn cứ vào sổ kế toán trong quý dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

2.2. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ (dạng đầy đủ) (Mẫu số B02a-VTF):

- Số liệu ghi vào cột 6 “Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này/ Năm nay” của báo cáo quý này được lập căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Quý này năm nay“ của báo cáo quý này cộng  với  số liệu cột 6 “Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này/ Năm nay” của báo cáo này quý trước. Kết quả tìm được ghi vào cột 6 của báo cáo này quý này theo từng chỉ tiêu phù hợp. Riêng đối  với Quý I số liệu ghi vào cột 6 bằng số liệu ghi vào cột 4.

- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 (“Quý này” Năm nay) của Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ dạng đầy đủ được thực hiện theo hướng dẫn như đối với Báo cáo kết quả hoạt động năm - Mẫu số B02-VTF.

- Số liệu ghi vào cột 7 “Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này/ Năm trước” của báo cáo quý này được lập căn cứ vào số liệu ghi ở cột 6 “Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này/ Năm nay” của báo cáo quý này năm trước theo từng chỉ tiêu phù hợp. Khi lập lần đầu báo cáo này, số liệu trên báo cáo năm trước không có thì  để trống cột số liệu này. 

- Số liệu ghi vào cột 5 “Quý này/ Năm trước” của báo cáo quý này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Quý này/ Năm nay” của báo cáo quý này năm trước theo từng chỉ tiêu phù hợp.

 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

3.1.  Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

- Quỹ DVVTCI Việt Nam thuộc đối tượng phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ thì Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập và trình bày theo quy định đối với lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm (Mẫu số B03-VTF).

3.2. Cơ sở lập

Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ được căn cứ vào:

- Bảng cân đối kế toán kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ;

- Báo cáo kết qủa hoạt động kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ;

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) kỳ này năm trước;

- Các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết của kỳ báo cáo

3.3. Nội dung và kết cấu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ dạng đầy đủ được lập theo mẫu B03a-VTF quy định trong Hệ thống báo cáo tài chính Quỹ DVVTCI Việt Nam.

3.4. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ):

-Số liệu ghi vào cột 5 “Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này/ Năm trước” được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này/ Năm nay” của báo cáo này cùng kỳ năm trước ở từng chỉ tiêu phù hợp.

- Số liệu ghi vào cột 4 “Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này/ Năm nay” được lập theo qui định đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm, nhưng lấy số liệu lưu chuyển tiền luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo của niên độ kế toán hiện hành.

4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ

4.1. Mục đích của Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ

Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính giữa niên độ của Quỹ DVVTCI Việt Nam, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính trong kỳ kế toán giữa niên độ mà các báo cáo tài chính tóm lược khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.

4.2. Nguyên tắc lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ

- Khi lập báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ) Quỹ DVVTCI Việt Nam phải lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo Mẫu số 09a-VTF.

- Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác.

- Phần trình bày về chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, các chính sách kế toán áp dụng tại Quỹ phải thống nhất trong cả niên độ kế toán. Nếu có sự thay đổi chính sách kế toán trong các kỳ kế toán giữa niên độ phải trình bày rõ ràng lý do và những ảnh hưởng của sự thay đổi đó.

- Ngoài các nội dung quy định này, Quỹ có thể trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ các nội dung khác nếu Quỹ cho là trọng yếu và hữu ích cho người sử dụng báo cáo tài chính.

4.3. Cơ sở lập

Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ) được lập căn cứ vào:

- Các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết;

- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ;

- Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ;

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ quý trước.

4.4. Nội dung và phương pháp lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ (Mẫu số B09a-VTF)

            - Nội dung Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ):

Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ) phải phản ánh đầy đủ những thông tin như Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm

- Phương pháp lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ):

Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ được lập tương tự như Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm. Các thông tin này phải trình bày trên cơ sở luỹ kế từ đầu niên độ đến ngày lập báo cáo tài chính giữa niên độ hiện tại.

PHẦN THỨ BA

CHẾ ĐỘ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

              I. QUY ĐỊNH CHUNG
              
1. Nội dung và mẫu chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán áp dụng cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích phải thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này

2. Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán

Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, gồm:

-  Chứng từ kế toán ban hành theo Chế độ kế toán này, gồm 4 chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu lao động tiền lương;

+ Chỉ tiêu hàng tồn kho;

+ Chỉ tiêu tiền tệ;

+ Chỉ tiêu đóng góp và hỗ trợ vốn

+ Chỉ tiêu TSCĐ.

- Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác (Mẫu và hướng dẫn lập áp dụng theo các văn bản đã ban hành).

 

3. Lập chứng từ kế toán

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Quỹ đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.

Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.

Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán.

 

4. Ký chứng từ kế toán

            Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó.

Trường hợp Quỹ chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của Quỹ. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.

            Chữ ký của Giám đốc hoặc người được uỷ quyền, của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với kế toán trưởng.

            Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) không được ký “thừa uỷ quyền” của Giám đốc Quỹ. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác.

            Quỹ phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Giám đốc (và người được uỷ quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Giám đốc Quỹ (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.

            Những cá nhân có quyền hoặc được uỷ quyền ký chứng từ, không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.

            Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Giám đốc Quỹ quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.

 

5. Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán

            Tất cả các chứng từ kế toán do Quỹ lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của Quỹ. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.

 

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

            - Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;

            - Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;

            - Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

 

Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán.

            - Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;

            - Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;

            - Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.

            Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (Không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,…) đồng thời báo ngay cho Giám đốc Quỹ biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.

Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.

 

6. Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt

Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ... Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.

 

7. Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán

Quỹ dịch vụ viễn thông công ích đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy định trong chế độ kế toán này. Trong quá trình thực hiện, Quỹ không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.

Mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.

Đối với các biểu mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn, Quỹ có thể sửa đổi nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu của chứng từ quy định tại Điều 17 Luật Kế toán.

8. Quỹ có sử dụng chứng từ điện tử cho hoạt động kinh tế, tài chính và ghi sổ kế toán thì phải tuân thủ theo quy định của các văn bản pháp luật về chứng từ điện tử.

 

II. DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

TT

TÊN CHỨNG TỪ

SỐ HIỆU

TÍNH CHẤT

BB

(*)

HD (*)

 

A.CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH NÀY

 

 

 

 

I. Lao động tiền lương

 

 

 

1

Bảng chấm công

01a-LĐTL

 

x

2

Bảng chấm công làm thêm giờ

01b-LĐTL

 

x

3

Bảng thanh toán tiền lương

02-LĐTL

 

x

4

Bảng thanh toán tiền thưởng

03-LĐTL

 

x

5

Giấy đi đường

04-LĐTL

 

x

6

Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

06-LĐTL

 

x

7

Bảng thanh toán tiền thuê ngoài

07-LĐTL

 

x

8

Hợp đồng giao khoán

08-LĐTL

 

x

9

Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán

09-LĐTL

 

x

10

Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

10-LĐTL

 

x

 

 

II. Hàng tồn kho

 

 

 

1

Phiếu nhập kho

01-VT

 

x

2

Phiếu xuất kho

02-VT

 

x

3

Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ

05-VT

 

x

4

Bảng kê mua hàng

06-VT

 

x

 

 

III. Tiền tệ

 

 

 

1

Phiếu thu

01-TT

x

 

2

Phiếu chi

02-TT

x

 

3

Giấy đề nghị tạm ứng

03-TT

 

x

4

Giấy thanh toán tiền tạm ứng

04-TT

 

x

5

Giấy đề nghị thanh toán

05-TT

 

x

6

Biên lai thu tiền

06-TT

x

 

7

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)

08a-TT

 

x

8

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ)

08b-TT

 

x

9

Bảng kê chi tiền

09-TT

 

x

 

 

IV. Đóng góp và hỗ trợ vốn

 

 

 

1

Thông báo kế hoạch thu nộp các khoản doanh nghiệp viễn thông đóng góp cho Quỹ DVVTCI Việt Nam          

01-ĐG/VTF

 

x

2

Biên bản quyết toán thu nộp các khoản doanh nghiệp viễn thông đóng góp cho Quỹ DVVTCI Việt Nam

02-ĐG/VTF

 

x

3

Thông báo mức vốn cấp hỗ trợ đối với doanh nghiệp (Quý....)

01a-HTV/VTF

 

x

4

Thông báo mức vốn cấp hỗ trợ đối với doanh nghiệp (Năm....)

01b-HTV/VTF

 

x

5

Biên bản quyết toán vốn cấp hỗ trợ

02-HTV/VTF

 

x

 

 

V. Tài sản cố định

 

 

 

1

Biên bản giao nhận TSCĐ

01-TSCĐ

 

x

2

Biên bản thanh lý TSCĐ

02-TSCĐ

 

x

3

Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành

03-TSCĐ

 

x

4

Biên bản đánh giá lại TSCĐ

04-TSCĐ

 

x

5

Biên bản kiểm kê TSCĐ

05-TSCĐ

 

x

6

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

06-TSCĐ

 

x

 

B. CHỨNG TỪ BAN HÀNH THEO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC

1

Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH

C65-HD

 

x

2

Danh sách người lao động đề nghị nghỉ hưởng chế độ ốm đau

C66a-HD

 

x

3

Hoá đơn Giá trị gia tăng

01GTKT-3LL

x

 

4

Hoá đơn bán hàng thông thường

02GTGT-3LL

x

 

5

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

03 PXK-3LL

x

 

6

Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý

04 HDL-3LL

x

 

7

Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính

05 TTC-LL

x

 

8

Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn

04/GTGT

x

 

9

Giấy đề nghị tạm ứng vốn hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích

03/VTF

 

x

 

10

Giấy đề nghị thanh toán vốn hỗ trợ

04/VTF

 

x

11

Giấy thanh toán vốn hỗ trợ

05/VTF

 

x

12

Khế ước vay

 

 

 

 

Ghi chú:           (*) BB: Mẫu bắt buộc

                                    (*) HD: Mẫu hướng dẫn

 

III/ MẪU CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
 

Đơn vị : .................

 

Mẫu số: 01a- LĐTL

Bộ phận : ..............

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BẢNG CHẤM CÔNG

Tháng ....năm......

 

 

 

 

Ngày trong tháng

Quy ra công

 

STT

 

Họ và tên

Ngạch bậc lương hoặc cấp bậc

chức vụ

 

1

 

2

 

3

 

...

 

31

Số công hưởng lương

thời gian

Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương

Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng ....% lương

Số công hưởng BHXH

A

B

C

1

2

3

....

31

32

33

34

35

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                                                                                                   

                                                                                                                                                                     

                                                                                                                                                                   Ngày. ... tháng.. ... năm....

Người chấm công                                                         Phụ trách bộ phận                                                     Người duyệt         

   (Ký, họ tên)                                                                    (Ký, họ tên)                                                                      (Ký, họ tên) 

 

Ký hiệu chấm công:

                                                                                                - Nghỉ phép:                           P        

- Lương thời gian:                +                                      - Hội nghị, học tập:                H

- Ốm, điều dưỡng:               Ô                                      - Nghỉ bù:                               NB

- Con ốm:                            Cô                                                                            - Nghỉ không lương:          KL

- Thai sản:                           TS                                     - Ngừng việc:                         N

- Tai nạn:                             T                                        - Lao động nghĩa vụ:             LĐ


 

Đơn vị : .................

 

Mẫu số: 01a- LĐTL

Bộ phận : ..............

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

BẢNG CHẤM CÔNG

Tháng ....năm......

 

 

 

 

Ngày trong tháng

Quy ra công

 

STT

 

Họ và tên

Ngạch bậc lương hoặc cấp bậc

chức vụ

 

1

 

2

 

3

 

...

 

31

Số công hưởng lương

thời gian

Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương

Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng ....% lương

Số công hưởng BHXH

A

B

C

1

2

3

....

31

32

33

34

35

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                                                                                                   

                                                                                                                                                                     

                                                                                                                                                                   Ngày. ... tháng.. ... năm....

Người chấm công                                                         Phụ trách bộ phận                                                     Người duyệt         

   (Ký, họ tên)                                                                    (Ký, họ tên)                                                                      (Ký, họ tên) 

 

Ký hiệu chấm công:

                                                                                                - Nghỉ phép:                           P        

- Lương thời gian:                +                                      - Hội nghị, học tập:                H

- Ốm, điều dưỡng:               Ô                                      - Nghỉ bù:                               NB

- Con ốm:                            Cô                                                                            - Nghỉ không lương:          KL

- Thai sản:                           TS                                     - Ngừng việc:                         N

- Tai nạn:                             T                                        - Lao động nghĩa vụ:             LĐ

 

 

Đơn vị:...............................

 

Mẫu số 01b - LĐTL

Bộ phận : ..........................

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

                                                                                                  Số:...................

BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ

Tháng.....năm......

 

 

Số TT

 

Ngày trong tháng

Cộng giờ làm thêm

Họ và tên

 

1

 

2

 

...

 

31

Ngày

 làm việc

Ngày

 thứ bảy,

chủ nhật

Ngày

 lễ, tết

 

Làm đêm

A

B

1

2

...

31

32

33

34

35

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                        Ký hiệu chấm công

NT: Làm thêm ngày làm việc (Từ giờ.....đến giờ)

NN: Làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật (Từ giờ.....đến giờ)

NL: Làm thêm ngày lễ, tết (Từ giờ.....đến giờ)

Đ: Làm thêm buổi đêm

            Ngày... tháng...  năm...

 

Xác nhận của bộ phận (phòng ban)

 có người làm thêm

Người chấm công

Người duyệt

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

Đơn vị:...................

 

Mẫu số: 02-LĐTL

Bộ phận:................

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

                                                                                                                                   

     Số:...............

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG

Tháng..........năm...........

 

 

Số TT

 

 

 

Họ và tên

 

 

Bậc lương

 

 

Hệ số

 

Lương

thời gian

Nghỉ việc ngừng việc hưởng. ..% lương

 

Phụ cấp thuộc 

 

Phụ cấp khác

 

 

Tổng số

 

Tạm ứng kỳ I

 

Các khoản

phải khấu trừ vào lương

 

Kỳ II

được lĩnh

 

 

 

 

Số công

Số tiền

Số công

Số tiền

quỹ lương

BHXH

...

Thuế TNCN phải nộp

 

Cộng

Số tiền

Ký nhận

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

   C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số tiền (viết bằng chữ):...................................................................................

 

 

 

 

Ngày....tháng....năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

                                      (Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

Đơn vị:...................

 

Mẫu số 03- LĐTL

Bộ phận:................

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BẢNG THANH TOÁN TIỀN THƯỞNG

                                                             Quý.....năm....                                              Số:................

 

STT

Họ và tên

Chức

Bậc

Mức thưởng

Ghi

 

 

vụ

lương

Xếp loại thưởng

Số tiền

Ký nhận

chú

A

B

C

1

2

3

D

E

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

 

x

 

 

      Tổng số tiền (Viết bằng chữ):.........................................................................

 

 

 

Ngày... tháng... năm......

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

Đơn vị:...........

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Mẫu số: 04- LĐTL

Bộ phận: .......

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

=========&=========

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

GIẤY ĐI ĐƯỜNG

 

 

 

Số: .........................

 

Cấp cho:.............................................................................................................

Chức vụ: :...........................................................................................................

Được cử đi công tác tại: :...................................................................................

Theo công lệnh (hoặc giấy giới thiệu) số........ ngày........ tháng........ năm........

Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày...... tháng...... năm.............................

                                                                    Ngày...... tháng...... năm......

                                                                                                           Người duyệt

                                                                                                     (Ký, họ tên, đóng dấu)

Tiền ứng trước

Lương...........................đ

Công tác phí.................đ

Cộng.............................đ

 

Nơi đi

 

Ngày

 

Phương

 

Độ dài

 

Số ngày

 

Lý do

 

Chứng nhận

Nơi đến

 

tiện

chặng

công

lưu trú

của cơ quan

 

 

sử dụng

đường

tác

(Ký tên, đóng dấu)

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

Nơi đi...

 

 

 

 

 

 

Nơi đến...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi đi...

 

 

 

 

 

 

Nơi đến...

 

 

 

 

 

 

 

- Vé người.........................................vé

 

x......................đ = .............................đ

- Vé cước ......................................... vé

x......................đ = .............................đ

- Phụ phí lấy vé bằng điện thoại....... vé

x......................đ = .............................đ

- Phòng nghỉ......................................vé

x......................đ = .............................đ

1- Phụ cấp đi đường: cộng.............................................đ

2- Phụ cấp lưu trú:

 

Tổng cộng ngày công tác:..............................................đ

 

Ngày ... tháng ... năm ...

Duyệt

 

Số tiền được thanh toán là:..........................

 

 

 

Người đi công tác

 

Phụ trách bộ phận

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

                     

 

 

 

Đơn vị:...................

 

 
Mẫu số 06-LĐTL

Bộ phận:................

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LÀM THÊM GIỜ

Tháng..........năm...........

                                                                                                                                                                             Số:........................

 

 

Họ  

 

Hệ

Hệ số

phụ

 

Cộng  

 

Tiền

 

Mức lương

 

Làm thêm

ngày làm việc

 

Làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật

 

Làm thêm ngày lễ, ngày tết

 

Làm thêm

buổi đêm

 

Tổng cộng 

 

Số ngày

 nghỉ bù

Số tiền thực được

 

Người nhận

T

số

cấp

hệ

lương

T

tên

lương

chức vụ

số

tháng

Ngày

Giờ

Số giờ

Thành tiền

Số giờ

Thành tiền

Số giờ

Thanh toán

Số giờ

Thành tiền

tiền

Số giờ

Thành tiền

thanh toán

tiền

ký tên

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                     

 

 

 

                         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

x

x

x

x

 

x

 

x

 

x

 

 

x

 

 

x

 

Tổng số tiền (Viết bằng chữ):.....................................................................................

 

(Kèm theo.... chứng từ gốc: Bảng chấm công làm thêm ngoài giờ tháng.....năm.....)

 

 

Ngày ... tháng ... năm ...

Người đề nghị thanh toán

Kế toán trưởng

Người duyệt

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

Đơn vị:...................

 

Mẫu số 07 - LĐTL

Bộ phận:................

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BẢNG THANH TOÁN TIỀN THUÊ NGOÀI

(Dùng cho thuê nhân công, thuê khoán việc)

                                                                                                                                                   Số:.......................

Họ và tên người thuê:........................................................................................

Bộ phận (hoặc địa chỉ):.....................................................................................

Đã thuê những công việc sau để: .................................. tại địa điểm............................... từ ngày.../.../... đến ngày.../.../....

 

 

STT

 

Họ và tên

người được thuê

 

Địa chỉ

hoặc số CMT

 

Nội dung hoặc tên công việc thuê

Số công hoặc khối lượng công việc

 đã làm

 

Đơn giá thanh toán

 

Thành tiền

Tiền thuế khấu trừ

Số tiền còn lại được nhận

 

Ký nhận

A

B

C

D

1

2

3

4

5 = 3- 4

E

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề nghị............... cho thanh toán số tiền:....................................................................

Số tiền (Viết bằng chữ):..............................................................................................

 

(Kèm theo ... chứng từ kế toán khác)

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm ...

Người đề nghị thanh toán

Kế toán trưởng

Người duyệt

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

Đơn vị:…………….

Mẫu số: 08 - LĐTL

Bộ phận:…………..

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

 

HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN

Ngày… tháng… năm…
Số: .....................

Họ và tên:…………………. Chức vụ………………..................................………………

Đại diện..…………..……….bên giao khoán………………..................................……….

Họ và tên:…………………. Chức vụ………………………..................................……...

Đại diện…………………….bên nhận khoán…………………......................................…

 

 CÙNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN NHƯ SAU:

I- Điều khoản chung:

- Phương thức giao khoán:……………………………………………………...…………

- Điều kiện thực hiện hợp đồng:………………………………………………..….………

- Thời gian thực hiện hợp đồng: …………………………………………………………..

- Các điều kiện khác:………………………………………………………………………

 

II-  Điều khoản cụ thể:

1. Nội dung công việc khoán:

-…………………………………………………………………………………………....

-…………………………………………………………………………………………....

2. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán:

-………………………………………………………………………………………..….

-…………………………………………………………………………………………...

3. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao khoán:

-………………………………………………………………………………………...….

-……………………………………………………………………………………………

 

       Đại diện bên nhận khoán

Đại diện bên giao khoán

                 (Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)







 

 

 

Ngày … tháng … năm …

    Người lập

Kế toán trưởng bên giao khoán

  (Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

Đơn vị:...................

 

Mẫu số 09 - LĐTL

 

Bộ phận:................

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

 

 

 

 

 

Số : ...............

             

 

 

 BIÊN BẢN THANH LÝ (NGHIỆM THU) HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN

Ngày ... tháng ... năm ...

 

                                                                                                                                   

            Họ và tên : ...............Chức vụ ............. Đại diện ............... Bên giao khoán ..............

            Họ và tên : ...............Chức vụ ............. Đại diện ............... Bên nhận khoán .............                                                                                                       

 

            Cùng thanh lý Hợp đồng số ... ngày... tháng ... năm ...

            Nội dung công việc (ghi trong hợp đồng) đã được thực hiện:....................................

            Giá trị hợp đồng đã thực hiện:.....................................................................................

            Bên ...... đã thanh toán cho bên...... số tiền là................. đồng (viết bằng chữ)...........

Số tiền bị phạt do bên ..... vi phạm hợp đồng:................ đồng (viết bằng chữ)...........

Số tiền bên .... còn phải thanh toán cho bên ..... là ........ đồng (viết bằng chữ)...........

 

            Kết luận:......................................................................................................................

 

 

 

 

            Đại diện bên nhận khoán                                                        Đại diện bên giao khoán

                    (Ký, họ tên)                                                                         (Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

Đơn vị:...................

 

Mẫu số 10 - LĐTL

Bộ phận:................

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG

Tháng.... năm...

                                                                                                                                                              Đơn vị tính:......

 

 

STT

Số tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ

Tổng quỹ lương trích BHXH, BHYT,  KPCĐ

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Kinh phí công đoàn

 

Tổng số

Trong đó:

 

Tổng số

Trong đó:

Số phải nộp công đoàn cấp trên

Số

được để lại chi tại đơn vị

Trích vào chi phí

Trừ vào

 lương

Trích vào chi phí

Trừ vào

 lương

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

               

 

                   Ngày... tháng... năm ...         

  Người lập bảng                                     Kế toán trưởng                                                                         Giám đốc

                (Ký, họ tên)                                               (Ký, họ tên)                                                                           (Ký, họ tên)

 

 

 

Đơn vị:...................

Mẫu số 01 - VT

Bộ phận:................

 

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

 

     ngày  21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

PHIẾU NHẬP KHO

 

 

Ngày....tháng....năm .......

Nợ .........................

 

             Số: .................................

Có .........................

 

- Họ và tên người giao: .......................................................................................

- Theo .................. số ........... ngày ..... tháng ..... năm ..... của ...........................

Nhập tại kho: ...........................................địa điểm.............................................

 

S

Tên, nhãn hiệu, quy cách,

 

Đơn

Số lượng

 

 

T

phẩm chất vật tư, dụng cụ

vị

Theo

Thực

Đơn

Thành

T

 

số

tính

chứng từ

nhập

giá

tiền

A

B

C

D

1

2

3

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

x

x

 

 

- Tổng số tiền (viết bằng chữ):.......................................................................................

........................................................................................................................................

- Số chứng từ gốc kèm theo:..........................................................................................

 

 

 

Ngày ... tháng...  năm...

 Người lập phiếu

Người giao hàng

Thủ kho

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập)

 

 

 

(Ký, họ tên)    

 

 

                            

 

 

Đơn vị:...........

 

Mẫu số 02 - VT

Bộ phận:

 

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

 

     ngày  21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

PHIẾU XUẤT KHO

 

 

Ngày.....tháng.....năm ......

Nợ .................

 

         Số: ...........................

Có .................

 

- Họ và tên người nhận hàng: ........................... Địa chỉ (bộ phận)..............................

- Lý do xuất kho: ..........................................................................................................

- Xuất tại kho (ngăn lô): ................................Địa điểm ...............................................

S

Tên, nhãn hiệu, quy cách,

 

Đơn

Số lượng

 

 

T

phẩm chất vật tư, dụng cụ,

vị

Yêu

Thực

Đơn

Thành

T

 

số

tính

cầu

xuất

giá

tiền

A

B

C

D

1

2

3

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

x

x

 

        

         - Tổng số tiền (viết bằng chữ):............................................

         - Số chứng từ gốc kèm theo:...............................................

 

 

                                               Ngày .... tháng ....năm...

Người lập phiếu

Người nhận  hàng

Thủ kho

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

Đơn vị:...................

Mẫu số 05 - VT

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

          ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ, CÔNG CỤ

 

                 - Thời điểm kiểm kê .....giờ ...ngày ...tháng ...năm......

                 -  Ban kiểm kê gồm :

                Ông/ Bà:...............................................Chức vụ.............................................Đại diện:.....................................Trưởng ban

                Ông/ Bà:...............................................Chức vụ.............................................Đại diện:...........................................Uỷ viên

                Ông/ Bà: ..............................................Chức vụ.............................................Đại diện:...........................................Uỷ viên

                - Đã kiểm kê kho có những mặt hàng dưới đây:

S

Tên, nhãn hiệu,

 

Đơn

 

Theo

sổ kế toán

Theo

kiểm kê

Chênh lệch

Phẩm chất

 

T

quy cách vật tư,

vị

Đơn

Thừa

Thiếu

Còn

Kém

Mất

 

T

dụng cụ, ...

số

tính

giá

Số

Thành

Số

Thành

Số

Thành

Số

Thành

tốt

phẩm

phẩm

 

 

 

 

 

 

lượng

tiền

lượng

tiền

lượng

tiền

lượng

tiền

100%

chất

chất

 

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

x

 

x

 

x

 

x

 

x

x

x

 

 

 

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm ...

 

Giám đốc

Kế toán trưởng

Thủ kho

Trưởng ban kiểm kê

 

(Ý kiến giải quyết số chênh lệch)

    (Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

(Ký, họ tên)

 

 

 

                                         
 
 

 

Đơn vị:...................

Mẫu số 06 - VT

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

          ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

BẢNG KÊ MUA HÀNG

 

 

Ngày .... tháng .... năm  ....

 

          Quyển số: ...............

 

 

           Số: ...............

 

 

- Họ và tên người mua:...................................................................

Nợ: ...................

- Bộ phận (phòng, ban):..................................................................

Có: ...................

 

 

STT

Tên, quy cách, phẩm chất

Địa chỉ

Đơn

Số

Đơn

Thành

 

vật tư, công cụ...

 mua hàng

vị tính

lượng

giá

tiền

A

B

C

D

1

2

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

x

x

x

 

 

Tổng số tiền (Viết bằng chữ): ....................................................................................

* Ghi chú: ...................................................................................................................

 

Người mua

Kế toán trưởng

Người duyệt mua

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

Đơn vị:...................

Mẫu số 01 - TT

Địa chỉ:…………..

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

    ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

                                                PHIẾU THU                           Quyển số:............

                                      Ngày .......tháng .......năm .......                           Số:................

                                                                                                                      Nợ:...............

                                                                                                                      Có:................

Họ và tên người nộp tiền:..................................................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................................................

Lý do nộp:..........................................................................................................................

Số tiền:.....................................(Viết bằng chữ):...............................................................

...........................................................................................................................................

Kèm theo:.....................................................................Chứng từ gốc:

 

 

 

 

 

Ngày .....tháng .....năm ......

Giám đốc

Kế toán trưởng

Người nộp

tiền

Người lập phiếu

Thủ quỹ

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

           

 

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):........................................................................................

+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý):.....................................................................................

+ Số tiền quy đổi:...................................................................................................................

(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)

 

 

 

 

Đơn vị:...................

Mẫu số 02 - TT

Địa chỉ:..................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

    ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

PHIẾU CHI                       Quyển số:..........

                                                   Ngày .....tháng .....năm .......                  Số :.....................

                                                                                                        Nợ :....................

                                                                                                        Có :.....................

Họ và tên người nhận tiền:..................................................................................

Địa chỉ:................................................................................................................

Lý do chi:............................................................................................................

Số tiền:........................................(Viết bằng chữ):..............................................

.............................................................................................................................

Kèm theo .............................................................. Chứng từ gốc:

           

 

 

 

 Ngày ......tháng ......năm .....

Giám đốc

Kế toán trưởng

Thủ quỹ

Người lập phiếu

Người nhận  tiền

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

           

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) :............................................................................................

+ Tỷ giá ngoại tệ :........................................................................................................................

+ Số tiền quy đổi:.........................................................................................................................

(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)

 

 

 

 

Đơn vị:...................

Mẫu số 03 - TT

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

          ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

Ngày ..... tháng ..... năm ......

                                                                                                 Số : .....................

        Kính gửi:.........................................................................................................................................

        Tên tôi là:.........................................................................................................................................

        Địa chỉ:.............................................................................................................................................

        Đề nghị cho tạm ứng số tiền:..................................(Viết bằng chữ)................................................

        ..........................................................................................................................................................

        Lý do tạm ứng:.................................................................................................................................

        Thời hạn thanh toán:........................................................................................................................

 

Giám đốc

Kế toán trưởng

Phụ trách bộ phận

Người đề nghị tạm ứng

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

Đơn vị:...................

Mẫu số 04 – TT

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

    ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG

                                                 Ngày .....tháng .....năm .......             Số:................

                                                                                        Nợ:...............

                                                                                         Có:...............

            - Họ và tên người thanh toán:.................................................................................

            - Bộ phận (hoặc địa chỉ):........................................................................................          

            - Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây:

Diễn giải

Số tiền

A

1

I - Số tiền tạm ứng

 

1. Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết

...............................

2. Số tạm ứng kỳ này:

...............................

           - Phiếu chi số .............ngày .........

...............................

           - Phiếu chi số .............ngày .........

...............................

           - ...

...............................

II - Số tiền đã chi

...............................

1. Chứng từ số ...........ngày...........

...............................

2. ...

...............................

III - Chênh lệch

...............................

1. Số tạm ứng chi không hết ( I - II )

...............................

2. Chi quá số tạm ứng ( II - I )

...............................

 

    

Giám đốc

Kế toán trưởng

Kế toán thanh toán

Người đề nghị

thanh toán

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

Đơn vị:...................

 

Mẫu số 05 – TT

Địa chỉ:..................

 

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

 

     ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN

Ngày.......tháng........năm.......

 

 

Kính gửi:..................................................................................................

Họ và tên người đề nghị thanh toán:....................................................................

Bộ phận (Hoặc địa chỉ):.......................................................................................

Nội dung thanh toán:...........................................................................................

Số tiền:....................(Viết bằng chữ):..................................................................

(Kèm theo............chứng từ gốc).

 

Người đề nghị thanh toán

Kế toán trưởng

Người duyệt

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

Đơn vị:...................

Mẫu số 06 - TT

Địa chỉ:..................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

BIÊN LAI THU TIỀN

Ngày .....tháng .....năm .....    

                                                                                                              Quyển số:.............

                                                                                                                    Số:.............

- Họ và tên người nộp:........................................................................................

- Địa chỉ:.............................................................................................................

- Nội dung thu:...................................................................................................

- Số tiền thu:  ...........................(Viết bằng chữ): ...............................................

............................................................................................................................

 

 

Người nộp tiền

Người thu tiền

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

Đơn vị:...................

Mẫu số 08 a - TT

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

          ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BẢNG KIỂM KÊ QUỸ           

(Dùng cho VNĐ)                                   Số:............

Hôm nay, vào........ giờ.........ngày.........tháng......... năm .......

Chúng tôi gồm:

  • Ông/Bà:.....................................................................đại diện kế toán
  • Ông/Bà:.....................................................................đại diện thủ quỹ
  • Ông/Bà:.............................................................đại diện ....................

Cùng tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt kết quả như sau:

STT

Diễn giải

Số lượng ( tờ )

Số tiền

A

B

1

2

I

Số dư theo sổ quỹ:

x

.......................

II

Số kiểm kê thực tế:

x

.......................

1

Trong đó: - Loại

.......................

.......................

2

                 - Loại

.......................

.......................

3

                 - Loại

.......................

.......................

4

                 - Loại

.......................

.......................

5

                 - ...

.......................

.......................

III

Chênh lệch (III = I – II):

x

.......................

 

- Lý do:    + Thừa: ...................................................................................................

                 + Thiếu: ..................................................................................................

  • Kết luận sau khi kiểm kê quỹ:..........................................................................

 

Kế toán trưởng

Thủ quỹ

Người chịu trách nhiệm kiểm kê quỹ

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

Đơn vị:...................

Mẫu số 08 b - TT

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

    ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

BẢNG KIỂM KÊ QUỸ                         

                            (Dùng cho ngoại tệ)        Số:..................

Hôm nay, vào ........giờ .........ngày .........tháng .........năm .........

Chúng tôi gồm:

  • Ông/Bà:......................................đại diện kế toán
  • Ông/Bà:......................................đại diện thủ quỹ
  • Ông/Bà:......................................đại diện ............

Cùng tiến hành kiểm kê quỹ ngoại tệ, vàng bạc ... kết quả như sau:

SốTT

Diễn giải

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn

giá

Tính ra VNĐ

Ghi chú

Tỷ giá

VNĐ

A

B

C

1

2

3

4

D

I

Số dư theo sổ quỹ

x

x

..........

............

..........

.............

II

Số kiểm kê thực tế (*)

x

x

...........

............

..........

.............

1

     - Loại

.............

.............

...........

............

..........

.............

2

     - Loại

.............

.............

...........

............

..........

.............

3

     - ...

.............

.............

...........

........

..........

.............

III

Chênh lệch (III = I – II)

x

x

...........

............

..........

.............

 

            - Lý do :   + Thừa: ............................................................................................

                            + Thiếu: ...........................................................................................

            - Kết luận sau khi kiểm kê quỹ: .......................................................................

Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Người chịu trách nhiệm kiểm kê quỹ

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

Đơn vị:...................

 

Mẫu số 09 - TT

Bộ phận .................

 

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

 

                   ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

         
 

 

BẢNG KÊ CHI TIỀN

Ngày..... tháng..... năm....

 

Họ và tên người chi: ....................................................................................................

Bộ phận (hoặc địa chỉ):  ..............................................................................................

Chi cho công việc: .......................................................................................................

 

STT

Chứng từ

Nội dung chi

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

A

B

C

D

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

Số tiền bằng chữ:................................................................................................

(Kèm theo.... chứng từ gốc).

 

 

Người lập bảng kê

Kế toán trưởng

Người duyệt

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 01-ĐG/VTF

 

 

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

 

                  ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày      tháng    năm 200…










THÔNG BÁO KẾ HOẠCH THU NỘP CÁC KHOẢN DOANH NGHIỆP

VIỄN THÔNG ĐÓNG GÓP CHO QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

NĂM…..

                                          

  Số:……..                                                                   

Kính gửi:

Địa chỉ:.......................................................................................................................................

Căn cứ Quyết định số…ngày… của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc giao kế hoạch thu nộp các khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam năm….

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thông báo kế hoạch thu nộp các khoản đóng góp thực hiện nghĩa vụ công ích năm……… của……………………. như sau:

TT

Danh mục

Tổng số đóng góp trong năm

Trong đó chia ra

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

1

2

3

4

5

6

7

Tổng các dịch vụ viễn thông thu nộp (1+2+3+4+5+6)

 

 

 

 

 

1

Dịch vụ viễn thông di động (nội cùng và toàn quốc)

 

 

 

 

 

1.1

Dịch vụ sử dụng từ các thuê bao trả sau

 

 

 

 

 

1.2

Dịch vụ từ thuê bao di động nội vùng

 

 

 

 

 

1.3

Dịch vụ thẻ trả trước

 

 

 

 

 

2

Dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế

 

 

 

 

 

2.1

Chiều đi từ mạng cố định

 

 

 

 

 

2.2

Chiều đi từ mạng di động nội vùng

 

 

 

 

 

2.3

Chiều đi từ thuê bao di động trả sau

 

 

 

 

 

2.4

Thanh toán quốc tế

 

 

 

 

 

3

Dịch vụ thuê kênh đường dài quốc tế

 

 

 

 

 

4

Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước

 

 

 

 

 

4.1

Từ mạng cố định (nội tỉnh, liên tỉnh)

 

 

 

 

 

4.2

Từ mạng điện thoại di động nội vùng (nội tỉnh, liên tỉnh)

 

 

 

 

 

5

Dịch vụ thuê kênh đường dài trong nước

 

 

 

 

 

6

Cước kết nối bổ sung

 

 

 

 

 

(Số phải đóng góp viết bằng chữ:………………………………………………………….)

- Đề nghị doanh nghiệp ……………………. nộp vào Quỹ DVVTCI Việt Nam,

 Tài khoản số……………….tại Ngân hàng: ………….…………theo đúng thời hạn quy định

 

Giám đốc Quỹ DVVTCI Việt Nam

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

          Nơi nhận: 

  • Như trên
  • Bộ Bưu chính, Viễn thông (để báo cáo)
  • Các thành viên HĐQL
  • Lưu VTF

BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

CÔNG ÍCHVIỆT NAM

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày.….tháng….năm….

Mẫu số 02 - ĐG/VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

    ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 











BIÊN BẢN QUYẾT TOÁN THU NỘP

CÁC KHOẢN DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG ĐÓNG GÓP

CHO QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

Năm:……….

 Số:…

Hôm nay, ngày…………………......tại…………………………………………

 

  • Đại diện của Doanh nghiệp:……………………….., gồm:

+ Ông (Bà):…………………….Chức vụ:…………………Đại diện:……..

+ Ông (Bà):…………………….Chức vụ:…………………Đại diện:……..

  • Đại diện của Quỹ, gồm:

+ Ông (Bà):…………………….Chức vụ:…………………Đại diện:……..

+ Ông (Bà):…………………….Chức vụ:…………………Đại diện:……..

 

Chúng tôi cùng nhau thống nhất quyết toán số thu nộp các khoản đóng góp cho Quỹ DVVTCI Việt Nam năm 200... như sau:

 

1 - Tổng số phải nộp:………….. đ. (Bằng chữ:……………….……………………..)

            Số liệu chi tiết như bảng đính kèm.

2 - Số tiền Doanh nghiệp đã nộp vào Quỹ:……………đ.

(Bằng chữ:……………………………………………. )

3 - Số tiền chênh lệch:

            + Phải nộp thêm : ………..đ. (Bằng chữ:……………………………………..)

            + Số đã nộp quá : ………..đ. (Bằng chữ:……………………………………..)

4 - Kết luận:

            +

            +

            +

 

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

ĐẠI DIỆN QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG    NGƯỜI LẬP

         (Ký, họ tên)               (Ký, họ tên)   

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

BẢN XÁC NHẬN SỐ LIỆU ĐÓNG GÓP VỀ QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM

(Kèm biên bản ngày….tháng….năm….tại……………………)

 

ĐVT: Đồng

TT

Danh mục

Tỉ lệ đóng góp

 

Doanh thu

cước thực hiện

(sau khi trừ cước kết nối)

 

Số phải nộp

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

Tổng các dịch vụ viễn thông thu nộp (1+2+3+4+5+6)

 

 

 

 

1

Dịch vụ viễn thông di động (nội vùng và toàn quốc)

 

 

 

 

1.1

Dịch vụ sử dụng từ các thuê bao trả sau

 

 

 

 

1.2

Dịch vụ từ thuê bao di động nội vùng

 

 

 

 

1.3

Dịch vụ thẻ trả trước

 

 

 

 

2

Dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế

 

 

 

 

2.1

Chiều đi từ mạng cố định

 

 

 

 

2.2

Chiều đi từ mạng di động nội vùng

 

 

 

 

2.3

Chiều đi từ thuê bao di động trả sau

 

 

 

 

2.4

Thanh toán quốc tế

 

 

 

 

3

Dịch vụ thuê kênh đường dài quốc tế

 

 

 

 

4

Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước

 

 

 

 

4.1

Từ mạng cố định (nội tỉnh, liên tỉnh)

 

 

 

 

4.2

Từ mạng điện thoại di động nội vùng (nội tỉnh, liên tỉnh)

 

 

 

 

5

Dịch vụ thuê kênh đường dài trong nước

 

 

 

 

6

Cước kết nối bổ sung

 

 

 

 

 

 

   

 

Mẫu số 01b HTV/VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày      tháng    năm 200…




THÔNG BÁO MỨC VỐN CẤP HỖ TRỢ

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

QUÝ:………..

Số:…..

Kính gửi:

Địa chỉ:

Căn cứ kế hoạch hỗ trợ của đơn vị được Bộ BCVT phê duyệt theo Quyết định số…….. ngày…….

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thông báo tới đơn vị số vốn hỗ trợ được cấp trong Quý…..năm 200.. như sau:

 

STT

Hoạt động

Quý trước

Số vốn đã

cấp luỹ kế đến đầu quý này

Quý này

Tổng số được cấp quý này

Số đã cấp

Chênh lệch:

     Cấp thêm (+)

     Thu hồi (-)

Số kế hoạch

Số phải cấp tạm ứng

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

(Số tiền được cấp viết bằng chữ:………………………………………………………….)

GIÁM ĐỐC QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

(Ký và đóng dấu)

 

 

 

BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 








THÔNG BÁO MỨC VỐN CẤP HỖ TRỢ

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

NĂM:………..

 

Số:…..
Kính gửi:

Địa chỉ:

Căn cứ kế hoạch hỗ trợ của đơn vị được Bộ BCVT phê duyệt theo Quyết định số…….. ngày…….

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thông báo tới đơn vị số vốn hỗ trợ được cấp trong năm 200.. như sau:

 

 

STT

Hoạt động được cấp vốn hỗ trợ

Thực cấp năm trước

Kế hoạch năm nay

Ghi chú

A

B

1

2

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

(Số tiền được cấp viết bằng chữ:………………………………………………………….)

GIÁM ĐỐC QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

(Ký và đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 02 HTV/VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

THÔNG BÁO MỨC VỐN CẤP HỖ TRỢ

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

NĂM:………..

Số:…..

 

Kính gửi:

Địa chỉ:

Căn cứ kế hoạch hỗ trợ của đơn vị được Bộ BCVT phê duyệt theo Quyết định số…….. ngày…….

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thông báo tới đơn vị số vốn hỗ trợ được cấp trong năm 200.. như sau:

 

 

STT

Hoạt động được cấp vốn hỗ trợ

Thực cấp năm trước

Kế hoạch năm nay

Ghi chú

A

B

1

2

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

(Số tiền được cấp viết bằng chữ:………………………………………………………….)

GIÁM ĐỐC QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

(Ký và đóng dấu)


 

BIÊN BẢN QUYẾT TOÁN VỐN CẤP HỖ TRỢ

 

Hôm nay, ngày…………………......tại…………………………………………

  • Đại diện của Doanh nghiệp:……………………….., gồm:

+ Ông (Bà):…………………….Chức vụ:…………………Đại diện:……..

+ Ông (Bà):…………………….Chức vụ:…………………Đại diện:……..

  • Đại diện của Quỹ, gồm:

+ Ông (Bà):…………………….Chức vụ:…………………Đại diện:……..

+ Ông (Bà):…………………….Chức vụ:…………………Đại diện:……..

 Chúng tôi cùng nhau quyết toán khoản vốn cấp hỗ trợ cho Doanh nghiệp:……… từ ngày………… đến ngày…………. năm…… như sau:

                                                                                                                        …….

Chứng từ

Diễn giải

Tổng số

Chi tiết theo hoạt động

Số

Ngày tháng

1

2

3

4

5

6

7

 

 

1. Mức được cấp

2. Số đã cấp:

+

+

+

3. Số chênh lệch:

+ Số phải cấp thêm

+ Số cấp thừa

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ quyết toán kèm theo biên bản bao gồm:

-

-

-

 

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

 

ĐẠI DIỆN QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

 

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Ký, họ tên)

NGƯỜI LẬP

(Ký, họ tên)

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

 


 

Đơn vị:...................

                         Mẫu số  01- TSCĐ

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

     ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ

                                                            Ngày .....tháng .....năm ......            

                                                                                                                       Số:......................

                                                                                                                        Nợ: ....................

                                                                                                                                 Có: ....................

 

Căn cứ  Quyết định số: ......................ngày .......tháng .......năm .......của ......................

.........................................................................................về việc bàn giao TSCĐ..........

Ban giao nhận TSCĐ gồm:

- Ông/Bà .........................................chức vụ .............................. Đại diện bên giao

- Ông/Bà .........................................chức vụ ...............................Đại diện bên nhận

- Ông/Bà .........................................chức vụ ...............................Đại diện .....................

Địa điểm giao nhận TSCĐ :............................................................................................

Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:

 

S

TT

Tên,

 ký hiệu

quy cách  (cấp

hạng TSCĐ)

Số

hiệu

TSCĐ

Nước

sản

xuất

(XD)

Năm

sản

xuất

Năm

đưa

vào sử

dụng

Công

Tính nguyên giá tài sản cố định

suất

Giá

mua

(ZSX)

Chi

Chi

...

Nguyên

giá

TSCĐ

Tài liệu

kỹ thuật

kèm theo

(diện

phí

phí

tích

vận

chạy

thiết kế)

chuyển

thử

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

E

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

x

 

 

DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO

 

Số

 thứ tự

Tên, qui cách dụng cụ,

phụ tùng

Đơn vị tính

Số lượng

Giá trị

A

B

C

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Giám đốc
 bên nhận

Kế toán trưởng    bên nhận

Người nhận

Người giao

  (Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

Đơn vị:...................

Mẫu số 02-TSCĐ

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

     ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

 

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ

Ngày .....tháng...... năm ......

                                                                                                                     Số: .............

                                                                                                                    Nợ: .............

                                                                                                                    Có: .............

Căn cứ  Quyết định số :........ngày ......tháng ......năm...... của .....................................

................................................................Về việc thanh lý tài sản cố định.

 

I- Ban thanh lý TSCĐ gồm:

            Ông/Bà: ............................Chức vụ..................Đại diện ..............................Trưởng ban

Ông/Bà:.............................Chức vụ..................Đại diện ....................................Uỷ viên

Ông/Bà: ............................Chức vụ..................Đại diện ....................................Uỷ viên

 

II- Tiến hành thanh lý TSCĐ:

- Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ .................................................................

- Số hiệu TSCĐ ................................................................................................................

- Nước sản xuất (xây dựng)...............................................................................................

- Năm sản xuất ..................................................................................................................

- Năm đưa vào sử dụng ....................................Số thẻ TSCĐ ..........................................

- Nguyên giá TSCĐ ..........................................................................................................

- Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý.............................................................

- Giá trị còn lại của TSCĐ.................................................................................................

 

III - Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ:

............................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

 

                                                                                     Ngày ......... tháng .........  năm .....

                                                                                                Trưởng Ban thanh lý

                                                                                                        (Ký, họ tên)

 

IV - Kết quả thanh lý TSCĐ:

- Chi phí thanh lý TSCĐ :...............................(viết bằng chữ) .........................................

- Giá trị thu hồi :..............................................(viết bằng chữ) .........................................

- Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày ...........tháng ..........năm ..........

 

                                                                                              Ngày .........tháng .........năm ......       

                      Giám đốc                                                                            Kế toán trưởng

(Ký, họ tên, đóng dấu)                                                                      (Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

Đơn vị :.............

Mẫu số 03 - TSCĐ

Bộ phận:...........

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

     ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

BIÊN BẢN BÀN GIAO TSCĐ

SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH

 

      Ngày ... tháng ... năm...

   Số: ......................

 

 

  Nợ: ......................

 

 

Có: ......................

                                                                                                             

Căn cứ Quyết định số: ................... ngày ... tháng ... năm ... của ..........................

 

Chúng tôi gồm:

- Ông /Bà .....................Chức vụ............. Đại diện ............................... đơn vị sửa chữa

- Ông /Bà .....................Chức vụ............. Đại diện ............................... đơn vị có TSCĐ.

 

Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau:

 

- Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ ................... .........................................

- Số hiệu TSCĐ .............................................. Số thẻ TSCĐ: ......................................

- Bộ phận quản lý, sử dụng: ..........................................................................................

- Thời gian sửa chữa từ ngày ..... tháng.... năm ...... đến ngày ..... tháng .... năm .........

Các bộ phận sửa chữa gồm có:

 

Tên bộ phận sửa chữa

Nội dung (mức độ) công việc sửa chữa

Giá

dự toán

Chi phí

thực tế

Kết quả

kiểm tra

A

B

1

2

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

Kết luận: .......................................................................................................................

     .....................................................................................................................

 

      Kế toán trưởng

Đại diện đơn vị nhận

 

Đại diện đơn vị giao

     (Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

Đơn vị:...................

Mẫu số 04- TSCĐ

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

     ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

 

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TSCĐ

 

                                                Ngày .....tháng .....năm ......             Số: ..................

                                                                                                               Nợ:.................

                                                                                                               Có: ................

 

    - Căn cứ Quyết định số :..........ngày .......tháng .......năm ........

    Của ........................................................................   Về việc đánh giá lại TSCĐ

 

    - Ông/Bà ...............Chức vụ ................Đại diện ......................Chủ tịch Hội đồng

    - Ông/Bà .................Chức vụ ........................Đại diện .............................Uỷ viên

    - Ông/Bà .................Chức vụ ........................Đại diện .............................Uỷ viên

 

Đã thực hiện đánh giá lại giá trị các TSCĐ sau đây:

 

S

Tên, ký mã hiệu,

qui cách (cấp hạng) TSCĐ

Số

Số

Giá trị đang ghi sổ

Giá trị 

Chênh lệch

T

hiệu

thẻ

Nguyên

Hao

Giá trị

còn lại theo

Tăng

Giảm

T

TSCĐ

TSCĐ

Giá

mòn

còn lại

Đánh giá lại

 

 

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

X

X

 

 

 

 

 

 

 

   Ghi chúCột 4 "Giá trị còn lại theo đánh giá lại”. Nếu đánh giá lại cả giá trị hao mòn

                    thì Cột 4 phải tách ra 3 cột tương ứng cột 1,2,3.

    Kết luận:...............................................................................................................

     ..............................................................................................................................

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm ...

Uỷ viên/người lập

Kế toán trưởng

Chủ tịch Hội đồng

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

Đơn vị :.............

                                Mẫu số 05 - TSCĐ

Bộ phận:...........

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

                              ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 

Thời điểm kiểm kê............giờ.........ngày.........tháng........năm..........

Ban kiểm kê gồm:

- Ông /Bà .................................................Chức vụ...............................Đại diện........................................Trưởng ban

- Ông /Bà ............................ ....................Chức vụ...............................Đại diện..............................................Uỷ viên

- Ông/Bà...................................................Chức vụ...............................Đại diện..............................................Uỷ viên

 

Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau:

 

 

Số

 

Tên TSCĐ

 

 

Nơi sử

Theo sổ kế toán

Theo kiểm kê

Chênh lệch

Ghi chú

TT

 

số

dụng

Số

lượng

Nguyên

giá

Giá trị còn lại

Số

lượng

Nguyên

giá

Giá trị  còn lại

Số

lượng

Nguyên

giá

Giá trị

còn lại

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

 

 

x

 

 

x

 

 

x

 

 

 

Ngày ...... tháng ...... năm.. ...

Giám đốc

     (Ghi ý kiến giải quyết số chênh lệch)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Trưởng Ban kiểm kê

(Ký, họ tên)

  (Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị:……………

 

Mẫu số 06-TSCĐ

Bộ phận..................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

                                                                                                Số:………..

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ

Tháng…….năm……

 

 

SốTT

 

 

Chỉ tiêu

Tỷ lệ

khấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng

         Nơi sử dụng

 

Toàn Quỹ

TK 631 Chi phí hoạt động nghiệp vụ

TK 642 Chi phí quản lý Doanh nghiệp

TK 241 XDCB dở dang

TK 142 Chi phí

trả trước ngắn hạn

TK 242 Chi phí trả trước dài hạn

TK 335 Chi phí phải trả

Nguyên giá TSCĐ

Số khấu hao

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

I - Số khấu hao trích

     tháng trước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

II - Số KH TSCĐ tăng

      trong tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

III - Số KH TSCĐ

      giảm trong tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

IV - Số KH trích tháng

      này (I + II - III)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày ..... tháng .... năm ...

Người lập bảng

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

IV- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

CHỈ TIÊU LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG

.

1. Mục đích: Các chứng từ thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương được lập nhằm mục đích theo dõi tình hình sử dụng thời gian lao động; theo dõi các khoản phải thanh toán cho người lao động trong đơn vị như: tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp, tiền thưởng, tiền công tác phí, tiền làm thêm ngoài giờ; theo dõi các khoản thanh toán cho bên ngoài, cho các tổ chức khác như: thanh toán tiền thuê ngoài, thanh toán các khoản phải trích nộp theo lương,... và một số nội dung khác có liên quan đến lao động, tiền lương.

 

2. Nội dung: Thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương gồm có các biểu mẫu sau:

- Bảng chấm công

- Mẫu số 01a- LĐTL

- Bảng chấm công làm thêm giờ

- Mẫu số 01b- LĐTL

- Bảng thanh toán tiền lương

- Mẫu số 02- LĐTL

- Bảng thanh toán tiền thưởng

- Mẫu số 03- LĐTL

- Giấy đi đường

- Mẫu số 04- LĐTL

- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

- Mẫu số 06- LĐTL

- Bản thanh toán tiền thuê ngoài

- Mẫu số 07- LĐTL

- Hợp đồng giao khoán

- Mẫu số 08- LĐTL

- Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán

- Mẫu số 09- LĐTL

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

 

- Mẫu số 10- LĐTL

 

BẢNG CHẤM CÔNG

(Mẫu số 01a- LĐTL)

 

            1. Mục đích: Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH, ... để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị.

 

            2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

            Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) phải lập bảng chấm công hàng tháng.

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người trong bộ phận công tác.

Cột C: Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng người.

 Cột 1 đến cột 31: Ghi các ngày trong tháng (Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng).

 Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng người trong tháng.

Cột 33: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng.

 Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương của từng người trong tháng.

 Cột 35: Ghi tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng người trong tháng.

 Hàng ngày tổ trưởng (Trưởng ban, phòng, nhóm,...) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương,... về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu qui ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.

 Ngày công được quy định là 8 giờ. Khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa.

 Ví dụ: 22 công 4 giờ ghi 22,4

 Bảng chấm công được lưu tại phòng (ban, tổ,…) kế toán cùng các chứng từ có liên quan.

Phương pháp chấm công: Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại đơn vị để sử dụng 1 trong các phương pháp chấm công sau:

 - Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,... thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.

Cần chú ý 2 trường hợp:

            + Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Ví dụ người lao động A trong ngày họp 5 giờ làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội họp.

            + Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.

            - Chấm công theo giờ:

 Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.

 - Chấm công nghỉ bù: Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm "NB" và vẫn tính trả lương thời gian.

 

 

BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ

(Mẫu số 01b- LĐTL)

1. Mục đích: Theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán cho người lao động trong đơn vị.

 

2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm...) có phát sinh làm thêm ngoài giờ làm việc theo quy định thì phải lập bảng chấm công làm thêm giờ.

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người làm việc thêm giờ trong bộ phận công tác.

Cột 1 đến cột 31: Ghi số giờ làm thêm của các ngày (Từ giờ...đến giờ...) từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng.

Cột 32: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thường trong tháng.

Cột 33: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật.

Cột 34: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày lễ, tết.

Cột 35: Ghi tổng số giờ làm thêm vào buổi tối (tính theo quy định của pháp luật) không thuộc ca làm việc của người lao động.

Hàng ngày tổ trưởng (phòng ban, tổ nhóm...) hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào số giờ làm thêm thực tế theo yêu cầu công việc của bộ phận mình để chấm giờ làm thêm cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

Cuối tháng, người chấm công, phụ trách bộ phận có người làm thêm ký và giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt vào bảng chấm công làm thêm giờ và chuyển bảng chấm công làm thêm giờ cùng các chứng từ liên quan về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu, quy ra công để thanh toán (trường hợp thanh toán tiền). Kế toán căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.

 

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG

(Mẫu số 02 - LĐTL)

 

            1. Mục đích: Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong đơn vị đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương.

 

            2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng. Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công,

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ tên của người lao động được hưởng lương.

Cột 1,2: Ghi bậc lương, hệ số lương của người lao động.

Cột 3,4: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian.

Cột 5,6: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại % lương.

Cột 7: Ghi các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương.

 Cột 8: Ghi số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của người lao động nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng.

 Cột 9: Ghi tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng.

            Cột 10: Ghi số tiền tạm ứng kỳ I của mỗi người.

 Cột 11,12,13,14: Ghi các khoản phải khấu trừ khỏi lương của người lao động và tính ra tổng số tiền phải khấu trừ trong tháng.

            Cột 15: Ghi số tiền còn được nhận kỳ II.

            Cột C: Người lao động ký nhận khi nhận lương kỳ II.

 Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký duyệt, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng (ban) kế toán của đơn vị.

            Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay.

 

 

BẢNG THANH TOÁN TIỀN THƯỞNG

(Mẫu số 03- LĐTL)

 

1. Mục đích: Là chứng từ xác nhận số tiền thưởng cho từng người lao động, làm cơ sở để tính thu nhập của mỗi người lao động và ghi sổ kế toán.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

            Góc trên bên trái của Bảng thanh toán tiền thưởng phải ghi rõ tên đơn vị, bộ phận được thưởng.

            Cột A,B,C: Ghi số thứ tự, họ tên, chức vụ, của người được thưởng.

            Cột 1: Ghi bậc lương hiện đang được hưởng để tính ra lương hàng tháng.

 Cột 2,3: Ghi rõ loại thưởng được bình xét, số tiền được thưởng theo mỗi loại.

Cột D: Người được thưởng ký nhận tiền thưởng.

Bảng thanh toán tiền thưởng do Ban Tài chính, Kế toán lập theo từng bộ phận và phải có chữ ký (họ tên) của người lập, kế toán trưởng và giám đốc.

 

 

GIẤY ĐI ĐƯỜNG

(Mẫu số 04- LĐTL)

 

1. Mục đích: Giấy đi đường là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về đơn vị.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Sau khi có lệnh cử cán bộ, người lao động đi công tác, bộ phận hành chính làm thủ tục cấp giấy đi đường. Người đi công tác có nhu cầu ứng tiền tàu xe, công tác phí... mang giấy đi đường đến Ban (Phòng, Tổ) Tài chính, Kế toán làm thủ tục ứng tiền.

Cột 1: Ghi nơi đi, nơi đến công tác.

Cột 2: Ghi ngày đi và ngày đến.

Khi đến nơi công tác, cơ quan đến công tác phải xác nhận ngày, giờ đến và đi (đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm ở cơ quan đến công tác).

Cột 3: Phương tiện sử dụng: Cần ghi rõ đi ô tô cơ quan, ô tô khách, tàu hoả, máy bay ...

Cột 5: Ghi thời gian công tác.

Cột 6: Ghi lý do lưu trú.

Cột 7: Lấy chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của nơi cán bộ, người lao động đến công tác.

Khi đi công tác về người đi công tác xuất trình giấy đi đường để phụ trách bộ phận xác nhận ngày về và thời gian được hưởng lưu trú. Sau đó đính kèm các chứng từ trong đợt công tác (như vé tàu xe, vé phà, hoá đơn thanh toán tiền phòng nghỉ...) vào giấy đi đường và nộp cho Ban (Phòng, Tổ) Tài chính, Kế toán để làm thủ tục thanh toán công tác phí, thanh toán tạm ứng. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng (phụ trách kế toán) duyệt chi thanh toán.

Giấy đi đường và các chứng từ liên quan được lưu ở Ban Tài chính, Kế toán.

 

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LÀM THÊM GIỜ

(Mẫu số 06- LĐTL)

 

1. Mục đíchBảng thanh toán tiền làm thêm giờ nhằm xác định khoản tiền lương, tiền công làm thêm giờ mà người lao động được hưởng sau khi làm việc ngoài giờ theo yêu cầu công việc.

 

2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ phải ghi rõ tên đơn vị, bộ phận làm việc.

Dòng tháng năm: Ghi rõ tháng và năm mà người lao động tiến hành làm thêm giờ.

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên của người làm việc thêm giờ .

Cột 1: Ghi hệ số lương người lao động đang hưởng.

Cột 2: Ghi hệ số phụ cấp chức vụ người lao động đang hưởng.

Cột 3: Ghi tổng số hệ số người làm thêm được hưởng (Cột 3 = cột 1 + cột 2).

Cột 4: Ghi tiền lương tháng được hưởng tính bằng: Lương tối thiểu (Theo quy định của nhà nước) nhân với (x) Hệ số lương cộng với (+) Phụ cấp chức vụ.

Cột 5: Ghi mức lương ngày được tính bằng Lương tối thiểu (theo quy định của Nhà nước) x (hệ số lương + hệ số phụ cấp chức vụ)/ 22 ngày.

Cột 6: Ghi mức lương giờ được tính bằng Cột 5 chia cho 8 giờ.

Cột số giờ làm thêm ngày thường, số giờ làm thêm ngày thứ 7, chủ nhật, số giờ làm thêm ngày lễ (Cột 7, 9, 11) căn cứ vào bảng chấm công làm thêm giờ thực tế của tháng đó để ghi.

Cột thành tiền của làm thêm ngày thường (cột 8) = số giờ (cột 7) x mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.

Cột thành tiền của làm thêm ngày thứ 7, CN (cột 10) = số giờ (cột 9) x mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.

Cột thành tiền của làm thêm ngày lễ, tết (cột 12) = số giờ (cột 11) x mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.

Cột thành tiền làm thêm buổi đêm (cột 14) = số giờ (cột 13) nhân (x) mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.

Cột 15: Ghi tổng cộng số tiền Cột 15 = cột 8 + cột 10 + cột 12 + cột 14.

Cột 16,17: Ghi số giờ công nghỉ bù của những ngày làm thêm và số tiền tương ứng của những ngày nghỉ bù phải trừ không được thanh toán tiền.

Cột 17 = cột 16 x cột 6 x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.

Cột 18: Ghi số tiền làm thêm thực thanh toán cho người làm thêm.

Cột 18 = cột 15 - cột 17.

Cột C - Ký nhận: Người làm thêm sau khi nhận tiền phải ký vào cột này.

Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ phải kèm theo bảng chấm công làm thêm giờ của tháng đó, có đầy đủ chữ ký của người lập biểu, kế toán trưởng, giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt. Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ được lập thành 1 bản để làm căn cứ thanh toán.

 

BẢN THANH TOÁN TIỀN THUÊ NGOÀI

(Mẫu số 07- LĐTL)

            1. Mục đích: Bản thanh toán tiền thuê ngoài là chứng từ kế toán nhằm xác nhận số tiền đã thanh toán cho người được thuê để thực hiện những công việc không lập được hợp đồng, như: Thuê lao động bốc vác, thuê vận chuyển thiết bị, thuê làm khoán 1 công việc nào đó.... Chứng từ được dùng để thanh toán cho người lao động thuê ngoài.

 

            2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

            Chứng từ này do người thuê lao động lập.

Ghi họ và tên người thuê thuộc bộ phận (Phòng, ban,...).

            Ghi rõ nội dung, địa điểm và thời gian thuê.

            Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, họ tên, địa chỉ hoặc số chứng minh thư của người được thuê.

            Cột D: Ghi rõ nội dung hoặc tên công việc thuê.

            Cột 1: Ghi số công lao động hoặc khối lượng công việc đã làm.

            Cột 2: Ghi đơn giá phải thanh toán cho 1 công lao động hoặc 1 đơn vị khối lượng công việc. Trường hợp thuê khoán gọn công việc thì cột này để trống.

            Cột 3: Ghi số tiền phải thanh toán.

            Cột 4: Tiền thuế khấu trừ phải nộp nếu người được thuê có mức thu nhập ở diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo qui định của Luật thuế (nếu có).

            Cột 5: Số tiền còn lại được nhận của người được thuê sau khi đã khấu trừ thuế. (Cột 5 = cột 3 - cột 4)

            Cột E: Người được thuê ký nhận khi nhận tiền.

HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN

(Mẫu số 08- LĐTL)

 

            1. Mục đích: Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

            Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ và số của hợp đồng giao khoán (nếu có). Ghi rõ họ tên, chức vụ đại diện cho phòng, ban, bộ phận của bên giao khoán và bên nhận khoán.

            Phần I. Điều khoản chung:

            - Phương thức giao khoán: Ghi rõ phương thức giao khoán cho người nhận khoán.

- Điều kiện thực hiện hợp đồng: Ghi rõ các điều kiện cam kết của 2 bên khi ký hợp đồng giao khoán.

- Thời gian thực hiện hợp đồng: Ghi rõ thời gian thực hiện công việc nhận khoán từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc hợp đồng.

            - Các điều kiện khác: Ghi rõ các điều kiện khác khi ký kết hợp đồng.

Phần II. Điều khoản cụ thể:

Ghi rõ nội dung các công việc khoán, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán và người giao khoán (như điều kiện làm việc, yêu cầu sản phẩm (công việc) khoán, thời gian hoàn thành và số tiền phải thành toán) đối với bên nhận khoán.

Hợp đồng giao khoán do bên giao khoán lập thành 3 bản :

            - 1 bản giao cho người nhận khoán;

            - 1 bản lưu ở bộ phận lập hợp đồng;

            - 1 bản chuyển về Ban Tài chính, Kế toán cho người có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán và làm căn cứ để thanh toán hợp đồng.

            Hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán, người lập và kế toán trưởng bên giao khoán.

 

 

BIÊN BẢN THANH LÝ (NGHIỆM THU) HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN

(Mẫu số 09- LĐTL)

 

1. Mục đích: Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán là chứng từ nhằm xác nhận số lượng, chất lượng công việc và giá trị của hợp đồng đã thực hiện, làm căn cứ để hai bên thanh toán và chấm dứt hợp đồng.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận có bản thanh lý hợp đồng giao khoán.

Ghi rõ ngày, tháng, năm thanh lý hợp đồng, số hiệu bản thanh lý.

Ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được đại diện cho bên giao khoán và bên nhận khoán.

Ghi rõ số, ngày tháng của hợp đồng được thanh lý.

Ghi rõ nội dung công việc đã thực hiện và giá trị của hợp đồng đã thực hiện đến thời điểm thanh lý hợp đồng.

Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ mà bên giao khoán đã thanh toán cho bên nhận khoán từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh lý hợp đồng.

Ghi rõ nội dung của từng bên vi phạm hợp đồng (nếu có) và số tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng.

Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ bên giao khoán còn phải thanh toán cho bên nhận khoán (Theo tính toán trong hợp đồng, nghiệm thu công việc và số tiền đã thanh toán trước cho nhau) đến khi thanh lý hợp đồng hoặc ngược lại bên giao khoán đã thanh toán quá cho bên nhận khoán.

Sau khi kiểm tra thực tế việc thực hiện hợp đồng, kết quả thực hiện hợp đồng hai bên nhất trí đưa ra kết luận về từng nội dung cụ thể về khối lượng thực hiện, đánh giá chất lượng và kiến nghị, các việc cần làm (nếu có).

Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản. Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán thực hiện hợp đồng.

 

 

BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG

(Mẫu số 10- LĐTL)

 

1. Mục đích: Bảng kê trích nộp các khoản theo lương dùng để xác định số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà đơn vị và người lao động phải nộp trong tháng (hoặc quý) cho cơ quan bảo hiểm xã hội và công đoàn. Chứng từ này là cơ sở để ghi sổ kế toán về các khoản trích nộp theo lương.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận trích nộp các khoản theo lương.

- Cột A: Ghi số thứ tự.

- Cột B: Ghi số tháng trích nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn áp dụng trong trường hợp kê khai theo quý.

- Cột 1: Ghi tổng quỹ lương dùng làm cơ sở để trích lập BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn.

- Cột 2, 3, 4: Ghi tổng số tiền BHXH, BHYT phải nộp và trong đó chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.

- Cột 5, 6, 7: Ghi tổng số tiền kinh phí công đoàn phải nộp và chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.

- Cột 8: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị phải nộp cấp trên.

- Cột 9: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị được để lại chi tại đơn vị.

Bảng kê được lập thành 2 bản. Bảng kê trích nộp theo lương sau khi lập xong phải có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên của người lập, kế toán trưởng, giám đốc.

 

CHỈ TIÊU HÀNG TỒN KHO

 

1. Mục đích: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, công cụ, dụng cụ làm căn cứ kiểm tra tình hình sử dụng, dự trữ vật tư, công cụ, dụng cụ, và cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản lý hàng tồn kho.

           

2. Nội dung: Thuộc chỉ tiêu hàng tồn kho gồm các biểu mẫu sau:

          - Phiếu nhập kho                                                              - Mẫu số 01-VT

          - Phiếu xuất kho                                                              - Mẫu số 02-VT

          - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ                                                - Mẫu số 05-VT

          - Bảng kê mua hàng                                                                     - Mẫu số 06-VT

         

PHIẾU NHẬP KHO

(Mẫu số 01- VT)

1. Mục đích: Nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ nhập kho làm căn cứ ghi Thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận nhập kho. Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư, công cụ, dụng cụ mua ngoài thuê ngoài gia công chế biến, hoặc thừa phát hiện trong kiểm kê.

Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, số hoá đơn hoặc lệnh nhập kho, tên kho, địa điểm kho nhập.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ.

Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hoá đơn hoặc lệnh nhập).

Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào kho.

Cột 3, 4: Do kế toán ghi đơn giá (giá hạch toán hoặc giá hoá đơn,... tuỳ theo qui định của từng đơn vị) và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ thực nhập.

Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, công cụ, dụng cụ nhập cùng một phiếu nhập kho.

Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ.

Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng (đặt giấy than viết 1 lần), và người lập phiếu ký (ghi rõ họ tên), người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.

Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho Ban Tài chính, Kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu

PHIẾU XUẤT KHO

 (Mẫu số 02 - VT)

 

1. Mục đích: Theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong đơn vị, làm căn cứ để hạch toán chi phí và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc bên trái của Phiếu xuất kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận xuất kho. Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều thứ vật tư, công cụ, dụng cụ cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng.

Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ tên người nhận hàng, tên, đơn vị (bộ phận): số và ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do xuất kho và kho xuất vật tư, công cụ, dụng cụ.

- Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ.

- Cột 1: Ghi số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ theo yêu cầu xuất kho của người (bộ phận) sử dụng.

- Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).

- Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá (tuỳ theo qui định hạch toán của đơn vị) và tính thành tiền của từng loại vật tư, công cụ, dụng cụ xuất kho (cột 4 = cột 2 x cột 3).

Dòng Cộng: Ghi tổng số tiền của số vật tư, công cụ, dụng cụ thực tế đã xuất kho.

Dòng "Tổng số tiền viết bằng chữ": Ghi tổng số tiền viết bằng chữ trên Phiếu xuất kho.

Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh hoặc do bộ phận quản lý, bộ phận kho lập (tuỳ theo tổ chức quản lý và qui định của đơn vị) thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần). Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt (ghi rõ họ tên) giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào cột 2 số lượng thực xuất của từng thứ, ghi ngày, tháng, năm xuất kho và cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất (ghi rõ họ tên).

Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu.

Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để kế toán ghi vào cột 3, 4 và ghi vào sổ kế toán.

Liên 3: Người nhận vật tư, công cụ, dụng cụ giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng.

 

BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ, CÔNG CỤ

(Mẫu số 05- VT)

 

            1. Mục đích: Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ nhằm xác định số lượng, chất lượng và giá trị vật tư, công cụ có ở kho tại thời điểm kiểm kê làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư, công cụ thừa, thiếu và ghi sổ kế toán.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm thực hiện kiểm kê. Ban kiểm kê gồm Trưởng ban và các uỷ viên.

Mỗi kho được kiểm kê lập 1 biên bản riêng.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính của từng loại vật tư, công được kiêm kê tại kho.

Cột 1: Ghi đơn giá của từng thứ vật tư, công cụ (tuỳ theo quy định của đơn vị để ghi đơn giá cho phù hợp).

Cột 2, 3: Ghi số lượng, số tiền của từng thứ vật tư, công cụ theo sổ kế toán.

Cột 4, 5: Ghi số lượng, số tiền của từng thứ vật tư, công cụ theo kết quả kiểm kê.

Nếu thừa so với sổ kế toán (cột 2, 3) ghi vào cột 6, 7, nếu thiếu ghi vào cột 8, 9.

Số lượng vật tư, công cụ thực tế kiểm kê sẽ được phân loại theo phẩm chất:

- Tốt 100% ghi vào cột 10.

- Kém phẩm chất ghi vào cột 11.

- Mất phẩm chất ghi vào cột 12.

Nếu có chênh lệch phải trình giám đốc đơn vị ghi rõ ý kiến giải quyết số chênh lệch này.

Biên bản được lập thành 2 bản:

- 1 bản Ban Tài chính, Kế toán lưu.

- 1 bản thủ kho lưu.

Sau khi lập xong biên bản, trưởng ban kiểm kê và thủ kho, kế toán trưởng cùng ký vào biên bản (ghi rõ họ tên).

 

BẢNG KÊ MUA HÀNG

(Mẫu số 06-VT)

 

1. Mục đích: Là chứng từ kê khai mua vật tư, công cụ, dụng cụ, dịch vụ lặt vặt trên thị trường tự do trong trường hợp người bán thuộc diện không phải lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định làm căn cứ lập phiếu nhập kho, thanh toán và hạch toán chi phí vật tư, ... lập trong Bảng kê khai này không được khấu trừ thuế GTGT. (Trường hợp mua vật tư,... của người bán không có hoá đơn với khối lượng lớn để được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ thì phải lập “Bảng kê mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn” (Mẫu số 04/GTGT) theo quy định của Luật thuế)

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Bảng kê mua hàng ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng Bảng kê mua hàng. Bảng kê mua hàng phải đóng thành quyển và ghi số từng quyển dùng trong 1 năm. Mỗi quyển “Bảng kê mua hàng” phải được ghi số liên tục từ đầu quyển đến cuối quyển.

Ghi rõ họ tên, địa chỉ hoặc nơi làm việc của người trực tiếp mua hàng.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, quy cách, phẩm chất, địa chỉ mua hàng và đơn vị tính của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ.

Cột 1: Ghi số lượng của mỗi loại vật tư, công cụ, dụng cụ đã mua.

Cột 2: Ghi đơn giá mua của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ đã mua.

Cột 3: Ghi số tiền của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ đã mua (Cột 3 = Cột 1 x Cột 2).

Dòng cộng ghi tổng số tiền đã mua các loại vật tư, công cụ ghi trong Bảng.

Các cột B, C, 1, 2, 3 nếu còn thừa thì được gạch 1 đường chéo từ trên xuống.

Bảng kê mua hàng do người mua lập 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần hoặc in từ máy tính 02 bản giống nhau).

Sau khi lập xong, người mua ký và chuyển cho kế toán trưởng soát xét, ký vào Bảng kê mua hàng. Người đi mua phải chuyển “Bảng kê mua hàng” cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt và làm thủ tục nhập kho (nếu có) hoặc giao hàng cho người quản lý sử dụng.

Liên 1 lưu, liên 2 chuyển cho kế toán làm thủ tục thanh toán và ghi sổ.

 

CHỈ TIÊU TIỀN TỆ

 

            1. Mục đích: Theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ các loại tiền mặt, ngoại tệ, và các khoản tạm ứng, thanh toán tạm ứng của đơn vị, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho kế toán và người quản lý của đơn vị trong lĩnh vực tiền tệ.

           

            2. Nội dung: Thuộc chỉ tiêu tiền tệ gồm các biểu mẫu sau:

 

- Phiếu thu:

- Mẫu số 01-TT

- Phiếu chi:

- Mẫu số 02-TT

- Giấy đề nghị tạm ứng:

- Mẫu số 03-TT

- Giấy thanh toán tiền tạm ứng:

- Mẫu số 04-TT

- Giấy đề nghị thanh toán:

- Mẫu số 05-TT

- Biên lai thu tiền:

- Mẫu số 06-TT

- Bảng kiểm kê quỹ (Dùng cho VND):

- Mẫu số 08a-TT

- Bảng kiểm kê quỹ (Dùng cho ngoại tệ):

- Mẫu số 08b-TT

- Bảng kê chi tiền:

- Mẫu số 09-TT

 

 

PHIẾU THU

(Mẫu số 01- TT)

 

1.Mục đích: Nhằm xác định số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan. Mọi khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ nhập quỹ đều phải có Phiếu thu.

Đối với ngoại tệ trước khi nhập quỹ phải được kiểm tra và lập “Bảng kê ngoại tệ" đính kèm với Phiếu thu.

 

2.Phương pháp và trách nhiệm ghi

- Góc trên bên trái của Phiếu thu phải ghi rõ tên đơn vị và địa chỉ đơn vị.

- Phiếu thu phải đóng thành quyển và ghi số từng quyển dùng trong 1 năm. Trong mỗi Phiếu thu phải ghi số quyển và số của từng Phiếu thu. Số phiếu thu phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. Từng Phiếu thu phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu, ngày, tháng, năm thu tiền.

- Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nộp tiền.

- Dòng “Lý do nộp" ghi rõ nội dung nộp tiền như: Thu tiền các doanh nghiệp viễn thông nộp, thu tiền tạm ứng còn thừa,...

- Dòng “Số tiền": Ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp quỹ, ghi rõ đơn vị tính là đồng VN, hay USD ...

- Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu thu.

            Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào Phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào Phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ tên.

Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày toàn bộ Phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán.

Chú ý:

+ Nếu là thu ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá tại thời điểm nhập quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng để ghi sổ.

+ Liên phiếu thu gửi ra ngoài doanh nghiệp phải đóng dấu.

 

 

PHIẾU CHI

(Mẫu số 02 - TT)

 

1. Mục đích: Nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ kế toán.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của chứng từ ghi rõ tên đơn vị và địa chỉ đơn vị.

