Thông tư liên tịch 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư liên tịch 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC

Thông tư liên tịch 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chínhSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Vũ Văn Tám; Đỗ Hoàng Anh Tuấn; Phan Trung Kiên
Ngày ban hành:14/03/2011Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -
BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ TÀI CHÍNH
---------------------------------
Số: 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2011
 

 
 
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ
khai thác hải sản trên các vùng biển xa
------------------------------------
 
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định 104/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc Phòng;
Căn cứ Nghị định 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; 
Căn cứ Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa;
Thực hiện Công văn số 1970/TTg-KTN ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trang bị máy thông tin phục vụ việc xác định vị trí trên tàu cá và thông tin liên lạc;
Liên tịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa như sau,
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện Điều 2; Điều 3; Điều 4 và Điều 6 của Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa (sau đây gọi tắt là Quyết định 48/2010/QĐ-TTg).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và DK1 (sau đây gọi tắt là các vùng biển xa) và các cơ quan có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thủy sản trên các vùng biển xa là hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản và nuôi trồng hải sản tại các vùng biển:
a) Phía Đông đường kinh tuyến 110030’E ra đến ranh giới ngoài của vùng biển Việt Nam tính từ vĩ tuyến 15000’N trở lên phía Bắc của vùng biển Việt Nam.
b) Phía Đông đường kinh tuyến 111030’E ra đến ranh giới ngoài vùng biển Việt Nam tính từ vĩ tuyến 9000’N đến 15000’N.
c) Phía Đông đường kinh tuyến 109030’E ra đến ranh giới ngoài của vùng biển Việt Nam tính từ vĩ tuyến 9000’N trở xuống biên giới phía Nam của vùng biển Việt Nam.
2. Tổng công suất máy là tổng công suất các máy trực tiếp tham gia đẩy tàu và được lắp trên bệ máy cố định.
3. Chi phí nhiên liệu đi và về đối với tàu khai thác hải sản là tiền hỗ trợ chi phí nhiên liệu đi và về của chuyến biển được tính vào chi phí đầu vào của chuyến biển.
4. Chủ tàu là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có tàu khai thác hoặc dịch vụ cho khai thác hải sản tại ngư trường các vùng biển xa.
5. Thuyền viên là những người thuộc định biên của tàu, bao gồm thuyền trưởng, máy trưởng và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu.
6. Chuyến biển là thời gian hoạt động trên biển tính từ lúc tàu rời cảng cá ra ngư trường khai thác hoặc dịch vụ khai thác hải sản cho đến khi tàu về cảng cá có thời gian không dưới 15 ngày.
7. Chi cục quản lý thủy sản địa phương là Chi cục được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao thực hiện chức năng quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
8. Tàu cá đăng ký thường xuyên hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa là các tàu cá có nghề khai thác phù hợp và có hoạt động tại vùng biển quy định, bao gồm: nghề câu cá ngừ đại dương, nghề lưới rê khơi, nghề lưới vây khơi, nghề câu khơi, câu mực, chụp mực và các tàu dịch vụ khai thác hải sản tại các vùng biển xa.
Chương II
ĐIỀU KIỆN VÀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC HỖ TRỢ
 
Điều 4. Hỗ trợ chi phí nhiên liệu đi và về của chuyến biển
1. Đối tượng được hỗ trợ gồm: chủ tàu và thuyền viên hoạt động trên tàu khai thác hải sản hoặc dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.
2. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Chủ tàu có đăng ký tàu thường xuyên hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa (theo Phụ lục 1) và thuộc danh sách các tàu cá tham gia hoạt động trên các vùng biển xa được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
b) Có hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã đảo hoặc bộ đội Hải quân hoặc nhà giàn gần ngư trường khai thác hải sản (Phụ lục 2) hoặc xác nhận vị trí hoạt động của tàu cá bằng hệ thống giám sát định vị vệ tinh (GPS) của cơ quan chức năng.
c) Ghi và nộp nhật ký khai thác thủy sản từng chuyến biển cho Chi cục quản lý thủy sản địa phương.
3. Hồ sơ gồm có:
a) Đối với hỗ trợ chuyến biển đầu tiên trong năm.
- Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí nhiên liệu (theo Phụ lục 3);
- Giấy xác nhận tàu cá khai thác, dịch vụ khai thác trên các vùng biển xa, của chuyến biển đề nghị hỗ trợ (theo Phụ lục 4a, hoặc 4b).
- Nhật ký chuyến biển đề nghị hỗ trợ (bản sao có chứng thực của Chi cục quản lý thủy sản địa phương);
- Giấy phép khai thác thủy sản (bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với tàu khai thác); hoặc Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với tàu dịch vụ);
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã);
b) Đối với hỗ trợ các lần tiếp theo trong năm.
- Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí nhiên liệu (theo Phụ lục 3);
- Giấy xác nhận có hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa của chuyến biển đề nghị hỗ trợ (theo Phụ lục 4a hoặc 4b).
- Nhật ký chuyến biển đề nghị hỗ trợ (bản sao có chứng thực của Chi cục quản lý thủy sản địa phương);
Điều 5. Hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên
1. Đối tượng được hỗ trợ gồm: chủ tàu khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa đã mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên.
2. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Chủ tàu đăng ký tàu thường xuyên khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa và thuộc danh sách tàu cá tham gia hoạt động trên các vùng biển xa được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, có tham gia mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên.
b) Có hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã đảo hoặc bộ đội Hải quân hoặc nhà giàn gần ngư trường khai thác hải sản hoặc xác nhận vị trí hoạt động của tàu cá bằng hệ thống giám sát định vị vệ tinh (GPS) của cơ quan chức năng.
3. Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên (theo Phụ lục 5);
b) Giấy xác nhận có hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa (bản sao Phụ lục 4a hoặc 4b).
c) Giấy chứng nhận bảo hiểm thân tàu (bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã);
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm tai nạn thuyền viên (bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã);
đ) Sổ danh bạ thuyền viên (bản sao).
Điều 6: Hỗ trợ kinh phí mua máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS)
1. Đối tượng được hỗ trợ gồm: chủ tàu khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa (đối với đài trên tàu) hoặc Chi cục quản lý thủy sản địa phương và Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (đối với trạm bờ).
2. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Đối với các đài trên tàu
- Chủ tàu có đăng ký tàu thường xuyên khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa và thuộc danh sách tàu cá tham gia hoạt động ở vùng biển xa được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Có hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã đảo hoặc bộ đội Hải quân hoặc nhà giàn gần ngư trường khai thác hải sản hoặc xác nhận vị trí hoạt động của tàu cá bằng hệ thống giám sát định vị vệ tinh (GPS) của cơ quan chức năng.
- Máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS) là máy mới 100%, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật theo Phụ lục 13 của Thông tư này.
b) Đối với các trạm bờ
- Là đơn vị được giao quản lý trạm bờ của hệ thống thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, có tích hợp thiết bị vệ tinh (GPS).
- Máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS) là máy mới 100%, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật theo Phụ lục số 13 của Thông tư này; máy tính và máy in là các máy mới 100%.
3. Mức hỗ trợ đối với các trạm bờ
Mỗi đơn vị được hỗ trợ 02 máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS), 02 bộ máy vi tính và 01 máy in.
4. Hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí mua máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS) có xác nhận của Chi cục quản lý thủy sản địa phương về việc có trang bị máy (theo Phụ lục 6a đối với các đài trên tàu) hoặc xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (theo Phụ lục 6b đối với trạm bờ của các Chi cục quản lý thủy sản địa phương) hoặc xác nhận của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (đối với trạm bờ của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản).
- Giấy xác nhận có hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa (bản sao Phụ lục 4a hoặc 4b, đối với các đài trên tàu).
- Hóa đơn tài chính mua máy hợp lệ (bản chính).
Điều 7. Hỗ trợ nuôi trồng hải sản
1. Đối tượng được hưởng hỗ trợ gồm: tổ chức, cá nhân và hộ gia đình nuôi trồng hải sản trên các vùng biển xa.
2. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Phương án hoặc dự án nuôi trồng hải sản trên các vùng biển xa được Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thẩm định, phê duyệt;
b) Đăng ký và có xác nhận của chính quyền hoặc đơn vị bộ đội trên đảo gần khu vực nuôi trồng hải sản.
3. Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí nuôi trồng hải sản (theo Phụ lục 7);
b) Quyết định phê duyệt phương án hoặc dự án nuôi trồng hải sản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đăng ký;
c) Giấy xác nhận của Bộ đội Hải quân hoặc Ủy ban nhân dân các xã đảo gần khu vực nuôi trồng hải sản (theo Phụ lục 8);
d) Hợp đồng và hóa đơn tài chính cung cấp lồng nuôi, giống nuôi (bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã).
Điều 8. Hỗ trợ thuyền viên bị nước ngoài bắt, giam giữ
1. Đối tượng được hỗ trợ: là thuyền viên hoạt động trên các tàu đã đăng ký tham gia khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa bị nước ngoài bắt, giam giữ và đối tượng là con dưới 18 tuổi, những người thân khác (vợ, bố, mẹ, ông, bà) trên 60 tuổi hoặc mất khả năng lao động, sống phụ thuộc vào thuyền viên bị giam giữ ở nước ngoài.
2. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Thuyền viên hoạt động trên tàu cá đã đăng ký tham gia thường xuyên khai thác trên các vùng biển xa thuộc danh sách tàu cá được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và Giấy phép khai thác thủy sản còn hiệu lực.
b) Tàu cá không vi phạm các quy định pháp luật về thủy sản và các quy định pháp luật khác liên quan.
c) Chủ tàu hoặc người thân của các thuyền viên trên tàu kịp thời báo cáo, cung cấp đầy đủ những thông tin biết được liên quan đến người và tàu bị bắt giữ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hoặc cư trú và Chi cục quản lý thủy sản địa phương.
d) Thông tin về tàu cá và thuyền viên bị nước ngoài bắt giữ, giam giữ, xử phạt được một trong các lực lượng: Cảnh sát biển, Bộ đội Hải quân, Bộ đội Biên phòng địa phương hoặc cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan Lãnh sự của Việt Nam tại các nước đó xác nhận.
3. Hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị hỗ trợ thuyền viên bị nước ngoài bắt, giam giữ (theo Phụ lục 9);
- Giấy xác nhận tàu cá, thuyền viên bị nước ngoài bắt, giam giữ, xử phạt của một trong các lực lượng: Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng địa phương hoặc cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan Lãnh sự của Việt Nam tại nước tàu bị bắt giữ (theo Phụ lục 10; bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã);
- Hóa đơn mua vé hoặc cuống vé phương tiện vận tải về Việt Nam đối với thuyền viên bị bắt (nếu có, bản chính);
- Bảng kê người thân của thuyền viên được nhận hỗ trợ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú (theo Phụ lục 11).
Điều 9. Về trình tự hỗ trợ ngư dân
1. Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có tàu khai thác hoặc dịch vụ khai thác hải sản ở vùng biển xa làm đơn đăng ký tàu cá thường xuyên khai thác dịch vụ khai thác dịch vụ hải sản trên các vùng biển xa (theo Phụ lục 1) gửi Chi cục quản lý thủy sản sản địa phương. Chi cục quản lý thủy sản địa phương xem xét và tổng hợp danh sách báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách các tàu cá đủ điều kiện tham gia khai thác hoặc dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.
Sau khi có quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Chi cục quản lý thủy sản địa phương thông báo cho chủ tàu để lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Chi cục quản lý thủy sản địa phương có trách nhiệm cập nhật thông tin báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt bổ sung hoặc đưa khỏi danh sách những tàu không đủ điều kiện khai thác hải sản hoặc dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, có thông báo bằng văn bản nói rõ lý do cho chủ tàu được biết.
2. Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sau khi kết thúc chuyến biển, hoàn thành việc mua bảo hiểm thân tàu, mua bảo hiểm thuyền viên, mua máy thông tin liên lạc tầm xa sóng HF tầm xa, có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS); bị bắt giữ, giam giữ, tịch thu tàu; bị đâm hư hỏng, chìm mất tàu hoặc sau khi tổ chức xong phương án nuôi trồng hải sản tại các vùng biển xa, lập hồ sơ theo hướng dẫn tại Chương II của Thông tư này gửi Chi cục quản lý thủy sản địa phương.
3. Căn cứ vào hồ sơ do ngư dân lập, Chi cục quản lý thủy sản địa phương chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ của ngư dân (thành phần của Tổ thẩm định do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định).
Kết quả thẩm định được lập thành văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và được lưu giữ tại cơ quan chủ trì thẩm định cùng với hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Trường hợp hồ sơ đề nghị hỗ trợ của ngư dân không đủ điều kiện theo qui định, cơ quan chủ trì thẩm định phải có văn bản thông báo cho ngư dân biết để tiếp tục bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
4. Căn cứ kết quả thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập báo cáo trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định danh sách hỗ trợ cho ngư dân.
a) Đối với chính sách hỗ trợ qui định tại Điều 4, 5, 6 và 7 Chương II Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ tối thiểu một Quí một lần.
b) Đối với chính sách hỗ trợ qui định tại Điều 8, Chương II Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ ngay sau khi nhân được đủ hồ sơ hợp lệ của ngư dân.
c) Quyết định hỗ trợ cho ngư dân gửi các cơ quan: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chi cục quản lý thủy sản địa phương, Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi có ngư dân được hỗ trợ.
5. Căn cứ quyết định hỗ trợ ngư dân của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Kho bạc Nhà nước huyện thông báo công khai lịch cấp tiền hỗ trợ cho ngư dân, thuyền viên để ngư dân tới Kho bạc Nhà nước huyện làm thủ tục lĩnh tiền hỗ trợ.
6. Về thủ tục lĩnh tiền tại Kho bạc Nhà nước: Ngư dân căn cứ quyết định hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và lịch cấp tiền hỗ trợ do Kho bạc Nhà nước thông báo, đến Kho bạc Nhà nước huyện để làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ. Để được nhận tiền hỗ trợ, ngư dân phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực để đối chiếu.
Chương III
LẬP DỰ TOÁN, PHƯƠNG THỨC CẤP PHÁT
VÀ THANH, QUYẾT TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ NGƯ DÂN
 
Điều 10. Lập dự toán ngân sách
1. Cùng với thời gian lập dự toán ngân sách hàng năm, căn cứ vào số lượng các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên vùng biển xa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng dự toán kinh phí thực hiện hỗ trợ chi tiết theo từng chính sách quy định tại Quyết định 48/2010/QĐ-TTg gửi Sở Tài chính; Sở Tài chính xác định phần ngân sách địa phương phải cân đối và phần ngân sách trung ương hỗ trợ theo quy định để tổng hợp vào dự toán chi ngân sách địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, trong đó báo cáo rõ tổng số kinh phí và phần kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ (chi tiết theo từng chính sách quy định tại Quyết định 48/2010/QĐ-TTg).
2. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan xác định kinh phí phần ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương theo quy định báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương hàng năm.
3. Căn cứ dự toán ngân sách đã được Thủ tướng Chính phủ giao và phần ngân sách địa phương tự đảm bảo, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lập phương án chi thực hiện chính sách theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg, trong đó xác định rõ phần ngân sách địa phương phải bố trí, phần ngân sách trung ương hỗ trợ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
4. Đối với năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, thống kê số lượng tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ khai thác hải sản đang hoạt động trên các vùng biển xa và được quản lý trên địa bàn, đồng thời xác định số đối tượng được hưởng chính sách theo quy định tại Điều 2, 3 và 4 Quyết định 48/2010/QĐ-TTg và dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện hỗ trợ trong năm 2010 báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ cho các địa phương thực hiện.
Điều 11. Phương thức cấp phát ngân sách và hạch toán ngân sách
1. Căn cứ vào các chính sách hỗ trợ quy định tại Quyết định 48/2010/QĐ-TTg và dự toán kinh phí thực hiện được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chi hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
2. Trường hợp kết thúc năm ngân sách, kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách quy định tại Quyết định 48/2010/QĐ-TTg phần ngân sách trung ương hỗ trợ không sử dụng hết (nếu có) được chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện, địa phương không được sử dụng cho mục đích khác. Trường hợp trong năm thiếu kinh phí phần ngân sách trung ương hỗ trợ theo quy định, địa phương chủ động ứng trước kinh phí thực hiện các chính sách theo quy định tại Quyết định 48/2010/QĐ-TTg từ nguồn ngân sách địa phương để chi trả cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình theo quy định, ngân sách trung ương sẽ thực hiện bổ sung vào dự toán năm sau cho địa phương.
3. Kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được hạch toán, tổng hợp vào quyết toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
4. Kinh phí hỗ trợ mua máy thông tin liên lạc của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản – Tổng cục Thủy sản được cấp từ nguồn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 12. Chế độ báo cáo
1. Định kỳ hàng quý, hàng năm Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển có trách nhiệm lập báo cáo chi tiết về tình hình chi hỗ trợ cho ngư dân theo từng loại chính sách và từng đối tượng trên địa bàn theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg.
2. Nội dung báo cáo gồm: Tổng số tiền hỗ trợ trong kỳ, trong đó: Hỗ trợ chi phí nhiên liệu; bảo hiểm; máy thông tin liên lạc; nuôi trồng hải sản, bị nước ngoài bắt giữ, tịch thu hoặc bị đâm hư hỏng, chìm mất tàu.
3. Thời gian gửi báo cáo Quý chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc Quý; báo cáo năm sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát toàn bộ việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng ngư dân theo đúng qui định tại Quyết định 48/2010/QĐ-TTg.
b) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để thực hiện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ hỗ trợ ngư dân để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định hỗ trợ theo qui định tại Chương III Thông tư này.
c) Kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg được bố trí từ ngân sách nhà nước. Các cơ quan, đơn vị lập dự toán, bổ sung vào kinh phí hoạt động hàng năm của cơ quan, đơn vị mình.
d) Đối với năm 2010: Trong khi chờ Quyết định bố trí kinh phí của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động sử dụng ngân sách địa phương để cấp kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng được hưởng chính sách thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
đ) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển qui định, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện và hỗ trợ cho ngư dân trên địa bàn cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đồng thời đảm bảo cán bộ và các điều kiện liên quan khác để triển khai thực hiện một cách có hiệu quả.
2. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và các đơn vị khác có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này.
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ban hành và áp dụng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
 
 
 
Vũ Văn Tám
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
 
 
 
Thượng tướng
Phan Trung Kiên
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
 
 
 
 
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Nơi nhận:                                                                                              
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Quốc phòng, Tài chính, Công an, KH&ĐT, Ngoại giao, Y tế, Lao động – TB&XH;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố ven biển;
- Các đơn vị thuộc các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Quốc phòng, Tài chính;
- Sở Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Bộ đội Biên phòng, Hải quân các tỉnh thành phố ven biển;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;                                                                                     
- Lưu: VT, KTBVNL, TCTS.

 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi