Bản án số 28/2020/DS-ST ngày 31/08/2020 của TAND huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Đính chính
  • Án lệ
  • BA/QĐ cùng tội danh
  • Tải về
Mục lục
Tải văn bản
Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17

Thuộc tính Bản án 28/2020/DS-ST

Tên Bản án: Bản án số 28/2020/DS-ST ngày 31/08/2020 của TAND huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Quan hệ pháp luật:
Cấp xét xử: Sơ thẩm
Tòa án xét xử: TAND huyện Châu Thành A (TAND tỉnh Hậu Giang)
Số hiệu: 28/2020/DS-ST
Loại văn bản: Bản án
Ngày ban hành: 31/08/2020
Lĩnh vực: Dân sự
Áp dụng án lệ: Không
Đính chính: Không
Thông tin về vụ/việc:
Tóm tắt Bản án

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Tải văn bản

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

BẢN ÁN 28/2020/DS-ST NGÀY 31/08/2020 VỀ TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Ngày 31 tháng 8 năm 2020, tại phòng xử án Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 74/2020/TLST-DS ngày 12 tháng 6 năm 2020 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 41/2020/QĐXXST-DS ngày 05 tháng 8 năm 2020 về việc: “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa:

1/ Nguyên đơn: Anh Võ Anh K

Địa chỉ: Ấp P, xã Ph, huyện C, tỉnh Hậu Giang

Đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn (đồng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan): Ông Võ Văn D, địa chỉ: Ấp P, xã Ph, huyện C, tỉnh Hậu Giang (Theo văn bản ủy quyền ngày 15/6/2020) (có mặt)

2/ Bị đơn: Anh Trần Đại P

Địa chỉ: Ấp C, xã N, huyện Mn, tỉnh Sóc Trăng (có mặt)

3/ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Mã Thị Bích N

Địa chỉ: Ấp P, xã Ph,, huyện C, tỉnh Hậu Giang (có mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Theo đơn khởi kiện ngày 12/5/2020 cùng các lời khai trong quá trình tố tụng và tại phiên tòa nguyên đơn, đại diện cho nguyên đơn trình bày trình:

Ngày 19/01/2020, anh Võ Anh K điều khiển mô tô biển số 95H1 – 420.47 lưu thông trên tỉnh lộ 925 theo hướng từ thị trấn Mái Dầm về Phú Hữu. Khi đi đến đoạn Cầu Thông Thuyền thì bị xe mô tô biển số 95H1 – 449.97 do anh Trần Đại P điều khiển đi ngược chiều va chạm gây tai nạn. Hậu quả anh K bị tổn thương sức khỏe và hư hỏng xe mô tô nên anh K yêu cầu bồi thường thiêt hại gồm:

- Tiền thuốc theo toa vé là 9.930.000 đồng

- Tiền chi phí sinh hoạt, ăn uống, chi phí tái khám là 4.180.000 đồng

- Tiền chi phí điều trị về sau 13.000.000 đồng

- Tiền công lao động do nguyên đơn phải nghỉ để điều trị bệnh từ ngày 19/01/2020 đến ngày 14/4/2020 nhưng chỉ yêu cầu làm tròn 2 tháng ứng với 60 ngày x 350.000 đồng/ngày = 21.000.000 đồng.

- Tiền công lao động 02 người chăm bệnh mỗi ngày 200.000 đồng x 10 ngày = 4.000.000 đồng

- Tiền tổn thất tinh thần 25.000.000 đồng

- Tiền sửa xe là 5.198.000 đồng.

Tổng số tiền yêu cầu anh Pbồi thường 82.308.000 đồng. Do khi nằm ở bệnh viện điều trị bị đơn đã bồi thường cho nguyên đơn số tiền 6.000.000 đồng nên yêu cầu bị đơn phải bồi thường 76.308.000 đồng.

Tại phiên tòa, đại diện cho nguyên đơn rút phần yêu cầu bồi thường chi phí điều trị về sau 13.000.000 đồng, đồng thời yêu cầu bồi thường ngày mất thu nhập của nguyên đơn lên 90 ngày.

Riêng ông D là người chăm sóc cho anh K tại bệnh viện, do anh K đã yêu cầu tiền mất thu nhập cho người chăm sóc người bệnh nên ông không có yêu cầu gì.

Bị đơn anh Trần Đại P trình bày: Anh thừa nhận do muốn vượt xe tải đang chạy cùng chiều phía trước nên anh đã lấn trái đường và xảy ra va chạm với xe mô tô do anh K điều khiển, anh thống nhất bồi thường cho anh K chi phí thuốc men theo toa vé hợp lý, không đồng ý bồi thường các khoản đã được bảo hiểm y tế thanh toán.

Về tiền sửa xe ban đầu nguyên đơn chỉ yêu cầu bồi thường 2.000.000 đồng nên anh P đồng ý bồi thường tiền sửa xe 2.000.000 đồng, các khoản tiền khác anh P không đồng ý bồi thường vì cho rằng lỗi tai nạn ngoài ý muốn và bản thân anh K cũng có lỗi uống rượu bia nên xác định lỗi từ hai phía.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Mã Thị Bích N trình: Bà là người chăm sóc anh K bị tai nạn. Do anh K đã yêu cầu bị đơn bồi thường tiền chi phí cho người chăm sóc nên bà không yêu cầu gì thêm.

Ý kiến đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Châu Thành:

Về tố tụng: Thẩm phán, Hội đồng xét xử thực hiện đúng thủ tục tố tụng, các đương sự chấp hành theo quy định của pháp luật.

Về nội dung vụ án: Đề nghị Hội đồng xét xử giải quyết vụ án theo hướng chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1]. Về thẩm quyền: Xuất phát từ vụ tai nạn va chạm giữa xe mô tô do nguyên đơn điều khiển với xe mô tô do bị đơn điều khiển và nguyên đơn đã khởi kiện yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại về sức khoẻ và bồi thường thiệt hại về tài sản nên xác định quan hệ pháp luật là “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Do vụ tai nạn xảy ra trên địa bàn huyện Châu Thành, vì vậy Tòa án nhân dân huyện Châu Thành thụ lý, giải quyết là đúng thẩm quyền theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự.

[2]. Về nội dung:

Căn cứ vào Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thì bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các căn cứ sau: Phải có thiệt hại xảy ra; Phải có hành vi trái pháp luật; Phải có yết tố lỗi; Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.

[2.1]. Xét về hành vi trái pháp luật và yếu tố lỗi:

Ngày 19/01/2020 anh Võ Anh K điều khiển xe mô tô chạy từ hướng thị trấn Mái Dầm về xã Phú Hữu, anh Trần Đại P điều khiển xe mô tô chạy từ hướng Phú Hữu về thị trấn Mái Dầm, khi đi đến Cầu Thông Thuyền thì hai xe va chạm với nhau. Căn cứ vào sơ đồ hiện trường thể hiện lòng đường nơi xảy ra tại nạn 08m . Hiện trường xác định theo hướng đi từ thị trấn Mái Dầm về xã Phú Hữu: xe mô tô biển số 95F1 – 420.47 của anh K nằm cách lề phải trục bánh trước 4,67m, trục bánh sau 6,15m, xe môt tô biển số 95F1 – 449.97 của anh P nằm cách lề phải trục bánh trước 02m, trục bánh sau 1,1m. Vùng va chạm giữa hai xe cách lề phải 2,7m. Theo kết quả xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, anh Võ Anh K điều khiển xe có nồng độ cồn 138,46mg/100ml máu, anh Trần Đại P điều khiển xe có nồng độ cồn 56,06mg/100ml máu.

Ngày 18/5/2020, Công an huyện Châu Thành có Bản đề nghị gửi Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, trong Bản đề nghị Công an xác định lỗi vi phạm pháp luật tham gia giao thông đối với anh P điều khiển xe trong máu có nồng độ cồn 56,06mg/100ml máu là vi phạm Điều 8 và đi không đúng phần đường quy định vi phạm vào khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ. Đối với anh K điều khiển xe trong máu có nồng độ cồn 138,46mg/100ml máu vi phạm Điều 8 Luật giao thông đường bộ. Nguyên nhân gây ra tai nạn do anh P đi không đúng phần đường quy định.

Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, anh P thừa nhận do muốn vượt xe tải đang đi cùng chiều nên anh P đã điều khiển xe máy đi sang trái và xảy ra chạm với xe mô tô do anh K điều khiển.

Từ đó cho thấy mặc dù điều khiểm xe mô tô cả anh K và anh P đều có nồng độ cồn trong máu vượt quá quy định, trong đó anh K có nồng độ cồn trong máu vượt nhiều lần quy định. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân gây ra tai nạn mà nguyên nhân do anh P vi phạm quy định tại Điều 14 Luật giao thông đường bộ, cụ thể anh P không quan sát, lấn trái đường để vượt xe tải cùng chiều trong khi đang có xe của anh K chạy ngược chiều. Chính vì bất ngờ lấn sang phần đường ngược chiều dẫn đến va chạm với xe của anh K đang chạy đúng phần đường. Do đó, xác định lỗi thuộc về anh P nên anh P phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.

[2.2]. Về thiệt hại: Sau khi tai nạn, anh K được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ với thương tích bị xay xát 02 má, ránh cung mày 02cm bên trái, dập não trán phải, xuất huyết khoang dưới nhện (theo giấy chứng nhận thương tích của bệnh viện), tỷ lệ thương tích theo Kết luận giám định là 40%.

[2.2.1]. Căn cứ vào bảng kê và phiếu thu tiền của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thời gian điều trị từ ngày 19/01/2020 đến ngày 31/01/2020 chi phí hết 6.092.366 đồng, trong đó được bảo hiểm thanh toán 4.595.570 đồng, được miễn 250.568 đồng, anh K chỉ phải nộp 1.246.228 đồng. Nguyên đơn anh K yêu cầu bị đơn phải trả khoản tiền chi phí bảo hiểm y tế đã chi trả và khoản tiền được miễn Hội đồng xét xử thấy rằng Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao quy định phần thu nhập thực tế bị thiệt hại khi người bị thiệt hại được cơ quan đơn vị trả đầy đủ lương theo quy định của pháp luật lao động, của bảo hiểm xã hội, không mất thu nhập thì không được bồi thường, người bị thiệt hại trong trường hợp hợp này cũng phải tham gia bảo hiểm xã hội và tham gia các nghĩa vụ khác theo quy định của luật lao động. Tương tự nguyên đơn tham gia bảo hiểm y tế nên được bảo hiểm thanh toán 4.595.570 đồng, nguyên đơn không phải chi trả nên không xác định thiệt hại. Mặt khác, bảo hiểm y tế là hình thức tham gia để được Nhà nước hỗ trợ khi có những rủi ro, không phải mục đích kinh doanh. Do đó, nguyên đơn không phải trả chi phí cho bệnh viện 4.595.570 đồng và được bệnh viện miễn 250.568 đồng nhưng lại yêu cầu bị đơn phải bồi thường cho nguyên đơn là không hợp lý. Nên chỉ có cơ sở buộc bị đơn bồi thường tiền chi phí từ ngày 19/01/2020 đến ngày 31/01/2020 là 1.246.228 đồng. Sau khi ra viện, anh K khám tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vào các ngày 07/2/2020; 17/02/2020; 27/02/2020; 09/3/2020 và ngày 12/03/2020 với tiền khám, tiền thuốc 1.400.266 đồng. Do bị liệt dây thần kinh số VI ảnh hưởng vận nhãn ngoài mắt trái nên anh K khám mắt tại Bệnh Viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 02/3/2020; ngày 14/4/2020 và lấy y chứng vào ngày 17/04/2020 hết 402.692 đồng. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, nguyên đơn còn mua thêm thuốc để hỗ trợ tại các nhà thuốc Trung Sơn, nhà thuốc Huỳnh Gia 1 với số tiền 692.500 đồng và đi khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang vào ngày 10/4/2020 hết 522.000 đồng là cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe của nguyên đơn nên được chấp nhận để buộc bị đơn phải bồi thường. Như vậy, tổng tiền thuốc và tiền khám tại tất cả các bệnh viện bị đơn phải bồi thường cho nguyên đơn 4.263.686 đồng.

[2.2.2] . Về chi phí tàu xe: Nguyên đơn cho rằng thuê xe taxi từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ về nhà hết 250.000 đồng (xuất viện), 04 lần đi tái khám tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ mỗi lần 100.000 đồng bằng 400.000 đồng là phù hợp. Đối với khám mắt tại Viện mắt thành phố Hồ Chí Minh, theo đại diện nguyên đơn mỗi lần nguyên đơn tự đi chi phí xe, ăn uống hết 500.000 đồng là hợp lý nên xác định 03 lần đi bằng 1.500.000 đồng. Như vậy tiền xe 2.150.000 đồng bị đơn phải bồi thường cho nguyên đơn là phù hợp.

Không chấp nhận chi phí phát sinh cho người đi theo chăm sóc vì lúc này nguyên đơn sức khỏe đã ổn định. Riêng nguyên đơn yêu cầu 100.000 đồng chi phí tái khám tại đa khoa trung ương Cần Thơ vào ngày 20/5/2020 không có chỉ định của bác sĩ, không có toa vé khám bệnh. Hơn nữa ngày 17/4/2020 theo Kết luận giám định thương tích tại Sở y tế tỉnh Hậu Giang kết luật ngoài hạn chế vận nhãn ngoài mắt trái (nguyên đơn đang điều trị tại Viện Mắt) thì tất cả các tổn thương khác đã phục hồi. Vì vậy, không có căn cứ buộc bị đơn phải trả tiền xe, ăn uống chi phí vào ngày 20/5/2020.

[2.2.3]. Về tiền ăn uống bồi dưỡng, chi phí sinh hoạt cho người bệnh và người chăm bệnh: Nguyên đơn yêu cầu 2.500.000 đồng, xét thấy quy định chi phí bồi dưỡng cho người bệnh là chi phí thuốc bổ, truyền đạm và các bồi dưỡng khác cho bệnh nhân được chỉ định của bác sĩ. Nguyên đơn không cung cấp được các chỉ định của bác sĩ cũng như các giấy tờ chi phí bồi dưỡng cho bệnh nhân. Tuy nhiên trên thực tế để người bệnh có sức khỏe điều trị, mau chóng khỏi bệnh thì cần phải được ăn uống bồi dưỡng thêm. Do đó, chấp nhận tiền bồi dưỡng cho người bệnh mỗi ngày100.000 đồng x 11 ngày bằng 1.100.000 đồng. Đối với các chi phí ăn uống bình thường của người bệnh và người nuôi bệnh không được chấp nhận bởi lẽ đây là nhu cầu hằng ngày của mỗi một con người.

[2.2.4]. Về tiền mất thu nhập của người bệnh và người chăm sóc cho người bệnh: Trong quá trình điều trị, thấy rằng mặc dù nguyên đơn anh K đã tốt nghiệp trường cao đẳng nghề nên xác định là thợ tay nghề kỹ thuật tuy nhiên tại thời điểm xảy ra tại nạn anh K mới vừa đi làm hàn điện chưa đầy 01 tháng tại Nhà máy giấy Lee & Man, không có hợp đồng lao động mà chỉ làm theo thời vụ nên xác định công việc không ổn định. Hơn nữa, nguyên đơn không có bất cứ giấy tờ chứng minh cho mức thu nhập của nguyên đơn nên căn cứ thu nhập hiện tại 320.000 đồng/ngày là phù hợp. Về thời gian mất thu nhập, theo đơn khởi kiện và quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn yêu cầu 60 ngày công lao động, tại phiên tòa đại diện cho nguyên đơn tăng ngày công là 90 ngày, xét thấy anh K điều trị tại bệnh viện 11 ngày từ ngày 19/01/2020 đến ngày 31/01/2020, như vậy mức nghỉ dưỡng thêm 49 ngày (chưa kể ngày nghỉ chủ nhật, lễ, tết) là hợp lý. Do đó tiền mất thu nhập được tính 60 ngày x 320.000 đồng/ngày = 19.200.000 đồng Đối với với thu nhập bị mất của người chăm bệnh: Theo hướng dẫn Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP nguyên tắc chỉ được tính cho một người với mức thu nhập lao động phổ thông tại địa phương 200.000 đồng là hợp lý nên được tính 200.000 đồng x 10 ngày (thời gian theo yêu cầu của nguyên đơn) = 2.000.000 đồng.

[2.2.5]. Về chi phí sửa chữa xe: Xét thấy tại thời điểm xảy ra tại nạn, Cơ quan có thẩm quyền đã lập biên bản ghi nhận hiện trạng xe bị hư hỏng nhiều bộ phận, quá trình giải quyết vụ án, bị đơn thống nhất để bị đơn tự đi sửa xe cho nguyên đơn.nhưng bị đơn không sửa nên nguyên đơn đã phải tự đi sửa với tổng kinh phí 5.198.000 đồng. Do đó, buộc bị đơn phải bồi thường toàn bộ tiền sửa xe cho nguyên đơn là phù hợp.

Ngoài ra nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả khoản tiền chi phí khám chữa mắt sau này 13.000.000 đồng, đây là khoản chi phí chưa phát sinh. Tại phiên tòa, đại diện cho nguyên đơn rút yêu cầu nên được đình chỉ. Dành cho nguyên đơn quyền khởi kiện thành vụ kiện khác khi có phát sinh.

[2.2.6]. Đối với số tiền tổn thất tinh thần: Nguyên đơn yêu cầu 25.000.000 đồng do bị liệt dây thần kinh số VI ảnh hưởng đến mắt, xét thấy tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào ảnh hưởng nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt cá nhân… Căn cứ vào kết luận giám định thương tích, tổn thương của nguyên đơn đã phục hồi, không để lại dấu vết và nguyên đơn đã làm việc bình thường. Riêng hạn chế vận nhãn ngoài mắt trái nguyên đơn hiện vẫn đang tiếp tục trong quá trình điều trị chưa kết luận được có phục hồi toàn bộ hay không do đó cũng chưa có căn cứ để buộc bị đơn phải chịu, nếu sau khi điều trị có phát sinh mới nguyên đơn có quyền khởi kiện thành vụ kiện khác.

Từ các cơ sơ trên, tổng số tiền thiệt hại sức khỏe và tài sản là 33.911.686 đồng bị đơn phải có trách nhiệm bồi thường cho nguyên đơn. Do bị đơn đã trả cho nguyên đơn được 6.000.000 đồng nên bị đơn còn phải tiếp tục bồi thường cho nguyên đơn 27.911.686 đồng.

[5] Án phí dân sự sơ thẩm: Bị đơn phải chịu theo quy định của pháp luật.

Vì caùc leõ trên;

QUYẾT ĐỊNH:

Áp dụng: Điều 584, 589, 590 Bộ luật dân sự năm 2015, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, Điều 147, Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định án phí về lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Buộc anh Trần Đại P phải bồi thường cho anh Võ Anh K tổng số tiền thiệt hại về sức khỏe và thiệt hại về tài sản là 27.911.686 đồng (Hai mươi bảy triệu chín trăm mười một nghìn sáu trăm tám mươi sáu đồng).

2. Chưa chấp nhận yêu cầu bồi thường tiền tổn thất tinh thần 25.000.000 đồng. Dành quyền khởi kiện cho nguyên đơn thành vụ kiện khác khi có phát sinh.

3. Đình chỉ phần yêu cầu bồi thường chi phí chữa bệnh phát sinh sau này 13.00.000 đồng. Dành quyền khởi kiện cho nguyên đơn thành vụ kiện khác khi có phát sinh.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, bên phải thi hành án chậm trả số tiền thi hành án thì còn phải chịu khoản lãi chậm trả theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.

4. Án phí dân sự sơ thẩm: Bị đơn phải chịu phải chịu 1.395.000 đồng (Một triệu ba trăm chín mươi lăm nghìn đồng). Nguyên đơn được nhận lại số tiền tạm ứng án phí 300.000 đồng theo biên lai thu tiền số 0004097 ngày 15/7/2020 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án dân sự, tự nguyện thi hành án hoặc cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 ,7a, 7b và Điều 9 Luật thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

5. Nguyên đơn, đại diện cho nguyên đơn (nếu được ủy quyền), bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Bản án cùng lĩnh vực

Bản án mới nhất