- Phiếu chi phải đóng thành quyển, trong mỗi Phiếu chi phải ghi số quyển và số của từng Phiếu chi. Số phiếu chi phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. Từng Phiếu chi phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu, ngày, tháng, năm chi tiền.

- Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tiền.

- Dòng “Lý do chi" ghi rõ nội dung chi tiền.

- Dòng “Số tiền": Ghi bằng số hoặc bằng chữ số tiền xuất quỹ, ghi rõ đơn vị tính là đồng VN, hay USD ...

- Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu chi.

Phiếu chi được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký (Ký theo từng liên) của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ, tên vào Phiếu chi.

Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu.

Liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán.

Liên 3 giao cho người nhận tiền.

Chú ý:

+ Nếu là chi ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá, đơn giá tại thời điểm xuất quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng tiền ghi sổ.

+ Liên phiếu chi gửi ra ngoài doanh nghiệp phải đóng dấu.

 

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

(Mẫu số 03 - TT)

 

            1. Mục đích: Giấy đề nghị tạm ứng là căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng.

           

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Giấy đề nghị tạm ứng ghi rõ tên đơn vị, tên bộ phận. Giấy đề nghị tạm ứng do người xin tạm ứng viết 1 liên và ghi rõ gửi giám đốc Quỹ (Người xét duyệt tạm ứng).

            - Người xin tạm ứng phải ghi rõ họ tên, đơn vị, bộ phận và số tiền xin tạm ứng (Viết bằng số và bằng chữ).

            - Lý do tạm ứng ghi rõ mục đích sử dụng tiền tạm ứng như: Tiền công tác phí, mua văn phòng phẩm, tiếp khách ...

            - Thời hạn thanh toán: Ghi rõ ngày, tháng hoàn lại số tiền đã tạm ứng.

            Giấy đề nghị tạm ứng được chuyển cho kế toán trưởng xem xét và ghi ý kiến đề nghị giám đốc duyệt chi. Căn cứ quyết định của giám đốc, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.

 

 

 

 

 

GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG

(Mẫu số 04 - TT)

 

            1. Mục đích: Giấy thanh toán tiền tạm ứng là bảng liệt kê các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán.

           

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

            Góc trên bên trái của Giấy đề nghị tạm ứng ghi rõ tên đơn vị, tên bộ phận. Phần đầu ghi rõ ngày, tháng, năm, số hiệu của giấy thanh toán tiền tạm ứng; Họ tên, đơn vị người thanh toán.

            Căn cứ vào chỉ tiêu của cột A, kế toán ghi vào cột 1 như sau:

            Mục I- Số tiền tạm ứng: Gồm số tiền tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết và số tạm ứng kỳ này, gồm:

            Mục 1: Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết: Căn cứ vào dòng số dư tạm ứng tính đến ngày lập phiếu thanh toán trên sổ kế toán để ghi.

            Mục 2 : Số tạm ứng kỳ này: Căn cứ vào các phiếu chi tạm ứng để ghi, mỗi phiếu chi ghi 1 dòng.

            Mục II- Số tiền đã chi: Căn cứ vào các chứng từ chi tiêu của người nhận tạm ứng để ghi vào mục này. Mỗi chứng từ chi tiêu ghi 1 dòng.

            Mục III- Chênh lệch: Là số chênh lệch giữa Mục I và Mục II.

            - Nếu số tạm ứng chi không hết ghi vào dòng 1 của Mục III.

            - Nếu chi quá số tạm ứng ghi vào dòng 2 của Mục III.

            Sau khi lập xong giấy thanh toán tiền tạm ứng, kế toán thanh toán chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc Quỹ duyệt. Giấy thanh toán tiền tạm ứng kèm theo chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán.

            Phần chênh lệch tiền tạm ứng chi không hết phải làm thủ tục thu hồi nộp quỹ hoặc trừ vào lương. Phần chi quá số tạm ứng phải làm thủ tục xuất quỹ trả lại cho người tạm ứng. Chứng từ gốc, giấy thanh toán tạm ứng phải đính kèm phiếu thu hoặc phiếu chi có liên quan.

 

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN

(Mẫu số 05 - TT)

 

            1. Mục đích: Giấy đề nghị thanh toán dùng trong trường hợp đã chi nhưng chưa được thanh toán hoặc chưa nhận tạm ứng để tổng hợp các khoản đã chi kèm theo chứng từ (nếu có) để làm thủ tục thanh toán, làm căn cứ thanh toán và ghi sổ kế toán.

           

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Giấy đề nghị thanh toán ghi rõ tên đơn vị, bộ phận. Giấy đề nghị thanh toán do người đề nghị thanh toán viết 1 liên và ghi rõ gửi giám đốc Quỹ (Hoặc người xét duyệt chi).

            - Người đề nghị thanh toán phải ghi rõ họ tên, địa chỉ (đơn vị, bộ phận) và số tiền đề nghị thanh toán (Viết bằng số và bằng chữ).

            - Nội dung thanh toán: Ghi rõ nội dung đề nghị thanh toán.

            - Giấy đề nghị thanh toán phải ghi rõ số lượng chứng từ gốc đính kèm.

            Sau khi mua hàng hoặc sau khi chi tiêu cho những nhiệm vụ được giao, người mua hàng hoặc chi tiêu lập giấy đề nghị thanh toán. Giấy đề nghị thanh toán được chuyển cho kế toán trưởng soát xét và ghi ý kiến đề nghị giám đốc Quỹ (Hoặc người được uỷ quyền) duyệt chi. Căn cứ quyết định của giám đốc, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị thanh toán và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.

BIÊN LAI THU TIỀN

(Mẫu số 06- TT)

            1. Mục đích: Biên lai thu tiền là giấy biên nhận của Quỹ hoặc cá nhân đã thu tiền hoặc thu séc của người nộp làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, đồng thời để người nộp thanh toán với cơ quan hoặc lưu quỹ.

           

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

            Biên lai thu tiền phải đóng thành quyển, phải ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ của đơn vị thu tiền và đóng dấu đơn vị, phải đánh số từng quyển. Trong mỗi quyển phải ghi rõ số hiệu của từng tờ biên lai thu tiền liên tục trong 1 quyển.

            Ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nộp tiền.

            - Dòng “Nội dung thu” ghi rõ nội dung thu tiền.

            - Dòng “Số tiền thu” ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp, ghi rõ đơn vị tính là “đồng” hoặc USD...

            Nếu thu bằng séc phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của tờ séc bắt đầu lưu hành và họ tên người sử dụng séc.

            Biên lai thu tiền được lập thành hai liên (Đặt giấy than viết một lần).

            Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền cùng ký và ghi rõ họ tên để xác nhận số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu 1 liên, còn liên 2 giao cho người nộp tiền giữ.

            Cuối ngày, người được đơn vị giao nhiệm vụ thu tiền phải căn cứ vào bản biên lai lưu để lập Bảng kê biên lai thu tiền trong ngày (Nếu thu séc phải lập Bảng kê thu séc riêng) và nộp cho kế toán để kế toán lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ hoặc làm thủ tục nộp ngân hàng. Tiền mặt thu được ngày nào, người thu tiền phải nộp quỹ ngày đó.

            Biên lai thu tiền áp dụng trong các trường hợp thu tiền phạt, lệ phí, ngoài pháp luật phí, lệ phí... và các trường hợp khách hàng nộp séc thanh toán với các khoản nợ.

 

BẢNG KIỂM KÊ QUỸ

(Dùng cho VNĐ)

(Mẫu số 08a-TT)

 

            1. Mục đích: Bảng kiểm kê quỹ nhằm xác nhận tiền bằng VNĐ tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với sổ quỹ trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ sở qui trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.

           

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

            Góc trên bên trái của Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt phải ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu), bộ phận.

Việc kiểm kê quỹ được tiến hành định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ. Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó, thủ quỹ và kế toán tiền mặt hoặc kế toán thanh toán là các thành viên. Biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ số hiệu chứng từ và thời điểm kiểm kê (....giờ .....ngày .....tháng .....năm .....). Trước khi kiểm kê quỹ, thủ quỹ phải ghi sổ quỹ tất cả các phiếu thu, phiếu chi và tính số dư tồn quỹ đến thời điểm kiểm kê.

            - Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê riêng từng loại tiền có trong quỹ.

            - Dòng “Số dư theo sổ quỹ": Căn cứ vào số tồn quỹ trên sổ quỹ tại ngày, giờ cộng sổ kiểm kê quỹ để ghi vào cột 2.

            - Dòng “Số kiểm kê thực tế": Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi theo từng loại tiền vào cột 1 và tính ra tổng số tiền để ghi vào cột 2.

            - Dòng chênh lệch: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ quỹ với số kiểm kê thực tế.

            Trên Bảng kiểm kê quỹ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu quỹ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Bảng kiểm kê quỹ phải có chữ ký của thủ quỹ, Trưởng ban kiểm kê và kế toán trưởng. Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét giải quyết.

            Bảng kiểm kê quỹ do ban kiểm kê quỹ lập thành 2 bản:

            - 1 bản lưu ở thủ quỹ.

            - 1 bản lưu ở kế toán quỹ tiền mặt hoặc kế toán thanh toán.

BẢNG KIỂM KÊ QUỸ

(Dùng cho ngoại tệ)

(Mẫu số -08 b-TT)

 

            1. Mục đích: Biên bản nhằm xác nhận tiền ngoại tệ tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với sổ quỹ trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ sở qui trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.

           

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

            Góc trên bên trái ghi tên đơn vị, bộ phận. Việc kiểm kê quỹ được tiến hành định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ. Khi tiến hành kiểm kê phải lập ban kiểm kê, trong đó thủ quỹ và kế toán quỹ là các thành viên.

            Biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ số hiệu chứng từ và thời điểm kiểm kê (...giờ .....ngày .....tháng .....năm .....). Trước khi kiểm kê quỹ, thủ quỹ phải ghi sổ quỹ tất cả các phiếu thu, phiếu chi và tính số dư tồn quỹ đến thời điểm kiểm kê.

            - Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê riêng từng loại tiền có trong quỹ .

            - Dòng “Số dư theo sổ quỹ": Căn cứ vào sổ quỹ tại ngày, giờ kiểm kê quỹ để ghi vào cột 2, 4.

            - Dòng “Kiểm kê thực tế": Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi theo từng loại ngoại tệ, ...

            - Dòng chênh lệch: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ quỹ với số kiểm kê thực tế.

            Trên Bảng kiểm kê quỹ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu quỹ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Bảng kiểm kê quỹ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của thủ quỹ, trưởng ban kiểm kê và kế toán trưởng. Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo giám đốc Quỹ xem xét giải quyết.

            Bảng kiểm kê quỹ do ban kiểm kê quỹ lập thành 2 bản:

            - 1 bản lưu ở thủ quỹ

            - 1 bản lưu ở kế toán quỹ.

 

BẢNG KÊ CHI TIỀN

(Mẫu số 09-TT)

 

            1. Mục đích: Bảng kê chi tiền là bảng liệt kê các khoản tiền đã chi, làm căn cứ quyết toán các khoản tiền đã chi và ghi sổ kế toán.

           

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

            Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị. Phần đầu ghi rõ họ tên, bộ phận, địa chỉ của người chi tiền và ghi rõ nội dung chi cho công việc gì.

  • Cột A,B,C,D ghi rõ số thứ tự, số hiệu, ngày, tháng chứng từ và diễn giải nội dung chi của từng chứng từ.
  • Cột 1: Ghi số tiền.

Bảng kê chi tiền phải ghi rõ tổng số tiền bằng chữ và số chứng từ gốc đính kèm.

Bảng kê chi tiền được lập thành 2 bản:

            - 1 bản lưu ở thủ quỹ.

            - 1 bản lưu ở kế toán quỹ.

 

ĐÓNG GÓP VÀ HỖ TRỢ VỐN

 

 1. Mục đích: Theo dõi tình hình đóng góp và cấp hỗ trợ vốn giữa Quỹ và các doanh nghiệp viễn thông.

 

 2. Nội dung: Thuộc các chỉ tiêu đóng góp gồm các biểu mẫu sau:

 

- Thông báo kế hoạch thu nộp các khoản doanh nghiệp Viễn thông đóng góp cho Quỹ DVVTCI Việt nam

- Mẫu số 01- ĐG/VTF

- Biên bản quyết toán thu nộp các khoản doanh nghiệp Viễn thông đóng góp cho Quỹ DVVTCI Việt nam

- Mẫu số 02 - ĐG/VTF

- Thông báo mức vốn cấp hỗ trợ đối với doanh nghiệp (Quý...)

- Mẫu số 01a - HTV/VTF

- Thông báo mức vốn cấp hỗ trợ đối với doanh nghiệp (Năm…)

- Mẫu số 01b - HTV/VTF

- Biên bản quyết toán vốn cấp hỗ trợ

- Mẫu số 02 - HTV/VTF

 

THÔNG BÁO KẾ HOẠCH THU NỘP CÁC KHOẢN DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG ĐÓNG GÓP CHO QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

(Mẫu số 01-ĐG/VTF)

1. Mục đích: Thông báo cho doanh nghiệp viễn thông biết các khoản phải đóng góp trong năm và là căn cứ để Quỹ thu các khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông cho Quỹ.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:

Thông báo này được lập một năm một lần cho từng doanh nghiệp viễn thông phải nộp các khoản đóng góp trên cơ sở kế hoạch tài chính hàng năm đã được Bộ Thông tin và truyền thông phê duyệt.

Cột 1, Cột 2: Ghi số phải đóng góp cả năm của từng dịch vụ.

Cột 3: Ghi tổng số phải đóng góp cả năm của từng loại dịch vụ.

Cột 4, Cột 5, Cột 6, Cột 7: Ghi số phải đóng góp của từng quý phù hợp với dịch vụ.

Thông báo ghi rõ tổng số tiền phải nộp cả năm bằng chữ và đồng thời thông báo cho doanh nghiệp biết số tài khoản và ngân hàng nơi mở tài khoản của Quỹ.

Thông báo này sau khi lập xong , bộ phận lập ký tên và chuyển cho Giám đốc Quỹ ký tên, đóng dấu.

Thông báo này được lập thành 3 bản:

  • 1 liên lưu tại bộ phận lập.
  • 1 liên lưu tại Ban Tài chính, Kế toán.
  • 1 liên gửi cho doanh nghiệp viễn thông

BIÊN BẢN QUYẾT TOÁN THU NỘP CÁC KHOẢN DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG ĐÓNG GÓP CHO QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

(Mẫu số: 02-ĐG/VTF)

1. Mục đích: Nhằm xác nhận việc thu nộp hàng năm về các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông cho Quỹ DVVTCI Việt Nam. Biên bản này là căn cứ để kiểm tra và xác định số phải nộp, số đã nộp và số còn phải nộp hoặc đã nộp thừa và ghi sổ kế toán có liên quan.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:

Biên bản quyết toán thu nộp này được lập cho từng doanh nghiệp viễn thông có khoản phải đóng góp trong năm. Biên bản quyết toán mỗi năm lập 1 lần vào cuối năm hoặc vào lúc hoàn thành khoản thu nộp.

Biên bản phải ghi rõ thành phần thực hiện việc quyết toán của doanh nghiệp viễn thông có khoản thu nộp và Quỹ DVVTCI Việt Nam.

Biên bản phải ghi rõ số tiền doanh nghiệp viễn thông phải nộp, số đã nộp và số còn phải nộp (hoặc số nộp quá) bằng số và bằng chữ vào các dòng tương ứng

Kết luận: ghi ý kiến nhận xét tổng thể và đưa ra các ý kiến cần thực hiện.

Sau khi quyết toán xong, tổ quyết toán phải lập biên bản quyết toán có đầy đủ chứ ký của đại diện bên Quỹ và doanh nghiệp.

Biên bản quyết toán thu nộp được lập thành 3 bản, mỗi bên giữ 1 bản để lưu hồ sơ và ghi sổ kế toán, một bản gửi cho Bộ Thông tin và truyền thông để báo cáo.

THÔNG BÁO MỨC VỐN CẤP HỖ TRỢ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

QUÝ…..

(Mẫu số : 01a - HTV/VTF)

1. Mục đích: Thông báo cho doanh nghiệp viễn thông biết số vốn hỗ trợ được cấp trong quý để doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng hiệu quả số vốn được cấp hỗ trợ.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:

Thông báo khoản vốn cấp hỗ trợ do Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam lập cho từng quý theo từng doanh nghiệp trên cơ sở kế hoạch vốn cấp hỗ trợ đã được Bộ Thông tin và truyền thông duyệt.

- Cột 1, 2 : Ghi số thứ tự và danh mục hoạt động được cấp vốn hỗ trợ.

- Cột 3,4 : Ghi số vốn đã được cấp và tính ra số chênh lệch cần phải cấp thêm hoặc số cấp quá của quý trước liền kề quý này.

- Cột 5: Ghi số vốn đã cấp từ đầu năm (hoặc từ khi bắt đầu thực hiện khối lượng công việc) luỹ kế đến đầu quý này.

- Cột 6: Mức vốn được cấp quý này theo kế hoạch.

- Cột 7: Số vốn sẽ được cấp tạm ứng của quý này theo quy định hiện hành.

 - Cột 8: Số vốn doanh nghiệp sẽ được cấp trong quý này, gồm số được cấp quý trước chưa được cấp và mức vốn được cấp của quý này.

Thông báo này được lập thành 3 bản: 1 bản lưu tại bộ phận lập, 1 bản gửi cho doanh nghiệp và 1 bản lưu ở Ban Tài chính, Kế toán

THÔNG BÁO MỨC VỐN CẤP HỖ TRỢ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

NĂM…..

(Mẫu số : 01b - HTV/VTF)

1. Mục đích: Thông báo mức vốn cấp hỗ trợ nhằm thông báo cho doanh nghiệp biết được mức vốn sẽ được cấp trong năm để doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng và là cơ sở ghi số kế toán.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:

Thông báo mức vốn cấp hỗ trợ được lập theo từng doanh nghiệp và thông báo mức vốn hỗ trợ cả năm.

Thông báo ghi rõ tên và địa chỉ của doanh nghiệp được cấp vốn.

- Cột A,B : Ghi số thứ tự và tên của hoạt động được cấp vốn hỗ trợ .

- Cột 1 : Ghi mức vốn doanh nghiệp thực cấp năm trước.

- Cột 2: Ghi mức vốn doanh nghiệp viễn thông được cấp nặm nay đã được Bộ Thông tin và truyền thông phê duyệt.

Thông báo phải ghi tổng số tiền bằng chữ đã cấp theo kế hoạch năm nay .

Sau khi lập xong chuyển cho Giám đốc Quỹ ký và phát hành cho doanh nghiệp.

Thông báo này được lập thành 3 bản, 1 bản lưu tại bộ phận lập, 1 bản gửi cho doanh nghiệp và 1 bản lưu Ban Tài chính, Kế toán Quỹ.

BIÊN BẢN QUYẾT TOÁN VỐN CẤP HỖ TRỢ

(Mẫu số : 02-HTV/VTF)

1. Mục đích: Biên bản quyết toán vốn cấp hỗ trợ nhằm xác định số phải cấp, số đã cấp và số còn phải cấp hoặc số đã cấp quá, là cơ sở để kiểm tra, đối chiếu và ghi sổ kế toán có liên quan.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:

Biên bản phải ghi đầy đủ thành phần tham gia thực hiện quyết toán vốn cấp hỗ trợ của doanh nghiệp và Quỹ.

Biên bản này được lập cho từng doanh nghiệp sau khi đã thực hiện quyết toán khoản cấp giữa Quỹ và doanh nghiệp viễn thông.

Cột 1, 2: Ghi số chứng từ và ngày tháng của chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh phù hợp với nội dung ghi ở cột 3.

Cột 3: Liệt kê mức được cấp, số đã cấp theo từng lần cấp của từng hoạt động và tính ra số chênh lệch phải cấp thêm, số cấp thừa.

Cột 4, 5, 6, 7…: Ghi tổng số tiền và chi tiết theo từng hoạt động.

Biên bản này phải ghi rõ các hồ sơ kèm theo dùng để quyết toán.

Sau khi quyết toán xong, tổ quyết toán chịu trách nhiệm lập biên bản và đại diện cho Quỹ (kế toán trưởng, người lập, giám đốc) và doanh nghiệp được cấp hỗ trợ (kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp) ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

Biên bản quyết toán vốn cấp hỗ trợ được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.

CHỈ TIÊU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1. Mục đích: Theo dõi tình hình biến động về số lượng, chất lượng và giá trị của TSCĐ. Giám đốc chặt chẽ tình hình sử dụng, thanh lý và sửa chữa lớn tài sản cố định. 

2. Nội dung: Thuộc chỉ tiêu vật tư gồm các biểu mẫu sau:

            - Biên bản giao nhận TSCĐ                                - Mẫu số 01 - TSCĐ

            - Biên bản thanh lý TSCĐ                                               - Mẫu số 02 - TSCĐ

- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn

 hoàn thành       - Mẫu số 03 - TSCĐ

            - Biên bản đánh giá lại TSCĐ                              - Mẫu số 04 - TSCĐ

            - Biên bản kiểm kê TSCĐ                                               - Mẫu số 05 - TSCĐ

            - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ             - Mẫu số 06 - TSCĐ      

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Mẫu số 01 -TSCĐ)

1. Mục đích: Nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp, được tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, TSCĐ thuê ngoài...đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng góp vốn,...(không sử dụng biên bản giao nhận TSCĐ trong trường hợp nhượng bán, thanh lý hoặc tài sản cố định phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê). Biên bản giao nhận TSCĐ là căn cứ để giao nhận TSCĐ và kế toán ghi sổ (thẻ) TSCĐ, sổ kế toán có liên quan.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản giao nhận TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có tài sản mới đưa vào sử dụng hoặc điều tài sản cho đơn vị khác, đơn vị phải lập hội đồng bàn giao gồm: Đại diện bên giao, đại diện bên nhận và 1 số uỷ viên.

Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ. Đối với trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại, cùng giá trị và do cùng 1 đơn vị giao có thể lập chung 1 biên bản giao nhận TSCĐ.

            Cột A, B: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) của TSCĐ.

            Cột C: Ghi số hiệu TSCĐ.

            Cột D: Ghi nước sản xuất (xây dựng).

            Cột 1: Ghi năm sản xuất.

            Cột 2: Ghi năm bắt đầu đưa vào sử dụng.

            Cột 3: Ghi công suất (diện tích, thiết kế) như xe TOYOTA 12 chỗ ngồi, hoặc máy phát điện 75 KVA, ...

            Cột 4, 5, 6, 7: Ghi các yếu tố cấu thành nên nguyên giá TSCĐ gồm: Giá mua (hoặc giá thành sản xuất) (cột 4); chi phí vận chuyển, lắp đặt (cột 5); chi phí chạy thử (cột 6).

            Cột 8: Ghi nguyên giá TSCĐ (cột 7 = cột 4 + cột 5 + cột 6 +...).

            Cột E: Ghi những tài liệu kỹ thuật kèm theo TSCĐ khi bàn giao.

            Bảng kê phụ tùng kèm theo: Liệt kê số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ khi bàn giao. Sau khi bàn giao xong các thành viên ban giao, nhận TSCĐ cùng ký vào biên bản.

            Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản, mỗi bên (giao, nhận) giữ 1 bản chuyển cho Ban Tài chính, Kế toán để ghi sổ kế toán và lưu.

BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Mẫu số 02 -TSCĐ)      

1. Mục đích: Xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản thanh lý TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có quyết định về việc thanh lý TSCĐ doanh nghiệp phải thành lập Ban thanh lý TSCĐ. Thành viên Ban thanh lý TSCĐ được ghi chép ở Mục I. Ở Mục II ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ có quyết định thanh lý như:

            - Tên, ký hiệu TSCĐ, số hiệu, số thẻ TSCĐ, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng.

            - Nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm thanh lý, giá trị còn lại của TSCĐ đó.

            Mục III ghi kết luận của Ban thanh lý, ghi ý kiến nhận xét của Ban về việc thanh lý TSCĐ.

            Mục IV, kết qủa thanh lý: Sau khi thanh lý xong căn cứ vào chứng từ tính toán tổng số chi phí thanh lý thực tế và giá trị thu hồi ghi vào dòng chi phí thanh lý và giá trị thu hồi (giá trị phụ tùng, phế liệu thu hồi tính theo giá thực tế đã bán hoặc giá bán ước tính).

            Biên bản thanh lý phải do Ban thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng Ban thanh lý, kế toán trưởng và giám đốc Quỹ.

BIÊN BẢN BÀN GIAO TSCĐ SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH

(Mẫu số 03 -TSCĐ)

1. Mục đích: Xác nhận việc bàn giao TSCĐ sau khi hoàn thành việc sửa chữa lớn giữa bên có TSCĐ sửa chữa và bên thực hiện việc sửa chữa. Là căn cứ ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa TSCĐ.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành phải tiến hành lập Ban giao nhận gồm đại diện bên thực hiện việc sửa chữa và đại diện bên có TSCĐ sửa chữa.

Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành gồm 2 phần chính:

            - Ghi tên, ký hiệu, số hiệu TSCĐ sửa chữa.

            Nơi quản lý sử dụng TSCĐ và ghi rõ thời gian bắt đầu sửa chữa và hoàn thành việc sửa chữa TSCĐ.

            - Các bộ phận sửa chữa.

            Cột A: Ghi rõ tên của bộ phận cần phải sửa chữa của TSCĐ.

            Cột B: Ghi nội dung (Mức độ) của công việc sửa chữa như: Thay thế mới hoặc sửa chữa, tân trang lại v.v...

            Cột 1: Ghi giá dự toán (Giá kế hoạch) (Đối với trường hợp đơn vị tự làm) hoặc giá hợp đồng hai bên đã thoả thuận (Đối với trường hợp thuê ngoài) của từng bộ phận cần sửa chữa.

            Cột 2: Ghi số chi phí thực tế đã chi cho từng bộ phận sửa chữa (Đối với trường hợp đơn vị tự sửa chữa).

            Đối với trường hợp thuê ngoài sửa chữa thì chỉ ghi vào cột này khi có sự thay đổi về giá cả (So với giá ghi theo hợp đồng) phát sinh trong quá trình sửa chữa được bên có TSCĐ sửa chữa chấp nhận thanh toán.

            Cột 3: Ghi rõ kết quả kiểm tra của từng bộ phận sau khi đã sửa chữa xong.

            - Kết luận: Ghi ý kiến nhận xét tổng thể về việc sửa chữa lớn TSCĐ của Hội đồng giao nhận.

Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành lập thành 2 bản, đại diện đơn vị hai bên giao, nhận cùng ký và mỗi bên giữ một bản, sau đó chuyển cho kế toán trưởng của đơn vị có TSCĐ sửa chữa, soát xét xong lưu tại Ban Tài chính, Kế toán.

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Mẫu số 04 -TSCĐ)

1. Mục đích: Xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại TSCĐ.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản đánh giá lại TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá TSCĐ.
 

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) số hiệu và số thẻ của TSCĐ.

            Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.

            Cột 4: Ghi giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này được chia thành 3 cột tương ứng cột 1,2,3 để ghi.

            Cột 5,6: Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán.

            Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giá lại TSCĐ.

            Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại Ban Tài chính, Kế toán để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.

BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Mẫu số 05- TSCĐ)       

1. Mục đích: Biên bản kiểm kê tài sản cố định nhằm xác nhận số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, thừa thiếu so với sổ kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản lý tài sản cố định và làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản Kiểm kê TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Việc kiểm kê tài sản cố định được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của đơn vị. Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó kế toán theo dõi tài sản cố định là thành viên.

Biên bản kiểm kê TSCĐ phải ghi rõ thời điểm kiểm kê: (... giờ ... ngày … tháng ... năm ...).

Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê theo từng đối tượng ghi tài sản cố định.

Dòng “Theo sổ kế toán” căn cứ vào sổ kế toán TSCĐ phải ghi cả 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 1,2,3.

Dòng “Theo kiểm kê” căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để ghi theo từng đối tượng TSCĐ, phải ghi cả 3 chỉ tiêu: số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 4,5,6.

Dòng “Chênh lệch” ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu theo 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 7,8,9.

Trên Biên bản kiểm kê TSCĐ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu TSCĐ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Biên bản kiểm kê TSCĐ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của Trưởng ban kiểm kê, chữ ký soát xét của kế toán trưởng và Giám đốc Quỹ duyệt. Mọi khoản chênh lệch về TSCĐ của đơn vị đều phải báo cáo giám đốc Quỹ xem xét.

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ

(Mẫu số 06 - TSCĐ)

1. Mục đích: Dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng.

2. Kết cấu và nội dung chủ yếu

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ có các cột dọc phản ánh số khấu hao phải tính cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ (như cho bộ phận hoạt động nghiệp vụ- TK 631, cho bộ phận quản lý – TK 642…) và các hàng ngang phản ánh số khấu hao tính trong tháng trước, số khấu hao tăng, giảm và số khấu hao phải tính trong tháng này.

Cơ sở lập:

+ Dòng khấu hao đã tính tháng trước lấy từ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng trước.

+ Các dòng số khấu hao TSCĐ tăng, giảm tháng này được phản ánh chi tiết cho từng TSCĐ có liên quan đến số tăng, giảm khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định hiện hành về khấu hao TSCĐ.

Dòng số khấu hao phải tính tháng này được tính bằng (=) Số khấu hao tính tháng trước cộng (+) Với số khấu hao tăng, trừ (-) Số khấu hao giảm trong tháng.

Số khấu hao phải trích tháng này trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để ghi vào các Bảng kê, Nhật ký - Chứng từ và sổ kế toán có liên quan (cột ghi Có TK 214), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

PHẦN THỨ TƯ

CHẾ ĐỘ SỔ KẾ TOÁN

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Sổ kế toán

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và Chế độ kế toán này.

2. Các loại sổ kế toán

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam chỉ có một hệ thống sổ kế toán. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái.

Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

2.1. Sổ kế toán tổng hợp

2.1.1. Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

  • Ngày, tháng ghi sổ;
  • Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
  • Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
  • Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

2.1.2. Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

  • Ngày, tháng ghi sổ;
  • Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
  • Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản.

2.2. Sổ, thẻ kế toán chi tiết

 Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái.

Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.

3. Hệ thống sổ kế toán

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho một kỳ kế toán năm. Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Quỹ và yêu cầu quản lý để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết.

4. Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán

Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ.

Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng ký xác nhận.

5. Ghi sổ kế toán bằng máy vi tính

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được thực hiện ghi sổ kế toán bằng máy vi tính,. Quỹ được lựa chọn mua hoặc tự xây dựng hình thức kế toán trên máy vi tính cho phù hợp. Hình thức kế toán trên máy vi tính áp dụng tại Quỹ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định của Chế độ sổ kế toán.

- Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và quy định tại Chế độ kế toán này.

- Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của Quỹ.

6. Mở và ghi sổ kế toán

6.1. Mở sổ

Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm.

Trang đầu sổ phải ghi rõ tên Quỹ, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác

Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của Quỹ.

6.2. Ghi sổ

Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.

6.3. Khoá sổ

Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

7. Sửa chữa sổ kế toán

7.1. Sửa chữa trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính

- Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;

- Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;

- Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”.          

7.2. Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì Quỹ phải sửa lại sổ kế toán và số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán năm trước có sai sót (nếu phát hiện sai sót báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra.

8. Điều chỉnh sổ kế toán

Trường hợp Quỹ phải áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì kế toán phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan. 

II. HÌNH THỨC KẾ TOÁN

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính

1. Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do Bộ Tài chính qui định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của Quỹ. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

2. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính (Biểu số 01)

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái, sổ Nhật ký chung) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

Biểu số 01

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN

THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

 

Quyết định 74/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ Kế toán áp dụng cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

 

III. DANH MỤC VÀ MẪU SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

1. Danh mục sổ

 

Số TT

Tên sổ

Ký hiệu

 
 

1

2

3

 

01

Chứng từ ghi sổ

S02a- VTF

 

02

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

S02b-VTF

 

03

Sổ cái (dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ)

S02c1-VTF

S02c2-VTF

 

04

Sổ Nhật ký chung

S03a-VTF

 

05

Sổ cái (dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)

S03b-VTF

 

06

Bảng cân đối số phát sinh

S06-VTF

 

07

Sổ quỹ tiền mặt

S07-VTF

 

08

Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt

S07a-VTF

 

09

Sổ tiền gửi ngân hàng

S08-VTF

 

10

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ

S10-VTF

 

11

Thẻ kho (Sổ kho)

S12-VTF

 

12

Sổ tài sản cố định

S21-VTF

 

13

Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng

S22-VTF

 

14

Thẻ Tài sản cố định

S23-VTF

 

15

Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán)

S31-VTF

 

16

Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ

S33-VTF

 

17

Sổ chi tiết tiền vay

S34-VTF

 

18

Sổ chi tiết chi phí

S36-VTF

 

19

Sổ chi tiết  các tài khoản

S38-VTF

 

20

Sổ chi tiết cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

S39-VTF

 

21

Sổ chi tiết khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông

S40-VTF

 

22

Sổ chi tiết cấp phát Quỹ hỗ trợ Dịch vụ viễn thông công ích

S41-VTF

 

23

Số chi tiết thu hoạt động nghiệp vụ

S42-VTF

 

24

Sổ chi tiết phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông

S43-VTF

 

25

Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán

S45-VTF

 

26

Sổ chi phí đầu tư xây dựng

S52-VTF

 




2. Mẫu sổ kế toán

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S02a-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Số:…….

Ngày…....tháng……năm……

Trích yếu

Số hiệu tài khoản

Số tiền

Ghi chú

Nợ

A

B

C

1

D

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

 

x

 

Kèm theo……. chứng từ gốc

 

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người lập

(Ký, họ tên))

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S02b-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ

Năm:…….

 

 

Chứng từ ghi sổ

Số tiền

Chứng từ ghi sổ

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Số hiệu

Ngày, tháng

A

B

1

A

B

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng tháng

- Cộng luỹ kế từ đầu quý

 

- Cộng tháng

- Cộng luỹ kế từ đầu quý

 

 

 

- Sổ này có…… trang, đánh số từ trang số 01 đến trang……..

- Ngày mở sổ:…….

 

 

 

 

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày..... tháng.... năm .....

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S02c1-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CÁI

(Dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ)

Năm...

Tên tài khoản ..............      

  Số hiệu.........

 

 

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ ghi sổ

Diễn giải

Số hiệu TK đối ứng

Số tiền

Ghi chú

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

A

B

C

D

E

1

2

G

 

 

 

- Số dư đầu năm

- Số phát sinh trong tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cộng phát sinh tháng

x

 

 

x

 

 

 

+ Số dư cuối tháng

x

 

 

x

 

 

 

+ Cộng luỹ kế từ đầu quý

x

 

 

x

 

 

- Sổ này có…… trang, đánh số từ trang số 01 đến trang……..

- Ngày mở sổ:…….

 

 

 

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày..... tháng.... năm .....

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S02c2-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CÁI

(Dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ)

Năm.......

Tên tài khoản ..............      

  Số hiệu.......

 

 

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ ghi sổ

Diễn giải

Số hiệu tài khoản đối ứng

Số tiền

Tài khoản cấp 2

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

TK.....

TK.....

TK.....

TK.....

Nợ

Nợ

Nợ

Nợ

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 - Số dư đầu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Số dư phát sinh trong tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Cộng số phát sinh tháng

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Số dư cuối tháng

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Cộng luỹ kế từ đầu quý

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có…… trang, đánh số từ trang số 01 đến trang……..

- Ngày mở sổ:…….

 

 

 

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày..... tháng.... năm .....

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 
 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S03a-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ  NHẬT KÝ CHUNG

Năm...

 

          Đơn vị tính:…………

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

 

Đã ghi

 

 

STT

 

 

Số hiệu

 

Số phát sinh

Số hiệu

Ngày, tháng

Sổ Cái

dòng

 

TK

 đối ứng

Nợ

A

B

C

D

E

G

H

1

2

 

 

 

Số trang trước chuyển sang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng chuyển sang trang sau

x

x

x

 

 

 

 

 

  - Sổ này có …. trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …

  - Ngày mở sổ:…

 

 

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày..... tháng.... năm .....

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:…………………........................

Mẫu số S03b-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CÁI

(Dùng cho hình thức Nhật ký chung)

Năm...

Tên tài khoản ..............      

  Số hiệu.........

 

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Nhật ký chung

 

Số hiệu

Số tiền

Số hiệu

Ngày tháng

Trang sổ

STT dòng

TK

đối ứng

Nợ

A

B

C

D

E

G

H

1

2

 

 

 

- Số dư đầu năm

- Số phát sinh trong tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh tháng

- Số dư cuối tháng

- Cộng luỹ kế từ đầu quý

 

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có …. trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ….

- Ngày mở sổ:…

 

 

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày..... tháng.... năm .....

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

                                              Mẫu số S06-VTF

                                                               (Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

                                                                    ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

Tháng ... năm ...

 

 

Số hiệu

Tên

Số dư đầu tháng

Số phát sinh trong tháng

Số dư cuối tháng

tài khoản

tài khoản kế toán

Nợ

Nợ

Nợ

A

B

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người lập

(Ký, họ tên))

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

       

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S07-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ QUỸ TIỀN MẶT

Loại quỹ: ...

 

 

Ngày,

Ngày,

Số hiệu chứng từ

 

Số tiền

 

tháng

tháng

 

 

Diễn giải

 

 

 

Ghi

ghi sổ

chứng từ

Thu

Chi

 

Thu

Chi

Tồn

chú

A

B

C

D

E

1

2

3

G

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

 - Ngày mở sổ: ...

 

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm...

  Thủ quỹ

Kế toán trưởng

Giám đốc

  (Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S07a-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT QUỸ TIỀN MẶT

Tài khoản:...

Loại quỹ: ...

Năm ...

 

Đơn vị tính...

Ngày,

Ngày,

Số hiệu chứng từ

 

TK

Số

 

 

tháng

tháng

 

 

Diễn giải

đối

 phát sinh

Số tồn

Ghi

ghi sổ

chứng từ

Thu

Chi

 

ứng

Nợ

 

chú

A

B

C

D

E

F

1

2

3

G

 

 

 

 

- Số tồn đầu kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số tồn cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

  

   - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

   - Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm...

Người ghi sổ

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:…………………........................

Mẫu số S08-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

                                                Nơi mở tài khoản giao dịch: ................

                                                Số hiệu tài khoản tại nơi gửi: ..............

                                               

 

 

Ngày, tháng

ghi sổ

Chứng từ

 

Diễn

Tài khoản

Số tiền

 

Ghi

Số hiệu

Ngày, tháng

giải

đối ứng

Thu

 (gửi vào)

Chi

 (rút ra)

Còn lại

chú

A

B

C

D

E

1

2

3

F

 

 

 

-  Số dư đầu kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

-  Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

 

      - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

      - Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm...

Người ghi sổ

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

 Địa chỉ:…………………........................

                                           Mẫu số S10-VTF

                                                   (Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

                                                         ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ

Năm......

Tài khoản:............Tên kho:..............

Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ ...........................................

Đơn vị tính .........

Chứng từ

Diễn giả

Tài khoản đối chứng

Đơn giá

Nhập

Xuất

Tồn

Ghi chú

Số hiệu

Ngày, tháng

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

A

B

C

D

1

2

3=1x2

4

5=(1x4)

6

7=(1x6)

 

 

Số du đầu kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng tháng

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

                           - Ngày mở sổ: ...

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Ng­ười ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

         
 

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S12-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

TH KHO (S KHO)

Ngày lập thẻ:....................

Tờ số.................................

 

        - Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: ................

        - Đơn vị tính: ...............................................

        - Mã số: .....................................................

 

 

 

 

Số TT

Ngày, tháng

Số hiệu chứng từ

Diễn giải

Ngày nhập, xuất

Số lượng

Ký, xác nhận của kế toán

 

Nhập

Xuất

Nhập

Xuất

Tồn

A

B

C

D

E

F

1

2

3

G

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng cuối kì

x

 

 

 

x

 

 

  - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

  - Ngày mở sổ: ...

 

 

Thủ kho

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày..... tháng.... năm .....

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

   Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……………………

   Địa chỉ:…………………............................................

Mẫu số S21-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Năm:

Loại tài sản:...........

Số

TT

Gia tăng TSCĐ

Khấu hao TSCĐ

Ghi giảm TSCĐ

Chứng từ

Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ

Nước sản xuất

Tháng, năm đưa vào sử dụng

Số hiệu TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ

Khấu hao

Khấu hao đã tính đến khi ghi giảm TSCĐ

Chøng tõ

Lý do ghi giảm TSCĐ

Số hiệu

Ngày, tháng

Tỷ lệ (%) khấu hao

Mức khấu hao

Số hiệu

Ngày, tháng, năm

A

B

C

D

E

G

H

1

2

3

4

I

K

L

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

 

 

 

 

x

x

x

 

 

      - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

      - Ngày mở sổ: ...

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Ng­ười ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

       
 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……………………

Địa chỉ:…………………...........................................

Mẫu số S22-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ THEO DÕI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TẠI NƠI SỬ DỤNG

Năm......

Tên đơn vị (phòng, ban hoặc người sử dụng).....

 

Ghi tăng tài sản cố định và công cụ, dụng cụ

Ghi giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ

Ghi chú

Chứng từ

Tên, nhãn hiệu, quy cách tài sản cố định và công cụ, dụng cụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Số tiền

Chứng từ

Lý do

Số lượng

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Số hiệu

Ngày, tháng

A

B

C

D

1

2

3=1x2

E

G

H

4

5

I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

       - Ngày mở sổ: ...

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Ng­ười ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

         
 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……

Địa chỉ:…………………...................

Mẫu số S23-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Số: ................

Ngày..... tháng.... năm ...... lập thẻ.......

 

Căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ số.....................ngày.... tháng.... năm…

Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCD: ............ Số hiệu TSCĐ..................................................................

Nước sản xuất (xây dựng) ........................................... Năm sản xuất ..................................................................

Bộ phận quản lý, sử dụng ..................................Năm đưa vào sử dụng ...............................................................

Công suất (diện tích thiết kế)........................................................................................................................................

Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày.............. tháng................. năm...

Lý do đình chỉ .................................................................................................................................................................

                                                                                                                                                                               

Số hiệu chứng từ

Nguyên giá tài sản cố định

Giá trị hao mòn tài sản cố định

Ngày, tháng, năm

Diễn

giải

Nguyên giá

Năm

Giá trị

hao mòn

Cộng dồn

A

B

C

1

2

3

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dụng cụ phụ tùng kèm theo

 

Số TT

Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng

Đơn vị tính

Số lượng

Giá trị

A

B

C

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: ................ngày.... tháng.... năm.............................................................................

  Lý do giảm: ...................................................................................................................................................................

 

 

Ngày..... tháng.... năm ......

Người lập

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 
 

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……

Địa chỉ:…………………...................

Mẫu số S31-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA (NGƯỜI BÁN)

(Dùng cho TK: 131, 331)

Tài khoản:........................

Đối tượng:........................

Loại tiền: VNĐ

 

Ngày, tháng

 ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

 

TK

đối ứng

Thời hạn được            chiết khấu

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

A

B

C

D

E

1

2

3

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

..........

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

 

 

 

 

 

 

 

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

 - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...                                                                        

 - Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

         
 
 

 

 

  Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……....

   Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S33-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ THEO DÕI THANH TOÁN BẰNG NGOẠI TỆ

(Dùng cho các TK 136, 138, 141, 244, 334, 336, 338, 344)

Tài khoản:........................

Đối tượng:........................

Loại ngoại tệ:..................

 

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối ứng

Tỷ giá hối đoái

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

Ngoại tệ

Quy ra VNĐ

Ngoại tệ

Quy ra VNĐ

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh

......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

 

               

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

 

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

       
 

 

 

 

 Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……........

  Địa chỉ:…………………...........................

Mẫu số S34-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CHI TIẾT TIỀN VAY

(Dùng cho các TK 311, 315, 341)

  Tài khoản:.........................................

  Đối tượng cho vay:............................

Khế ước vay:.........Số.........ngày.......

                                                                                                                                                   (Tỷ lệ lãi vay.................)

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối ứng

Ngày đến hạn thanh toán

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

A

B

C

D

E

G

1

2

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

       
 

 

 

 

 

  Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……

   Địa chỉ:…………………..................

                     Mẫu số S36-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ

(Dùng cho các TK 631, 642)

 Tài khoản:........................................

 

 

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Tài khoản đối ứng

Ghi Nợ Tài khoản ...

Số hiệu

Ngày, tháng

Tổng

 số tiền

Chia ra

 

...

...

...

...

...

...

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh trong kỳ

- Ghi Có TK ...

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

    - Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

         
 

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……

Địa chỉ:…………………...................

Mẫu số S38-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

(Dùng cho các TK: 132, 136, 138, 141, 142, 242, 244, 332, 333, 334,

335, 336, 338, 344, 351, 352, 353, 359, 411, 421, 431,...)

Tài khoản:........................

Đối tượng:........................

Loại tiền: VNĐ

 

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối ứng

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

A

B

C

D

E

1

2

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

..........

..........

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

 

 

 

 

 

 

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

 - Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

       
 

 

 

 

 

 Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……

  Địa chỉ:…………………...................

Mẫu số S39-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CHI TIẾT CHO VAY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG

(Dùng cho TK 251)

  Tài khoản:.........................................

  Đối tượng vay:............................

Khế ước cho vay:.........Số.........ngày.......

                                                                                                                                                   (Tỷ lệ lãi cho vay.................)

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối ứng

Ngày đến hạn

 thanh toán

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

A

B

C

D

E

G

1

2

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

       
 

 

 

 

 

 

 

 Quĩ DVVT công ích Việt Nam:……........

  Địa chỉ:…………………..........................

Mẫu số S 40 -VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CHI TIẾT KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DN VIỄN THÔNG

Đối tượng:..........(VNPT, Viettel,...) 

                                                                                                                                                  

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

 

Số phát sinh trong kỳ

 

Số hiệu

Ngày, tháng

Số dư  đầu kỳ

Số tiền phải

đóng góp

Số tiền đã đóng góp

Số dư cuối kỳ

A

B

C

D

1

2

3

4

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ:

-

-

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

       
 

 

 

 

 

 Quĩ DVVT công ích Việt Nam:……........

  Địa chỉ:…………………..........................

Mẫu số S 41 -VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

SỔ CHI TIẾT CẤP PHÁT QUĨ HỖ TRỢ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

Đối tượng:............ (VNPT, Viettel,...)

 

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

 

Số phát sinh trong kỳ

 

Số hiệu

Ngày, tháng

Số dư  đầu kỳ

Số phải cấp

Số đã cấp

Số dư cuối kỳ

A

B

C

D

1

2

3

4

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ:

-

-

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

                                                                                                                                                 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

       
 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……

Địa chỉ:…………………....................

Mẫu số S 42 -VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CHI TIẾT THU HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

(Dùng cho TK: 511)

Tài khoản: (5111, 5112, 5113, 5118)

(Mỗi tài khoản cấp 2 của TK 511 mở một sổ chi tiết)

 

 

Ngày, tháng

 ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

 

TK

đối ứng

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

A

B

C

D

E

1

2

 

 

 

 

- Số phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...                                                                        

 - Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

         
 
 

 

Quĩ DVVT công ích Việt Nam:……

Địa chỉ:…………………..................

Mẫu số S 43 -VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

SỔ CHI TIẾT PHẢI THU KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DN VIỄN THÔNG

Tài khoản: 132

Đối tượng:........... (VNPT, Viettel,...)

 

 

Ngày, tháng

 ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

 

TK

đối ứng

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

A

B

C

D

E

1

2

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

-

-

-

..........

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

 

 

 

 

 

 

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...                                                                        

 - Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

         
 

 

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……

 Địa chỉ:…………………..................

Mẫu số S45-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CHI TIẾT ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

(Dùng cho TK: 121)

Tài khoản 121

Loại chứng khoán:...................Đơn vị phát hành.................

Mệnh giá..........Lãi suất............Thời hạn thanh toán..........

 

Ngày tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối ứng

Số phát sinh

Số dư

Số hiệu

Ngày tháng

Mua vào

Xuất ra

Số lượng

Thành tiền

Số

 lượng

Thành tiền

Số

lượng

Thành tiền

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

6

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

..........

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

        - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

        - Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

   Kế toán trưởng

     (Ký, họ tên)

       
 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……

Địa chỉ:…………………...................

Mẫu số S52-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Tài khoản 241- Xây dựng cơ bản dở dang

Năm …...

              Dự án: ……………………………………

              Công trình (HMCT) ..................................

              Khởi công... ngày ... tháng ... năm ...

                                                                          Hoàn thành... ngày ... tháng ... năm ...

                                                                          Tổng dự toán: ............................................

 

Ngày,

Chứng từ

 

Tài

Tổng

Nội dung chi phí

 

tháng 

Số

Ngày, 

Diễn giải

khoản

số

Xây

Thiết bị

 

Ghi

ghi sổ

hiệu

tháng

 

đối ứng

phát sinh

lắp

Tổng số

TB

cần lắp

TB không cần lắp

Công cụ, dụng cụ

Khác

chú

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

6

7

F

 

 

 

1 - Số dư đầu kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2 - Số phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng số phát sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3 - Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4 - Cộng luỹ kế phát sinh quý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 - Cộng luỹ kế phát sinh từ đầu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6 -  Cộng luỹ kế phát sinh từ khởi công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có... trang, đánh số từ trang 01 đến trang...

- Ngày mở sổ:...        

                                                                                                                                   Ngày... tháng... năm ...

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

IV. GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI SỔ KẾ TOÁN

1. Giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ tổng hợp

1.1. Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ:

1.1.1. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Mẫu số S02b-VTF)

a) Nội dung:

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian (Nhật ký). Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với Bảng Cân đối số phát sinh.

b) Kết cấu và phương pháp ghi chép:

- Cột A: Ghi số hiệu của chứng từ ghi sổ.

- Cột B: Ghi ngày, tháng lập Chứng từ ghi sổ.

- Cột 1: Ghi số tiền của Chứng từ ghi sổ.

Cuối trang sổ phải cộng số luỹ kế để chuyển sang trang sau

Đầu trang sổ phải ghi số cộng trang trước chuyển sang

Cuối tháng, cuối năm, kế toán cộng tổng số tiền phát sinh trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, lấy số liệu đối chiếu với Bảng Cân đối số phát sinh

1.1.2. Sổ Cái (Mẫu số S02c1-VTF và S02c2-VTF)

a) Nội dung:

Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho Quỹ.

Số liệu ghi trên Sổ Cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên Bảng tổng hợp chi tiết hoặc các Sổ (thẻ) kế toán chi tiết và dùng để lập Bảng cân đối số phát sinh và Báo cáo Tài chính.

b) Kết cấu và phương pháp ghi Sổ Cái:

Sổ Cái của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được mở riêng cho từng tài khoản: Mỗi tài khoản được mở một trang hoặc một số trang tuỳ theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít của từng tài khoản.

Sổ Cái ít cột: thường được áp dụng cho các tài khoản có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản.

Kết cấu của Sổ Cái loại ít cột (Mẫu số S02c1-VTF)

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của các Chứng từ ghi sổ.

- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh .

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột 1, 2: Ghi số tiền ghi Nợ, ghi Có của tài khoản này.

Sổ Cái nhiều cột: Thường được áp dụng cho những tài khoản có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp cần phải theo dõi chi tiết có thể kết hợp mở riêng cho một trang sổ trên Sổ Cái và được phân tích chi tiết theo tài khoản đối ứng.

Kết cấu của Sổ Cái loại nhiều cột (Mẫu số S02c2-VTF)

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của các Chứng từ ghi sổ.

- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh .

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột 1, 2: Ghi tổng số tiền phát sinh Nợ, phát sinh Có của tài khoản này.

- Cột 3 đến cột 10: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ, phát sinh bên Có của các tài khoản cấp 2.

* Phương pháp ghi Sổ Cái.

- Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó Chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

- Hàng ngày, căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Cái ở các cột phù hợp.

- Cuối mỗi trang phải cộng tổng số tiền theo từng cột và chuyển sang đầu trang sau.

Cuối tháng, (quý, năm) kế toán phải khoá sổ, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng luỹ kế số phát sinh từ đầu quý, đầu năm của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng Cân đối số phát sinh và Báo cáo tài chính.

1.2. Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ theo hình thức nhật ký chung:

1.2.1. Nhật ký chung (Mẫu số 03a-VTF)

a) Nội dung:

Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.

b) Kết cấu và phương pháp ghi sổ:

Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này:

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.

- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán.

- Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái.

- Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung

- Cột H: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng.

- Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ.

- Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có.

Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.

1.2.2. Sổ Cái (Mẫu số S03b- VTF)

a) Nội dung: Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ Cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán.

b) Kết cấu và phương pháp ghi sổ:

Sổ Cái được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này.

Cách ghi Sổ Cái được quy định như sau:

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ ghi sổ.

- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ phát sinh.

- Cột E: Ghi số trang của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này.

- Cột G: Ghi số dòng của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này.

- Cột H: Ghi số hiệu của các tài khoản đối ứng liên quan đến nghiệp vụ phát sinh với tài khoản trang Sổ Cái này (Tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau).

- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có của Tài khoản theo từng nghiệp vụ kinh tế.

Đầu tháng, ghi số dư đầu kỳ của tài khoản vào dòng đầu tiên, cột số dư (Nợ hoặc Có). Cuối tháng, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng luỹ kế số phát sinh từ đầu quý của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng Cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính.

1.2.3. Bảng cân đối số phát sinh (Mẫu số S06-VTF)

Mục đích: Phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên Báo cáo tài chính

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

 Bảng Cân đối số phát sinh được lập dựa trên Sổ Cái và Bảng cân đối số phát sinh kỳ trước.

Trước khi lập Bảng cân đối số phát sinh phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.

Số liệu ghi vào Bảng cân đối số phát sinh chia làm 2 loại:

- Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (Cột 1,2 Số dư đầu tháng), tại thời điểm cuối kỳ (cột 5, 6 Số dư cuối tháng), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.

- Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4 Số phát sinh trong tháng) trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” được phản ánh vào cột “Có”của từng tài khoản.

- Cột A, B: Số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 2 mà đơn vị đang sử dụng và một số Tài khoản cấp 2 cần phân tích.

- Cột 1, 2- Số dư đầu tháng: Phản ánh số dư đầu tháng của tháng đầu kỳ (Số dư đầu kỳ báo cáo). Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng Số dư đầu tháng của tháng đầu kỳ trên Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối tháng” của Bảng Cân đối số phát sinh kỳ trước.

- Cột 3, 4: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh luỹ kế từ đầu tháng” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Cái.

- Cột 5,6 “Số dư cuối tháng”: Phản ánh số dư ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối kỳ báo cáo trên Sổ Cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu tháng (cột 1, 2), số phát sinh trong tháng (cột 3, 4) trên Bảng cân đối số phát sinh tháng này. Số liệu ở cột 5, 6 được dùng để lập Bảng cân đối số phát sinh tháng sau.

Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối số phát sinh. Số liệu trong Bảng cân đối số phát sinh phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau đây:

Tổng số dư Nợ (cột 1), Tổng số dư Có (cột 2), Tổng số phát sinh Nợ (cột 3), Tổng số phát sinh Có (cột 4), Tổng số dư Nợ (cột 5) Tổng số dư Có (cột 6).

Ngoài việc phản ánh các tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản, Bảng cân đối số phát sinh còn phản ánh số dư, số phát sinh của các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.

2. Giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ chi tiết

SỔ QUỸ TIỀN MẶT

(Mẫu số S07- VTF)

Mục đích: Sổ này dùng cho thủ quỹ (hoặc dùng cho kế toán tiền mặt) để phản ánh tình hình thu, chi tồn quỹ tiền mặt bằng tiền Việt Nam của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ này mở cho thủ quỹ: Mỗi quỹ dùng một sổ hay một số trang sổ. Sổ này cũng dùng cho kế toán chi tiết quỹ tiền mặt và tên sổ sửa lại là “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt”. Tương ứng với 1 sổ của thủ quỹ thì có 1 sổ của kế toán cùng ghi song song.

- Căn cứ để ghi sổ quỹ tiền mặt là các Phiếu thu, Phiếu chi đã được thực hiện nhập, xuất quỹ.

- Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ.

- Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu thu, Phiếu chi.

- Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu thu, số hiệu Phiếu chi liên tục từ nhỏ đến lớn.

- Cột E: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế của Phiếu thu, Phiếu chi.

- Cột 1: Số tiền nhập quỹ.

- Cột 2: Số tiền xuất quỹ.

- Cột 3: Số dư tồn quỹ cuối ngày. Số tồn quỹ cuối ngày phải khớp đúng với số tiền mặt trong két.

Định kỳ kế toán kiểm tra, đối chiếu giữa “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” với “Sổ quỹ tiền mặt”, ký xác nhận vào cột G. 

            * Chú ý: Để theo dõi quỹ tiền mặt, kế toán quỹ tiền mặt phải mở “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” (Mẫu số S07a-VTF). Sổ này có thêm cột F “Tài khoản đối ứng” để phản ánh số hiệu Tài khoản đối ứng với từng nghiệp vụ ghi Nợ, từng nghiệp vụ ghi Có của Tài khoản 111 “Tiền mặt”.

SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

(Mẫu số S08- VTF)

            Mục đích: Sổ này dùng cho kế toán theo dõi chi tiết tiền Việt Nam của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam gửi tại Ngân hàng. Mỗi ngân hàng có mở tài khoản tiền gửi thì được theo dõi riêng trên một quyển sổ, phải ghi rõ nơi mở tài khoản và số hiệu tài khoản giao dịch.

            Căn cứ và phương pháp ghi sổ

            Căn cứ để ghi vào sổ là giấy báo Nợ, báo Có hoặc sổ phụ của ngân hàng.

            Đầu kỳ: Ghi số dư tiền gửi kỳ trước vào cột 8.

            Hàng ngày:

            Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

            Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ (giấy báo Nợ, báo Có) dùng để ghi sổ.

            Cột D: Ghi tóm tắt nội dung của chứng từ.

            Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

            Cột 1, 2: Ghi số tiền gửi vào hoặc rút ra khỏi tài khoản tiền gửi.

            Cột 3: Ghi số tiền hiện còn gửi tại Ngân hàng.

Cuối tháng:

            Cộng số tiền đã gửi vào, hoặc đã rút ra trên cơ sở đó tính số tiền còn gửi tại Ngân hàng chuyển sang tháng sau. Số dư trên sổ tiền gửi được đối chiếu với số dư tại Ngân hàng nơi mở tài khoản.

SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ

(Mẫu số S10-VTF)

            Mục đích: Dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất và tồn kho cả về số lượng và giá trị của từng thứ vật liệu, dụng cụ ở từng kho làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho.

            Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ này được mở theo từng tài khoản (vật liệu; công cụ, dụng cụ: 152, 153) theo từng kho và theo từng thứ vật liệu, công cụ, dụng cụ.

Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ nhập, xuất kho vật liệu, công cụ, dụng cụ.

- Cột C: Ghi diễn giải nội dung của chứng từ dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột 1: Ghi đơn giá (giá vốn) của 1 đơn vị vật liệu, công cụ, dụng cụ  nhập, xuất kho.

- Cột 2: Ghi số lượng vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhập kho.

- Cột 3: Căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho ghi giá trị (số tiền) vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho (Cột 3 = cột 1 x cột 2).

- Cột 4: Ghi số lượng vật liệu, công cụ, dụng cụ, xuất kho.

Cột 5: Ghi giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho (Cột 5 = cột 1 x Cột 4).

- Cột 6: Ghi số lượng vật liệu, công cụ,dụng cụ tồn kho.

- Cột 7: Ghi giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho (Cột 7 = cột 1 x cột 6)

THẺ KHO (SỔ KHO)

(Mẫu  số:  S12-VTF)

Mục đích: Theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn, kho từng thứ vật liệu, công cụ, dụng cụ ở từng kho. Làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ vật liệu, dụng cụ và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Thẻ kho là sổ tờ rời. Nếu đóng thành quyển thì gọi là “Sổ kho”. Thẻ tờ rời sau khi dùng xong phải đóng thành quyển. “Sổ kho” hoặc “thẻ kho” sau khi đóng thành quyển phải có chữ ký của giám đốc.

Mỗi thẻ kho dùng cho một thứ vật liệu, công cụ, dụng cụ cùng nhãn hiệu, quy cách ở cùng một kho. Phòng kế toán lập thẻ và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật liệu, công cụ, dụng cụ sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ  ghi 1 dòng, cuối ngày tính số tồn kho.

- Cột A: Ghi số thứ tự;

- Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho;

- Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu nhập kho hoặc Phiếu xuất kho;

- Cột E: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Cột F: Ghi ngày nhập, xuất kho;

- Cột 1: Ghi số lượng nhập kho;

- Cột 2: Ghi số lượng xuất kho;

- Cột 3: Ghi số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất hoặc cuối mỗi ngày.

Theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của Thủ kho, sau đó ký xác nhận vào Thẻ kho (Cột G).

Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên Thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định.

SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Mẫu số S21-VTF)

Mục đích: Sổ tài sản cố định dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt chẽ tài sản của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm tài sản cố định.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Mỗi một sổ hoặc một số trang sổ được mở theo dõi cho một loại TSCĐ (nhà cửa, máy móc thiết bị...). Căn cứ vào chứng từ tăng, giảm TSCĐ để ghi vào sổ TSCĐ:

- Cột A: Ghi số thứ tự

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ

- Cột D: Ghi tên, đặc điểm, ký hiệu của TSCĐ

- Cột E: Ghi tên nước sản xuất TSCĐ

- Cột G: Ghi tháng, năm đưa TSCĐ vào sử dụng

- Cột H: Ghi số hiệu TSCĐ

- Cột 1: Ghi nguyên giá TSCĐ

- Cột 2: Ghi tỷ lệ khấu hao một năm

- Cột 3: Ghi số tiền khấu hao một năm

- Cột 4: Ghi số khấu hao TSCĐ tính đến thời điểm ghi giảm TSCĐ

- Cột I, K: Ghi số hiệu, ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm TSCĐ

- Cột L: Ghi lý do giảm TSCĐ (nhượng bán, thanh lý...).

 

 

 SỔ THEO DÕI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CÔNG CỤ,

 DỤNG CỤ TẠI NƠI SỬ DỤNG

(Mẫu số S22-VTF)

Mục đích: Sổ này dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại từng nơi sử dụng nhằm quản lý tài sản và dụng cụ đã được cấp cho các phòng, ban làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Mỗi đơn vị hoặc bộ phận (phòng, ban...) thuộc Quỹ phải mở một sổ để theo dõi tài sản. Căn cứ vào chứng từ gốc về tăng, giảm tài sản để ghi vào sổ tài sản theo đơn vị sử dụng như sau:

- Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ tăng tài sản cố định và công cụ, dụng cụ.

- Cột C: Ghi tên nhãn hiệu TSCĐ và công cụ, dụng cụ

- Cột D: Ghi đơn vị tính (cái, chiếc...)

- Cột 1: Ghi số lượng

- Cột 2: Ghi nguyên giá TSCĐ hoặc đơn giá công cụ, dụng cụ

- Cột 3: Ghi số tiền (Cột 3 = Cột 1 x Cột 2)

- Cột  E, G: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ.

- Cột H: Ghi lý do giảm tài sản cố định và công cụ , dụng cụ

- Cột 4: Ghi số lượng tài sản cố định và công cụ, dụng cụ giảm

- Cột 5: Ghi nguyên giá tài sản cố định và giá trị công cụ, dụng cụ giảm.

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Mẫu số:  S23 - VTF)

Mục đích: Theo dõi chi tiết từng TSCĐ của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ để lập thẻ TSCĐ:

- Biên bản giao nhận TSCĐ;

- Biên bản  đánh giá lại TSCĐ;

- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ;

- Biên bản thanh lý TSCĐ;

- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.

Thẻ được lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định. Thẻ TSCĐ dùng chung cho mọi TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, Thẻ tài sản cố định bao gồm 4 phần chính:

a) Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ như: tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng); số hiệu, nước sản xuất (xây dựng); năm sản xuất, bộ phận quản lý, sử dụng; năm bắt đầu đưa vào sử dụng, công suất (diện tích) thiết kế; ngày, tháng, năm và lý do đình chỉ sử dụng TSCĐ.

b) Ghi các chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ ngay khi bắt đầu hình thành TSCĐ và qua từng thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng, trang bị thêm hoặc tháo bớt các bộ phận và giá trị hao mòn đã trích qua các năm.

Cột A, B, C, 1: Ghi số hiệu, ngày, tháng, năm của chứng từ, lý do hình thành nên nguyên giá và nguyên giá của TSCĐ tại thời điểm đó.

Cột 2: Ghi năm tính giá trị hao mòn TSCĐ.

Cột 3: Ghi giá trị hao mòn TSCĐ của từng năm.

Cột 4: Ghi tổng số giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm vào thẻ. Đối với những TSCĐ không phải trích khấu hao nhưng phải tính hao mòn (như TSCĐ dùng cho sự nghiệp, phúc lợi, …) thì cũng tính và ghi giá trị hao mòn vào thẻ.

c) Ghi số phụ tùng, dụng cụ kèm theo TSCĐ.

Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, tên quy cách và đơn vị tính của dụng cụ, phụ tùng.

Cột 1, 2: Ghi số lượng và giá trị của từng loại dụng cụ, phụ tùng kèm theo TSCĐ.

Cuối tờ thẻ, ghi giảm TSCĐ: Ghi số ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm TSCĐ và lý do giảm.

Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký soát xét và giám đốc ký. Thẻ được lưu ở phòng, ban kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản.

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA (NGƯỜI BÁN)

(Mẫu số S31-VTF)

Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi việc thanh toán với người mua (người bán) theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán.

- Cột A: Ghi ngày, tháng năm kế toán ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột 1: Ghi thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán trên hoá đơn mua (bán) hàng hoặc các chứng từ liên quan đến việc mua (bán) hàng.

- Cột 2, 3: Ghi số phát sinh bên Nợ (hoặc bên Có) của tài khoản.

SỔ THEO DÕI THANH TOÁN BẰNG NGOẠI TỆ

(Mẫu số S33- VTF)

Mục đích: Sổ này dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán (ngoài TK 131, 331) theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán và theo từng loại ngoại tệ.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ chi tiết theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán và theo từng loại ngoại tệ.

- Cột A: Ghi ngày, tháng kế toán ghi sổ;

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ;

- Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng;

- Cột 1: Ghi tỷ giá ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt Nam;

- Cột 2: Ghi số tiền ngoại tệ (Nguyên tệ) phát sinh bên Nợ;

- Cột 3: Ghi số tiền ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt Nam;

- Cột 4: Ghi số tiền phát sinh bên Có: Số tiền bằng ngoại tệ;

- Cột 5: Ghi số phát sinh bên Có: Số tiền bằng ngoại tệ đã quy đổi ra đồng Việt Nam;

SỔ CHI TIẾT TIỀN VAY

(Mã số S34-VTF)

Mục đích: Sổ này được dùng để theo dõi theo từng tài khoản, theo từng đối tượng vay (Ngân hàng, người cho vay...) và theo từng khế ước vay.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột G: Ghi ngày, tháng, năm đến hạn thanh toán.

- Cột 1: Ghi số tiền trả nợ vay vào bên Nợ.

- Cột 2: Ghi số tiền vay vào bên Có.

SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ

(Mã số S36-VTF)

Mục đích: Sổ này mở theo từng tài khoản chi phí, theo từng nội dung chi phí.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ vào sổ chi tiết chi phí kỳ trước - phần “Số dư cuối kỳ”, để ghi vào dòng “Số dư đầu kỳ” ở các cột phù hợp (Cột 1 đến Cột 8).

- Phần “Số phát sinh trong kỳ”: Căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi vào sổ chi tiết chi phí như sau:

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ;

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ;

- Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng;

- Cột 1: Ghi tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Từ Cột 2 đến Cột 8: Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi vào các cột phù hợp tương ứng với nội dung chi phí đáp ứng yêu cầu quản lý của từng tài khoản của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

- Phần (dòng) “Số dư cuối kỳ” được xác định như sau:

Số dư

=

Số dư

+

Phát sinh

-

Phát sinh

cuối kỳ

đầu kỳ

Nợ

 

 

SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

(Mã số S38-VTF)

(Dùng cho các TK: 132, 136, 138, 141, 142, 242, 244, 332,333, 334, 335, 336, 338, 344, 351, 352,  353, 359, 411, 421, 431,...)

Mục đích: Sổ này dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán nguồn vốn mà chưa có mẫu sổ riêng.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ chi tiết các tài khoản được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán (theo từng nội dung chi phí, nguồn vốn...).

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có.

- Dòng Số dư đầu kỳ: Được lấy số liệu từ sổ chi tiết theo dõi thanh toán của kỳ trước (dòng “Số dư cuối kỳ”) để ghi vào Cột 1 hoặc Cột 2 phù hợp.

SỔ CHI TIẾT CHO VAY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG

(Mã số S39-VTF)

Mục đích: Sổ này được dùng để theo dõi theo từng đối tượng vay (Khách hàng, người đi vay...) và theo từng khế ước vay.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột G: Ghi ngày, tháng, năm đến hạn thanh toán.

- Cột 1: Ghi số tiền cho vay vào bên Nợ.

- Cột 2: Ghi số tiền thu nợ cho vay vào bên Có.

SỔ CHI TIẾT KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

(Mẫu số S40- VTF)

            Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi chi tiết số tiền phải đóng góp, đã đóng góp và số còn phải đóng góp của từng doanh nghiệp viễn thông như VNPT, Viettel,.... Mỗi doanh nghiệp viễn thông mở một sổ chi tiết riêng để theo dõi.

            Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ này được mở chi tiết cho từng đối tượng đóng góp như VNPT, Viettel,...       

            Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

            Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

            Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Cột 1: Ghi số dư đầu kỳ

            Cột 2: Ghi số tiền mà doanh nghiệp viễn thông phải đóng góp

            Cột 3: Ghi số tiền doanh nghiệp viễn thông đã đóng góp

            Cột 4: Ghi số dư cuối kỳ.

SỔ CHI TIẾT CẤP PHÁT QUĨ HỖ TRỢ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

(Mẫu số S41- VTF)

            Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi chi tiết số tiền phải cấp, đã cấp và số còn phải cấp cho từng doanh nghiệp viễn thông .... Mỗi doanh nghiệp viễn thông mở một sổ chi tiết riêng để theo dõi.

            Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ này được mở chi tiết cho từng đối tượng phải cấp                

            Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

            Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

            Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Cột 1: Ghi số dư đầu kỳ

            Cột 2: Ghi số tiền phải cấp cho doanh nghiệp viễn thông

            Cột 3: Ghi số tiền đã cấp cho doanh nghiệp viễn thông

            Cột 4: Ghi số dư cuối kỳ.

SỔ CHI TIẾT THU HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

(Mẫu số S42- VTF)

            Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi chi tiết số tiền đã thu của từng hoạt động nghiệp vụ; Mỗi Tài khoản cấp 2 (5111, 5112, 5113, 5118) của TK 511 mở một sổ chi tiết riêng để theo dõi.

            Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ này được mở chi tiết cho từng hoạt động nghiệp vụ như thu lãi từ các khoản cho vay, thu lãi tiền gửi,…                      

            Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

            Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

            Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Cột E: Ghi tài khoản đối ứng

            Cột 1 : Ghi số tiền phát sinh bên Nợ tài khoản 511 – thu hoạt động nghiệp vụ (chi tiết tài khoản 511)

            Cột 2: Ghi số tiền phát sinh bên Có TK 511 "Thu hoạt động nghiệp vụ".

SỔ CHI TIẾT PHẢI THU KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

(Mẫu số S43- VTF)

            Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi chi tiết số tiền còn phải thu về khoản đóng góp của từng doanh nghiệp viễn thông như: VNPT, Viettel,… Mỗi doanh nghiệp viễn thông mở một sổ chi tiết riêng để theo dõi.

            Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ này được mở chi tiết cho từng doanh nghiệp viễn thông như: VNPT, Viettel,…

            Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

            Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

            Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Cột E: Ghi tài khoản đối ứng

            Cột 1 : Ghi số tiền còn phải thu của doanh nghiệp viễn thông

            Cột 2: Ghi số tiền đã thu được của doanh nghiệp viễn thông.

SỔ CHI TIẾT ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

(Mẫu số S45-VTF)

Mục đích: Sổ này được mở theo dõi chi tiết khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và theo từng loại chứng khoán có cùng mệnh giá, tỷ lệ lãi suất được hưởng và phương thức thanh toán lãi suất.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột 1: Ghi số lượng chứng khoán mua vào.

- Cột 2: Ghi số tiền mua chứng khoán trong kỳ.

- Cột 3: Ghi số lượng chứng khoán xuất bán hoặc thanh toán trong kỳ.

- Cột 4: Ghi giá vốn của chứng khoán xuất bán hoặc thanh toán.

- Cột 5: Ghi số lượng chứng khoán còn lại cuối kỳ.

- Cột 6: Ghi giá trị chứng khoán còn lại cuối kỳ.

SỔ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

(Mẫu số S52-VTF)

Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi chi phí đầu tư xây dựng tập hợp cho từng dự án, công trình, hạng mục công trình kể từ khi khởi công cho đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác, sử dụng.

Chi phí đầu tư xây dựng cho dự án, công trình, hạng mục công trình được tập hợp trên sổ theo các nội dung chi phí: Chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và chi phí khác.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ vào chứng từ kế toán (Chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ có liên quan như phiếu giá, các phiếu xuất thiết bị, dụng cụ, chứng từ phân bổ chi phí Ban quản lý dự án, phân bổ chi phí khác) để ghi vào sổ chi phí đầu tư xây dựng.

Kế toán căn cứ vào nội dung chi phí đầu tư xây dựng phát sinh trên các chứng từ kế toán có liên quan để ghi vào các cột cho phù hợp.

 - Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

 - Cột B, C: Ghi  số hiệu, ngày, tháng của chứng từ phát sinh dùng để ghi sổ.

 - Cột D: Ghi tóm tắt diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

 - Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng với TK 241.

 - Cột 1: Ghi tổng số chi phí đầu tư xây dựng phát sinh.

 - Cột 2: Ghi số chi phí phát sinh cho xây lắp.

 - Cột 3: Ghi tổng số chi phí phát sinh cho thiết bị.

Trong đó:

 Cột 4: Ghi số chi phí phát sinh cho thiết bị cần lắp.

 Cột 5: Ghi số chi phí phát sinh cho thiết bị không cần lắp.

 Cột 6: Ghi số chi phí phát sinh cho công cụ, dụng cụ.

- Cột 7: Ghi số chi phí phát sinh cho các khoản chi phí khác.

Số liệu ghi vào cột 1 phải bằng tổng số liệu ghi vào cột 2 + cột 3 + cột 7

- Cột F: Ghi những chú thích cần thiết khác.

Những trường hợp ghi giảm chi phí đầu tư xây dựng, kế toán ghi số âm để tính tổng số phát sinh giảm trong kỳ. Cuối tháng cộng số phát sinh tăng, giảm thực tế trong tháng, trong quý, cộng luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo, cộng luỹ kế từ khi khởi công đến cuối quý báo cáo./.

 

 

*****

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

Số: 74/2007/QĐ-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------

Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2007

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM

----------

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Chế độ Kế toán áp dụng cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, bao gồm 4 phần:

Phần thứ nhất: Hệ thống tài khoản kế toán;

Phần thứ hai: Hệ thống báo cáo tài chính;

Phần thứ ba: Chế độ chứng từ kế toán;

Phần thứ tư: Chế độ sổ kế toán

Các Quỹ khác có nội dung và nguyên tắc hoạt động tương tự như Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam có thể vận dụng Chế độ Kế toán này một cách phù hợp.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam khoá sổ kế toán để tính chuyển số dư từ tài khoản cũ sang số dư tài khoản mới theo Chế độ Kế toán áp dụng cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam ban hành theo Quyết định này trong niên độ kế toán năm 2007. Những quy định khác về kế toán không quy định trong Quyết định này được thực hiện theo Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh.

Điều 3.Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Giám đốc Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBND, Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh,
TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam;
- Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính);
- Lưu VT (2 bản), Vụ CĐKT &KT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tá

 

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN

ÁP DỤNG CHO QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 74/2007/QĐ-BTC ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

PHẦN THỨ NHẤT

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

 

I . QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.

 

Hệ thống tài khoản kế toán Quỹ bao gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo qui định trong chế độ này.

