Biển báo nguy hiểm và cảnh báo - Đặc điểm và ý nghĩa

Các biển báo nguy hiểm và cảnh báo được sử dụng trên đường để nhắc nhở người tham gia giao thông về các vật cản, mối nguy phía trước. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của các biển báo này.


1. Biển báo nguy hiểm và cảnh báo là gì?

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời.

Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo là báo hiệu cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường.

Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo trên đường, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống xấu có thể xảy ra để phòng ngừa, hạn chế thiệt hại do tai nạn.

Đây là một trong 05 nhóm biển báo giao thông hiện nay bao gồm: Biển báo cấm; biển báo hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển báo chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.

Người tham tham gia giao thông bắt gặp biển báo giao thông nguy hiểm và cảnh báo trên đường cần tuân thủ chỉ dẫn của biển báo bởi theo khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người tham gia giao thông có nghĩa vụ phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó bao gồm cả các biển báo nguy hiểm.


2. Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì?

Đặc điểm của nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo rất dễ nhận biết với dạng biển báo hình tam giác đều, đỉnh lượn tròn, đường viền bên ngoài màu đỏ, nền biển báo màu vàng, chính giữa có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu, cảnh báo đến người tham gia giao thông.

Với sắc màu chủ đạo là đỏ, vàng và đen, biển báo nguy hiểm và cảnh báo vừa gây được sự chú ý của người tham gia giao thông mà cũng không bị nhầm lẫn với nhóm biển báo cấm có nền màu trắng.

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được đặt theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển. Đặt trước nơi định báo một khoảng cách phù hợp với phương tiện tham gia giao thông và thực tế hiện trường đảm bảo dễ quan sát, không ảnh hưởng tới tầm nhìn.

Khoảng cách từ biển đến nơi định báo nên thống nhất trên cả đoạn đường có tốc độ trung bình xe như nhau. Trường hợp đặc biệt cần thiết, có thể đặt biển xa hoặc gần hơn, cần thiết có thêm biển phụ số S.502.

>> Liên hệ ngay tổng đài  19006192 để được hỗ trợ sớm nhất về các vấn đề giao thông mà bạn gặp phải.
Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì?
Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì? (Ảnh minh họa)

3. Ý nghĩa biển báo nguy hiểm và cảnh báo

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo có ý nghĩa báo hiệu tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường phía trước để người tham gia giao thông được biết và chủ động xử lý tình huống.

Tuy nhiên mỗi biển báo lại mang một ý nghĩa riêng biệt và được ghi nhận theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT như sau:

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 201a "Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái", báo trước sắp đến một chỗ ngoặt nguy hiểm phía bên trái

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 201b "chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải", báo trước sắp đến một chỗ ngoặt nguy hiểm phía bên phải

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.201c chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe bên phải khi đường cong vòng sang trái

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.201d chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe bên trái khi đường cong vòng bên phải.

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 202a "Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp", báo trước sắp đến nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp trong đó chỗ ngoặt đầu tiên hướng vòng bên trái.

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 202b "Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp", báo trước sắp đến nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp trong đó chỗ ngoặt đầu tiên hướng vòng bên phải.

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 203a "Đường bị hẹp cả hai bên", báo trước sắp đến một đoạn đường bị hẹp đột ngột cả hai bên.

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 203b "Đường bị hẹp về phía trái", báo trước sắp đến một đoạn đường bị hẹp đột ngột phía bên trái.

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 203c "Đường bị hẹp về phía phải", báo trước sắp đến một đoạn đường bị hẹp đột ngột phía bên phải.

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 204 "Đường hai chiều", báo trước sắp đến đoạn đường do sửa chữa hoặc có trở ngại ở một phía đường mà phải tổ chức đi lại cho phương tiện cả hai chiều trên phía đường còn lại hoặc để báo trước đoạn đường đôi tạm thời hoặc đoạn đường có chiều xe đi và về đi chung.

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 205a "Đường giao nhau cùng cấp", báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên)  trên cùng một mặt bằng.

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 205b "Đường giao nhau cùng cấp", báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên)  trên cùng một mặt bằng

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 205c "Đường giao nhau cùng cấp", báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên)  trên cùng một mặt bằng

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 205d "Đường giao nhau cùng cấp", báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên)  trên cùng một mặt bằng

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 205e "Đường giao nhau cùng cấp", báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên)  trên cùng một mặt bằng

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 206 "Giao nhau chạy theo vòng xuyến", báo trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa nút giao, các loại xe qua nút giao phải đi vòng xuyến quanh đảo an toàn theo chiều mũi tên

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 207a "Giao nhau với đường không ưu tiên", báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 207b "Giao nhau với đường không ưu tiên", báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 207c "Giao nhau với đường không ưu tiên", báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 207d "Giao nhau với đường không ưu tiên", báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 207e - "Giao nhau với đường không ưu tiên", báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 207f "Giao nhau với đường không ưu tiên", báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 207g "Giao nhau với đường không ưu tiên", báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 207h "Giao nhau với đường không ưu tiên", báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 207i "Giao nhau với đường không ưu tiên", báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 207k "Giao nhau với đường không ưu tiên", báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 208 "Giao nhau với đường ưu tiên", để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 209 "Giao nhau có tín hiệu đèn", báo trước nơi giao nhau có điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn trong trường hợp người lái xe khó quan sát để kịp thời xử lý

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 210 " Giao nhau với đường sắt có rào chắn", báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hay rào chắn nửa kín và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 211a "Giao nhau với đường sắt không có rào chắn", báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 211b "Giao nhau với đường tàu điện", chỉ nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường tàu điện

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 212"Cầu hẹp", báo trước sắp đến cầu hẹp là loại cầu có chiều rộng phần xe chạy nhỏ hơn hoặc bằng 4,5m

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 213 "Cầu tạm", báo trước sắp đến cầu tạm là loại cầu được làm để sử dụng tạm thời cho xe cộ qua lại

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 214 "Cầu quay-cầu cất", báo phía trước gặp cầu xoay, cầu cất là loại cầu trong từng thời gian có cắt giao thông đường bộ bằng cách quay hoặc nâng nhịp thông thuyền để cho tàu thuyền qua lại. Các phương tiện đi trên đường bộ phải dừng lại chờ đợi

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 215 "Kè, vực sâu phía trước", báo trước sắp tới những vị trí có kè chắn vực sâu, hoặc sông suối đi sát đường, cần đề phòng tình huống nguy hiểm rơi xuống vực sâu hoặc sông suối (thường có ở những chỗ ngoặt nguy hiểm)

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 216 "Đường ngầm", báo trước những vị trí có đường ngầm (đường tràn)

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 217 "Bến phà", báo trước sắp đến bến phà

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 218 "Cửa chui", để báo trước sắp đến đường có cổng chắn ngang, kiểu cổng như đường hầm, cổng thành, cầu vượt đường bộ dạng cầu vòm...

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 219 "Dốc xuống nguy hiểm", báo trước sắp tới đoạn đường xuống dốc nguy hiểm

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số 220 "Dốc lên nguy hiểm", báo trước sắp tới đoạn đường lên dốc nguy hiểm

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớDanh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.221a và W.221b "Đường không bằng phẳng" để báo trước sắp tới đoạn đường có mặt đường không bằng phẳng, lồi lõm, v.v... xe chạy với tốc độ cao sẽ nguy hiểm

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.222a "Đường trơn" để báo trước sắp tới đoạn đường có thể xảy ra trơn trượt đặc biệt là khi thời tiết xấu, mưa phùn

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.222b "Lề đường nguy hiểm" để báo những nơi lề đường không ổn định, khi xe đi vào dễ gây văng đất đá hoặc bánh xe quay tại chỗ

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớDanh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.223 (a,b) "Vách núi nguy hiểm" để báo hiệu đường đi sát vách núi

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.224 "Đường người đi bộ cắt ngang" để báo trước sắp tới phần đường dành cho người đi bộ sang qua đường

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.225 "Trẻ em" để báo trước là gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập trên đường như ở vườn trẻ, trường học, câu lạc bộ

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.226 "Đường người đi xe đạp cắt ngang" để báo trước là gần tới vị trí thường có người đi xe đạp từ những đường nhỏ cắt ngang qua hoặc từ đường dành cho xe đạp đi nhập vào đường ô tô

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.227 "Công trường" để báo trước gần tới đoạn đường đang tiến hành thi công sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có người và máy móc đang làm việc trên mặt đường

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớDanh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.228 (a,b) "Đá lở" để báo trước gần tới đoạn đường có hiện tượng đất đá từ trên ta luy dương sụt lở bất ngờ gây nguy hiểm cho xe cộ và người đi đường, đặc biệt là ở những đoạn đường miền núi

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.228c "Sỏi đá bắn lên" để báo trước nơi có kết cấu mặt đường rời rạc, khi phương tiện đi qua, làm cho các viên đá, sỏi băng lên gây nguy hiểm và mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.228d "Nền đường yếu" để cảnh báo những đoạn nền đường yếu, đoạn đường đang theo dõi lún mà việc vận hành xe ở tốc độ cao có thể gây nguy hiểm

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.229 "Dải máy bay lên xuống" để báo trước đoạn đường ở vùng sát đường băng sân bay và cắt ngang qua hướng máy bay lên xuống ở độ cao không lớn

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.230 "Gia súc" để báo trước gần tới đoạn đường thường có gia súc thả rông hoặc lùa qua ngang đường, đường ở vùng đồng cỏ của nông trường chăn nuôi, vùng thảo nguyên

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.231 "Thú rừng vượt qua đường" để báo trước gần tới đoạn đường thường có thú rừng qua đường như đường đi qua rừng hay khu vực bảo tồn thiên nhiên cấm săn bắn

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.232 "Gió ngang” để báo trước gần tới đoạn đường thường có gió ngang thổi mạnh gây nguy hiểm

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.233 "Nguy hiểm khác" được đặt nếu trên đường có những nguy hiểm mà không thể vận dụng được các kiểu biển từ biển số W.201a đến biển số W.232

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.234 "Giao nhau với đường hai chiều": Trên đường một chiều, để báo trước sắp đến vị trí giao nhau với đường hai chiều

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.235 "Đường đôi" để báo trước sắp đến đoạn đường có chiều đi và chiều về phân biệt bằng dải phân cách cứng

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.236 "Kết thúc đường đôi" để báo trước sắp kết thúc đoạn đường có chiều đi và chiều về phân biệt bằng dải phân cách cứng

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.237 "Cầu vồng" dùng để nhắc nhở lái xe phải thận trọng. Biển đặt ở trên đoạn đường sắp đến công trình có độ vồng lớn ảnh hưởng tới tầm nhìn

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.238 được đặt trên đường nhánh nhập vào đường cao tốc để báo cho các phương tiện đi trên đường này biết có "Đường cao tốc phía trước"

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.239a "Đường cáp điện ở phía trên" đặt  ở những nơi có đường dây điện cắt ngang phía trên tuyến đường

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển báo W.240 "Đường hầm" để nhắc lái xe chú ý chuẩn bị đi vào hầm đường bộ

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.241 "Ùn tắc giao thông" để báo đoạn đường hay xảy ra ùn tắc giao thông

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớDanh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.242 (a,b) "Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ" để bổ sung cho biển số W.211 "Giao nhau với đường sắt không có rào chắn", đặt biển số W.242 (a,b) để chỉ chỗ đường sắt giao vuông góc đường bộ. Biển đặt trên đường bộ cách ray gần nhất của đường sắt 10 m

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớDanh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển báo số W.243 (a,b,c) "Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ" để báo trước sắp đến vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt cùng mức, không vuông góc và không có người gác, không có rào chắn

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.244 "Đoạn đường hay xảy ra tai nạn" dùng để cảnh báo nguy hiểm đoạn đường phía trước thường xảy ra tai nạn để lái xe cần đặc biệt chú ý.

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớDanh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.245 (a,b) "Đi chậm" dùng để nhắc lái xe giảm tốc độ đi chậm khi đến đoạn đường yêu cầu đi chậm.

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớDanh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớDanh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.246 (a,b,c) "Chú ý chướng ngại vật" dùng để báo trước cho lái xe biết phía trước có chướng ngại vật, xe cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo.

Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Biển số W.247 "Chú ý xe đỗ" để cảnh báo có các loại xe ôtô, máy kéo, rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ôtô hoặc ôtô đầu kéo, xe máy chuyên dùng đang đỗ chiếm một phần đường xe chạy.

4. Khi gặp biển báo nguy hiểm phải làm gì?

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải thực hiện ngay các hành động sau:

- Giảm tốc độ đến mức cần thiết để có thể đánh lái hoặc phanh kịp thời trước tình huống nguy hiểm.

- Chú ý quan sát đoạn đường phía trước để chủ động điều hướng phương tiện vượt qua vật cản hoặc chỗ nguy hiểm.

- Tập trung tay lái và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.


5. Giải đáp thắc mắc về biển báo nguy hiểm

5.1. Biển báo nguy hiểm chủ yếu có dạng thế nào?

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo chủ yếu có dạng hình tam giác đều, đầu lượn tròn, đỉnh hướng lên trên (trừ biển báo giao nhau với đường ưu tiên có đỉnh hướng xuống dưới).

Màu chủ đạo của nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là màu vàng, đỏ và đen. Viền biển báo màu đỏ, nền màu vàng và hình vẽ bên trong màu đen.

Tuy nhiên cũng có một vài ngoại lệ có hình dạng khác đó là biển báo nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ (hình chữ X màu trắng, viền đỏ) và biển báo nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ (hình chữ nhật nền trắng có thêm vạch màu đỏ).

5.2. Hiệu lực của biển báo nguy hiểm đến đâu?

Theo Điều 19 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường theo chiều xe chạy.

Khi biển báo nguy hiểm và cảnh báo được sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo chỉ dẫn của biển báo đó.

Trường hợp biển báo nguy hiểm được sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo thứ  tự sau: (1) Hiệu lệnh của đèn tín hiệu >> (2) Hiệu lệnh của biển báo nguy hiểm và cảnh báo.

5.3. Không tuân thủ hướng dẫn của biển báo nguy hiểm có bị phạt?

Căn cứ Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008, mỗi người tham gia giao thông đềucó trách nhiệm phải tuân thủ hệ thống báo hiệu đường bộ.

Do đó, nếu cố tình không thực hiện theo chỉ dẫn của biển báo giao thông, tài xế sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông như sau:

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Phạt tiền

Vi phạm mà gây tai nạn

Ô tô

300.000 - 400.000 đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 11 Điều 5

Xe máy

100.000 - 200.000 đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 10 Điều 6

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

100.000 - 200.000 đồng

Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng

Điểm a khoản 1 và điểm b khoản 10 Điều 7

Xe đạp

80.000 - 100.000 đồng

Điểm a khoản 1 Điều 8

Người đi bộ

60.000 - 100.000 đồng

Điểm b khoản 1 Điều 9

Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

60.000 - 100.000 đồng

Điểm b khoản 1 Điều 10

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến biển báo nguy hiểm và cảnh báo mà người tham gia giao thông cần chú ý. Để được giải đáp chi tiết các thắc mắc liên quan đến giao thông, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử, bị xử lý thế nào?

Bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử, bị xử lý thế nào?

Bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử, bị xử lý thế nào?

Bạo lực học đường đã xảy ra từ nhiều năm nay, là tình trạng đáng báo động trong môi trường học tập. Có không ít trường hợp bạo lực học đường gây ra hậu quả nghiêm trọng khiến nạn nhân phải tự tử. Vậy, dưới góc độ pháp lý, bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử bị xử lý thế nào?