Thông tư 16/2023/TT-BGTVT sửa đổi các Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 16/2023/TT-BGTVT

Thông tư 16/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:16/2023/TT-BGTVTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Xuân Sang
Ngày ban hành:30/06/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thay đổi thủ tục cấp chứng nhận an toàn kỹ thuật cho phương tiện nhập khẩu

Ngày 30/6/2023, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 16/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:

1. Bổ sung thêm 01 loại hình kiểm tra phương tiện là kiểm tra hoán cải. Phương tiện được đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi, nhập khẩu ở khu vực nào thì đơn vị đăng kiểm có đủ năng lực, thẩm quyền phụ trách khu vực đó thực hiện kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa.

2. Thay đổi thủ tục kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện nhập khẩu như sau:

  • Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kiểm, hồ sơ bao gồm:

- 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu.

- Bản sao có xác nhận của đơn vị nhập khẩu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý hồ sơ xác định tuổi của phương tiện (thể hiện trên hồ sơ đăng kiểm hoặc trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO)….

  • Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận hồ sơ và xác nhận vào phiếu theo mẫu; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02  ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác); nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất thời gian kiểm tra thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/8/2023.

Xem chi tiết Thông tư 16/2023/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

_________

Số: 16/2023/TT-BGTVT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2023

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa

______________

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa (sau đây viết tắt là Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT) và Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm (sau đây viết tắt là Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT).
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là sản phẩm công nghiệp) gồm: Vật liệu, máy và các trang thiết bị được sử dụng, lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa.
2. Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Tem kiểm định) là biểu trưng cấp cho phương tiện thủy nội địa đã được cơ quan đăng kiểm chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, được phép tham gia giao thông, vận tải đường thủy nội địa theo thời hạn ghi trên Tem kiểm định.
3. Hồ sơ thiết kế là hồ sơ kỹ thuật được thiết lập theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia nhằm phục vụ cho đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi, nhập khẩu và khai thác phương tiện thủy nội địa. Hồ sơ thiết kế có các loại sau đây:
a) Hồ sơ thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa đổi;
b) Thiết kế lập hồ sơ cho phương tiện nhập khẩu (trừ mô tô nước nhập khẩu để sử dụng cho mục đích thể thao, vui chơi giải trí) hoặc phương tiện đã đóng không có sự giám sát của đăng kiểm (bao gồm phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá chuyển đổi thành phương tiện thủy nội địa);
c) Hồ sơ thiết kế sản phẩm công nghiệp sản xuất, chế tạo trong nước;
d) Hồ sơ thiết kế mẫu định hình;
đ) Hồ sơ thiết kế các loại tàu thuyền không phải là phương tiện thủy nội địa chuyển đổi thành phương tiện thủy nội địa.
4. Tài liệu hướng dẫn là tài liệu được thiết lập theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia để sử dụng trên phương tiện thủy nội địa nhằm cung cấp thông tin cho thuyền trưởng, thuyền viên trong khai thác, vận hành phương tiện và các máy, trang thiết bị của phương tiện đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
5. Thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn là việc kiểm tra, soát xét hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn để đưa ra kết luận về tính tuân thủ của hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn với yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Phương tiện đóng theo loạt là các phương tiện thủy nội địa được đóng mới theo cùng một hồ sơ thiết kế được đơn vị đăng kiểm thẩm định cho cùng một chủ sử dụng thiết kế, tại cùng một cơ sở đóng tàu và được giám sát kỹ thuật bởi cùng một đơn vị đăng kiểm.
7. Mô tô nước là phương tiện thủy được sử dụng cho mục đích thể thao, vui chơi giải trí với chiều dài thân phương tiện nhỏ hơn 4 m, sử dụng động cơ đẩy kiểu bơm phụt nước và được vận hành bởi người ngồi, đứng hoặc quỳ trên thân phương tiện mà không trong không gian kín của thân phương tiện.
8. Tổ chức đăng kiểm nước ngoài gồm thành viên của Hiệp hội các tổ chức phân cấp quốc tế (IACS) hoặc tổ chức chứng nhận được các quốc gia có tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến thừa nhận (các quốc gia là thành viên của G7, EU, các quốc gia UK, Úc, Newzealand, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga).
9. Đơn vị đăng kiểm là Chi cục Đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải.”
2. Sửa đổi khoản 8 Điều 4 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT như sau:
“8. Sao và thẩm định mẫu định hình.”
3. Sửa đổi Điều 5 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 5. Căn cứ đánh giá chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện và sản phẩm công nghiệp
Công tác đăng kiểm quy định tại Điều 4 của Thông tư này phải được tiến hành theo quy định của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 6. Các loại hình kiểm tra phương tiện
1. Các loại hình kiểm tra phương tiện bao gồm:
a) Kiểm tra lần đầu, bao gồm: kiểm tra phương tiện khi đóng mới, phương tiện nhập khẩu, phương tiện đã đóng không có sự giám sát của đăng kiểm;
b) Kiểm tra chu kỳ, bao gồm: kiểm tra định kỳ; kiểm tra hàng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra trung gian;
c) Kiểm tra bất thường;
d) Kiểm tra hoán cải.
2. Nội dung và thời hạn các loại hình kiểm tra được thực hiện theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT như sau:
“2. Phương tiện được đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi, nhập khẩu ở khu vực nào thì đơn vị đăng kiểm có đủ năng lực, thẩm quyền phụ trách khu vực đó thực hiện kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa.”
6. Bổ sung Điều 7a vào sau Điều 7 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 7a. Nguyên tắc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa
1. Sản phẩm công nghiệp đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho tàu biển thì được sử dụng cho phương tiện thủy nội địa.
2. Sản phẩm công nghiệp đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài công nhận kiểu để sử dụng cho tàu biển thì đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm tra, cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa phù hợp theo giấy chứng nhận công nhận kiểu.
3. Các sản phẩm công nghiệp khác với quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho sản phẩm.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT như sau:
“Điều 8. Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn
1. Đối với hồ sơ thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa đổi, thiết kế lập hồ sơ cho phương tiện đã đóng không có sự giám sát của đăng kiểm, lập 01 bộ hồ sơ thiết kế bao gồm:
a) 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác) các tài liệu sau: bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng cho phương tiện. Có thể sử dụng ngôn ngữ trong thuyết minh, bản tính là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt; trong bản vẽ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý Hợp đồng đóng mới phương tiện hoặc các giấy tờ chứng minh phương tiện là tài sản hợp pháp của chủ phương tiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản đó (đối với thiết kế lập hồ sơ của phương tiện đã đóng không có sự giám sát của đăng kiểm);
d) Trường hợp hồ sơ thiết kế hoán cải cho phương tiện nhập khẩu và giữ nguyên công dụng hoặc có sức chở người từ 12 người trở xuống, đã được tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm tra, chứng nhận an toàn kỹ thuật, tùy theo nội dung thiết kế hoán cải, hồ sơ nộp bao gồm: 01 (một) bản sao có xác nhận của đơn vị nhập khẩu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý hồ sơ chứng nhận an toàn kỹ thuật của các tổ chức đăng kiểm nước ngoài cấp cho phương tiện, tài liệu hướng dẫn vận hành; 01 (một) bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 (ba) bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) các tài liệu sau: bản vẽ bố trí chung của tàu, mạn khô, tín hiệu, cứu sinh, cứu hỏa; thuyết minh về hệ thống máy tàu, điện tàu, trang bị an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng cho phương tiện.
2. Đối với hồ sơ thiết kế mẫu định hình, lập 01 bộ hồ sơ thiết kế bao gồm:
a) 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định mẫu định hình phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác) các tài liệu sau: bản tính, bản vẽ, thuyết minh theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng cho phương tiện.
3. Đối với sao và thẩm định mẫu định hình, hồ sơ bao gồm: 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị sử dụng mẫu định hình phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối với thiết kế lập hồ sơ cho phương tiện nhập khẩu (trừ mô tô nước nhập khẩu để sử dụng cho mục đích thể thao, vui chơi giải trí), lập 01 (một) bộ hồ sơ thiết kế bao gồm:
a) 01 (một) bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 (một) bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 (ba) bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) các tài liệu sau: bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật khác (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia và văn bản quy phạm pháp luật áp dụng cho phương tiện; các tài liệu kỹ thuật của tổ chức nước ngoài cấp cho phương tiện (nếu có). Có thể sử dụng ngôn ngữ trong thuyết minh, bản tính là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt; trong bản vẽ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
c) Trường hợp phương tiện nhập khẩu về Việt Nam và giữ nguyên công dụng hoặc có sức chở người từ 12 người trở xuống, đã được tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm tra, chứng nhận an toàn kỹ thuật, hồ sơ nộp bao gồm: 01 (một) bản sao có xác nhận của đơn vị nhập khẩu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý hồ sơ chứng nhận an toàn kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm nước ngoài cấp cho phương tiện, tài liệu hướng dẫn vận hành; 01 (một) bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 (ba) bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) các tài liệu sau: bản vẽ bố trí chung của tàu, mạn khô, tín hiệu, cứu sinh, cứu hỏa; thuyết minh về hệ thống máy tàu, điện tàu, trang bị an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng cho phương tiện;
d) Bản sao có xác nhận của đơn vị nhập khẩu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý hồ sơ xác định tuổi của phương tiện (thể hiện trên hồ sơ đăng kiểm hoặc trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) do cơ quan quản lý quốc gia hoặc tổ chức được cơ quan quản lý quốc gia ủy quyền hoặc phòng thương mại quốc tế hoặc các hồ sơ khác do cơ quan quản lý của quốc gia mà phương tiện được đóng đã cấp cho phương tiện).
5. Đối với hồ sơ thiết kế sản phẩm công nghiệp sản xuất, chế tạo trong nước, lập 01 (một) bộ hồ sơ thiết kế bao gồm:
a) 01 (một) bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 (một) bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 (ba) bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) các tài liệu sau: bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng cho sản phẩm.
6. Đối với hồ sơ thiết kế các loại tàu thuyền không phải là phương tiện thủy nội địa chuyển đổi thành phương tiện thủy nội địa, lập 01 (một) bộ hồ sơ thiết kế bao gồm:
a) 01 (một) bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 (một) bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 (ba) bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác) các tài liệu sau: bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng cho phương tiện.
7. Đối với tài liệu hướng dẫn, hồ sơ bao gồm:
a) 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định tài liệu hướng dẫn theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác) tài liệu hướng dẫn.”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT đã được sửa đổi bởi khoản 2, khoản 3 Điều 9 của Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT như sau:
“Điều 9. Trình tự thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn
1. Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Chi cục Đăng kiểm hồ sơ đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Chi cục Đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến); nếu hồ sơ đầy đủ thì hẹn thời gian trả kết quả.

3. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc (đối với thiết kế loại phương tiện đóng bằng vật liệu mới, công dụng mới hoặc các phương tiện hoạt động tuyến vận tải đường thủy nội địa ven biển, từ bờ ra đảo, giữa các đảo; phương tiện chở khí hóa lỏng, chở xô hóa chất nguy hiểm; tàu dầu có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60 0C, có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên; tàu cao tốc chở khách, tàu đệm khí; nhà hàng nổi, khách sạn nổi, tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, tàu chở khách có sức chở từ 100 khách trở lên) hoặc trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc (đối với thiết kế không phải là loại kể trên và tài liệu hướng dẫn), Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Chi cục Đăng kiểm hoàn thành thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn, nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo quy định, cấp thông báo thẩm định tài liệu hướng dẫn, thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có); nếu không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để khắc phục các tồn tại.

4. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ thiết kế đã khắc phục các tồn tại, nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo quy định tại khoản 3 Điều này; nếu không đạt thì trả lời cho tổ chức, cá nhân để khắc phục lại các tồn tại.
5. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn nộp giá dịch vụ, lệ phí theo quy định và nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Chi cục Đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 10. Thủ tục kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kiểm, hồ sơ bao gồm:
a) Đối với kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi (bao gồm các loại tàu thuyền không phải là phương tiện thủy nội địa chuyển đổi thành phương tiện thủy nội địa); phương tiện đã đóng không có sự giám sát của đăng kiểm (bao gồm tàu làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá chuyển đổi thành phương tiện thủy nội địa): Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, bản sao giấy xóa đăng ký (đối với tàu biển, tàu cá chuyển đổi thành phương tiện thủy nội địa), văn bản chấp thuận sử dụng thiết kế của đơn vị thiết kế (đối với phương tiện đóng theo loạt);
b) Đối với kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện đang khai thác: Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, bản sao có chứng thực hợp đồng mua bán phương tiện (đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu phương tiện).
2. Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác); nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất thời gian, địa điểm kiểm tra.
3. Đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm tra, trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc (đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc dưới 70 km) và 02 (hai) ngày làm việc (đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra phương tiện ở vùng biển, đảo), kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, đơn vị đăng kiểm cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo quy định nếu kết quả kiểm tra phương tiện thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia; thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra phương tiện nộp giá dịch vụ, lệ phí theo quy định và có thể nhận kết quả trực tiếp tại đơn vị đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc các hình thức phù hợp khác.”
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 11. Thủ tục kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện nhập khẩu
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kiểm, hồ sơ bao gồm: 01 (một) bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao có xác nhận của đơn vị nhập khẩu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý hồ sơ xác định tuổi của phương tiện (thể hiện trên hồ sơ đăng kiểm hoặc trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) do cơ quan quản lý quốc gia hoặc tổ chức được cơ quan quản lý quốc gia ủy quyền hoặc phòng thương mại quốc tế hoặc các hồ sơ khác do cơ quan quản lý của quốc gia mà phương tiện được đóng đã cấp cho phương tiện), các tài liệu theo quy định của pháp luật kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu và hồ sơ kỹ thuật của phương tiện nhập khẩu. Hồ sơ kỹ thuật của phương tiện nhập khẩu quy định như sau:
a) Đối với phương tiện nhập khẩu đã được tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm tra, chứng nhận an toàn kỹ thuật: tài liệu kỹ thuật liên quan đến phương tiện (nếu có), hồ sơ chứng nhận do tổ chức đăng kiểm nước ngoài cấp cho phương tiện (bản sao có xác nhận của đơn vị nhập khẩu);