 

2. Quỹ căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán qui định trong Chế độ kế toán Quỹ, tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của Quỹ và phù hợp với nội dung kết cấu, phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

3. Trường hợp Quỹ cần bổ sung thêm tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi Tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, kí hiệu, nội dung và phưong pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

4. Quỹ có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán Quỹ đã qui định trong quyết định này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của Quỹ mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

 

II.  DANH MỤC TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

 

Số

TT

SỐ HIỆU TK

TÊN TÀI KHOẢN

GHI CHÚ

CẤP 1

CẤP 2

 

CẤP 3

 

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

LOẠI TK 1

TÀI SẢN NGẮN HẠN

 

 

 

 

 

 

 

1

111

 

 

Tiền mặt

 

 

 

1111

 

Tiền Việt Nam

 

 

 

1112

 

Ngoại tệ

 

 

 

 

 

 

 

2

112

 

 

Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Chi tiết theo

 

 

1121

 

Tiền Việt Nam

từng NH, KB

 

 

1122

 

Ngoại tệ

 

3

113

 

 

Tiền đang chuyển

 

 

 

1131

 

Tiền Việt Nam

 

 

 

1132

 

Ngoại tệ

 

4

121

 

 

Đầu tư tài chính ngắn hạn

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

5

131

 

 

Phải thu của khách hàng

 

 

 

1311

 

Phải thu lãi đầu tư trái phiếu

 

 

 

1312

 

Phải thu lãi cho vay

 

 

 

 

13121

Phải thu lãi gốc

 

 

 

 

13122

Phải thu lãi  phạt quá hạn

 

 

 

1313

 

Phải thu lãi tiền gửi

 

 

 

1318

 

Phải thu khác của khách hàng

 

6

132

 

 

Phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

7

133

 

 

Thuế GTGT được khấu trừ

 

 

 

1331

 

Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ

 

 

 

1332

 

Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

 

8

136

 

 

Phải thu nội bộ

 

 

 

1361

 

Vốn hoạt động ở chi nhánh, văn phòng

 

 

 

1362

 

Phải thu các khoản cấp cho chi nhánh về chi hoạt động

 

 

 

1368

 

Phải thu nội bộ khác

 

9

138

 

 

Phải thu khác

 

 

 

1381

 

Tài sản thiếu chờ xử lý

 

 

 

1388

 

Phải thu khác

 

 

 

 

 

 

 

10

139

 

 

Dự phòng phải thu khó đòi

 

11

141

 

 

Tạm ứng

 

12

142

 

 

Chi phí trả trước ngắn  hạn

 

13

152

 

 

Vật liệu

 

14

153

 

 

Công cụ, dụng cụ

 

15

161

 

 

Chi sự nghiệp

 

 

 

1611

 

Chi sự nghiệp năm trước

 

 

 

1612

 

Chi sự nghiệp năm nay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 2

TÀI SẢN DÀI HẠN

 

 

 

 

 

 

 

16

211

 

 

Tài sản cố định hữu hình

 

 

 

2111

 

Nhà cửa, vật kiến trúc

 

 

 

2112

 

Máy móc, thiết bị

 

 

 

2113

 

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

 

 

 

2114

 

Phương tiện dụng cụ quản lý

 

 

 

2118

 

Tài sản cố định khác

 

17

212

 

 

Tài sản cố định thuê tài chính

 

18

213

 

 

Tài sản cố định vô hình

 

 

 

2131

 

Quyền sử dụng đất

 

 

 

2133

 

Bản quyền, bằng sáng chế

 

 

 

2135

 

Phần mềm máy vi tính

 

 

 

2136

 

Giấy phép và giấy phép nhượng quyền

 

 

 

2138

 

TSCĐ vô hình khác

 

19

214

 

 

Hao mòn TSCĐ

 

 

 

2141

 

Hao mòn TSCĐ hữu hình

 

 

 

2142

 

Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

 

 

 

2143

 

Hao mòn TSCĐ vô hình

 

20

241

 

 

Xây dựng cơ bản dở dang

 

 

 

2411

 

Mua sắm TSCĐ

 

 

 

2412

 

Xây dựng cơ bản

 

 

 

2413

 

Sửa chữa lớn TSCĐ

 

 

 

 

 

 

 

21

242

 

 

Chi phí trả trước dài hạn

 

22

244

 

 

Ký quỹ, ký cược dài hạn

 

23

251

 

 

Cho vay ph¸t triÓn h¹ tÇng viÔn th«ng

 

 

 

2511

 

Cho vay trung hạn

 

 

 

 

25111

Nợ đủ tiêu chuẩn

 

 

 

 

25112

Nợ dưới tiêu chuẩn

 

 

 

 

25113

Nợ nghi ngờ

 

 

 

 

25114

Nợ có khả năng mất vốn

 

 

 

2512

 

Cho vay  dài hạn

 

 

 

 

25121

Nợ đủ tiêu chuẩn

 

 

 

 

25122

Nợ dưới tiêu chuẩn

 

 

 

 

25123

Nợ nghi ngờ

 

 

 

 

25124

Nợ có khả năng mất vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 3

NỢ PHẢI TRẢ

 

24

311

 

 

Vay ngắn hạn

 

25

315

 

 

Nợ dài hạn đến hạn trả

 

26

331

 

 

Phải trả cho người bán

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

27

332

 

 

Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

 

28

333

 

 

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

 

 

 

3331

 

Thuế giá trị gia tăng phải nộp

 

 

 

 

33311

Thuế GTGT đầu ra

 

 

 

 

33312

Thuế GTGT hàng nhập khẩu

 

 

 

3332

 

Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

3333

 

Thuế xuất, nhập khẩu

 

 

 

3334

 

Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

3335

 

Thuế thu nhập cá nhân

 

 

 

3336

 

Thuế tài nguyên

 

 

 

3337

 

Thuế nhà đất, tiền thuê đất

 

 

 

3338

 

Các loại thuế khác

 

 

 

3339

 

Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

 

29

334

 

 

Phải trả người lao động

 

 

 

3341

 

Phải trả công nhân viên

 

 

 

3348

 

Phải trả người lao động khác

 

30

335

 

 

Chi phí phải trả

 

31

336

 

 

Phải trả nội bộ

 

 

 

3362

 

Phải trả nội bộ về nguồn chi hoạt động

 

 

 

3368

 

Phải trả nội bộ khác

 

32

338

 

 

Phải trả, phải nộp khác

 

 

 

3381

 

Tài sản thừa chờ giải quyết

 

 

 

3382

 

Kinh phí công đoàn

 

 

 

3383

 

Bảo hiểm xã hội

 

 

 

3384

 

Bảo hiểm y tế

 

 

 

3386

 

Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn

 

 

 

3387

 

Doanh thu chưa thực hiện

 

 

 

3388

 

Phải trả, phải nộp khác

 

33

341

 

 

Vay dài hạn

 

34

342

 

 

Nợ dài hạn

 

35

344

 

 

Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

 

36

351

 

 

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

 

37

352

 

 

Dự phòng phải trả

 

38

353

 

 

Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

 

 

 

3531

 

Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông phổ cập

 

 

 

3532

 

Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông bắt buộc

 

39

359

 

 

Quỹ dự phòng rủi ro cho vay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 4

NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

 

 

 

 

 

 

 

40

411

 

 

Nguồn vốn hoạt động

 

 

 

4111

 

Vốn ngân sách Nhà nước cấp

 

 

 

4112

 

Vốn đóng góp của DN viễn thông

 

 

 

4118

 

Vốn khác

 

41

412

 

 

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

 

42

413

 

 

Chệch lệch tỷ giá hối đoái

 

43

414

 

 

Quỹ đầu tư phát triển

 

44

421

 

 

Kết quả hoạt động chưa phân phối

 

 

 

4211

 

Kết quả hoạt động chưa phân phối năm trước

 

 

 

4212

 

Kết quả hoạt động chưa phân phối năm nay

 

45

431

 

 

Quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

 

 

4311

 

Quỹ khen thưởng

 

 

 

4312

 

Quỹ phúc lợi

 

 

 

4313

 

Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

 

46

441

 

 

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

 

47

461

 

 

Nguồn kinh phí sự nghiệp

 

 

 

4611

 

Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước

 

 

 

4612

 

Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay

 

48

466

 

 

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 5

THU NHẬP HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

 

 

 

 

 

 

 

49

511

 

 

Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

5111

 

Thu lãi từ các khoản cho vay

 

 

 

5112

 

Thu lãi tiền gửi

 

 

 

5113

 

Thu lãi đầu tư tài chính

 

 

 

5118

 

Thu khác về hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 6

CHI PHÍ

 

 

 

 

 

 

 

50

631

 

 

Chi phí hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

6311

 

Chi dịch vụ thanh toán

 

 

 

6312

 

Chi phí uỷ thác

 

 

 

6316

 

Chi phí dự phòng rủi ro cho vay

 

 

 

6318

 

Chi khác cho hoạt động nghiệp vụ

 

51

642

 

 

Chi phí quản lý

 

 

 

6421

 

Chi phí nhân viên

 

 

 

6422

 

Chi phí vật liệu công cụ, dụng cụ quản lý

 

 

 

6423

 

Chi phí nhiên liệu

 

 

 

6424

 

Chi phí khấu hao TSCĐ

 

 

 

6425

 

Chi phí tuyên truyền, họp báo

 

 

 

6426

 

Chi phí dự phòng

 

 

 

6427

 

Chi phí dịch vụ mua ngoài

 

 

 

6428

 

Chi phí khác bằng tiền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 7

THU NHẬP KHÁC

 

 

 

 

 

 

 

52

711

 

 

Thu nhập khác

 

 

 

7111

 

Thu nhập nhượng bán, thanh lý TSCĐ

 

 

 

7112

 

Thu bảo hiểm về đền bù tổn thất tài sản

 

 

 

7113

 

Thu nợ phải thu khó đòi đã xử lý

 

 

 

7115

 

Thu chênh lệch tài sản thế chấp

 

 

 

7116

 

Thu phạt

 

 

 

7118

 

Thu nhập khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 8

CHI PHÍ KHÁC

 

 

 

 

 

 

 

53

811

 

 

Chi phí khác

 

 

 

8111

 

Chi phí thanh lý TSCĐ

 

 

 

8112

 

Tổn thất tài sản có bảo hiểm

 

 

 

8115

 

Chi chênh lệch tài sản thế chấp

 

 

 

8116

 

Chi trả phạt

 

 

 

8118

 

Chi phí khác

 

54

821

 

 

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 9

XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

 

55

911

 

 

Xác định kết quả hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI TK 0

TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

 

1

001

 

 

Tài sản cố định thuê ngoài

 

2

002

 

 

Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ

 

3

003

 

 

Hàng hoá nhận ký gửi, ký cược

 

4

004

 

 

Nợ khó đòi đã xử lý

 

5

005

 

 

Mức vốn cấp hỗ trợ

 

6

006

 

 

Mức vốn cho vay

 

7

007

 

 

Ngoại tệ các loại

 

8

008

 

 

Dự toán chi sự nghiệp, dự án

 

 

III- GIẢI THÍCH NỘI DUNG, KẾT CẤU

VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

 

LOẠI TÀI KHOẢN 1

TÀI SẢN NGẮN HẠN

 

Loại tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng, giảm tài sản ngắn hạn của Quỹ.

 

Tài sản ngắn hạn của Quỹ là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của Quỹ, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một năm. Tài sản ngắn hạn của Quỹ có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hóa), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu.

 

Tài sản ngắn hạn của Quỹ bao gồm: Vốn bằng tiền; Hàng tồn kho; Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu của khách hàng, phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông; và các tài sản ngắn hạn khác.

Thuộc loại tài khoản này còn bao gồm khoản chi sự nghiệp.

 

Hạch toán kế toán tài sản ngắn hạn cần lưu ý:

1. Kế toán các loại tài sản thuộc tài sản ngắn hạn phải tuân thủ các nguyên tắc đánh giá giá trị quy định cho từng loại tài sản: Vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, các khoản tạm ứng, hàng tồn kho,…

 

2. Đối với các loại tài sản ngắn hạn thuộc nhóm đầu tư tài chính ngắn hạn, các tài khoản nợ phải thu được đánh giá và phản ánh giá trị trên các tài khoản kế toán theo giá gốc. Cuối niên độ kế toán, đối với các khoản phải thu đã được phân loại là khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được thì được lập dự phòng phải thu khó đòi.

Khoản dự phòng phải thu khó đòi không được ghi trực tiếp vào các tài sản ngắn hạn mà phải phản ánh trên một tài khoản riêng (Tài khoản dự phòng) và được ghi chép, xử lý theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.

Tài khoản dự phòng phải thu khó đòi được sử dụng để điều chỉnh giá trị ghi sổ kế toán của các khoản phải thu nhằm xác định được giá trị thuần có thể thực hiện được của các khoản phải thu trên Bảng Cân đối kế toán.

 

Loại tài khoản Tài sản ngắn hạn có 15 tài khoản, chia thành 6 nhóm:

Nhóm Tài khoản 11 – Vốn bằng tiền, có 3 tài khoản:

- Tài khoản 111 - Tiền mặt;

- Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc;

- Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển;

Nhóm Tài khoản 12 - Đầu tư tài chính ngắn hạn, có 1 tài khoản:

- Tài khoản 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn;

Nhóm Tài khoản 13 -  Các khoản phải thu, có 6 tài khoản:

- Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng;

- Tài khoản 132 - Phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông;

- Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ;

- Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ;

- Tài khoản 138 – Phải thu khác;

- Tài khoản 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.

Nhóm Tài khoản 14 – Ứng trước, có 2 tài khoản:

- Tài khoản 141 – Tạm ứng;

- Tài khoản 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn;

Nhóm Tài khoản 15 – Hàng tồn kho, có 2 tài khoản:

- Tài khoản 152 – Vật liệu;

- Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ;

Nhóm Tài khoản 16 – Chi sự nghiệp, có 1 tài khoản:

- Tài khoản 161 – Chi sự nghiệp.

 

NHÓM TÀI KHOẢN 11

VỐN BẰNG TIỀN

 

Các tài khoản vốn bằng tiền dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại vốn bằng tiền của Quỹ, gồm: Tiền mặt tại quỹ tiền mặt, tiền gửi ở các Ngân hàng, Kho bạc và các khoản tiền đang chuyển.

 

HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀNCẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác.

2. Trường hợp Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào Ngân hàng, Kho bạc phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (Tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh) để ghi sổ kế toán.

 

Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt, gửi vào Ngân hàng hoặc thanh toán công nợ bằng ngoại tệ thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên Có các TK 1112, 1122 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 hoặc TK 1122 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền, Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá  thực tế đích danh (như một loại hàng hóa đặc biệt).

 

Nhóm Tài khoản Vốn bằng tiền có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, đồng thời phải hạch toán chi tiết ngoại tệ theo nguyên tệ. Nếu có chênh lệch tỷ giá hối đoái thì phản ánh số chênh lệch  này trên các TK 511, TK 631 hoặc phản ánh vào TK 413 (Nếu phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB - giai đoạn trước hoạt động). Số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ở thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Ngoại tệ được kế toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

 

Nhóm tài khoản 11 – Vốn bằng tiền, có 3 tài khoản:

- Tài khoản 111 – Tiền mặt;

- Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng; Kho bạc

- Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển.

 

TÀI KHOẢN 111

TIỀN MẶT

 

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt tại Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ.

 

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của Quỹ) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”.

 

2. Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại Quỹ được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của Quỹ.

3. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.

 

4. Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.

 

5. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.

 

6. Trường hợp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.

Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên Có TK 1112 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh (như một loại hàng hoá đặc biệt).

Tiền mặt bằng ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại” (TK ngoài Bảng Cân đối kế toán).

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 111 – TIỀN MẶT

 

Bên Nợ:

-  Các khoản tiền mặt, ngoại tệ nhập quỹ;

-  Số tiền mặt, ngoại tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ).

 

Bên Có:

-  Các khoản tiền mặt, ngoại tệ xuất quỹ;

-  Số tiền mặt, ngoại tệ thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;

-  Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ).

 

Số dư bên Nợ:

Các khoản tiền mặt, ngoại tệ còn tồn quỹ tiền mặt.

Tài khoản 111 – Tiền mặt, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam:Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.

- Tài khoản 1112 – Ngoại tệ:Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.

 

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

 

1. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt; vay dài hạn, ngắn hạn, vay khác bằng tiền mặt (Tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ), ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc; (1121, 1122)

Có các TK 311, 341,...

 

2. Khi thu tiền đóng góp của các DN viễn thông bằng tiền mặt phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển;

 

3. Khi thu được các khoản phải thu tiền đóng góp của các DNVT bằng tiền mặt,  ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 132 - Phải thu đóng góp của DNVT;

 

4. Khi phát sinh các khoản thu nhập hoạt động nghiệp vụ bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 511 – Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ;

 

5. Khi phát sinh các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ (như: Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ,...) bằng tiền mặt nhập quỹ, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt (Tổng giá thanh toán)

Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 711- Thu nhập khác (Giá chưa có thuế GTGT);

 

6. Thu hồi các khoản nợ phải thu và nhập quỹ tiền mặt của Quỹ, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 136 - Phải thu nội bộ

Có TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có TK 141 - Tạm ứng;

 

7. Thu hồi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản  ký cược, ký quỹ, nhập quỹ tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)

Có TK 121 - Đầu tư  tài chính ngắn hạn

Có TK 138 - Phải thu khác,

Có TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn;

 

8. Nhận khoản ký quỹ, ký cược của các đơn vị khác bằng tiền mặt, ngoại tệ, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3386)

Có TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

 

9. Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381).

 

10. Khi nhận được vốn hoạt động, vốn đầu tư XDCB do Ngân sách Nhà nước cấp bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 411 – Nguồn vốn hoạt động;

Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

 

11. Khi thu hồi các khoản tạm ứng bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 141 - Tạm ứng;

 

12. Khi thu hồi các khoản cho vay phát triển hạ tầng viễn thông bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông.

 

13. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 111 – Tiền mặt.

 

14. Xuất quỹ tiền mặt mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu, tín phiếu ngắn hạn, ghi:

Nợ TK 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn

Có TK 111 - Tiền mặt.

 

15. Xuất quỹ tiền mặt đem đi ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn

Có TK 111 – Tiền mặt

16. Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ đưa ngay vào sử dụng:

- Trường hợp mua TSCĐ về sử dụng cho đơn vị, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có).

Có TK 111 - Tiền mặt.

 

- Nếu TSCĐ mua sắm bằng Quỹ Đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư XDCB kế toán ghi tăng nguồn vốn hoạt động, ghi:

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB;

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động.

 

17. Xuất quỹ tiền mặt chi cho hoạt động đầu tư XDCB, chi sửa chữa lớn TSCĐ hoặc mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt để dùng vào hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có).

Có TK 111 - Tiền mặt.

 

18. Xuất quỹ tiền mặt mua vật liệu, công cụ, dụng cụ về nhập kho để dùng cho hoạt động, ĐTXDCB của Quỹ (Theo phương pháp kê khai thường xuyên), ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu;

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ;

Nợ TK 133 - - Thuế GTGT được khấu trừ  (nếu có).

Có TK 111 - Tiền mặt.

 

19. Chi tiền mặt cấp cho các DN viễn thông là đối tượng được hỗ trợ, ghi:

Nợ TK 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

Có TK 111 - Tiền mặt

 

20. Khi chi tiền mặt cho các Doanh nghiệp viễn thông vay vốn theo kế hoạch đã được duyệt, ghi:

Nợ TK 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

Có TK 111 - Tiền mặt.

 

21. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả, ghi:

Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Có TK 111 - Tiền mặt.

22. Khi mua vật liệu sử dụng ngay cho hoạt động nghiệp vụ, quản lý, hoạt động XDCB của Quỹ bằng tiền mặt phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ các TK 631, 642, 241

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ  (nếu có)

Có TK 111 - Tiền mặt.

23. Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)

Có TK 111 – Tiền mặt.

 

24. Chi tiền mua BHXH, BHYT, nộp kinh phí công đoàn và các khoản khác, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383)

Có TK 111 - Tiền mặt.

 

25. Khi phát sinh các khoản chi tiền điện, tiền nước, chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền mặt dùng cho quản lý, chi đầu tư XDCB, chi hoạt động khác, ghi:

Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang;

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý;

Nợ TK 811 - Chi hoạt động khác

Có TK 111 - Tiền mặt

26. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản ngoại tệ là tiền mặt khi đánh giá lại cuối năm

Ở thời điểm cuối năm tài chính, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích phải đánh giá lại số dư TK 111 “Tiền mặt” có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính (Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính), có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái (lãi hoặc lỗ).

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (1112)

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 111 - Tiền mặt (1112).

 

TÀI KHOẢN 112

TIỀN GỬI NGÂN HÀNG, KHO BẠC

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng, Kho bạc kèm theo các chứng từ gốc (Uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…).

2. Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng, Kho bạc gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của Quỹ, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng, Kho bạc thì Quỹ phải thông báo cho Ngân hàng, Kho bạc để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng, Kho bạc trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (Nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng, Kho bạc) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (Nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng, Kho bạc). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.

3. Các chi nhánh không tổ chức kế toán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại).

 

4. Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng, Kho bạc để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

 

5. Trường hợp gửi tiền vào Ngân hàng, Kho bạc bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh (Sau đây gọi tắt là tỷ giá giao dịch BQLNH). Trường hợp mua ngoại tệ gửi vào Ngân hàng, Kho bạc được phản ánh theo tỷ giá mua thực tế phải trả.

Trường hợp rút tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán TK 1122 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh.

 

6. Trong trường hợp có các hoạt động nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền gửi ngoại tệ, nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái thì các khoản chênh lệch này được hạch toán vào bên Có TK 511 “Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ” (Lãi tỷ giá) hoặc vào bên Nợ TK 631  “Chi phí hoạt động nghiệp vụ” (Lỗ tỷ giá).

 

7. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái thì các khoản chênh lệch tỷ giá liên quan đến tiền gửi ngoại tệ này được hạch toán vào TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (4132).

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 112 – TIỀN GỬI NGÂN HÀNG, KHO BẠC

 

Bên Nợ:

- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ gửi vào Ngân hàng, Kho bạc

- Chênh lệch  tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ.

Bên Có:

- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ rút ra từ Ngân hàng, Kho bạc

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ.

Số dư bên Nợ:

Số tiền Việt Nam, ngoại tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng, Kho bạc

Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng,Kho bạc  có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng, Kho bạc bằng Đồng Việt Nam.

- Tài khoản 1122 – Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng, Kho bạc bằng ngoại tệ các  loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 111 – Tiền mặt.

 

2. Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, Kho bạc về số tiền đang chuyển đã vào tài khoản của Quỹ, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 113 – Tiền đang chuyển.

 

3. Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng, Kho bạc ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

 

4. Thu hồi các khoản tiền ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn.

 

5. Khi thu tiền đóng góp của các DN viễn thông phát sinh trong kì bằng tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có  TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

6. Khi thu các khoản phải thu tiền đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông bằng tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 132 – Phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông

 

7. Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388).

8. Thu hồi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bằng chuyển khoản, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 121 - Đầu tư Tài chính ngắn hạn (Giá vốn)

Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (lãi)

9. Thu lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi cho vay, lãi đầu tư tài chính bằng tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 511 – Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ

 

10. Rút tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc về nhập quỹ tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

11. Thu hoạt động khác bằng tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp NN   ( Nếu có)

12. Khi cho các Doanh nghiệp viễn thông vay từ tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ TK 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông.

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng. Kho bạc

 

13.  Chuyển tiền gửi Ngân hàng đi ký quỹ, ký cược dài hạn, ghi:

Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cước dài hạn

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

 

14. Chuyển tiền gửi ngân hàng đi đầu tư tài chính ngắn hạn, ghi:

Nợ  TK 121- Đầu tư tài chính ngắn hạn

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

 

15. Trả tiền mua vật tư, công cụ về dùng vào hoạt động của Quỹ bằng chuyển khoản, ủy nhiệm chi hoặc séc, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331- nếu có).

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

 

16. Trả tiền mua TSCĐ, chi phí đầu tư XDCB phục vụ cho hoạt động của  đơn vị khấu trừ bằng chuyển khoản, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

Nợ TK 241 – XDCB dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - nếu có)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

 

17. Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng chuyển khoản, ghi:

Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả

Nợ TK 331 -  Phải trả cho người bán

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Nợ TK 336 -  Phải trả nội bộ

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Nợ TK 341 - Vay dài hạn

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn,...

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

 

18. Thực hiện chi các quỹ doanh nghiệp bằng tiền gửi Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 414 Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

 

19. Khi cấp hỗ trợ cho các Doanh nghiệp viễn thông theo quy định bằng tiền gửi Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

 

 

20. Chi bằng tiền gửi Ngân hàng liên quan đến các khoản chi phí quản lý như chi phí vật liệu công cụ, dụng cụ quản lý, chi phí nhiên liệu, chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331 - nếu có)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

 

21. Kế toán đánh giá lại cuối năm các khoản tiền gửi ngoại tệ

Ở thời điểm cuối năm tài chính, Quỹ phải đánh giá lại các khoản tiền gửi ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính là tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. Quỹ phải hạch toán chi tiết khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ này của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) vào TK 413.

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1122)

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 112  - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1122).

 

TÀI KHOẢN 113

TIỀN ĐANG CHUYỂN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của Quỹ đã nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện để chuyển cho Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có, trả cho đơn vị khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại Ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê của Ngân hàng.

Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong các trường hợp sau:

- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng, Kho bạc;

- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác.

 
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 113 - TIỀN ĐANG CHUYỂN

 

Bên Nợ:

- Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào Ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có;

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ.

 

Bên Có:

- Số kết chuyển vào Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc  hoặc tài khoản có liên quan;

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ.

 

Số dư bên Nợ:

Các khoản tiền còn đang chuyển cuối kỳ.

Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1131 - Tiền Việt Nam:Phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển.

- Tài khoản 1132 - Ngoại tệ:Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Thu tiền bán hàng, tiền nợ của khách hàng hoặc các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng (không qua quỹ) nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)

Có TK 131   - Phải thu của khách hàng (Thu nợ của khách hàng)

Có TK 511   - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ

Có TK 711   - Thu nhập khác.

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311 - Nếu có)

 

2. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)

Có TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112).

 

3. Làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ở Ngân hàng để trả cho chủ nợ nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121, 1122).

 

4. Ngân hàng báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào tài khoản tiền gửi của đơn vị, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121, 1122)

Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132).

 

5. Ngân hàng báo Nợ các khoản tiền đang chuyển đã chuyển cho người bán, người cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132).

 

6. Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, đánh giá lại số dư ngoại tệ trên Tài khoản 113 "Tiền đang chuyển":

- Nếu chênh lệch tỷ giá tăng, ghi:

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1132)

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Nếu chênh lệch tỷ giá giảm, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1132).

 

TÀI KHOẢN 121

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại trái phiếu, tín phiếu có thời hạn thu hồi không quá một năm hoặc mua vào, bán ra chứng khoán để kiếm lời.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm:

-Trái phiếuchính phủ;

- Tín phiếu Kho bạc.

Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Chứng khoán đầu tư ngắn hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng.

 

2. Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích chỉ được phép đầu tư ngắn hạn vào trái phiếu Chính phủ từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi không có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước.

 

3. Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng loại trái phiếu, tín phiếu Chính phủ mà Quỹ đang nắm giữ (Theo từng loại đối tác đầu tư; theo từng loại mệnh giá và giá mua thực tế).

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 121 - ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

 

Bên Nợ:Giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng.

 

Bên Có:Giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm.

 

Số dư bên Nợ:Giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hiện còn.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi mua chứng khoán đầu tư ngắn hạn, căn cứ vào chi phí thực tế mua (Giá mua cộng (+) Chi phí môi giới, giao dịch, chi phí thông tin, lệ phí, phí ngân hàng…), ghi:

Nợ TK 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 141 - Tạm ứng.

2. Định kỳ tính lãi và thu lãi tín phiếu, trái phiếu,

2.1. Trường hợp nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu, tín phiếu (không mang tiền về đơn vị mà sử dụng tiền lãi mua ngay trái phiếu), ghi:

Nợ TK 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn

Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (5113).

2.2. Trường hợp nhận lãi bằng tiền, ghi;

Nợ các TK 111, 112,....

Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (5113).

2.3. Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận vào thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ phần tiền lãi của các kỳ mà Quỹ mua khoản đầu tư này; Khoản tiền lãi dồn tích trước khi Quỹ mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó, ghi:

Nợ các TK 111, 112,... (Tổng tiền lãi thu được)

Có TK 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn (Phần tiền lãi đầu tư

dồn tích  trước khi Quỹ mua lại khoản đầu tư)

Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (Phần tiền lãi của các                                              kỳ từ khi Quỹ mua khoản đầu tư này) (5113).

 

3. Khi chuyển nhượng chứng khoán đầu tư ngắn hạn, căn cứ vào giá bán chứng khoán:

3.1. Trường hợp có lãi, ghi:

Nợ các TK 111, 112,... (Tổng giá thanh toán)

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

Có TK 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn (Giá vốn)

Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (Chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá vốn) (5113).

3.2. Trường hợp bị lỗ, ghi:

Nợ các TK 111, 112 hoặc 131 (Tổng giá thanh toán)

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá

vốn TK 6318).

Có TK 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn (Giá vốn).

3.3. Các chi phí về bán Trái phiếu, tín phiếu ngắn hạn, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ.

Có các TK 111, 112,...

 

4. Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán đầu tư ngắn hạn đã đáo hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112 hoặc 131

Có TK 121 - Đầu tư Tài chính ngắn hạn (Giá vốn)

Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (5113).

 

TÀI KHOẢN 131

PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG

 

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Quỹ với khách hàng về lãi đầu tư trái phiếu, phải thu lãi cho vay, phải thu lãi tiền gửi và các khoản phải thu khác của khách hàng.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Tài khoản này chỉ phản ánh các khoản phải thu khách hàng từ các giao dịch phát sinh có liên quan đến khách hàng mà chưa thu được tiền, tài khoản này không phản ánh các giao dịch phát sinh liên quan đến khách hàng mà đã thu được tiền ngay.

2.Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, thời hạn phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán.

Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với Quỹ về đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn, các DN viễn thông được hỗ trợ vay vốn, các khoản lãi tiền gửi ngân hàng của Quỹ và các khoản phải thu khác phục vụ cho hoạt động của Quỹ.

3. Tài khoản này không phản ánh số phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông.

4.Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 131 - PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG

 

Bên Nợ:

- Số tiền phải thu của khách hàng về lãi đầu tư trái phiếu, thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi, thu khác của khách hàng;

- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.

 

Bên Có:Số tiền khách hàng đã trả nợ;

 

Số dư bên Nợ:Số tiền còn phải thu của khách hàng.

Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn".

Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng, có 4 tài khoản cấp 2:

- TK 1311 - Phải thu lãi đầu tư trái phiếu: Phản ánh số lãi phải thu về đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Ngân hàng và tổ chức tín dụng.

- TK 1312 - Phải thu lãi cho vay: Phản ánh số lãi cho vay đã đến hạn thu chưa thu được. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản phải thu lãi cho vay cho từng đối tượng vay, thời gian nợ của khoản lãi cho vay. Tài khoản này phản ánh các khoản lãi gốc phải thu và tiền lãi phạt quá hạn theo quy định.

Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:

+ TK 13121 - Phải thu lãi gốc: Phản ánh số nợ phải thu về phần lãi gốc phát sinh  mà Quỹ sẽ nhận được khi cho các DN viễn thông vay vốn trong kỳ.

+ TK 13122 - Phải thu lãi phạt quá hạn: Phản ánh số nợ phải thu của DN viễn thông về số tiền lãi phải nộp phạt quá hạn theo quy định.

- TK 1313 - Phải thu lãi tiền gửi: Phản ánh số nợ phải thu về số lãi tiền gửi Ngân hàng của Quỹ.

- TK 1318 - Phải thu khác của khách hàng: Phản ánh số nợ phải thu của khách hàng về các khoản nợ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của Quỹ mà chưa được hạch toán vào các TK 1311, 1312, 1313.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1.Định kỳ, trên cơ sở hợp đồng cho vay, kế toán tiến hành tính số lãi nợ cho vay trong kỳ, số tiền lãi đầu tư tài chính, lãi tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc, ghi:

Nợ TK 111, 112 (Số đã thu bằng tiền)

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (1311,1312)

Có TK 511 -Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (5111)

2. Khi thực thu được tiền các khoản lãi cho vay,  lãi đầu tư phải thu, lãi tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 131- Phải thu của khách hàng.

3. Khi  xác định số phải thu lãi phạt quá hạn (nếu có), ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (13122)

Có TK 511- Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (5111).

4. Khi có khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu được, phải xử lý xoá nợ, căn cứ vào biên bản xử lý xoá nợ, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (Chênh lệch giá trị khoản nợ xoá sổ lớn hơn số đã

lập dự phòng)

Có TK 131- Phải thu của khách hàng.

Đồng thời ghi bên Nợ TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý (tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán) nhằm tiếp tục theo dõi trong thời hạn quy định để có thể truy thu người mắc nợ số tiền đó.

5. Khi truy thu được khoản nợ khó đòi đã xử lý, căn cứ vào giấy thu tiền mặt, giấy báo có của Ngân hàng, Kho bạc, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 711 -  Thu nhập khác (7113)

Đồng thời ghi đơn bên Có tài khoản 004- Nợ khó đòi đã xử lý (tài khoản ngoài Bảng CĐKT) đúng bằng số tiền truy thu được.

 

6. Cuối niên độ kế toán, số dư nợ phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá số lập báo cáo tài chính:

- Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính lớn hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 131 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

- Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính nhỏ hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 131 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

 

- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối niên độ kế toán các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ (Xem hướng dẫn ở Tài khoản 413).

 

TÀI KHOẢN 132

PHẢI THU KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số phải thu và tình hình thanh toán số phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông theo quy định hiện hành.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

 

1. Tài khoản này chỉ phản ánh số phải thu các DN viễn thông còn nợ về khoản đóng góp tài chính cho Quỹ Dịch vụ viễn thông tính theo doanh thu cung ứng dịch vụ viễn  thông cho khách hàng sử dụng và cước kết nối bổ sung theo quy định hiện hành.

Không hạch toán vào tài khoản này các khoản phải thu khác ngoài phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông.

2. Nợ phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông cần được hạch toán chi tiết cho từng DN viễn thông còn phải thu theo từng nội dung và từng lần thanh toán.

3. Hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán tiến hành phân loại các khoản nợ có thể thu được, khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng đòi để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản phải thu không đòi được theo quy định của pháp luật.

 

NỘI DUNG VÀ KẾT CẦU CỦA

TÀI KHOẢN 132 - PHẢI THU KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DN VIỄN THÔNG

 

Bên Nợ: Số phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

 

Bên Có: Số đã thu khoản đóng góp của DN viễn thông

 

Số dư bên Nợ: Số còn phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông cuối kỳ

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào hồ sơ (thông báo của Quỹ, báo cáo số đóng góp cho Quỹ của doanh nghiệp viễn thông) xác định số phải thu, số đã thu và số còn phải thu, ghi:

Nợ TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

Có TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

 

2. Khi thu các khoản phải thu tiền đóng góp của doanh nghiệp viễn thông, căn cứ vào các chứng từ thu tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

3. Trường hợp số quyết toán lớn hơn số đóng góp của doanh nghiệp viễn thông Quỹ đã ghi sổ kế toán, thì căn cứ vào biên bản quyết toán xác định số chênh lệch DN viễn thông phải nộp thêm, ghi:

Nợ các TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

Có TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

 

4. Trường hợp số quyết toán nhỏ hơn số đóng góp của doanh nghiệp viễn thông Quỹ đã ghi sổ kế toán thì căn cứ vào biên bản quyết toán xác định số chênh lệch Quỹ tiến hành điều chỉnh số phải thu hoặc chi tiền trả lại cho các doanh nghiệp viễn thông, ghi:

Nợ các TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

Có TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

Có các TK 111, 112

 

5. Khi có quyết định xoá sổ khoản phải thu khó đòi thực sự không đòi được, căn cứ vào hồ sơ, biên bản xử lý xoá nợ, ghi:

Nợ TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

Có TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

 

Đồng thời ghi vào Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý (TK ngoài Bảng CĐKT) nhằm tiếp tục theo dõi trong thời hạn quy định để có thể truy thu khoản nợ đó.

 

6. Cuối niên độ kế toán, số dư nợ phải thu có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm lập khoá sổ báo cáo tài chính.

- Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN công bố tại thời điểm khoá sổ lập BCTC lớn hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán TK 132 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

Có TK 413 -Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

- Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN công bố tại thời điểm khoá sổ lập BCTC nhỏ hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán TK 132 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 -Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

 

- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối niên độ kế toán các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ (Xem hướng dẫn ở TK 413).

 

TÀI KHOẢN 133

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐƯỢC KHẤU TRỪ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của Quỹ.

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Thuế GTGT đầu vào bằng (=) Tổng số thuế GTGT ghi trên Hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu, hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo quy định của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1.Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo quy định của Luật thuế GTGT.

Trường hợp Hóa đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh trong tháng nhưng chưa kê khai kịp trong tháng thì được kê khai khấu trừ vào các tháng tiếp sau theo quy định của Luật thuế GTGT.

 

2. Trường hợp Quỹcó hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT.

3. Theo Luật thuế GTGT thì căn cứ để xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT ghi trên Hoá đơn GTGT khi mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài theo quy định. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào không có Hoá đơn GTGT hoặc có Hóa đơn GTGT nhưng không đúng quy định của pháp luật thì đơn vị không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Trường hợp Hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng Hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT); không ghi hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán; hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không bán hàng hóa, dịch vụ); hóa đơn ghi giá trị cao hơn giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 133 - THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ

 

Bên Nợ:

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

 

Bên Có:

- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá;

- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.

 

Số dư bên Nợ:

Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.

 

Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ:Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế.

- Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định:Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi mua vật tư, TSCĐ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh giá trị vật tư nhập kho, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi... từ nơi mua về đến Quỹ theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào và phản ánh thuế GTGT được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332 - nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,... (Tổng giá thanh toán).

 

2.Khi mua vật tư, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào hoạt động của Quỹ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh giá trị vật tư, công cụ, dịch vụ tính vào chi phí theo giá mua chưa có thuế GTGT, và phản ánh thuế GTGT đầu vào, ghi:

Nợ các TK 642, 241, 142, 242,... (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK 111, 112, 331,... (Tổng giá thanh toán).

 

3. Khi nhập khẩu vật tư, TSCĐ, kế toán phản ánh giá trị vật tư, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (Theo tỷ giá giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế), thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, ghi:

 

Nợ TK 152 - Vật liệu (Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu)

Nợ TK 211 - TSCĐ  hữu hình (Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3332, 3333)

Có các TK 111, 112, 331,...

Riêng đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu phản ánh như sau:

- Nếu hàng nhập khẩu dùng vào hoạt động, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).

4. Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do kém, mất phẩm chất thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại người bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ,  ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu của vào hàng mua trả lại hoặc được giảm giá)

Có các TK 152, 153, 211,... (Giá mua chưa có thuế GTGT).

 

5. Vật tư, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp:

- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, TSCĐ mua vào bị tổn thất chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)

- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của các tổ chức, cá nhân, ghi:

Nợ các TK 111, 334,... (Số thu bồi thường)

Có TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu xác định được

nguyên nhân và có quyết định xử lý ngay).

 

6. Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.

 

7. Khi nhận được tiền NSNN thanh toán về số tiền thuế GTGT đầu vào được hoàn lại, ghi:

Nợ các TK 111, 112,....

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).

 

TÀI KHOẢN 136

PHẢI THU NỘI BỘ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh  khoản vốn và các khoản phải thu Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt nam đã cấp cho chi nhánh, tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu giữa Quỹ với các chi nhánh hoặc giữa các chi nhánh trong cùng Quỹ về các khoản đã chi hộ, trả hộ, thu hộ, các khoản mà các chi nhánh có nghĩa vụ nộp lên cho Quỹ hoặc các khoản Quỹ phải cấp, phải trả cho chi nhánh.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Phạm vi và nội dung phản ánh vào tài khoản 136 thuộc quan hệ cấp vốn giữa Quỹ và chi nhánh, thanh toán nội bộ về các khoản phải thu giữa Quỹ và các chi nhánh, giữa các chi nhánh với nhau. Chi nhánh phải có tổ chức kế toán riêng

2. Nội dung các khoản phải thu nội bộ phản ánh vào Tài khoản 136 bao gồm:

2.1. Ở tại Quỹ (đơn vị cấp trên):

- Vốn, quỹ hoặc kinh phí  đã cấp cho chi nhánh, văn phòng

- Các khoản chuyển cho chi nhánh chi hoạt động nghiệp vụ, quản lý;

- Các khoản nhờ chi nhánh, văn phòng thu hộ;

- Các khoản đã chi, đã trả hộ chi nhánh, văn phòng

- Các khoản đã giao cho chi nhánh, văn phòng chi phí và nhận lại toàn bộ chi phí đó;

- Các khoản phải thu vãng lai khác.

2.2. Ở chi nhánh, văn phòng:

- Các khoản được Quỹ chuyển nhưng chưa nhận được (Trừ vốn kinh doanh và kinh phí);

- Các khoản nhờ Quỹ hoặc chi nhánh khác thu hộ;

- Các khoản đã chi, đã trả hộ Quỹ và chi nhánh khác;

- Các khoản phải thu vãng lai khác.

3. Tài khoản 136 phải hạch toán chi tiết theo từng chi nhánh có quan hệ thanh toán và theo dõi riêng từng khoản phải thu nội bộ. Có biện pháp giải quyết dứt điểm các khoản phải thu nội bộ trong niên độ kế toán

4. Cuối kỳ kế toán, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư Tài khoản 136 "Phải thu nội bộ", Tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" với các đơn vị có quan hệ theo từng nội dung thanh toán. Tiến hành thanh toán bù trừ theo từng khoản ngoài vốn của từng đơn vị có quan hệ, đồng thời hạch toán bù trừ trên 2 Tài khoản 136 “Phải thu nội bộ" và Tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" (Theo chi tiết từng đối tượng).

Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 136 - PHẢI THU NỘI BỘ

 

Bên Nợ:

- Số vốn, kinh phí đã giao cho chi nhánh, văn phòng (bao gồm vốn cấp trực tiếp và cấp bằng các phương thức khác);

- Số tiền, tài sản Quỹ chuyển cho chi nhánh, văn phòng để chi cho hoạt động nghiệp vụ, quản lý cuối kỳ quyết toán lại với Quỹ

- Các khoản đã chi hộ, trả hộ Quỹ, chi nhánh khác;

- Số tiền Quỹ phải thu về, các khoản chi nhánh phải nộp;

- Số tiền chi nhánh phải thu về, các khoản Quỹ phải cấp xuống;

- Quyết toán các khoản thu hộ về thu hoạt động của Quỹ và chi nhánh khác

 

Bên Có:

- Thu hồi vốn, quỹ ở các chi nhánh;

- Quyết toán các khoản chi phí đã chi, đã sử dụng ở chi nhánh, văn phòng với Quỹ;

- Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ;

- Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng.

 

Số dư bên Nợ:

Số còn phải thu về:

- Số vốn đã cấp chi chi nhánh, văn phòng.

- Số tiền, tài sản  đã cấp cho các chi nhánh, văn phòng để chi hoạt động nghiệp vụ, quản lý tại chi nhánh.

- Số nợ còn phải thu ngoài vốn ở các chi nhánh.

Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1361: Vốn hoạt động ở chi nhánh, văn phòng: Phản ánh số vốn hoạt động ở chi nhánh do Quỹcấp trực tiếp hoặc hình thành bằng các phương thức khác. Tài khoản này chỉ mở ở Quỹ cấp trên và được dùng khi Quỹ phân cấp cho chi nhánh hoạt động và hạch toán độc lập trên cơ sở giao nguồn vốn hoạt động xuống chi nhánh.

- Tài khoản 1362 -Phải thu các khoản cấp cho chi nhánh, văn phòng về chi hoạt động:Tài khoản này chỉ mở ở Quỹ cấp trên để phản ánh số tiền, tài sản cấp cho chi nhánh để chi hoạt động nghiệp vụ, quản lý và tình hình thanh quyết toán giữa Quỹ và chi nhánh hạch toán theo hình thức phụ thuộc. Tài khoản này mở chi tiết cho từng chi nhánh theo từng nội dung cấp và thu về..

- Tài khoản 1368 - Phải thu nội bộ khác:Phản ánh tất cả các khoản phải thu nội bộ khác ngoài vốn giữa các chi nhánh, văn phòng hoặc giữa Quỹ và chi nhánh, văn phòng về các khoản phải thu vãng lai ngoài vốn.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Kế toán về giao vốn, nhận vốn hoạt động của Quỹ và chi nhánh, văn phòng

1.1. Kế toán tại Quỹ (Đơn vị cấp trên – TK 1361)

- Khi Quỹ giao vốn hoạt động cho chi nhánh trực thuộc, ghi:

Nợ TK 1361 -Vốn hoạt động ở chi nhánh

Có các TK 111, 112, ...

- Khi Quỹ giao vốn cho chi nhánh trực thuộc bằng TSCĐ, ghi:

Nợ TK 1361- Vốn hoạt động ở chi nhánh (Giá trị còn lại của TSCĐ)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn TSCĐ)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

- Khi chi nhánh nhận vốn trực tiếp từ ngân sách theo sự uỷ quyền của Quỹ, chi nhánh thực nhận vốn, Quỹ ghi:

Nợ TK 1361 - Vốn hoạt động ở chi nhánh

Có TK 411- Nguồn vốn hoạt động.

- Căn cứ vào báo cáo của Chi nhánh, văn phòng nộp lên về số vốn hoạt động tăng do mua sắm TSCĐ bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc quỹ ĐTPT, Quỹ ghi:

Nợ 1361- Vốn hoạt động ở chi nhánh

Có TK 411 Nguồn vốn hoạt động.

- Cuối kỳ, căn cứ vào phê duyệt của Quỹ về báo cáo tài chính Chi nhánh trực thuộc, kế toán Quỹ ghi số vốn hoạt động được bổ sung từ thu nhập hoạt động trong kỳ của chi nhánh, Quỹ ghi:

Nợ TK 1361 - Vốn hoạt động ở chi nhánh

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động.

- Trường hợp chi nhánh, văn phòng hoàn vốn hoạt động cho Quỹ, khi nhận được tiền do chi nhánh, văn phòng nộp lên, Quỹ ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 1361 - Vốn hoạt động ở chi nhánh.

- Căn cứ vào Báo cáo của Chi nhánh, văn phòng về số vốn hoạt động của chi nhánh đã nộp NSNN theo uỷ quyền của Quỹ, ghi:

Nợ TK 411 – Nguồn vốn hoạt động

Có TK 1361 - Vốn hoạt động ở chi nhánh.

1.2. Tại chi nhánh, văn phòng:

- Khi nhận được tiền, tài sản của Quỹ giao vốn hoạt động, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 153

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động

- Khi nhận được TSCĐ do Quỹ cấp cho chi nhánh, văn phòng, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 214 -  Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (giá trị còn lại của TSCĐ)

- Trường hợp chi nhánh, văn phòng nhận vốn hoạt động trực tiếp từ NSNN. Khi các chi nhánh thực nhận vốn đồng thời với việc ghi sổ tại chi nhánh, chi nhánh phải làm thủ tục báo cáo lên Quỹ, Quỹ ghi tăng vốn ở Quỹ và khoản cấp xuống cho chi nhánh, chi nhánh  ghi:

Nợ các  TK 111, 112

Có TK 411 – Nguồn vốn hoạt động.

2. Kế toán nhận tiền, tài sản do Quỹ cấp cho chi nhánh, văn phòng chi nhánh hoạt động nghiệp vụ, quản lý và thanh toán các khoản chi và thu giữa Quỹ và chi nhánh về chi hoạt động

2.1. Hạch toán tại Quỹ ( TK 1362):

- Khi Quỹ cấp bằng tiền, vật tư để chi nhánh chi hoạt động, quản lý, ghi:

Nợ TK 1362 -Phải thu các khoản cấp cho chi nhánh về chi hoạt động

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có các TK 152, 153.

- Căn cứ vào hồ sơ thanh toán giữa chi nhánh, Quỹ xác định số thu tại chi nhánh về thu hộ thu nhập hoạt động nghiệp vụ, thu khác , ghi:

Nợ TK 1362 – Phải thu các khoản cấp cho chi nhánh về chi hoạt động

Có TK 511, 711

- Căn cứ vào hồ sơ thanh toán giữa chi nhánh và Quỹ về xác định số chi phí hoạt động, quản lý và chi phí khác tại chi nhánh, ghi:

Nợ TK 631, 642, 811

Có TK 1362 - Phải thu các khoản cấp cho chi nhánh, VP về chi hoạt động

- Khi Quỹ nhận  được  tiền hoặc vật tư chi nhánh chi không hết trả lại cho Quỹ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152

Có TK 1362 – Phải thu các khoản cấp cho chi nhánh về chi hoạt động.

2.2.  Hạch toán tại chi nhánh, văn phòng (Xem hạch toán tại TK 3362)

3.Phải thu nội bộ khác ngoài vốn (TK 1368)

3.1. Hạch toán tại Quỹ

- Khi chi hộ cho các chi nhánh bằng tiền mặt, tiền gửi NH, KB, ghi:

Nợ TK 1368 - Phải thu nội bộ khác

Có các TK 111, 112

- Khi Quỹ chuyển tiền cho chi nhánh để thực hiện nghiệp vụ hỗ trợ và cho vay vốn, ghi:

Nợ TK 1368 - Phải thu nội bộ khác

Có các TK 111, 112

- Khi nhận được tiền các chi nhánh nộp lại, trả các khoản Quỹ chi hộ, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 1368 - Phải thu nội bộ khác

- Khi bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ khác ngoài vốn, ghi:

Nợ TK 3368 - Phải trả nội bộ khác

Có TK 1368 - Phải thu nội bộ khác

-Khi Quỹ  cấp kinh phí sự nghiệp, dự án cho chi nhánh, ghi:

Nợ TK 1368 - Phải thu nội bộ khác

Có các TK 111, 112, 461,...

Trường hợp rút dự toán chi sự nghiệp, dự án để cấp kinh phí cho đơn vị cấp dưới, đồng thời ghi Có TK 008 – “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

3.2. Hạch toán tại các chi nhánh, văn phòng

- Khi chi hộ cho các chi nhánh khác hoặc chi hộ Quỹ, ghi:

Nợ TK 1368 - Phải thu nội bộ khác

Có các TK 111, 112, 113....

- Khi chi nhánh nhận được tiền do Quỹ thanh toán về các khoản chi hộ, trả hộ, ghi:

Nợ TK 111,112..

Có TK 1368 - Phải thu nội bộ khác

- Bù trừ các khoản phải thu nội bộ và các khoản phải trả nội bộ của cùng 1 chi nhánh, ghi:

Nợ TK 3368 - Phải trả nội bộ khác

Có TK 1368 - Phải thu nội bộ khác.

 

TÀI KHOẢN 138

PHẢI THU KHÁC

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các Tài khoản phải thu (TK 131, 132, 133, 136) và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu này.

Phạm vi phản ánh của tài khoản này gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau:

1. Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý;

2. Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, tiền vốn,... đã được xử lý bắt bồi thường;

3. Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi;

4. Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi;

5. Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 138 - PHẢI THU KHÁC

 

Bên Nợ:

- Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết;

- Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay;

- Các khoản nợ phải thu khác.

 

 

Bên Có:

- Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý;

- Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác.

 

Số dư bên Nợ:

Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được.

 

Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu (Trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể).

Tài khoản 138 - Phải thu khác, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý.

Về nguyên tắc trong mọi trường hợp phát hiện thiếu tài sản, phải truy tìm nguyên nhân và người phạm lỗi để có biện pháp xử lý cụ thể.

Chỉ hạch toán vào Tài khoản 1381 trường hợp chưa xác định được nguyên nhân về thiếu, mất mát, hư hỏng tài sản của doanh nghiệp phải chờ xử lý.

Trường hợp tài sản thiếu đã xác định được nguyên nhân và đã có biên bản xử lý ngay trong kỳ thì ghi vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua Tài khoản 1381.

- Tài khoản 1388 - Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của đơn vị ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các TK 131, 133, 136 và TK 1381 như: Phải thu các khoản bồi thường do làm mất tiền, tài sản;...

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Trường hợp TSCĐ phát hiện thiếu, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) (Giá trị còn lại của TSCĐ)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá).

Đồng thời ghi giảm TSCĐ hữu hình trên sổ kế toán chi tiết TSCĐ.

2. Trường hợp tiền mặt tồn quỹ, vật tư,... phát hiện thiếu khi kiểm kê, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 152 - Vật liệu

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

 

3. Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Số bồi thường trừ vào lương)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác:Phần bắt bồi thường)

Nợ các TK liên quan (theo quyết định xử lý)

Có TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý).

 

4. Trường hợp tài sản phát hiện thiếu đã xác định được nguyên nhân và người chịu trách nhiệm thì căn cứ nguyên nhân hoặc người chịu trách nhiệm bồi thường, ghi:

Nợ TK 631, 642 (số tài sản thiếu được tính vào chi phí)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác) (Số phải bồi thường)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Số bồi thường trừ vào lương)

Có TK 152 - Vật liệu

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Có TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 111 - Tiền mặt.

5. Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn tạm thời và các khoản phải thu khác, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 152 - Vật liệu

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

 

6. Các khoản chi sự nghiệp, dự án, chi đầu tư xây dựng cơ bản không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi, ghi:

Nợ các TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có các TK 161, 241

 

 

7. Khi thu được tiền của các khoản nợ phải thu khác, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 138 - Phải thu khác (1388).

 

8. Trường hợp có quyết định xử lý nợ phải thu khác không có khả năng thu hồi, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Số bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Số bồi thường trừ vào lương)

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu được bù đắp bằng khoản dự phòng

phải thu khó đòi)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

Có TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác).

 

Đồng thời ghi đơn vào Bên Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý - Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán.

 

TÀI KHOẢN 139

DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI

 

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUI ĐỊNH SAU

 

1. Cuối niên độ kế toán Quỹ xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào hoặc ghi giảm chi phí quản lý của kỳ báo cáo.

 

2. Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi (Khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,... nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần vẫn không thu được nợ).

 

3. Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:

- Nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ có khả năng mất vốn

- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.

4. Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của chế độ quản lý tài chính cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

5. Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, Quỹ đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì Quỹ có thế phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng hoặc xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Nếu làm thủ tục xoá nợ thì đồng thời phải theo dõi chi tiết ở TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán). Việc xoá các khoản nợ phải thu kó đòi phải được sự đồng ý của Hội đồng Quản lý Quỹ và cấp có  thẩm quyền theo quy định của Điều lệ hoạt động của Quỹ. Số nợ này được theo dõi trong thời hạn quy định của chính sách tài chính, chờ khả năng có điều kiện thanh toán số tiền thu được về nợ khó đòi đã xử lý. Nếu sau khi đã xóa nợ, khách hàng có khả năng thanh toán và Quỹ đã đòi được nợ đã xử lý (Được theo dõi trên TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”) thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào tài khoản 711 “Thu nhập khác”.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 139 - DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI

 

Bên Nợ:

- Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

- Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi.

Bên Có:

Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý.

Số dư bên Có:

Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Cuối kỳ kế toán năm Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là nợ có khả năng mất vốn, kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi .

Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642 - Chi phí quản lý (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).

2. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được, được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (Nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 131- Phải thu của khách hàng.

Có TK 138 - Phải thu khác.

Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

3.Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,....

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

 

TÀI KHOẢN 141

TẠM ỨNG

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của Quỹ cho người lao động trong đơn vị và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do Quỹ giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại Quỹ. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (Thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốc chỉ định bằng văn bản.

 

2. Người nhận tạm ứng (Có tư cách cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với đơn vị về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt. Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ. Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng.

Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ, dứt điểm (Theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có). Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì phải tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì đơn vị sẽ chi bổ sung số còn thiếu.

 

3. Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau.

 

4. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 141- TẠM ỨNG

 

Bên Nợ:

Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của Quỹ.

 

Bên Có:

- Các khoản tạm ứng đã được thanh toán;

- Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương;

- Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho.

Số dư bên Nợ:

Số tạm ứng chưa thanh toán.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi tạm ứng tiền hoặc vật tư cho người lao động trong đơn vị, ghi:

Nợ TK 141 - Tạm ứng

Có các TK 111, 112, 152,...

 

2. Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi:

Nợ các TK 152,153, 241, 331, 631, 642, ...

Có TK 141 - Tạm ứng.

3.Các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại kho hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 141 - Tạm ứng.

 

4. Trường hợp số thực chi đã được duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 241, 631, 642,…

Có TK 111- Tiền mặt.

 

TÀI KHOẢN 142

CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC NGẮN HẠN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng chưa được tính vào chi phí của kỳ phát sinh và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí của các kỳ kế toán sau trong một năm tài chính.

Chi phí trả trước ngắn hạn là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới hoạt động nghiệp vụ của nhiều kỳ hạch toántrong một năm tài chính, nên chưa thể tính hết vào chi phí trong kỳ phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Thuộc loại chi phí trả trước ngắn hạn, gồm:

-Chi phí trả trước về thuê văn phòng làm việc cho một năm tài chính.

-Chi phí trả trước về thuê dịch vụ cung cấp cho hoạt động của một năm tài chính.

- Chi phí mua các loại bảo hiểm (Bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe...) và các loại lệ phí mua và trả một lần trong năm tài chính.

- Công cụ, dụng cụ thuộc tài sản lưu động xuất dùng một lần với giá trị lớn và công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng dưới một năm tài chính.

- Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê với kỳ hạn tối đa là một năm tài chính.

- Chi phí mua các tài liệu kỹ thuật và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn khác được tính phân bổ dần vào chi phí trong một năm tài chính.

- Chi phí trong thời gian ngừng việc (Không lường trước được).

-Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần quá lớn cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán (tháng, quí) trong một năm tài chính.

- Chi phí trả trước ngắn hạn khác (như lãi tiền vay trả trước, lãi mua hàng trả chậm, trả góp,...).

2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 142 những khoản chi phí trả trước ngắn hạn phát sinh có giá trị lớn liên quan đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ trong một năm tài chínhkhông thể tính hết cho kỳ phát sinh chi phí. Quỹphải xác định và quy định chặt chẽ nội dung các khoản chi phí hạch toán vào Tài khoản 142 "Chi phí trả trước ngắn hạn".

 

3.Việc tính và phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí từng kỳ hạch toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức phù hợp, kế hoạch hoá chặt chẽ. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào chi phí, vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa tính vào chi phí.

 

4.Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ nếu phát sinh một lần quá lớn thì được phân bổ dần vào các kỳ kế toán tiếp theo trong vòng một năm tài chính. Đối với những TSCĐ đặc thù, việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, Quỹ có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí quản lý.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 142 - CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC NGẮN HẠN

 

Bên Nợ:

Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh.

Bên Có:

Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí hoạt động nghiệp vụ, chi phí quản lý trong kỳ.

Số dư bên Nợ:

Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn chưa tính vào chi phí hoạt động nghiệp vụ, chi phí quản lý.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1.Trường hợp thuê TSCĐ là thuê hoạt động (Văn phòng làm việc), khi Quỹ trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ kế toán trong một năm tài chính, ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ  (Nếu có)

Có các TK 111,112,.....

 

2.Định kỳ, tiến hành tính phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí trong kỳ, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn.

 

3. Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn, thời gian sử dụng dưới một năm phải phân bổ nhiều kỳ (tháng, quý) trong một năm:

- Khi xuất công cụ, dụng cụ, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

- Định kỳ (tháng, quý) tiến hành phân bổ công cụ, dụng cụ theo tiêu thức hợp lý. Khi phân bổ, ghi:

Nợ các TK 631, 642,...

Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn.

 

4.Trường hợp chi phí trả trước ngắn hạn là chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh một lần quá lớn, phải phân bổ dần vào chi phí của nhiều kỳ kế toán trong một năm tài chính, khi công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành, ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Có TK 241 - XDCB dở dang (2413) .

 

5.Tính và phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí trong các kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn.

 

6. Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như đàm phán, ký kết hợp đồng..., ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Có các TK 111, 112,....

 

7. Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính

Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Kết chuyển chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến TSCĐ thuê tài chính phát sinh trước khi nhận TSCĐ thuê)

Có các TK 111, 112,.... (Số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính).

 

8.Trườnghợp Quỹ trả trước lãi tiền vay cho bên cho vay được tính vào chi phí trả trước ngắn hạn, ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Có các TK 111, 112...

- Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (Nếu chi phí đi vay được vốn hoá tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn.

 

TÀI KHOẢN 152

VẬT LIỆU

 

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại vật liệu trong kho của Quỹ.

 

Vật liệu của Quỹ là những đối tượng lao động mua ngoài dùng cho hoạt động của Quỹ, bao gồm các loại vật liệu, phụ tùng thay thế;...

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu trên Tài khoản 152 phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực số 02 “ Hàng tồn kho”. Nội dung giá gốc của vật liệu được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập.

 

2. Việc tính trị giá của vật liệu tồn kho, được thực hiện theo một trong bốn phương pháp quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02 “ Hàng tồn kho”:

- Phương pháp giá đích danh;

- Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ;

- Phương pháp nhập trước, xuất trước;

- Phương pháp nhập sau, xuất trước.

 

Đơn vị lựa chọn phương pháp tính giá nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong cả niên độ kế toán.

 

3. Kế toán chi tiết vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ nguyên liệu, vật liệu.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 152 - VẬT LIỆU

 

Bên Nợ:

- Trị giá thực tế của vật liệu nhập kho do mua ngoài, thuê ngoài gia công, chế biến, hoặc từ các nguồn khác;

- Trị giá vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;

Bên Có:

- Trị giá thực tế của vật liệu xuất kho dùng vào hoạt động của Quỹ, để bán, thuê ngoài gia công chế biến;

- Trị giá vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;

- Chiết khấu thương mại vật liệu khi mua được hưởng;

- Trị giá vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;

Số dư bên Nợ:

Trị giá thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi mua vật liệu về nhập kho đơn vị, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị vật liệu nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331 - nếu có)

Có các TK 111, 112, 141, 331,... (Tổng giá thanh toán).

 

2. Trường hợp mua vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghi giảm giá gốc vật liệu đã mua đối với khoản chiết khấu thương mại thực tế được hưởng, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331,....

Có TK 152- Vật liệu

Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).

 

3. Trường hợp vật liệu mua về nhập kho nhưng đơn vị phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng ký kết phải trả lại người bán hoặc được giảm giá, kế toán phản ánh giá trị hàng mua xuất kho trả lại hoặc được giảm giá, ghi:

Nợ các TK 111,  112,  331,....

Có TK 152- Vật liệu

Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).

 

 

4. Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoản chiết khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động nghiệp vụ, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (Chiết khấu thanh toán).

 

5. Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển vật liệu từ nơi mua về kho, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331- nếu có).

Có các TK 111, 112, 141, 331,...

 

 

6. Đối với vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ nguyên nhân thừa để ghi sổ, nếu chưa xác định được nguyên nhân thì căn cứ vào giá trị vật liệu thừa, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết).

 

- Khi có quyết định xử lý nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện trong kiểm kê, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)

Có các tài khoản có liên quan.

 

- Nếu xác định ngay khi kiểm kê số nguyên liệu, vật liệu thừa là của các đơn vị khác khi nhập kho chưa ghi tăng TK 152 thì không ghi vào bên Có Tài khoản 338(3381) mà ghi vào bên Nợ Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công”. Khi trả lại  vật liệu cho đơn vị khác ghi vào bên Có Tài khoản 002 (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

 

7. Xuất vật liệu sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 152 - Vật liệu.

8. Đối với nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê:

Mọi trường hợp thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:

- Xuất vật liệu sử dụng cho hoạt động quản lý của Quỹ, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý.

Có TK 152 - Vật liệu

- Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán;

 

- Nếu số hao hụt, mất mát chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)

Có TK 152 - Vật liệu.

 

Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Người phạm lỗi nộp tiền bồi thường)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào tiền lương của người phạm lỗi)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý (Phần tính vào chi phí).

Có TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý).

 

TÀI KHOẢN 153

CÔNG CỤ, DỤNG CỤ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của Quỹ. Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như vật liệu.

 

Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ:

 

- Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành, sứ;

 

- Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng;

 

HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ trên tài khoản 153 được thực hiện theo giá gốc. Nguyên tắc xác định giá gốc nhập kho công cụ, dụng cụ được thực hiện như quy định đối với vật liệu (Xem giải thích ở TK 152).

 

2. Việc tính giá trị công cụ, dụng cụ tồn kho cũng được thực hiện theo một trong bốn phương pháp quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02 “ Hàng tồn kho”.

 

3. Kế toán chi tiết công cụ, dụng cụ phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thứ công cụ, dụng cụ.

 

4. Công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động của Quỹ, cho thuê phải được theo dõi về hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo nơi sử dụng, theo đối tượng thuê và người chịu trách nhiệm vật chất. Đối với công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, quý hiếm phải có thể thức bảo quản đặc biệt.

 

5. Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho hoạt động của đơn vị phải ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí trong kỳ.

6. Trường hợp xuất dùng công cụ, dụng cụ một lần có giá trị lớn và có thời gian sử dụng dưới một năm thì giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng được ghi vào Tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” và phân bổ dần vào chi phí cho các kỳ kế toán tháng hoặc quý trong năm.

 

7. Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn và có thời gian sử dụng trên một năm thì giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng được ghi vào Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” và phân bổ dần vào chi phí hoạt động.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 153 - CÔNG CỤ, DỤNG CỤ

 

Bên Nợ:

- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, thuê ngoài gia công chế biến;

- Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho;

- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê;

Bên Có:

- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho hoạt động của quỹ, cho thuê;

- Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hưởng;

- Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá;

- Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê;

Số dư bên Nợ:

Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Nhập kho công cụ, dụng cụ mua ngoài, ghi:

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 331 - Các khoản phải trả người bán.

 

2. Trường hợp công cụ, dụng cụ mua về đã nhập kho được hưởng chiết khấu thương mại, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331,...

Có TK 153- Công cụ, dụng cụ (Số chiết khấu thương mại được hưởng)

Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1331 - nếu có).

 

3. Công cụ, dụng cụ mua về được người bán giảm giá do không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng, khoản được giảm giá, ghi:

Nợ các TK 111, 112;

hoặc Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Số được giảm giá)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).

 

4. Trả lại công cụ, dụng cụ đã mua cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Giá trị công cụ, dụng cụ trả lại)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) (Thuế GTGT đầu vào của công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán).

 

5. Phản ánh chiết khấu thanh toán được hưởng (nếu có), ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (Số chiết khấu thanh toán được hưởng).

 

6. Xuất công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của Quỹ (xem hướng dẫn tại điểm 3 TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn, TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn)

 

7. Khi kiểm kê phát hiện công cụ, dụng cụ thừa, thiếu, mất, hư hỏng, kế toán phải căn cứ vào nguyên nhân hoặc quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để xử lý như sau:

 

7.1. Nếu thừa, thiếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán.

7.2. Trường hợp phát hiện thiếu khi kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân và người phạm lỗi, ghi:

 

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

 

Khi có quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Tiền bồi thường).

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)

Nợ các TK 631, 642 (Phần tính vào chi phí).

Có TK 138 - Phải thu khác (1381).

 

7.3. Trường hợp phát hiện thừa chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)

 

Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)

Có các TK liên quan.

 

TÀI KHOẢN 161

CHI SỰ NGHIỆP

 

Tài khoản này phản ánh các khoản chi sự nghiệp, chi dự án để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội do Nhà nước hoặc cấp trên giao cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích ngoài nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị và không vì mục đích lợi nhuận của đơn vị. Các khoản chi sự nghiệp, dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc đơn vị cấp trên cấp, hoặc được viện trợ, tài trợ không hoàn lại.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Phải mở sổ kế toán chi tiết chi sự nghiệp, chi dự án theo từng nguồn kinh phí, theo niên độ kế toán, niên khóa Ngân sách và theo phân loại của mục lục Ngân sách Nhà nước.

2. Hạch toán chi sự nghiệp, chi dự án phải đảm bảo thống nhất với công tác lập dự toán và phải đảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa sổ kế toán với chứng từ và báo cáo tài chính.

3. Hạch toán vào tài khoản này những khoản chi thuộc kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án hàng năm của đơn vị, bao gồm cả những khoản chi thường xuyên và những khoản chi không thường xuyên theo chế độ tài chính hiện hành.

4. Cuối niên độ kế toán, nếu quyết toán chưa được duyệt thì toàn bộ số chi sự nghiệp, chi dự án trong năm được chuyển từ bên Có Tài khoản 1612 "Chi sự nghiệp năm nay" sang bên Nợ Tài khoản 1611 "Chi sự nghiệp năm trước" để theo dõi cho đến khi báo cáo quyết toán được duyệt.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 161- CHI SỰ NGHIỆP

 

Bên Nợ:

Các khoản chi sự nghiệp, chi dự án thực tế phát sinh.

 

Bên Có:

- Các khoản chi sự nghiệp, chi dự án sai quy định không được phê duyệt, phải xuất toán thu hồi;

- Số chi sự nghiệp, chi dự án được duyệt quyết toán với nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án.

 

Số dư bên Nợ:

Các khoản chi sự nghiệp, chi dự án chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt y.

 

Tài khoản 161 - Chi sự nghiệp, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1611 - Chi sự nghiệp năm trước: Phản ánh các khoản chi sự nghiệp, chi dự án thuộc kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án năm trước chưa được quyết toán.

- Tài khoản 1612 - Chi sự nghiệp năm nay: Phản ánh các khoản chi sự nghiệp, chi dự án năm nay.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi xuất tiền chi cho hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, ghi:

Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

Có các TK 111,112,...

 

2. Tiền lương và các khoản khác phải trả cho người lao động của Quỹ, phải trả người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tính vào chi sự nghiệp, chi dự án, ghi:

Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

Có TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

 

3. Khi xuất kho vật tư, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi:

Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

Có TK 152 - Vật liệu

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

4. Khi nhận được các khoản kinh phí của cấp trên hoặc khi rút dự toán chi sự nghiệp, dự án để chi trực tiếp cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án, ghi:

Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

Có TK 461- Nguồn kinh phí sự nghiệp.

Nếu rút dự toán chi sự nghiệp, dự án ra sử dụng đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

5. Khi kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành để sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án, ghi:

Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

Có TK 241- XDCB dở dang (2413- Sửa chữa lớn TSCĐ)

 

6. Trường hợp mua sắm TSCĐ hoặc đầu tư xây dựng cơ bản cho các hoạt động sự nghiệp, dự án bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án:

- Khi mua sắm TSCĐ, xây dựng công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có các TK 111, 112, 331, 241, 461,...

- Đồng thời ghi:

Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

Nếu rút dự toán chi sự nghiệp, dự án để mua sắm TSCĐ, đồng thời ghi đơn bên Có TK 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

 

7. Khi trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của người lao động tham gia hoạt động sự nghiệp, dự án của Quỹ, ghi:

Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).

 

8. Cuối năm tài chính, nếu quyết toán chưa được duyệt, kế toán tiến hành chuyển số dư Nợ TK 1612 "Chi sự nghiệp năm nay" sang TK 1611 "Chi sự nghiệp năm trước", ghi:

Nợ TK 1611- Chi sự nghiệp năm trước

Có TK 1612- Chi sự nghiệp năm nay.

 

9. Khi báo cáo quyết toán được duyệt, số chi sự nghiệp, chi dự án được quyết toán với nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án, ghi:

Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước)

Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1611- Chi sự nghiệp năm trước).

 

10. Các khoản chi sai quy định không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải xuất toán thu hồi, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1611- Chi sự nghiệp năm trước).

LOẠI TÀI KHOẢN 2

TÀI SẢN DÀI HẠN

 

Tài sản dài hạn của Quỹ gồm: Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, đầu tư XDCB, chi phí trả trước dài hạn, cho vay phát triển hạ tầng viễn thông, ký quỹ, ký cược dài hạn.

 

Nguyên tắc kế toán Tài sản dài hạn:

 

1. Trong mọi trường hợp, kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá (Giá thực tế hình thành TSCĐ) và giá trị còn lại của TSCĐ.

 

2. Kế toán TSCĐ phải phản ánh được 3 chỉ tiêu giá trị của TSCĐ: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ.

Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị đã hao mòn của TSCĐ.

 

3. Kế toán phải phân loại TSCĐ theo đúng phương pháp phân loại đã được quy định trong các báo cáo kế toán, thống kê và phục vụ cho công tác quản lý, tổng hợp chỉ tiêu của Nhà nước.

4. Đối với các khoản cho vay phát triển hạ tầng viễn thông, kế toán phải phản ánh rõ ràng, rành mạch từng khoản cho vay của từng đối tượng vay, thời hạn cho vay, thu nợ, lãi suất vay. Đồng thời phản ánh các khoản cho vay theo chất lượng nợ, như:

- Nợ đủ tiêu chuẩn.

- Nợ dưới tiêu chuẩn.

- Nợ nghi ngờ.

- Nợ có khả năng mất vốn.

 

Loại Tài khoản Tài sản dài hạn có 8 tài khoản, chia thành 3 nhóm:

Nhóm Tài khoản 21 - Tài sản cố định, có 4 tài khoản:

- Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình;

- Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính;

- Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình;

- Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định;

Nhóm Tài khoản 24 – Các tài sản dài hạn khác, có  3 tài khoản:

- Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang;

- Tài khoản 242 - Chi phí trả trước dài hạn;

- Tài khoản 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn.

Nhóm Tài khoản 25 – Các tài sản dài hạn khác, có  1 tài khoản:

- Tài khoản 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông.

 

TÀI KHOẢN 211

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

 

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của Quỹ theo nguyên giá.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1.Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do Quỹ nắm giữ để sử dụng cho hoạt động của Quỹ phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.

 

2.Những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;

- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

- Có giá trị theo quy định hiện hành.

 

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản và mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định thì được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

 

3.Giá trị TSCĐ hữu hình được phản ánh trên TK 211 theo nguyên giá.

Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng TSCĐ. Theo quy định của chính sách tài chính hiện hành thì tổng nguồn vốn đầu tư XDCB, mua sắm tài sản cố định không vượt quá 5% vốn điều lệ hiện có. Tuỳ thuộc vào nguồn hình thành, nguyên giá TSCĐ hữu hình được xác định như sau:

 

3.1. TSCĐ hữu hình do mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử, chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

 

3.2. Tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan trực tiếp và lệ phí trước bạ (nếu có).

 

3.3. Tài sản cố định hữu hình mua trả chậm:Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán.

 

3.4. TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng (+) Chi phí lắp đặt, chạy thử.

3.5. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác, được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (Tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi.

 

3.6. Tài sản cố định hữu hình được cấp, được điều chuyển đến:Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến... bao gồm: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển... hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận và các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)... mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Riêng nguyên giá TSCĐ hữu hình điều chuyển giữa các chi nhánh hạch toán phụ thuộc của Quỹ là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của tài sản cố định đó. Đơn vị nhận tài sản cố định căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của tài sản cố định đó để phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển tài sản cố định giữa các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định mà hạch toán vào chi phí quản lý trong kỳ.

 

3.7. Tài sản cố định hữu hình do phát hiện thừa, được tài trợ, biếu, tặng...:Nguyên giá TSCĐ do phát hiện thừa, được tài trợ, biếu, tặng... là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận; Các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)...

 

4.Chỉ được thay đổi nguyên giá TSCĐ hữu hình trong các trường hợp:

- Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước;

- Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ;

- Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng;

- Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra;

- Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước;

- Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ.

 

5.Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình đều phải lập biên bản giao nhận, biên bản thanh lý TSCĐ và phải thực hiện các thủ tục quy định. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán.

 

6. TSCĐ hữu hình cho thuê hoạt động vẫn phải trích khấu hao theo quy định của chuẩn mực kế toán và chính sách tài chính hiện hành.

 

7.TSCĐ hữu hình phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ, theo từng loại TSCĐ và địa điểm bảo quản, sử dụng, quản lý TSCĐ.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 211 - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

 

Bên Nợ:

- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ...

- Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp...;

- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.

 

Bên Có:

- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý,...

- Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận;

- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.

 

Số dư bên Nợ:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở Quỹ.

 

Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình có 5 tài khoản cấp 2:

 

- Tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc:Phản ánh giá trị các công trình XDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống...

 

- Tài khoản 2112 - Máy móc, thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong quản lý của Quỹ  bao gồm những máy móc chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác  và những máy móc đơn lẻ.

 

- Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn:Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, và các thiết bị truyền dẫn (Thông tin, điện nước).

 

- Tài khoản 2114 - Phương tiện, dụng cụ quản lý:Phản ánh giá trị các loại phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quản lý hành chính (Máy vi tính, quạt trần, quạt bàn, bàn ghế, thiết bị, dụng cụ đo lường, hút bụi, chống mối mọt...).

 

- Tài khoản 2118 - TSCĐ khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ khác chưa phản ánh ở các tài khoản nêu trên (Như tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật...).

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

Kế toán tăng TSCĐ hữu hình

Tài sản cố định của Quỹ tăng do được giao vốn, do mua sắm, do công tác XDCB đã hoàn thành đưa vào sử dụng, do được viện trợ hoặc tặng, biếu.

1.Trường hợpnhận vốn cấp bằngTSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (4111).

 

2. Trường hợpTSCĐ được mua sắm bằngquỹ đầu tư phát triển, ghi:

Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình

Có các TK 111, 112, 331.

Đồng thời ghi tăng nguồn vốn hoạt động, giảm quỹ đầu tư phát triển khi quyết toán được duyệt, ghi:

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (4118).

 

3.Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

- Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn[(Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa

tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ

(-) Thuế GTGT (nếu có)]

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111,112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

- Định kỳ, tính vào chi phí  số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ.

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

 

4. Trường hợp Quỹ được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ hữu hình, ghi

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có các TK 111, 112, 331,...

 

5.Trường hợp TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

5.1.TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình tương tự:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi).

 

5.2.TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình không tương tự:

- Khi giao TSCĐ hữu hình cho bên trao đổi, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (Nếu có).

- Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán).

- Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị của TSCĐ đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền đã thu thêm)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

- Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có các TK 111, 112,...

6.Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá - chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá - chi tiết quyền sử dụng đất)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,...

 

7.Trường hợp TSCĐ hữu hình tăng do đầu tư XDCB hoàn thành:

7.1.Trường hợp quá trình đầu tư XDCB được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị:

- Khi công tác XDCB hoàn thành nghiệm thu, bàn giao đưa tài sản ngay vào  sử dụng, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

- Nếu tài sản hình thành qua đầu tư không thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình theo quy định của chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ các TK 152, 153 (Nếu là vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho)

Có TK 241 - XDCB dở dang

- Trường hợp sử dụng quỹ Đầu tư phát triển (ĐTPT) để đầu tư XDCB, kế toán ghi tăng nguồn vốn hoạt động, giảm các quỹ ĐTPT khi quyết toán được duyệt.

 

7.2.Trường hợp quá trình đầu tư XDCB không hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị (Đơn vị chủ đầu tư có tổ chức kế toán riêng để theo dõi quá trình đầu tư XDCB):

- Khi nhận bàn giao TSCĐ là sản phẩm đầu tư XDCB hoàn thành và nguồn vốn hình thành TSCĐ (Kể cả bàn giao khoản vay đầu tư XDCB), ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu được khấu trừ)

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (Phần vốn chủ sở hữu)

Có TK 341 - Vay dài hạn (Phần vốn vay các tổ chức tín dụng); hoặc

Có TK 136 - Phải thu nội bộ (Phần vốn đơn vị cấp trên giao).

 

- Trường hợp TSCĐ (Đầu tư qua nhiều năm) được nghiệm thu, bàn giao theo giá trị ở thời điểm bàn giao công trình (Theo giá trị phê duyệt của cấp có thẩm quyền), ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá được duyệt)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - Nếu có).

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động

Có TK 341 - Vay dài hạn

Có TK 136 - Phải thu nội bộ.

Bàn giao TSCĐ hoàn thành qua đầu tư, đồng thời với việc bàn giao các khoản vay dài hạn, hoặc nợ dài hạn để hình thành TSCĐ đó.

 

8.Trường hợp công trình hoặc hạng mục công trình XDCB hoàn thành đã bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng chưa được duyệt quyết toán vốn đầu tư, thì Quỹ căn cứ vào chi phí đầu tư XDCB thực tế, tạm tính nguyên giá để hạch toán tăng TSCĐ (Để có cơ sở tính và trích khấu hao TSCĐ đưa vào sử dụng). Sau khi quyết toán vốn đầu tư XDCB được duyệt, nếu có chênh lệch so với giá trị TSCĐ đã tạm tính thì kế toán thực hiện điều chỉnh tăng, giảm số chênh lệch.

 

9.TSCĐ nhận được do điều động từ đơn vị khác, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình ( Nguyên giá)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (Giá trị còn lại).

 

10.Trường hợp dùng kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án để đầu tư, mua sắm TSCĐ, khi TSCĐ mua sắm, đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có các TK 111, 112

Có TK 241 - XDCB dở dang

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612).

 

Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ:

Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

Nếu rút dự toán mua TSCĐ, đồng thời ghi đơn bên Có TK 008 - Dự toán chi sự nghiệp, dự án.

11.Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐ hữu hình như sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hữu hình sau khi ghi nhận ban đầu, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

Có các TK 112, 152, 331, 334,...

- Khi công việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng:

+ Nếu thoả mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

+ Nếu không thoả mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 642  - Chi phí quản lý (Nếu giá trị nhỏ)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu giá trị lớn phải phân bổ dần)

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

 

Kế toán giảm TSCĐ hữu hình

 

Tài sản cố định hữu hình của đơn vị giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, điều chuyển cho đơn vị khác, tháo dỡ một hoặc một số bộ phận... Trong mọi trường hợp giảm TSCĐ hữu hình, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có).

 

Căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể như sau:

1.TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐ hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết (Lập Hội đồng xác định giá, thông báo công khai và tổ chức đấu giá, có hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận TSCĐ...). Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ liên quan đến nhượng bán TSCĐ:

- Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng cho hoạt động nghiệp vụ của Quỹ, ghi

Nợ các TK 111, 112, 131,...

Có TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).

-Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

- Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 - "Chi phí khác".

- Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

- Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán TSCĐ hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ nhượng bán, ghi:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4313) (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

* Đồng thời phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có)

*  Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)

Có các TK 111, 112,…

 

2.Trường hợp thanh lý TSCĐ:

TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.Khi có TSCĐ thanh lý, đơn vị phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ" theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho đơn vị quản lý, sử dụng TSCĐ.

Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,... kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.

 

3.Kế toán TSCĐ hữu hình phát hiện thừa, thiếu:

Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào "Biên bản kiểm kê TSCĐ" và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời, theo từng nguyên nhân cụ thể:

 

3.1.TSCĐ phát hiện thừa:

- Nếu TSCĐ phát hiện thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ theo từng trường hợp cụ thể, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có các TK 241, 331, 338, 411,…

- Nếu TSCĐ thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ hữu hình, phải căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn làm căn cứ tính, trích bổ sung khấu hao TSCĐ hoặc trích bổ sung hao mòn đối với TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (TSCĐ dùng cho hoạt động sự

nghiệp, dự án)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141).

- Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị chủ tài sản đó biết. Nếu không xác định được đơn vị chủ tài sản thì phải báo ngay cho cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp biết để xử lý. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời phản ánh vào Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công" (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán) để theo dõi giữ hộ.

 

 

3.2.TSCĐ phát hiện thiếu phải được truy cứu nguyên nhân, xác định người chịu trách nhiệm và xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.

 

- Trường hợp có quyết định xử lý ngay: Căn cứ "Biên bản xử lý TSCĐ thiếu" đã được duyệt và hồ sơ TSCĐ, kế toán phải xác định chính xác nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ đó làm căn cứ ghi giảm TSCĐ và xử lý vật chất phần giá trị còn lại của TSCĐ. Tuỳ thuộc vào quyết định xử lý, ghi:

 

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động của đơn vị, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ các TK 111, 334, 138 (1388) (Nếu người có lỗi phải bồi thường)

Nợ TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (Nếu được phép ghi giảm vốn )

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Nếu Quỹ chịu tổn thất)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.

 

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Nếu thu tiền)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương của người lao động)

Có các TK liên quan (Tuỳ theo quyết định xử lý).

 

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Nếu thu tiền)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương của người lao động)

Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi.

 

- Trường hợp TSCĐ thiếu chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý:

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động của Quỹ:

Phản ánh giảm TSCĐ. Phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Khi có quyết định xử lý giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Tiền bồi thường)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Nếu người có lỗi phải bồi thường)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương của người lao động)

Nợ TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (Nếu được phép ghi giảm vốn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Nếu Quỹ chịu tổn thất)

Có TK 138 - Phải thu khác (1381).

 

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào TK 1381 "Tài sản thiếu chờ xử lý", ghi:

Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

Khi có quyết định xử lý thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 334,...

Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.

Đồng thời phản ánh số thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Có các TK liên quan (TK 333, 461,...).

 

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào TK 1381 "Tài sản thiếu chờ xử lý", ghi:

Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Khi có quyết định xử lý thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 334,...

Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.

 

4. Đối với TSCĐ hữu hình nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận theo quy định phải chuyển thành công cụ, dụng cụ ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (Nếu giá trị còn lại nhỏ)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).

 

TÀI KHOẢN 212

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THUÊ TÀI CHÍNH

 

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của Quỹ.

 

- Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

- Điều kiện phân loại thuê tài sản là thuê tài chính: Một hợp đồng thuê tài chính phải thoả mãn 1 trong năm (5) điều kiện sau:

+ Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê;

+ Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê;

+ Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu;

+ Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê;

+ Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.

- Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu thoả mãn ít nhất một trong ba (3) điều kiện sau:

+ Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê;

+ Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê;

+ Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.

Riêng trường hợp thuê tài sản là quyền sử dụng đất thì thường được phân loại là thuê hoạt động.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Tài khoản này dùng cho Quỹ hạch toán nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính. Đây là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở hữu của Quỹ nhưng Quỹ có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài sản của Quỹ.

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc là giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.

 

Khi tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản, Quỹ có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc tỷ lệ lãi suất biên đi vay của bên thuê.

 

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính không bao gồm số thuế GTGT bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê (Số thuế này bên thuê sẽ phải hoàn lại cho bên cho thuê).

 

2. Không phản ánh vào Tài khoản này giá trị của TSCĐ thuê hoạt động.

 

3. Bên thuê có trách nhiệm tính, trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí quản lý theo định kỳ trên cơ sở áp dụng chính sách khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của mình.

Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản thuê khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời hạn thuê nếu thời hạn thuê ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thuê.

 

4. Số thuế GTGT bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo định kỳ nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính và được hạch toán như sau:

Trường hợp thuê tài chính dùng vào hoạt động của Quỹ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế thì số thuế GTGT phải trả từng kỳ được ghi vào bên Nợ TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" (1332);

5. Tài khoản 212 được mở chi tiết để theo dõi từng loại, từng TSCĐ đi thuê.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 212 - TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH

 

Bên Nợ:

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.

 

Bên Có:

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi  hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.

 

Số dư bên Nợ:

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như: Chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng..., ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Có các TK 111, 112,...

 

2. Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (Số tiền thuê trả trước - nếu có)

Nợ TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn

Có các TK 111, 112,...

 

3.Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê.

 

3.1. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi:

Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) Số nợ gốc phải trả kỳ này)

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ gốc phải trả kỳ này).

 

3.2. Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính

Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn, hoặc

Có các TK 111, 112,... (Số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính).

 

3.3. Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

 

3.4. Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính:

- Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Tiền lãi thuê trả kỳ này)

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc trả kỳ này)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - nếu có).

Có các TK 111, 112,...

- Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số nợ phải trả lãi thuê tài chính và số thuế GTGT vào TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Tiền lãi thuê)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - nếu có).

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

 

 

4. Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:

 

4.1. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính bên đi thuê nhận nợ cả số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại cho bên cho thuê, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính và các chứng từ liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT phải hoàn lại cho bên cho thuê, ghi:

Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (Số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê tài chính)

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ phải trả kỳ này có cả thuế GTGT)

Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) Số nợ phải trả kỳ này cộng (+) Số thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê).

 

4.2. Chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính

Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Có các TK 111, 112,... (Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hoạt động thuê tài chính khi nhận tài sản thuê tài chính).

4.3. Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

 

4.4. Định kỳ, phản ánh việc thanh toán tiền thuê tài sản:

- Khi xuất tiền trả nợ gốc và tiền lãi thuê tài sản cho đơn vị cho thuê, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Tiền lãi thuê trả kỳ này)

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc trả kỳ này có cả thuế GTGT)

Có các TK 111, 112,...

- Căn cứ vào hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT phải thanh toán cho bên cho thuê trong kỳ:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - nếu có).

Có TK 138 - Phải thu khác.

- Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính nhưng Quỹ chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số lãi thuê tài chính phải trả kỳ này vào TK 315 "Nợ dài hạn đến hạn trả", ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Tiền lãi thuê phải trả kỳ này).

- Đồng thời, căn cứ hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT phải hoàn lại cho bên cho thuê trong kỳ giống như trường hợp xuất tiền trả nợ khi nhận được hoá đơn.

5. Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có các TK 111, 112,...

 

6. Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK  214 - Hao mòn TSCĐ (2142)

Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính.

 

7. Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của Quỹ. Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài sản thuộc sở hữu của Quỹ, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính)

Có các TK 111, 112,... (Số tiền phải trả thêm).

Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:

Nợ TK 2142 - Hao mòn  TSCĐ thuê tài chính

Có TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình.

TÀI KHOẢN 213

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH

 

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ vô hình của Quỹ.

 

TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định được giá trị và do Quỹ nắm giữ, sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

 
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Nguyên giá của TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà Quỹ phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến.

 

- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính;

 

- Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp, nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”;

 

- TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, thì nguyên giá của nó là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị;

 

- Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sử dụng đất khi Quỹ đi thuê đất trả tiền thuê 1 lần cho nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận vốn góp;

 

- Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất không có thời hạn là số tiền đã trả khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (gồm chi phí đã trả cho tổ chức, cá nhân chuyển nhượng hoặc chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ...).

- Nguyên giá TSCĐ vô hình được Nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu, được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

 

2. Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan đến giai đoạn triển khai được tập hợp vào chi phí SXKD trong kỳ. Từ thời điểm xét thấy kết quả triển khai thoả mãn được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình quy định ở Chuẩn mực kế toán số 04 “TSCĐ vô hình” thì các chi phí giai đoạn triển khai được tập hợp vào TK 241 "Xây dựng cơ bản dở dang" (2412). Khi kết thúc giai đoạn triển khai các chi phí hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình trong giai đoạn triển khai phải được kết chuyển vào bên Nợ Tài khoản 213 “TSCĐ vô hình".

3. Trong quá trình sử dụng phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ vô hình vào chi phí theo quy định của Chuẩn mực kế toán TSCĐ vô hình. Riêng đối với TSCĐ là quyền sử dụng đất thì chỉ tính khấu hao đối với những TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn.

 

4. Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí trong kỳ, trừ khi thoả mãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình:

- Chi phí phát sinh có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;

- Chi phí được xác định một cách chắc chắn và gắn liền với TSCĐ vô hình cụ thể.

 

5. Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho Quỹ gồm: chi phí thành lập, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí trong thời gian tối đa không quá 3 năm.

6. Chi phí liên quan đến tài sản vô hình đã được ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động trong kỳ trước đó thì không được tái ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình.

 

7. Các nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐ vô hình.

8. TSCĐ vô hình được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong “Sổ tài sản cố định”.

 
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 213 - TSCĐ VÔ HÌNH

 

Bên Nợ:

Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.

 

Bên Có:

Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.

 

Số dư bên Nợ:

Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp.

 

Tài khoản 213 - TSCĐ vô hình, có 5  tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất:Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm: Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)... Tài khoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.

Trường hợp được Nhà nước giao đất mà không phải trả tiền hoặc phải trả tiền thuê đất hàng năm thì tiền thuê đất hàng năm được tính vào chi phí, không được ghi nhận quyền sử dụng đất đó là TSCĐ vô hình vào TK 2131.

- Tài khoản 2133- Bản quyền, bằng sáng chế:Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.

- Tài khoản 2135 - Phần mềm máy vi tính: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế quỹ đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.

- Tài khoản 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền:Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các khoản chi ra để Quỹ có được giấy phép hoặc giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó.

- Tài khoản 2138 - TSCĐ vô hình khác:Phản ánh giá trị các loại TSCĐ vô hình khác chưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi mua TSCĐ vô hình dùng trong hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 141 - Tạm ứng

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

2. Trường hợp mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá - Theo giá mua trả tiền ngay chưa có thuế

GTGT)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm, trả góp tính bằng số chênh lệch giữa Tổng số tiền phải thanh toán  trừ (-) Giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT đầu vào (Nếu có))

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

 

- Hàng kỳ tính số lãi phải trả về mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

- Khi thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112,...

3. TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi.

3.1. Trường hợp trao đổi hai TSCĐ vô hình tương tự:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về ghi theo giá trị còn

lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2143) (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá của TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi).

3.2. Trường hợp trao đổi hai TSCĐ vô hình không tương tự:

- Ghi giảm TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

- Đồng thời phản ánh số thu nhập do trao đổi TSCĐ, ghi:

Nợ TK 131-  Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

- Ghi tăng TSCĐ vô hình nhận trao đổi về, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình  (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán).

4. Giá trị TSCĐ vô hình được hình thành từ nội bộ Quỹ trong giai đoạn triển khai:

 

4.1. Khi phát sinh chi phí trong giai đoạn triển khai xét thấy kết quả triển khai không thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình thì tập hợp vào chi phí trong kỳ hoặc tập hợp vào chi phí trả trước dài hạn, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (trường hợp giá trị lớn) hoặc

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có các TK 111, 112, 152, 153, 331,...

 

4.2. Khi xét thấy kết quả triển khai thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình thì:

- Tập hợp chi phí thực tế phát sinh ở giai đoạn triển khai để hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - nếu có)

Có các TK 111, 112, 152, 153, 331,...

- Khi kết thúc giai đoạn triển khai, kế toán phải xác định tổng chi phí thực tế phát sinh hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

 

5. Khi mua TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì phải xác định riêng biệt giá trị TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất, TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá nhà cửa, vật kiến trúc)

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá quyền sử dụng đất)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,...

6. Khi nhận TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu, tặng, ghi:

Nợ TK 213- TSCĐ vô hình

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Các chi phí phát sinh liên quan đến TSCĐ vô hình nhận tài trợ, biếu,  tặng, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có TK 111, 112,...

 

7. Hạch toán việc nhượng bán, thanh lý TSCĐ vô hình được quy định như hạch toán nhượng bán, thanh lý TSCĐ hữu hình (Xem hướng dẫn ở TK 211).

 

TÀI KHOẢN 214

HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Về nguyên tắc, mọi TSCĐ hiện có của Quỹ (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ hạch toán vào chi phí quản lý trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí mà chỉ tính hao mòn TSCĐ (Số hao mòn TSCĐ dùng cho HĐSN, dự án tính một năm một lần và ghi nhận vào bên Nợ TK 466)

 

2. Căn cứ vào chính sách tài chính và chuẩn mực kế toán hiện hành, căn cứ vào yêu cầu quản lý của Quỹ để lựa chọn 1 trong 3 phương pháp tính, trích khấu hao phù hợp cho từng TSCĐ. Phương pháp khấu hao được áp dụng cho từng TSCĐ phải được thực hiện nhất quán và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ.

 

3. Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao TSCĐ được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong báo cáo tài chính.

 

4. Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (Đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động của Quỹ thì không được tiếp tục trích khấu hao.

Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (Chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và  phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do Ban Giám đốc Quỹ quyết định. Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác.

 

5. Đối với TSCĐ vô hình, phải tuỳ thời gian phát huy hiệu quả để trích khấu hao tính từ khi TSCĐ được đưa vào sử dụng (Theo hợp đồng, cam kết hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền). Riêng đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất thì chỉ trích khấu hao đối với quyền sử dụng đất xác định được thời hạn sử dụng. Nếu không xác định được thời gian sử dụng thì không trích khấu hao.

 

6. Đối với TSCĐ thuê tài chính, trong quá trình sử dụng bên đi thuê phải trích khấu hao trong thời gian thuê theo hợp đồng tính vào chi phí quản lý để đảm bảo thu hồi đủ vốn.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 214 - HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 

Bên Nợ:

Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do TSCĐ thanh lý, nhượng bán, điều động cho chi nhánh khác

 

Bên Có:

Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ.

 

Số dư bên Có:

Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ hiện có ở đơn vị.

 

Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.

- Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính.

- Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình và những khoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình.

 

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).

2. TSCĐ đã sử dụng, nhận được do điều chuyển giữa các chi nhánh, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (Giá trị còn lại)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị hao mòn).

3. Trường hợp giảm TSCĐ thì đồng thời với việc ghi giảm nguyên giá TSCĐ phải ghi giảm giá trị đã hao mòn của TSCĐ. (Xem hướng dẫn hạch toán các TK 211, 213).

4. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi:

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

 

5. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi, khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

 

6. Trường hợp vào cuối năm tài chính, Quỹ xem xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ, nếu có sự thay đổi mức khấu hao cần phải điều chỉnh số khấu hao ghi trên sổ kế toán như sau:

- Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao TSCĐ tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (Số chênh lệch khấu hao tăng)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).

- Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao TSCĐ  giảm so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao giảm, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp)

Có TK  642 - Chi phí quản lý (Số chênh lệch khấu hao giảm).

 

 

TÀI KHOẢN 241

XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG

 

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB (Bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình) và tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB ở Quỹ.

Công tác đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ của Quỹ có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm. Ở các đơn vị tiến hành đầu tư XDCB theo phương thức tự làm thì tài khoản này phản ánh cả chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp, sửa chữa.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Chi phí đầu tư XDCB được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước, đồng thời phải phù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được thực hiện theo quy chế về quản lý  đầu tư XDCB. Chi phí đầu tư XDCB, bao gồm:

- Chi phí xây lắp;

- Chi phí thiết bị;

- Chi phí khác.

Tài khoản 241 được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình và ở mỗi hạng mục công trình phải được hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB và được theo dõi lũy kế kể từ khi khởi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

 

2. Khi đầu tư XDCB các chi phí xây lắp, chi phí thiết bị thường tính trực tiếp cho từng đối tượng tài sản, các chi phí quản lý dự án và chi phí khác thường được chi chung. Chủ đầu tư phải tiến hành tính toán, phân bổ chi phí quản lý dự án và chi phí khác cho từng đối tượng tài sản theo nguyên tắc:

- Các chi phí quản lý dự án và chi phí khác liên quan trực tiếp đến đối tượng tài sản  nào thì tính trực tiếp cho đối tượng tài sản đó;

- Các chi phí quản lý dự án và chi phí khác chi chung có liên quan đến nhiều đối tượng tài sản thì phải phân bổ theo những tiêu thức thích hợp.

 

3. Trường hợp dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng quyết toán dự án chưa được duyệt thì Quỹ ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá tạm tính (Giá tạm tính phải căn cứ vào chi phí thực tế đã bỏ ra để có được TSCĐ) để trích khấu hao, nhưng sau đó phải điều chỉnh theo giá quyết toán được phê duyệt.

 

4. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh thực tế có thể được hạch toán trực tiếp vào chi phí quản lý trong kỳ của doanh nghiệp. Nếu chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kỳ phát sinh có giá trị lớn và liên quan đến nhiều kỳ thì có thể phân bổ dần vào chi phí quản lý.

 

Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2411 - Mua sắm TSCĐ: Phản ánh chi phí mua sắm TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí mua sắm TSCĐ trong trường hợp phải qua lắp đặt, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng (Kể cả mua TSCĐ mới hoặc đã qua sử dụng).

Nếu mua sắm TSCĐ về phải đầu tư, trang bị thêm mới sử dụng được thì mọi chi phí mua sắm, trang bị thêm cũng được phản ánh vào tài khoản này.

- Tài khoản 2412 - Xây dựng cơ bản: Phản ánh chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình (Theo từng đối tượng tài sản hình thành qua đầu tư) và ở mỗi đối tượng tài sản phải theo dõi chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB.

- Tài khoản 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trường hợp sửa chữa thường xuyên TSCĐ thì không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí quản lý trong kỳ.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 241 - XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG

 

Bên Nợ:

- Chi phí đầu tư XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh (TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình);

- Chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ;

- Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ

 

Bên Có:

- Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư XDCB, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng;

- Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản chi phí duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt;

- Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán được duyệt;

- Kết chuyển chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ vào các tài khoản có liên quan.

 

Số dư bên Nợ:

- Chi phí dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ dở dang;

- Giá trị công trình xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng.

 

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Kế toán chi phí đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu

1.1. Nhận khối lượng XDCB, khối lượng sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành do bên nhận thầu bàn giao dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng  chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, căn cứ hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành, hoá đơn bán hàng, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412, 2413)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

1.2. Khi mua thiết bị đầu tư XDCB, nếu TSCĐ hình thành để dùng vào kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, căn cứ hoá đơn, phiếu nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 – Vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán)

Trường hợp chuyển thẳng thiết bị không cần lắp đến địa điểm thi công giao cho bên nhận thầu, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

1.3. Trả tiền cho người nhận thầu, người cung cấp vật tư, dịch vụ có liên quan đến đầu tư XDCB, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112,...

1.4. Xuất thiết bị đầu tư XDCB giao cho bên nhận thầu:

1.4.1. Đối với thiết bị không cần lắp, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang

Có TK 152 – Vật liệu (Chi tiết thiết bị trong kho).

1.4.2. Đối với thiết bị cần lắp:

- Khi xuất thiết bị giao cho bên nhận thầu, ghi:

Nợ TK 152 – Vật liệu (Chi tiết thiết bị đưa đi lắp)

Có TK 152 – Vật liệu (Chi tiết thiết bị trong kho).

- Khi có khối lượng lắp đặt hoàn thành của bên B bàn giao, được nghiệm thu và chấp nhận thanh  toán, thì giá thiết bị đưa đi lắp mới được tính vào chi phí đầu tư XDCB, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412)

Có TK 152 – Vật liệu (Chi tiết thiết bị đưa đi lắp)

1.5. Khi phát sinh chi phí khác, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)(nếu có)

Có các TK 111, 112, 331, 341,...

1.6. Đối với chủ đầu tư có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động đầu tư xây dựng thì căn cứ vào hoạt động đầu tư xây dựng đó thực hiện ở giai đoạn trước hoạt động (Chưa tiến hành sản xuất, kinh doanh) hay thực hiện ở giai đoạn đã tiến hành sản xuất, kinh doanh để hạch toán, như sau:

1.6.1. Trường hợp phát sinh trong hoạt động XDCB của giai đoạn trước hoạt động (Quỹ chưa tiến hành hoạt động):

- Khi phát sinh các chi phí đầu tư XDCB bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

Có các TK 111, 112 (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch

Có các TK 152, 153,...

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) (Chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ kế toán nhỏ hơn tỷ giá tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch – Lãi tỷ giá hối đoái)

Trường hợp chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ kế toán lớn hơn tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch ghi Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lỗ tỷ giá hối đoái).

- Khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, quyết toán vốn đầu tư được phê duyệt, kế toán kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư XDCB theo số dư TK 413 (4132) tính ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính, hoặc kết chuyển sang TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn” (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái lớn), hoặc TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” (Nếu lãi tỷ giá hối đoái lớn) để phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm (các bút toán xem ở phần hướng dẫn TK 413 “Chêng lệch tỷ giá hối đoái”).

1.6.2. Trường hợp phát sinh trong hoạt động XDCB của giai đoạn Quỹ hoạt động

Khi phát sinh các chi phí đầu tư XDCB bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

Có các TK 111, 112 (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

Có TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (Chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ kế toán nhỏ hơn tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch – Lãi tỷ giá hối đoái)

Trường hợp chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ kế toán nhỏ hơn tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch thì ghi Nợ TK 631 “Chi phí hoạt động nghiệp vụ” (Lỗ tỷ giá hối đoái).

 

1.7. Khi công trình hoàn thành, việc nghiệm thu tổng thể đã được thực hiện xong, tài sản được bàn giao và đưa vào sử dụng: Nếu quyết toán được duyệt ngay thì căn cứ vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư được duyệt để ghi sổ. Nếu quyết toán chưa được phê duyệt thì ghi tăng giá trị của tài sản hình thành qua đầu tư theo giá tạm tính (Giá tạm tính là chi phí thực tế đã bỏ ra để có được tài sản, căn cứ vào TK 241 để xác định giá tạm tính). Cả 2 trường hợp đều ghi như sau:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

Nợ các TK 152, 153,...

Có TK 241 – XDCB dở dang (Giá được duyệt hoặc giá tạm tính).

1.8. Khi quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành được duyệt thì kế toán điều chỉnh lại giá tạm tính theo giá trị tài sản được duyệt, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

Nợ các TK 152, 153

Nợ TK 138 - Phải thu khác (Phần chi phí xin duyệt bỏ không được duyệt phải thu

hồi).

Có TK 241 – XDCB dở dang (Chênh lệch giá được duyệt lớn hơn giá tạm

tính).

- Nếu giá trị tài sản hình thành qua đầu tư XDCB được duyệt có giá trị thấp hơn giá tạm tính, ghi ngược lại bút toán trên.

- Nếu TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc quỹ đầu tư phát triển thì đồng thời ghi:

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 241 – XDCB dở dang (các khoản thiệt hại được duyệt bỏ nếu có)

Có TK TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (Theo giá trị tài sản hình thành qua đầu tư XDCB được duyệt).

(Nếu đầu tư XDCB bằng chính nguồn vốn hoạt động thì không ghi bút toán đồng thời này).

1.9. Trường hợp công trình đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng, đang chờ lập chuyển hoặc duyệt quyết toán thì kế toán phải mở sổ chi tiết TK 241 “XDCB dở dang” theo dõi riêng công trình hoàn thành chờ bàn giao và duyệt quyết toán.

 

2- Kế toán chi phí đầu tư XDCB theo phương thức tự làm

Trường hợp kế toán đầu tư XDCB được tiến hành trong cùng một hệ thống sổ kế toán của Quỹ:

2.1. Phản ánh chi phí đầu tư XDCB thực tế phát sinh:

- Trường hợp công trinh xây dựng hoàn thành phục vụ cho kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, khi phát sinh chi phí, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (Giá mua không có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 111, 112,152, 441...(Tổng giá thanh toán).

- Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo tính theo phương pháp trực tiếp hoặc đối tượng không chịu thuế GTGT, khi phát sinh chi phí, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (Tổng giá  thanh toán)

Có các TK 111, 112, 152, 441...(Tổng giá thanh toán).

2.2. Khi công trình xây dựng hoàn thành và quyết toán vốn đầu tư được phê duyệt, kế toán hạch toán các bút toán như hướng dẫn tại Mục 1.

2.3. Kế toán cần chú ý khi quyết toán vốn đầu tư được duyệt, căn cứ vào nguồn để đầu tư và mục đích đầu tư để ghi:

Trường hợp TSCĐ hình thành dùng vào sản xuất, kinh doanh bằng nguồn vốn đầu tư XDCB (Ngân sách cấp) hoặc bằng nguồn Quỹ đầu tư phát triển, khi quyết toán vốn đầu tư được duyệt, ghi:

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB.

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động.

Đối với TSCĐ hình thành bằng quỹ phúc lợi và dùng vào mục đích phúc lợi, khi chủ đầu tư duyệt quyết toán vốn đầu tư, kế toán ghi tăng quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312 - Quỹ phúc lợi)

Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4313 - Quỹ phúc lợi đã

hình  thành TSCĐ).

3- Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ:

Công tác sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp cũng có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu.

3.1. Theo phương thức tự làm:

3.1.1. Khi chi phí sửa chữa lớn phát sinh được tập hợp vào bên Nợ TK 241 “XDCB dở dang” (2413) và được chi tiết cho từng công trình, công việc sửa chữa lớn TSCĐ. Căn cứ chứng từ phát sinh chi phí để hạch toán:

- Nếu sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ cho kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2413) (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 111, 112, 152, 214, ...(Tổng giá thanh toán).

- Nếu sữa chữa lớn TSCĐ phục vụ cho hoạt động, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2413)(Tổng giá thanh toán)

Có các TK 111, 112, 152, 214, 334,...(Tổng giá thanh toán)

3.1.2. Khi công trình sửa chữa lớn đã hoàn thành, kế toán phải tính giá thành thực tế của từng công trình sửa chữa lớn để quyết toán số chi phí này theo các trường hợp sau:

- Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có giá trị nhỏ, kết chuyển toàn bộ vào chi phí trong kỳ có hoạt động sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý

Có TK 241 – XDCB dở dang (2413)

- Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có giá trị lớn và liên quan đến nhiều kỳ kinh doanh, khi công việc sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, tiến hành kết chuyển vào tài khoản chi phí trả trước (Phân bổ dần) hoặc chi phí phải trả (Trường hợp đã trích trước chi phí sửa chữa lớn) về sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 241 – XDCB dở dang (2413)

- Trường hợp sửa chữa lớn hoặc cải tạo, nâng cấp thoả mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 241 – XDCB dở dang (2413).

3.2. Theo phương thức giao thầu:

- Khi nhận khối lượng sửa chữa lớn do bên nhận thầu bàn giao,  ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2413)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Các bút toán kết chuyển chi phí sửa chữa lớn giống như phương thức tự làm.

 

4. Đối với Ban quản lý XDCB được thành lập riêng

4.1. Quá trình nhận vốn và đầu tư XDCB

4.1.1. Hạch toán ở Ban quản lý XDCB

- Khi nhận được vốn cấp của Quỹ, căn cứ vào chứng từ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152 ...

Có TK 336 - Phải trả nội bộ (3362)

- Khi nhận TSCĐ của Quỹ cấp để phục vụ cho Ban quản lý XDCB, căn cứ vào chứng từ, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 336 - Phải trả nội bộ (3362)

- Khi xuất tiền mua nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho quá trình đầu tư, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang

Có các TK 111, 112

Có TK 152 - Vật liệu

- Công trình đầu tư XDCB hoàn thành quyết toán, bàn giao, căn cứ vào biên bản bàn giao, ghi:

Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ (3362)

Có TK 241 – XDCB dở dang

4.1.2. Hạch toán ở Quỹ

- Khi cấp vốn bằng TSCĐ, vật liệu, bằng tiền cho Ban quản lý XDCB, kế toán ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1362)

Có các TK 111, 112, 152, 211

- Khi nhận TSCĐ hoàn thành do Ban Quản lý dự án bàn giao, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1362)

 

4.2. Giai đoạn đầu tư XDCB hoàn thành bàn giao sử dụng

4.2.1. Hạch toán ở Quỹ.

- Khi nhận quyết toán công trình hoàn thành của chi nhánh gửi lên, kế toán ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1362)

- Khi công trình hoàn thành có quyết định bàn giao cho chi nhánh sử dụng, kế toán ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1362)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình.

4.2.2. Hạch toán tại Chi nhánh, Văn phòng

Căn cứ vào hồ sơ bàn giao TSCĐ của Quỹ, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 336 - Phải trả nội bộ (3362).

 

 

TÀI KHOẢN 242

CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí của các niên độ kế toán sau.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Thuộc loại chi phí trả trước dài hạn, gồm:

- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (Quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và TSCĐ khác) phục vụ cho hoạt động của Quỹ trong nhiều năm tài chính. Trường hợp trả trước tiền thuê đất có thời hạn nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì số tiền trả trước về thuê đất có thời hạn không được hạch toán vào Tài khoản 242 mà hạch toán vào Tài khoản 213;

- Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục vụ cho kinh doanh nhiều kỳ nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng;

-  Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động của nhiều năm tài chính;

- Chi phí thành lập, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;

- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn được phép phân bổ cho nhiều năm;

- Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình;

- Chi phí đào tạo cán bộ quản lý;

- Chi phí di chuyển địa điểm hoạt động, hoặc tổ chức lại đơn vị phát sinh lớn được phân bổ cho nhiều năm - Nếu chưa lập dự phòng tái cơ cấu;

- Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,...) và các loại lệ phí mà Quỹ mua và trả một lần cho nhiều năm tài chính;

- Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động của đơn vị trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm;

- Chi phí đi vay trả trước dài hạn như lãi tiền vay trả trước;

- Lãi mua hàng trả chậm, trả góp;

- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn Quỹ không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ nhiều năm;

- Số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư;

- Các khoản khác.

2.Chỉ hạch toán vào Tài khoản 242 những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động của Quỹ trên một năm tài chính;

3.Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí từng niên độ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý;

4.Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước dài hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí;

5.Quỹphải mở sổ chi tiết theo dõi riêng biệt chênh lệch tỷ giá hối đoái (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động chưa phân bổ vào chi phí.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ẢNH CỦA
TÀI KHOẢN 242 - CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN

 

Bên Nợ:

- Các khoản chi phí trả trước dài hạn phát sinh trong kỳ;

- Phản ánh số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư để phân bổ dần vào chi phí.

 

Bên Có:

- Các khoản chi phí trả trước dài hạn đã tính vào chi phí trong kỳ;

- Phản ánh số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động, khi hoàn thành đầu tư) vào chi phí trong kỳ.

 

Số dư bên Nợ:

- Các khoản chi phí trả trước dài hạn chưa tính vào chi phí trong kỳ;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư chưa xử lý tại thời điểm cuối năm tài chính.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1.Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước dài hạn lớn phải phân bổ dần vào chi phí của nhiều năm tài chính như: Chi phí thành lập, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí di chuyển địa điểm,…, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 152, 331, 334, 338,...

Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí, ghi:

Nợ các TK 631, 642

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

2. Khi trả trước tiền thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng theo phương thức thuê hoạt động và phục vụ hoạt động cho nhiều năm, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112,...

3. Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động trên một năm tài chính phải phân bổ nhiều năm:

- Khi xuất công cụ, dụng cụ, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

- Định kỳ tiến hành phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ đã xuất dùng theo tiêu thức hợp lý. Khi phân bổ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

4. Trường hợp mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp:

- Khi mua TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay, hoặc cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ các TK 211, 213  (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa

Tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-)

Thuế GTGT (nếu có))

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả

chậm, trả góp phải trả định kỳ).

- Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

5. Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh lớn, Quỹ không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ chi phí vào nhiều năm tài chính khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành:

5.1. Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn vào tài khoản chi phí trả trước dài hạn, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

Có TK 241 - XDCB dở dang (2413).

5.2. Định kỳ, tính và phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí quản lý trong năm tài chính, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

 

6.Khi kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá phát sinh lớn) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư, bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng để phân bổ dần vào chi phí, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132).

7. Trường hợp Quỹ trả trước dài hạn lãi tiền vay cho bên cho vay, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Có các TK 111, 112,...

- Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào chi phí hoạt động nghiệp vụ hoặc vốn hoá tính vào giá trị tài sản dở dang, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Nếu chi phí đi vay ghi vào chi phí trong

kỳ)

Nợ TK 241 - XDCB dở dang (Nếu chi phí đi vay được vốn hoá vào giá trị tài sản

đầu tư xây dựng dở dang)

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

 

 

TÀI KHOẢN 244

KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC DÀI HẠN

 

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền hoặc giá trị tài sản mà Quỹ đem đi ký quỹ, ký cược dài hạn tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác có thời hạn trên 1 năm.

Các khoản tiền, tài sản đem ký quỹ, ký cược dài hạn phải được theo dõi chặt chẽ và kịp thời thu hồi khi hết thời hạn ký quỹ, ký cược...

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 244 - KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC DÀI HẠN

 

Bên Nợ:

Số tiền hoặc giá trị tài sản mang đi ký quỹ, ký cược dài hạn.

 

Bên Có:

- Khoản khấu trừ (phạt) vào tiền ký quỹ, ký cược dài hạn tính vào chi phí khác;

- Số tiền hoặc giá trị tài sản ký quỹ, ký cược dài hạn giảm do rút về.

 

Số dư bên Nợ:

Số tiền hoặc giá trị tài sản đang ký quỹ, ký cược dài hạn.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi chuyển tiền để ký quỹ, ký cược dài hạn, ghi:

Nợ TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn (Chi tiết theo từng khoản)

Có TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121, 1122).

 

2. Khi nhận lại số tiền ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121, 1122)

Có TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn.

 

3. Trường hợp Quỹ bị phạt, khấu trừ vào tiền ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Có TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn.

 

 

 

 

 

TÀI KHOẢN 251

CHO VAY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam cho các doanh nghiệp viễn thông vay và tình hình thu hồi nợ các khoản cho vay của Quỹ.

Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông đối với các doanh nghiệp viễn thông và Internet thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hạ tầng viễn thông, Internet và các cơ sở vật chất khác phục vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông gồm:

- Cho vay trung hạn

- Cho vay dài hạn

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN  NÀY  CẦN  TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

 

1. Chỉ phản ánh vào TK 251 số tiền cho vay các dự án phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ viễn thông công ích thuộc đối tượng hỗ trợ quy định của pháp luật và có trong kế hoạch năm đã được Bộ Thông tin truyền thông thông qua.

2. Phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện và quy định về thủ tục cho vay theo quy định của Quỹ.

3. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi rõ ràng, rành mạch các khoản cho vay, thu hồi nợ vay trung hạn, dài hạn theo từng lần của từng đối tượng vay. Trong từng khoản nợ vay phải hạch toán được thời hạn vay, trả nợ, lãi suất phải trả. Đồng thời phải phản ánh được các khoản cho vay đủ tiêu chuẩn, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.

4. Đối với từng khoản cho vay hỗ trợ, kế toán  phải mở sổ chi tiết theo dõi theo từng loại đồng tiền cho vay (Đồng VN, USD…). Nếu cho vay bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán và theo dõi nguyên tệ trên tài khoản 007- Ngoại tệ (TK ngoài Bảng Cân đối kế toán).

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 251- CHO VAY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG

 

Bên Nợ:Số tiền cho vay

Bên Có:Số tiền đơn vị vay đã trả nợ

Số dư bên Nợ:Số tiền đơn vị vay còn nợ Quỹ đến cuối kỳ.

 

Tài khoản 251- Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2511- Cho vay trung hạn: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp vay trung hạn và tình hình thu hồi nợ các khoản cho vay phát triển hạ tầng viễn thông.

Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 3:

+ TK 25111- Nợ đủ tiêu chuẩn: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay đang trong hạn trả nợ và đã được đánh giá là có khả năng trả nợ đúng hạn, đầy đủ khi đến hạn trả nợ.

+ TK 25112- Nợ dưới tiêu chuẩn: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay trung hạn đã quá hạn trả nợ và tình  hình thu hồi  nợ các khoản cho vay đó.

+ TK 25113- Nợ nghi ngờ: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay trung hạn đang ở tình trạng nghi ngờ và tình hình thu hồi  nợ các khoản cho vay đó.

+ TK 25114- Nợ có khả năng mất vốn: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay trung hạn đã được đánh giá là có khả năng mất vốn.

- Tài khoản 2512- Cho vay  dài hạn: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay dài hạn và tình hình thu hồi nợ các khoản cho vay dài hạn.

Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 3:

+ TK 25121- Nợ đủ tiêu chuẩn: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay dài hạn đang trong hạn trả nợ hoặc đã được gia hạn nợ và đã được đánh giá là có khả năng trả nợ đúng hạn, đầy đủ khi đến hạn trả nợ.

+ TK 25122- Nợ dưới tiêu chuẩn: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay dài hạn đã quá hạn trả nợ và tình  hình thu hồi  nợ các khoản cho vay đó.

+ TK 25123- Nợ nghi ngờ: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay dài hạn đang ở tình trạng nghi ngờ và tình hình thu hồi  nợ các khoản cho vay đó.

+ TK 25124- Nợ có khả năng mất vốn: Phản ánh số tiền Quỹ cho các doanh nghiệp viễn thông vay dài hạn đã được đánh giá là có khả năng mất vốn.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi xuất tiền cho các đơn vị vay phát triển hạ tầng viễn thông, ghi:

Nợ TK 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

2. Khi thu nợ đơn vị vay, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

3. Khi doanh nghiệp viễn thông bị phá sản, giải thể và Quỹ được quyền tham gia quá trình quản lý và thanh lý tài sản của doanh nghiệp vay vốn theo quy định của Luật phá sản:

 

3.1. Khi thu được tiền thanh lý tài sản, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác (3388)

 

3.2. Khi phát sinh các khoản chi phí phục vụ cho quá trình thanh lý, ghi:

Nợ TK 338- Phải trả, phải nộp khác (3388)

Có các TK 111, 112

3.3. Khi có quyết định dùng tiền thu thanh lý bù đắp số dư nợ vay của doanh nghiệp viễn thông và Internet, ghi:

Nợ TK 359 - Quỹ dự phòng rủi ro cho vay (Số chênh lệch giữa giá trị khoản nợ vay và số thu nhập thanh lý tài sản của doanh nghiệp vay bị phá sản, giải thể)

Nợ TK 338- Phải trả, phải nộp khác (3388)

Có TK 251- Cho vay phát triền hạ tầng viễn thông

 

4. Khi các chủ nợ vay hoàn toàn không có khả năng trả nợ đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và quyết định dùng quỹ dự phòng rủi ro cho vay để bù đắp số thiệt hại, ghi:

Nợ TK 359 - Quỹ dự phòng rủi ro cho vay

Có TK 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông.

Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý (TK ngoài Bảng CĐKT)

 

5. Trường hợp khi đến hạn trả nợ vay nhưng đơn vị vay chưa có khả năng trả nợ, nếu không được quỹ cho gia hạn trả thì kế toán phải lập phiếu để chuyển nợ vay từ nợ đủ tiêu chuẩn sang nợ dưới tiêu chuẩn, ghi:

Nợ TK 25112- Nợ dưới tiêu chuẩn

Có TK 25111- Nợ đủ tiêu chuẩn

Trường hợp chuyển từ nợ dưới tiêu chuẩn sang nợ nghi ngờ, và từ nợ nghi ngờ sang nợ có khả năng mất vốn phải có chứng cứ và phải có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền. Căn cứ vào biên bản xử lý để kế toán ghi sổ:

- Khi chuyển từ nợ dưới tiêu chuẩn sang nợ nghi ngờ, ghi:

Nợ TK 25113- Nợ nghi ngờ

Có TK 25112- Nợ dưới tiêu chuẩn

- Khi chuyển từ nợ nghi ngờ sang nợ có khả năng mất vốn, ghi:

Nợ TK 25114-  Nợ có khả năng mất vốn

Có TK 25113- Nợ nghi ngờ

 

6. Trường hợp chuyển nợ vay dài hạn cũng được thực hiện tương tự như nghiệp vụ 5.

 

7. Khi thu hồi được các khoản cho vay đã xoá nợ, được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro cho vay hoặc bù đắp bằng các nguồn khác, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 711- Thu nhập khác

Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý (TK ngoài Bảng CĐKT) đúng bằng số tiền đã thu được.

 

LOẠI TÀI KHOẢN 3

NỢ PHẢI TRẢ

 

Loại tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình hoạt động mà Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, phải trả cho Nhà nước, phải trả công nhân viên và các khoản phải trả khác.

 

Nợ phải trả của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

 

1. Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam có trách nhiệm trả trong vòng một năm.

 

Nợ ngắn hạn gồm các khoản:

- Vay ngắn hạn;

- Khoản nợ dài hạn đến hạn trả;

- Các khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp;

- Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước;

- Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động;

- Các khoản chi phí phải trả;

- Các khoản phải trả ngắn hạn khác.

 

2. Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm.

 

Nợ dài hạn gồm các khoản:

- Vay dài hạn cho đầu tư phát triển;

- Nợ dài hạn phải trả;

- Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn;

- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;

- Dự phòng phải trả;

- Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích;

- Quỹ dự phòng rủi ro cho vay.

 

HẠCH TOÁN LOẠI TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Các khoản nợ phải trả của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải được theo dõi chi tiết số nợ phải trả, số nợ đã trả theo từng chủ nợ. Tổng số nợ phải trả của mỗi tài khoản phải bằng tổng số nợ phải trả của các chủ nợ cùng tài khoản.

 

2. Các khoản nợ phải trả của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải được phân loại thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn căn cứ vào thời hạn phải thanh toán của từng khoản nợ phải trả.

 

 

3. Cuối niên độ kế toán, số dư của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ phải được đánh giá theo tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại ngày khoá sổ lập báo cáo tài chính.

 

4. Những chủ nợ mà Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam có quan hệ giao dịch, mua hàng thường xuyên hoặc có số dư về nợ phải trả lớn, bộ phận kế toán phải kiểm tra, đối chiếu về tình hình công nợ đã phát sinh với từng khách hàng và định kỳ phải có xác nhận nợ bằng văn bản với các chủ nợ.

 

5. Các tài khoản nợ phải trả chủ yếu có số dư bên Có, nhưng trong quan hệ với từng chủ nợ, các Tài khoản 331, 333, 334, 338 có thể có số dư bên Nợ phản ánh số đã trả lớn hơn số phải trả. Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính cho phép lấy số dư chi tiết của các tài khoản này để lên hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn” của Bảng Cân đối kế toán.

 

Loại Tài khoản Nợ phải trả, có 16 tài khoản, chia thành 4 nhóm:

 

Nhóm Tài khoản 31 - Nợ ngắn hạn, có 2 tài khoản:

- Tài khoản 311 - Vay ngắn hạn;

- Tài khoản 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

 

Nhóm Tài khoản 33 - Các khoản phải trả, có 7 tài khoản:

- Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán;

- Tài khoản 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển;

- Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;

- Tài khoản 334 - Phải trả người lao động;

- Tài khoản 335 - Chi phí phải trả;

- Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ;

- Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp  khác.

 

Nhóm Tài khoản 34 - Nợ dài hạn, có 3 tài khoản:

- Tài khoản 341 - Vay dài hạn;

- Tài khoản 342 - Nợ dài hạn;

- Tài khoản 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.

 

Nhóm Tài khoản 35 - Dự phòng, có  4 tài khoản:

- Tài khoản 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;

- Tài khoản 352 - Dự phòng phải trả;

- Tài khoản 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích;

- Tài khoản 359 - Quỹ dự phòng rủi ro cho vay.

 

 

TÀI KHOẢN 311

VAY NGẮN HẠN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hình trả nợ tiền vay của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, bao gồm các khoản tiền vay Ngân hàng, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Quỹ.

Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một năm.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Kế toán tiền vay ngắn hạn phải theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay, số tiền vay đã trả (gốc và lãi vay), số tiền còn phải trả theo từng đối tượng cho vay, theo từng khế ước vay.

2. Trường hợp vay bằng ngoại tệ, hoặc trả nợ vay bằng ngoại tệ phải theo dõi chi tiết gốc ngoại tệ riêng và quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch hoặc theo tỷ giá trên sổ kế toán (Bên Nợ TK 311 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, bên Có TK 311 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng). Các khoản chênh lệch tỷ giá ở thời điểm vay và thời điểm trả nợ vay phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ cuối năm tài chính (Giai đoạn hoạt động) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được ghi nhận ngay vào chi phí hoạt động nghiệp vụ, hoặc thu nhập hoạt động nghiệp vụ trong năm.

3. Kế toán khoản vay bằng ngoại tệ được phản ánh bên Có TK 311 theo tỷ giá giao dịch, bên Nợ TK 311 được phản ánh theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 311 – VAY NGẮN HẠN

 

Bên Nợ:

- Số tiền đã trả về các khoản vay ngắn hạn;

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm (Do đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ).

 

Bên Có:

- Số tiền vay ngắn hạn;

-Số chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng (Do đánh giá lại số nợ vay bằng ngoại tệ).

 

Số dư bên Có:

Số tiền còn nợ về các khoản vay ngắn hạn chưa trả.

 

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1.Vay tiền để mua vật tư dùng cho hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Tổng giá thanh toán).

 

2. Vay tiền để trả nợ người bán, trả nợ dài hạn, trả nợ vay dài hạn, chi trả các khoản nợ tính vào chi phí hoạt động nghiệp vụ, chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả

Nợ TK 341 - Vay dài hạn

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

Nợ TK 631 - Chi hoạt động nghiệp vụ

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 311 - Vay ngắn hạn.

 

3. Vay ngoại tệ để trả nợ người bán, trả nợ khách hàng, trả nợ dài hạn, trả nợ vay dài hạn, phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày giao dịch:

3.1. Trường hợp tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 341 - Vay dài hạn (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng)

Có TK 511- Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Số chênh lệch giữa tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán) (5118).

3.2. Trường hợp tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 341 - Vay dài hạn (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 631- Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Số chênh lệch giữa tỷ giá thực

tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ

giá ghi sổ kế toán) (6318).

Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng).

 

4. Vay tiền về nhập quỹ tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 311- Vay ngắn hạn.

 

5. Khi vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để mua vật liệu nhập kho hoặc sử dụng ngay hoặc trả tiền thuê dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 152, 631, 642 (Theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình

quân liên ngân hàng)

Có TK 311 – Vay ngắn hạn (Theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ

giá bình quân liên ngân hàng).

 

6. Khi Quỹ trả nợ tiền vay ngắn hạn bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn

Có các TK 111, 112,...

 

7. Khi thanh toán nợ vay ngắn hạn bằng tiền mặt hoặc tiền gửi bằng ngoại tệ trong giai đoạn đã đi vào hoạt động:

7.1. Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 311)

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Lỗ tỷ giá hối đoáiTK6318)

Có các TK 111(1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán

của TK 1112, 1122).

7.2. Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 311)

Có TK 511 – Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Lãi tỷ giá hối đoái

TK 5118).

Có các TK 111(1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán

của TK 1112, 1122).

 

8. Khi thanh toán nợ vay ngắn hạn bằng tiền mặt hoặc tiền gửi bằng ngoại tệ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động)

8.1.Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ vay ngắn hạn, ghi:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 311)

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111(1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán

của TK 1112, 1122).

8.2. Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ vay ngắn hạn, ghi:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 311)

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131 - Lãi tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111(1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán

của TK 1112, 1122).

 

9. Cuối niên độ kế toán, số dư nợ vay ngắn hạn có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính năm:

9.1. Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

 

9.2. Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 311 – Vay ngắn hạn.

 

TÀI KHOẢN 315

NỢ DÀI HẠN ĐẾN HẠN TRẢ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ dài hạn đã đến hạn trả mà chưa trả trong kỳ kế toán năm; số nợ dài hạn đến hạn trả trong kỳ kế toán năm tới và tình hình thanh toán các khoản nợ đó.

 

Nợ dài hạn đến hạn trả là các khoản nợ dài hạn đã đến hạn phải trả cho chủ nợ trong niên độ kế toán hiện hành.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Cuối niên độ kế toán, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải căn cứ vào kế hoạch trả nợ dài hạn, xác định số nợ dài hạn đã đến hạn phải thanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo và chuyển sang nợ dài hạn đến hạn trả.

 

2. Kế toán phải theo dõi chi tiết nợ dài hạn đến hạn trả, số đã trả, số còn phải trả của nợ dài hạn đến hạn trả theo từng chủ nợ. Nợ dài hạn đến hạn trả bằng ngoại tệ phải theo dõi chi tiết gốc ngoại tệ riêng và quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch). Bên Nợ TK 315 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán. Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm tài chính được ghi nhận ngay vào chi phí hoạt động nghiệp vụ hoặc thu nhập hoạt động nghiệp vụ trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 315 – NỢ DÀI HẠN ĐẾN HẠN TRẢ

 

Bên Nợ:

- Số tiền đã thanh toán về nợ dài hạn đến hạn trả;

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại số dư nợ dài hạn có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính.

 

Bên Có:

- Số nợ dài hạn đến hạn trả phát sinh;

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng do đánh giá lại số dư nợ dài hạn có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính.

 

Số dư bên Có:

Số nợ còn phải trả của nợ dài hạn đã đến hạn hoặc quá hạn phải trả.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Cuối niên độ kế toán, xác định số nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

 

2. Trả nợ dài hạn đến hạn trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả

Có các TK 111,112,…

 

3. Trong giai đoạn hoạt động, khi Quỹ trả nợ dài hạn đến hạn trả bằng ngoại tệ:

- Nếu tỷ giá ngoại tệ trên sổ kế toán TK 315 nhỏ hơn tỷ giá ngoại tệ trên sổ kế toán TK 111, TK 112, ghi:

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Lỗ tỷ giá - TK6318)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

 

- Nếu tỷ giá ngoại tệ trên sổ kế toán TK 315 lớn hơn tỷ giá ngoại tệ trên sổ kế toán TK 111, TK 112, ghi:

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 511 - Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Lãi tỷ giá – TK 5118)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá trên sổ kế toán).

 

4. Trong giai đoạn trước hoạt động, khi Quỹ trả nợ dài hạn đến hạn trả của hoạt động đầu tư XDCB bằng ngoại tệ:

- Nếu tỷ giá ngoại tệ trên sổ kế toán TK 315 nhỏ hơn tỷ giá ngoại tệ trên sổ kế toán TK 111, TK 112, ghi:

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lỗ tỷ giá)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

 

- Nếu tỷ giá ngoại tệ trên sổ kế toán TK 315 lớn hơn tỷ giá ngoại tệ trên sổ kế toán TK 111, TK 112, ghi:

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lãi tỷ giá)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

 

5. Khi trả nợ dài hạn đến hạn trả bằng tiền thu hồi công nợ hoặc tiền vay mới, ghi:

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả

Có các TK 131, 138

Có TK 311 - Vay ngắn hạn.

 

6. Cuối niên độ kế toán, số dư nợ dài hạn đến hạn trả có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính năm:

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

 

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả.

TÀI KHOẢN 331

PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, người nhận thầu.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1.Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp vật liệu, hàng hóa, dịch vụ cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.

2.Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ trả tiền ngay (bằng tiền mặt, tiền séc hoặc đã trả qua Ngân hàng).

3.Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán.

4.Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp ngoài hóa đơn mua hàng.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 331 - PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN

 

Bên Nợ:

- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ;

- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ;

- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng;

- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho Quỹ giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán;

- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán.

Bên Có:

- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu;

- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức.

Số dư bên Có:

Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp.

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở Tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Mua vật liệu, công cụ dụng cụ chưa trả tiền người bán về nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) ( nếu có).

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

2.Mua TSCĐ chưa trả tiền cho người bán đưa vào sử dụng, căn cứ hoá đơn của người bán, biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có).

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

3.Nhận dịch vụ cung cấp (chi phí vận chuyển hàng hoá, điện, nước, điện thoại, kiểm toán, tư vấn, quảng cáo, dịch vụ khác) của người bán, giá trị dịch vụ mua vào sẽ bao gồm cả thuế GTGT, hoặc không bao gồm thuế GTGT đầu vào - tuỳ theo phương pháp xác định thuế GTGT phải nộp, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Nợ các TK 631, 642, 811

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

4.Khi thanh toán số tiền phải trả cho người bán vật tư, công cụ, dụng cụ, người cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112, 311, 341,...

5.Khi ứng trước tiền cho người bán vật tư, công cụ, dụng cụ, người cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112,...

6. Khi nhận lại tiền do người bán hoàn lại số tiền đã ứng trước vì không có hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

7.Chiết khấu thanh toán mua vật tư, công cụ, dụng cụ mà Quỹ được hưởng do thanh toán trước thời hạn phải thanh toán và tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán, người cung cấp, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 511 - Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (5118).

8.Trường hợp vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào đã nhập kho, phải trả lại do không đúng quy cách, phẩm chất được tính trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có các TK 152, 153, ...

9.Trường hợp người bán chấp thuận giảm giá cho số vật tư, công cụ, dụng cụ mà Quỹ đã mua vì không đúng quy cách, phẩm chất và hàng hoá vẫn còn trong kho, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 152, 153, ... (Giá trị được giảm giá)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).

10.Trường hợp các khoản nợ phải trả cho người bán không tìm ra chủ nợ hoặc chủ nợ không đòi và được xử lý ghi tăng thu nhập khác của Quỹ, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 711 - Thu nhập khác (7118).

11. Cuối niên độ kế toán, số dư các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ kế toán, lập báo cáo tài chính và hạch toán như sau:

- Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính nhỏ hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 331 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính lớn hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 331 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái cuối niên độ (Xem phần hướng dẫn ở TK 413).

 

TÀI KHOẢN 332

KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DN VIỄN THÔNG CHỜ KẾT CHUYỂN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông cho Quỹ và tình hình kết chuyển số tiền thu được thành lập Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích hoặc bổ sung vốn NSNN cấp.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1.              Số tiền đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông phản ánh vào tài khoản này là toàn bộ số thực tế phát sinh trong kỳ (gồm cả số đã thu được tiền và số chưa thu được tiền) theo tỷ lệ qui định trên:

- Doanh thu cung ứng dịch vụ cho khách hàng sử dụng thực tế phát sinh của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định hiện hành

- Cước kết nối bổ sung theo qui định hiện hành (nếu có)

2.              Trong năm, trên cơ sở kế hoạch đóng góp tài chính năm (chia theo quý) của các doanh nghiệp viễn thông gửi Quỹ và Bộ Thông tin và truyền thông, Quỹ thông báo số tiền phải nộp cho từng doanh nghiệp theo quý. Kết thúc năm tài chính, theo thời hạn quy định Quỹ tiến hành quyết toán số tiền phải đóng góp tài chính với các doanh nghiệp viễn thông để xác định số phải nộp, số đã nộp và số còn phải nộp. Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thừa cho Quỹ thì số nộp thừa được trừ vào số tiền phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc Quỹ phải hoàn trả cho doanh nghiệp

3.              Về nguyên tắc, kết thúc năm tài chính Quỹ và các doanh nghiệp viễn thông phải tiến hành quyết toán để xác định số phải nộp làm cơ sở ghi sổ kế toán khoản đóng góp. Tuy nhiên trong trường hợp khi kết thúc năm tài chính  giữa Quỹ và các doanh nghiệp viễn thông chưa tiến hành quyết toán thì Quỹ phải tiến hành xác định khoản đóng góp này trên cở sở các thông báo số phải nộp trong năm đến các doanh nghiệp để ghi sổ kế toán số còn phải thu (nếu doanh nghiệp chưa nộp đủ theo thông báo). Khi doanh nghiệp và Quỹ tiến hành quyết toán, nếu có chênh lệch thì Quỹ tiến hành điều chỉnh số kế toán theo qui định hiện hành.

4.              Định kỳ Quỹ tiến hành xác định và kết chuyển các khoản đóng góp đã thu được tiền bổ sung vốn hoạt động và lập Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích .

5.              Quỹ phải mở sổ chi tiết theo dõi chi tiết số đóng góp đã thu được tiền, số chưa thu được tiền , số kết chuyển bổ sung vốn hoạt động, số kết chuyển lập Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

 

KẾT CẦU VÀ NỘI DUNG CỦA TÀI KHOẢN 332 – KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DN VIỄN THÔNG CHỜ KẾT CHUYỂN

 

Bên Nợ:

- Kết chuyển số đóng góp của DN viễn thông đã thu được tiền sang lập quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

- Kết chuyển số đóng góp đã thu được tiền bổ sung nguồn vốn hoạt động

Bên Có:

- Số đóng góp phát sinh bằng tiền

- Số đóng góp phát sinh phải thu

Số dư bên Có:

Phản ánh số đóng góp chưa thu được tiền hoặc đã thu được tiền nhưng chưa làm thủ tục bổ sung vốn hoạt động,  chuyển lập Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi thu được tiền các khoản đóng góp của DN viễn thông, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

2. Cuối kỳ, căn cứ trên hồ sơ (Thông báo của Quỹ, báo cáo của doanh nghiệp viễn thông hoặc số xác nhận) khoản đóng góp giữa DN viễn thông và Quỹ, xác định số còn phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông, ghi:

Nợ TK 132 -Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

Có TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

3. Khi thu được tiền các khoản đóng góp còn phải thu, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

4. Định kỳ, thực hiện các thủ tục chuyển khoản đóng góp đã thu được bằng tiền lập Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích, ghi:

Nợ TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

Có TK 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

5. Khi có quyết định chuyển khoản đóng góp đã thu được tiền bổ sung nguồn vốn hoạt động, ghi:

Nợ TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (4112)

6. Căn cứ vào doanh thu thực tế phát sinh trong năm của doanh nghiệp viễn thông theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, Quỹ xác định số chênh lệch giữa: số phải đóng góp theo thông báo của Quỹ hoặc số báo cáo của doanh nghiệp trong năm và số quyết toán thực tế giữa Quỹ và doanh nghiệp viễn thông.

6.1. Trường hợp số quyết toán nhỏ hơn số đóng góp đã ghi sổ, ghi giảm số phải thu hoặc Quỹ chi tiền trả cho doanh nghiệp viễn thông, ghi:

Nợ TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

Có TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

Có các TK 111, 112,...

 

6.2. Trường hợp số quyết toán lớn hơn số đóng góp đã ghi sổ, xác định số chênh lệch phải đóng góp thêm, ghi:

Nợ TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

Có TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

 

7. Khi có quyết định xoá sổ các khoản đóng góp của các DN viễn thông công ích do không thu được hoặc do doanh nghiệp đó mất khả năng thanh toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền, ghi:

Nợ TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết  chuyển.

Có TK 132 - Phải thu khoản đóng góp của DN viễn thông

Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý  (TK ngoài Bảng CĐKT) khoản đóng góp chưa thu được xử lý.

TÀI KHOẢN 333

THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC

 

Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1.Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam chủ động tính và xác định số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp. Việc kê khai đầy đủ, chính xác số thuế, phí và lệ phí phải nộp là nghĩa vụ của Quỹ.

2.Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế, phí và lệ phí cho Nhà nước. Trường hợp có thông báo số thuế phải nộp, nếu có thắc mắc và khiếu nại về mức thuế, về số thuế phải nộp theo thông báo thì cần được giải quyết kịp thời theo quy định. Không được vì bất cứ lý do gì để trì hoãn việc nộp thuế.

3. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.

4.Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam nếu nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 333 - THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC

 

Bên Nợ:

- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;

- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;

- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.

Bên Có:

- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Số dư bên Có:

Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Trong trường hợp cá biệt, Tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.

Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2:

-Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp:Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.

+ Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

- Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt:Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước

-Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu:Phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước .

-Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp:Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

-Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân:Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

-Tài khoản 3336 - Thuế tài nguyên:Phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

-Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất:Phản ánh số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

- Tài khoản 3338 - Các loại thuế khác:Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các loại thuế khác không ghi vào các tài khoản trên, như: Thuế môn bài, thuế nộp thay cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam... Tài khoản này được mở chi tiết cho từng loại thuế khác.

-Tài khoản 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác:Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Tài khoản này còn phải ánh các khoản Nhà nước trợ cấp cho doanh nghiệp (nếu có) như các khoản trợ cấp, trợ giá.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Thuế GTGT phải nộp (3331)

1.1. Kế toán thuế GTGT đầu ra (TK 33311)

Khi Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam nhượng bán vật tư, TSCĐ và cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu (Theo số chưa có thuế GTGT) và thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131,... (Tổng giá thanh toán)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Theo số chưa có thuế GTGT)

1.2. Kế toán thuế GTGT của hàng nhập khẩu (TK 33312)

1.2.1. Khi nhập khẩu vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ nhập khẩu (chưa bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu), ghi:

Nợ các TK 152, 153, 211, ...

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333)

Có các TK 111, 112, 331,...

Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:

- Vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312).

- Trường hợp vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động nghiệp vụ của Quỹ hoặc dùng vào sản xuất kinh doanh dịch vụ không chịu thuế GTGT thì thuế GTGT hàng nhập khẩu được hạch toán vào giá trị vật tư, công cụ dụng cụ, TSCĐ nhập khẩu.

1.2.2. Khi thực nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312)

Có các TK 111, 112,...

1.3. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

Cuối kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ:

- Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ được chuyển trừ vào số thuế GTGT đầu ra, ghi:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.

-  Số thuế GTGT thực nộp vào NSNN, khi nộp ghi:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có các TK 111, 112,...

1.4. Kế toán thuế GTGT được giảm, trừ

- Nếu số thuế GTGT phải nộp được giảm, được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:

 

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 711 - Thu nhập khác (7118).

- Nếu số thuế GTGT được giảm, được NSNN trả lại bằng tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 711 - Thu nhập khác (7118).

2. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TK 3332)

- Khi nhập khẩu TSCĐ, vật liệu, công cụ dụng cụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế về số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 211,...

Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Khi nộp tiền thuế tiêu thụ đặc biệt vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có các TK 111, 112,...

 

3. Thuế nhập khẩu (TK 3333)

-Khi nhập khẩu vật tư, công cụ dụng cụ, TSCĐ, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, công cụ dụng cụ, TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu), ghi:

Nợ các TK 152, 153, 211,... (Giá có thuế nhập khẩu)

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112, 331,...

-Khi nộp thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112,...

4. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TK 3334)

4.1.Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định, ghi:

Nợ TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

4.2.Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111, 112,...

4.3.Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:

- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:

Nợ TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có các TK 111, 112,...

5. Thuế thu nhập cá nhân (TK 3335)

5.1. Nguyên tắc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (gọi tắt là thuế thu nhập cá nhân):

- Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam chi trả thu nhập hoặc được uỷ quyền chi trả thu nhập (gọi tắt là cơ quan chi trả thu nhập) phải thực hiện việc kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Quỹ chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế để nộp thay tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước.

- Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam chi trả thu nhập có trách nhiệm tính số tiền thù lao được hưởng, tính thuế thu nhập cá nhân và thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân, và nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp phải cấp “Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập” cho cá nhân có thu nhập cao phải nộp thuế, quản lý sử dụng và quyết toán biên lai thuế theo chế độ qui định.

5.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

5.2.1. Hàng tháng, khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế của công nhân viên và người lao động khác, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).

5.2.2. Khi chi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, Quĩ phải xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập, ghi:

- Trường hợp chi trả tiền thù lao, dịch vụ thuê ngoài... ngay cho các cá nhân bên ngoài, ghi:

Nợ TK 642 (Tổng số phải thanh toán); hoặc

Nợ TK 161 - Chi kinh phí sự nghiệp (Tổng số tiền phải thanh toán); hoặc

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Tổng tiền phải thanh toán) (4311)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) (Số

thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ)

Có các TK 111, 112,... (Số tiền thực trả).

- Khi chi trả các khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập cao, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng số tiền phải trả)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ) (3335)

Có các TK 111, 112,... (Số tiền thực trả).

5.2.3. Quỹ chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân được hưởng khoản tiền thù lao tính theo tỷ lệ (%) trên số tiền thuế đối với thu nhập thường xuyên và trên số tiền thuế đối với thu nhập không thường xuyên trước khi nộp vào Ngân sách Nhà nước. Khi xác định số tiền thù lao được hưởng từ việc kê khai, khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định, ghi:

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335)

Có TK 711 - Thu nhập khác (7118).

5.2.4. Khi nộp thuế thu nhập cá nhân vào Ngân sách Nhà nước thay cho người có thu nhập cao, ghi:

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335)

Có các TK 111, 112,...

6. Thuế tài nguyên (TK 3336)

- Xác định số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6428)

Có TK 3336 - Thuế tài nguyên.

-Khi thực nộp thuế tài nguyên vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3336 - Thuế tài nguyên

Có các TK 111, 112,...

7. Thuế nhà đất, tiền thuê đất (TK 3337)

-Xác định số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp tính vào chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6428)

Có TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất.

-Khi nộp tiền thuế nhà đất, tiền thuê đất vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất

Có các TK 111, 112,...

8. Các loại thuế khác (3338), Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (3339)

-Khi xác định số lệ phí trước bạ tính trên giá trị tài sản mua về (khi đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng), ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).

-Khi thực nộp các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác, ghi:

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3338, 3339)

Có các TK 111, 112,...

 

 

TÀI KHOẢN 334

PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 334 - PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG

 

Bên Nợ:

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởngcó tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước chongười lao động;

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công củangười lao động.

 

Bên Có:

Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởngcó tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi chongười lao động;

 

Số dư bên Có:

Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởngcó tính chất lươngvà các khoản khác còn phải trả chongười lao động.

Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ Tài khoản 334 rất cá biệt (nếu có) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.

Tài khoản 334 - Phải trả người lao động, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của Quĩ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.

- Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của Quỹ về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1.Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6421)

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348).

2.Tiền thưởng trả cho công nhân viên:

- Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311)

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).

- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341)

Có các TK 111, 112,...

 

3. Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,...) phải trả cho công nhân viên, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).

 

4.Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi:

Nợ TK 642- Chi phí quản lý

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).

 

5.Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của Quỹ như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý.... ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có TK 141 - Tạm ứng

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Có TK 138 - Phải thu khác.

 

6.Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động khác của Quỹ phải nộp Nhà nước, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).

 

7.Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của Quỹ, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có các TK 111, 112,...

 

8.Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của Quỹ, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có các TK 111, 112,...

 

9.Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của Quỹ:

- Khi xác định được số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của Quỹ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348).

- Khi chi tiền ăn ca cho công nhân viên và người lao động khác của Quỹ, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có các TK 111, 112,...

 

TÀI KHOẢN 335

CHI PHÍ PHẢI TRẢ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí hoạt động trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này.

Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí hoạt động quản lý kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí hoạt động. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí hoạt động trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong kỳ.

 

Thuộc loại chi phí phải trả, bao gồm các khoản sau:

1. Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, Quỹ được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo.

2. Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1.Chỉ được hạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí phải trả theo quy định trên. Ngoài các nội dung quy định này, nếu phát sinh những khoản khác phải tính trước và hạch toán vào chi phí hoạt động trong kỳ, Quỹ phải có giải trình về những khoản chi phí phải trả đó.

 

2.Việc trích trước và hạch toán những chi phí chưa phát sinh vào chi phí hoạt động trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ (Lập dự toán chi phí và dự toán trích trước) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh. Nghiêm cấm việc trích trước vào chi phí những nội dung không được tính vào chi phí hoạt động.

 

3.Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán năm, các khoản chi phí phải trả phải được quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phải xử lý theo chính sách tài chính hiện hành.

 

4.Những khoản chi phí trích trước chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng chưa quyết toán, cuối năm phải giải trình trong bản thuyết minh báo cáo tài chính.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 335 - CHI PHÍ PHẢI TRẢ

 

Bên Nợ:

- Các khoản chi trả thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả;

- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí.

 

Bên Có:

Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí hoạt động.

 

Số dư bên Có:

Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động nhưng thực tế chưa phát sinh.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1.Trích trước vào chi phí hoạt động số chi sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 335 - Chi phí phải trả.

 

2.Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán kết chuyển chi phí thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa lớn TSCĐ đã được trích trước vào chi phí, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước)

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)

Có TK 241 - XDCB dở dang (2413) (Tổng chi phí thực tế phát sinh)

Có TK 642- Chi phí quản lý (Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trước).

 

3.Trường hợp lãi vay trả sau, cuối kỳ tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6318)

Nợ TK 241 - XDCB dở dang (Lãi tiền vay tính vào giá trị tài sản đầu tư

xây dựng dở dang)

Có TK 335 - Chi phí phải trả.

TÀI KHOẢN 336

PHẢI TRẢ NỘI BỘ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả giữa Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam với các chi nhánh, văn phòng của Quỹ về các khoản phải trả nội bộ về khoản Quỹ cấp xuống cho chi nhánh, văn phòng chi hoạt động, chi quản lý, phải nộp, phải cấp hoặc các khoản mà các chi nhánh đã chi, đã thu hộ Quỹ hoặc các chi nhánh khác.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1.Tài khoản 336 chỉ phản ánh các nội dung kinh tế về quan hệ thanh toán nội bộ đối với các khoản phải trả nội bộ về chi hoạt động và các khoản phải trả nội bộ khác giữa Quỹ và các chi nhánh. Chi nhánh phải là các đơn vị có tổ chức kế toán riêng.

Trường hợp các chi nhánh không tổ chức kế toán riêng mà là đơn vị chuyên chi thì không mở tài khoản 336.

 

2. Nội dung các khoản phải trả nội bộ phản ánh trên Tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" bao gồm:

- Số tiền, vật tư  Quỹ đã cấp cho chi nhánh để chi hoạt động, chi quản lý và quyết toán số chi của chi nhánh với Quỹ;

- Các khoản màchi nhánh thu hộphải nộp Quỹ hoặc chi không hết phải nộp Quỹ

- Các khoản mà Quỹ, chi nhánh Quỹ đã chi, trả hộ và các khoản thanh toán vãng lai khác.

Các chi nhánh khi nhận vốn hoạt động của Quỹ giao, chi nhánh ghi tăng nguồn vốn kinh doanh mà không hạch toán vào Tài khoản 336

 

3.Tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" được hạch toán chi tiết cho từng chi nhánh có quan hệ thanh toán, trong đó được theo dõi theo từng khoản phải nộp, phải trả.

 

4. Cuối kỳ, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu Tài khoản 1368, Tài khoản 3368 giữa các đơn vị theo từng nội dung thanh toán nội bộ ngoài vốn để lập biên bản thanh toán bù trừ theo từng chi nhánh làm căn cứ hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản này. Số dư phải trả nội bộ khác ngoài vốn được chi nhánh phải nộp trả hoặc chuyển sang kỳ sau theo yêu cầu quản lý của Quỹ. Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 336 - PHẢI TRẢ NỘI BỘ

 

Bên Nợ:

- Số tiền chi hoạt động, quản lý của chi nhánh quyết toán với Quỹ;

- Số tiền chi không hết nộp trả cho Quỹ;

- Số tiền đã trả về các khoản mà các chi nhánh hoặc Quỹ đã chi hộ hoặc thu hộ;

- Bù trừ các khoản phải thu với các khoản phải trả của cùng một chi nhánh có quan hệ thanh toán;

 

 

Bên Có:

- Số thu hoạt động nghiệp vụ, thu khác phải nộp cho Quĩ;

- Số tiền phải trả cho các chi nhánh;

- Số tiền phải trả cho các đơn vị khác trong nội bộ về các khoản đã được đơn vị khác chi hộ và các khoản thu hộ đơn vị khác.

- Số tiền, vật tư chi nhánh nhận được do Quỹ  cấp.

 

Số dư bên Có:

- Số tiền, vật tư chi nhánh chưa chi hết chuyển kỳ sau.

- Số tiền còn phải trả, phải nộp cho các đơn vị trong nội bộ Quỹ.

Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ  có 02 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3362 - Phải trả nội bộ về chi hoạt động: TK này chỉ mở ở chi nhánh, văn phòng để phản ánh số tiền, vật tư Quỹ đã cấp cho chi nhánh để chi hoạt động nghiệp vụ, chi quản lý phát sinh tại chi nhánh; Quyết toán số thu hoạt động nghiệp vụ, thu khác tại chi nhánh với Quỹ

- Tài khoản 3368 - Phải trả nội bộ khác: Phản ánh các khoản thanh toán nội bộ khác ngoài vốn giữa Quỹ và chi nhánh hoặc giữa các chi nhánh thuộc Quỹ.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Tài khoản 3362 - Phải trả nội bộ về chi hoạt động

- Khi nhận được tiền từ Quỹ cấp cho chi nhánh về nguồn chi hoạt động, nguồn chi quản lý, ghi:

Nợ các TK 111,112...

Có TK 3362 - Phải trả nội bộ về chi hoạt động

 

-Khi chi nhánh nhận được các khoản vật tư do Quỹ cấp dùng  vào chi hoạt động nghiệp vụ, chi quản lý, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Có TK 3362- Phải trả nội bộ về chi hoạt động

- Khi chi nhánh kết chuyển khoản thu hoạt động nghiệp vụ, thu khác thanh toán với Quỹ, ghi

Nợ các TK 511, 711

Có TK 3362 - Phải trả nội bộ về chi hoạt động

 

- Khi chi nhánh và Quỹ thanh toán các khoản chi hoạt động nghiệp vụ, chi khác, ghi:

Nợ TK 3362 – Phải trả nội bộ về chi hoạt động

Có TK 631, 642, 811

- Khi chi nhánh chuyển tiền trả Quỹ về các khoản chi không hết hoặc phải nộp trả Quỹ các khoản thu , ghi

Nợ TK 3362 - Phải trả nội bộ về chi hoạt động

Có các TK 111, 112...

Đối với các nghiệp vụ chi tại chi nhánh xem hướng dẫn ở các tài khoản chi phí loại 6 và loại 8

2. Hạch toán Tài khoản 3368 - Phải trả nội bộ khác

2.1. Hạch toán tại chi nhánh

-Số tiền phải trả cho Quỹ và các chi nhánh khác về các khoản đã được Quỹ và các chi nhánh khác chi hộ, trả hộ, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 3368 - Phải trả nội bộ khác

 

-Khi thu tiền hộ Quỹ và các chi nhánh khác, ghi:

Nợ các TK 111,112,...

Có TK 3368- Phải trả nội bộ khác

 

- Khi trả tiền cho Quỹ và các chi nhánh khác về các khoản phải trả, phải nộp, chi hộ, thu hộ, ghi:

Nợ TK 3368 - Phải trả nội bộ khác

Có các TK 111,112,...

 

-Khi có quyết định điều chuyển tài sản cố định hữu hình cho các chi nhánh thuộc Quỹ, ghi:

Nợ TK 3368- Phải trả nội bộ khác (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)

Có TK 211- TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

- Khi vay tiền của Quỹ (đơn vị cấp trên) và các chi nhánh khác, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 3368 - Phải trả nội bộ khác

 

- Bù trừ giữa các khoản phải thu ngoài vốn của Quỹ, các đơn vị khác thuộc Quỹ với các khoản phải nộp, phải trả Quỹ và các đơn vị khác thuộc Quỹ, ghi:

Nợ TK 3368 - Phải trả nội bộ khác

Có TK 1368 - Phải thu nội bộ khác

 

2.2. Hạch toán ở Quỹ

- Khi có quyết định chi các quỹ cho các chi nhánh, ghi:

Nợ các TK 431...

Có TK 3368- Phải trả nội bộ khác.

 

-Khi Quỹ chi tiền cho các chi nhánh về các quỹ, ghi:

Nợ TK 3368 - Phải trả nội bộkhác

Có các TK 111, 112,...

 

-Quỹ xác định số phải trả cho các chi nhánh về các khoản mà các chi nhánh đã chi hộ, trả hộ, hoặc Quỹ thu hộ các chi nhánh, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 3368- Phải trả nội bộ.khác

 

-Khi Quỹ trả tiền cho các chi nhánh về các khoản chi hộ, trả hộ, thu hộ, ghi:

Nợ TK 3368 - Phải trả nội bộ

Có các TK 111, 112, ...

 

TÀI KHOẢN 338

PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC

 

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm TK 33 (từ TK 331 đến TK 336). Tài khoản này cũng đ­ược dùng để hạch toán doanh thu nhận trư­ớc về các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng.

 

Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoản này gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau:

 

1. Giá trị tài sản thừa ch­ưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.

 

2. Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định của cấp có thẩm quyền ghi trong biên bản xử lý, nếu đã xác định đư­ợc nguyên nhân.

 

3. Số tiền trích và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.

 

4. Các khoản khấu trừ vào tiền l­ương của công nhân viên theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi ly dị, con ngoài giá thú, lệ phí tòa án, các khoản thu hộ, đền bù...).

 

5. Các khoản phải trả cho các đơn vị bên ngoài do nhận ký quỹ, ký cư­ợc ngắn hạn. Trường hợp nhận ký quĩ, ký cược ngắn hạn bằng hiện vật không phản ánh ở tài khoản này mà được theo dõi ở tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán (TK 003- Hàng hoá nhận ký gửi, ký cược).

 

6. Các khoản đi vay, đi m­ượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời.

 

7. Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ.

 

8. Các khoản phải trả, phải nộp khác.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 338 - PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC

 

Bên Nợ:

- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý;

- Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên;

- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị;

- Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn;

- Các khoản đã trả và đã nộp khác.

 

Bên Có:

- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (Ch­ưa xác định rõ nguyên nhân);

- Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (Trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay đư­ợc nguyên nhân;

- Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn vào chi phí quản lý;

- Trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khấu trừ vào lư­ơng của công nhân viên;

- Kinh phí công đoàn vư­ợt chi đư­ợc cấp bù;

- Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán;

- Các khoản phải trả khác.

 

Số dư­ bên Có:

- Số tiền còn phải trả, còn phải nộp;

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã trích chư­a nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chư­a chi hết;

- Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết;

Tài khoản này có thể có số d­ư bên Nợ.Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vư­ợt chi chưa được cấp bù.

 

Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác, có 7  tài khoản cấp 2:

 

- Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết:Phản ánh giá trị tài sản thừa chư­a xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định đ­ược nguyên nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua Tài khoản 338 (3381).

-Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn:Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị.

-Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội:Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội của đơn vị.

-Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế:Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định.

- Tài khoản 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn: Phản ánh số tiền mà Quỹ nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài Quỹ với thời gian dưới 1 năm, để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh được thực hiện đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết.

-Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện:Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của Quỹ trong kỳ kế toán. Hạch toán vào tài khoản này số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ;

Không hạch toán vào tài khoản này số tiền nhận trước của người mua mà Quỹ chưa cung cấp dịch vụ.

-Tài khoản 3388 - Phải trả, phải nộp khác:Phản ánh các khoản phải trả khác của Quỹ ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các Tài khoản từ TK 3381 đến TK 3387.

 

PHƯ­ƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Tr­ường hợp TSCĐ phát hiện thừa ch­ưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ giải quyết, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị  hao mòn)

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381) (Giá trị còn lại).

Đồng thời, căn cứ hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ trên sổ TSCĐ.

 

2. Trường hợp vật tư­, công cụ dụng cụ, tiền mặt tại quỹ phát hiện thừa qua kiểm kê chư­a xác định rõ nguyên nhân phải chờ giải quyết, ghi :

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 152 - Vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381).

 

3. Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền về số tài sản thừa, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý ghi vào các tài khoản liên quan, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động; hoặc

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388);

Có TK 642 - Chi phí quản lý

 

4. Hàng tháng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn vào chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).

 

5. Tính số tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trừ vào lư­ơng của công nhân viên, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383, 3384).

 

6. Nộp bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý Quỹ và khi mua thẻ bảo hiểm y tế cho công nhân viên, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Có các TK 111, 112,...

 

7. Tính bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản..., ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)

Có TK 334 - Phải trả người lao động

 

8. Chi tiêu kinh phí công đoàn tại Quỹ, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383)

Có các TK 111, 112,...

 

9. Kinh phí công đoàn chi vư­ợt đư­ợc cấp bù, khi nhận được tiền, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

10. Hạch toán nhận ký quỹ, ký cược:

- Khi nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn của các đơn vị khác bằng tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3386).

 

- Trường hợp đơn vị ký quỹ, ký cược vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết với Quỹ bị phạt theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế:

+ Đối với khoản tiền phạt khấu trừ vào tiền ký quỹ, ký cược của người ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3386) (Đối với khoản ký quỹ, ký cược                                                                          ngắn hạn)

Có TK 711 - Thu nhập khác (7118).

 

+ Khi thực trả khoản ký quỹ, ký cược cho người ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3386) (Đã trừ khoản tiền phạt) (Nếu có)

Có các TK 111, 112,...

 

 

11. Hạch toán doanh thu chưa thực hiện về cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, thu nhập của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho thuê hoạt động TSCĐ đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động TSCĐ:

Quỹ tính thuế GTGT phải nộp theo ph­ương pháp khấu trừ thuế:

- Khi nhận tiền của khách hàng trả tr­ước về cho thuê TSCĐ trong nhiều năm, kế toán phản ánh doanh thu chưa thực hiện theo giá ch­ưa có thuế GTGT, ghi:

Nợ các TK 111, 112,... (Tổng số tiền nhận trư­ớc)

Có TK 3387 -  Doanh thu chưa thực hiện (Giá cho thuê ch­ưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

 

- Khi tính và ghi nhận doanh thu của từng kỳ kế toán, ghi:

 

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 511 – Thu hoạt động nghiệp vụ (5118).

- Tr­ường hợp hợp đồng cho thuê tài sản không đ­ược thực hiện phải trả lại tiền cho khách hàng, ghi:

 

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Giá cho thuê ch­ưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Số tiền trả lại cho ng­ười đi thuê về thuế GTGT của hoạt động cho thuê TSCĐ không thực hiện được)

Có các TK 111, 112,...(Số tiền trả lại).

 

 

TÀI KHOẢN 341

VAY DÀI HẠN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay dài hạn và tình hình thanh toán các khoản tiền vay dài hạn của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trả trên một năm.

 

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

 

1. Cuối mỗi niên độ kế toán, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải tính toán và lập kế hoạch vay dài hạn, đồng thời có kế hoạch trả nợ các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo. Phải tổ chức hạch toán chi tiết theo dõi từng đối tượng vay và từng khế ước vay nợ.

2. Trường hợp vay bằng ngoại tệ, kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên tệ. Các khoản vay bằng ngoại tệ hoặc trả nợ bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay, bên Nợ Tài khoản 341 được quy đổi theo tỷ giá trên sổ kế toán. Các khoản chênh lệch tỷ giá (nếu có) phát sinh của hoạt động kinh doanh liên quan đến trả nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ được hạch toán vào thu nhập hoạt động nghiệp vụ  hoặc chi phí hoạt động nghiệp vụ.

3. Cuối niên độ kế toán, số dư các khoản vay dài hạn bằng ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư các khoản vay dài hạn bằng ngoại tệ được phản ánh vào Tài khoản 413 – “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” và được xử lý theo quy định (xem giải thích TK 413).

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 341 – VAY DÀI HẠN

Bên Nợ:

- Số tiền đã trả nợ của các khoản vay dài hạn;

- Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại số dư nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ cuối năm tài chính.

Bên Có:

- Số tiền vay dài hạn phát sinh trong kỳ;

- Số chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá lại số dư nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ cuối năm tài chính.

Số dư bên Có:

Số nợ vay dài hạn cuối kỳ.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Vay dài hạn để mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

Có TK 341 – Vay dài hạn.

 

2. Vay dài hạn để mua sắm TSCĐ, xây dựng dùng vào hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang.

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

Có TK 341 – Vay dài hạn.

3. Vay dài hạn để thanh toán tiền mua vật liệu, thiết bị, công cụ, dụng cụ sử dụng vào hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ TK 152 – Vật liệu

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có TK 341 – Vay dài hạn.

4. Vay dài hạn thanh toán cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 341 – Vay dài hạn.

 

5. Vay dài hạn bằng Đồng Việt Nam (Nhập về quỹ hoặc gửi vào Ngân hàng), ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111)

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121)

Có TK 341 – Vay dài hạn.

 

6. Trường hợp vay dài hạn bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (Vay nhập quỹ)

Nợ TK 112  – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1122) (Vay gửi vào ngân hàng)

Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (Vay mua TSCĐ)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 341 – Vay dài hạn.

 

7. Khi trả nợ vay dài hạn bằng tiền mặt, tiền gửi, hoặc bằng tiền thu nợ của khách hàng (bằng Đồng Việt Nam), ghi:

Nợ TK 341 – Vay dài hạn

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

8. Khi trả nợ vay dài hạn bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (bằng ngoại tệ)  trong giai đoạn hoạt động bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ TK 341 – Vay dài hạn (Theo tỷ giá trên sổ kế toán của TK 341)

Có các TK 111, 112,… (Theo tỷ giá trên sổ kế toán của TK 111, 112)

Có TK 511 – Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (5118 Lãi tỷ giá)

(Trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá thì được ghi vào bên Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động nghiệp vụ - TK 6318)

 

9. Cuối niên độ kế toán, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, số dư nợ vay dài hạn (Dư Có Tài khoản 341) bằng ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố (Nếu tỷ giá ngoại tệ có biến động).

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 341 – Vay dài hạn.

 

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 341 – Vay dài hạn

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

 

 

TÀI KHOẢN 342

NỢ DÀI HẠN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ dài hạn như nợ thuê tài chính hoặc các khoản nợ dài hạn khác (Thời hạn trả nợ trên 01 năm).

Trong trường hợp nợ thuê tài chính, tổng số nợ thuê phản ánh vào bên Có của Tài khoản 342 “Nợ dài hạn” là tổng số tiền phải trả được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê, trừ (-) số nợ phải trả kỳ này, cộng (+) số thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê.

Trường hợp số tiền thuê tài chính phải trả bằng ngoại tệ thì đơn vị đi thuê phải tính toán, quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi vào tài khoản này. Khi trả nợ bằng ngoại tệ thì bên Nợ Tài khoản 342 được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán của tài khoản này.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 342 – NỢ DÀI HẠN

 

Bên Nợ:

- Trả nợ dài hạn do thanh toán trước hạn;

- Số giảm nợ do được bên chủ nợ chấp thuận;

- Chênh lệch giảm tỷ giá do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản nợ dài hạn có gốc ngoại tệ.

-Kết chuyển các khoản nợ dài hạn đến hạn trả sang TK 315.

Bên Có:

- Các khoản nợ dài hạn phát sinh trong kỳ;

- Chênh lệch tăng tỷ giá do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản nợ dài hạn có gốc ngoại tệ.

Số dư bên Có:

Các khoản nợ dài hạn còn chưa trả.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thuê tài chính

1.1. Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:

- Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, căn cứ vào hoạt động thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính

Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền

thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) số nợ gốc phải trả kỳ này)

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ gốc phải trả kỳ này).

 

- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

1.2. Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:

- Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, bên đi thuê nhận nợ cả số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại cho bên cho thuê, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT phải hoàn lại cho bên cho thuê, ghi:

Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính

Nợ TK 138 - Phải thu khác

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ phải trả kỳ này có cả thuế GTGT)

Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối

thiểu       hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) số nợ phải trả kỳ này cộng (+) số thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê).

- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

 

2. Kế toán các nghiệp vụ có liên quan đến các khoản nợ dài hạn khác

- Khi phát sinh các khoản nợ dài hạn khác dùng vào đầu tư XDCB, ghi:

Nợ TK 241 -  Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 342 - Nợ dài hạn.

 

- Cuối niên độ kế toán căn cứ số dư nợ dài hạn, xác định số nợ dài hạn đến hạn  trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:

Nợ TK 342 – Nợ dài hạn

Có TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả.

 

3. Cuối niên độ kế toán, tại thời điểm lập báo cáo tài chính: Số dư nợ dài hạn có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố:

- Nếu tỷ giá tăng, phát sinh khoản lỗ tỷ giá, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 342 – Nợ dài hạn.

- Nếu tỷ giá giảm, phát sinh khoản lãi tỷ giá, ghi:

Nợ TK 342 – Nợ dài hạn

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

 

 

 

TÀI KHOẢN 344

NHẬN KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC DÀI HẠN

 

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền mà Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài với thời hạn từ một năm trở lên để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết, như nhận tiền ký cược, ký quỹ để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng kinh tế, hợp đồng đại lý,... Các trường hợp nhận ký quỹ, ký cược dài hạn bằng hiện vật không phản ánh ở tài khoản này mà được theo dõi ở tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán (TK 003 – Hàng hoá nhận ký gửi, ký cược).

Kế toán nhận ký quỹ, ký cược dài hạn phải theo dõi chi tiết từng khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược của từng khách hàng.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 344 - NHẬN KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC DÀI HẠN

 

Bên Nợ:

Hoàn trả tiền nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.

Bên Có:

Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn bằng tiền.

Số dư bên Có:

Số tiền nhận ký quỹ, ký cược dài hạn chưa trả.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi nhận tiền ký quỹ, ký cược dài hạn của đơn vị, cá nhân bên ngoài, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn (Chi tiết cho từng khách hàng).

2. Khi hoàn trả tiền ký quỹ, ký cược dài hạn cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

Có các TK 111, 112,…

 

3. Trường hợp đơn vị ký quỹ, ký cược vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết với Quỹ, bị phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế:

 

3.1. Khi nhận được khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết:

Nếu khấu trừ vào tiền nhận ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

Có TK 711 - Thu nhập khác.

 

3.2. Khi thực trả khoản ký quỹ, ký cược dài hạn còn lại, ghi:

 

Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn (Đã khấu trừ tiền phạt)

Có các TK 111, 112,…

 

4. Nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ, ký cược (Xem giải thích ở Tài khoản 003 - “Hàng hoá nhận ký gửi, ký cược”.

 

 

TÀI KHOẢN 351

QUỸ DỰ PHÒNG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM

 

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động tại Quỹ theo quy định hiện hành.

2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích lập và hạch toán vào chi phí quản lý trong kỳ của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý trong kỳ.

3. Thời điểm trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm. Trường hợp Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ (quý) thì có thể điều chỉnh quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quý khi lập báo cáo tài chính.

 

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 351 - QUỸ DỰ PHÒNG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM

Bên Nợ:

Chi trả cho người lao động thôi việc, mất việc làm từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

Bên Có:Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

 

Số dư bên Có:Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo chính sách tài chính hiện hành, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

2. Chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm, chi đào tạo lại nghề cho người lao động theo chế độ, ghi:

Nợ TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

Có các TK 111, 112,...

3. Trường hợp Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý trong kỳ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có các TK 111, 112,...

4. Cuối niên độ kế toán sau, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam tính, xác định số dự phòng trợ cấp mất việc làm cần phải lập. Trường hợp số dự phòng trợ cấp mất việc làm phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng hết đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch thiếu, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý

Có TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

 

 

 

TÀI KHOẢN 352

DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hình trích lập và sử dụng dự phòng phải trả của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Một khoản dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:

- Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;

- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ;

- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.

 

2. Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc tại ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ.

 

3.Khoản dự phòng phải trả được lập mỗi năm một lần vào cuối niên độ kế toán. Trường hợp Quỹ có lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được lập dự phòng phải trả vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ. Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được ghi nhận vào chi phí hoạt động của kỳ kế toán đó. Trường hợp số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí kinh doanh của kỳ kế toán đó.

4. Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.

 

5. Không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ hoạt động trong tương lai, trừ khi chúng liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn và thoả mãn điều kiện ghi nhận khoản dự phòng.

 

6. Nếu Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam có hợp đồng có rủi ro lớn, thì nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng và khoản dự phòng được lập riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn.

 

7. Một khoản dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu Quỹ chỉ được ghi nhận khi có đủ các điều kiện ghi nhận đối với các khoản dự phòng theo quy định tại đoạn 11 Chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”.

 

8. Khi tiến hành tái cơ cấu Quỹ thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi Quỹ:

8.1. Có kế hoạch chính thức cụ thể để xác định rõ việc tái cơ cấu Quỹ, trong đó phải có ít nhất 5 nội dung sau:

- Toàn bộ hoặc một phần của hoạt động có liên quan;

- Các vị trí quan trọng bị ảnh hưởng;

- Vị trí, nhiệm vụ và số lượng nhân viên ước tính sẽ được nhận bồi thường khi họ buộc phải thôi việc;

- Các khoản chi phí sẽ phải chi trả;

- Khi kế hoạch được thực hiện;

8.2. Đưa ra được một dự tính chắc chắn về những chủ thể bị ảnh hưởng và tiến hành quá trình tái cơ cấu bằng việc bắt đầu thực hiện kế hoạch đó hoặc thông báo những vấn đề quan trọng đến những chủ thể bị ảnh hưởng của việc tái cơ cấu.

 

9. Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu chỉ được dự tính cho những chi phí trực tiếp phát sinh từ hoạt động tái cơ cấu, đó là những chi phí thoả mãn cả hai điều kiện:

- Cần phải có cho hoạt động tái cơ cấu;

- Không liên quan đến các hoạt động thường xuyên của Quỹ.

 

10. Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu không bao gồm các chi phí như:

- Đào tạo lại hoặc thuyên chuyển nhân viên hiện có;

- Tiếp thị;

- Đầu tư vào những hệ thống mới và các mạng lưới phân phối.

 

11. Các khoản dự phòng phải trả thường bao gồm:

- Dự phòng phải trả tái cơ cấu Qũy;

- Dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó;

- Dự phòng phải trả khác.

 

12. Khi lập dự phòng phải trả, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được ghi nhận vào chi phí quản lý.

 

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 352 - DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ

 

Bên Nợ:

- Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu;

- Ghi giảm (hoàn nhập) dự phòng phải trả khi Quỹ chắc chắn không còn phải chịu sự giảm sút về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ;

- Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết.

 

Bên Có:Phản ánh số dự phòng phải trả trích lập tính vào chi phí.

 

Số dư bên Có:Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có cuối kỳ.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu Quỹ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

 

2. Nếu Quỹ có hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó. Các chi phí bắt buộc phải trả theo các điều khoản của hợp đồng như khoản bồi thường hoặc đền bù do việc không thực hiện được hợp đồng, khi xác định chắc chắn một khoản dự phòng phải trả cần lập cho một hợp đồng có rủi ro lớn, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

 

3. Khi xác định số dự phòng phải trả khác cần lập tính vào chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

 

4. Khi phát sinh các khoản chi phí bằng tiền liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

Có các TK 111, 112, 331,...

5. Cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (sau đây gọi chung là kỳ kế toán), Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải tính, xác định số dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán.

 

- Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

 

- Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

Có TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

 

6. Trong một số trường hợp, Quỹ có thể tìm kiếm một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng (Ví dụ, thông qua các hợp đồng bảo hiểm, các khoản bồi thường hoặc các giấy bảo hành của nhà cung cấp), bên thứ 3 có thể hoàn trả lại những gì mà Quỹ đã thanh toán. Khi Quỹ nhận được khoản bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng, kế toán ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 711- Thu nhập khác (7112).

 

 

TÀI KHOẢN 353

QUỸ HỖ TRỢ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích.

 

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY - CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích được hình thành từ nguồn đóng góp hàng năm của các DN viễn thông cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích và các nguồn khác (nếu có). Dịch vụ viễn thông công ích gồm: Dịch vụ viễn thông phổ cập và dịch vụ viễn thông bắt buộc.

2. Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông dùng để cấp phát hỗ trợ cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo kế hoạch đã được Bộ Thông tin và truyền thông thông qua.

3. Việc hình thành và sử dụng Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích phải theo đúng các quy định hiện hành.

 

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 353 - QUỸ HỖ TRỢ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

 

Bên Nợ:

Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích giảm do cấp phát hỗ trợ cho các DN viễn thông

Bên Có:

- Quỹ hỗ trợ tăng từ việc kết chuyển khoản đóng góp của các DN viễn thông thu được tiền trong kỳ

- Thu hồi số chênh lệch quyết toán nhỏ hơn số đã tạm cấp hỗ trợ.

Số dư bên Có:

Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích còn lại cuối kỳ.

 

Tài khoản 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3531 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông phổ cập: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông phổ cập.

Danh mục dịch vụ viễn thông phổ cập theo qui định của Nhà nước

- Tài khoản 3532 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông bắt buộc: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông bắt buộc

Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc theo qui định của Nhà nước

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Định kỳ kết chuyển số đóng góp của các DN viễn thông đã thu được tiền lập Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích theo quy định hiện hành của pháp luật, ghi:

Nợ TK 332 - Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

Có TK 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích (3531; 3532)

2. Khi chi tiền cấp hỗ trợ cho DN cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo kế hoạch đã được Bộ Thông tin và truyền thông thông qua, ghi:

Nợ TK 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

Có các TK 111, 112

3. Khi chi tiền hỗ trợ cho DN viễn thông theo phương thức uỷ thác qua các tổ chức tài chính, ngân hàng

3.1. Khi xuất quỹ chi tiền cho đơn vị thực hiện cấp phát uỷ thác, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có các TK 111, 112,…

3.2. Khi nhận được hồ sơ cấp phát vốn hỗ trợ của các đơn vị thực hiện cấp phát uỷ thác, ghi:

Nợ TK 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

Có TK 138 - Phải thu khác (1388)

3.3. Khi thanh toán phí uỷ thác cấp phát cho đơn vị nhận cấp phát uỷ thác, ghi:

Nợ TK 631 - Chi hoạt động nghiệp vụ (6312)

Có TK 138 - Phải thu khác (1388) (Trừ vào số nợ phải thu)

Có các TK 111, 112,… (Chi trả bằng tiền ngay)

4. Khi thu hồi phần chênh lệch giữa số quyết toán cấp phát hỗ trợ nhỏ hơn số đã tạm cấp hỗ trợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 353 - Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

 

 

 

TÀI KHOẢN 359

QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO CHO VAY

 

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng khoản dự phòng rủi ro cho vay.

Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí hoạt động phần giá trị khoản vay có dấu hiệu nghi ngờ hoặc có khả năng mất vốn không thu hồi được và được dùng để bù đắp tổn thất do nguyên nhân khách quan phát sinh trong quá trình cho vay.

Về nguyên tắc cuối mỗi năm tài chính khi khoá sổ kế toán quỹ phải tiến hành trích lập Quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất các khoản cho vay.

Việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng phải tuân thủ theo quy định hiện hành, nếu không sử dụng hết Quỹ dự phòng rủi ro thì số dư được kết chuyển sang năm sau.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 359 - QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO CHO VAY

 

Bên Nợ:

Quỹ dự phòng rủi ro cho vay giảm do dùng để bù đắp tổn thất khoản cho vay theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Bên Có:

Quỹ dự phòng rủi ro cho vay tăng do trích lập hàng năm.

Số dư bên Có:

Quỹ dự phòng rủi ro cho vay hiện có cuối kỳ.

 

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Cuối năm tài chính, căn cứ số dư nợ vay và tỷ lệ (%) quy định, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích tiến hành trích lập dự phòng rủi ro cho vay, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6316)

Có TK 359 - Quỹ dự phòng rủi ro cho vay

2. Các khoản cho vay đã thực sự không thể thu hồi được cơ quan có thẩm quyền cho phép xoá nợ, căn cứ vào hồ sơ xoá nợ các khoản cho vay, ghi:

Nợ TK 359 - Quỹ dự phòng rủi ro cho vay

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền cơ quan bảo hiểm bồi thường nếu có)

Nợ TK 631 – Chi hoạt động nghiệp vụ (6316)

Có TK 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

Đồng thời ghi Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý (TK ngoài Bảng CĐKT).

 

 

LOẠI TÀI KHOẢN 4

NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

 

Loại tài khoản này dùng để phản ánh các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.

Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của Quỹ không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do Ngân sách Nhà nước cấp, số trích bổ sung từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định,  hình thành từ kết quả hoạt động.

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:

- Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp,

- Số trích bổ sung từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định

- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Quỹ đầu tư phát triển

- Kết quả hoạt động chưa phân phối;

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN LOẠI NÀY

CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Quỹ chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo quy định của pháp luật, nhưng với nguyên tắc phải đảm bảo phản ánh rành mạch, rõ ràng từng loại nguồn vốn, quỹ. Phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành và theo từng từng loại vốn, quỹ.

2. Nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện nguồn hình thành tài sản hiện có ở Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, nhưng không phải cho một tài sản cụ thể mà là các tài sản nói chung. Vì vậy việc chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác phải theo đúng quy định hiện hành và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết.

 

3. Khi có sự thay đổi chính sách kế toán hoặc phát hiện ra sai sót trọng yếu mà phải áp dụng hồi tố, sau khi xác định được ảnh hưởng của các khoản mục vốn chủ sở hữu thì phải điều chỉnh vào số dư đầu năm của các tài khoản vốn chủ sở hữu tương ứng của năm hiện tại.

 

4. Trường hợp Quỹ bị giải thể, các chủ sở hữu vốn chỉ được nhận phần giá trị còn lại của tài sản sau khi đã thanh toán các khoản Nợ phải trả.

Loại Tài khoản 4 - Nguồn vốn chủ sở hữu, có 9 tài khoản,chia thành 5 nhóm:

Nhóm Tài khoản 41 có 4 tài khoản:

- Tài khoản 411 - Nguồn vốn hoạt động;

- Tài khoản 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

- Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái;

- Tài khoản 414 - Quỹ đầu tư phát triển;

 

Nhóm Tài khoản 42 có 1 tài khoản:

Tài khoản 421 - Kết quả hoạt động chưa phân phối.

Nhóm Tài khoản 43 có 1 tài khoản:

Tài khoản 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Nhóm tài khoản 44 có 1 tài khoản:

Tài khoản 441 - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Nhóm Tài khoản 46 có 2 tài khoản:

- Tài khoản 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp;

- Tài khoản 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

 

 

TÀI KHOẢN 411

NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG

 

Tài khoản này dùng để phản ánh nguồn vốn hoạt động hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn hoạt động của Quỹ.

Nguồn vốn hoạt động gồm: Nguồn vốn hoạt động được Nhà nước cấp, được trích bổ sung từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định,  hình thành từ kết quả hoạt động , hoặc được bổ sung từ các quỹ, hoặc được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước viện trợ không hoàn lại.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Quỹ hạch toán vào TK  411 “Nguồn vốn hoạt động” theo số vốn thực tế đã được cấp bằng tiền, bằng tài sản khi mới thành lập, số trích từ khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông thực đã thu được tiền

2. Quỹ phải tổ chức hạch toán chi tiết nguồn vốn hoạt động theo từng nguồn hình thành vốn, như sau:

- Vốn Ngân sách Nhà nước cấp (Kể cả nguồn vốn có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước);

- Số trích bổ sung từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định

- Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của Quỹ hoặc được tặng, biếu, viện trợ ...

3. Chỉ ghi giảm vốn hoạt động khi Quỹ nộp trả vốn cho Ngân sách Nhà nước, khi giải thể, hoặc xử lý bù lỗ hoạt động theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 411 - NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG

Bên Nợ:

Nguồn vốn hoạt động giảm do:

- Hoàn trả vốn góp cho Ngân sách nhà nước;

- Giải thể Quỹ;

- Bù lỗ hoạt động theo quyết định của cấp có thẩm quyền

Bên Có:

Nguồn vốn hoạt động tăng do:

-  Ngân sách Nhà nước cấp,

- Trích bổ sung từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định

- Bổ sung vốn từ kết quả hoạt động;

- Giá trị quà tặng, biếu, tài trợ (Sau khi trừ các khoản thuế phải nộp) làm tăng nguồn vốn hoạt động.

Số dư bên Có:

Nguồn vốn hoạt động hiện có của Quỹ.

Tài khoản 411- Nguồn vốn hoạt động,  có 3 tài khoản cấp 2:

-Tài khoản 4111- Vốn Ngân sách Nhà nước cấp:Tài khoản này phản ánh khoản vốn thực đã được Ngân sách Nhà nước cấp theo quy định.

-Tài khoản 4112- Vốn đóng góp của doanh nghiệp viễn thông:Tài khoản này phản ánh số vốn trích lập từ khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông theo quy định.

-Tài khoản 4118- Vốn khác:Tài khoản này phản ánh số vốn hoạt động được hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động hoặc do được tặng, biếu, tài trợ (Nếu các khoản này được phép ghi tăng, giảm nguồn vốn hoạt động).

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi thực nhận vốn cấp của Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ các TK  111, 112, ...

Nợ TK  211- TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có TK  411- Nguồn vốn hoạt động (4111).

2. Khi có quyết định chuyển khoản đóng góp đã thu được tiền bổ sung nguồn vốn hoạt động, ghi:

Nợ TK 332- Khoản đóng góp của DN viễn thông chờ kết chuyển

Có TK  411- Nguồn vốn hoạt động (4112).

3. Bổ sung vốn hoạt động từ quỹ đầu tư phát triển khi được phép của  cấp có thẩm quyền, ghi:

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.

4. Khi nhận được quà biếu, tặng, tài trợ, ghi:

Nợ các TK 111,112,...

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Nợ TK 152 - Vật liệu

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, nếu phần còn lại khi được phép ghi tăng nguồn vốn hoạt động (4118), ghi:

Nợ TK 421 - Kết quả hoạt động chưa phân phối

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động (4118).

5. Khi hoàn trả vốn góp cho Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 411- Nguồn vốn hoạt động (4111)

Có các TK 111,112,...

 

 

 

TÀI KHOẢN 412

CHÊNH LỆCH ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó ở Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, một số trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lại vật tư, công cụ, dụng cụ,…

2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản được phản ánh vào tài khoản này trong các trường hợp sau:

-         Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản;

-         Các trường hợp khác theo quy định

3. Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy định hoặc Hội đồng định giá tài sản thống nhất xác định.

4. Số chênh lệch giá do đánh giá lại tài sản được hạch toán và xử lý theo chính sách tài chính hiện hành.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 412 – CHÊNH LỆCH ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN

 

Bên Nợ:

- Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản;

- Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản.

 

Bên Có:

- Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản;

- Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản.

Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản, có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có:

 

Số dư bên Nợ:

Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.

 

Số dư bên Có:

Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản cố định, vật tư, công cụ, dụng cụ,…, Quỹ tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản và phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản vào sổ kế toán.

1.1. Đánh giá lại vật tư, công cụ, dụng cụ:

- Nếu giá đánh giá lại cao hơn trị giá đã ghi sổ kế toán thì số chênh lệch giá tăng, ghi:

Nợ TK 152 – Vật liệu

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

- Nếu giá đánh giá lại thấp hơn trị giá đã ghi sổ kế toán thì số chênh lệch giá giảm, ghi:

Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 152 – Vật liệu

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

1.2. Đánh giá lại TSCĐ:

- Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ:

 

+ Phần nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn điều chỉnh tăng, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Phần nguyên giá điều chỉnh tăng)

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất - Phần nguyên giá điều chỉnh tăng)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng)

Có TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Phần giá trị còn lại điều chỉnh tăng)

 

+ Phần nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn điều chỉnh giảm, ghi:

Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Phần giá trị còn lại điều chỉnh giảm)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn điều chỉnh giảm)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình; (Phần nguyên giá điều chỉnh giảm)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất - Phần nguyên giá điều chỉnh

giảm)

2. Cuối năm tài chính xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền:

 

- Nếu Tài khoản 412 có số dư bên Có, và có quyết định bổ sung nguồn vốn hoạt động, ghi:

Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 411 – Nguồn  vốn hoạt động.

 

- Nếu Tài khoản 412 có số dư bên Nợ, và nếu có quyết định ghi giảm nguồn vốn hoạt động, ghi:

Nợ TK 411 – Nguồn  vốn hoạt động

Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

 

 

TÀI KHOẢN 413

CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

 

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

1. Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ (Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện); Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ (Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện) ở Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, bao gồm:

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động);

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của Quỹ đã đi vào hoạt động.

2. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính bao gồm:

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến giai đoạn đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động);

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ khi Quỹ đã đi vào hoạt động.

Nếu Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh. Quỹ không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.

 

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính.

1.1. Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán (Sau khi được chấp thuận của Bộ Tài chính). Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán về nguyên tắc Quỹ phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch là tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố để ghi sổ kế toán.

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các Tài khoản: Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng, Tiền đang chuyển, Các khoản phải thu, Các khoản phải trả và Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

1.2. Đối với Tài khoản thuộc loại thu nhập hoạt động nghiệp vụ, vật tư, công cụ dụng cụ, TSCĐ, chi phí hoạt động nghiệp vụ, chi phí khác, bên Nợ các Tài khoản vốn bằng tiền, Nợ phải thu, bên có các tài khoản Nợ phải trả khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (Là tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh).

1.3. Đối với bên Có của các Tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (Theo một trong các phương pháp: tỷ giá đích danh; tỷ giá bình quân gia quyền; tỷ giá nhập trước, xuất trước; tỷ giá nhập sau, xuất trước).

1.4. Đối với bên Nợ của các Tài khoản Nợ phải trả, hoặc bên Có của các Tài khoản Nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán.

1.5. Cuối năm tài chính, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính.

1.6. Trường hợp mua, bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế mua, bán.

2. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái.

2.1. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ của Quỹ đã đi vào hoạt động.

- Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được ghi nhận ngay vào chi phí hoạt động nghiệp vụ, hoặc thu nhập hoạt động nghiệp vụ trong kỳ.

- Quỹ không được chia lợi nhuận trên lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

2.2. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại cuối kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) như sau:

- Trong giai đoạn đầu tư XDCB, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phản ánh luỹ kế trên Bảng cân đối kế toán (chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”).

- Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (Lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào trị giá TSCĐ mà kết chuyển toàn bộ một lần (nếu nhỏ) vào chi phí hoạt động nghiệp vụ, hoặc thu nhập hoạt động nghiệp vụ của năm tài chính có TSCĐ và các tài sản đầu tư hoàn thành bàn giao đưa vào hoạt động hoặc phân bổ tối đa là 5 năm (Nếu lớn, kể từ khi công trình đưa vào hoạt động).

3. Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam chỉ phản ánh các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái vào TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”, trong các trường hợp:

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động đầu tư XDCB trong giai đoạn trước hoạt động của Quĩ khi mới thành lập (Khi chưa hoàn thành quá trình đầu tư);

- Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của Quỹ khi đã đi vào hoạt động.

4. Cuối năm tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ bao gồm số dư các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển” các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, các khoản phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được hạch toán vào Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”.

5.Quỹ không chuyên kinh doanh mua, bán ngoại tệ, nên các nghiệp vụ kinh tế mua, bán ngoại tệ phát sinh được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua, bán thực tế phát sinh. Chênh lệch giữa tỷ giá thực tế mua vào và tỷ giá thực tế bán ra của ngoại tệ được hạch toán vào Tài khoản 511“Thu nhập hoạt động nghiệp vụ”, hoặc vào Tài khoản 631“Chi phí hoạt động nghiệp vụ”.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 413 - CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Bên Nợ:

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của Quỹ khi đã đi vào hoạt động;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động);

- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (Lãi tỷ giá) của Quỹ đã đi vào hoạt động vào thu nhập hoạt động nghiệp vụ;

- Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào thu nhập hoạt động nghiệp vụ hoặc vào doanh thu chưa thực hiện (Nếu phải phân bổ dần).

Bên Có:

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) cuối năm tài chính của Quỹ đã đi vào hoạt động;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động);

- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của Quỹ đã đi vào hoạt động  và vào chi phí hoạt động nghiệp vụ;

- Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào chi phí hoạt động nghiệp vụ hoặc vào chi phí trả trước dài hạn (Nếu phải phân bổ dần).

Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có.

Số dư bên Nợ:

Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối năm tài chính;

 

Số dư bên Có:

Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối năm tài chính;

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của Quỹ khi đã đi vào hoạt động

 

1.1. Khi mua vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ, dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 211, 213, 241, 642, 133... (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ, dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 211, 213, 241, 642, 133... (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 511 - Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Lãi tỷ giá hối đoái)

 

1.2. Khi nhận vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, hoặc khi vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, hoặc nhận nợ nội bộ... bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch, ghi:

 

Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 211, 642... (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

Có các TK 331, 311, 341, 342, 336... (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch).

1.3. Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (Nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, nợ nội bộ...):

 

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,... (Tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá ghi sổ kế toán).

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,... (Tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 511 - Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Lãi tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá ghi sổ kế toán).

 

1.4. Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch, ghi:

Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131... (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

Có các TK 511, 711 (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch).

 

1.5. Khi phát sinh các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:

 

Nợ các TK 131, 132, 136, 138 (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá ghi sổ kế toán)

 

Có TK 511 - Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Lãi tỷ giá hối đoái)

 

1.6. Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ...):

- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 131, 136, 138 (Tỷ giá ghi sổ kế toán).

- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái khi thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)

Có TK 511 - Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Lãi tỷ giá hối đoái)

Có các TK 131, 136, 138 (Tỷ giá ghi sổ kế toán).

2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

2.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:

Ở thời điểm cuối năm tài chính, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán) theo tỷ giá hối đoái giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính, có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lãi hoặc lỗ).

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 136, 138, 311, 315, 331, 341, 342,…

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có các TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 136, 311, 315, 331, 341, 342,...

2.2. Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:

Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của Quỹ khi đã đi vào hoạt động.

- Kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính (Theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK 413) vào chi phí hoạt động nghiệp vụ (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:

+ Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào thu nhập hoạt động nghiệp vụ khác, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 511 - Thu nhập hoạt động nghiệp vụ (Nếu lãi tỷ giá hối

đoái) (TK 5118)

+ Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí hoạt động nghiệp vụ, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

 

TÀI KHOẢN 414

QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ đầu tư phát triển của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

Quỹ đầu tư phát triển được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và được sử dụng vào việc đầu tư mở rộng quy mô hoạt động hoặc đầu tư chiều sâu của Quỹ.

Việc trích và sử dụng quỹ đầu tư phát triển phải theo chính sách tài chính hiện hành.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 414 - QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

 

Bên Nợ:

Tình hình chi tiêu, sử dụng quỹ đầu tư phát triển của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

 

Bên Có:

Quỹ đầu tư phát triển tăng do được trích lập từ lợi nhuận sau thuế.

 

Số dư bên Có:

Số quỹ đầu tư phát triển hiện có.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1.Trong kỳ, khi tạm trích lập quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 421 - Kết quả hoạt động chưa phân phối

Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển .

2. Cuối năm, xác định số quỹ đầu tư phát triển được trích, kế toán tính số được trích thêm, ghi:

Nợ TK 421 - Kết quả hoạt động chưa phân phối

Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển.

3. Khi dùng quỹ đầu tư phát triển để mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng cho hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (trường hợp đầu tư XDCB)

Có các TK 111, 112,... (Trường hợp mua sắm TSCĐ).

Đồng thời, kế toán ghi tăng nguồn vốn hoạt động, ghi giảm quỹ đầu tư phát triển:

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 411 - Nguồn vốn hoạt động.

4. Nhận quỹ đầu tư phát triển do cấp trên chuyển đến, ghi:

Nợ các TK 111,112, ...

Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển .

5. Trích quỹ đầu tư phát triển nộp lên đơn vị cấp trên theo quy định hoặc điều chuyển đi đơn vị khác, ghi:

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Có các TK 111, 112, ...

TÀI KHOẢN 421

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHƯA PHÂN PHỐI

 

Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả hoạt động (lợi nhuận, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của Quỹ.

 

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Kết quả từ hoạt động phản ánh trên Tài khoản 421 là lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc lỗ hoạt động .

2.Việc phân chia lợi nhuận hoạt động của Quỹ phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch và theo đúng chính sách tài chính hiện hành.

3. Phải hạch toán chi tiết kết quả hoạt động của từng năm tài chính (Năm trước, năm nay), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của Quỹ (Trích lập các quỹ, ...).

4. Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước nhưng năm nay mới phát hiện dẫn đến phải điều chỉnh số dư đầu năm phần lợi nhuận chưa phân phối thì kế toán phải điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 “Kết quả hoạt động chưa phân phối năm trước” trên sổ kế toán và điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu “Kết quả hoạt động chưa phân phối” trên Bảng Cân đối kế toán theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” và Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 421- KẾT QUẢ HOẠT ĐÔNG CHƯA PHÂN PHỐI

 

Bên Nợ:

- Số lỗ về hoạt động của Quỹ;

- Trích lập các quỹ theo quy định của chính sách tài chính;

Bên Có:

- Số lợi nhuận thực tế của Quỹ trong kỳ;

- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động.

Tài khoản 421 có thể có số  dư Nợ hoặc số dư Có.

 

Số dư bên Nợ:

Số lỗ hoạt động chưa xử lý.

 

Số dư bên Có:

Số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử dụng.

Tài khoản 421-Kết quả hoạt động chưa phân phối, có 2 tài khoản cấp 2:

-Tài khoản 4211 - Kết quả hoạt động chưa phân phối năm trước:Phản ánh kết quả hoạt động , tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ thuộc các năm trước.

Tài khoản 4211 còn dùng để phản ánh số điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của năm trước, năm nay mới phát hiện.

Đầu năm sau, kế toán kết chuyển số dư đầu năm từ TK 4212 “Kết quả hoạt động chưa phân phối năm nay” sang TK 4211 “Kết quả hoạt động chưa phân phối năm trước”.

-Tài khoản 4212 - Kết quả hoạt động chưa phân phối năm nay:Phản ánh kết quả hoạt động, tình hình phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ của năm nay.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển kết quả hoạt động:

- Trường hợp lãi, ghi:

Nợ TK  911 - Xác định kết quả hoạt động

Có TK 421-Kết quả hoạt đông chưa phân phối (4212).

-  Trường hợp lỗ, ghi:

Nợ TK 421 -Kết quả hoạt đông chưa phân phối (4212)

Có TK 911 - Xác định kết quả hoạt động.

2. Trong năm, khi tạm trích quỹ đầu tư phát triển từ kết quả hoạt động kinh doanh (Phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:

Nợ TK 421 -Kết quả hoạt đông chưa phân phối

Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển.

3. Trong năm, khi tạm trích quỹ khen thưởng, phúc lợi từ kết quả hoạt động (Phần lợi nhuận để lại của Quỹ), ghi:

Nợ TK 421 -Kết quả hoạt đông chưa phân phối

Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

4. Cuối năm, kế toán tính và xác định số tiền các quỹ được trích thêm, ghi:

Nợ TK 421 -Kết quả hoạt đông chưa phân phối

Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển.

Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

5. Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:

- Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:

Nợ TK 4212 - Kết quả hoạt độngchưa phân phối năm nay

Có TK 4211 - Kết quả hoạt độngchưa phân phối năm trước.

- Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:

Nợ TK 4211 - Kết quả hoạt độngchưa phân phối năm trước

Có TK 4212 - Kết quả hoạt độngchưa phân phối năm nay.

 

 

TÀI KHOẢN 431

QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÚC LỢI

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế TNDN của Quỹ để dùng cho công tác khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi phải theo chính sách tài chính hiện hành.

 

2. Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi phải được hạch toán chi tiết theo từng loại quỹ.

 
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 431 – QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÚC LỢI

 

Bên Nợ:

- Các khoản chi tiêu quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;

- Giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ khi tính hao mòn TSCĐ hoặc do nhượng bán, thanh lý, phát hiện thiếu khi kiểm kê TSCĐ;

- Đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành phục vụ nhu cầu văn hóa, phúc lợi;

- Cấp quỹ khen thưởng, phúc lợi cho cấp dưới.

Bên Có

- Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi từ lợi nhuận sau thuế TNDN;

- Quỹ khen thưởng, phúc lợi được cấp trên cấp hoặc cấp dưới nộp lên;

- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ tăng do đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi.

 

Số dư bên Có:

Số quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi hiện còn của Quỹ.

Tài khoản 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi, có 3 tài khoản cấp 2:

-Tài khoản 4311 – Quỹ khen thưởng:Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và chi tiêu quỹ khen thưởng của Quĩ.

-Tài khoản 4312 – Quỹ phúc lợi:Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và chi tiêu quỹ phúc lợi của Quỹ

- Tài khoản 4313 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số quĩ phúc lợi đã mua sắm TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Trong năm khi tạm trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, ghi:

Nợ TK 421 - Kết quả hoạt động chưa phân phối

Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311, 4312).

2. Cuối năm, xác định quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích thêm, ghi:

Nợ TK 421 - Kết quả hoạt động chưa phân phối

Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311, 4312).

3. Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của Quĩ, ghi:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311 – Quỹ khen thưởng).

Có TK 334 - Phải trả người lao động.

 

4. Dùng quỹ phúc lợi để chi trợ cấp khó khăn, chi cho công nhân viên và người lao động nghỉ mát, chi cho phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, ghi:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312 – Quỹ phúc lợi)

Có các TK 111, 112, ...

 

5. Khi chi nhánh nhận được quyết định phân chia quỹ khen thưởng, phúc lợi từ Quỹ, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)

Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)

6. Khi chi nhánh nhận tiền quỹ khen thưởng, phúc lợi do Quỹ cấp xuống, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)

7. Khi có quyết định cấp tiền quỹ khen thưởng, phúc lợi cho các chi nhánh, ghi:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Có TK 336 - Phải trả nội bộ (3368)

8. Khi chi tiền thuộc quỹ phúc lợi, khen thưởng cho các chi nhánh của Quỹ, ghi:

Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ (3368)

Có TK 111, 112,...

Dùng quỹ phúc lợi ủng hộ các vùng thiên tai, hỏa hoạn, chi từ thiện… ghi:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)

Có các TK 111, 112,...

 

 

TÀI KHOẢN 441

NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn đầu tư XDCB của Quỹ. Nguồn vốn đầu tư XDCB của Quỹ được hình thành do Ngân sách cấp .

Vốn đầu tư XDCB của đơn vị được dùng cho việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng cơ sở hoạt động và mua sắm TSCĐ để đổi mới công nghệ. Công tác đầu tư XDCB ở Quỹ phải chấp hành và tôn trọng các quy định về quản lý đầu tư và XDCB hiện hành.

Mỗi khi công tác xây dựng và mua sắm TSCĐ hoàn thành, tài sản được bàn giao đưa vào sử dụng cho hoạt động, kế toán phải tiến hành các thủ tục quyết toán vốn đầu tư của từng công trình hạng mục công trình. Khi quyết toán vốn đầu tư được duyệt, kế toán phải ghi giảm nguồn vốn đầu tư XDCB, ghi tăng nguồn vốn hoạt động hoặc nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ theo quyết định.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 441 - NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

 

Bên Nợ:

Số vốn  đầu tư XDCB giảm do:

- Xây dựng mới và mua sắm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư đã được duyệt

- Nộp lại số vốn đầu tư XDCB sử dụng không hết cho Nhà nước

Bên Có:

Nguồn vốn đầu tư XDCB tăng do:

- Ngân sách Nhà nước  cấp vốn đầu tư XDCB

- Nhận vốn đầu tư XDCB do được tài trợ, viện trợ.

- Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển.

Số dư bên Có:

Số vốn đầu tư XDCB hiện có của Quỹ chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng công tác XDCB chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa được duyệt.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Khi nhận được vốn đầu tư XDCB bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc ghi:

Nợ các TK  111,112…

Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

2. Nhận vốn đầu tư XDCB do Ngân sách cấp theo dự toán được giao:

- Khi nhận được thông báo giao dự toán chi đầu tư XDCB, ghi đơn bên  Nợ TK 008 (TK ngoài Bảng Cân đối kế toán)

- Khi rút dự toán chi đầu tư XDCB để sử dụng, kế toán căn cứ vào tình hình sử dụng dự toán chi đầu tư XDCB để hạch toán vào các tài khoản có liên quan, ghi:

Nợ các TK 111,112,...

Nợ cácTK 152,153,331..

Nợ TK 241  - XDCB dở dang (Rút dự toán chi trực tiếp)

Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

Đồng thời, kế toán ghi đơn bên  Có TK 008 – Dự toán chi sự nghiệp, dự án (TK ngoài bảng  cân đối kế toán)

3. Khi chưa được giao dự toán chi đầu XDCB, Quỹ được Kho bạc cho tạm ứng vốn đầu tư, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Có TK 338- Phải trả phải nộp khác (3388)

4. Khi  dự toán chi vốn đầu tư được giao, Quỹ thực hiện các thủ tục thanh toán để hoàn trả Kho bạc số vốn đã tạm ứng, khi được kho bạc chấp nhận các chứng từ thanh toán, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả phải nộp khác (3388)

Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

5. Bổ sung vốn đầu tư XDCB bằng Quỹ đầu tư phát triển, ghi:

Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

6. Khi công tác XDCB và mua sắm TSCĐ bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào hoạt động:

-Kế toán ghi tăng giá trị TSCĐ do đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ hoàn thành, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang

- Khi quyết toán công trình hoàn thành được phê duyệt, kế toán ghi giảm nguồn vốn đầu tư XDCB và ghi tăng nguồn vốn hoạt động, ghi:

Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

Có TK 411 – Nguồn vốn hoạt động

7. Khi trả lại vốn đầu tư XDCB cho NSNN (nếu có), ghi:

Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

Có các TK 111, 112….

 

TÀI KHOẢN 461

NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP

 

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án của Quỹ. Tài khoản này chỉ sử dụng ở các đơn vị được Nhà nước hoặc đơn vị cấp trên cấp phát kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án.

 

Nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án là khoản kinh phí do Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp cho đơn vị, hoặc được Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài viện trợ, tài trợ trực tiếp thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án đã được duyệt, để thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội do Nhà nước hoặc cấp trên giao không vì mục đích lợi nhuận. Việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án phải theo đúng dự toán được duyệt và phải quyết toán với cơ quan cấp kinh phí. Nguồn kinh phí sự nghiệp cũng có thể được hình thành từ các khoản thu sự nghiệp phát sinh tại đơn vị.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án phải được hạch toán chi tiết theo từng nguồn hình thành: Ngân sách Nhà nước cấp, đơn vị cấp trên cấp, nhận viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân, từ thu sự nghiệp của đơn vị. Đồng thời, phải hạch toán chi tiết, tách bạch nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay và kinh phí sự nghiệp năm trước.

 

2. Nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án phải được sử dụng đúng mục đích, nội dung hoạt động, đúng tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, của đơn vị cấp trên và trong phạm vi dự toán đã được duyệt.

 

3. Trường hợp nguồn kinh phí được NSNN cấp thì tùy theo từng phương thức cấp phát kinh phí sự nghiệp của Ngân sách Nhà nước để ghi sổ kế toán:

- Nếu Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí bằng lệnh chi tiền, khi nhận được giấy báo Có, số tiền đã vào tài khoản của đơn vị, kế toán đồng thời ghi tăng tiền gửi và ghi tăng nguồn kinh phí sự nghiệp;

- Nếu Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí bằng hình thức giao dự toán chi sự nghiệp, dự án, khi nhận được thông báo ghi đơn vào bên Nợ TK 008 "Dự toán chi sự nghiệp, dự án" (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán). Khi rút dự toán chi sự nghiệp, dự án để chi, ghi đơn vào bên Có TK 008 "Dự toán chi sự nghiệp, dự án", đồng thời ghi Có TK 461  "Nguồn kinh phí sự nghiệp" đối ứng với các TK có liên quan.

 

4. Cuối mỗi năm tài chính, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải làm thủ tục quyết toán tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp với cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản và với từng cơ quan, tổ chức cấp phát kinh phí theo chính sách tài chính hiện hành. Số kinh phí sử dụng chưa hết được xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Đơn vị chỉ được chuyển sang năm sau số kinh phí sự nghiệp, dự án chưa sử dụng hết khi được cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận.

 

5. Cuối năm tài chính, nếu số chi hoạt động bằng nguồn kinh phí sự nghiệp chưa được duyệt quyết toán, thì kế toán kết chuyển nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay sang nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước.

KẾT CẤU VẦ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 461- NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP

 

Bên Nợ:

- Số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án đã được duyệt quyết toán với nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án;

- Số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án sử dụng không hết hoàn lại cho NSNN hoặc nộp trả cấp trên.

 

Bên Có:

- Số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án đã thực nhận của Ngân sách hoặc cấp trên;

- Các khoản thu sự nghiệp phát sinh tại đơn vị được bổ sung nguồn kinh phí sự nghiệp.

 

Số dư bên Có:

Số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án đã nhận của Ngân sách hoặc cấp trên cấp nhưng chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng chưa được quyết toán.

 

Tài khoản 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp, có 2 tài khoản cấp 2:

-Tài khoản 4611 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước: Phản ánh số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án thuộc năm trước đã sử dụng nhưng báo cáo quyết toán năm trước chưa được duyệt và số kinh phí sự nghiệp năm trước chưa sử dụng hết. Khi báo cáo quyết toán năm trước được duyệt, số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án năm trước sẽ được chuyển trừ vào Tài khoản 461 "Nguồn kinh phí sự nghiệp" (4611- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước). Còn số kinh phí sự nghiệp năm trước chưa sử dụng hết, tùy theo quyết định của cơ quan tài chính hoặc cấp có thẩm quyền, phải nộp lại ngân sách hoặc chuyển thành nguồn kinh phí năm nay.

-Tài khoản 4612 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay: Phản ánh nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án đã được Ngân sách hoặc cấp trên cấp trong năm nay, kể cả các khoản kinh phí sự nghiệp năm trước chưa sử dụng hết khi xét duyệt báo cáo quyết toán được chuyển thành khoản kinh phí của năm nay. Hết niên độ kế toán, sang đầu năm sau số kinh phí thuộc năm nay, nếu chưa được quyết toán sẽ được chuyển từ Tài khoản 4612 "Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay" sang Tài khoản 4611 "Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước" để theo dõi cho đến khi báo cáo quyết toán năm trước được duyệt.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Nhận kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án do Ngân sách Nhà nước cấp bằng lệnh chi tiền hoặc kinh phí sự nghiệp do cấp trên cấp bằng tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112, ...

Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612).

 

2. Khi được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán chi hoạt động, chi dự án ghi đơn bên Nợ TK 008 "Dự toán chi sự nghiệp, dự án" (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

 

3. Khi rút dự toán chi sự nghiệp, dự án về nhập Quỹ hoặc mua vật tư, dụng cụ hoặc thanh toán trực tiếp cho người bán hàng, hoặc chi trực tiếp, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612)

Nợ các TK 152, 153, ...

Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612).

Đồng thời ghi đơn bên Có TK 008 "Dự toán chi sự nghiệp, dự án" (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

 

4. Các khoản thu sự nghiệp phát sinh tại đơn vị (nếu có), ghi:

Nợ các TK 111, 112, ...

Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612).

 

5. Nhận kinh phí sự nghiệp bằng TSCĐ do Ngân sách cấp, đơn vị cấp trên cấp hoặc được viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp.

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

 

6. Cuối kỳ kế toán năm, đơn vị còn có số dư tiền mặt, tiền gửi thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án nếu phải nộp trả số kinh phí sự nghiệp sử dụng không hết cho Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên, khi nộp trả, ghi:

Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp

Có các TK 111, 112,...

Nếu số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án sử dụng không hết được giữ lại để chuyển thành nguồn kinh phí năm sau thì không thực hiện bút toán trên.

 

7. Khi báo cáo quyết toán chi sự nghiệp, chi dự án được duyệt ngay trong năm, ghi:

Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612)

Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1612) (Số chi được duyệt).

 

8. Nếu đến cuối năm báo cáo quyết toán chi sự nghiệp, dự án chưa được duyệt:

- Kết chuyển chi sự nghiệp, chi dự án năm nay thành chi sự nghiệp, chi dự án năm trước, ghi:

Nợ TK 161- Chi sự nghiệp (1611 - Chi sự nghiệp năm trước)

Có TK 161- Chi sự nghiệp (1612 - Chi sự nghiệp năm nay).

 

- Đồng thời kết chuyển nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án năm nay thành nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án năm trước, ghi:

 

Nợ TK 461- Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay)

Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước).

9.  Khi báo cáo quyết toán chi sự nghiệp, chi dự án năm trước được duyệt, ghi:

Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611)

Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1611).

 

10. Nguồn kinh phí sự nghiệp của năm trước được xác định còn thừa khi xét duyệt báo cáo quyết toán năm, được chuyển thành nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay, ghi:

Nợ TK 461- Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước)

Có TK 461- Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay).

TÀI KHOẢN 466

NGUỒN KINH PHÍ ĐÃ HÌNH THÀNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Chỉ ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích mua sắm TSCĐ, đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, mở rộng được ghi tăng nguyên giá TSCĐ bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án được cấp từ NSNN hoặc nhận viện trợ, tài trợ, đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án.

Ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi tính hao mòn TSCĐ hoặc nhượng bán, thanh lý, phát hiện thiếu TSCĐ khi kiểm kê, nộp trả Nhà nước hoặc điều chuyển TSCĐ cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, của Nhà nước.

 

 

KẾT CẤU VẦ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 466- NGUỒN KINH PHÍ ĐÃ HÌNH THÀNH TSCĐ

 

Bên Nợ:

 

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ giảm, gồm:

- Tính hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án;

- Nhượng bán, thanh lý TSCĐ, phát hiện thiếu TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án;

- Nộp trả Nhà nước hoặc điều chuyển TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp,hoạt động dự án theo quyết định của cơ quan Nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền;

- Giá trị còn lại của TSCĐ giảm do đánh giá lại.

 

 

Bên Có:

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ tăng, gồm:

- Đầu tư, mua sắm TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng hoạt động sự nghiệp, dự án:

- Được cấp kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, được viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐ;

- Giá trị còn lại của TSCĐ tăng do đánh giá lại.

 

Số dư bên Có:

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có ở đơn vị.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Trường hợp được Ngân sách Nhà nước, đơn vị cấp trên cấp kinh phí bằng TSCĐ hoặc dùng kinh phí sự nghiệp, dự án, viện trợ không hoàn lại để mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB, khi việc mua TSCĐ, đầu tư XDCB hoàn thành tài sản được đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có các TK 111, 112, 241, 331, 461,...

Đồng thời ghi:

Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

 

Nếu rút dự toán chi sự nghiệp, dự án để mua TSCĐ, để đầu tư XDCB, đồng thời ghi đơn bên Có TK 008- Dự toán chi sự nghiệp, dự án (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

 

2. Cuối kỳ kế toán năm tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi:

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

 

3. Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án:

 

- Ghi giảm TSCĐ nhượng bán, thanh lý:

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

 

- Số thu, các khoản chi và chênh lệch thu, chi về nhượng bán, thanh lý TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, được xử lý và hạch toán theo quyết định thanh lý, nhượng bán TSCĐ của cấp có thẩm quyền.

 

 

 

LOẠI TÀI KHOẢN 5

THU NHẬP HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

 

Loại tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ thu nhập hoạt động nghiệp vụ thực hiện được trong một kỳ kế toán của Quỹ.

Thu nhập hoạt động nghiệp vụ là số thu từ hoạt động cho vay của các dự án cho vay vốn của quỹ (gồm lãi cho vay và các khoản thu khác); Lãi tiền gửi, lãi từ hoạt động mua, bán trái phiếu tín phiếu, thu từ hoạt động nghiệp vụ khác của Quỹ.

 

HẠCH TOÁN LOẠI TÀI KHOẢN THU NHẬP HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Hạch toán thu nhập hoạt động nghiệp vụ phải tôn trọng nguyên tắc thu nhập và chi phí của hoạt động thực tế phát sinh phải phù hợp theo niên độ kế toán.

2. Chỉ hạch toán vào tài khoản thu nhập hoạt động nghiệp vụ các khoản thu nhập được xác định trong kỳ kế toán. Không hạch toán vào tài khoản thu nhập hoạt động nghiệp vụ những khoản thu nhập chưa chắc chắn có khả năng được thực hiện hoặc các khoản thu nhập của những kỳ kế toán sau nhưng đã thu tiền trong kỳ này.

3. Thu nhập phải được theo dõi chi tiết cho từng loại hình hoạt động. Trong từng loại thu nhập lại được chi tiết theo từng hoạt động nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động của Quỹ.

4. Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, Quỹ phải xác định kết quả hoạt động. Toàn bộ thu nhập thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động”. Các tài khoản thuộc loại Tài khoản Thu nhập hoạt động nghiệp vụ đều không có số dư cuối kỳ.

Loại Tài khoản 5 - Thu nhập hoạt động nghiệp vụ có 1 tài khoản

Tài khoản 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ

 

TÀI KHOẢN 511
THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

Tài khoản này dùng để phản ánh thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ thực tế của đơn vị thực hiện trong một kỳ kế toán.

Thu nhập nghiệp vụ của Quỹ, gồm: Thu lãi từ các khoản cho vay, lãi tiền gửi, thu lãi từ khoản đầu tư tài chính, thu nhập khác về hoạt động nghiệp vụ của Quỹ.

Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ được hạch toán vào tài khoản này là các khoản thu nhập hoạt động nghiệp vụ phát sinh trong kỳ (Không kể đã thu được tiền ngay hay chưa thu được tiền) theo quy định.

Trường hợp đơn vị có thu nhập hoạt động nghiệp vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 511 – THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Chỉ phản ánh vào tài khoản “Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ” các khoản thu sau: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư tín phiếu, lãi đầu tư trái phiếu, thu nhập nghiệp vụ khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản này không phản ánh số đóng góp thu từ các DN viễn thông.

2. Đối với trường hợp đơn vị có nhận trước tiền lãi cho vay nhiều kỳ thì  thu nhập của từng kỳ là toàn bộ tiền thu được chia cho số kỳ nhận trước.

3. Không hạch toán vào tài khoản này các khoản thu thuộc các trường hợp sau:

- Thu khoản đóng góp của các DN viễn thông.

- Số tiền thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ của Quỹ;

- Số tiền thu chênh lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của Quỹ khi chủ đầu tư không trả được nợ.

- Nợ đã xoá nay thu hồi được.

- Các khoản thu khác.

4. Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ trong kỳ chưa thu được tiền đơn vị phải mở sổ chi tiết theo dõi để có cơ sở xác định kết quả hoạt động trong kỳ và để quản lý, đốc thúc thanh toán nhanh đảm bảo nguồn thu.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 511- THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

 

Bên Nợ:

Kết chuyển thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ vào Tài khoản 911- Xác định kết quả hoạt động.

Bên Có:

Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ thực hiện trong kỳ kế toán, gồm:

- Thu lãi từ các khoản cho vay;

- Thu lãi tiền gửi;

- Thu lãi từ hoạt động đầu tư tái chính;

- Thu khác về hoạt động nghiệp vụ;

 

Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư.

Tài khoản 511- Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ, có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5111- Thu lãi từ các khoản cho vay: Phản ánh số lãi tính trên số tiền cho vay thu được trong kỳ kế toán.

- Tài khoản 5112- Thu lãi tiền gửi: Phản ánh số lãi tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn thu được trong một kỳ kế toán của đơn vị.

- Tài khoản 5113- Thu lãi đầu tư tài chính:Dùng để phản ánh số lãi thu được của Quỹ từ các hoạt động đầu tư trái phiếu, tín phiếu trong kỳ.

- Tài khoản 5118- Thu khác về hoạt động nghiệp vụ: Dùng để phản ánh các khoản thu về hoạt động nghiệp vụ của Quỹ ngoài phạm vi phản ánh của các TK 5111, 5112, 5113 (thu cho thuê tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái,...)

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi phát sinh các khoản thu lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (TK 1311)

Có TK 511- Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (5113)

2. Khi phát sinh các khoản thu lãi tiền cho vay, lãi tiền gửi, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (1312, 1313)

Có TK 511- Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (5111, 5112)

3. Khi thu được tiền các khoản tiền lãi phải thu, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 131- Phải thu của khách hàng

4. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của Quỹ và đánh giá lại số dư cuối kỳ. Phát sinh lãi tỷ giá hối đoái (xem giải thích ở TK 413)

5. Chiết khấu thanh toán được hưởng (xem TK 331)

6. Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ sang tài khoản xác định kết quả hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ

Có TK 911 - Xác định kết quả hoạt động.

 

 

LOẠI TÀI KHOẢN 6

CHI PHÍ

 

Loại tài khoản này phản ánh các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động nghiệp vụ và hoạt động quản lý của Quỹ.

 

HẠCH TOÁN LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ

CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Phải hạch toán chi tiết từng loại chi phí phù hợp với thời gian phát sinh chi phí và nội dung các khoản chi phí theo quy định trong chế độ quản lý tài chính cho Quỹ.

2. Không hạch toán vào các tài khoản loại chi phí các khoản sau:

- Các khoản chi phí thuộc chi phí khác, như: Chi phí để thu các khoản phạt theo quy định, chi chênh lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ,…;

- Các khoản thiệt hại đã được Chính phủ hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại đền bù;

- Các khoản chi phạt do vi phạm hành chính, vi phạm môi trường, phạt nợ vay quá  hạn do nguyên nhân chủ quan, phạt vi phạm chế độ tài chính;

-  Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, nâng cấp, cải tạo TSCĐ thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB;

- Các khoản chi cho sửa chữa, bảo dưỡng và trang thiết bị các tài sản phúc lợi, công trình phúc lợi;

- Các khoản chi ủng hộ địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan khác;

- Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.

 

Loại tài khoản 6 – Chi phí, có 2 TK:

- TK 631 – Chi phí hoạt động nghiệp vụ

- TK 642 – Chi phí quản lý

 

TÀI KHOẢN 631

CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thực tế phát sinh của các hoạt động nghiệp vụ trong một kỳ hoạt động của Quỹ.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 631 – CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

CẦN TỒN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Chỉ phản ánh vào tài khoản này các chi phí thực tế đã phát sinh (Không kể đã chi tiền hay chưa chi tiền) có liên quan trực tiếp đến hoạt động nghiệp vụ  theo chế độ quy định trong một kỳ kế toán.

2. Chi phí hoạt động nghiệp vụ được xác định theo các loại sau:

- Chi trả dịch vụ thanh toán bao gồm các khoản chi trong quá trình thực hiện thanh toán qua Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng về quá trình chi trả tiền cho vay, thu nhận các khoản đóng góp của các DN viễn thông, phí chuyển tiền;

- Chi phí uỷ thác: Là các khoản chi trả cho các tổ chức tín dung, ngân hàng thương mại trực tiếp thực hiện cấp phát, cho vay các DN viễn thông theo sự uỷ thác của Quỹ.

- Chi dự phòng rủi ro cho vay: Khoản trích lập dự phòng rủi ro cho vay đối với các khoản cho các DN viễn thông vay đã quá hạn trả nợ từ lâu và khó có khả năng trả nợ.

- Chi phí khác cho hoạt động nghiệp vụ của Quỹ là các khoản chi phí trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ của quỹ mà chưa thuộc các khoản chi trên

3. Không được hạch toán vào chi hoạt động nghiệp vụ các khoản chi sau:

- Chi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

- Chi cho quản lý của quỹ.

- Chi lương và các khoản trích theo lương của cán bộ Quỹ.

- Chi các khoản tổn thất tài sản sau khi đã được bù đắp bằng các nguồn theo chế độ.

- Các khoản thiệt hại đã được Chính phủ hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm hoặc bên gây thiệt hại bồi thường.

- Các khoản phạt tiền mà tập thể, cá nhân phải nộp.

- Các khoản chi về đầu tư xây dựng cơ bản, chi trợ cấp khó khăn cho người lao động, chi ủng hộ tổ chức cá nhân khác.

- Các khoản chi thuộc nguồn khác đài thọ như: Chi khen thưởng, phúc lợi, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất...

4. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi cho từng nội dung chi phí hoạt động nghiệp vụ.

5. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí nghiệp vụ phát sinh trong kỳ sang tài khoản xác định kết quả hoạt động .Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 631- CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

 

Bên Nợ:

Chi phí hoạt động nghiệp vụ phát sinh đã chi trong kỳ, gồm:

- Các khoản chi về dịch vụ thanh toán.

- Chi phí uỷ thác.

- Chi trích lập dự phòng rủi ro cho vay.

- Các khoản chi khác cho hoạt động nghiệp vụ.

 

Bên Có:

- Kết chuyển số chi phí hoạt động nghiệp vụ phát sinh để xác định kết quả hoạt động trong kỳ.

Cuối kỳ tài khoản này không có số dư.

Tài khoản 631- Chi phí hoạt động nghiệp vụ có 4  tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6311- Chi dịch vụ thanh toán:Phản ánh số chi phí phát sinh trong kỳ về các dịch vụ thanh toán của các hoạt động

- Tài khoản 6312 - Chi phí uỷ thác:Phản ánh các chi phí uỷ thác phát sinh trong kỳ của Quỹ

- Tài khoản 6316 - Chi phí dự phòng rủi ro cho vay:Phản ánh số chi phí trích lập dự phòng rủi ro các khoản cho vay.

- Tài khoản 6318- Chi khác cho hoạt động nghiệp vụ:Phản ánh số chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến hoạt động nghiệp vụ của Quỹ mà chưa được phản ánh ở các tài khoản: 6311, 6312, 6316.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi phát sinh các chi phí liên quan đến dịch vụ thanh toán như lệ phí ngân hàng..., ghi:

Nợ TK 631- Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6311)

Có các TK 111, 112,…

Có TK 331- Phải trả cho người bán

 

2. Khi phát sinh các chi phí uỷ thác, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6312)

Có các TK 111, 112, 331

 

3. Cuối kỳ kế toán, khi khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính căn cứ vào việc đánh giá và các bằng chứng cho thấy rủi ro các khoản cho vay không có khả năng thu hồi, Quỹ phải tiến hành lập dự phòng rủi ro cho vay, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6316)

Có TK 359 - Quỹ dự phòng rủi ro cho vay

 

4.  Khi phát sinh các chi phí về đầu tư tài chính, lỗ từ đầu tư tài chính, lãi tiền vay phải trả,  chi phí nghiệp vụ khác, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động nghiệp vụ

Có các TK 111, 112, 413...

 

5. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và đánh giá lại cuối năm tài chính phát sinh lỗ tỷ giá (xem hướng dẫn TK 413)

 

6. Cuối kỳ, kế toán xác định những chi phí hoạt động nghiệp vụ phát sinh của kỳ này được kết chuyển vào tài khoản 911 để xác định kết quả hoạt động trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 -  Xác định kết quả hoạt động

Có TK 631- Chi phí hoạt động nghiệp vụ (6311, 6312, 6316, 6318)

 

TÀI KHOẢN 642

CHI PHÍ QUẢN LÝ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của Quỹ gồm các chi phí về lương nhân viên (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất; khoản lập dự phòng; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị, công tác phí...) .

 

Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định.

Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý vào bên Nợ Tài khoản 911 "Xác định kết quả hoạt động".Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

 

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 642 - CHI PHÍ QUẢN LÝ

 

Bên Nợ:

- Các chi phí quản lý thực tế phát sinh trong kỳ;

- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

- Dự phòng trợ cấp mất việc làm.

Bên Có:

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

- Kết chuyển chi phí quản lý vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả hoạt động".

Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 642 - Chi phí quản lý, có 8 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của Ban Giám đốc, nhân viên của Quỹ.

- Tài khoản 6422- Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ quản lý:Phản ánh chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho công tác quản lý Quỹ như văn phòng phẩm, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ,...

- Tài khoản 6423 - Chi phí nhiên liệu: Phản ánh chi phí nhiên liệu dùng cho công tác quản lý.

- Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho Quỹ như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng cho văn phòng,...

- Tài khoản 6425- Chi phí tuyên truyền, họp báo:Phản ánh chi phí về tuyên truyền, họp báo hàng năm của Quỹ.

- Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả, dự phòng trợ cấp mất việc làm tính vào chi phí quản lý.

- Tài khoản 6427- Chi phí dịch vụ mua ngoài:Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý Quỹ như: Cước phí bưu điện, chi tiền điện nước,...; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,... (Không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ)

- Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác:Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của Quỹ, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,...

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho nhân viên, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên của Quỹ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6421)

Có các TK 334, 338.

2. Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý, như: Vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ chung của Quỹ ..., ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6422)

Có TK 152 - Vật liệu

Có các TK 111, 112, 141, 142, 242, 331,...

3. Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay không qua kho cho bộ phận quản lý được tính trực tiếp một lần vào chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6422)

Có TK 153 - Công cụ. dụng cụ

Có các TK 111, 112, 331,...

4. Giá trị nhiên liệu mua vào sử dụng ngay cho quản lý, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6423)

Có các TK 111, 112, 141,...

5. Trích khấu hao TSCĐ (như: Nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng, thiết bị truyền dẫn...) dùng cho quản lý chung của Quỹ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6424)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

6.    Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6427)

Có các TK 111, 112,…

7. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lý trong kỳ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi.

8. Tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ một lần với giá trị nhỏ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6427)

Có các TK 111, 112, 331, 335,...

9. Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí khác, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6428)

Có các TK 111, 112, 331, 335,...

10.Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí quản lý của Quỹ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6428  )

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.

11. Khi trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

Có TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

12. Hoàn nhập số chênh lệch giữa số dự phòng phải thu khó đòi cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).

13. Khi trích lập dự phòng phải trả về chi phí tái cơ cấu, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý  (6428 )

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

- Cuối kỳ kế toán năm, hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ, Quỹ phải tính, xác định số dự phòng phải trả cần lập về chi phí tái cơ cấu và dự phòng phải trả khác:

+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

Có TK 642 - Chi phí quản lý (6426)

14. Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 642 – Chi phí quản lý.

15. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý tính vào Tài khoản 911 để xác định kết quả hoạt động trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động

Có TK 642 - Chi phí quản lý.

 

LOẠI TÀI KHOẢN 7

THU NHẬP KHÁC

 

Loại tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của Quỹ. Loại tài khoản này chỉ phản ánh các khoản thu nhập khác trong kỳ. Cuối kỳ toàn bộ thu nhập được kết chuyển sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động” và không có số dư.

 

Loại Tài khoản Thu nhập khác, có 1 tài khoản:

Tài khoản 711 - Thu nhập khác.

 

TÀI KHOẢN 711

THU NHẬP KHÁC

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài thu nhập hoạt động nghiệp vụ của Quỹ.

Nội dung thu nhập khác của Quỹ gồm:

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;

- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;

- Thu chênh lệch tài sản thế chấp

- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;

- Các khoản thuế được NSNN hoàn lại;

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho Quỹ;

- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 711 - THU NHẬP KHÁC

 

Bên Nợ:

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động”.

Bên Có:

Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.

Tài khoản 711- "Thu nhập khác" không có số dư cuối kỳ.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Kế toán thu nhập khác phát sinh từ  nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý  TSCĐ:

1.1. Phản ánh số thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311 - nếu có).

1.2. Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 141, 331,... (Tổng giá thanh toán).

Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

2. Phản ánh các khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng:

- Khi thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 711 - Thu nhập khác.

- Trường hợp đơn vị ký quỹ, ký cược vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết với Quỹ bị phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế:

+ Đối với khoản tiền phạt khấu trừ vào tiền ký quỹ, ký cược của người ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Đối với khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn)

Nợ TK 344- Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn (Đối với khoản ký quỹ, ký cược dài hạn)

Có TK 711 - Thu nhập khác.

+Khi thực trả khoản ký quỹ, ký cược cho người ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ các TK 338, 344 (Đã trừ khoản tiền phạt) (Nếu có)

Có các TK 111, 112,...

3. Phản ánh tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 711 - Thu nhập khác.

- Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 152,...

4. Hạch toán các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay thu lại được tiền:

- Nếu có khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được phải xử lý xoá sổ, căn cứ vào biên bản xử lý xoá nợ, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý (Nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

Đồng thời, ghi đơn bên Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài Bảng CĐKT) nhằm tiếp tục theo dõi trong thời hạn quy định để có thể truy thu người mắc nợ số tiền đó.

- Khi truy thu được khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài Bảng CĐKT).

5. Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, quyết định xoá và tính vào thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Có TK 711 - Thu nhập khác.

6. Trường hợp được giảm thuế GTGT phải nộp:

- Nếu số thuế GTGT được giảm, trừ vào số thuế GTGT phải nộp, nếu được tính vào thu nhập khác trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Có TK 711 - Thu nhập khác.

- Nếu số thuế GTGT được giảm được tính vào thu nhập khác, khi NSNN trả lại bằng tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 711 - Thu nhập khác.

7. Các khoản hoàn thuế nhập khẩu được tính vào thu nhập khác (nếu có), ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

TK 711 - Thu nhập khác.

8. Trường hợp Quỹ được tài trợ, biếu, tặng vật tư, hàng hoá, TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211,...

Có TK 711 - Thu nhập khác.

9. Trường hợp các doanh nghiệp vay vốn của Quỹ có tài sản thế chấp không có khả năng trả nợ, Quỹ tiến hành thanh lý hoặc thu hồi tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật hiện hành.

9.1 Trường hợp thanh lý

+ Khi thu được tiền thanh lý, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 251 - Cho vay hỗ trợ (Số nợ vay chưa trả)

Có TK 711- Thu nhập khác (Số chênh lệch thu thanh lý tài sản thế chấp lớn hơn

khoản cho vay) hoặc Nợ TK 811 - Chi phí khác (Số chênh lệch thu

thanh lý tài sản thế chấp nhỏ hơn khoản cho vay)

+ Khi phát sinh các chi phí thanh lý

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Có các TK 111, 112,…

9.2. Trường hợp thu hồi tài sản thế chấp sử dụng cho hoạt động của Quỹ, ghi:

Nợ các TK 211, 213 (Theo giá đánh giá)

Có TK 251 - Cho vay hỗ trợ (Số nợ vay chưa trả)

Có TK 711- Thu nhập khác (Số chênh lệch thu tài sản thế chấp lớn hơn khoản

cho vay) hoặc Nợ TK 811 - Chi phí khác (Số chênh lệch thu tài sản

thế chấp nhỏ hơn khoản cho vay)

10. Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả hoạt động", ghi:

Nợ TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 911 - Xác định kết quả hoạt động.

 

LOẠI TÀI KHOẢN 8

CHI PHÍ KHÁC

 

Loại tài khoản này phản ánh các khoản chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động nghiệp vụ của Quỹ. Chi phí kháclà những khoản chi phí (lỗ) do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của Quỹ gây ra và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Loại tài khoản này chỉ phản ánh các khoản chi phí trong kỳ, cuối kỳ được kết chuyển sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động” và không có số dư cuối kỳ.

Loại Tài khoản 8 - Chi phí khác, có 2 tài khoản:

 

- Tài khoản 811 - Chi phí khác

- Tài khoản 821 - Chi phí thuế TNDN.

 

TÀI KHOẢN 811

CHI PHÍ KHÁC

 

Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động nghiệp vụ thông thường của Quỹ.

Chi phí khác của Quỹ gồm:

- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);

- Chi chênh lệch tài sản thế chấp bị thu hồi;

- Chi tổn thất tài sản có bảo hiểm;

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;

- Bị phạt thuế, truy nộp thuế;

- Các khoản chi phí khác.

 

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 811 - CHI PHÍ KHÁC

 

Bên Nợ:

Các khoản chi phí khác phát sinh.

Bên Có:

Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động”.

Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.

 

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Hạch toán nghiệp vụ nhượng, bán, thanh lý TSCĐ:

- Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,...

Có TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Nếu có).

- Ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

- Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 141,...

2. Giá trị tài sản bị tổn thất lớn hơn số được đền bù bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Số được cơ quan bảo hiểm đền bù)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Số chênh lệch tổn thất tài sản lớn hơn số được đền bù)

Có các TK 211, 213,...

3. Khi thu hồi tài sản thế chấp có giá đánh giá nhỏ hơn khoản cho vay có tài sản thế chấp không được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro nghiệp vu, ghi:

Nợ TK 211, 213 (Giá đánh giá)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá tài sản thế                                                  chấp nhỏ hơn khoản cho vay)

Có TK 251 - Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

4. Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Có các TK 111, 112,...

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

5. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động

Có TK 811 - Chi phí khác.

 

 

 

 

 

 

 

TÀI KHOẢN 821

CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động của Quỹ trong năm tài chính.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận vào tài khoản này là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

 

2. Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

3. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.

 

4. Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, Quỹ được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm phát hiện sai sót.

5. Trường hợp phát hiện sai sót trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, Quỹ điều chỉnh vào số dư đầu năm của các Tài khoản 3334 “ Thuế thu nhập doanh nghiệp”, và các tài khoản liên quan khác mà không phải ghi nhận vào Tài khoản 821 “ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”.

6. Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động” để xác định kết quả hoạt động trong năm.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 821 - CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bên Nợ:

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm;

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện tại.

Bên Có:

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được điều chỉnh giảm do số đã ghi nhận trong năm lớn hơn số phải nộp theo số quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm;

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước;

- Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp vào bên Nợ Tài khoản 911 - “Xác định kết quả hoạt động”.

Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Hàng quý, kế toán phải xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi chi tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111, 112,…

2. Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định lại số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm, lập tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong năm để ghi nhận bổ sung hoặc điều chỉnh giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm.

- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp , ghi:

Nợ TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận, kế toán ghi giảm số thuế phải nộp và ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được ghi nhận tăng (hoặc giảm) chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm phát hiện sai sót.

- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước dẫn đến tăng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm báo cáo, ghi:

Nợ TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước dẫn đến giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được ghi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm báo cáo, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

4. Cuối kỳ kế toán năm, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm để xác định lợi nhuận sau thuế, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động

Có TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

LOẠI TÀI KHOẢN 9

XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

 

TÀI KHOẢN 911

XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

 

Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động nghiệp vụ và các hoạt động khác của Quỹ trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động của Quỹ bao gồm: Kết quả hoạt động nghiệp vụ và kết quả hoạt động khác.

 

Kết quả hoạt động nghiệp vụ là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí quản lý.

 

Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác.

 

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

 

1. Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.

2. Kết quả hoạt động phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 911 - XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

 

Bên Nợ:

- Chi phí hoạt động nghiệp vụ;

- Chi phí hoạt động khác, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Chi phí quản lý;

- Kết chuyển lãi;

 

Bên Có:

- Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ

- Thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Kết chuyển lỗ.

 

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.

 

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

 

1. Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số thu nhập hoạt động nghiệp vụ vào Tài khoản Xác định kết quả hoạt động, ghi:

Nợ TK 511 - Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ

Có TK 911 - Xác định kết quả hoạt động.

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí hoạt động nghiệp vụ, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả hoạt động

Có TK 631 – Chi phí hoạt động nghiệp vụ

 

2. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển khoản thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 911 - Xác định kết quả hoạt động.

 

3. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí khác, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động

Có TK 811 - Chi phí khác.

 

4. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả hoạt động

Có TK 821– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

5. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động

Có TK 642 - Chi phí quản lý.

 

6. Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động

Có TK 421 - Kết quả chưa phân phối.

 

7. Kết chuyển số lỗ hoạt động trong kỳ, ghi:

Nợ TK 421 - Kết quả chưa phân phối

Có TK 911 - Xác định kết quả hoạt động.

 

Đối với các đơn vị kế toán có lập báo cáo tài chính giữa niên độ (cuối quý) thì các bút toán (từ 1 đến 7) được ghi chép cho kỳ kế toán quý.

 

 

CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

LOẠI TÀI KHOẢN  0

 

 

Các tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán dùng để phản ánh những tài sản hiện có ở Quỹ nhưng không thuộc quyền sở hữu của Quỹ như: Tài sản thuê ngoài; Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ; Hàng hoá nhận ký gửi, ký cược. Đồng thời, loại tài khoản này còn phản ánh một số chỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh ở các Tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán, nhưng cần theo dõi để phục vụ yêu cầu quản lý như: Nợ khó đòi đã xử lý; Ngoại tệ (chi tiết theo nguyên tệ); Dự toán chi sự nghiệp, dự án; mức vốn cho vay.

 

Về nguyên tắc, các tài khoản thuộc loại này được ghi chép theo phương pháp ghi “Đơn", nghĩa là khi ghi vào một tài khoản thì không ghi quan hệ đối ứng với tài khoản khác.

Trị giá tài sản, vật tư, tiền vốn ghi trong các Tài khoản này theo giá hợp đồng, hoặc giá quy định ghi trong biên bản giao nhận, hoặc giá hoá đơn hay các chứng từ khác. Tài sản cố định thuê ngoài được ghi theo giá trị trong hợp đồng thuê tài sản cố định.

Tất cả các tài sản, vật tư, hàng hoá phản ánh trên các tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán cũng phải được bảo quản và tiến hành kiểm kê thường kỳ như tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

 

Loại Tài khoản 0- Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán, gồm 8  tài khoản:

Tài khoản 001 - Tài sản thuê ngoài;

Tài khoản 002 - Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ;

Tài khoản 003 - Hàng hoá nhận nhận ký gửi, ký cược;

Tài khoản 004 - Nợ khó đòi đã xử lý;

Tài khoản 005 – Mức vốn cấp hỗ trợ;

Tài khoản 006 - Mức vốn cho vay;

Tài khoản 007 - Ngoại tệ các loại:

Tài khoản 008 - Dự toán chi sự nghiệp, dự án.

TÀI KHOẢN 001

TÀI SẢN THUÊ NGOÀI

 

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của tất cả tài sản (bao gồm TSCĐ và công cụ, dụng cụ) mà Quỹ thuê của đơn vị khác.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 001 - TÀI SẢN THUÊ NGOÀI

 

Bên Nợ:

Giá trị tài sản thuê ngoài tăng.

 

Bên Có:

Giá trị tài sản thuê ngoài giảm.

 

Số dư bên Nợ:

Giá trị tài sản thuê ngoài hiện còn.

 

Tài khoản này chỉ phản ánh giá trị tài sản thuê ngoài theo phương thức thuê hoạt động (Thuê xong trả lại tài sản cho bên cho thuê). Tài khoản này không phản ánh giá trị tài sản thuê tài chính.

Kế toán tài sản thuê ngoài phải theo dõi chi tiết theo từng tổ chức, cá nhân cho thuê và từng loại tài sản. Khi thuê tài sản phải có biên bản giao nhận tài sản giữa bên thuê và bên cho thuê. Đơn vị thuê tài sản có trách nhiệm bảo quản an toàn và sử dụng đúng mục đích tài sản thuê ngoài. Mọi trường hợp trang bị thêm, thay đổi kết cấu, tính năng kỹ thuật của tài sản phải được đơn vị cho thuê đồng ý. Mọi chi phí có liên quan đến việc sử dụng tài sản thuê ngoài được hạch toán vào các tài khoản có liên quan trong Bảng Cân đối kế toán.

 

 

TÀI KHOẢN 002

VẬT TƯ, HÀNG HOÁ NHẬN GIỮ HỘ

 

Tài khoản này phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá của đơn vị khác nhờ Quỹ giữ hộ. Giá trị của vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ được hạch toán theo giá thực tế khi giao nhận hiện vật. Nếu chưa có giá thì tạm xác định giá để hạch toán.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 002 - VẬT TƯ, HÀNG HOÁ NHẬN GIỮ HỘ

Bên Nợ:

Giá trị vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ.

 

Bên Có:

- Giá trị tài vật tư, hàng hoá đã giao trả cho đơn vị nhận giữ hộ;

- Giá trị vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ đã xuất chuyển trả cho chủ sở hữu  giữ hộ.

 

Số dư bên Nợ:

Giá trị vật tư, hàng hoá còn giữ hộ .

Các chi phí liên quan đến việc bảo quản vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản tập hợp chi phí trong Bảng Cân đối kế toán.

Kế toán vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ phải theo dõi chi tiết cho từng loại vật tư, từng nơi bảo quản và từng người chủ sở hữu. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ không được phép sử dụng và phải bảo quản cẩn thận như tài sản của đơn vị, khi giao nhận hay trả lại phải có chứng từ giao nhận của hai bên.

 

 

TÀI KHOẢN 003

HÀNG HOÁ NHẬN KÝ GỬI, KÝ CƯỢC

 

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hàng hoá nhận ký gửi, ký cược của các đơn vị và cá nhân khác.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHÁN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 003 - HÀNG HOÁ NHẬN KÝ GỬI, KÝ CƯỢC

 

Bên Nợ:

Giá trị hàng hoá nhận ký gửi, ký cược.

 

Bên Có:

- Giá trị hàng hoá đã trả lại cho người nhờ ký gửi, ký cược.

- Giá trị tài sản nhận ký cược đã phát mại do đối tác vi phạm hợp đồng kinh tế.

 

Số dư bên Nợ:

Giá trị hàng hoá còn nhận ký gửi, ký cược.

 

Khi nhận hàng hoá ký gửi, ký cược hai bên giao nhận phải cân, đo, đong, đếm, xác định số lượng, chất lượng hàng hoá. Kế toán hàng hoá nhận ký gửi, ký cược phải chi tiết theo từng mặt hàng, từng người gửi, từng nơi bảo quản và từng người chịu trách nhiệm vật chất. Hàng hoá khi đã trả lại hàng ký gửi, ký cược, phải ghi Có TK 003 theo giá hợp đồng.

 

TÀI KHOẢN 004

NỢ KHÓ ĐÒI ĐÃ XỬ LÝ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu đã được xoá sổ, nhưng cần theo dõi để tiếp tục đòi nợ. Các khoản nợ khó đòi tuy đã xoá sổ trong Bảng Cân đối kế toán nhưng không có nghĩa là xoá bỏ khoản nợ đó, tuỳ theo chính sách tài chính hiện hành mà theo dõi để truy thu sau này nếu tình hình tài chính của người mắc nợ có thay đổi.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 004 - NỢ KHÓ ĐÒI ĐÃ XỬ LÝ

 

Bên Nợ:

Số nợ khó đòi đã được xoá sổ trong Bảng Cân đối kế toán để tiếp tục theo dõi ngoài Bảng.

 

Bên Có:

- Số đã thu được về các khoản nợ khó đòi;

- Số nợ khó đòi được xoá sổ theo quyết định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền, không phải theo dõi ngoài Bảng Cân đối kế toán.

 

Số dư bên Nợ:

Số còn phải thu về nợ khó đòi cần tiếp tục theo dõi.

 

Khi thu được khoản nợ khó đòi đã được xoá sổ thì ghi tăng thu nhập khác của doanh nghiệp (nghiệp vụ trong Bảng Cân đối kế toán), đồng thời ghi Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý". Trường hợp khoản nợ khó đòi đã xác định chắc chắn không thể đòi được nữa thì trình cấp có thẩm quyền quyết định xoá nợ. Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền, ghi Có TK 004.

 

Kế toán chi tiết tài khoản này phải theo dõi cho từng đối tượng nợ và từng khoản nợ.

 

 

TÀI KHOẢN 005

MỨC VỐN CẤP HỖ TRỢ

 

Tài khoản này dùng để phản ánh mức vốn cấp, số đã cấp và số còn phải cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp viễn thông về phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và các điểm truy nhập dịch vụ viễn thông công cộng; chi phí duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông công ích và các nhiệm vụ công ích khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 005 – MỨC VỐN CẤP HỖ TRỢ

Bên Nợ:

Mức vốn cấp hỗ trợ đã được Bộ Thông tin và truyền thông thông qua.

Bên Có:

- Số vốn đã cấp tạm ứng;

- Cấp bổ sung trong trường hợp số tạm cấp nhỏ hơn số quyết toán

 

Số dư bên Nợ:Mức vốn chưa cấp cuối kỳ.

 

Sau khi quyết toán nếu mức vốn được cấp lớn hơn số quyết toán thì số  còn lại sẽ bị huỷ bỏ hoặc được chuyển sang năm sau theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Quỹ phải mở sổ theo dõi chi tiết cho từng dự án, doanh nghiệp được cấp vốn hỗ trợ theo mức được cấp theo kế hoạch duyệt cả năm và chia cho các quý , số đã cấp tạm ứng, số quyết toán.

 

 

TÀI KHOẢN 006

MỨC VỐN CHO VAY

 

Tài khoản này dùng để phản ánh mức vốn cho vay, số đã cho vay và số còn phải cho các doanh nghiệp viễn thông vay thuộc đối tượng được vay theo quy định.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 006 – MỨC VỐN CHO VAY

Bên Nợ:

Mức vốn cho vay đã được Bộ Thông tin và truyền thông thông qua.

Bên Có:Số vốn đã cho vay

 

Số dư bên Nợ:Mức vốn chưa cho vay  cuối kỳ.

 

Quỹ phải mở sổ theo dõi chi tiết cho từng doanh nghiệp vay vốn theo từng khế ước vay, thời hạn  và lãi suất vay vốn

 

 

TÀI KHOẢN 007

NGOẠI TỆ CÁC LOẠI

 

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi và còn lại theo nguyên tệ của từng loại ngoại tệ ở doanh nghiệp.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 007 – NGOẠI TỆ CÁC LOẠI

 

Bên Nợ:Số ngoại tệ thu vào (Nguyên tệ).

 

Bên Có:Số ngoại tệ xuất ra (Nguyên tệ).

 

Số dư bên Nợ:Số ngoại tệ còn lại tại doanh nghiệp (Nguyên tệ).

 

Trên tài khoản này không quy đổi các ngoại tệ ra đồng Việt Nam

 

Kế toán chi tiết TK 007 theo từng loại ngoại tệ.

 

TÀI KHOẢN 008

DỰ TOÁN CHI SỰ NGHIỆP, DỰ ÁN

 

Tài khoản này dùng để phản ánh số dự toán chi sự nghiệp, dự án được cấp có thẩm quyền giao và việc rút dự toán ra sử dụng trong kỳ của các đơn vị được Ngân sách Nhà nước cấp, số dự toán còn lại cuối kỳ.

Tài khoản này phải được theo dõi hạch toán chi tiết: dự toán chi sự nghiệp, dự toán chi dự án.

 

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 008 – DỰ TOÁN CHI SỰ NGHIỆP, DỰ ÁN

 

Bên Nợ:Số dự toán chi sự nghiệp, dự án được giao.

 

Bên Có:Rút dự toán chi sự nghiệp, dự án ra sử dụng.

 

Số dư bên Nợ:Dự toán chi sự nghiệp, dự án còn lại chưa rút.

 

Cuối năm, số dự toán chi sự nghiệp, dự án còn lại sẽ bị huỷ bỏ hoặc được chuyển sang năm sau theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại dự toán thì mở sổ theo dõi chi tiết dự toán chi sự nghiệp và dự toán chi dự án chi tiết cho từng dự án.

PHẦN THỨ HAI

HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

 

I.  QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mục đích của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt độngvà các luồng tiền của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ), đáp ứng yêu cầu quản lý của Quỹ, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của Quỹ về:

- Tài sản;

- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí hoạt động nghiệp vụ và chi phí khác;

- Lãi, lỗ và phân chia kết quả hoạt động;

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;

- Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán;

- Các luồng tiền;

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.

2. Đối tượng áp dụng

Hệ thống báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ được áp dụng cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

3. Hệ thống báo cáo tài chính của Quỹ DVVTCI Việt Nam

Hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.

3.1. Báo cáo tài chính năm

Báo cáo tài chính năm, gồm:

- Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B 01 - VTF

- Báo cáo kết quả hoạt động

Mẫu số B 02 - VTF

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B 03 - VTF

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B 09 - VTF

3.2. Báo cáo tài chính giữa niên độ

Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ):

Mẫu số B 01a – VTF;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

(dạng đầy đủ):

 

Mẫu số B 02a – VTF;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ):

Mẫu số B 03a – VTF;

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (dạng đầy đủ):

Mẫu số B 09a – VTF.

 

4. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm.

Ngoài ra Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.

 

5. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu qui định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính, gồm:

- Trung thực và hợp lý;

- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:

+ Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả hoạt động của Quỹ DVVTCI Việt Nam

+ Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;

+ Trình bày khách quan, không thiên vị;

+ Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;

+ Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.

Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị.

6. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ sáu (06) nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày báo cáo tài chính”: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh.

Việc thuyết minh báo cáo tài chính phải căn cứ vào yêu cầu trình bày thông tin quy định trong các chuẩn mực kế toán. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của Quỹ DVVTCI Việt Nam.

7. Kỳ lập báo cáo tài chính

7.1. Kỳ lập báo cáo tài chính năm

Quỹ DVVTCI Việt Nam phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch. Trường hợp đặc biệt, Quỹ được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.

7.2. Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ

Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).

7.3. Kỳ lập báo cáo tài chính khác

Quỹ DVVTCI Việt Nam có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (như tháng, 6 tháng, 9 tháng...) theo yêu cầu của pháp luật, hoặc của chủ sở hữu.

Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

8. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

8.1 Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý:

- Quỹ DVVTCI Việt Nam phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý;

- Đơn vị kế toán trực thuộc Quỹ DVVTCI Việt Nam nộp báo cáo tài chính quý cho Quỹ theo thời hạn do Quỹ quy định.

8.2 Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm:

- Quỹ DVVTCI Việt Nam phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;

- Đơn vị kế toán trực thuộc Quỹ DVVTCI Việt Nam nộp báo cáo tài chính năm cho Quỹ  theo thời hạn do Quỹ quy định.

9. Nơi nhận báo cáo tài chính

 

Đơn vị gửi BCTC

Nơi nhận báo cáo

Quỹ DVVTCI

Việt Nam

Kỳ lập

báo

cáo

Bộ Tài chính

(1)

Cơ quan Thuế

(2)

Cơ quan Thống kê

Bộ

Thông tin và truyền thông

(3)

Cơ quan đăng ký kinh doanh

Quý, Năm

x

 

x

x

x

x

- Quỹ DVVTCI Việt Nam phải lập và nộp báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tín dụng).

- Quỹ phải gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương

- Quỹ phải nộp báo cáo tài chính cho Bộ Thông tin và truyền thông (Vụ Kế hoạch Tài chính)

- Đối với Quỹ DVVTCI Việt Nam trong trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của Quỹ đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và đơn vị cấp trên.

- Theo mô hình của Quỹ, phải lập báo cáo tài chính tổng hợp. Báo cáo tài chính tổng hợp được thực hiện theo quy định tại Thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 21, trình bày báo cáo tài chính.

II. DANH MỤC VÀ BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Danh mục và biểu mẫu Báo cáo tài chính năm, gồm:

- Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B 01 - VTF

- Báo cáo kết quả hoạt động

Mẫu số B 02 - VTF

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B 03 - VTF

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B 09 - VTF

 

 

2. Danh mục và mẫu biểu Báo cáo tài chính giữa niên độ, gồm

- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ):

Mẫu số B 01a – VTF;

- Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ

(dạng đầy đủ):

Mẫu số B 02a – VTF;

 

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

(dạng đầy đủ):

Mẫu số B 03a – VTF;

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ

(dạng đầy đủ):

Mẫu số B 09a – VTF;

QUỸ DVVT CÔNG ÍCH VIỆT NAM

Mẫu số B 03 – VTF

CHI NHÁNH................................

ĐỊA CHỈ…………………….......

ĐIỆN THOẠI…………EMAIL….

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

ngày  21/ 8/2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

BÁO CÁO

LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Theo phương pháp trực tiếp) (*)

Năm….

Đơn vị tính: ...........

Chỉ tiêu

Mã số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

5

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

1. Tiền thu khoản đóng góp của DN viễn thông

01

 

 

 

2. Tiền chi Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

02

 

 

 

3. Thu lãi tiền gửi

03

 

 

 

4. Thu lãi cho vay

04

 

 

 

5. Thu phí bảo lãnh

05

 

 

 

6. Chi dịch vụ thanh toán

06

 

 

 

7. Chi phí uỷ thác

07

 

 

 

8. Chi lãi tiền vay

08

 

 

 

9. Tiền chi trả cho người lao động

09

 

 

 

10. Tiền chi trả người cung cấp hàng hoá dịch vụ

10

 

 

 

11. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

11

 

 

 

12. Tiền chi cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

12

 

 

 

13 Thu tiền gốc cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

13

 

 

 

14. Tiền thu khác

14

 

 

 

15. Tiền chi khác

15

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động nghiệp vụ

20

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

 

 

 

 

1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ

21

 

 

 

2. Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ

22

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

 

 

 

 

1. Tiền thu vốn điều lệ

31

 

 

 

2. Tiền chi trả vốn điều lệ

32

 

 

 

3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được

33

 

 

 

4. Tiền chi trả nợ gốc vay

34

 

 

 

5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính

35

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

40

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40)

50

 

 

 

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

60

 

 

 

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

61

 

 

 

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61)

70

 

 

 

 

Lập, ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”.

 

QUỸ DVVT CÔNG ÍCH VIỆT NAM

Mẫu số B 09– VTF

CHI NHÁNH......................................................

ĐỊA CHỈ…………………….............................

ĐIỆN THOẠI…………EMAIL………………

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ/BTC ngày   21/ 8/2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH(*)

Năm ...

 

I. Đặc điểm hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

1. Tổng số công nhân viên:

Trong đó: Nhân viên quản lý:

2. Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình hoạt động trong năm báo cáo:

II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:

1. Niên độ kế toán (bắt đầu từ ngày ... kết thúc vào ngày...)

2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:.

III. Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng :

IV. Các chính sách kế toán áp dụng

1. Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền

2. Ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ:

- Phương pháp khấu hao TSCĐ

3. Kế toán các khoản đầu tư tài chính

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính

4. Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí trả trước

5. Nguyên tắc ghi nhận quỹ dự phòng rủi ro cho vay

6. Nguyên tắc ghi nhận quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên BCTC

1. Các khoản tiền

Đơn vị tính:………

 

Nội dung

Số

đầu kỳ

Số tăng

trong kỳ

Số giảm

trong kỳ

Số

cuối kỳ

Tiền mặt

 

 

 

 

Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

 

 

 

 

Tiền đang chuyển

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định:

Đơn vị tính:………

Nhóm TSCĐ

 

Nhà cửa, vật kiến

Máy móc,

 

...

Tổng cộng

Chỉ tiêu

trúc

thiết bị

 

 

I. Nguyên giá tài sản cố định

1. Số dư đầu năm

2. Số tăng trong năm

Trong đó:- Mua sắm mới

- Xây dựng mới

3. Số giảm trong năm

Trong đó:- Thanh lý

- Nhượng bán

4. Số dư cuối năm

Trong đó:- Chưa sử dụng

- Đã khấu hao hết

- Chờ thanh lý

II. Giá trị đã hao mòn

1. Đầu năm

2. Tăng trong năm

3. Giảm trong năm

4. Số dư cuối năm

III. Giá trị còn lại

1. Đầu năm

2. Cuối năm

 

 

 

 

 

- Giá trị còn lại của TSCĐ dùng thế chấp, cầm cố các khoản vay:......

- Nguyên giá TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng:............

- Nguyên giá TSCĐ chờ thanh lý:........................................................

3. Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Đơn vị tính…

 

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Tăng trong

kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

Kết quả đầu tư

Đầu tư tài chính ngắn hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

Lý do tăng, giảm:

4. Tình hình thu các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông

Đơn vị tính…

Tên Doanh nghiệp

Số phải thu đầu kỳ

Số tiền phát sinh

Số phải thu cuối kỳ

Số tiền phải thu

Số đã thu được

Trong kỳ

Luỹ kế

Trong kỳ

Luỹ kế

A

1

2

3

4

5

6

Tập đoàn BCVT

 

 

 

 

 

 

VMS

 

 

 

 

 

 

Vietel

 

 

 

 

 

 

SPT

 

 

 

 

 

 

EVN Telecom

 

 

 

 

 

 

Vishipel

 

 

 

 

 

 

Hanoi Telecom

 

 

 

 

 

 

………………

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

5. Tình hình tăng, giảm các khoản cho vay phát triển hạ tầng viễn thông:

Đơn vị tính:………

Chỉ tiêu

Số đầu

kỳ

Số tăng trong kỳ

Số giảm

trong kỳ

Số cuối kỳ

A

1

2

3

4

I. Cho vay trung hạn

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

II. Cho vay dài hạn

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

6. Tình hình sử dụng Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

Đơn vị tính:…………

 

Số đã sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu

Tổng số

VNPT

Viettel

EVN

……….

A

1

2

3

4

5

I. Hỗ trợ từ các khoản đóng góp

 

 

 

 

 

1. Duy trì VTCI tại vùng công ích

 

 

 

 

 

2. Duy trì VT bắt buộc trên toàn quốc

 

 

 

 

 

3.Phát triển

-   Thuê bao điện thoại

-   Internet

- Truy nhập internet công cộng

 

 

 

 

 

II. Hỗ trợ từ các nguồn tài chính khác

 

 

 

 

 

……….

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

7. Báo cáo tình hình cấp phát kinh phí hỗ trợ phát triển và duy trì dịch vụ viễn thông công ích:

Đơn vị tính:…………

Tên doanh nghiệp

Số dư đầu kỳ

 

Số  phải cấp

 

Số đã cấp

Số dư cuối kỳ

 

 

Trong kỳ

Luỹ kế

Trong kỳ

Luỹ kế

 

A

1

2

3

4

5

6

VNPT

 

 

 

 

 

 

Viettel

 

 

 

 

 

 

EVN Telecom

 

 

 

 

 

 

………….

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

8. Tình hình tăng giảm các khoản dự phòng rủi ro cho vay:

Đơn vị tính:…………

Chỉ tiêu

Số dư đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ

Số  dư

cuối kỳ

Số giảm trong kỳ

Số tăng trong kỳ

A

1

2

3

4

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

9. Tình hình tăng, giảm  vốn chủ sở hữu:

Đơn vị tính:…………

 

Chỉ tiêu

Số dư đầu năm

Tăng trong năm

Giảm trong năm

Số cuối năm

A

1

2

3

4

I. Vốn hoạt động

1. Vốn Ngân sách Nhà nước cấp

2. Vốn đóng góp của DN viễn thông

3. Vốn khác

II. Các quỹ

1. Quỹ đầu tư phát triển

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

Lý do tăng, giảm

 

 

Ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

QUỸ DVVT CÔNG ÍCH VIỆT NAM

Mẫu số B 03 – VTF

CHI NHÁNH................................

ĐỊA CHỈ…………………….......

ĐIỆN THOẠI…………EMAIL….

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

ngày  21/ 8/2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

BÁO CÁO

LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Theo phương pháp trực tiếp) (*)

Năm….

Đơn vị tính: ...........

Chỉ tiêu

Mã số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

5

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

1. Tiền thu khoản đóng góp của DN viễn thông

01

 

 

 

2. Tiền chi Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

02

 

 

 

3. Thu lãi tiền gửi

03

 

 

 

4. Thu lãi cho vay

04

 

 

 

5. Thu phí bảo lãnh

05

 

 

 

6. Chi dịch vụ thanh toán

06

 

 

 

7. Chi phí uỷ thác

07

 

 

 

8. Chi lãi tiền vay

08

 

 

 

9. Tiền chi trả cho người lao động

09

 

 

 

10. Tiền chi trả người cung cấp hàng hoá dịch vụ

10

 

 

 

11. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

11

 

 

 

12. Tiền chi cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

12

 

 

 

13 Thu tiền gốc cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

13

 

 

 

14. Tiền thu khác

14

 

 

 

15. Tiền chi khác

15

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động nghiệp vụ

20

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

 

 

 

 

1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ

21

 

 

 

2. Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ

22

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

 

 

 

 

1. Tiền thu vốn điều lệ

31

 

 

 

2. Tiền chi trả vốn điều lệ

32

 

 

 

3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được

33

 

 

 

4. Tiền chi trả nợ gốc vay

34

 

 

 

5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính

35

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

40

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40)

50

 

 

 

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

60

 

 

 

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

61

 

 

 

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61)

70

 

 

 

 

Lập, ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”.

 

2.1. Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ)

 

QUỸ DVVT CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

MÉu sè B 01aVTF

CHI NHÁNH................................

ĐỊA CHỈ…………………….......

ĐIỆN THOẠI…………EMAIL….

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

ngày  21 / 8/2007 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ

(Dạng đầy đủ)

Quý.... năm ...

Tại ngày... tháng... năm...

Đơn vị tính:.............

TÀI SẢN

Mã số

Thuyết minh

Số cuối quý

Số đầu năm

1

2

3

4

5

 

a - tµi s¶n ng¾n h¹n (100)=110+120+130+140+150

 

100

 

 

 

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

110

 

 

 

1.Tiền

111

 

 

 

... (*)

 

 

 

 

Ghi chú:(*) Nội dung các chỉ tiêu và mã số trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán năm - Mẫu số B01-VTF.

LËp, ngµy ... th¸ng ... n¨m.

Ng­êi lËp biÓu

KÕ to¸n tr­ëng

Gi¸m ®èc

(Ký, hä tªn)

(Ký, hä tªn)

(Ký, hä tªn, ®ãng dÊu)

 


2.2. Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ (dạng đầy đủ)

 

QUỸ DVVT CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

MÉu sè B 02aVTF

CHI NHÁNH................................

ĐỊA CHỈ…………………….......

ĐIỆN THOẠI…………EMAIL….

 

(Ban hành theo QĐ số   74/2007/QĐ-BTC

ngày   21/ 8/2007 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG GIỮA NIÊN ĐỘ

(Dạng đầy đủ)

Quý ...năm...

Đơn vị tính:............

CHỈ TIÊU

Mã số

Thuyết minh

Quý.....

Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này

 

 

 

Năm nay

Năm trước

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

5

6

7

1. Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

 

 

... (*)

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:(*) Nội dung các chỉ tiêu và mã số trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động năm - Mẫu số B02 – VTF.

Lập, ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 


2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ)

QUỸ DVVT CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

MÉu sè B 03aVTF

CHI NHÁNH................................

ĐỊA CHỈ…………………….......

ĐIỆN THOẠI…………EMAIL….

 

(Ban hành theo QĐ số   74/2007/QĐ-BTC

ngày   21/ 8/2007 của Bộ trưởng BTC)

B¸o c¸o l­u chuyÓn tiÒn tÖ gi÷a niªn ®é

(D¹ng ®Çy ®ñ)

(Theo ph­¬ng ph¸p trùc tiÕp)

Quý..n¨m.

§¬n vÞ tÝnh: ...........

ChØ tiªu

M·sè

ThuyÕtminh

LuükÕ tõ ®Çu n¨m ®Õn cuèi quÝ nµy

 

N¨m nay

N¨m tr­íc

1

2

3

4

5

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

1. Tiền thu khoản đóng góp của DN viễn thông

01

 

 

 

2. Tiền chi cho vay hỗ trợ *

02

 

 

 

…(*)

 

 

 

 

Ghi chú:(*)Nội dung các chỉ tiêu và mã số của báo cáo này như các chỉ tiêu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm - Mẫu số B03 –VTF

 

Lập, ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

2.4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ

QUỸ DVVT CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

MÉu sè B 09aVTF

CHI NHÁNH................................

ĐỊA CHỈ…………………….......

ĐIỆN THOẠI…………EMAIL….

 

(Ban hành theo QĐ số   74/2007/QĐ-BTC

ngày   21/ 8/2007 của Bộ trưởng BTC)

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH(*)

Quý ... Năm ...

 

I. Đặc điểm hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

1. Tổng số công nhân viên:

Trong đó: Nhân viên quản lý:

2. Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình hoạt động trong năm báo cáo :

 

II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:

1. Niên độ kế toán (bắt đầu từ ngày ../. /…kết thúc vào ngày…/../...)

2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:

 

III. Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng :

 

IV. Các chính sách kế toán áp dụng

1. Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền :

2. Ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ:…………….

- Phương pháp khấu haoTSCĐ:…………

3. Kế toán các khoản đầu tư tài chính

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính………….

4. Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí trả trước: ……..

5. Nguyên tắc ghi nhận quỹ dự phòng rủi ro cho vay: ……..

6. Nguyên tắc ghi nhận quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích: …..

V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên BCTC

1. Các khoản tiền:

Đơn vị tính:………

Nội dung

Số

đầu kỳ

Số tăng

trong kỳ

Số giảm

trong kỳ

Số

cuối kỳ

A

1

2

3

4

Tiền mặt

 

 

 

 

Tiền gửi Ngân hàng

 

 

 

 

Tiền đang chuyển

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

2. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định:

Đơn vị tính: .............

Nhóm TSCĐ

Chỉ tiêu

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc, thiết bị

 

...

Tổng cộng

A

1

2

I. Nguyên giá tài sản cố định

1. Số dư đầu năm

2. Số tăng trong năm

Trong đó:- Mua sắm mới

- Xây dựng mới

3. Số giảm trong năm

Trong đó:- Thanh lý

- Nhượng bán

4. Số dư cuối năm

Trong đó:- Chưa sử dụng

- Đã khấu hao hết

- Chờ thanh lý

II. Giá trị đã hao mòn

1. Đầu năm

2. Tăng trong năm

3. Giảm trong năm

4. Số dư cuối năm

III. Giá trị còn lại

1. Đầu năm

2. Cuối năm

 

 

 

 

 

- Giá trị còn lại của TSCĐ dùng thế chấp, cầm cố các khoản vay:......

- Nguyên giá TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng:............

- Nguyên giá TSCĐ chờ thanh lý:........................................................

3. Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Đơn vị tính…

 

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

Kết quả đầu tư

A

1

2

3

4

5

Đầu tư tài chính ngắn hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

Lý do tăng, giảm:

 

 

 

4. Tình hình thu các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông

Đơn vị tính…

Tên Doanh nghiệp

Số phải thu đầu kỳ

Số tiền phát sinh

Số phải thu cuối kỳ

Số tiền phải thu

Số đã thu được

Trong kỳ

Luỹ kế

Trong kỳ

Luỹ kế

A

1

2

3

4

5

6

Tập đoàn BCVT

 

 

 

 

 

 

VMS

 

 

 

 

 

 

Vietel

 

 

 

 

 

 

SPT

 

 

 

 

 

 

EVN Telecom

 

 

 

 

 

 

Vishipel

 

 

 

 

 

 

Hanoi Telecom

 

 

 

 

 

 

………………

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

5. Tình hình tăng, giảm các khoản cho vay phát triển hạ tầng viễn thông:

Đơn vị tính:………

Chỉ tiêu

Số đầu

kỳ

Số tăng trong kỳ

Số giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

A

1

2

3

4

I. Cho vay trung hạn

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

II. Cho vay dài hạn

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

6. Tình hình sử dụng Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

Đơn vị tính:…………

 

Số đã sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu

Tổng số

VNPT

Viettel

EVN

……….

A

1

2

3

4

5

I. Hỗ trợ từ các khoản đóng góp

 

 

 

 

 

1. Duy trì VTCI tại vùng công ích

 

 

 

 

 

2. Duy trì VT bắt buộc trên toàn quốc

 

 

 

 

 

3.Phát triển

-  Thuê bao điện thoại

-  Internet

- Truy nhập viễn thông công cộng

 

 

 

 

 

……………

 

 

 

 

 

……………

 

 

 

 

 

……………

 

 

 

 

 

II. Hỗ trợ từ các nguồn tài chính khác

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

7. Báo cáo tình hình cấp phát kinh phí hỗ trợ phát triển và duy trì dịch vụ viễn thông công ích:

Đơn vị tính:…………

Tên doanh nghiệp

Số dư đầu kỳ

Số  phải cấp

Số đã cấp

Số dư cuối kỳ

Trong kỳ

Luỹ kế

Trong kỳ

Luỹ kế

A

1

2

3

4

5

6

Tập đoàn BCVT

 

 

 

 

 

 

Viettel

 

 

 

 

 

 

EVN Telecom

 

 

 

 

 

 

SPT

 

 

 

 

 

 

…………

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Tình hình tăng giảm các khoản dự phòng rủi ro cho vay:

Đơn vị tính:…………

Chỉ tiêu

Số dư đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ

Số  dư cuối kỳ

Số giảm trong kỳ

Số tăng trong kỳ

A

1

2

3

4

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

9. Tình hình tăng, giảm  vốn chủ sở hữu:

Đơn vị tính:…………

Chỉ tiêu

Số dư

đầu năm

Tăng trong năm

Giảm trong năm

Số cuối năm

A

1

2

3

4

I. Vốn hoạt động

1. Vốn Ngân sách Nhà nước cấp

2. Vốn đóng góp của DN viễn thông

3. Vốn khác

II. Các quỹ

1. Quỹ đầu tư phát triển

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

Lý do tăng, giảm:…………………………………………………………..

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM

1. Những thông tin chung về Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

Trong báo cáo tài chính năm, Quỹ DVVTCI Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) phải trình bày các thông tin chung sau:

-Tên và địa chỉ của Quỹ;

- Ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kỳ báo cáo tùy theo từng báo cáo tài chính;

- Ngày lập báo cáo tài chính;

- Đơn vị tiền tệ dùng để lập báo cáo tài chính.

2. Hướng dẫn lập và trình bày báo cáo tài chính năm

2.1.Bảng Cân đối kế toán(Mẫu số B 01 - VTF)

2.1.1.  Mục đích của Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của Quỹ tại một thời điểm nhất định.

Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Quỹ theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của Quỹ.

2.1.2. Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán

Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “ Trình bày báo cáo tài chính” từ đoạn 15 đến đoạn 32, khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính.

Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, cụ thể như sau:

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn;

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn.

2.1.3. Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;

- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;

- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước.

2.1.4.Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu  trong Bảng cân đối kế toánnăm

- Số hiệughi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán.

- Số liệu ghi vào cột 5 “ Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu  ghi ở cột 4 “Số cuối kỳ” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước.

-Số liệu ghi vào cột 4 “ Số cuối kỳ” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được hướng dẫn như sau:

Phần: TÀI SẢN

 

Tài sản ngắn hạn (Mã số 100)

Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm có đến thời điểm báo cáo, gồm: Tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Mã số 100 = Mã số110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150.

Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp toàn bộ số tiền và các khoản tương đương tiền hiện có của Quỹ tại thời điểm báo cáo, gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền. Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112.

Tiền (Mã số 111)

chỉtiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của Quỹ tại thời điểm báo cáo, gồm: tiền mặt tại quỹ , tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (không kỳ hạn), tiền đang chuyển. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 111 “Tiền mặt”, 112 “Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc” và 113 “Tiền đang chuyển” trên Sổ Cái.

Các khoản tương đương tiền (Mã số 112)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 121Đầu tư tài chính ngắn hạntrên Sổ chi tiết TK 121, gồm: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc... có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, bao gồm: tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác. Các khoản đầu tư ngắn hạn được phản ánh trong mục này là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm, không bao gồmcác khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo đã được tính vào chỉ tiêuCác khoản tương đương tiền.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các Tài khoản 121 “Đầu tư tài chính ngắn hạn”  trên Sổ Cái sau khi trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền.

Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông, và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm (sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi). Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139.

Phải thu khách hàng (Mã số 131)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng có thời hạn thanh toán dưới 1 năm tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu khách hàng” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn.

Trả trước cho người bán (Mã số 132)

Phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán mà chưa nhận vật tư, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ, tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Trả trước cho người bán” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 331.

Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133)

Phản ánh các khoản phải thu giữa Quỹ với các chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau trong các quan hệ thanh toán ngoài quan hệ giao vốn, có thời hạn thanh toán dưới một năm . Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu nội bộ ngắn hạn” là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 136 “Phải thu nội bộ” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 136, chi tiết các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn.

Phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông (Mã số 134)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông đến thời điểm báo cáo.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư nợ chi tiết TK 132 “Phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông” trên sổ Kế toán chi tiết TK 132.

Các khoản phải thu khác (Mã số 135)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tựợng liên quan tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản phải thu khác“ là tổng số dư Nợ của các Tài khoản: TK1388, TK334, TK338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 334, 338, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn.

Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139)

Chỉ tiêu nàyphản ánh các khoản dự phòng cho các khoản phải thu ngắn hạn có khả năng khó đòi tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này đuợc ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” trên sổ kế toán chi tiết TK 139, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi.

Hàng tồn kho (Mã số 140)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ trị giá hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá hoạt động của Quỹ đến thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng tồn kho” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 152 “Vật liệu”, Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ” trên Sổ Cái.

Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT còn được khấu trừ, các khoản thuế phải thu và tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo. Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158.

Chi phí trả trước ngắn hạn(Mã số 151)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã thanh toán cho một số khoản chi phí nhưng đến cuối kỳ kế toán chưa được tính vào chi phí của năm báo cáo. Số liệu để ghi vào vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước ngắn hạn” là số dư Nợ của Tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên Sổ Cái.

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ(Mã số 152)

Chỉ tiêu “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” dùng để phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT còn được hoàn lại đến cuối năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” căn cứ vào số dư Nợ của Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” trên Sổ Cái.

Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước (Mã số 154)

Chỉ tiêu này phản ánh thuế và các khoản khác nộp thừa cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước” căn cứ vào số dư Nợ chi tiết Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên Sổ kế toán chi tiết TK 333.

Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158)

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản ngắn hạn khác, bao gồm: số tiền tạm ứng cho công nhân viên chưa thanh toán, tài sảnthiếu chờ xử lý tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” căn cứ vào số dư Nợ các Tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”,  Tài khoản 141 “Tạm ứng” trên Sổ Cái

Tài sản dài hạn (Mã số 200)

Chỉ tiêu này phản ánh trị giá các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản tài sản dài hạn có đến thời điểm báo cáo, bao gồm: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác. Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 260.

Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn, các khoản phải thu dài hạn tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm (sau khi trừ đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi). Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219.

Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn của khách hàngcăn cứ vào chi tiết số dư Nợ của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”, mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn.

Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu giữa Quỹ với các chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau trong các quan hệ thanh toán tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn nội bộ” là chi tiết số dư Nợ của Tài khoản 136 “Phải thu nội bộ” trên Sổ kế toán chi tiết TK 136, chi tiết các khoản phải thu nội bộ dài hạn.

Khi lập bảng cân đối kế toán tổng hợp toàn Quỹ thì phải bù trừ số dư nợ TK 1361 với số dư có TK 411 ở  văn phòng, các chi nhánh Quỹ.

Phải thu dài hạn khác (Mã số 218)

Phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng có liên quan được xếp vào loại tài sản dài hạn, các khoản ứng trước cho người bán dài hạn (nếu có). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn kháclà số dư Nợ chi tiết của các Tài khoản 138, 331, 338 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 331, 338.

Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219)

Chỉ tiêu nàyphản ánh các khoản dự phòng phải thu dài hạn khó đòi tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này đuợc ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (...). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòitrên sổ kế toán chi tiết TK 139.

Tài sản cố định ( Mã số 220)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (Nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản dở dang hiện có tại thời điểm báo cáo. Mã số 220 = Mã số 221+ Mã số 224+ Mã số 227+ Mã số 230.

Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định hữu hình tại thời điểm báo cáo. Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223.

-  Nguyên giá (Mã số 222):

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định hữu hình tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình” trên Sổ Cái.

- Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 223):

Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định hữu hình luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn luỹ kế” là số dư Có của Tài khoản 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2141.

Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo. Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226.

-  Nguyên giá (Mã số 225):

Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 212 “Tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ Cái.

-  Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 226):

Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định thuê tài chính luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn luỹ kế” là số dư Có của Tài khoản 2142 “Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2142.

Tài sản cố định vô hình (Mã số 227)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo. Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229.

- Nguyên giá (Mã số 228):

Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình” trên Sổ Cái.

- Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 229):

Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định vô hình luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (... ). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn luỹ kế” là số dư Có của Tài khoản 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2143.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230)

Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang, hoặc đã hoàn thành chưa bàn giao hoặc chưa đưa vào sử dụng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chí phí xây dựng cơ bản dở dang” là số dư Nợ của Tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên Sổ Cái

Tài sản dài hạn khác (Mã số 260)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số cho vay phát triển hạ tầng viễn thông, chi phí trả trước dài hạn nhưng chưa phân bổ vào chi phí trong kỳ và tài sản dài hạn khác, tại thời điểm báo cáo. Mã số 260 = Mã số 261+ Mã số 263+ Mã số 268.

Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh chi phí trả trước dài hạn nhưng chưa phân bổ vào chi phí đến cuối kỳ báo cáo.Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước dài hạn” được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn”, trên sổ Cái.

Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông (Mã số 263)

Chi tiêu này dùng để phản ánh khoản cho vay phát triển hạ tầng viễn thông đối với các doanh nghiệp viễn thông chưa thu hồi đến thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông” được căn cứ vào số dư nợ của Tài khoản 251 “Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông” trên Sổ Cái

Tài sản dài hạn khác (Mã số 268)

Chỉ tiêu này dùng để phản ánhcác khoản tiền đem ký quỹ, ký cược dài hạnvà giá trị tài sản dài hạn khác ngoài các tài sản dài hạn đã nêu trên.Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản dài hạn khác” được căn cứ vào tổng số dư Nợ Tài khoản 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn” và các tài khoản khác có liên quan trên Sổ Cái.

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (Mã số 270)

Phản ánh tổng trị giá tài sản hiện có của Quỹ tại thời điểm báo cáo, bao gồm các loại thuộc tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200.

Phần: NGUỒN VỐN

Nợ phải trả (Mã số 300)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số phải trả tại thời điểm báo cáo, gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330.

Nợ ngắn hạn (Mã số 310)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán dưới một năm, bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả người lao động, khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn  thông chờ kết chuyển và giá trị các khoản chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn ... tại thời điểm báo cáo.

Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320.

Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311)

Phản ánh tổng giá trị các khoản Quỹ đi vay ngắn hạn các ngân hàng, công ty tài chính, các đối tượng khác và các khoản nợ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vay ngắn hạn” là số dư Có của Tài khoản 311 “Vay ngắn hạn” và Tài khoản 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên Sổ Cái.

Phải trả người bán (Mã số 312)

Phản ánh số tiền phải trả cho người báncó thời hạn thanh toán dưới một nămtại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả người bán” là tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 331.

Người mua trả tiền trước (Mã số 313)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền người mua trả trước tiền mua , hàng hóa, dịch vụ hoặc trả trước tiền thuê tài sản tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 131 và số dư Có của Tài khoản 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” trên Sổ kế toán chi tiết TK 3387.

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314)

Phản ánh tổng số tiền phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước” trên Sổ kế toán chi tiết TK 333.

Phải trả người lao động (Mã số 315)

Phản ánh các khoản phải trả cho người lao động tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả người lao động” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 334 “Phải trả người lao động” trên Sổ kế toán chi tiết TK 334 (Chi tiết các khoản còn phải trả người lao động).

Chi phí phải trả (Mã số 316)

Phản ánh giá trị các khoản đã tính trước vào chi phí nhưng chưa được thực chi tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí phải trả” căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 335 “Chi phí phải trả” trên Sổ Cái.

Phải trả nội bộ (Mã số 317)

Phản ánh các khoản phải trả nội bộ ngắn hạn giữa Quỹ và chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả nội bộ” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên Sổ chi tiết TK 336 (Chi tiết phải trả nội bộ ngắn hạn).

Khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông chờ kết chuyển (Mã số 318)

Chỉ tiêu này phản ánh khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông còn chờ kết chuyển đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 332 “Khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông chờ kết chuyển” trên sổ kế toán chi tiết TK 332.

Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319)

Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác ngoài các khoản nợ phải trả đã được phản ánh trong các chỉ tiêu ở trên, như: giá trị tài sản phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân, phải nộp cho cơ quan BHXH,… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn kháclà tổng số dư Có của các Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác, Tài khoản 138 “Phải thu khác, trên Sổ kế toán chi tiết của các TK: 338, 138 (Không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn).

Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320)

Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng phải trả ngắn hạn tại thời điểm báo cáo.Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải trả ngắn hạn” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (chi tiết các khoản dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn).

Nợ dài hạn (Mã số 330)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của Quỹ bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một năm, khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn tại thời điểm báo cáo. Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 +  Mã số 336 + Mã số 337 + Mã số 338 + Mã số 339

Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả dài hạn người bánlà số dư Có chi tiết của Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán, mở theo từng người bán đối với các khoản phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn.

Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản nợ phải trả dài hạn nội bộ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả dài hạn nội bộ” căn cứ vào chi tiết số dư Có Tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên sổ kế toán chi tiết TK 336 (Chi tiếtcác khoản phải trả nội bộ được xếp vào loại Nợ dài hạn).

Phải trả dài hạn khác (Mã số 333 )

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản nợ phải trả dài hạn khác như: doanh thu chưa thực hiện, số tiền Quỹ nhận ký quỹ, ký cược dài hạn của đơn vị khác tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả dài hạn khác” là tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” và Tài khoản 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ Cái tài khoản 344 và sổ kế toán chi tiết TK 338 (chi tiết phải trả dài hạn).

Vay và nợ dài hạn (Mã số 334)

Chỉ tiêu nàyphản ánh các khoản vay dài hạn của các ngân hàng, công ty tài chính và các đối tượng khác, các khoản nợ dài hạn của Quỹ như số tiền phải trả về tài sản cố định thuê tài chính ..., tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vay và nợ dài hạn” là tổng số dư Có các tài: Tài khoản 341 “Vay dài hạn”, Tài khoản 342 “Nợ dài hạn”.

Dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 336)

Chỉ tiêu nàyphản ánh quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” là số dư Có của Tài khoản 351 “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên Sổ Cái.

Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337)

Chỉ tiêu nàyphản ánh trị giá khoản dự phòng phải trả dài hạn tại thời điểm báo cáo.Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải trả dài hạn” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (Chi tiết các khoản dự phòng phải trả dài hạn).

Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích (Mã số 338)

Chỉ tiêu này phản ánh Quỹ DVVTCI hiện có đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có TK 353 “Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích” trên sổ cái.

Quỹ dự phòng rủi ro cho vay (Mã số 339)

Chỉ tiêu này phản ánh Quỹ dự phòng rủi ro cho vay hiện có đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư có của TK 359 “Quỹ dự phòng rủi ro cho vay” trên Sổ Cái

Vốn chủ sở hữu (Mã số 400 = Mã số 410+ Mã số 430)

Vốn chủ sở hữu (Mã số 410)

Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 420 + Mã số 421

Vốn hoạt động (Mã số 411)

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ vốn hoạt động của Quỹ như vốn Ngân sách Nhà nước cấp, vốn đóng góp của các DN viễn thông, vốn bổ sung từ kết quả hoạt động ... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu“Vốn hoạt độnglà số dư Có của Tài khoản 411 trên Sổ Cái.

Khi lập bảng cân đối kế toán tổng hợp thì chỉ căn cứ số dư Có TK 411 ở Quỹ, không bao gồm số dư Có TK 411 ở văn phòng,  các chi nhánh.

Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 415)

Chỉ tiêu nàyphản ánh chênh lệch do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” là số dư Có của Tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” trên Sổ Cái. Trường hợp Tài khoản 412 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416)

Chỉ tiêu nàyphản ánh số chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh do thay đổi tỷ giá chuyển đổi tiền tệ khi ghi sổ kế toán, chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” là số dư Có của Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trên Sổ Cái. Trường hợp Tài khoản 413 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 417)

Chỉ tiêu nàyphản ánh số quỹ đầu tư phát triển chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ đầu tư phát triển” là số dư Có của Tài khoản 414 “Quỹ đầu tư phát triển” trên Sổ Cái.

Kết quả hoạt động chưa phân phối (Mã số 420)

Chỉ tiêu nàyphản ánh số lãi (hoặc lỗ) chưa được quyết toán hoặc chưa phân phối tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Kết quả hoạt động chưa phân phối” là số dư Có của Tài khoản 421 “Kết quả hoạt động chưa phân phối” trên Sổ Cái. Trường hợp Tài khoản 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Nguồn vốn đầu tư XDCB (Mã số 421)

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh tổng nguồn vốn đầu tư XDCB hiện có tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có TK 441.

Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị quỹ khen thưởng, phúc lợi; tổng số kinh phí sự nghiệp, dự án được cấp để chi tiêu cho hoạt động sự nghiệp, dự án sau khi trừ đi các khoản chi sự nghiệp, dự án; nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, tại thời điểm báo cáo. Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433.

Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 431)

Chỉ tiêu nàyphản ánh quỹ khen thưởng, phúc lợi chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” là số dư Có của Tài khoản 431 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên Sổ Cái.

Nguồn kinh phí (Mã số 432)

Chỉ tiêu này phản ánh nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án được cấp nhưng chưa sử dụng hết, hoặc số chi sự nghiệp, dự án lớn hơn nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn kinh phí” là số chênh lệch giữa số dư Có của Tài khoản 461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp” với số dư Nợ Tài khoản 161 “Chi sự nghiệp” trên Sổ Cái. Trường hợp số dư Nợ TK 161 “Chi sự nghiệp” lớn hơn số dư Có TK 461“Nguồn kinh phí sự nghiệp” thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 433)

Chỉ tiêu nàyphản ánh tổng số nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” là số dư Có của Tài khoản 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” trên Sổ Cái.

Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 440)

Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của Quỹ tại thời điểm báo cáo.Mã số 440 = Mã số 300 + Mã số 400.

Chỉ tiêu “Tổng cộng Tài sản

Mã số 270”

=

 

Chỉ tiêu “Tổng cộng Nguồn vốn

Mã số 440”

2.1.5. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán:

Các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán gồm một số chỉ tiêu phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu của Quỹ nhưng Quỹ đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng cân đối kế toán.

Tài sản thuê ngoài

Phản ánh giá trị các tài sản mà Quỹ thuê của các đơn vị, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích hoạt động của Quỹ, không phải dưới hình thức thuê tài chính. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 001 “Tài sản cố định thuê ngoài” trên Sổ Cái.

Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ

Phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa mà Quỹ giữ hộ cho các đơn vị, cá nhân khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ” trên Sổ Cái.

Hàng hóa nhận ký gửi, ký cược

Phản ánh giá trị hàng hóa nhận ký gửi, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi” trên Sổ Cái.

Nợ khó đòi đã xử lý

Phản ánh giá trị các khoản phải thu, đã mất khả năng thu hồi mà Quỹ đã xử lý xóa sổ nhưng phải tiếp tục theo dõi để thu hồi. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” trên Sổ Cái.

Mức vốn cấp hỗ trợ

Chỉ tiêu này phản ánh mức vốn cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp viễn thông. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ trên số dư Nợ TK 005 “Mức vốn cấp hỗ trợ”

Mức vốn cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh mức vốn cho vay cho các doanh nghiệp viễn thông. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ trên số dư Nợ TK 006 “Mức vốn cho vay” đến cuối kỳ báo cáo.

Ngoại tệ các loại

Phản ánh giá trị các loại ngoại tệ hiện có (tiền mặt, tiền gửi) theo nguyên tệ từng loại ngoại tệ cụ thể như: USD, DM,... mỗi loại nguyên tệ ghi một dòng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” trên Sổ Cái.

Dự toán chi sự nghiệp, dự án:

Phản ánh số dự toán chi sự nghiệp, dự án được cơ quan có thẩm quyền giao và việc rút dự toán chi sự nghiệp, dự án ra sử dụng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” trên Sổ Cái.

2.2.  Báo cáo kết quả hoạt động (Mẫu số B 02-VTF)

2.2.1.  Nội dung và kết cấu báo cáo

Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động của Quỹ DVVTCI Việt Nam, bao gồm kết quả hoạt động nghiệp vụ và kết quả khác.

Báo cáo gồm có 5 cột:

-         Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo;

-         Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;

-         Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính;

-         Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;

-         Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh).

2.2.2. Cơ sở lập báo cáo

- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động của năm trước.

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

2.2.3. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo Kết quả hoạt động

- Số liệu ghi vào cột 5 “Năm trước” của báo cáo kỳ này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước.

- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “Năm nay”, như sau:

Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ (Mã số 01)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng thu nhập hoạt động nghiệp vụ, bao gồm: thu lãi từ các tài khoản cho vay, thu lãi tiền gửi, thu lãi đầu tư tài chính và thu khác về hoạt động nghiệp vụ trong năm báo cáo của Quỹ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 511 “Thu hoạt động nghiệp vụ” trong năm báo cáo trên sổ Cái.

Chi phí hoạt động nghiệp vụ (Mã số 02)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí hoạt động nghiệp vụ đã thực hiện trong kỳ báo cáo, bao gồm: chi dịch vụ thanh toán, chi phí uỷ thác, chi phí dự phòng rủi ro cho vay, lãi tiền vay và các chi phí khác cho hoạt động nghiệp vụ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 631 “Chi phí hoạt động nghiệp vụ” trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động” trên sổ Cái.

Kết quả hoạt động nghiệp vụ (Mã số 10)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ với chi phí hoạt động nghiệp vụ phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 10 = Mã số 01- Mã số 02.

Chi phí quản lý (Mã số 20)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có của Tài khoản 642 “Chi phí quản lý”, đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động” trong kỳ báo cáo trên sổ Cái.

Kết quả hoạt động nghiệp vụ thuần (Mã số 30)

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động nghiệp vụ thuần của Quỹ trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở kết quả hoạt động nghiệp vụ trừ (-) Chi phí quản lý phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 30 = Mã số 10 - Mã số 20.

Thu nhập khác (Mã số 31)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác, phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động” trong kỳ báo cáo trên sổ Cái.

Chi phí khác (Mã số 32)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả hoạt động” trong kỳ báo cáo trên sổ Cái.

Kết quả hoạt động khác (Mã số 40)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32.

Tổng kết quả kế toán trước thuế (Mã số 50)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của Quỹ trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động nghiệp vụ, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 51)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả hoạt động” trên sổ kế toán TK 821, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 821 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)

Kết quả hoạt động sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của Quỹ (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo. Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51

2.3.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-VTF)

2.3.1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và các kỳ kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và Chuẩn mực kế toán số 27 “Báo cáo tài chính giữa niên độ”.

- Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Ví dụ kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi… có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.

- Quỹ DVVTCI VN phải trình bày các luồng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động: Hoạt động nghiệp vụ, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ":

Luồng tiền từ hoạt động nghiệp vụ là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu của Quỹ và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính;

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền;

Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của Quỹ.

- Quỹ được trình bày luồng tiền từ các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm của Quỹ.

- Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:

Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản;

Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: Mua, bán ngoại tệ; Mua, bán các khoản đầu tư; Các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng.

- Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch.

- Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Ví dụ:

Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính;

- Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện có cuối kỳ phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đối chiếu số liệu với các khoản mục tương ứng trên Bảng Cân đối kế toán.

- Quỹ DVVTCI Việt Nam phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do Quỹ nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà Quỹ phải thực hiện.

2.3.2. Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào:

- Bảng Cân đối kế toán;

- Báo cáo kết quả hoạt động;

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;

- Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các Tài khoản liên quan khác và các tài liệu kế toán chi tiết khác...

2.3.3. Yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán phục vụ lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Sổ kế toán chi tiết các Tài khoản phải thu, phải trả phải được mở chi tiết theo 3 loại hoạt động: Hoạt động nghiệp vụ, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

- Đối với sổ kế toán chi tiết các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển" phải có chi tiết để theo dõi được 3 loại hoạt động: Hoạt động nghiệp vụ, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính làm căn cứ tổng hợp khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ví dụ, đối với khoản tiền trả ngân hàng về gốc và lãi vay, kế toán phải phản ánh riêng số tiền trả lãi vay và số tiền trả gốc vay trên sổ kế toán chi tiết.

- Tại thời điểm cuối niên độ kế toán, khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Quỹ phải xác định các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua thoả mãn định nghĩa được coi là tương đương tiền phù hợp với quy định của Chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" để loại trừ ra khỏi các khoản mục liên quan đến hoạt động đầu tư ngắn hạn. Giá trị của các khoản tương đương tiền được cộng (+) vào chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ” trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

- Đối với các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ không được coi là tương đương tiền, kế toán phải căn cứ vào mục đích đầu tư để lập bảng kê chi tiết xác định các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ phục vụ cho mục đích thương mại (mua vào để bán) và phục vụ cho mục đích nắm giữ đầu tư để thu lãi.

2.3.4. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm

2.3.4.1. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động nghiệp vụ

Luồng tiền từ hoạt động nghiệp vụ được lập và trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.

* Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động nghiệp vụ theo phương pháp trực tiếp(Xem Mẫu số B 03-VTF)

Nguyên tắc lập: Theo phương pháp trực tiếp, các luồng tiền vào và luồng tiền ra từ hoạt động nghiệp vụ được xác định và trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của Quỹ.

Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể:

Tiền thu từ  khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông (Mã số 01)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu trong kỳ từ các khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông để bổ sung Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích kể cả các khoản tiền đã thu từ các khoản nợ phải thu liên quan đến các kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng" (phần thu tiền), sổ kế toán các tài khoản 332 “Khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông chờ kết chuyển”, TK 132 “phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông”, TK 353 “Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích”. Số liệu ghi vào chỉ tiêu nào không bao gồm số tiền đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông để bổ xung nguồn vốn hoạt động.

Tiền chi Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích (Mã số 02)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi từ quỹ dịch vụ viễn thông công ích để phát triển và duy trì dịch vụ viễn thông công ích.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng" và "Tiền đang chuyển", sổ kế toán Tài khoản 353 “quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích”

Thu lãi tiền gửi (Mã số 03)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi tiền gửi đã thu trong kỳ báo cáo, bao gồm lãi tiền gửi phát sinh trong kỳ và đã thu kỳ này, lãi tiền gửi phải thu phát sinh từ các kỳ trước và đã thu trong kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán TK 111, 112, 113, 1313, 5112.

Thu lãi cho vay (Mã số 04):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi cho vay đã thu trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền lãi cho vay phát sinh trong kỳ và đã thu kỳ này, tiền lãi cho vay phải thu phát sinh từ các kỳ trước và đã thu trong kỳ này, tiền lãi cho vay nhận trước trong kỳ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi Ngân hàng”, TK 113 “Tiền đang chuyển”, TK 5111 và TK 1312 “Phải thu lãi cho vay”

Thu phí bảo lãnh (Mã số 05)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu phí bảo lãnh đã thu trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền phí bảo lãnh phát sinh kỳ này và đã thu kỳ này, tiền phí bảo lãnh phải thu phát sinh từ các kỳ trước và đã thu trong kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 111, 112, 113, 511

Chi dịch vụ thanh toán (Mã số 06)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi dịch vụ thanh toán đã chi trong kỳ báo cáo, như tiền chi phí ngân hàng, bao gồm số phải chi trong kỳ và đã chi kỳ này, số phải trả phát sinh kỳ trước và đã trả chi kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết các TK 111, 112, 113, TK 631. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)

Chi phí uỷ thác (Mã số 07)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi phí uỷ thác đã chi trong kỳ báo cáo, bao gồm số phải trả phải chi trong kỳ và đã chi kỳ này, số phải trả phải chi phát sinh từ các kỳ trước và đã trả chi kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết các TK 111, 112, 113, 631 (chi tiết chi phí uỷ thác). Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Chi lãi tiền vay (Mã số 08)

Chi tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi lãi tiền vay đã chi trong kỳ báo cáo, bao gồm lãi tiền vay phát sinh trong kỳ và đã trả kỳ này, tiền lãi vay phải trả phát sinh từ các kỳ trước và đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 111, 112, 113, 631 (chi tiết chi lãi tiền vay). Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Tiền chi trả cho người lao động (Mã số 09)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi cho người lao động đã chi trong kỳ báo cáo, bao gồm số phải trả phát sinh trong kỳ và đã chi kỳ này, số phải trả phát sinh từ các kỳ trước và đã chi trong kỳ này, số tiền trả trước trong kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết các TK 111, 112, 113, 334. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Tiền chi trả người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (Mã số 10)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi trả người cung cấp hàng hoá, dịch vụ đã chi trong kỳ báo cáo, bao gồm số phải trả phát sinh trong kỳ và đã trả kỳ này, số phải trả phát sinh từ các kỳ trước và đã trả trong kỳ này, số tiền trả trước trong kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các TK 111, 112, 113, 331. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Tiền chi nộp thuế TNDN (Mã số 11)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế TNDN cho Nhà nước trong kỳ báo cáo, bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này, số thuế TNDN còn nợ từ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này và số thuế TNDN nộp trước (nếu có).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng" và "Tiền đang chuyển" (Phần chi tiền nộp thuế TNDN), sổ kế toán Tài khoản “Phải thu của khách hàng” (phần tiền nộp thuế TNDN từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước" (phần thuế TNDN đã nộp trong kỳ báo cáo). Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( …).

Tiền chi cho vay phát triển hạ tầng viễn thông (Mã số 12)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã cho vay phát triển hạ tầng viễn thông cho các doanh nghiệp viễn thông. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng" và “Tiền đang chuyển” (Phần chi tiền cho vay phát triển hạ tầng viễn thông) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản 251 “cho vay phát triển hạ tầng viễnthông”. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( …).

Thu tiền gốc cho vay phát triển hạ tầng viễn thông (Mã số 13)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu gốc cho vay phát triển hạ tầng viễn thông trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng" và "Tiền đang chuyển" (Phần thu cho vay phát triển hạ tầng viễn thông) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản 251 “cho vay phát triển hạ tầng viễn thông”.

Tiền thu khác (Mã số 14)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ các khoản khác, như: Tiền thu từ khoản thu nhập khác (tiền thu về được bồi thường, được phạt, tiền thưởng và các khoản tiền thu khác...); Tiền đã thu do được hoàn thuế; Tiền thu được do nhận ký quỹ, ký cược; Tiền thu hồi các khoản đưa đi ký cược, ký quỹ;  Tiền thu từ nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án (nếu có); Tiền được các tổ chức, cá nhân bên ngoài thưởng, hỗ trợ ghi tăng các quỹ của Quỹ;...

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng" sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "Thu nhập khác", Tài khoản "Thuế GTGT được khấu trừ" và sổ kế toán các Tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo.

Tiền chi khác (Mã số 15)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi về các khoản khác, như: Tiền chi bồi thường, bị phạt và các khoản chi phí khác; Tiền nộp các loại thuế (không bao gồm thuế TNDN); Tiền nộp các loại phí, lệ phí, tiền thuê đất; Tiền chi đưa đi ký cược, ký quỹ; Tiền trả lại các khoản nhận ký cược, ký quỹ, tiền chi trực tiếp từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm; Tiền chi trực tiếp bằng nguồn dự phòng phải trả; Tiền chi trực tiếp từ quỹ khen thưởng, phúc lợi; Tiền chi trực tiếp từ các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu; Tiền chi trực tiếp từ nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án,…

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng" và "Tiền đang chuyển" trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "Chi phí khác", "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước", "Chi sự nghiệp", “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm”, “Dự phòng phải trả” và các Tài khoản liên quan khác. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động nghiệp vụ (Mã số 20)

Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động nghiệp vụ” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động nghiệp vụ trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ Mã số 01 đến Mã số 15. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).

Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07 +….+ Mã số 15

2.3.4.2 . Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư

- Nguyên tắc lập:

+ Luồng tiền từ hoạt động đầu tư được lập và trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo  trên cơ sở thuần đề cập trong đoạn 18 của Chuẩn mực số 24 "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ".

+ Luồng tiền từ hoạt động đầu tư được lập theo phương pháp trực tiếp. Các luồng tiền vào, các luồng tiền ra trong kỳ từ hoạt động đầu tư được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của Quỹ DVVTCI Việt Nam.

Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể (Xem Mẫu số B03-VTF)

Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ (Mã số 21)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tiền chi cho giai đoạn triển khai đã được vốn hoá thành TSCĐ vô hình, tiền chi cho hoạt động đầu tư xây dựng dở dang.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển" (Phần chi tiền mua sắm, xây dựng TSCĐ), sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "TSCĐ hữu hình", "TSCĐ vô hình", "Xây dựng cơ bản dở dang", “Phải trả cho người bán” trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ (Mã số 22)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thuần đã thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chênh lệch giữa số tiền thu và số tiền chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Số tiền thu được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển", sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản "Thu nhập khác" (Chi tiết thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ), sổ kế toán Tài khoản “Phải thu của khách hàng” (Phần tiền thu liên quan đến thanh lý, nhượng bán TSCĐ) trong kỳ báo cáo. Số tiền chi được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển", sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản "Chi phí khác" (Chi tiết chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu số tiền thực thu nhỏ hơn số tiền thực chi.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30)

Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ Mã số 21 đến Mã số 22. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì được ghi dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22

2.3.4.3. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động tài chính

Nguyên tắc lập:

+ Luồng tiền từ hoạt động tài chính được lập và trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần được đề cập trong Chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ".

+ Luồng tiền từ hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp.Các luồng tiền vào, các luồng tiền ra trong kỳ từ hoạt động tài chính được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của Quỹ DVVTCI Việt Nam.

Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể (Xem Mẫu số B03-VTF)

Tiền thu vốn điều lệ (Mã số 31)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do Nhà nước cấp vốn và vốn góp của doanh nghiệp viễn thông trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản "Nguồn vốn hoạt động" (Chi tiết vốn góp của chủ sở hữu) trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này không bao gồm số tiền đóng góp của doanh nghiệp viễn thông để bổ xung Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích.

Tiền chi trả vốn điều lệ (Mã số 32)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn góp cho các chủ sở hữu trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển", sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "Nguồn vốn hoạt động" trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được (Mã số 33)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nhận được do Quỹ đi vay ngắn hạn, dài hạn của ngân hàng, các tổ chức tài chính, tín dụng và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", các tài khoản phải trả (Phần tiền vay nhận được chuyển trả ngay các khoản nợ phải trả) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "Vay ngắn hạn", "Vay dài hạn", và các Tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo.

Tiền chi trả nợ gốc vay (Mã số 34)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả về khoản nợ gốc vay ngắn hạn, vay dài hạn, của ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển", sổ kế toán Tài khoản “Phải thu của khách hàng” (phần tiền trả nợ vay từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "Vay ngắn hạn", "Nợ dài hạn đến hạn trả", "Vay dài hạn", trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Tiền chi trả nợ thuê tài chính (Mã số 35)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả về khoản nợ thuê tài chính trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển", sổ kế toán Tài khoản “Phải thu của khách hàng” (phần tiền trả nợ thuê tài chính từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "Nợ dài hạn đến hạn trả" và "Nợ dài hạn" (Chi tiết số trả nợ thuê tài chính) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40)

Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ Mã số 31 đến Mã số 35. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...).

Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33  + Mã số 34 + Mã số 35

2.3.4.4 . Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50)

Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ ba loại hoạt động: Hoạt động nghiệp vụ, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của Quỹ trong kỳ báo cáo.

Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40

Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...).

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền đầu kỳ báo cáo, bao gồm tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển (Mã số 111, cột “Số đầu kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán) và số dư của các khoản tương đương tiền đầu kỳ được lấy trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản "Đầu tư tài chính ngắn hạn" đối với các khoản đầu tư ngắn hạn thoả mãn định nghĩa là tương đương tiền.

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (Mã số 61)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển", và Tài khoản "Đầu tư tài chính ngắn hạn" (Chi tiết các khoản đầu tư ngắn hạn thoả mãn định nghĩa là tương đương tiền), sau khi đối chiếu với sổ kế toán chi tiết Tài khoản "Chênh lệch tỷ giá hối đoái" trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ cao hơn tỷ giá hối đoái đã ghi nhận trong kỳ, chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ thấp hơn tỷ giá hối đoái đã ghi nhận trong kỳ.

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền cuối kỳ báo cáo, bao gồm “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển” (Mã số 111, cột “Số cuối kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán) và số dư cuối kỳ của các khoản tương đương tiền được lấy trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản "Đầu tư tài chính ngắn hạn" đối với các khoản đầu tư ngắn hạn thoả mãn định nghĩa là tương đương tiền.

Chỉ tiêu này bằng số “Tổng cộng” của các chỉ tiêu Mã số 50, 60 và 61 và bằng chỉ tiêu Mã số 110 trên Bảng cân đối kế toán năm đó.

Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60 + Mã số 61.

2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-VTF)

2.4.1. Mục đích của Bản thuyết minh báo cáo tài chính:

Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính Quỹ dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu Quỹ xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính.

2.4.2. Nguyên tắc lập và trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính

- Khi lập báo cáo tài chính năm, Quỹ phải lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo đúng quy định từ đoạn 60 đến đoạn 74 của Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” và hướng dẫn tại Chế độ báo cáo tài chính này.

- Khi lập báo cáo tài chính giữa niên độ, Quỹ phải lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính dạng đầy đủ theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 27 “Báo cáo tài chính giữa niên độ” và Thông tư hướng dẫn chuẩn mực.

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính của Quỹ phải trình bày những nội dung dưới đây:

+ Các thông tin về cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;

+ Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác (Các thông tin trọng yếu);

+ Cung cấp thông tin bổ xung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Quỹ.

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống.Mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

2.4.3. Cơ sở lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính

- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo;

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;

- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan:

- Căn cứ vào Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước:

- Căn cứ vào tình hình thực tế của Quỹ và các tài liệu liên quan khác.

2.4.4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu

Đặc điểm hoạt động của Quỹ DVVTCI Việt Nam

Trong phần này Quỹ nêu rõ:

Đặc điểm hoạt động của Quỹ trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính: Nêu rõ những sự kiện về môi trường pháp lý, diễn biến thị trường, đặc điểm hoạt động, quản lý, tài chính, thay đổi quy mô... có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của Quỹ.

Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

- Kỳ kế toán năm ghi rõ kỳ kế toán năm theo năm dương lịch bắt đầu tư ngày 01/01/... đến 31/12/...

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: ghi rõ là Đồng Việt Nam.

Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng

- Chế độ kế toán áp dụng: Nêu rõ Quỹ áp dụng chế độ kế toán đặc thù được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Nêu rõ báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hay không? Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính và Chế độ kế toán hiện hành mà Quỹ đang áp dụng. Trường hợp không áp dụng chuẩn mực kế toán nào thì phải ghi rõ.

 

Các chính sách kế toán áp dụng

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Nêu rõ các nghiệp vụ kinh tế được ghi nhận và lập báo cáo theo đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán; Nêu rõ các khoản tương đương tiền được xác định trên cở sở nào? Có phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” hay không?

- Ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Nêu rõ là ghi nhận theo nguyên giá . Trong Bảng Cân đối kế toán được phản ánh theo 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Nêu rõ là áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng hay phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn: Nêu rõ là  được ghi nhận theo giá gốc.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí trả trước:

Nêu rõ chi phí trả trước được vốn hoá để phân bổ dần vào chi phí bao gồm những khoản chi phí nào.

Nêu rõ phương pháp phân bổ là phương pháp đường thẳng hay phương pháp khác.

- Nguyên tắc ghi nhận Quỹ dự phòng rủi ro cho vay.

Nêu rõ Quỹ dự phòng rủi ro cho vay được nhận trên cơ sở số phải lập hàng năm.

- Nguyên tắc ghi nhận Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

Nêu rõ Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích được ghi nhận trên cơ sở số tiền đã  thu được trong kỳ báo cáo theo chế độ quy định, không ghi nhận trên số phải thu

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính

- Trong phần này, Quỹ phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh  thu, chi phí...

- Căn cứ để lập phần này là:

+ Bảng Cân đối kế toán năm nay;

+ Sổ kế toán tổng hợp;

+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết  có liên quan.

- Số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này được đánh số dẫn từ Bảng Cân đối kế toán tại ngày kết thúc niên độ kế toán năm trước (Cột “Số đầu năm”) và Bảng Cân đối kế toán tại ngày kết thúc niên độ kế toán năm nay (Cột “Số cuối năm”). Việc đánh số thứ tự này cần được duy trì nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác nhằm thuận tiện cho việc đối chiếu, so sánh.

Các khoản tiền:

- Số liệu để ghi vào cột “Số đầu kỳ” được căn cứ vào cột “Số cuối kỳ” của báo cáo này kỳ  trước.

- Số liệu để ghi cột “Số tăng trong kỳ”, cột “Giảm trong kỳ” được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 111, TK 112, TK 113.

Tình hình tăng, giảm TSCĐ

Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TSCĐ

Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết các TK 121.

Tình hình thu các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông

Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 332, 132; báo cáo này kỳ trước và kế hoạch phải thu các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông

 

Tình hình tăng, giảm các khoản cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

Trong phần này Quỹ phải trình bày tình hình tăng giảm các khoản cho vay  trung hạn, dài hạn, phát triển hạ tầng viễn thông.

Số liệu ghi vào các chỉ tiêu được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 251 (Cho vay phát triển hạ tầng viễn thông)

Tình hình sử dụng Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích

Số liệu ghi vào các chỉ tiêu căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 353 (Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích), chi tiết cho từng doanh nghiệp viễn thông.

Báo cáo tình hình cấp phát hỗ trợ phát triển và duy trì dịch vụ viễn thông công ích

Phần này dùng để phản ánh số tiền phải cấp, số đã cấp, số còn phải cấp từ Quỹ hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích để hỗ trợ phát triển và duy trì dịch vụ viễn thông công ích.

Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu thuộc phần này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 353 và kế hoạch cấp phát hỗ trợ phát triển và duy trì dịch vụ viễn thông công ích.

Tình hình tăng, giảm các kkoản dự phòng rủi ro cho vay.

Số liệu ghi vào các chỉ tiêu được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 359 (Quỹ dự phòng rủi ro cho vay)

Tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu

Phần này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm vốn hoạt động, chủ đầu tư phát triển, các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬPBÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ

1. Bảng cân đối kế toán giữa niên độ

1.1. Nguyên tắc lập và trình bày

Việc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán giữa niên độphải tuân thủ các quy định chung về lập và trình bày báo cáo tài chính, cũng như các nguyên tắc riêng đối với Bảng cân đối kế toán năm được quy định trong hệ thống báo cáo tài chính của Quỹ DVVTCI Việt Nam hiện hành.

Ngoài ra khi lập báo cáo này, Quỹ phải tuân thủ các quy định sau:

Áp dụng các chính sách kế toán về ghi nhận và đánh giá tài sản, nợ phải trả tương tự như đối với Bảng cân đối kế toán năm;

Nội dung trình bày trong Bảng cân đối kế toán giữa niên độ gồm các khoản mục giống như Bảng cân đối kế toán năm.

Phải trình bày số liệu từ đầu niên độ đến hết ngày kết thúc mỗi quý báo cáo và số liệu so sánh từng chỉ tiêu tương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất “Số đầu năm”.

1.2. Cơ sở lập

- Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp;

- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;

- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm và Bảng cân đối kế toán giữa niên độ trước.

1.3.Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ) (Mẫu số B01a-VTF)

- Số liệughi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này dùng cho người đọc báo cáo tham chiếu số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong Bản Thuyết minh báo cáo tài chính.

- Số liệu ghi vào cột 5 “Số đầu năm” của báo cáo này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 5 của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này quý trước năm nay.

- Số liệu ghi vào cột 4 “Số cuối quý” của báo cáo này tại ngày kết thúc quý được thực hiện theo hướng dẫn như đối với Bảng cân đối kế toán năm (Mẫu số B01-VTF).

2. Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ

2.1. Cơ sở lập

- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động của năm và Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ trước.

- Căn cứ vào sổ kế toán trong quý dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

2.2. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ (dạng đầy đủ)(Mẫu số B02a-VTF):

- Số liệu ghi vào cột 6 “Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này/ Năm nay” của báo cáo quý này được lập căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Quý này năm nay“ của báo cáo quý này cộng  với  số liệu cột 6 “Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này/ Năm nay” của báo cáo này quý trước. Kết quả tìm được ghi vào cột 6 của báo cáo này quý này theo từng chỉ tiêu phù hợp. Riêng đối  với Quý I số liệu ghi vào cột 6 bằng số liệu ghi vào cột 4.

- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 (“Quý này” Năm nay) của Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ dạng đầy đủ được thực hiện theo hướng dẫn như đối với Báo cáo kết quả hoạt động năm - Mẫu số B02-VTF.

- Số liệu ghi vào cột 7 “Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này/ Năm trước” của báo cáo quý này được lập căn cứ vào số liệu ghi ở cột 6 “Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này/ Năm nay” của báo cáo quý này năm trước theo từng chỉ tiêu phù hợp. Khi lập lần đầu báo cáo này, số liệu trên báo cáo năm trước không có thì  để trống cột số liệu này.

- Số liệu ghi vào cột 5 “Quý này/ Năm trước” của báo cáo quý này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Quý này/ Năm nay” của báo cáo quý này năm trước theo từng chỉ tiêu phù hợp.

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

3.1.  Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

- Quỹ DVVTCI Việt Nam thuộc đối tượng phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ thì Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập và trình bày theo quy định đối với lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm (Mẫu số B03-VTF).

3.2. Cơ sở lập

Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ được căn cứ vào:

- Bảng cân đối kế toán kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ;

- Báo cáo kết qủa hoạt động kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ;

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) kỳ này năm trước;

- Các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết của kỳ báo cáo

3.3. Nội dung và kết cấu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ dạng đầy đủ được lập theo mẫu B03a-VTF quy định trong Hệ thống báo cáo tài chính Quỹ DVVTCI Việt Nam.

3.4. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ):

-Số liệu ghi vào cột 5 “Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này/ Năm trước” được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này/ Năm nay” của báo cáo này cùng kỳ năm trước ở từng chỉ tiêu phù hợp.

- Số liệu ghi vào cột 4 “Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này/ Năm nay” được lập theo qui định đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm, nhưng lấy số liệu lưu chuyển tiền luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo của niên độ kế toán hiện hành.

4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ

4.1. Mục đích của Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ

Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính giữa niên độ của Quỹ DVVTCI Việt Nam, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính trong kỳ kế toán giữa niên độ mà các báo cáo tài chính tóm lược khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.

4.2. Nguyên tắc lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ

- Khi lập báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ) Quỹ DVVTCI Việt Nam phải lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo Mẫu số 09a-VTF.

- Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác.

- Phần trình bày về chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, các chính sách kế toán áp dụng tại Quỹ phải thống nhất trong cả niên độ kế toán. Nếu có sự thay đổi chính sách kế toán trong các kỳ kế toán giữa niên độ phải trình bày rõ ràng lý do và những ảnh hưởng của sự thay đổi đó.

- Ngoài các nội dung quy định này, Quỹ có thể trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ các nội dung khác nếu Quỹ cho là trọng yếu và hữu ích cho người sử dụng báo cáo tài chính.

4.3. Cơ sở lập

Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ) được lập căn cứ vào:

- Các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết;

- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ;

- Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ;

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ quý trước.

4.4. Nội dung và phương pháp lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ (Mẫu số B09a-VTF)

- Nội dung Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ):

Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ) phải phản ánh đầy đủ những thông tin như Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm

- Phương pháp lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ):

Bản thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ được lập tương tự như Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm. Các thông tin này phải trình bày trên cơ sở luỹ kế từ đầu niên độ đến ngày lập báo cáo tài chính giữa niên độ hiện tại.

 

 

PHẦN THỨ BA

CHẾ ĐỘ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1.Nội dung và mẫu chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán áp dụng cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích phải thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này

2. Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán

Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, gồm:

-  Chứng từ kế toán ban hành theo Chế độ kế toán này, gồm 4 chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu lao động tiền lương;

+ Chỉ tiêu hàng tồn kho;

+ Chỉ tiêu tiền tệ;

+ Chỉ tiêu đóng góp và hỗ trợ vốn

+ Chỉ tiêu TSCĐ.

- Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác(Mẫu và hướng dẫn lập áp dụng theo các văn bản đã ban hành).

 

3. Lập chứng từ kế toán

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Quỹ đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.

Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.

Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán.

 

4. Ký chứng từ kế toán

Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó.

Trường hợp Quỹ chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của Quỹ. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.

Chữ ký của Giám đốc hoặc người được uỷ quyền, của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với kế toán trưởng.

Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) không được ký “thừa uỷ quyền” của Giám đốc Quỹ. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác.

Quỹ phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Giám đốc (và người được uỷ quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Giám đốc Quỹ (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.

Những cá nhân có quyền hoặc được uỷ quyền ký chứng từ, không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.

Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Giám đốc Quỹ quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.

 

5. Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán

Tất cả các chứng từ kế toán do Quỹ lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của Quỹ. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.

 

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;

- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;

- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

 

Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán.

- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;

- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;

- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.

Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (Không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,…) đồng thời báo ngay cho Giám đốc Quỹ biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.

Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.

 

6. Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt

Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ... Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.

 

7. Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán

Quỹ dịch vụ viễn thông công ích đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy định trong chế độ kế toán này. Trong quá trình thực hiện, Quỹ không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.

Mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.

Đối với các biểu mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn, Quỹ có thể sửa đổi nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu của chứng từ quy định tại Điều 17 Luật Kế toán.

 

8.Quỹ có sử dụng chứng từ điện tửcho hoạt động kinh tế, tài chính và ghi sổ kế toán thì phải tuân thủ theo quy định của các văn bản pháp luật về chứng từ điện tử.

 

II. DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

TTT

TÊN CHỨNG TỪ

SỐ HIỆU

TÍNH CHẤT

BB

(*)

HHD (*)

 

A.CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH NÀY

 

 

 

 

I. Lao động tiền lương

 

 

 

1

Bảng chấm công

01a-LĐTL

 

x

2

Bảng chấm công làm thêm giờ

01b-LĐTL

 

x

3

Bảng thanh toán tiền lương

02-LĐTL

 

x

4

Bảng thanh toán tiền thưởng

03-LĐTL

 

x

5

Giấy đi đường

04-LĐTL

 

x

6

Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

06-LĐTL

 

x

7

Bảng thanh toán tiền thuê ngoài

07-LĐTL

 

x

8

Hợp đồng giao khoán

08-LĐTL

 

x

9

Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán

09-LĐTL

 

x

10

Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

10-LĐTL

 

x

 

 

II. Hàng tồn kho

 

 

 

1

Phiếu nhập kho

01-VT

 

x

2

Phiếu xuất kho

02-VT

 

x

3

Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ

05-VT

 

x

4

Bảng kê mua hàng

06-VT

 

x

 

 

III. Tiền tệ

 

 

 

1

Phiếu thu

01-TT

x

 

2

Phiếu chi

02-TT

x

 

3

Giấy đề nghị tạm ứng

03-TT

 

x

4

Giấy thanh toán tiền tạm ứng

04-TT

 

x

5

Giấy đề nghị thanh toán

05-TT

 

x

6

Biên lai thu tiền

06-TT

x

 

7

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)

08a-TT

 

x

8

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ)

08b-TT

 

x

9

Bảng kê chi tiền

09-TT

 

x

 

 

IV. Đóng góp và hỗ trợ vốn

 

 

 

1

Thông báo kế hoạch thu nộp các khoản doanh nghiệp viễn thông đóng góp cho Quỹ DVVTCI Việt Nam

01-ĐG/VTF

 

x

2

Biên bản quyết toán thu nộp các khoản doanh nghiệp viễn thông đóng góp cho Quỹ DVVTCI Việt Nam

02-ĐG/VTF

 

x

3

Thông báo mức vốn cấp hỗ trợ đối với doanh nghiệp (Quý....)

01a-HTV/VTF

 

x

4

Thông báo mức vốn cấp hỗ trợ đối với doanh nghiệp (Năm....)

01b-HTV/VTF

 

x

5

Biên bản quyết toán vốn cấp hỗ trợ

02-HTV/VTF

 

x

 

 

V. Tài sản cố định

 

 

 

1

Biên bản giao nhận TSCĐ

01-TSCĐ

 

x

2

Biên bản thanh lý TSCĐ

02-TSCĐ

 

x

3

Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành

03-TSCĐ

 

x

4

Biên bản đánh giá lại TSCĐ

04-TSCĐ

 

x

5

Biên bản kiểm kê TSCĐ

05-TSCĐ

 

x

6

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

06-TSCĐ

 

x

 

B. CHỨNG TỪ BAN HÀNH THEO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC

1

Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH

C65-HD

 

x

2

Danh sách người lao động đề nghị nghỉ hưởng chế độ ốm đau

C66a-HD

 

x

3

Hoá đơn Giá trị gia tăng

01GTKT-3LL

x

 

4

Hoá đơn bán hàng thông thường

02GTGT-3LL

x

 

5

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

03 PXK-3LL

x

 

6

Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý

04 HDL-3LL

x

 

7

Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính

05 TTC-LL

x

 

8

Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn

04/GTGT

x

 

9

Giấy đề nghị tạm ứng vốn hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích

03/VTF

 

x

 

10

Giấy đề nghị thanh toán vốn hỗ trợ

04/VTF

 

x

11

Giấy thanh toán vốn hỗ trợ

05/VTF

 

x

12

Khế ước vay

 

 

 

 

Ghi chú:(*) BB: Mẫu bắt buộc

(*) HD: Mẫu hướng dẫn

 

 


 

Đơn vị : .................

 

Mẫu số: 01a- LĐTL

Bộ phận : ..............

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BẢNG CHẤM CÔNG

Tháng ....năm......

 

 

 

 

Ngày trong tháng

Quy ra công

 

STT

 

Họ và tên

Ngạch bậc lương hoặc cấp bậc

chức vụ

 

1

 

2

 

3

 

...

 

31

Số công hưởng lương

thời gian

Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương

Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng ....% lương

Số công hưởng BHXH

A

B

C

1

2

3

....

31

32

33

34

35

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày. ... tháng.. ... năm....

Người chấm công                                                         Phụ trách bộ phận                                                     Người duyệt

(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)

 

Ký hiệu chấm công:

- Nghỉ phép:                           P

- Lương thời gian:                +                                      - Hội nghị, học tập:                H

- Ốm, điều dưỡng:               Ô                                      - Nghỉ bù:                               NB

- Con ốm:                            Cô                                                                          - Nghỉ không lương:          KL

- Thai sản:                           TS                                     - Ngừng việc:                         N

- Tai nạn:                             T                                        - Lao động nghĩa vụ:             LĐ


 

Đơn vị:...............................

 

Mẫu số 01b - LĐTL

Bộ phận : ..........................

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

Số:...................

BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ

Tháng.....năm......

 

 

Số TT

 

Ngày trong tháng

Cộng giờ làm thêm

Họ và tên

 

1

 

2

 

...

 

31

Ngày

làm việc

Ngày

thứ bảy,

chủ nhật

Ngày

lễ, tết

 

Làm đêm

A

B

1

2

...

31

32

33

34

35

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ký hiệu chấm công

NT: Làm thêm ngày làm việc (Từ giờ.....đến giờ)

NN: Làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật (Từ giờ.....đến giờ)

NL: Làm thêm ngày lễ, tết (Từ giờ.....đến giờ)

Đ:Làm thêm buổi đêm

Ngày... tháng...  năm...

 

Xác nhận của bộ phận (phòng ban)

có người làm thêm

Người chấm công

Người duyệt

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)


 

Đơn vị:...................

 

Mẫu số: 02-LĐTL

Bộ phận:................

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

Số:...............

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG

Tháng..........năm...........

 

 

Số TT

 

 

 

Họ và tên

 

 

Bậc lương

 

 

Hệ số

 

Lương

thời gian

Nghỉ việc ngừng việc hưởng. ..% lương

 

Phụ cấp thuộc

 

Phụ cấp khác

 

 

Tổng số

 

Tạm ứng kỳ I

 

Các khoản

phải khấu trừ vào lương

 

Kỳ II

được lĩnh

 

 

 

 

Số công

Số tiền

Số công

Số tiền

quỹ lương

BHXH

...

Thuế TNCN phải nộp

 

Cộng

Số tiền

Ký nhận

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số tiền (viết bằng chữ):...................................................................................

 

 

 

 

Ngày....tháng....năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

Đơn vị:...................

 

Mẫu số 03- LĐTL

Bộ phận:................

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BẢNG THANH TOÁN TIỀN THƯỞNG

Quý.....năm....Số:................

 

STT

Họ và tên

Chức

Bậc

Mức thưởng

Ghi

 

 

vụ

lương

Xếp loại thưởng

Số tiền

Ký nhận

chú

A

B

C

1

2

3

D

E

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

 

x

 

 

Tổng số tiền (Viết bằng chữ):.........................................................................

 

 

 

Ngày... tháng... năm......

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 


 

Đơn vị:...........

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Mẫu số: 04- LĐTL

Bộ phận: .......

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

=========&=========

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

GIẤY ĐI ĐƯỜNG

 

 

 

Số: .........................

 

Cấp cho:.............................................................................................................

Chức vụ: :...........................................................................................................

Được cử đi công tác tại: :...................................................................................

Theo công lệnh (hoặc giấy giới thiệu) số........ ngày........ tháng........ năm........

Từ ngày...... tháng...... năm...... đến ngày...... tháng...... năm.............................

Ngày...... tháng...... năm......

Người duyệt

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Tiền ứng trước

Lương...........................đ

Công tác phí.................đ

Cộng.............................đ

 

Nơi đi

 

Ngày

 

Phương

 

Độ dài

 

Số ngày

 

Lý do

 

Chứng nhận

Nơi đến

 

tiện

chặng

công

lưu trú

của cơ quan

 

 

sử dụng

đường

tác

(Ký tên, đóng dấu)

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

Nơi đi...

 

 

 

 

 

 

Nơi đến...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi đi...

 

 

 

 

 

 

Nơi đến...

 

 

 

 

 

 

 

- Vé người.........................................vé

 

x......................đ = .............................đ

- Vé cước ......................................... vé

x......................đ = .............................đ

- Phụ phí lấy vé bằng điện thoại....... vé

x......................đ = .............................đ

- Phòng nghỉ......................................vé

x......................đ = .............................đ

1- Phụ cấp đi đường: cộng.............................................đ

2- Phụ cấp lưu trú:

 

Tổng cộng ngày công tác:..............................................đ

 

Ngày ... tháng ... năm ...

Duyệt

 

Số tiền được thanh toán là:..........................

 

 

 

Người đi công tác

 

Phụ trách bộ phận

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 


 

 

 


 

Đơn vị:...................

 

 
Mẫu số 06-LĐTL

Bộ phận:................

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LÀM THÊM GIỜ

Tháng..........năm...........

Số:........................

 

 

Họ

 

Hệ

Hệ số

phụ

Cộng

 

Tiền

 

Mức lương

 

Làm thêm

ngày làm việc

 

Làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật

 

Làm thêm ngày lễ, ngày tết

 

Làm thêm

buổi đêm

 

Tổng cộng

 

Số ngày

nghỉ bù

Số tiền thực được

 

Người nhận

T

số

cấp

hệ

lương

T

tên

lương

chức vụ

số

tháng

Ngày

Giờ

Số giờ

Thành tiền

Số giờ

Thành tiền

Số giờ

Thanh toán

Số giờ

Thành tiền

tiền

Số giờ

Thành tiền

thanh toán

tiền

ký tên

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

x

x

x

x

 

x

 

x

 

x

 

 

x

 

 

x

 

Tổng số tiền (Viết bằng chữ):.....................................................................................

 

(Kèm theo.... chứng từ gốc: Bảng chấm công làm thêm ngoài giờ tháng.....năm.....)

 

 

Ngày ... tháng ... năm ...

Người đề nghị thanh toán

Kế toán trưởng

Người duyệt

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

Đơn vị:...................

 

Mẫu số 07 - LĐTL

Bộ phận:................

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BẢNG THANH TOÁN TIỀN THUÊ NGOÀI

(Dùng cho thuê nhân công, thuê khoán việc)

Số:.......................

Họ và tên người thuê:........................................................................................

Bộ phận (hoặc địa chỉ):.....................................................................................

Đã thuê những công việc sau để: .................................. tại địa điểm............................... từ ngày.../.../... đến ngày.../.../....

 

 

STT

 

Họ và tên

người được thuê

 

Địa chỉ

hoặc số CMT

 

Nội dung hoặc tên công việc thuê

Số công hoặc khối lượng công việc

đã làm

 

Đơn giá thanh toán

 

Thành tiền

Tiền thuế khấu trừ

Số tiền còn lại được nhận

 

Ký nhận

A

B

C

D

1

2

3

4

5 = 3- 4

E

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề nghị............... cho thanh toán số tiền:....................................................................

Số tiền (Viết bằng chữ):..............................................................................................

 

(Kèm theo ... chứng từ kế toán khác)

 

 

Ngày ... tháng ... năm ...

Người đề nghị thanh toán

Kế toán trưởng

Người duyệt

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 


 

Đơn vị:…………….

Mẫu số: 08- LĐTL

Bộ phận:…………..

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN

Ngày… tháng… năm…

Số: .....................

Họ và tên:…………………. Chức vụ………………..................................………………

Đại diện..…………..……….bên giao khoán………………..................................……….

Họ và tên:…………………. Chức vụ………………………..................................……...

Đại diện…………………….bên nhận khoán…………………......................................…

 

CÙNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN NHƯ SAU:

I- Điều khoản chung:

- Phương thức giao khoán:……………………………………………………...…………

- Điều kiện thực hiện hợp đồng:………………………………………………..….………

- Thời gian thực hiện hợp đồng: …………………………………………………………..

- Các điều kiện khác:………………………………………………………………………

 

II-  Điều khoản cụ thể:

1. Nội dung công việc khoán:

-…………………………………………………………………………………………....

-…………………………………………………………………………………………....

2. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán:

-………………………………………………………………………………………..….

-…………………………………………………………………………………………...

3. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao khoán:

-………………………………………………………………………………………...….

-……………………………………………………………………………………………

 

Đại diện bên nhận khoán

Đại diện bên giao khoán

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày … tháng … năm …

Người lập

Kế toán trưởng bên giao khoán

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

Đơn vị:...................

 

Mẫu số 09 - LĐTL

 

Bộ phận:................

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

 

 

 

 

 

Số : ...............

 

 

BIÊN BẢN THANH LÝ (NGHIỆM THU) HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN

Ngày ... tháng ... năm ...

 

Họ và tên : ...............Chức vụ ............. Đại diện ............... Bên giao khoán ..............

Họ và tên : ...............Chức vụ ............. Đại diện ............... Bên nhận khoán .............

 

Cùng thanh lý Hợp đồng số ... ngày... tháng ... năm ...

Nội dung công việc (ghi trong hợp đồng) đã được thực hiện:....................................

Giá trị hợp đồng đã thực hiện:.....................................................................................

Bên ...... đã thanh toán cho bên...... số tiền là................. đồng (viết bằng chữ)...........

Số tiền bị phạt do bên ..... vi phạm hợp đồng:................ đồng (viết bằng chữ)...........

Số tiền bên .... còn phải thanh toán cho bên ..... là ........ đồng (viết bằng chữ)...........

 

Kết luận:......................................................................................................................

 

 

 

 

Đại diện bên nhận khoán                                                        Đại diện bên giao khoán

(Ký, họ tên)(Ký, họ tên, đóng dấu)


 

Đơn vị:...................

 

Mẫu số 10 - LĐTL

Bộ phận:................

 

(Ban hành theo QĐ số  74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/ 8 / 2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG

Tháng.... năm...

Đơn vị tính:......

 

 

STT

Số tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ

Tổng quỹ lương trích BHXH, BHYT,  KPCĐ

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Kinh phí công đoàn

 

Tổng số

Trong đó:

 

Tổng số

Trong đó:

Số phải nộp công đoàn cấp trên

Số

được để lại chi tại đơn vị

Trích vào chi phí

Trừ vào

lương

Trích vào chi phí

Trừ vào

lương

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày... tháng... năm ...

Người lập bảng                                     Kế toán trưởng                                                                         Giám đốc

(Ký, họ tên)                                              (Ký, họ tên)                                                                          (Ký, họ tên)

 

 


Đơn vị:...................

Mẫu số 01 - VT

Bộ phận:................

 

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày  21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

PHIẾU NHẬP KHO

 

 

Ngày....tháng....năm .......

Nợ .........................

 

Số: .................................

Có .........................

 

- Họ và tên người giao: .......................................................................................

- Theo .................. số ........... ngày ..... tháng ..... năm ..... của ...........................

Nhập tại kho: ...........................................địa điểm.............................................

 

S

Tên, nhãn hiệu, quy cách,

 

Đơn

Số lượng

 

 

T

phẩm chất vật tư, dụng cụ

vị

Theo

Thực

Đơn

Thành

T

 

số

tính

chứng từ

nhập

giá

tiền

A

B

C

D

1

2

3

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

x

x

 

 

- Tổng số tiền (viết bằng chữ):.......................................................................................

........................................................................................................................................

- Số chứng từ gốc kèm theo:..........................................................................................

 

 

 

Ngày ... tháng...  năm...

Người lập phiếu

Người giao hàng

Thủ kho

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập)

 

 

 

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

Đơn vị:...........

 

Mẫu số 02 - VT

Bộ phận:

 

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày  21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

PHIẾU XUẤT KHO

 

 

Ngày.....tháng.....năm ......

Nợ .................

 

Số: ...........................

Có .................

 

- Họ và tên người nhận hàng: ........................... Địa chỉ (bộ phận)..............................

- Lý do xuất kho: ..........................................................................................................

- Xuất tại kho (ngăn lô): ................................Địa điểm ...............................................

S

Tên, nhãn hiệu, quy cách,

 

Đơn

Số lượng

 

 

T

phẩm chất vật tư, dụng cụ,

vị

Yêu

Thực

Đơn

Thành

T

 

số

tính

cầu

xuất

giá

tiền

A

B

C

D

1

2

3

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

x

x

 

- Tổng số tiền (viết bằng chữ):............................................

- Số chứng từ gốc kèm theo:...............................................

 

 

Ngày .... tháng ....năm...

Người lập phiếu

Người nhận  hàng

Thủ kho

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 


 

Đơn vị:...................

Mẫu số 05 - VT

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ, CÔNG CỤ

 

- Thời điểm kiểm kê .....giờ ...ngày ...tháng ...năm......

-  Ban kiểm kê gồm :

Ông/ Bà:...............................................Chức vụ.............................................Đại diện:.....................................Trưởng ban

Ông/ Bà:...............................................Chức vụ.............................................Đại diện:...........................................Uỷ viên

Ông/ Bà: ..............................................Chức vụ.............................................Đại diện:...........................................Uỷ viên

- Đã kiểm kê kho có những mặt hàng dưới đây:

S

Tên, nhãn hiệu,

 

Đơn

 

Theo

sổ kế toán

Theo

kiểm kê

Chênh lệch

Phẩm chất

 

T

quy cách vật tư,

vị

Đơn

Thừa

Thiếu

Còn

Kém

Mất

 

T

dụng cụ, ...

số

tính

giá

Số

Thành

Số

Thành

Số

Thành

Số

Thành

tốt

phẩm

phẩm

 

 

 

 

 

 

lượng

tiền

lượng

tiền

lượng

tiền

lượng

tiền

100%

chất

chất

 

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

x

 

x

 

x

 

x

 

x

x

x

 

 

 

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm ...

 

Giám đốc

Kế toán trưởng

Thủ kho

Trưởng ban kiểm kê

 

(Ý kiến giải quyết số chênh lệch)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

(Ký, họ tên)

 

 

 


 

Đơn vị:...................

Mẫu số 06 - VT

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

BẢNG KÊ MUA HÀNG

 

 

Ngày .... tháng .... năm  ....

 

Quyển số: ...............

 

 

Số: ...............

 

- Họ và tên người mua:...................................................................

Nợ: ...................

- Bộ phận (phòng, ban):..................................................................

Có: ...................

 

STT

Tên, quy cách, phẩm chất

Địa chỉ

Đơn

Số

Đơn

Thành

 

vật tư, công cụ...

mua hàng

vị tính

lượng

giá

tiền

A

B

C

D

1

2

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

x

x

x

 

 

 

Tổng số tiền (Viết bằng chữ): ....................................................................................

 

* Ghi chú: ...................................................................................................................

 

 

Người mua

Kế toán trưởng

Người duyệt mua

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Đơn vị:...................

Mẫu số 01 - TT

Địa chỉ:…………..

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

PHIẾU THUQuyển số:............

Ngày .......tháng .......năm .......Số:................

Nợ:...............

Có:................

Họ và tên người nộp tiền:..................................................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................................................

Lý do nộp:..........................................................................................................................

Số tiền:.....................................(Viết bằng chữ):...............................................................

...........................................................................................................................................

Kèm theo:.....................................................................Chứng từ gốc:

 

 

 

 

 

Ngày .....tháng .....năm ......

Giám đốc

Kế toán trưởng

Người nộp

tiền

Người lập phiếu

Thủ quỹ

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):........................................................................................

+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý):.....................................................................................

+ Số tiền quy đổi:...................................................................................................................

(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)

 

 

 


Đơn vị:...................

Mẫu số 02 - TT

Địa chỉ:..................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

PHIẾU CHIQuyển số:..........

Ngày .....tháng .....năm .......Số :.....................

Nợ :....................

Có :.....................

Họ và tên người nhận tiền:..................................................................................

Địa chỉ:................................................................................................................

Lý do chi:............................................................................................................

Số tiền:........................................(Viết bằng chữ):..............................................

.............................................................................................................................

Kèm theo .............................................................. Chứng từ gốc:

 

 

 

Ngày ......tháng ......năm .....

Giám đốc

Kế toán trưởng

Thủ quỹ

Người lập phiếu

Người nhận  tiền

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) :............................................................................................

+ Tỷ giá ngoại tệ :........................................................................................................................

+ Số tiền quy đổi:.........................................................................................................................

(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)

 

 

 

 

Đơn vị:...................

Mẫu số 03 - TT

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

Ngày ..... tháng ..... năm ......

Số : .....................

Kính gửi:.........................................................................................................................................

Tên tôi là:.........................................................................................................................................

Địa chỉ:.............................................................................................................................................

Đề nghị cho tạm ứng số tiền:..................................(Viết bằng chữ)................................................

..........................................................................................................................................................

Lý do tạm ứng:.................................................................................................................................

Thời hạn thanh toán:........................................................................................................................

 

Giám đốc

Kế toán trưởng

Phụ trách bộ phận

Người đề nghị tạm ứng

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 


Đơn vị:...................

Mẫu số 04 – TT

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG

Ngày .....tháng .....năm .......Số:................

Nợ:...............

:...............

- Họ và tên người thanh toán:.................................................................................

- Bộ phận (hoặc địa chỉ):........................................................................................

- Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây:

Diễn giải

Số tiền

A

1

I - Số tiền tạm ứng

 

1. Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết

...............................

2. Số tạm ứng kỳ này:

...............................

- Phiếu chi số .............ngày .........

...............................

- Phiếu chi số .............ngày .........

...............................

-...

...............................

II - Số tiền đã chi

...............................

1. Chứng từ số ...........ngày...........

...............................

2. ...

...............................

III - Chênh lệch

...............................

1. Số tạm ứng chi không hết ( I - II )

...............................

2. Chi quá số tạm ứng ( II - I )

...............................

Giám đốc

Kế toán trưởng

Kế toán thanh toán

Người đề nghị

thanh toán

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

Đơn vị:...................

 

Mẫu số 05 – TT

Địa chỉ:..................

 

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN

Ngày.......tháng........năm.......

 

Kính gửi:..................................................................................................

Họ và tên người đề nghị thanh toán:....................................................................

Bộ phận (Hoặc địa chỉ):.......................................................................................

Nội dung thanh toán:...........................................................................................

Số tiền:....................(Viết bằng chữ):..................................................................

(Kèm theo............chứng từ gốc).

 

Người đề nghị thanh toán

Kế toán trưởng

Người duyệt

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 


Đơn vị:...................

Mẫu số 06 - TT

Địa chỉ:..................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

BIÊN LAI THU TIỀN

Ngày .....tháng .....năm .....

Quyển số:.............

Số:.............

- Họ và tên người nộp:........................................................................................

- Địa chỉ:.............................................................................................................

- Nội dung thu:...................................................................................................

- Số tiền thu:  ...........................(Viết bằng chữ): ...............................................

............................................................................................................................

 

 

Người nộp tiền

Người thu tiền

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Đơn vị:...................

Mẫu số 08 a - TT

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG KIỂM KÊ QUỸ

(Dùng cho VNĐ)Số:............

Hôm nay, vào........ giờ.........ngày.........tháng.........năm .......

Chúng tôi gồm:

-      Ông/Bà:.....................................................................đại diện kế toán

-      Ông/Bà:.....................................................................đại diện thủ quỹ

-      Ông/Bà:.............................................................đại diện ....................

Cùng tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt kết quả như sau:

STT

Diễn giải

Số lượng ( tờ )

Số tiền

A

B

1

2

I

Số dư theo sổ quỹ:

x

.......................

II

Số kiểm kê thực tế:

x

.......................

1

Trong đó: - Loại

.......................

.......................

2

- Loại

.......................

.......................

3

-Loại

.......................

.......................

4

-Loại

.......................

.......................

5

- ...

.......................

.......................

III

Chênh lệch (III = I – II):

x

.......................

- Lý do:    + Thừa: ...................................................................................................

+ Thiếu: ..................................................................................................

-         Kết luận sau khi kiểm kê quỹ:..........................................................................

 

Kế toán trưởng

Thủ quỹ

Người chịu trách nhiệm kiểm kê quỹ

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 


Đơn vị:...................

Mẫu số 08 b - TT

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BẢNG KIỂM KÊ QUỸ

(Dùng cho ngoại tệ)Số:..................

Hôm nay, vào ........giờ .........ngày .........tháng .........năm .........

Chúng tôi gồm:

-      Ông/Bà:......................................đại diện kế toán

-      Ông/Bà:......................................đại diện thủ quỹ

-      Ông/Bà:......................................đại diện ............

Cùng tiến hành kiểm kê quỹ ngoại tệ, vàng bạc ... kết quả như sau:

SốTT

Diễn giải

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn

giá

Tính ra VNĐ

Ghi chú

Tỷ giá

VNĐ

A

B

C

1

2

3

4

D

I

Số dư theo sổ quỹ

x

x

..........

............

..........

.............

II

Số kiểm kê thực tế (*)

x

x

...........

............

..........

.............

1

- Loại

.............

.............

...........

............

..........

.............

2

- Loại

.............

.............

...........

............

..........

.............

3

- ...

.............

.............

...........

........

..........

.............

III

Chênh lệch (III = I – II)

x

x

...........

............

..........

.............

- Lý do :   + Thừa: ............................................................................................

+ Thiếu: ...........................................................................................

- Kết luận sau khi kiểm kê quỹ: .......................................................................

Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Người chịu trách nhiệm kiểm kê quỹ

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 


Đơn vị:...................

 

Mẫu số 09 - TT

Bộ phận .................

 

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BẢNG KÊ CHI TIỀN

Ngày..... tháng..... năm....

 

Họ và tên người chi: ....................................................................................................

Bộ phận (hoặc địa chỉ):  ..............................................................................................

Chi cho công việc: .......................................................................................................

 

STT

Chứng từ

Nội dung chi

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

A

B

C

D

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

Số tiền bằng chữ:................................................................................................

(Kèm theo....chứng từ gốc).

 

 

Người lập bảng kê

Kế toán trưởng

Người duyệt

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 01-ĐG/VTF

 

 

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

 

 

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày      tháng    năm 200…

THÔNG BÁO KẾ HOẠCH THU NỘP CÁC KHOẢN DOANH NGHIỆP

VIỄN THÔNG ĐÓNG GÓP CHO QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

NĂM…..

Số:……..

Kính gửi:

Địa chỉ:.......................................................................................................................................

Căn cứ Quyết định số…ngày… của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc giao kế hoạch thu nộp các khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam năm….

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thông báo kế hoạch thu nộp các khoản đóng góp thực hiện nghĩa vụ công ích năm………của……………………. như sau:

TT

Danh mục

Tổng số đóng góp trong năm

Trong đó chia ra

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

1

2

3

4

5

6

7

Tổng các dịch vụ viễn thông thu nộp (1+2+3+4+5+6)

 

 

 

 

 

1

Dịch vụ viễn thông di động(nội cùng và toàn quốc)

 

 

 

 

 

1.1

Dịch vụ sử dụng từ các thuê bao trả sau

 

 

 

 

 

1.2

Dịch vụ từ thuê bao di động nội vùng

 

 

 

 

 

1.3

Dịch vụ thẻ trả trước

 

 

 

 

 

2

Dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế

 

 

 

 

 

2.1

Chiều đi từ mạng cố định

 

 

 

 

 

2.2

Chiều đi từ mạng di động nội vùng

 

 

 

 

 

2.3

Chiều đi từ thuê bao di động trả sau

 

 

 

 

 

2.4

Thanh toán quốc tế

 

 

 

 

 

3

Dịch vụ thuê kênh đường dài quốc tế

 

 

 

 

 

4

Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước

 

 

 

 

 

4.1

Từ mạng cố định (nội tỉnh, liên tỉnh)

 

 

 

 

 

4.2

Từ mạng điện thoại di động nội vùng (nội tỉnh, liên tỉnh)

 

 

 

 

 

5

Dịch vụ thuê kênh đường dài trong nước

 

 

 

 

 

6

Cước kết nối bổ sung

 

 

 

 

 

(Số phải đóng góp viết bằng chữ:………………………………………………………….)

- Đề nghị doanh nghiệp ……………………. nộp vào Quỹ DVVTCI Việt Nam,

Tài khoản số……………….tại Ngân hàng: ………….…………theo đúng thời hạn quy định

 

 

 

Giám đốc Quỹ DVVTCI Việt Nam

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Nơi nhận:

-               Như trên

-               Bộ Bưu chính, Viễn thông (để báo cáo)

-               Các thành viên HĐQL

-               Lưu VTF

BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

CÔNG ÍCHVIỆT NAM

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày.….tháng….năm….

Mẫu số 02 - ĐG/VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

BIÊN BẢN QUYẾT TOÁN THU NỘP

CÁC KHOẢN DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG ĐÓNG GÓP

CHO QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

Năm:……….

Số:…

Hôm nay, ngày…………………......tại…………………………………………

 

-         Đại diện của Doanh nghiệp:……………………….., gồm:

+ Ông (Bà):…………………….Chức vụ:…………………Đại diện:……..

+ Ông (Bà):…………………….Chức vụ:…………………Đại diện:……..

-         Đại diện của Quỹ, gồm:

+ Ông (Bà):…………………….Chức vụ:…………………Đại diện:……..

+ Ông (Bà):…………………….Chức vụ:…………………Đại diện:……..

 

Chúng tôi cùng nhau thống nhất quyết toán số thu nộp các khoản đóng góp cho Quỹ DVVTCI Việt Nam năm 200... như sau:

 

1 - Tổng số phải nộp:………….. đ. (Bằng chữ:……………….……………………..)

Số liệu chi tiết như bảng đính kèm.

2 - Số tiền Doanh nghiệp đã nộp vào Quỹ:……………đ.

(Bằng chữ:……………………………………………. )

3 - Số tiền chênh lệch:

+ Phải nộp thêm : ………..đ. (Bằng chữ:……………………………………..)

+ Số đã nộp quá : ………..đ. (Bằng chữ:……………………………………..)

4 - Kết luận:

+

+

+

 

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

ĐẠI DIỆN QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG    NGƯỜI LẬP

(Ký, họ tên)               (Ký, họ tên)

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)


BẢN XÁC NHẬN SỐ LIỆU ĐÓNG GÓP VỀ QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM

(Kèm biên bản ngày….tháng….năm….tại……………………)

 

ĐVT: Đồng

TT

Danh mục

Tỉ lệ đóng góp

 

Doanh thu

cước thực hiện

(sau khi trừ cước kết nối)

 

Số phải nộp

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

Tổng các dịch vụ viễn thông thu nộp (1+2+3+4+5+6)

 

 

 

 

1

Dịch vụ viễn thông di động(nội vùng và toàn quốc)

 

 

 

 

1.1

Dịch vụ sử dụng từ các thuê bao trả sau

 

 

 

 

1.2

Dịch vụ từ thuê bao di động nội vùng

 

 

 

 

1.3

Dịch vụ thẻ trả trước

 

 

 

 

2

Dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế

 

 

 

 

2.1

Chiều đi từ mạng cố định

 

 

 

 

2.2

Chiều đi từ mạng di động nội vùng

 

 

 

 

2.3

Chiều đi từ thuê bao di động trả sau

 

 

 

 

2.4

Thanh toán quốc tế

 

 

 

 

3

Dịch vụ thuê kênh đường dài quốc tế

 

 

 

 

4

Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước

 

 

 

 

4.1

Từ mạng cố định (nội tỉnh, liên tỉnh)

 

 

 

 

4.2

Từ mạng điện thoại di động nội vùng (nội tỉnh, liên tỉnh)

 

 

 

 

5

Dịch vụ thuê kênh đường dài trong nước

 

 

 

 

6

Cước kết nối bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày      tháng    năm 200…

Mẫu số 01b HTV/VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

 

THÔNG BÁO MỨC VỐN CẤP HỖ TRỢ

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

QUÝ:………..

Số:…..

 

Kính gửi:

Địa chỉ:

 

Căn cứ kế hoạch hỗ trợ của đơn vị được Bộ BCVT phê duyệt theo Quyết định số…….. ngày…….

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thông báo tới đơn vị số vốn hỗ trợ được cấp trong Quý…..năm 200.. như sau:

 

STT

Hoạt động

Quý trước

Số vốn đã

cấp luỹ kế đến đầu quý này

Quý này

Tổng số được cấp quý này

Số đã cấp

Chênh lệch:

Cấp thêm (+)

Thu hồi (-)

Số kế hoạch

Số phải cấp tạm ứng

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

(Số tiền được cấp viết bằng chữ:………………………………………………………….)

 

 

 

GIÁM ĐỐC QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

(Ký và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

THÔNG BÁO MỨC VỐN CẤP HỖ TRỢ

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

NĂM:………..

 

Số:…..

 

Kính gửi:

Địa chỉ:

Căn cứ kế hoạch hỗ trợ của đơn vị được Bộ BCVT phê duyệt theo Quyết định số…….. ngày…….

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thông báo tới đơn vị số vốn hỗ trợ được cấp trong năm 200.. như sau:

 

 

STT

Hoạt động được cấp vốn hỗ trợ

Thực cấp năm trước

Kế hoạch năm nay

Ghi chú

A

B

1

2

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

(Số tiền được cấp viết bằng chữ:………………………………………………………….)

 

 

 

GIÁM ĐỐC QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

(Ký và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 02 HTV/VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

CÔNG ÍCH VIỆT NAM

Số:….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

BIÊN BẢN QUYẾT TOÁN VỐN CẤP HỖ TRỢ

 

Hôm nay, ngày…………………......tại…………………………………………

-         Đại diện của Doanh nghiệp:……………………….., gồm:

+ Ông (Bà):…………………….Chức vụ:…………………Đại diện:……..

+ Ông (Bà):…………………….Chức vụ:…………………Đại diện:……..

-         Đại diện của Quỹ, gồm:

+ Ông (Bà):…………………….Chức vụ:…………………Đại diện:……..

+ Ông (Bà):…………………….Chức vụ:…………………Đại diện:……..

Chúng tôi cùng nhau quyết toán khoản vốn cấp hỗ trợ cho Doanh nghiệp:……… từ ngày………… đến ngày…………. năm…… như sau:

…….

Chứng từ

Diễn giải

Tổng số

Chi tiết theo hoạt động

Số

Ngày tháng

1

2

3

4

5

6

7

 

 

1. Mức được cấp

2. Số đã cấp:

+

+

+

3. Số chênh lệch:

+ Số phải cấp thêm

+ Số cấp thừa

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ quyết toán kèm theo biên bản bao gồm:

-

-

-

 

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

 

ĐẠI DIỆN QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

 

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Ký, họ tên)

NGƯỜI LẬP

(Ký, họ tên)

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Đơn vị:...................

Mẫu số  01- TSCĐ

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ

Ngày .....tháng .....năm ......

Số:......................

Nợ: ....................

Có: ....................

 

Căn cứ  Quyết định số: ......................ngày .......tháng .......năm .......của ......................

.........................................................................................về việc bàn giao TSCĐ..........

Ban giao nhận TSCĐ gồm:

- Ông/Bà .........................................chức vụ .............................. Đại diện bên giao

- Ông/Bà .........................................chức vụ ...............................Đại diện bên nhận

- Ông/Bà .........................................chức vụ ...............................Đại diện .....................

Địa điểm giao nhận TSCĐ :............................................................................................

Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:

 

S

TT

Tên,

ký hiệu

quy cách  (cấp

hạng TSCĐ)

Số

hiệu

TSCĐ

Nước

sản

xuất

(XD)

Năm

sản

xuất

Năm

đưa

vào sử

dụng

Công

Tính nguyên giá tài sản cố định

suất

Giá

mua

(ZSX)

Chi

Chi

...

Nguyên

giá

TSCĐ

Tài liệu

kỹ thuật

kèm theo

(diện

phí

phí

tích

vận

chạy

thiết kế)

chuyển

thử

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

E

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

x

DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO

 

Số

thứ tự

Tên, qui cách dụng cụ,

phụ tùng

Đơn vị tính

Số lượng

Giá trị

A

B

C

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giám đốc
bên nhận

Kế toán trưởng    bên nhận

Người nhận

Người giao

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị:...................

Mẫu số 02-TSCĐ

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ

Ngày .....tháng...... năm ......

Số: .............

Nợ: .............

Có: .............

Căn cứ  Quyết định số :........ngày ......tháng ......năm...... của .....................................

................................................................Về việc thanh lý tài sản cố định.

 

I- Ban thanh lý TSCĐ gồm:

Ông/Bà: ............................Chức vụ..................Đại diện ..............................Trưởng ban

Ông/Bà:.............................Chức vụ..................Đại diện ....................................Uỷ viên

Ông/Bà: ............................Chức vụ..................Đại diện ....................................Uỷ viên

 

II- Tiến hành thanh lý TSCĐ:

- Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ .................................................................

- Số hiệu TSCĐ ................................................................................................................

- Nước sản xuất (xây dựng)...............................................................................................

- Năm sản xuất ..................................................................................................................

- Năm đưa vào sử dụng ....................................Số thẻ TSCĐ ..........................................

- Nguyên giá TSCĐ ..........................................................................................................

- Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý.............................................................

- Giá trị còn lại của TSCĐ.................................................................................................

 

III - Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ:

............................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

 

Ngày ......... tháng .........  năm .....

Trưởng Ban thanh lý

(Ký, họ tên)

 

IV - Kết quả thanh lý TSCĐ:

- Chi phí thanh lý TSCĐ :...............................(viết bằng chữ) .........................................

- Giá trị thu hồi :..............................................(viết bằng chữ) .........................................

- Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày ...........tháng ..........năm ..........

 

Ngày .........tháng .........năm ......

Giám đốc                                                                            Kế toán trưởng

(Ký, họ tên, đóng dấu)                                                                      (Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị :.............

Mẫu số 03 - TSCĐ

Bộ phận:...........

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

BIÊN BẢN BÀN GIAO TSCĐ

SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH

 

Ngày ... tháng ... năm...

Số: ......................

 

Nợ: ......................

 

 

Có: ......................

Căn cứ Quyết định số: ................... ngày ... tháng ... năm ... của ..........................

 

Chúng tôi gồm:

- Ông /Bà .....................Chức vụ............. Đại diện ............................... đơn vị sửa chữa

- Ông /Bà .....................Chức vụ............. Đại diện ............................... đơn vị có TSCĐ.

 

Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau:

 

- Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ ................... .........................................

- Số hiệu TSCĐ .............................................. Số thẻ TSCĐ: ......................................

- Bộ phận quản lý, sử dụng: ..........................................................................................

- Thời gian sửa chữa từ ngày ..... tháng.... năm ...... đến ngày ..... tháng .... năm .........

Các bộ phận sửa chữa gồm có:

 

Tên bộ phận sửa chữa

Nội dung (mức độ) công việc sửa chữa

Giá

dự toán

Chi phí

thực tế

Kết quả

kiểm tra

A

B

1

2

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

Kết luận: .......................................................................................................................

.....................................................................................................................

 

Kế toán trưởng

Đại diện đơn vị nhận

 

Đại diện đơn vị giao

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị:...................

Mẫu số 04- TSCĐ

Bộ phận:................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TSCĐ

 

Ngày .....tháng .....năm ......             Số: ..................

Nợ:.................

Có: ................

 

- Căn cứ Quyết định số :..........ngày .......tháng .......năm ........

Của ........................................................................   Về việc đánh giá lại TSCĐ

 

- Ông/Bà ...............Chức vụ ................Đại diện ......................Chủ tịch Hội đồng

- Ông/Bà .................Chức vụ ........................Đại diện .............................Uỷ viên

- Ông/Bà .................Chức vụ ........................Đại diện .............................Uỷ viên

 

Đã thực hiện đánh giá lại giá trị các TSCĐ sau đây:

 

S

Tên, ký mã hiệu,

qui cách (cấp hạng) TSCĐ

Số

Số

Giá trị đang ghi sổ

Giá trị

Chênh lệch

T

hiệu

thẻ

Nguyên

Hao

Giá trị

còn lại theo

Tăng

Giảm

T

TSCĐ

TSCĐ

Giá

mòn

còn lại

Đánh giá lại

 

 

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

X

X

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:Cột 4 "Giá trị còn lại theo đánh giá lại”. Nếu đánh giá lại cả giá trị hao mòn

thì Cột 4 phải tách ra 3 cột tương ứng cột 1,2,3.

Kết luận:...............................................................................................................

..............................................................................................................................

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm ...

Uỷ viên/người lập

Kế toán trưởng

Chủ tịch Hội đồng

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 


Đơn vị :.............

Mẫu số 05 - TSCĐ

Bộ phận:...........

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 

Thời điểm kiểm kê............giờ.........ngày.........tháng........năm..........

Ban kiểm kê gồm:

- Ông /Bà .................................................Chức vụ...............................Đại diện........................................Trưởng ban

- Ông /Bà ............................ ....................Chức vụ...............................Đại diện..............................................Uỷ viên

- Ông/Bà...................................................Chức vụ...............................Đại diện..............................................Uỷ viên

 

Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau:

 

 

Số

 

Tên TSCĐ

 

 

Nơi sử

Theo sổ kế toán

Theo kiểm kê

Chênh lệch

Ghi chú

TT

 

số

dụng

Số

lượng

Nguyên

giá

Giá trị còn lại

Số

lượng

Nguyên

giá

Giá trị  còn lại

Số

lượng

Nguyên

giá

Giá trị

còn lại

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

 

 

x

 

 

x

 

 

x

 

 

 

Ngày ...... tháng ...... năm.. ...

Giám đốc

(Ghi ý kiến giải quyết số chênh lệch)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Trưởng Ban kiểm kê

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị:……………

 

Mẫu số 06-TSCĐ

Bộ phận..................

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

Số:………..

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ

Tháng…….năm……

 

 

 

SốTT

 

 

Chỉ tiêu

Tỷ lệ

khấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng

Nơi sử dụng

TK 631 Chi phí hoạt động nghiệp vụ

TK 642 Chi phí quản lý Doanh nghiệp

TK 241 XDCB dở dang

TK 142 Chi phí

trả trước ngắn hạn

TK 242 Chi phí trả trước dài hạn

TK 335 Chi phí phải trả

 

Toàn Quỹ

Nguyên giá TSCĐ

Số khấu hao

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

I - Số khấu hao trích

tháng trước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

II - Số KH TSCĐ tăng

trong tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

III - Số KH TSCĐ

giảm trong tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

IV - Số KH trích tháng

này (I + II - III)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày ..... tháng .... năm ...

Người lập bảng

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

 

IV- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

CHỈ TIÊU LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG

.

1. Mục đích:Các chứng từthuộc chỉ tiêu lao động tiền lương được lập nhằm mục đích theo dõi tình hình sử dụng thời gian lao động; theo dõi các khoản phải thanh toán cho người lao động trong đơn vị như: tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp, tiền thưởng, tiền công tác phí, tiền làm thêm ngoài giờ; theo dõi các khoản thanh toán cho bên ngoài, cho các tổ chức khác như: thanh toán tiền thuê ngoài, thanh toán các khoản phải trích nộp theo lương,... và một số nội dung khác có liên quan đến lao động, tiền lương.

 

2. Nội dung:Thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương gồm có các biểu mẫu sau:

- Bảng chấm công

- Mẫu số 01a- LĐTL

- Bảng chấm công làm thêm giờ

- Mẫu số 01b- LĐTL

- Bảng thanh toán tiền lương

- Mẫu số 02- LĐTL

- Bảng thanh toán tiền thưởng

- Mẫu số 03- LĐTL

- Giấy đi đường

- Mẫu số 04- LĐTL

- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

- Mẫu số 06- LĐTL

- Bản thanh toán tiền thuê ngoài

- Mẫu số 07- LĐTL

- Hợp đồng giao khoán

- Mẫu số 08- LĐTL

- Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán

- Mẫu số 09- LĐTL

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

 

- Mẫu số 10- LĐTL

 

BẢNG CHẤM CÔNG

(Mẫu số 01a- LĐTL)

 

1. Mục đích: Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH, ... để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) phải lập bảng chấm công hàng tháng.

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người trong bộ phận công tác.

Cột C: Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng người.

Cột 1 đến cột 31: Ghi các ngày trong tháng (Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng).

Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng người trong tháng.

Cột 33: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng.

Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương của từng người trong tháng.

Cột 35: Ghi tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng người trong tháng.

Hàng ngày tổ trưởng (Trưởng ban, phòng, nhóm,...) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương,... về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu qui ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.

Ngày công được quy định là 8 giờ. Khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa.

Ví dụ: 22 công 4 giờ ghi 22,4

Bảng chấm công được lưu tại phòng (ban, tổ,…) kế toán cùng các chứng từ có liên quan.

Phương pháp chấm công:Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại đơn vị để sử dụng 1 trong các phương pháp chấm công sau:

- Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,... thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.

Cần chú ý 2 trường hợp:

+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Ví dụ người lao động A trong ngày họp 5 giờ làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội họp.

+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.

- Chấm công theo giờ:

Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.

- Chấm công nghỉ bù: Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm "NB" và vẫn tính trả lương thời gian.

 

 

BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ

(Mẫu số 01b- LĐTL)

1. Mục đích: Theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán cho người lao động trong đơn vị.

 

2. Phương pháp lậpvà trách nhiệm ghi

Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm...) có phát sinh làm thêm ngoài giờ làm việc theo quy định thì phải lập bảng chấm công làm thêm giờ.

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người làm việc thêm giờ trong bộ phận công tác.

Cột 1 đến cột 31: Ghi số giờ làm thêm của các ngày (Từ giờ...đến giờ...) từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng.

Cột 32: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thường trong tháng.

Cột 33: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật.

Cột 34: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày lễ, tết.

Cột 35: Ghi tổng số giờ làm thêm vào buổi tối (tính theo quy định của pháp luật) không thuộc ca làm việc của người lao động.

Hàng ngày tổ trưởng (phòng ban, tổ nhóm...) hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào số giờ làm thêm thực tế theo yêu cầu công việc của bộ phận mình để chấm giờ làm thêm cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

Cuối tháng, người chấm công, phụ trách bộ phận có người làm thêm ký và giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt vào bảng chấm công làm thêm giờ và chuyển bảng chấm công làm thêm giờ cùng các chứng từ liên quan về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu, quy ra công để thanh toán (trường hợp thanh toán tiền). Kế toán căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.

 

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG

(Mẫu số 02 - LĐTL)

 

1. Mục đích: Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong đơn vị đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Bảng thanh toántiền lương được lập hàng tháng. Cơ sở để lập Bảng thanh toántiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công,

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ tên của người lao động được hưởng lương.

Cột 1,2: Ghi bậc lương, hệ số lương của người lao động.

Cột 3,4: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian.

Cột 5,6: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại % lương.

Cột 7: Ghi các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương.

Cột 8: Ghi số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của người lao động nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng.

Cột 9: Ghi tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng.

Cột 10: Ghi số tiền tạm ứng kỳ I của mỗi người.

Cột 11,12,13,14: Ghi các khoản phải khấu trừ khỏi lương của người lao động và tính ra tổng số tiền phải khấu trừ trong tháng.

Cột 15: Ghi số tiền còn được nhận kỳ II.

Cột C: Người lao động ký nhận khi nhận lương kỳ II.

Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký duyệt, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng (ban) kế toán của đơn vị.

Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay.

 

 

BẢNG THANH TOÁN TIỀN THƯỞNG

(Mẫu số 03- LĐTL)

 

1. Mục đích:Là chứng từ xác nhận số tiền thưởng cho từng người lao động, làm cơ sở để tính thu nhập của mỗi người lao động và ghi sổ kế toán.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Bảng thanh toán tiền thưởng phải ghi rõ tên đơn vị, bộ phận được thưởng.

Cột A,B,C: Ghi số thứ tự, họ tên, chức vụ, của người được thưởng.

Cột 1: Ghi bậc lương hiện đang được hưởng để tính ra lương hàng tháng.

Cột 2,3: Ghi rõ loại thưởng được bình xét, số tiền được thưởng theo mỗi loại.

Cột D: Người được thưởng ký nhận tiền thưởng.

Bảng thanh toán tiền thưởng do Ban Tài chính, Kế toán lập theo từng bộ phận và phải có chữ ký (họ tên) của người lập, kế toán trưởng và giám đốc.

 

 

GIẤY ĐI ĐƯỜNG

(Mẫu số 04- LĐTL)

 

1. Mục đích: Giấy đi đường là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về đơn vị.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Sau khi có lệnh cử cán bộ, người lao động đi công tác, bộ phận hành chính làm thủ tục cấp giấy đi đường. Người đi công tác có nhu cầu ứng tiền tàu xe, công tác phí... mang giấy đi đường đến Ban (Phòng, Tổ) Tài chính, Kế toán làm thủ tục ứng tiền.

Cột 1: Ghi nơi đi, nơi đến công tác.

Cột 2: Ghi ngày đi và ngày đến.

Khi đến nơi công tác, cơ quan đến công tác phải xác nhận ngày, giờ đến và đi (đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm ở cơ quan đến công tác).

Cột 3: Phương tiện sử dụng: Cần ghi rõ đi ô tô cơ quan, ô tô khách, tàu hoả, máy bay ...

Cột 5: Ghi thời gian công tác.

Cột 6: Ghi lý do lưu trú.

Cột 7: Lấy chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của nơi cán bộ, người lao động đến công tác.

Khi đi công tác về người đi công tác xuất trình giấy đi đường để phụ trách bộ phận xác nhận ngày về và thời gian được hưởng lưu trú. Sau đó đính kèm các chứng từ trong đợt công tác (như vé tàu xe, vé phà, hoá đơn thanh toán tiền phòng nghỉ...) vào giấy đi đường và nộp cho Ban (Phòng, Tổ) Tài chính, Kế toán để làm thủ tục thanh toán công tác phí, thanh toán tạm ứng. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng (phụ trách kế toán) duyệt chi thanh toán.

Giấy đi đường và các chứng từ liên quan được lưu ở Ban Tài chính, Kế toán.

 

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LÀM THÊM GIỜ

(Mẫu số 06- LĐTL)

 

1. Mục đích:Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ nhằm xác định khoản tiền lương, tiền công làm thêm giờ màngười lao động được hưởng sau khi làm việc ngoài giờ theo yêu cầu công việc.

 

2. Phương pháp lậpvà trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ phải ghi rõ tên đơn vị, bộ phận làm việc.

Dòng tháng năm: Ghi rõ tháng và năm mà người lao động tiến hành làm thêm giờ.

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên của người làm việc thêm giờ .

Cột 1: Ghi hệ số lương người lao động đang hưởng.

Cột 2: Ghi hệ số phụ cấp chức vụ người lao động đang hưởng.

Cột 3: Ghi tổng số hệ số người làm thêm được hưởng (Cột 3 = cột 1 + cột 2).

Cột 4: Ghi tiền lương tháng được hưởng tính bằng: Lương tối thiểu (Theo quy định của nhà nước) nhân với (x) Hệ số lương cộng với (+) Phụ cấp chức vụ.

Cột 5: Ghi mức lương ngày được tính bằng Lương tối thiểu (theo quy định của Nhà nước) x (hệ số lương + hệ số phụ cấp chức vụ)/ 22 ngày.

Cột 6: Ghi mức lương giờ được tính bằng Cột 5 chia cho 8 giờ.

Cột số giờ làm thêm ngày thường, số giờ làm thêm ngày thứ 7, chủ nhật, số giờ làm thêm ngày lễ (Cột 7, 9, 11) căn cứ vào bảng chấm công làm thêm giờ thực tế của tháng đó để ghi.

Cột thành tiền của làm thêm ngày thường (cột 8) = số giờ (cột 7) x mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.

Cột thành tiền của làm thêm ngày thứ 7, CN (cột 10) = số giờ (cột 9) x mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.

Cột thành tiền của làm thêm ngày lễ, tết (cột 12) = số giờ (cột 11) x mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.

Cột thành tiền làm thêm buổi đêm (cột 14) = số giờ (cột 13) nhân (x) mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.

Cột 15: Ghi tổng cộng số tiền Cột 15 = cột 8 + cột 10 + cột 12 + cột 14.

Cột 16,17: Ghi số giờ công nghỉ bù của những ngày làm thêm và số tiền tương ứng của những ngày nghỉ bù phải trừ không được thanh toán tiền.

Cột 17 = cột 16 x cột 6 x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.

Cột 18: Ghi số tiền làm thêm thực thanh toán cho người làm thêm.

Cột 18 = cột 15 - cột 17.

Cột C - Ký nhận: Người làm thêm sau khi nhận tiền phải ký vào cột này.

Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ phải kèm theo bảng chấm công làm thêm giờ của tháng đó, có đầy đủ chữ ký của người lập biểu, kế toán trưởng, giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt. Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ được lập thành 1 bản để làm căn cứ thanh toán.

 

BẢN THANH TOÁN TIỀN THUÊ NGOÀI

(Mẫu số 07- LĐTL)

1. Mục đích: Bản thanh toán tiền thuê ngoài là chứng từ kế toán nhằm xác nhận số tiền đã thanh toán cho người được thuê để thực hiện những công việc không lập được hợp đồng, như: Thuê lao động bốc vác, thuê vận chuyển thiết bị, thuê làm khoán 1 công việc nào đó.... Chứng từ được dùng để thanh toán cho người lao động thuê ngoài.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Chứng từ này do người thuê lao động lập.

Ghi họ và tên người thuê thuộc bộ phận (Phòng, ban,...).

Ghi rõ nội dung, địa điểm và thời gian thuê.

Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, họ tên, địa chỉ hoặc số chứng minh thư của người được thuê.

Cột D: Ghi rõ nội dung hoặc tên công việc thuê.

Cột 1: Ghi số công lao động hoặc khối lượng công việc đã làm.

Cột 2: Ghi đơn giá phải thanh toán cho 1 công lao động hoặc 1 đơn vị khối lượng công việc. Trường hợp thuê khoán gọn công việc thì cột này để trống.

Cột 3: Ghi số tiền phải thanh toán.

Cột 4: Tiền thuế khấu trừ phải nộp nếu người được thuê có mức thu nhập ở diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo qui định của Luật thuế (nếu có).

Cột 5: Số tiền còn lại được nhận của người được thuê sau khi đã khấu trừ thuế. (Cột 5 = cột 3 - cột 4)

Cột E: Người được thuê ký nhận khi nhận tiền.

HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN

(Mẫu số 08- LĐTL)

 

1. Mục đích: Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ và số của hợp đồng giao khoán (nếu có). Ghi rõ họ tên, chức vụ đại diện cho phòng, ban, bộ phận của bên giao khoán và bên nhận khoán.

Phần I. Điều khoản chung:

- Phương thức giao khoán: Ghi rõ phương thức giao khoán cho người nhận khoán.

- Điều kiện thực hiện hợp đồng: Ghi rõ các điều kiện cam kết của 2 bên khi ký hợp đồng giao khoán.

- Thời gian thực hiện hợp đồng: Ghi rõ thời gian thực hiện công việc nhận khoán từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc hợp đồng.

- Các điều kiện khác: Ghi rõ các điều kiện khác khi ký kết hợp đồng.

Phần II. Điều khoản cụ thể:

Ghi rõ nội dung các công việc khoán, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán và người giao khoán (như điều kiện làm việc, yêu cầu sản phẩm (công việc) khoán, thời gian hoàn thành và số tiền phải thành toán) đối với bên nhận khoán.

Hợp đồng giao khoán do bên giao khoán lập thành 3 bản :

- 1 bản giao cho người nhận khoán;

- 1 bản lưu ở bộ phận lập hợp đồng;

- 1 bản chuyển về Ban Tài chính, Kế toán cho người có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán và làm căn cứ để thanh toán hợp đồng.

Hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán, người lập và kế toán trưởng bên giao khoán.

 

 

BIÊN BẢN THANH LÝ (NGHIỆM THU) HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN

(Mẫu số 09- LĐTL)

 

1. Mục đích: Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán là chứng từ nhằm xác nhận số lượng, chất lượng công việc và giá trị của hợp đồng đã thực hiện, làm căn cứ để hai bên thanh toán và chấm dứt hợp đồng.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận có bản thanh lý hợp đồng giao khoán.

Ghi rõ ngày, tháng, năm thanh lý hợp đồng, số hiệu bản thanh lý.

Ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được đại diện cho bên giao khoán và bên nhận khoán.

Ghi rõ số, ngày tháng của hợp đồng được thanh lý.

Ghi rõ nội dung công việc đã thực hiện và giá trị của hợp đồng đã thực hiện đến thời điểm thanh lý hợp đồng.

Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ mà bên giao khoán đã thanh toán cho bên nhận khoán từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh lý hợp đồng.

Ghi rõ nội dung của từng bên vi phạm hợp đồng (nếu có) và số tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng.

Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ bên giao khoán còn phải thanh toán cho bên nhận khoán (Theo tính toán trong hợp đồng, nghiệm thu công việc và số tiền đã thanh toán trước cho nhau) đến khi thanh lý hợp đồng hoặc ngược lại bên giao khoán đã thanh toán quá cho bên nhận khoán.

Sau khi kiểm tra thực tế việc thực hiện hợp đồng, kết quả thực hiện hợp đồng hai bên nhất trí đưa ra kết luận về từng nội dung cụ thể về khối lượng thực hiện, đánh giá chất lượng và kiến nghị, các việc cần làm (nếu có).

Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản. Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán thực hiện hợp đồng.

 

 

BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG

(Mẫu số 10- LĐTL)

 

1. Mục đích:Bảng kê trích nộp các khoản theo lương dùng để xác định số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà đơn vị và người lao động phải nộp trong tháng (hoặc quý) cho cơ quan bảo hiểm xã hội và công đoàn. Chứng từ này là cơ sở để ghi sổ kế toán về các khoản trích nộp theo lương.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận trích nộp các khoản theo lương.

- Cột A: Ghi số thứ tự.

- Cột B: Ghi số tháng trích nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn áp dụng trong trường hợp kê khai theo quý.

- Cột 1: Ghi tổng quỹ lương dùng làm cơ sở để trích lập BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn.

- Cột 2, 3, 4: Ghi tổng số tiền BHXH, BHYT phải nộp và trong đó chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.

- Cột 5, 6, 7: Ghi tổng số tiền kinh phí công đoàn phải nộp và chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.

- Cột 8: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị phải nộp cấp trên.

- Cột 9: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị được để lại chi tại đơn vị.

Bảng kê được lập thành 2 bản. Bảng kê trích nộp theo lương sau khi lập xong phải có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên của người lập, kế toán trưởng, giám đốc.

 

CHỈ TIÊU HÀNG TỒN KHO

 

1. Mục đích:Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, công cụ, dụng cụ làm căn cứ kiểm tra tình hình sử dụng, dự trữ vật tư, công cụ, dụng cụ, và cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản lý hàng tồn kho.

2. Nội dung: Thuộc chỉ tiêu hàng tồn kho gồm các biểu mẫu sau:

- Phiếu nhập kho                                                              - Mẫu số 01-VT

- Phiếu xuất kho                                                               - Mẫu số 02-VT

- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ                                               - Mẫu số 05-VT

- Bảng kê mua hàng                                                                     - Mẫu số 06-VT

PHIẾU NHẬP KHO

(Mẫu số 01- VT)

1. Mục đích:Nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ nhập kho làm căn cứ ghi Thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận nhập kho. Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư, công cụ, dụng cụ mua ngoài thuê ngoài gia công chế biến, hoặc thừa phát hiện trong kiểm kê.

Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, số hoá đơn hoặc lệnh nhập kho, tên kho, địa điểm kho nhập.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ.

Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hoá đơn hoặc lệnh nhập).

Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào kho.

Cột 3, 4: Do kế toán ghi đơn giá (giá hạch toán hoặc giá hoá đơn,... tuỳ theo qui định của từng đơn vị) và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ thực nhập.

Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, công cụ, dụng cụ nhập cùng một phiếu nhập kho.

Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ.

Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng (đặt giấy than viết 1 lần), và người lập phiếu ký (ghi rõ họ tên), người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.

Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho Ban Tài chính, Kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu

PHIẾU XUẤT KHO

(Mẫu số 02 - VT)

 

1. Mục đích:Theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong đơn vị, làm căn cứ để hạch toán chi phí và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc bên trái của Phiếu xuất kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận xuất kho. Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều thứ vật tư, công cụ, dụng cụ cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng.

Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ tên người nhận hàng, tên, đơn vị (bộ phận): số và ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do xuất kho và kho xuất vật tư, công cụ, dụng cụ.

- Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ.

- Cột 1: Ghi số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ theo yêu cầu xuất kho của người (bộ phận) sử dụng.

- Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).

- Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá (tuỳ theo qui định hạch toán của đơn vị) và tính thành tiền của từng loại vật tư, công cụ, dụng cụ xuất kho (cột 4 = cột 2 x cột 3).

Dòng Cộng: Ghi tổng số tiền của số vật tư, công cụ, dụng cụ thực tế đã xuất kho.

Dòng "Tổng số tiền viết bằng chữ": Ghi tổng số tiền viết bằng chữ trên Phiếu xuất kho.

Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh hoặc do bộ phận quản lý, bộ phận kho lập (tuỳ theo tổ chức quản lý và qui định của đơn vị) thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần). Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt (ghi rõ họ tên) giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào cột 2 số lượng thực xuất của từng thứ, ghi ngày, tháng, năm xuất kho và cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất (ghi rõ họ tên).

Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu.

Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để kế toán ghi vào cột 3, 4 và ghi vào sổ kế toán.

Liên 3: Người nhận vật tư, công cụ, dụng cụ giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng.

 

BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ, CÔNG CỤ

(Mẫu số 05- VT)

 

1. Mục đích: Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ nhằm xác định số lượng, chất lượng và giá trị vật tư, công cụ có ở kho tại thời điểm kiểm kê làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư, công cụ thừa, thiếu và ghi sổ kế toán.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm thực hiện kiểm kê. Ban kiểm kê gồm Trưởng ban và các uỷ viên.

Mỗi kho được kiểm kê lập 1 biên bản riêng.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính của từng loại vật tư, công được kiêm kê tại kho.

Cột 1: Ghi đơn giá của từng thứ vật tư, công cụ (tuỳ theo quy định của đơn vị để ghi đơn giá cho phù hợp).

Cột 2, 3: Ghi số lượng, số tiền của từng thứ vật tư, công cụ theo sổ kế toán.

Cột 4, 5: Ghi số lượng, số tiền của từng thứ vật tư, công cụ theo kết quả kiểm kê.

Nếu thừa so với sổ kế toán (cột 2, 3) ghi vào cột 6, 7, nếu thiếu ghi vào cột 8, 9.

Số lượng vật tư, công cụ thực tế kiểm kê sẽ được phân loại theo phẩm chất:

- Tốt 100% ghi vào cột 10.

- Kém phẩm chất ghi vào cột 11.

- Mất phẩm chất ghi vào cột 12.

Nếu có chênh lệch phải trình giám đốc đơn vị ghi rõ ý kiến giải quyết số chênh lệch này.

Biên bản được lập thành 2 bản:

- 1 bản Ban Tài chính, Kế toán lưu.

- 1 bản thủ kho lưu.

Sau khi lập xong biên bản, trưởng ban kiểm kê và thủ kho, kế toán trưởng cùng ký vào biên bản (ghi rõ họ tên).

 

BẢNG KÊ MUA HÀNG

(Mẫu số 06-VT)

 

1. Mục đích:Là chứng từ kê khai mua vật tư, công cụ, dụng cụ, dịch vụ lặt vặt trên thị trường tự do trong trường hợp người bán thuộc diện không phải lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định làm căn cứ lập phiếu nhập kho, thanh toán và hạch toán chi phí vật tư, ... lập trong Bảng kê khai này không được khấu trừ thuế GTGT. (Trường hợp mua vật tư,... của người bán không có hoá đơn với khối lượng lớn để được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ thì phải lập “Bảng kê mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn” (Mẫu số 04/GTGT) theo quy định của Luật thuế)

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Bảng kê mua hàng ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng Bảng kê mua hàng. Bảng kê mua hàng phải đóng thành quyển và ghi số từng quyển dùng trong 1 năm. Mỗi quyển “Bảng kê mua hàng” phải được ghi số liên tục từ đầu quyển đến cuối quyển.

Ghi rõ họ tên, địa chỉ hoặc nơi làm việc của người trực tiếp mua hàng.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, quy cách, phẩm chất, địa chỉ mua hàng và đơn vị tính của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ.

Cột 1: Ghi số lượng của mỗi loại vật tư, công cụ, dụng cụ đã mua.

Cột 2: Ghi đơn giá mua của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ đã mua.

Cột 3: Ghi số tiền của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ đã mua (Cột 3 = Cột 1 x Cột 2).

Dòng cộng ghi tổng số tiền đã mua các loại vật tư, công cụ ghi trong Bảng.

Các cột B, C, 1, 2, 3 nếu còn thừa thì được gạch 1 đường chéo từ trên xuống.

Bảng kê mua hàng do người mua lập 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần hoặc in từ máy tính 02 bản giống nhau).

Sau khi lập xong, người mua ký và chuyển cho kế toán trưởng soát xét, ký vào Bảng kê mua hàng. Người đi mua phải chuyển “Bảng kê mua hàng” cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt và làm thủ tục nhập kho (nếu có) hoặc giao hàng cho người quản lý sử dụng.

Liên 1 lưu, liên 2 chuyển cho kế toán làm thủ tục thanh toán và ghi sổ.

 

CHỈ TIÊU TIỀN TỆ

 

1. Mục đích:Theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ các loại tiền mặt, ngoại tệ, và các khoản tạm ứng, thanh toán tạm ứng của đơn vị, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho kế toán và người quản lý của đơn vị trong lĩnh vực tiền tệ.

2. Nội dung:Thuộc chỉ tiêu tiền tệ gồm các biểu mẫu sau:

 

- Phiếu thu:

- Mẫu số 01-TT

- Phiếu chi:

- Mẫu số 02-TT

- Giấy đề nghị tạm ứng:

- Mẫu số 03-TT

- Giấy thanh toán tiền tạm ứng:

- Mẫu số 04-TT

- Giấy đề nghị thanh toán:

- Mẫu số 05-TT

- Biên lai thu tiền:

- Mẫu số 06-TT

- Bảng kiểm kê quỹ (Dùng cho VND):

- Mẫu số 08a-TT

- Bảng kiểm kê quỹ (Dùng cho ngoại tệ):

- Mẫu số 08b-TT

- Bảng kê chi tiền:

- Mẫu số 09-TT

 

 

PHIẾU THU

(Mẫu số 01- TT)

 

1.Mục đích: Nhằm xác định số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan. Mọi khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ nhập quỹ đều phải có Phiếu thu.

Đối với ngoại tệ trước khi nhập quỹ phải được kiểm tra và lập “Bảng kê ngoại tệ" đính kèm với Phiếu thu.

 

2.Phương pháp và trách nhiệm ghi

- Góc trên bên trái của Phiếu thu phải ghi rõ tên đơn vị và địa chỉ đơn vị.

- Phiếu thu phải đóng thành quyển và ghi số từng quyển dùng trong 1 năm. Trong mỗi Phiếu thu phải ghi số quyển và số của từng Phiếu thu. Số phiếu thu phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. Từng Phiếu thu phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu, ngày, tháng, năm thu tiền.

- Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nộp tiền.

- Dòng “Lý do nộp" ghi rõ nội dung nộp tiền như: Thu tiền các doanh nghiệp viễn thông nộp, thu tiền tạm ứng còn thừa,...

- Dòng “Số tiền": Ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp quỹ, ghi rõ đơn vị tính là đồng VN, hay USD ...

- Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu thu.

Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào Phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào Phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ tên.

Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày toàn bộ Phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán.

Chú ý:

+ Nếu là thu ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá tại thời điểm nhập quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng để ghi sổ.

+ Liên phiếu thu gửi ra ngoài doanh nghiệp phải đóng dấu.

 

 

PHIẾU CHI

(Mẫu số 02 - TT)

 

1. Mục đích:Nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ kế toán.

 

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của chứng từ ghi rõ tên đơn vị và địa chỉ đơn vị.

- Phiếu chi phải đóng thành quyển, trong mỗi Phiếu chi phải ghi số quyển và số của từng Phiếu chi. Số phiếu chi phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. Từng Phiếu chi phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu, ngày, tháng, năm chi tiền.

- Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tiền.

- Dòng “Lý do chi" ghi rõ nội dung chi tiền.

- Dòng “Số tiền": Ghi bằng số hoặc bằng chữ số tiền xuất quỹ, ghi rõ đơn vị tính là đồng VN, hay USD ...

- Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu chi.

Phiếu chi được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký (Ký theo từng liên) của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ, tên vào Phiếu chi.

Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu.

Liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán.

Liên 3 giao cho người nhận tiền.

Chú ý:

+ Nếu là chi ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá, đơn giá tại thời điểm xuất quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng tiền ghi sổ.

+ Liên phiếu chi gửi ra ngoài doanh nghiệp phải đóng dấu.

 

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

(Mẫu số 03 - TT)

 

1. Mục đích: Giấy đề nghị tạm ứng là căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Giấy đề nghị tạm ứng ghi rõ tên đơn vị, tên bộ phận. Giấy đề nghị tạm ứng do người xin tạm ứng viết 1 liên và ghi rõ gửi giám đốc Quỹ (Người xét duyệt tạm ứng).

- Người xin tạm ứng phải ghi rõ họ tên, đơn vị, bộ phận và số tiền xin tạm ứng (Viết bằng số và bằng chữ).

- Lý do tạm ứng ghi rõ mục đích sử dụng tiền tạm ứng như: Tiền công tác phí, mua văn phòng phẩm, tiếp khách ...

- Thời hạn thanh toán: Ghi rõ ngày, tháng hoàn lại số tiền đã tạm ứng.

Giấy đề nghị tạm ứng được chuyển cho kế toán trưởng xem xét và ghi ý kiến đề nghị giám đốc duyệt chi. Căn cứ quyết định của giám đốc, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.

 

 

 

 

 

GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG

(Mẫu số 04 - TT)

 

1. Mục đích: Giấy thanh toán tiền tạm ứng là bảng liệt kê các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Giấy đề nghị tạm ứng ghi rõ tên đơn vị, tên bộ phận. Phần đầu ghi rõ ngày, tháng, năm, số hiệu của giấy thanh toán tiền tạm ứng; Họ tên, đơn vị người thanh toán.

Căn cứ vào chỉ tiêu của cột A, kế toán ghi vào cột 1 như sau:

Mục I- Số tiền tạm ứng:Gồm số tiền tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết và số tạm ứng kỳ này, gồm:

Mục 1: Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết: Căn cứ vào dòng số dư tạm ứng tính đến ngày lập phiếu thanh toán trên sổ kế toán để ghi.

Mục 2 : Số tạm ứng kỳ này: Căn cứ vào các phiếu chi tạm ứng để ghi, mỗi phiếu chi ghi 1 dòng.

Mục II- Số tiền đã chi:Căn cứ vào các chứng từ chi tiêu của người nhận tạm ứng để ghi vào mục này. Mỗi chứng từ chi tiêu ghi 1 dòng.

Mục III- Chênh lệch:Là số chênh lệch giữa Mục I và Mục II.

- Nếu số tạm ứng chi không hết ghi vào dòng 1 của Mục III.

- Nếu chi quá số tạm ứng ghi vào dòng 2 của Mục III.

Sau khi lập xong giấy thanh toán tiền tạm ứng, kế toán thanh toán chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc Quỹ duyệt. Giấy thanh toán tiền tạm ứng kèm theo chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Phần chênh lệch tiền tạm ứng chi không hết phải làm thủ tục thu hồi nộp quỹ hoặc trừ vào lương. Phần chi quá số tạm ứng phải làm thủ tục xuất quỹ trả lại cho người tạm ứng. Chứng từ gốc, giấy thanh toán tạm ứng phải đính kèm phiếu thu hoặc phiếu chi có liên quan.

 

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN

(Mẫu số 05 - TT)

 

1. Mục đích: Giấy đề nghị thanh toán dùng trong trường hợp đã chi nhưng chưa được thanh toán hoặc chưa nhận tạm ứng để tổng hợp các khoản đã chi kèm theo chứng từ (nếu có) để làm thủ tục thanh toán, làm căn cứ thanh toán và ghi sổ kế toán.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Giấy đề nghị thanh toán ghi rõ tên đơn vị, bộ phận. Giấy đề nghị thanh toán do người đề nghị thanh toán viết 1 liên và ghi rõ gửi giám đốc Quỹ (Hoặc người xét duyệt chi).

- Người đề nghị thanh toán phải ghi rõ họ tên, địa chỉ (đơn vị, bộ phận) và số tiền đề nghị thanh toán (Viết bằng số và bằng chữ).

- Nội dung thanh toán: Ghi rõ nội dung đề nghị thanh toán.

- Giấy đề nghị thanh toán phải ghi rõ số lượng chứng từ gốc đính kèm.

Sau khi mua hàng hoặc sau khi chi tiêu cho những nhiệm vụ được giao, người mua hàng hoặc chi tiêu lập giấy đề nghị thanh toán. Giấy đề nghị thanh toán được chuyển cho kế toán trưởng soát xét và ghi ý kiến đề nghị giám đốc Quỹ (Hoặc người được uỷ quyền) duyệt chi. Căn cứ quyết định của giám đốc, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị thanh toán và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.

BIÊN LAI THU TIỀN

(Mẫu số 06- TT)

1. Mục đích:Biên lai thu tiền là giấy biên nhận của Quỹ hoặc cá nhân đã thu tiền hoặc thu séc của người nộp làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, đồng thời để người nộp thanh toán với cơ quan hoặc lưu quỹ.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Biên lai thu tiền phải đóng thành quyển, phải ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ của đơn vị thu tiền và đóng dấu đơn vị, phải đánh số từng quyển. Trong mỗi quyển phải ghi rõ số hiệu của từng tờ biên lai thu tiền liên tục trong 1 quyển.

Ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nộp tiền.

- Dòng “Nội dung thu” ghi rõ nội dung thu tiền.

- Dòng “Số tiền thu” ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp, ghi rõ đơn vị tính là “đồng” hoặc USD...

Nếu thu bằng séc phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của tờ séc bắt đầu lưu hành và họ tên người sử dụng séc.

Biên lai thu tiền được lập thành hai liên (Đặt giấy than viết một lần).

Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền cùng ký và ghi rõ họ tên để xác nhận số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu 1 liên, còn liên 2 giao cho người nộp tiền giữ.

Cuối ngày, người được đơn vị giao nhiệm vụ thu tiền phải căn cứ vào bản biên lai lưu để lập Bảng kê biên lai thu tiền trong ngày (Nếu thu séc phải lập Bảng kê thu séc riêng) và nộp cho kế toán để kế toán lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ hoặc làm thủ tục nộp ngân hàng. Tiền mặt thu được ngày nào, người thu tiền phải nộp quỹ ngày đó.

Biên lai thu tiền áp dụng trong các trường hợp thu tiền phạt, lệ phí, ngoài pháp luật phí, lệ phí... và các trường hợp khách hàng nộp séc thanh toán với các khoản nợ.

 

BẢNG KIỂM KÊ QUỸ

(Dùng cho VNĐ)

(Mẫu số 08a-TT)

 

1. Mục đích: Bảng kiểm kê quỹ nhằm xác nhận tiền bằng VNĐ tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với sổ quỹ trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ sở qui trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt phải ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu), bộ phận.

Việc kiểm kê quỹ được tiến hành định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ. Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó, thủ quỹ và kế toán tiền mặt hoặc kế toán thanh toán là các thành viên. Biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ số hiệu chứng từ và thời điểm kiểm kê (....giờ .....ngày .....tháng .....năm .....). Trước khi kiểm kê quỹ, thủ quỹ phải ghi sổ quỹ tất cả các phiếu thu, phiếu chi và tính số dư tồn quỹ đến thời điểm kiểm kê.

- Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê riêng từng loại tiền có trong quỹ.

- Dòng “Số dư theo sổ quỹ": Căn cứ vào số tồn quỹ trên sổ quỹ tại ngày, giờ cộng sổ kiểm kê quỹ để ghi vào cột 2.

- Dòng “Số kiểm kê thực tế": Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi theo từng loại tiền vào cột 1 và tính ra tổng số tiền để ghi vào cột 2.

- Dòng chênh lệch: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ quỹ với số kiểm kê thực tế.

Trên Bảng kiểm kê quỹ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu quỹ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Bảng kiểm kê quỹ phải có chữ ký của thủ quỹ, Trưởng ban kiểm kê và kế toán trưởng. Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét giải quyết.

Bảng kiểm kê quỹ do ban kiểm kê quỹ lập thành 2 bản:

- 1 bản lưu ở thủ quỹ.

- 1 bản lưu ở kế toán quỹ tiền mặt hoặc kế toán thanh toán.

BẢNG KIỂM KÊ QUỸ

(Dùng cho ngoại tệ)

(Mẫu số -08 b-TT)

 

1. Mục đích: Biên bản nhằm xác nhận tiền ngoại tệ tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với sổ quỹ trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ sở qui trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái ghi tên đơn vị, bộ phận. Việc kiểm kê quỹ được tiến hành định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ. Khi tiến hành kiểm kê phải lập ban kiểm kê, trong đó thủ quỹ và kế toán quỹ là các thành viên.

Biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ số hiệu chứng từ và thời điểm kiểm kê (...giờ .....ngày .....tháng .....năm .....). Trước khi kiểm kê quỹ, thủ quỹ phải ghi sổ quỹ tất cả các phiếu thu, phiếu chi và tính số dư tồn quỹ đến thời điểm kiểm kê.

- Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê riêng từng loại tiền có trong quỹ .

- Dòng “Số dư theo sổ quỹ": Căn cứ vào sổ quỹ tại ngày, giờ kiểm kê quỹ để ghi vào cột 2, 4.

- Dòng “Kiểm kê thực tế": Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi theo từng loại ngoại tệ, ...

- Dòng chênh lệch: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ quỹ với số kiểm kê thực tế.

Trên Bảng kiểm kê quỹ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu quỹ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Bảng kiểm kê quỹ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của thủ quỹ, trưởng ban kiểm kê và kế toán trưởng. Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo giám đốc Quỹ xem xét giải quyết.

Bảng kiểm kê quỹ do ban kiểm kê quỹ lập thành 2 bản:

- 1 bản lưu ở thủ quỹ

- 1 bản lưu ở kế toán quỹ.

 

BẢNG KÊ CHI TIỀN

(Mẫu số 09-TT)

 

1. Mục đích: Bảng kê chi tiền là bảng liệt kê các khoản tiền đã chi, làm căn cứ quyết toán các khoản tiền đã chi và ghi sổ kế toán.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị. Phần đầu ghi rõ họ tên, bộ phận, địa chỉ của người chi tiền và ghi rõ nội dung chi cho công việc gì.

-                             Cột A,B,C,D ghi rõ số thứ tự, số hiệu, ngày, tháng chứng từ và diễn giải nội dung chi của từng chứng từ.

-                             Cột 1: Ghi số tiền.

Bảng kê chi tiền phải ghi rõ tổng số tiền bằng chữ và số chứng từ gốc đính kèm.

Bảng kê chi tiền được lập thành 2 bản:

- 1 bản lưu ở thủ quỹ.

- 1 bản lưu ở kế toán quỹ.

 

ĐÓNG GÓP VÀ HỖ TRỢ VỐN

 

1. Mục đích:Theo dõi tình hình đóng góp và cấp hỗ trợ vốn giữa Quỹ và các doanh nghiệp viễn thông.

2. Nội dung: Thuộc các chỉ tiêu đóng góp gồm các biểu mẫu sau:

 

- Thông báo kế hoạch thu nộp các khoản doanh nghiệp Viễn thông đóng góp cho Quỹ DVVTCI Việt nam

- Mẫu số 01- ĐG/VTF

- Biên bản quyết toán thu nộp các khoản doanh nghiệp Viễn thông đóng góp cho Quỹ DVVTCI Việt nam

- Mẫu số 02 - ĐG/VTF

- Thông báo mức vốn cấp hỗ trợ đối với doanh nghiệp (Quý...)

- Mẫu số 01a - HTV/VTF

- Thông báo mức vốn cấp hỗ trợ đối với doanh nghiệp (Năm…)

- Mẫu số 01b - HTV/VTF

- Biên bản quyết toán vốn cấp hỗ trợ

- Mẫu số 02 - HTV/VTF

 

THÔNG BÁO KẾ HOẠCH THU NỘP CÁC KHOẢN DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG ĐÓNG GÓP CHO QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

(Mẫu số 01-ĐG/VTF)

1. Mục đích:Thông báo cho doanh nghiệp viễn thông biết các khoản phải đóng góp trong năm và là căn cứ để Quỹ thu các khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông cho Quỹ.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:

Thông báo này được lập một năm một lần cho từng doanh nghiệp viễn thông phải nộp các khoản đóng góp trên cơ sở kế hoạch tài chính hàng năm đã được Bộ Thông tin và truyền thông phê duyệt.

Cột 1, Cột 2: Ghi số phải đóng góp cả năm của từng dịch vụ.

Cột 3: Ghi tổng số phải đóng góp cả năm của từng loại dịch vụ.

Cột 4, Cột 5, Cột 6, Cột 7: Ghi số phải đóng góp của từng quý phù hợp với dịch vụ.

Thông báo ghi rõ tổng số tiền phải nộp cả năm bằng chữ và đồng thời thông báo cho doanh nghiệp biết số tài khoản và ngân hàng nơi mở tài khoản của Quỹ.

Thông báo này sau khi lập xong , bộ phận lập ký tên và chuyển cho Giám đốc Quỹ ký tên, đóng dấu.

Thông báo này được lập thành 3 bản:

-                     1 liên lưu tại bộ phận lập.

-                     1 liên lưu tại Ban Tài chính, Kế toán.

-                     1 liên gửi cho doanh nghiệp viễn thông

BIÊN BẢN QUYẾT TOÁN THU NỘP CÁC KHOẢN DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG ĐÓNG GÓP CHO QUỸ DVVTCI VIỆT NAM

(Mẫu số: 02-ĐG/VTF)

1. Mục đích:Nhằm xác nhận việc thu nộp hàng năm về các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông cho Quỹ DVVTCI Việt Nam. Biên bản này là căn cứ để kiểm tra và xác định số phải nộp, số đã nộp và số còn phải nộp hoặc đã nộp thừa và ghi sổ kế toán có liên quan.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:

Biên bản quyết toán thu nộp này được lập cho từng doanh nghiệp viễn thông có khoản phải đóng góp trong năm. Biên bản quyết toán mỗi năm lập 1 lần vào cuối năm hoặc vào lúc hoàn thành khoản thu nộp.

Biên bản phải ghi rõ thành phần thực hiện việc quyết toán của doanh nghiệp viễn thông có khoản thu nộp và Quỹ DVVTCI Việt Nam.

Biên bản phải ghi rõ số tiền doanh nghiệp viễn thông phải nộp, số đã nộp và số còn phải nộp (hoặc số nộp quá) bằng số và bằng chữ vào các dòng tương ứng

Kết luận: ghi ý kiến nhận xét tổng thể và đưa ra các ý kiến cần thực hiện.

Sau khi quyết toán xong, tổ quyết toán phải lập biên bản quyết toán có đầy đủ chứ ký của đại diện bên Quỹ và doanh nghiệp.

Biên bản quyết toán thu nộp được lập thành 3 bản, mỗi bên giữ 1 bản để lưu hồ sơ và ghi sổ kế toán, một bản gửi cho Bộ Thông tin và truyền thông để báo cáo.

THÔNG BÁO MỨC VỐN CẤP HỖ TRỢ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

QUÝ…..

(Mẫu số : 01a - HTV/VTF)

1. Mục đích:Thông báo cho doanh nghiệp viễn thông biết số vốn hỗ trợ được cấp trong quý để doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng hiệu quả số vốn được cấp hỗ trợ.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:

Thông báo khoản vốn cấp hỗ trợ do Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam lập cho từng quý theo từng doanh nghiệp trên cơ sở kế hoạch vốn cấp hỗ trợ đã được Bộ Thông tin và truyền thông duyệt.

- Cột 1, 2 : Ghi số thứ tự và danh mục hoạt động được cấp vốn hỗ trợ.

- Cột 3,4 : Ghi số vốn đã được cấp và tính ra số chênh lệch cần phải cấp thêm hoặc số cấp quá của quý trước liền kề quý này.

- Cột 5: Ghi số vốn đã cấp từ đầu năm(hoặc từ khi bắt đầu thực hiện khối lượng công việc) luỹ kế đến đầu quý này.

- Cột 6: Mức vốn được cấp quý này theo kế hoạch.

- Cột 7: Số vốn sẽ được cấp tạm ứng của quý này theo quy định hiện hành.

- Cột 8: Số vốn doanh nghiệp sẽ được cấp trong quý này, gồm số được cấp quý trước chưa được cấp và mức vốn được cấp của quý này.

Thông báo này được lập thành 3 bản: 1 bản lưu tại bộ phận lập, 1 bản gửi cho doanh nghiệp và 1 bản lưu ở Ban Tài chính, Kế toán

THÔNG BÁO MỨC VỐN CẤP HỖ TRỢ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

NĂM…..

(Mẫu số : 01b - HTV/VTF)

1. Mục đích:Thông báo mức vốn cấp hỗ trợ nhằm thông báo cho doanh nghiệp biết được mức vốn sẽ được cấp trong năm để doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng và là cơ sở ghi số kế toán.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:

Thông báo mức vốn cấp hỗ trợ được lập theo từng doanh nghiệp và thông báo mức vốn hỗ trợ cả năm.

Thông báo ghi rõ tên và địa chỉ của doanh nghiệp được cấp vốn.

- Cột A,B : Ghi số thứ tự và tên của hoạt động được cấp vốn hỗ trợ .

- Cột 1 : Ghi mức vốn doanh nghiệp thực cấp năm trước.

- Cột 2: Ghi mức vốn doanh nghiệp viễn thông được cấp nặm nay đã được Bộ Thông tin và truyền thông phê duyệt.

Thông báo phải ghi tổng số tiền bằng chữ đã cấp theo kế hoạch năm nay .

Sau khi lập xong chuyển cho Giám đốc Quỹ ký và phát hành cho doanh nghiệp.

Thông báo này được lập thành 3 bản, 1 bản lưu tại bộ phận lập, 1 bản gửi cho doanh nghiệp và 1 bản lưu Ban Tài chính, Kế toán Quỹ.

BIÊN BẢN QUYẾT TOÁN VỐN CẤP HỖ TRỢ

(Mẫu số : 02-HTV/VTF)

1. Mục đích:Biên bản quyết toán vốn cấp hỗ trợ nhằm xác định số phải cấp, số đã cấp và số còn phải cấp hoặc số đã cấp quá, là cơ sở để kiểm tra, đối chiếu và ghi sổ kế toán có liên quan.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:

Biên bản phải ghi đầy đủ thành phần tham gia thực hiện quyết toán vốn cấp hỗ trợ của doanh nghiệp và Quỹ.

Biên bản này được lập cho từng doanh nghiệp sau khi đã thực hiện quyết toán khoản cấp giữa Quỹ và doanh nghiệp viễn thông.

Cột 1, 2: Ghi số chứng từ và ngày tháng của chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh phù hợp với nội dung ghi ở cột 3.

Cột 3: Liệt kê mức được cấp, số đã cấp theo từng lần cấp của từng hoạt động và tính ra số chênh lệch phải cấp thêm, số cấp thừa.

Cột 4, 5, 6, 7…: Ghi tổng số tiền và chi tiết theo từng hoạt động.

Biên bản này phải ghi rõ các hồ sơ kèm theo dùng để quyết toán.

Sau khi quyết toán xong, tổ quyết toán chịu trách nhiệm lập biên bản và đại diện cho Quỹ (kế toán trưởng, người lập, giám đốc) và doanh nghiệp được cấp hỗ trợ (kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp) ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

Biên bản quyết toán vốn cấp hỗ trợ được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.

CHỈ TIÊU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1. Mục đích:Theo dõi tình hình biến động về số lượng, chất lượng và giá trị của TSCĐ. Giám đốc chặt chẽ tình hình sử dụng, thanh lý và sửa chữa lớn tài sản cố định.

2. Nội dung: Thuộc chỉ tiêu vật tư gồm các biểu mẫu sau:

- Biên bản giao nhận TSCĐ                                - Mẫu số 01 - TSCĐ

- Biên bản thanh lý TSCĐ                                               - Mẫu số 02 - TSCĐ

- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn

hoàn thành       - Mẫu số 03 - TSCĐ

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ                              - Mẫu số 04 - TSCĐ

- Biên bản kiểm kê TSCĐ                                               - Mẫu số 05 - TSCĐ

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ             - Mẫu số 06 - TSCĐ

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Mẫu số 01 -TSCĐ)

1. Mục đích:Nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp, được tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, TSCĐ thuê ngoài...đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng góp vốn,...(không sử dụng biên bản giao nhận TSCĐ trong trường hợp nhượng bán, thanh lý hoặc tài sản cố định phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê). Biên bản giao nhận TSCĐ là căn cứ để giao nhận TSCĐ và kế toán ghi sổ (thẻ) TSCĐ, sổ kế toán có liên quan.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản giao nhận TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có tài sản mới đưa vào sử dụng hoặc điều tài sản cho đơn vị khác, đơn vị phải lập hội đồng bàn giao gồm: Đại diện bên giao, đại diện bên nhận và 1 số uỷ viên.

Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ. Đối với trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại, cùng giá trị và do cùng 1 đơn vị giao có thể lập chung 1 biên bản giao nhận TSCĐ.

Cột A, B: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) của TSCĐ.

Cột C: Ghi số hiệu TSCĐ.

Cột D: Ghi nước sản xuất (xây dựng).

Cột 1: Ghi năm sản xuất.

Cột 2: Ghi năm bắt đầu đưa vào sử dụng.

Cột 3: Ghi công suất (diện tích, thiết kế) như xe TOYOTA 12 chỗ ngồi, hoặc máy phát điện 75 KVA, ...

Cột 4, 5, 6, 7: Ghi các yếu tố cấu thành nên nguyên giá TSCĐ gồm: Giá mua (hoặc giá thành sản xuất) (cột 4); chi phí vận chuyển, lắp đặt (cột 5); chi phí chạy thử (cột 6).

Cột 8: Ghi nguyên giá TSCĐ (cột 7 = cột 4 + cột 5 + cột 6 +...).

Cột E: Ghi những tài liệu kỹ thuật kèm theo TSCĐ khi bàn giao.

Bảng kê phụ tùng kèm theo: Liệt kê số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ khi bàn giao. Sau khi bàn giao xong các thành viên ban giao, nhận TSCĐ cùng ký vào biên bản.

Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản, mỗi bên (giao, nhận) giữ 1 bản chuyển cho Ban Tài chính, Kế toán để ghi sổ kế toán và lưu.

BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Mẫu số 02 -TSCĐ)

1. Mục đích:Xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản thanh lý TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có quyết định về việc thanh lý TSCĐ doanh nghiệp phải thành lập Ban thanh lý TSCĐ. Thành viên Ban thanh lý TSCĐ được ghi chép ở Mục I. Ở Mục II ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ có quyết định thanh lý như:

- Tên, ký hiệu TSCĐ, số hiệu, số thẻ TSCĐ, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng.

- Nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm thanh lý, giá trị còn lại của TSCĐ đó.

Mục III ghi kết luận của Ban thanh lý, ghi ý kiến nhận xét của Ban về việc thanh lý TSCĐ.

Mục IV, kết qủa thanh lý: Sau khi thanh lý xong căn cứ vào chứng từ tính toán tổng số chi phí thanh lý thực tế và giá trị thu hồi ghi vào dòng chi phí thanh lý và giá trị thu hồi (giá trị phụ tùng, phế liệu thu hồi tính theo giá thực tế đã bán hoặc giá bán ước tính).

Biên bản thanh lý phải do Ban thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng Ban thanh lý, kế toán trưởng và giám đốc Quỹ.

BIÊN BẢN BÀN GIAO TSCĐ SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH

(Mẫu số 03 -TSCĐ)

1. Mục đích:Xác nhận việc bàn giao TSCĐ sau khi hoàn thành việc sửa chữa lớn giữa bên có TSCĐ sửa chữa và bên thực hiện việc sửa chữa. Là căn cứ ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa TSCĐ.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành phải tiến hành lập Ban giao nhận gồm đại diện bên thực hiện việc sửa chữa và đại diện bên có TSCĐ sửa chữa.

Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành gồm 2 phần chính:

- Ghi tên, ký hiệu, số hiệu TSCĐ sửa chữa.

Nơi quản lý sử dụng TSCĐ và ghi rõ thời gian bắt đầu sửa chữa và hoàn thành việc sửa chữa TSCĐ.

- Các bộ phận sửa chữa.

Cột A: Ghi rõ tên của bộ phận cần phải sửa chữa của TSCĐ.

Cột B: Ghi nội dung (Mức độ) của công việc sửa chữa như: Thay thế mới hoặc sửa chữa, tân trang lại v.v...

Cột 1: Ghi giá dự toán (Giá kế hoạch) (Đối với trường hợp đơn vị tự làm) hoặc giá hợp đồng hai bên đã thoả thuận (Đối với trường hợp thuê ngoài) của từng bộ phận cần sửa chữa.

Cột 2: Ghi số chi phí thực tế đã chi cho từng bộ phận sửa chữa (Đối với trường hợp đơn vị tự sửa chữa).

Đối với trường hợp thuê ngoài sửa chữa thì chỉ ghi vào cột này khi có sự thay đổi về giá cả (So với giá ghi theo hợp đồng) phát sinh trong quá trình sửa chữa được bên có TSCĐ sửa chữa chấp nhận thanh toán.

Cột 3: Ghi rõ kết quả kiểm tra của từng bộ phận sau khi đã sửa chữa xong.

- Kết luận: Ghi ý kiến nhận xét tổng thể về việc sửa chữa lớn TSCĐ của Hội đồng giao nhận.

Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành lập thành 2 bản, đại diện đơn vị hai bên giao, nhận cùng ký và mỗi bên giữ một bản, sau đó chuyển cho kế toán trưởng của đơn vị có TSCĐ sửa chữa, soát xét xong lưu tại Ban Tài chính, Kế toán.

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Mẫu số 04 -TSCĐ)

1. Mục đích:Xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại TSCĐ.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản đánh giá lại TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá TSCĐ.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) số hiệu và số thẻ của TSCĐ.

Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.

Cột 4: Ghi giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này được chia thành 3 cột tương ứng cột 1,2,3 để ghi.

Cột 5,6: Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán.

Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giá lại TSCĐ.

Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại Ban Tài chính, Kế toán để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.

BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Mẫu số 05- TSCĐ)

1. Mục đích:Biên bản kiểm kê tài sản cố định nhằm xác nhận số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, thừa thiếu so với sổ kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản lý tài sản cố định và làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản Kiểm kê TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Việc kiểm kê tài sản cố định được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của đơn vị. Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó kế toán theo dõi tài sản cố định là thành viên.

Biên bản kiểm kê TSCĐ phải ghi rõ thời điểm kiểm kê: (... giờ ... ngày … tháng ... năm ...).

Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê theo từng đối tượng ghi tài sản cố định.

Dòng “Theo sổ kế toán” căn cứ vào sổ kế toán TSCĐ phải ghi cả 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 1,2,3.

Dòng “Theo kiểm kê” căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để ghi theo từng đối tượng TSCĐ, phải ghi cả 3 chỉ tiêu: số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 4,5,6.

Dòng “Chênh lệch” ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu theo 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 7,8,9.

Trên Biên bản kiểm kê TSCĐ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu TSCĐ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Biên bản kiểm kê TSCĐ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của Trưởng ban kiểm kê, chữ ký soát xét của kế toán trưởng và Giám đốc Quỹ duyệt. Mọi khoản chênh lệch về TSCĐ của đơn vị đều phải báo cáo giám đốc Quỹ xem xét.

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ

(Mẫu số 06 - TSCĐ)

1. Mục đích:Dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng.

2. Kết cấu và nội dung chủ yếu

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ có các cột dọc phản ánh số khấu hao phải tính cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ (như cho bộ phận hoạt động nghiệp vụ- TK 631, cho bộ phận quản lý – TK 642…) và các hàng ngang phản ánh số khấu hao tính trong tháng trước, số khấu hao tăng, giảm và số khấu hao phải tính trong tháng này.

Cơ sở lập:

+ Dòng khấu hao đã tính tháng trước lấy từ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng trước.

+ Các dòng số khấu hao TSCĐ tăng, giảm tháng này được phản ánh chi tiết cho từng TSCĐ có liên quan đến số tăng, giảm khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định hiện hành về khấu hao TSCĐ.

Dòng số khấu hao phải tính tháng này được tính bằng (=) Số khấu hao tính tháng trước cộng (+) Với số khấu hao tăng, trừ (-) Số khấu hao giảm trong tháng.

Số khấu hao phải trích tháng này trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để ghi vào các Bảng kê, Nhật ký - Chứng từ và sổ kế toán có liên quan (cột ghi Có TK 214), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

 

PHẦN THỨ TƯ

CHẾ ĐỘ SỔ KẾ TOÁN

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Sổ kế toán

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và Chế độ kế toán này.

2. Các loại sổ kế toán

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam chỉ có một hệ thống sổ kế toán. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái.

Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

2.1. Sổ kế toán tổng hợp

2.1.1. Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

-                                 Ngày, tháng ghi sổ;

-                                 Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;

-                                 Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

-                                 Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

2.1.2.Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng choQuỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh củaQuỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

-                                 Ngày, tháng ghi sổ;

-                                 Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

-                     Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản.

2.2. Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái.

Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc.Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Namcăn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý củaQuỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Namđể mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.

3. Hệ thống sổ kế toán

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Namchỉ có một hệ thống sổ kế toánchính thức và duy nhất cho một kỳ kế toán năm.Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Namphải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tạiQuỹvà yêu cầu quản lý để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết.

4. Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán

Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ.

Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng ký xác nhận.

5. Ghi sổ kế toán bằng máy vi tính

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được thực hiệnghi sổ kế toán bằng máy vi tính,. Quỹ được lựa chọn mua hoặc tự xây dựng hình thức kế toán trên máy vi tính cho phù hợp. Hình thức kế toán trên máy vi tính áp dụng tại Quỹ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định của Chế độ sổ kế toán.

- Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và quy định tại Chế độ kế toán này.

-Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Namphải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của Quỹ.

6. Mở và ghi sổ kế toán

6.1. Mở sổ

Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm.

Trang đầu sổ phải ghi rõ tên Quỹ, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác

Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của Quỹ.

6.2. Ghi sổ

Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.

6.3. Khoá sổ

Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

7. Sửa chữa sổ kế toán

7.1. Sửa chữa trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính

- Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;

- Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;

- Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”.

7.2.Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì Quỹ phải sửa lại sổ kế toán và số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán năm trước có sai sót (nếu phát hiện sai sót báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra.

8. Điều chỉnh sổ kế toán

Trường hợp Quỹ phải áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì kế toán phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan.

II. HÌNH THỨC KẾ TOÁN

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính

1. Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do Bộ Tài chính qui định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của Quỹ. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

2. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính (Biểu số 01)

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái, sổ Nhật ký chung) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

Biểu số 01

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN

THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

BD18187_
 

 

 

 

 

 

 

 


- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toánquản trị

 

MÁY VI TÍNH

 

 
 

 

 


Ghi chú:

Nhập số liệu hằng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra

 

III. DANH MỤC VÀ MẪU SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM

 

1. Danh mục sổ

 

Số TT

Tên sổ

Ký hiệu

1

2

3

 

01

Chứng từ ghi sổ

S02a- VTF

 

02

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

S02b-VTF

 

03

Sổ cái (dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ)

S02c1-VTF

S02c2-VTF

 

04

Sổ Nhật ký chung

S03a-VTF

 

05

Sổ cái (dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)

S03b-VTF

 

06

Bảng cân đối số phát sinh

S06-VTF

 

07

Sổ quỹ tiền mặt

S07-VTF

 

08

Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt

S07a-VTF

 

09

Sổ tiền gửi ngân hàng

S08-VTF

 

10

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ

S10-VTF

 

11

Thẻ kho (Sổ kho)

S12-VTF

 

12

Sổ tài sản cố định

S21-VTF

 

13

Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng

S22-VTF

 

14

Thẻ Tài sản cố định

S23-VTF

 

15

Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán)

S31-VTF

 

16

Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ

S33-VTF

 

17

Sổ chi tiết tiền vay

S34-VTF

 

18

Sổ chi tiết chi phí

S36-VTF

 

19

Sổ chi tiết  các tài khoản

S38-VTF

 

20

Sổ chi tiết cho vay phát triển hạ tầng viễn thông

S39-VTF

 

21

Sổ chi tiết khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông

S40-VTF

 

22

Sổ chi tiết cấp phát Quỹ hỗ trợ Dịch vụ viễn thông công ích

S41-VTF

 

23

Số chi tiết thu hoạt động nghiệp vụ

S42-VTF

 

24

Sổ chi tiết phải thu khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông

S43-VTF

 

25

Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán

S45-VTF

 

26

Sổ chi phí đầu tư xây dựng

S52-VTF

 

 

2. Mẫu sổ kế toán

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S02a-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Số:…….

Ngày…....tháng……năm……

Trích yếu

Số hiệu tài khoản

Số tiền

Ghi chú

Nợ

A

B

C

1

D

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

 

x

 

Kèm theo……. chứng từ gốc

 

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người lập

(Ký, họ tên))

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S02b-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ

Năm:…….

 

 

Chứng từ ghi sổ

Số tiền

Chứng từ ghi sổ

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Số hiệu

Ngày, tháng

A

B

1

A

B

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng tháng

- Cộng luỹ kế từ đầu quý

 

- Cộng tháng

- Cộng luỹ kế từ đầu quý

 

 

 

- Sổ này có…… trang, đánh số từ trang số 01 đến trang……..

- Ngày mở sổ:…….

 

 

 

 

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày..... tháng.... năm .....

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S02c1-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CÁI

(Dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ)

Năm...

Tên tài khoản ..............

Số hiệu.........

 

 

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ ghi sổ

Diễn giải

Số hiệu TK đối ứng

Số tiền

Ghi chú

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

A

B

C

D

E

1

2

G

 

 

 

- Số dư đầu năm

- Số phát sinh trong tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cộng phát sinh tháng

x

 

 

x

 

 

 

+ Số dư cuối tháng

x

 

 

x

 

 

 

+ Cộng luỹ kế từ đầu quý

x

 

 

x

 

 

- Sổ này có…… trang, đánh số từ trang số 01 đến trang……..

- Ngày mở sổ:…….

 

 

 

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày..... tháng.... năm .....

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 


Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S02c2-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CÁI

(Dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ)

Năm.......

Tên tài khoản ..............

Số hiệu.......

 

 

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ ghi sổ

Diễn giải

Số hiệu tài khoản đối ứng

Số tiền

Tài khoản cấp 2

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

TK.....

TK.....

TK.....

TK.....

Nợ

Nợ

Nợ

Nợ

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 - Số dư đầu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Số dư phát sinh trong tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Cộng số phát sinh tháng

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Số dư cuối tháng

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Cộng luỹ kế từ đầu quý

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có…… trang, đánh số từ trang số 01 đến trang……..

- Ngày mở sổ:…….

 

 

 

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày..... tháng.... năm .....

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)


Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S03a-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ  NHẬT KÝ CHUNG

Năm...

 

Đơn vị tính:…………

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

 

Đã ghi

 

 

STT

 

 

Số hiệu

 

Số phát sinh

Số hiệu

Ngày, tháng

Sổ Cái

dòng

 

TK

đối ứng

Nợ

A

B

C

D

E

G

H

1

2

 

 

 

Số trang trước chuyển sang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng chuyển sang trang sau

x

x

x

 

 

 

 

- Sổ này có …. trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …

- Ngày mở sổ:…

 

 

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày..... tháng.... năm .....

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:…………………........................

Mẫu số S03b-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

SỔ CÁI

(Dïng cho h×nh thøc kÕ to¸n NhËt ký chung)

Năm...

Tên tài khoản ..............

Số hiệu.........

 

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Nhật ký chung

 

Số hiệu

Số tiền

Số hiệu

Ngày tháng

Trang sổ

STT dòng

TK

đối ứng

Nợ

A

B

C

D

E

G

H

1

2

 

 

 

- Số dư đầu năm

- Số phát sinh trong tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh tháng

- Số dư cuối tháng

- Cộng luỹ kế từ đầu quý

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có …. trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ….

- Ngày mở sổ:…

 

 

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Ngày..... tháng.... năm .....

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 


 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S06-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

Tháng ... năm ...

 

 

Số hiệu

Tên

Số dư đầu tháng

Số phát sinh trong tháng

Số dư cuối tháng

tài khoản

tài khoản kế toán

Nợ

Nợ

Nợ

A

B

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người lập

(Ký, họ tên))

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

 


 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S07-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ QUỸ TIỀN MẶT

Loại quỹ: ...

 

 

Ngày,

Ngày,

Số hiệu chứng từ

 

Số tiền

 

tháng

tháng

 

 

Diễn giải

 

 

 

Ghi

ghi sổ

chứng từ

Thu

Chi

 

Thu

Chi

Tồn

chú

A

B

C

D

E

1

2

3

G

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm...

Thủ quỹ

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S07a-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

 

SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT QUỸ TIỀN MẶT

Tài khoản:...

Loại quỹ: ...

Năm ...

 

Đơn vị tính...

Ngày,

Ngày,

Số hiệu chứng từ

 

TK

Số

 

 

tháng

tháng

 

 

Diễn giải

đối

phát sinh

Số tồn

Ghi

ghi sổ

chứng từ

Thu

Chi

 

ứng

Nợ

 

chú

A

B

C

D

E

F

1

2

3

G

 

 

 

 

- Số tồn đầu kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số tồn cuối kỳ

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm...

Người ghi sổ

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:…………………........................

Mẫu số S08-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

Nơi mở tài khoản giao dịch: ................

Số hiệu tài khoản tại nơi gửi: ..............

 

 

Ngày, tháng

ghi sổ

Chứng từ

 

Diễn

Tài khoản

Số tiền

 

Ghi

Số hiệu

Ngày, tháng

giải

đối ứng

Thu

(gửi vào)

Chi

(rút ra)

Còn lại

chú

A

B

C

D

E

1

2

3

F

 

 

 

-  Số dư đầu kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

-  Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ... tháng ... năm...

Người ghi sổ

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 


 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:…………………........................

Mẫu số S10-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ

N¨m......

Tµi kho¶n:............Tªn kho:..............

Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ ...........................................

§¬n vÞ tÝnh:........................

 

Chøng tõ

DiÔn gi¶i

Tµi kho¶n ®èi øng

§¬n gi¸

NhËp

XuÊt

Tån

Ghi chó

Sè hiÖu

Ngµy, th¸ng

Sè l­îng

Thµnh tiÒn

Sè l­îng

Thµnh tiÒn

Sè l­îng

Thµnh tiiÒn

A

B

C

D

1

2

3=1x2

4

5=(1x4)

6

7=(1x6)

8

 

 

Sè d­ ®Çu k

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Céng th¸ng

x

x

 

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

Ngµy ..... th¸ng ..... n¨m .....

Ng­êi ghi sæ

(Ký, hä tªn)

KÕ to¸n tr­ëng

(Ký, hä tªn)

Gi¸m ®èc

(Ký, hä tªn, ®ãng dÊu)

 


 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:………

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S12-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

THKHO (SKHO)

Ngµy lËp thÎ:....................

Tê sè.................................

 

- Tªn, nh·n hiÖu, quy c¸ch vt liu, dng c: ................

- §¬n vÞ tÝnh: ...............................................

- M· sè: .....................................................

 

 

 

 

 

Ngµy, th¸ng

Sè hiÖu chøng tõ

DiÔn gi¶i

Ngµy nhËp, xuÊt

Sè l­îng

x¸c nhËn cña kÕ to¸n

TT

NhËp

XuÊt

NhËp

XuÊt

Tån

A

B

C

D

E

F

1

2

3

G

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Céng cuèi kú

x

 

 

 

x

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

Thñ kho

(Ký, hä tªn)

 

KÕ to¸n tr­ëng

(Ký, hä tªn)

Ngµy..... th¸ng.... n¨m .....

Gi¸m ®èc

(Ký, hä tªn, ®ãng dÊu)

 

 

 


 


 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……………………

Địa chỉ:…………………............................................

Mẫu số S21-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

N¨m:

Lo¹i tµi s¶n:...........

TT

Ghi t¨ng TSC§

KhÊu hao TSC§

Ghi gi¶m TSC§

Chøng tõ

Tªn,

®Æc ®iÓm, ký hiÖu TSC§

N­íc s¶n xuÊt

Th¸ng n¨m

®­a vµo sö dông

Sè hiÖu TSC§

Nguyªn gi¸ TSC§

KhÊu hao

KhÊu hao

®· tÝnh ®Õn khi ghi gi¶m TSC§

Chøng tõ

Lý do gi¶m TSC§

Sè hiÖu

Ngµy th¸ng

Tû lÖ (%) khÊu hao

Møc khÊu hao

Sè hiÖu

Ngµy, th¸ng, n¨m

A

B

C

D

E

G

H

1

2

3

4

I

K

L

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Céng

x

x

x

 

 

 

 

x

x

x

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngµy ..... th¸ng ..... n¨m .....

Ng­êi ghi sæ

(Ký, hä tªn)

KÕ to¸n tr­ëng

(Ký, hä tªn)

Gi¸m ®èc

(Ký, hä tªn, ®ãng dÊu)

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……………………

Địa chỉ:…………………...........................................

Mẫu số S22-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

SỔ THEO DÕI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TẠI NƠI SỬ DỤNG

N¨m......

Tªn ®¬n vÞ (phßng, ban hoÆc ng­êi sö dông).....

 

Ghi t¨ng tµi s¶n cè ®Þnh vµ c«ng cô, dông cô

Ghi gi¶m tµi s¶n cè ®Þnh vµ c«ng cô, dông cô

Ghi chó

Chøng tõ

Tªn, nh·n hiÖu,

quy c¸ch tµi s¶n cè ®Þnh vµ c«ng cô, dông cô

§¬n vÞ tÝnh

Sè l­îng

§¬n gi¸

Sè tiÒn

Chøng tõ

Lý do

Sè l­îng

Sè tiÒn

Sè hiÖu

Ngµy, th¸ng

Sè hiÖu

Ngµy, th¸ng

A

B

C

D

1

2

3=1x2

E

G

H

4

5

I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

Ngµy ..... th¸ng ..... n¨m .....

Ng­êi ghi sæ

(Ký, hä tªn)

KÕ to¸n tr­ëng

(Ký, hä tªn)

Gi¸m ®èc

(Ký, hä tªn, ®ãng dÊu)

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……

Địa chỉ:…………………...................

Mẫu số S23-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Số: ................

Ngày..... tháng.... năm ...... lập thẻ.......

 

Căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ số.....................ngày.... tháng.... năm…

Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCD: ............ Số hiệu TSCĐ...................................................................

Nước sản xuất (xây dựng) ........................................... Năm sản xuất .....................................................................

Bộ phận quản lý, sử dụng ..................................Năm đưa vào sử dụng ..................................................................

Công suất (diện tích thiết kế)........................................................................................................................................

Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày.............. tháng................. năm...

Lý do đình chỉ ................................................................................................................................................................

Số hiệu chứng từ

Nguyên giá tài sản cố định

Giá trị hao mòn tài sản cố định

Ngày, tháng, năm

Diễn

giải

Nguyên giá

Năm

Giá trị

hao mòn

Cộng dồn

A

B

C

1

2

3

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dụng cụ phụ tùng kèm theo

 

Số TT

Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng

Đơn vị tính

Số lượng

Giá trị

A

B

C

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: ................ngày.... tháng.... năm................................................................................

Lý do giảm: ...................................................................................................................................................................

 

 

Ngày..... tháng.... năm ......

Người lập

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)


 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……

Địa chỉ:…………………...................

Mẫu số S31-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA (NGƯỜI BÁN)

(Dùng cho TK: 131, 331)

Tài khoản:........................

Đối tượng:........................

Loại tiền: VNĐ

 

Ngày, tháng

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

 

TK

đối ứng

Thời hạn được            chiết khấu

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

A

B

C

D

E

1

2

3

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

..........

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

 

 

 

 

 

 

 

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)


 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……....

Địa chỉ:………………….......................

Mẫu số S33-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

SỔ THEO DÕI THANH TOÁN BẰNG NGOẠI TỆ

(Dùng cho các TK 136, 138, 141, 244, 334, 336, 338, 344)

Tài khoản:........................

Đối tượng:........................

Loại ngoại tệ:..................

 

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối ứng

Tỷ giá hối đoái

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

Ngoại tệ

Quy ra VNĐ

Ngoại tệ

Quy ra VNĐ

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh

......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

 

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……........

Địa chỉ:…………………...........................

Mẫu số S34-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

SỔ CHI TIẾT TIỀN VAY

(Dùng cho các TK 311, 315, 341)

Tài khoản:.........................................

Đối tượng cho vay:............................

Khế ước vay:.........Số.........ngày.......

(Tỷ lệ lãi vay.................)

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối ứng

Ngày đến hạn thanh toán

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

A

B

C

D

E

G

1

2

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……

Địa chỉ:…………………..................

Mẫu số S36-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ

(Dùng cho các TK 631, 642)

Tài khoản:........................................

 

 

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Tài khoản đối ứng

Ghi Nợ Tài khoản ...

Số hiệu

Ngày, tháng

Tổng

số tiền

Chia ra

 

...

...

...

...

...

...

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh trong kỳ

- Ghi Có TK ...

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……

Địa chỉ:…………………...................

Mẫu số S38-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

(Dùng cho các TK: 132, 136, 138, 141, 142, 242, 244, 332, 333, 334,

335, 336, 338, 344, 351, 352, 353, 359, 411, 421, 431,...)

Tài khoản:........................

Đối tượng:........................

Loại tiền: VNĐ

 

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối ứng

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

A

B

C

D

E

1

2

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

..........

..........

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

 

 

 

 

 

 

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……

Địa chỉ:…………………...................

Mẫu số S39-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

SỔ CHI TIẾT CHO VAY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG

(Dùng cho TK 251)

Tài khoản:.........................................

Đối tượng vay:............................

Khế ước cho vay:.........Số.........ngày.......

(Tỷ lệ lãi cho vay.................)

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối ứng

Ngày đến hạn

thanh toán

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

A

B

C

D

E

G

1

2

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

 

 

Quĩ DVVT công ích Việt Nam:……........

Địa chỉ:…………………..........................

Mẫu số S 40 -VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

SỔ CHI TIẾT KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DN VIỄN THÔNG

Đối tượng:..........(VNPT, Viettel,...)

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

 

Số phát sinh trong kỳ

 

Số hiệu

Ngày, tháng

Số dư  đầu kỳ

Số tiền phải

đóng góp

Số tiền đã đóng góp

Số dư cuối kỳ

A

B

C

D

1

2

3

4

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ:

-

-

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

 

 


 

Quĩ DVVT công ích Việt Nam:……........

Địa chỉ:…………………..........................

Mẫu số S 41 -VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CHI TIẾT CẤP PHÁT QUĨ HỖ TRỢ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

Đối tượng:............ (VNPT, Viettel,...)

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

 

Số phát sinh trong kỳ

 

Số hiệu

Ngày, tháng

Số dư  đầu kỳ

Số phải cấp

Số đã cấp

Số dư cuối kỳ

A

B

C

D

1

2

3

4

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ:

-

-

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……

Địa chỉ:…………………....................

Mẫu số S 42 -VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

SỔ CHI TIẾT THU HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

(Dùng cho TK: 511)

Tài khoản: (5111, 5112, 5113, 5118)

(Mỗi tài khoản cấp 2 của TK 511 mở một sổ chi tiết)

 

 

Ngày, tháng

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

 

TK

đối ứng

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

A

B

C

D

E

1

2

 

 

 

 

- Số phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)


 

Quĩ DVVT công ích Việt Nam:……

Địa chỉ:…………………..................

Mẫu số S 43 -VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

 

SỔ CHI TIẾT PHẢI THU KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DN VIỄN THÔNG

Tài khoản: 132

Đối tượng:........... (VNPT, Viettel,...)

 

 

Ngày, tháng

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

 

TK

đối ứng

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

A

B

C

D

E

1

2

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

-

-

-

..........

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

 

 

 

 

 

 

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

 

 

 


 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……

Địa chỉ:…………………..................

Mẫu số S45-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

SỔ CHI TIẾT ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

(Dùng cho TK: 121)

Tài khoản 121

Loại chứng khoán:...................Đơn vị phát hành.................

Mệnh giá..........Lãi suất............Thời hạn thanh toán..........

 

Ngày tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

TK

đối ứng

Số phát sinh

Số dư

Số hiệu

Ngày tháng

Mua vào

Xuất ra

Số lượng

Thành tiền

Số

lượng

Thành tiền

Số

lượng

Thành tiền

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

6

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

..........

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...

 

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

 

 

 

 

Quỹ DVVT công ích Việt Nam:……

Địa chỉ:…………………...................

Mẫu số S52-VTF

(Ban hành theo QĐ số 74/2007/QĐ-BTC

ngày 21/ 8 /2007 của Bộ trưởng BTC)

 

SỔ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Tài khoản 241- Xây dựng cơ bản dở dang

Năm …...

Dự án: ……………………………………

Công trình (HMCT) ..................................

Khởi công... ngày ... tháng ... năm ...

Hoàn thành... ngày ... tháng ... năm ...

Tổng dự toán: ............................................

 

Ngày,

Chứng từ

 

Tài

Tổng

Nội dung chi phí

 

tháng

Số

Ngày,

Diễn giải

khoản

số

Xây

Thiết bị

 

Ghi

ghi sổ

hiệu

tháng

 

đối ứng

phát sinh

lắp

Tổng số

TB

cần lắp

TB không cần lắp

Công cụ, dụng cụ

Khác

chú

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

6

7

F

 

 

 

1 - Số dư đầu kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2 - Số phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng số phát sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3 - Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4 - Cộng luỹ kế phát sinh quý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 - Cộng luỹ kế phát sinh từ đầu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6 -  Cộng luỹ kế phát sinh từ khởi công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sổ này có... trang, đánh số từ trang 01 đến trang...

- Ngày mở sổ:...

Ngày... tháng... năm ...

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

 

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

 

 

 

 


IV. GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI SỔ KẾ TOÁN

1. Giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ tổng hợp

1.1. Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ:

1.1.1. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Mẫu số S02b-VTF)

a) Nội dung:

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian (Nhật ký). Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với Bảng Cân đối số phát sinh.

b) Kết cấu và phương pháp ghi chép:

- Cột A: Ghi số hiệu của chứng từ ghi sổ.

- Cột B: Ghi ngày, tháng lập Chứng từ ghi sổ.

- Cột 1: Ghi số tiền của Chứng từ ghi sổ.

Cuối trang sổ phải cộng số luỹ kế để chuyển sang trang sau

Đầu trang sổ phải ghi số cộng trang trước chuyển sang

Cuối tháng, cuối năm, kế toán cộng tổng số tiền phát sinh trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, lấy số liệu đối chiếu với Bảng Cân đối số phát sinh

1.1.2. Sổ Cái (Mẫu số S02c1-VTF và S02c2-VTF)

a) Nội dung:

Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho Quỹ.

Số liệu ghi trên Sổ Cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên Bảng tổng hợp chi tiết hoặc các Sổ (thẻ) kế toán chi tiết và dùng để lập Bảng cân đối số phát sinh và Báo cáo Tài chính.

b) Kết cấu và phương pháp ghi Sổ Cái:

Sổ Cái của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được mở riêng cho từng tài khoản: Mỗi tài khoản được mở một trang hoặc một số trang tuỳ theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít của từng tài khoản.

Sổ Cái ít cột:thường được áp dụng cho các tài khoản có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản.

Kết cấu của Sổ Cái loại ít cột (Mẫu số S02c1-VTF)

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của các Chứng từ ghi sổ.

- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh .

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột 1, 2: Ghi số tiền ghi Nợ, ghi Có của tài khoản này.

Sổ Cái nhiều cột:Thường được áp dụng cho những tài khoản có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp cần phải theo dõi chi tiết có thể kết hợp mở riêng cho một trang sổ trên Sổ Cái và được phân tích chi tiết theo tài khoản đối ứng.

Kết cấu của Sổ Cái loại nhiều cột (Mẫu số S02c2-VTF)

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của các Chứng từ ghi sổ.

- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh .

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột 1, 2: Ghi tổng số tiền phát sinh Nợ, phát sinh Có của tài khoản này.

- Cột 3 đến cột 10: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ, phát sinh bên Có của các tài khoản cấp 2.

*Phương pháp ghi Sổ Cái.

- Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó Chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

- Hàng ngày, căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Cái ở các cột phù hợp.

- Cuối mỗi trang phải cộng tổng số tiền theo từng cột và chuyển sang đầu trang sau.

Cuối tháng, (quý, năm) kế toán phải khoá sổ, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng luỹ kế số phát sinh từ đầu quý, đầu năm của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng Cân đối số phát sinh và Báo cáo tài chính.

1.2. Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ theo hình thức nhật ký chung:

1.2.1. Nhật ký chung (Mẫu số 03a-VTF)

a) Nội dung:

Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.

b) Kết cấu và phương pháp ghi sổ:

Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này:

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.

- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán.

- Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái.

- Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung

- Cột H: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng.

- Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ.

- Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có.

Cuối trang sổ, cộng số phát sinhluỹkế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.

1.2.2. Sổ Cái (Mẫu số S03b- VTF)

a) Nội dung: Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ Cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán.

b) Kết cấu và phương pháp ghi sổ:

Sổ Cái được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này.

Cách ghi Sổ Cái được quy định như sau:

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ ghi sổ.

- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ phát sinh.

- Cột E: Ghi số trang của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này.

- Cột G: Ghi số dòng của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này.

- Cột H: Ghi số hiệu của các tài khoản đối ứng liên quan đến nghiệp vụ phát sinh với tài khoản trang Sổ Cái này (Tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau).

- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có của Tài khoản theo từng nghiệp vụ kinh tế.

Đầu tháng, ghi số dư đầu kỳ của tài khoản vào dòng đầu tiên, cột số dư (Nợ hoặc Có). Cuối tháng, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng luỹ kế số phát sinh từ đầu quý của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng Cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính.

1.2.3. Bảng cân đối số phát sinh (Mẫu số S06-VTF)

Mục đích:Phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên Báo cáo tài chính

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Bảng Cân đối số phát sinh được lập dựa trên Sổ Cái và Bảng cân đối số phát sinh kỳ trước.

Trước khi lập Bảng cân đối số phát sinh phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.

Số liệu ghi vào Bảng cân đối số phát sinh chia làm 2 loại:

- Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (Cột 1,2 Số dư đầu tháng), tại thời điểm cuối kỳ (cột 5, 6 Số dư cuối tháng), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.

- Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4 Số phát sinh trong tháng) trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” được phản ánh vào cột “Có”của từng tài khoản.

- Cột A, B: Số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 2 mà đơn vị đang sử dụng và một số Tài khoản cấp 2 cần phân tích.

- Cột 1, 2- Số dư đầu tháng: Phản ánh số dư đầu tháng của tháng đầu kỳ (Số dư đầu kỳ báo cáo). Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng Số dư đầu tháng của tháng đầu kỳ trên Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối tháng” của Bảng Cân đối số phát sinh kỳ trước.

- Cột 3, 4: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh luỹ kế từ đầu tháng” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Cái.

- Cột 5,6 “Số dư cuối tháng”: Phản ánh số dư ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối kỳ báo cáo trên Sổ Cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu tháng (cột 1, 2), số phát sinh trong tháng (cột 3, 4) trên Bảng cân đối số phát sinh tháng này. Số liệu ở cột 5, 6 được dùng để lập Bảng cân đối số phát sinh tháng sau.

Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối số phát sinh. Số liệu trong Bảng cân đối số phát sinh phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau đây:

Tổng số dư Nợ (cột 1), Tổng số dư Có (cột 2), Tổng số phát sinh Nợ (cột 3), Tổng số phát sinh Có (cột 4), Tổng số dư Nợ (cột 5) Tổng số dư Có (cột 6).

Ngoài việc phản ánh các tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản, Bảng cân đối số phát sinh còn phản ánh số dư, số phát sinh của các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.

2. Giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ chi tiết

SỔ QUỸ TIỀN MẶT

(Mẫu số S07- VTF)

Mục đích:Sổ này dùng cho thủ quỹ (hoặc dùng cho kế toán tiền mặt) để phản ánh tình hình thu, chi tồn quỹ tiền mặt bằng tiền Việt Nam của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ này mở cho thủ quỹ: Mỗi quỹ dùng một sổ hay một số trang sổ. Sổ này cũng dùng cho kế toán chi tiết quỹ tiền mặt và tên sổ sửa lại là “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt”. Tương ứng với 1 sổ của thủ quỹ thì có 1 sổ của kế toán cùng ghi song song.

- Căn cứ để ghi sổ quỹ tiền mặt là các Phiếu thu, Phiếu chi đã được thực hiện nhập, xuất quỹ.

- Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ.

- Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu thu, Phiếu chi.

- Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu thu, số hiệu Phiếu chi liên tục từ nhỏ đến lớn.

- Cột E: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế của Phiếu thu, Phiếu chi.

- Cột 1: Số tiền nhập quỹ.

- Cột 2: Số tiền xuất quỹ.

- Cột 3: Số dư tồn quỹ cuối ngày. Số tồn quỹ cuối ngày phải khớp đúng với số tiền mặt trong két.

Định kỳ kế toán kiểm tra, đối chiếu giữa “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” với “Sổ quỹ tiền mặt”, ký xác nhận vào cột G.

* Chú ý: Để theo dõi quỹ tiền mặt, kế toán quỹ tiền mặt phải mở “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” (Mẫu số S07a-VTF). Sổ này có thêm cột F “Tài khoản đối ứng” để phản ánh số hiệu Tài khoản đối ứng với từng nghiệp vụ ghi Nợ, từng nghiệp vụ ghi Có của Tài khoản 111 “Tiền mặt”.

SỔ TIỀN GỬINGÂN HÀNG

(Mẫu số S08- VTF)

Mục đích:Sổ này dùng cho kế toán theo dõi chi tiết tiền Việt Nam của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam gửi tại Ngân hàng. Mỗi ngân hàng có mở tài khoản tiền gửi thì được theo dõi riêng trên một quyển sổ, phải ghi rõ nơi mở tài khoản và số hiệu tài khoản giao dịch.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ để ghi vào sổ là giấy báo Nợ, báo Có hoặc sổ phụ của ngân hàng.

Đầu kỳ: Ghi số dư tiền gửi kỳ trước vào cột 8.

Hàng ngày:

Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ (giấy báo Nợ, báo Có) dùng để ghi sổ.

Cột D: Ghi tóm tắt nội dung của chứng từ.

Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

Cột 1, 2: Ghi số tiền gửi vào hoặc rút ra khỏi tài khoản tiền gửi.

Cột 3: Ghi số tiền hiện còn gửi tại Ngân hàng.

Cuối tháng:

Cộng số tiền đã gửi vào, hoặc đã rút ra trên cơ sở đó tính số tiền còn gửi tại Ngân hàng chuyển sang tháng sau. Số dư trên sổ tiền gửi được đối chiếu với số dư tại Ngân hàng nơi mở tài khoản.

SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ

(Mẫu số S10-VTF)

Mục đích: Dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất và tồn kho cả về số lượng và giá trị của từng thứ vật liệu, dụng cụ ở từng kho làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ này được mở theo từng tài khoản (vật liệu; công cụ, dụng cụ: 152, 153) theo từng kho và theo từng thứ vật liệu, công cụ, dụng cụ.

Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ nhập, xuất kho vật liệu, công cụ, dụng cụ.

- Cột C: Ghi diễn giải nội dung của chứng từ dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột 1: Ghi đơn giá (giá vốn) của 1 đơn vị vật liệu, công cụ, dụng cụ  nhập, xuất kho.

- Cột 2: Ghi số lượng vật liệu,công cụ,dụng cụ, nhập kho.

- Cột 3: Căn cứ vàohoáđơn, phiếu nhập kho ghi giá trị (số tiền) vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho (Cột 3 = cột 1 x cột 2).

- Cột 4: Ghi số lượng vật liệu, công cụ, dụng cụ, xuất kho.

-Cột 5: Ghi giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho (Cột 5 = cột 1 x Cột 4).

- Cột 6: Ghi số lượng vật liệu, công cụ,dụng cụ tồn kho.

- Cột 7: Ghi giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho (Cột 7 = cột 1 x cột 6)

THẺ KHO (SỔ KHO)

(Mẫu  số:  S12-VTF)

Mục đích:Theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn, kho từng thứ vật liệu, công cụ, dụng cụ ở từng kho. Làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ vật liệu, dụng cụ và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Thẻ kho là sổ tờ rời. Nếu đóng thành quyển thì gọi là “Sổ kho”. Thẻ tờ rời sau khi dùng xong phải đóng thành quyển. “Sổ kho” hoặc “thẻ kho” sau khi đóng thành quyển phải có chữ ký của giám đốc.

Mỗi thẻ kho dùng cho một thứ vật liệu, công cụ, dụng cụ cùng nhãn hiệu, quy cách ở cùng một kho. Phòng kế toán lập thẻ và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật liệu, công cụ, dụng cụ sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày.Hàng ngày thủ kho căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ  ghi 1 dòng, cuối ngày tính số tồn kho.

- Cột A: Ghi số thứ tự;

- Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho;

- Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu nhập kho hoặc Phiếu xuất kho;

- Cột E: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Cột F: Ghi ngày nhập, xuất kho;

- Cột 1: Ghi số lượng nhập kho;

- Cột 2: Ghi số lượng xuất kho;

- Cột 3: Ghi số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất hoặc cuối mỗi ngày.

Theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của Thủ kho, sau đó ký xác nhận vào Thẻ kho (Cột G).

Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên Thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định.

SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Mẫu số S21-VTF)

Mục đích:Sổ tài sản cố định dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt chẽ tài sản của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm tài sản cố định.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Mỗi một sổ hoặc một số trang sổ được mở theo dõi cho một loại TSCĐ (nhà cửa, máy móc thiết bị...). Căn cứ vào chứng từ tăng, giảm TSCĐ để ghi vào sổ TSCĐ:

- Cột A: Ghi số thứ tự

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ

- Cột D: Ghi tên, đặc điểm, ký hiệu của TSCĐ

- Cột E: Ghi tên nước sản xuất TSCĐ

- Cột G: Ghi tháng, năm đưa TSCĐ vào sử dụng

- Cột H: Ghi số hiệu TSCĐ

- Cột 1: Ghi nguyên giá TSCĐ

- Cột 2: Ghi tỷ lệ khấu hao một năm

- Cột 3: Ghi số tiền khấu hao một năm

- Cột 4: Ghi số khấu hao TSCĐ tính đến thời điểm ghi giảm TSCĐ

- Cột I, K: Ghi số hiệu, ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm TSCĐ

- Cột L: Ghi lý do giảm TSCĐ (nhượng bán, thanh lý...).

 

 

SỔ THEO DÕI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CÔNG CỤ,

DỤNG CỤ TẠI NƠI SỬ DỤNG

(Mẫu số S22-VTF)

Mục đích:Sổ này dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại từng nơi sử dụng nhằm quản lý tài sản và dụng cụ đã được cấp cho các phòng, ban làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Mỗi đơn vị hoặc bộ phận (phòng, ban...) thuộc Quỹ phải mở một sổ để theo dõi tài sản. Căn cứ vào chứng từ gốc về tăng, giảm tài sản để ghi vào sổ tài sản theo đơn vị sử dụng như sau:

- Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ tăng tài sản cố định và công cụ, dụng cụ.

- Cột C: Ghi tên nhãn hiệu TSCĐ và công cụ, dụng cụ

- Cột D: Ghi đơn vị tính (cái, chiếc...)

- Cột 1: Ghi số lượng

- Cột 2: Ghi nguyên giá TSCĐ hoặc đơn giá công cụ, dụng cụ

- Cột 3: Ghi số tiền (Cột 3 = Cột 1 x Cột 2)

- Cột  E, G: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi giảm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ.

- Cột H: Ghi lý do giảm tài sản cố định và công cụ , dụng cụ

- Cột 4: Ghi số lượng tài sản cố định và công cụ, dụng cụ giảm

- Cột 5: Ghi nguyên giá tài sản cố định và giá trị công cụ, dụng cụ giảm.

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Mẫu số:  S23 - VTF)

Mục đích:Theo dõi chi tiết từng TSCĐ của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ để lập thẻ TSCĐ:

- Biên bản giao nhận TSCĐ;

- Biên bản  đánh giá lại TSCĐ;

- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ;

- Biên bản thanh lý TSCĐ;

- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.

Thẻ được lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định. Thẻ TSCĐ dùng chung cho mọi TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, Thẻ tài sản cố định bao gồm 4 phần chính:

a) Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ như: tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng); số hiệu, nước sản xuất (xây dựng); năm sản xuất, bộ phận quản lý, sử dụng; năm bắt đầu đưa vào sử dụng, công suất (diện tích) thiết kế; ngày, tháng, năm và lý do đình chỉ sử dụng TSCĐ.

b) Ghi các chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ ngay khi bắt đầu hình thành TSCĐ và qua từng thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng, trang bị thêm hoặc tháo bớt các bộ phận và giá trị hao mòn đã trích qua các năm.

Cột A, B, C, 1: Ghi số hiệu, ngày, tháng, năm của chứng từ, lý do hình thành nên nguyên giá và nguyên giá của TSCĐ tại thời điểm đó.

Cột 2: Ghi năm tính giá trị hao mòn TSCĐ.

Cột 3: Ghi giá trị hao mòn TSCĐ của từng năm.

Cột 4: Ghi tổng số giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm vào thẻ. Đối với những TSCĐ không phải trích khấu hao nhưng phải tính hao mòn (như TSCĐ dùng cho sự nghiệp, phúc lợi, …) thì cũng tính và ghi giá trị hao mòn vào thẻ.

c) Ghi số phụ tùng, dụng cụ kèm theo TSCĐ.

Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, tên quy cách và đơn vị tính của dụng cụ, phụ tùng.

Cột 1, 2: Ghi số lượng và giá trị của từng loại dụng cụ, phụ tùng kèm theo TSCĐ.

Cuối tờ thẻ, ghi giảm TSCĐ: Ghi số ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm TSCĐ và lý do giảm.

Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký soát xét và giám đốc ký. Thẻ được lưu ở phòng, ban kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản.

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA (NGƯỜI BÁN)

(Mẫu số S31-VTF)

Mục đích:Sổ này dùng để theo dõi việc thanh toán với người mua (người bán) theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán.

- Cột A: Ghi ngày, tháng năm kế toán ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột 1: Ghi thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán trênhoáđơn mua (bán) hàng hoặc các chứng từ liên quan đến việc mua (bán) hàng.

- Cột 2, 3: Ghi số phát sinh bên Nợ (hoặc bên Có) của tài khoản.

SỔ THEO DÕI THANH TOÁN BẰNG NGOẠI TỆ

(Mẫu số S33- VTF)

Mục đích:Sổ này dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán (ngoài TK 131, 331) theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán và theo từng loại ngoại tệ.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ chi tiết theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán và theo từng loại ngoại tệ.

- Cột A: Ghi ngày, tháng kế toán ghi sổ;

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ;

- Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng;

- Cột 1: Ghi tỷ giá ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt Nam;

- Cột 2: Ghi số tiền ngoại tệ (Nguyên tệ) phát sinh bên Nợ;

- Cột 3: Ghi số tiền ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt Nam;

- Cột 4: Ghi số tiền phát sinh bên Có: Số tiền bằng ngoại tệ;

- Cột 5: Ghi số phát sinh bên Có: Số tiền bằng ngoại tệ đã quy đổi ra đồng Việt Nam;

SỔ CHI TIẾT TIỀN VAY

(Mã số S34-VTF)

Mục đích:Sổ này được dùng để theo dõi theo từng tài khoản, theo từng đối tượng vay (Ngân hàng, người cho vay...) và theo từng khế ước vay.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột G: Ghi ngày, tháng, năm đến hạn thanh toán.

- Cột 1: Ghi số tiền trả nợ vay vào bên Nợ.

- Cột 2: Ghi số tiền vay vào bên Có.

SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ

(Mã số S36-VTF)

Mục đích:Sổ này mở theo từng tài khoản chi phí, theo từng nội dung chi phí.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ vào sổ chi tiết chi phí kỳ trước - phần “Số dư cuối kỳ”, để ghi vào dòng “Số dư đầu kỳ” ở các cột phù hợp (Cột 1 đến Cột 8).

- Phần “Số phát sinh trong kỳ”: Căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi vào sổ chi tiết chi phí như sau:

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ;

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ;

- Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng;

- Cột 1: Ghi tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Từ Cột 2 đến Cột 8: Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi vào các cột phù hợp tương ứng với nội dung chi phí đáp ứng yêu cầu quản lý của từng tài khoản của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

- Phần (dòng) “Số dư cuối kỳ” được xác định như sau:

Số dư

=

Số dư

+

Phát sinh

-

Phát sinh

cuối kỳ

đầu kỳ

Nợ

 

SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

(Mã số S38-VTF)

(Dùng cho các TK: 132, 136, 138, 141, 142, 242, 244, 332,333, 334, 335, 336, 338, 344, 351, 352,  353, 359, 411, 421, 431,...)

Mục đích:Sổ này dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán nguồn vốn mà chưa có mẫu sổ riêng.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ chi tiết các tài khoản được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán (theo từng nội dung chi phí, nguồn vốn...).

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có.

- Dòng Số dư đầu kỳ: Được lấy số liệu từ sổ chi tiết theo dõi thanh toán của kỳ trước (dòng “Số dư cuối kỳ”) để ghi vào Cột 1 hoặc Cột 2 phù hợp.

SỔ CHI TIẾT CHO VAY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG

(Mã số S39-VTF)

Mục đích:Sổ này được dùng để theo dõi theo từng đối tượng vay (Khách hàng, người đi vay...) và theo từng khế ước vay.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột G: Ghi ngày, tháng, năm đến hạn thanh toán.

- Cột 1: Ghi số tiền cho vay vào bên Nợ.

- Cột 2: Ghi số tiền thu nợ cho vay vào bên Có.

SỔ CHI TIẾT KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

(Mẫu số S40- VTF)

Mục đích:Sổ này dùng để theo dõi chi tiết số tiền phải đóng góp, đã đóng góp và số còn phải đóng góp của từng doanh nghiệp viễn thông như VNPT, Viettel,.... Mỗi doanh nghiệp viễn thông mở một sổ chi tiết riêng để theo dõi.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ này được mở chi tiết cho từng đối tượng đóng góp như VNPT, Viettel,...

Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Cột 1: Ghi số dư đầu kỳ

Cột 2: Ghi số tiền mà doanh nghiệp viễn thông phải đóng góp

Cột 3: Ghi số tiền doanh nghiệp viễn thông đã đóng góp

Cột 4: Ghi số dư cuối kỳ.

SỔ CHI TIẾT CẤP PHÁT QUĨ HỖ TRỢ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

(Mẫu số S41- VTF)

Mục đích:Sổ này dùng để theo dõi chi tiết số tiền phải cấp, đã cấp và số còn phải cấp cho từng doanh nghiệp viễn thông .... Mỗi doanh nghiệp viễn thông mở một sổ chi tiết riêng để theo dõi.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ này được mở chi tiết cho từng đối tượng phải cấp

Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Cột 1: Ghi số dư đầu kỳ

Cột 2: Ghi số tiền phải cấp cho doanh nghiệp viễn thông

Cột 3: Ghi số tiền đã cấp cho doanh nghiệp viễn thông

Cột 4: Ghi số dư cuối kỳ.

SỔ CHI TIẾT THU HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ

(Mẫu số S42- VTF)

Mục đích:Sổ này dùng để theo dõi chi tiết số tiền đã thu của từng hoạt động nghiệp vụ; Mỗi Tài khoản cấp 2 (5111, 5112, 5113, 5118) của TK 511 mở một sổ chi tiết riêng để theo dõi.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ này được mở chi tiết cho từng hoạt động nghiệp vụ như thu lãi từ các khoản cho vay, thu lãi tiền gửi,…

Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Cột E: Ghi tài khoản đối ứng

Cột 1 : Ghi số tiền phát sinh bên Nợ tài khoản 511 – thu hoạt động nghiệp vụ (chi tiết tài khoản 511)

Cột 2: Ghi số tiền phát sinh bên Có TK 511 "Thu hoạt động nghiệp vụ".

SỔ CHI TIẾT PHẢI THU KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

(Mẫu số S43- VTF)

Mục đích:Sổ này dùng để theo dõi chi tiết số tiền còn phải thu về khoản đóng góp của từng doanh nghiệp viễn thông như: VNPT, Viettel,… Mỗi doanh nghiệp viễn thông mở một sổ chi tiết riêng để theo dõi.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ này được mở chi tiết cho từng doanh nghiệp viễn thông như: VNPT, Viettel,…

Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Cột E: Ghi tài khoản đối ứng

Cột 1 : Ghi số tiền còn phải thu của doanh nghiệp viễn thông

Cột 2: Ghi số tiền đã thu được của doanh nghiệp viễn thông.

SỔ CHI TIẾT ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

(Mẫu số S45-VTF)

Mục đích: Sổ này được mở theo dõi chi tiết khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và theo từng loại chứng khoán có cùng mệnh giá, tỷ lệ lãi suất được hưởng và phương thức thanh toán lãi suất.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

- Cột 1: Ghi số lượng chứng khoán mua vào.

- Cột 2: Ghi số tiền mua chứng khoán trong kỳ.

- Cột 3: Ghi số lượng chứng khoán xuất bán hoặc thanh toán trong kỳ.

- Cột 4: Ghi giá vốn của chứng khoán xuất bán hoặc thanh toán.

- Cột 5: Ghi số lượng chứng khoán còn lại cuối kỳ.

- Cột 6: Ghi giá trị chứng khoán còn lại cuối kỳ.

SỔ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

(Mẫu số S52-VTF)

Mục đích:Sổ này dùng để theo dõi chi phí đầu tư xây dựng tập hợp cho từng dự án, công trình, hạng mục công trình kể từ khi khởi công cho đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác, sử dụng.

Chi phí đầu tư xây dựng cho dự án, công trình, hạng mục công trình được tập hợp trên sổ theo các nội dung chi phí: Chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và chi phí khác.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ vào chứng từ kế toán (Chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ có liên quan như phiếu giá, các phiếu xuất thiết bị, dụng cụ, chứng từ phân bổ chi phí Ban quản lý dự án, phân bổ chi phí khác) để ghi vào sổ chi phí đầu tư xây dựng.

Kế toán căn cứ vào nội dung chi phí đầu tư xây dựng phát sinh trên các chứng từ kế toán có liên quan để ghi vào các cột cho phù hợp.

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi  số hiệu, ngày, tháng của chứng từ phát sinh dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi tóm tắt diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng với TK 241.

- Cột 1: Ghi tổng số chi phí đầu tư xây dựng phát sinh.

- Cột 2: Ghi số chi phí phát sinh cho xây lắp.

- Cột 3: Ghi tổng số chi phí phát sinh cho thiết bị.

Trong đó:

Cột 4: Ghi số chi phí phát sinh cho thiết bị cần lắp.

Cột 5: Ghi số chi phí phát sinh cho thiết bị không cần lắp.

Cột 6: Ghi số chi phí phát sinh cho công cụ, dụng cụ.

- Cột 7: Ghi số chi phí phát sinh cho các khoản chi phí khác.

Số liệu ghi vào cột 1 phải bằng tổng số liệu ghi vào cột 2 + cột 3 + cột 7

- Cột F: Ghi những chú thích cần thiết khác.

Những trường hợp ghi giảm chi phí đầu tư xây dựng, kế toán ghi số âm để tính tổng số phát sinh giảm trong kỳ. Cuối tháng cộng số phát sinh tăng, giảm thực tế trong tháng, trong quý, cộng luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo, cộng luỹ kế từ khi khởi công đến cuối quý báo cáo./.

 

 

*****

 

 

 

 

 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường

×
×
×
Vui lòng đợi