b) Đối với phương tiện nhập khẩu chưa được tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật: bản sao có xác nhận của đơn vị nhập khẩu các tài liệu kỹ thuật liên quan đến phương tiện (nếu có);
c) Đối với mô tô nước: bản sao có xác nhận của đơn vị nhập khẩu tài liệu hướng dẫn vận hành và bản sao các tài liệu kỹ thuật khác (nếu có).
2. Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận hồ sơ và xác nhận vào phiếu theo mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác); nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất thời gian kiểm tra thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu.
3. Đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm tra như sau:
a) Đối với phương tiện được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tiến hành kiểm tra thực tế để xác nhận tình trạng kỹ thuật của phương tiện phù hợp với hồ sơ chứng nhận của tổ chức đăng kiểm nước ngoài cấp cho phương tiện và hồ sơ thiết kế được thẩm định;
b) Đối với phương tiện được quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, tiến hành kiểm tra thực tế phương tiện với loại hình kiểm tra lần đầu phù hợp với hồ sơ thiết kế được thẩm định;
c) Đối với phương tiện được quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, tiến hành kiểm tra thực tế phương tiện ở trạng thái hoạt động phù hợp với tài liệu hướng dẫn vận hành.
4. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc (đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc dưới 70 km) và 02 (hai) ngày làm việc (đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra phương tiện ở vùng biển, đảo), kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, đơn vị đăng kiểm cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo quy định nếu kết quả kiểm tra phương tiện thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia; thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu.
5. Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra phương tiện nhập khẩu nộp giá dịch vụ, lệ phí theo quy định và có thể nhận kết quả trực tiếp tại đơn vị đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.”
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 12. Thủ tục kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kiểm. Hồ sơ đề nghị kiểm tra bao gồm:
a) 01 (một) bản chính hoặc biểu mẫu điện tử giấy đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; các tài liệu theo quy định của pháp luật kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu;
b) 01 (một) bản sao hoặc bản sao điện tử bộ hồ sơ kỹ thuật bao gồm thông số kỹ thuật, các báo cáo kiểm tra thử sản phẩm công nghiệp (nếu có).
2. Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ, trong trường hợp sản phẩm công nghiệp nhập khẩu thì xác nhận vào phiếu theo mẫu nêu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này: nếu hồ sơ không đầy đủ thì ngay trong ngày làm việc hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc trong 02 (hai) ngày làm việc hướng dẫn hoàn thiện, kể từ ngày nhận được hồ sơ (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác); nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất thời gian kiểm tra thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu.
3. Đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm tra thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu. Kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc (đối với việc kiểm tra sản phẩm công nghiệp cách trụ sở làm việc dưới 70 km) và 02 (hai) ngày làm việc (đối với việc kiểm tra sản phẩm công nghiệp cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra ở vùng biển, đảo), đơn vị đăng kiểm cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa theo quy định nếu kết quả kiểm tra thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra sản phẩm công nghiệp nộp giá dịch vụ, lệ phí theo quy định và nhận kết quả trực tiếp tại đơn vị đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác.”
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT như sau:
“1. Phương tiện sau khi được kiểm tra có trạng thái kỹ thuật thoả mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia sẽ được cấp các hồ sơ sau:
a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa;
b) Các loại biên bản và báo cáo kiểm tra kỹ thuật;
c) Sổ kiểm tra thiết bị nâng hàng đối với phương tiện có thiết bị nâng hàng;
d) Các giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa.
đ) Sổ chứng nhận thể tích chiếm nước của phương tiện khi có yêu cầu của chủ phương tiện.”
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 14. Cơ quan thực hiện đăng kiểm phương tiện
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam, Chi cục Đăng kiểm thực hiện thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu phù hợp với năng lực của đăng kiểm viên thẩm định thiết kế của đơn vị.
2. Các đơn vị đăng kiểm đã được xác nhận và thông báo hạng đơn vị đăng kiểm sẽ được thực hiện nội dung công tác đăng kiểm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 8 Điều 4 Thông tư này phù hợp với hạng đơn vị đăng kiểm được quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Đơn vị đăng kiểm được chia thành hạng I, hạng II, hạng III theo yêu cầu về năng lực quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này và thực hiện công tác đăng kiểm như sau:
a) Đơn vị đăng kiểm hạng III thực hiện công tác đăng kiểm đối với phương tiện thủy nội địa có tổng dung tích dưới 500 GT, phương tiện thủy nội địa có động cơ tổng công suất máy chính dưới 300 sức ngựa, phương tiện thủy nội địa có sức chở dưới 50 người (trừ tàu cấp VR-SB, tàu nhiều thân, tàu chở công te nơ, tàu cao tốc chở khách, tàu đệm khí, tàu cánh ngầm, tàu dầu, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hàng nguy hiểm).
b) Đơn vị đăng kiểm hạng II thực hiện công tác đăng kiểm đối với các loại phương tiện thủy nội địa (trừ tàu dầu có tổng dung tích từ 3000 GT trở lên, tàu hàng cấp VR-SB có tổng dung tích từ 3000 GT trở lên hoặc tàu khách cấp VR- SB có sức chở từ 100 người trở lên, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hàng nguy hiểm).
c) Đơn vị đăng kiểm hạng I thực hiện công tác đăng kiểm đối với tất cả các loại phương tiện thủy nội địa.”
14. Sửa đổi, bổ sung khoản 1a, khoản 7, khoản 11 Điều 15 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT như sau:
a) Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 15 như sau:
“1a. Tổ chức thực hiện nội dung đăng kiểm quy định tại Điều 4 của Thông tư này.”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 15 như sau:
“7. Kiểm tra công tác đăng kiểm của các đơn vị đăng kiểm. Xử lý hoặc đề nghị xử lý sai phạm của cá nhân và đơn vị đăng kiểm theo quy định.”
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 15 như sau:
“11. Thu giá dịch vụ, lệ phí theo quy định hiện hành.”
15. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 16 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT như sau:
“b) Phối hợp với Chi cục Đăng kiểm thực hiện đăng kiểm phương tiện đối với trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư này.”
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3, khoản 7, khoản 12 Điều 17 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 17 như sau:
“1. Đơn vị đăng kiểm có trách nhiệm thực hiện công tác đăng kiểm phù hợp với năng lực được Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo. Trong trường hợp có đề nghị của Sở Giao thông vận tải thì nhiệm vụ đăng kiểm được phân công cho đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải sẽ do Chi cục Đăng kiểm thực hiện.”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 17 như sau:
“3. Đơn vị đăng kiểm có trách nhiệm duy trì năng lực theo hạng đã được thông báo; thông báo cho Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở Giao thông vận tải nếu không đáp ứng được yêu cầu năng lực đơn vị đăng kiểm theo quy định.”
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 17 như sau:
“7. Công khai trình tự, thủ tục, nội dung quy trình, giá, lệ phí và thời gian làm việc.”
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 12 Điều 17 như sau:
“12. Nộp giá dịch vụ, lệ phí theo quy định.”
17. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, bổ sung khoản 4 Điều 18 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 18 như sau:
“3. Nộp giá dịch vụ, lệ phí theo quy định.”
b) Bổ sung khoản 4 Điều 18 như sau:
“4. Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ, tài liệu cung cấp cho Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị đăng kiểm.”
Điều 2. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT
1. Bổ sung Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT bằng Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thay thế Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục V, Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT tương ứng bằng Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bãi bỏ khoản 6khoản 7 Điều 4; khoản 2 Điều 13; khoản 6 Điều 15; khoản 2 Điều 17 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT.
4. Bãi bỏ Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng Bộ GTVT (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN&MT(5).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

Nguyễn Xuân Sang

 

Phụ lục I

DANH MỤC CÁC QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ÁP DỤNG CHO PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

______

 

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa - QCVN 72: 2013/BGTVT, sửa đổi lần 2: 2018, ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BGTVT ngày 21 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ - QCVN 25: 2015/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 36/2016/TT-BGTVT ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa - QCVN 17: 2011/BGTVT, sửa đổi lần 2: 2016, ban hành kèm theo Thông tư số 15/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ gỗ - QCVN 84: 2013/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 79/2014/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm giám sát và kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí - QCVN 50: 2012/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 54/2012/TT-BGTVT ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

6. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh - QCVN 56: 2013/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 06/2013/TT-BGTVT ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

7. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ thép chở xô hóa chất nguy hiểm - QCVN 01: 2008/BGTVT, sửa đổi lần 1: 2016, ban hành kèm theo Thông tư số 15/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

8. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc - QCVN 54: 2013/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 11/2013/TT-BGTVT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

9. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép - QCVN 51: 2012/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 54/2012/TT-BGTVT ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

10. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa - QCVN 96: 2016/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

11. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra thiết bị cứu sinh dùng cho phương tiện thủy nội địa - QCVN 85: 2015/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

 12. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đóng phương tiện thủy nội địa bằng vật liệu polypropylen copolyme - QCVN 95: 2016/BGTVT, ban hành kèm theo Thông tư số 43/2016/TT-BGTVT ngày 20 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nêu trên được sửa đổi, bổ sung hoặc quy chuẩn kỹ thuật có liên quan được cấp có thẩm quyền ban hành mới sau ngày Thông tư này có hiệu lực, thì các sửa đổi, bổ sung hoặc các quy chuẩn kỹ thuật mới đó sẽ được áp dụng trong hoạt động đăng kiểm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa.

Phụ lục II

MẪU GIẤY THẨM ĐỊNH HỒ SƠ THIẾT KẾ /TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN/SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

______

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH

………

Số: ……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

…., ngày ... tháng ... năm….     

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ THIẾT KẾ /
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN / SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: ……..

 

Đơn vị đề nghị thẩm định: .................................................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................................

Số điện thoại: ................................... Số... Fax:.................................................................

Đề nghị Cơ quan Đăng kiểm thẩm định hồ sơ thiết kế sau:

Tên tàu, tên sản phẩm, tài liệu hướng dẫn/Ký hiệu thiết kế: .................

Loại thiết kế(*): ......................

Tên tàu, tên sản phẩm/ký hiệu thiết kế ban đầu (**): ................................ /..........................

Số ĐKHC/ Số Đăng kiểm (**): .................................... /......................................................

Nội dung thiết kế:....................................................................................................

Dùng cho thiết kế phương tiện có:

Chiều dài (Lmax/L): ............... (m); Chiều rộng: (B max /B): ...................................... (m);

Chiều cao mạn (D): .................. (m);   Chiều chìm (d):.................................................... (m);

Tổng dung tích (GT): .................... ;    Trọng tải TP/Lượng hàng:.............................. (tấn);

Số lượng thuyền viên: (người); Số lượng hành khách/người khác :…../….(người);

Vật liệu thân tàu: ...............................................................................................................

Máy chính (số lượng, kiểu, công suất): ............................................................................  ;

Kiểu và công dụng của tàu: .............................................................................................  ;

Cấp thiết kế dự kiến: ............................ ;.. Vùng hoạt động:...............................................

Chủ sử dụng thiết kế: ........................................................................................................

Địa chỉ chủ sử dụng thiết kế: .............................................................................................

Nơi dự kiến thi công: ........................................................................................................

Đơn vị giám sát dự kiến: ...................................................................................................

Số lượng thi công dự kiến: ............... (chiếc)

Nội dung khác (nếu có): …………………..

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của các nội dung nêu trên về hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn, về tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ, tài liệu gửi kèm theo, đồng thời cam kết hồ sơ thiết kế phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia mà phương tiện/sản phẩm công nghiệp áp dụng.

Đơn vị đề nghị

(Ký tên & đóng dấu)

 

(*) Điền loại thiết kế, ví dụ: “Đóng mới”, “hoán cải”,

“sửa đổi”, “tài liệu hướng dẫn”, “sản phẩm công nghiệp”, “lập hồ sơ”.

(**) Áp dụng cho thiết kế hoán cải, sửa đổi.

Phụ lục III

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA PHƯƠNG TIỆN /SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

______

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

 

Số: ………

…., ngày ... tháng ... năm….     

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA PHƯƠNG TIỆN/SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG CHO PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Kính gửi: ….

 

Tổ chức, cá nhân đề nghị: ..................................................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................................

Số điện thoại: ................................... Số    Fax:..............................................................

Đề nghị Cơ quan Đăng kiểm kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện thủy nội địa/ giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện sau:

Tên tàu/tên sản phẩm công nghiệp: ............... /................................................................

Số thẩm định thiết kế:.........................................................................................................

Số ĐKHC/ Số Đăng kiểm (*): ................................ /.........................................................

Nội dung kiểm tra: …….

Tên, địa chỉ cơ sở đóng tàu/nhà sản xuất (**): .....................................................................

Thời gian dự kiến kiểm tra: .................................................................................................

Địa điểm kiểm tra: ..............................................................................................................

Tên Tổ chức/cá nhân trả phí đăng kiểm: ..............................................................................

Địa chỉ, số điện thoại, số fax:..............................................................................................

Mã số thuế:........................................................................................................................

Nội dung khác (nếu có):

Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ giá và lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định hiện hành và xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của các nội dung nêu trên về hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn, về tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ, tài liệu gửi kèm theo, đồng thời cam kết hồ sơ thiết kế phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia mà phương tiện/sản phẩm công nghiệp áp dụng.

Đơn vị đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên & đóng dấu nếu có)

 

(*) Áp dụng cho phương tiện đang khai thác.

(**) Áp dụng cho kiểm tra sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.

Phụ lục IV

MẪU THÔNG BÁO THẨM ĐỊNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

______

TB 01-TNĐ

Thông tư 16/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

CƠ QUAN ĐĂNG KIỂM

 

 

THÔNG BÁO THẨM ĐỊNH
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN/THIẾT KẾ

 

Số:/….

Ngày:... //20….

Về việc: ............................................................................................................................

Tên/ký hiệu thiết kế:............................................................................................................

Đơn vị thiết kế:...................................................................................................................

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN (*)

 

Nơi nhận:

- Đơn vị thiết kế 01

- Đơn vị ĐKGS 01

- Lưu nơi thẩm định 01

(*) Người có thẩm quyền là Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Lãnh đạo Phòng tham mưu hoặc Lãnh đạo Chi cục Đăng kiểm.

PHỤ LỤC V

(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

______

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM

_________

Số: ……/…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

…., ngày ... tháng ... năm 20…. 

PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

STT

HẠNG MỤC KIỂM TRA

Có/Không

Ghi chú

Không

1

Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

 

2

Hợp đồng (Contract) (bản sao).

 

3

Danh mục hàng hóa (Packing list) kèm theo hợp đồng (bản sao).

 

4

Bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng

 

 

4.1. Giấy chứng nhận hợp quy

 

 

4.2. Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng

 

 

4.3. Giấy giám định chất lượng lô hàng

 

 

4.4. Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng

 

5

Hóa đơn (Invoice)

 

6

Vận đơn (Bill of Lading)

 

7

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu

 

8

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin)

 

9

Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa

 

10

Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS

 

11

Mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy

 

12

Nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).

 

KẾT LUẬN

Hồ sơ đầy đủ về số lượng: Tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra các bước tiếp theo.

Hồ sơ không đầy đủ về số lượng: Tiếp nhận hồ sơ nhưng cần bổ sung các mục: ….trong thời gian 15 ngày. Sau khi hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra các bước tiếp theo theo quy định./.

NGƯỜI NỘP HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI KIỂM TRA HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2021/TT-BGTVT ngày 05/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn về lập, phê duyệt, công bố danh mục dự án; phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay

Thông tư 12/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2021/TT-BGTVT ngày 05/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn về lập, phê duyệt, công bố danh mục dự án; phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay

Giao thông, Đấu thầu-Cạnh tranh

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi