Sau đây là những thông tin đáng chú ý liên quan đến đường một chiều và các biển báo đường một chiều mà mọi người tham gia giao thông cần nắm rõ để tránh bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính.
- 1. Đường một chiều là gì? Kí hiệu đường 1 chiều
- 1.1. Thế nào là đường một chiều?
- 1.2. Kí hiệu đường một chiều
- 2. Phân biệt đường một chiều và đường hai chiều
- 3. Các loại biển báo đường một chiều: Đặc điểm và ý nghĩa?
- 3.1. Biển báo I.407a “Đường một chiều”
- 3.2. Biển báo I.407b “Đường một chiều”
- 3.3. Biển báo I.407c “Đường một chiều”
1. Đường một chiều là gì? Kí hiệu đường 1 chiều
1.1. Thế nào là đường một chiều?
Theo hướng dẫn tại Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.
Các phương tiện lưu thông trên đường này chỉ được được phép đi theo một chiều nhất định. Quy định này áp dụng đối với tất cả các phương tiện tham gia giao thông, trừ các xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Bởi khoản 2 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nêu rõ, xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật được phép đi vào đường ngược chiều.
1.2. Kí hiệu đường một chiều
Đường một chiều hiện không có ký hiệu cố định mà được nhận diện thông qua các biển báo giao thông báo hiệu đường một chiều bao gồm: Biển báo I.407a “Đường một chiều”, biển báo I.407b “Đường một chiều”, biển báo I.407c “Đường một chiều” và biển báo P.102 “Cấm đi ngược chiều”.
Để nhận biết đường một chiều một cách đơn giản, người tham gia giao thông trước hết cần quan sát tìm biển báo giao thông trước đoạn giao nhau.
Nếu đã đi vào đoạn đường đó rồi thì có thể nhìn xung quanh hướng bạn đang lưu thông xem rằng có xe đi cùng chiều với mình không. Nếu không có xe cùng loại xe với mình, khả năng cao bạn đã đi ngược với hướng mà đường cho phép lưu thông.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé vào nhà dân xung quanh để hỏi đường để chắc chắn đoạn đường phía trước có phải đường một chiều hay không. Đôi khi đang lưu thông trên đường mà có người vẫy tay và chỉ hướng ngược lại với bạn thì khả năng cao là họ đang cố gắng ra hiệu là bạn đang đi vào chiều cấm và nhắc bạn hãy quay xe lại ngay.
2. Phân biệt đường một chiều và đường hai chiều
Người tham gia giao thông có thể dễ dàng phân biệt đường một chiều và đường 2 chiều thông qua các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí |
Đường một chiều |
Đường hai chiều |
Định nghĩa |
Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều. |
Đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách. |
Biển báo nhận diện |
Biển báo I.407a,b,c “Đường một chiều” và biển báo P.102 “Cấm đi ngược chiều”.
|
Biển báo W.204 “Đường 2 chiều” và Biển báo W.234 “Giao nhau với đường hai chiều” |
Số làn đường |
Có thể có một hoặc nhiều làn đường, được ngăn cách bằng vạch kẻ đường |
Phải có từ hai làn đường trở lên, được ngăn cách bằng vạch kẻ đường |
3. Các loại biển báo đường một chiều: Đặc điểm và ý nghĩa?
Sau đây là các biển báo hiệu đường một chiều mà mọi tài xế cần chú ý quan sát trước khi chuyển hướng vào đoạn đường phía sau biển báo này.
3.1. Biển báo I.407a “Đường một chiều”
Biển báo I.407a đặt phía sau nơi đường giao nhau. Trường hợp đoạn đường đã bố trí biển R.302 “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật” tại các đầu dải phân cách thì không nhất thiết đặt biển báo I.407a.
Biển báo này yêu cầu các phương tiện phải đi theo chiều vào theo mũi tên trên biển báo, cấm quay đầu ngược lại, trừ các xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ như xe chữa cháy; xe quân sự, công an; xe cứu thương,…
Để báo hết đoạn đường một chiều, người ra sẽ bố trí biển báo I.204 “Đường hai chiều” nhằm cho biết bắt đầu đoạn đường phía trước có thể đi theo hai chiều.
3.2. Biển báo I.407b “Đường một chiều”
Biển số I.407b cũng được đặt trước nơi đường giao nhau và đặt trên đường chuẩn bị đi vào đường một chiều.
Tương tự như biển báo I.407a, biển báo I.407b cũng chỉ cho phép các phương tiện đi theo chiều mũi tên chỉ, cấm quay đầu, trừ xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ như như xe chữa cháy đi; xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; xe cứu thương,…
Khi hết đường một chiều người ta sẽ bố trí biển báo I.204 “Đường hai chiều” để báo hiệu bắt đầu đi hai chiều.
3.3. Biển báo I.407c “Đường một chiều”
Biển báo I.407c cũng được đặt trước nơi đường giao nhau và đặt trên đường chuẩn bị đi vào đường một chiều.
Biển báo này chỉ cho phép các phương tiện đi theo chiều mũi tên chỉ, cấm quay đầu xe, trừ các xe ưu tiên như xe chữa cháy đi; xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; xe cứu thương…
Để báo hết đường một chiều, người ta sẽ lắp biển báo I.204 “Đường hai chiều” để báo hiệu bắt đầu đi hai chiều.
3.4. Biển báo P.102 “Cấm đi ngược chiều”
Biển báo cấm đi ngược chiều là một biển báo giao thông thuộc nhóm biển báo cấm với đặc điểm như sau: Hình tròn với hai tông màu là đỏ và trắng, cụ thể nền màu biển màu đỏ, bên trong có một gạch ngang to màu trắng ở giữa.
Do biển báo cấm đi ngược chiều được đặt ở đầu các tuyến đường một chiều nên còn có tên gọi khác là biển báo đường một chiều.
Tại đoạn đường có cắm biển báo cấm đi ngược chiều, các phương tiện không được đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ.
Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường theo cả hai chiều. Chiều đi ngược lại với chiều đặt biển P.102 mới là lối đi thuận chiều, các loại xe được phép đi.
4. Chạy xe trên đường một chiều cần lưu ý gì?
Khi quan sát thấy biển báo đường một chiều, các tài xế cần tham gia giao thông cần chú ý một số vấn đề sau:
1 - Chạy xe theo đúng hướng mà biển báo chỉ dẫn.
Theo hướng dẫn tại Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo hiệu đường 1 chiều chỉ cho phép phương tiện đi theo chiều mũi tên chỉ. Thấy biển báo cấm đi ngược chiều thì không được đi vào theo chiều đặt biển.
Các phương tiện di chuyển trên đường một chiều không được phép quay đầu xe.
Quy định về đường một chiều áp dụng với tất cả phương tiện, trừ xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ.
2 - Chú ý về sử dụng làn đường trên đường một chiều.
Theo khoản 2 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, nếu trên đường một chiều có nhiều làn xe được phân biệt bằng vạch kẻ đường thì các phương tiện phải di chuyển như sau:
- Xe thô sơ phải chạy trên làn đường bên phải trong cùng.
- Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng chạy trên làn đường bên trái.
3 - Không dừng đỗ, đỗ xe tùy tiện trên đường một chiều.
Theo điểm a khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện không được phép dừng xe, đỗ xe tại vị trí bên trái đường một chiều.
>> Nếu bị Cảnh sát giao thông bắt lỗi vi phạm khi di chuyển trên đường một chiều, gọi ngay tổng đài 19006192 để được tư vấn thêm.
5. Tốc độ cho phép đi trên đường một chiều là bao nhiêu?
Theo Điều 6 và Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, các xe đi trên đường một chiều cần điều chỉnh tốc độ di chuyển như sau:
* Tại khu vực đông dân cư:
Tốc độ tối đa cho phép chạy xe trên đường một chiều như sau:
Loại xe |
Tốc độ tối đa |
|
Đường một chiều có 02 làn trở lên |
Đường một chiều có 01 làn xe |
|
- Ô tô - Xe mô tô hai bánh, ba bánh (không bao gồm xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, kể cả xe máy điện) - Máy kéo - Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô |
60km/h |
50km/h |
* Ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
Loại xe |
Tốc độ tối đa |
|
Đường một chiều có 02 làn trở lên |
Đường một chiều có 01 làn xe |
|
Ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải đến 3,5 tấn |
90km/h |
80 km/h |
Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc) |
80 km/h |
70 km/h |
Xe buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông) |
70 km/h |
60 km/h |
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc |
60 km/h |
50 km/h |
6. Đi vào đường một chiều phạt bao nhiêu?
Theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, trường hợp đi ngược chiều trên đường một chiều sẽ bị xử phạt về lỗi đi ngược chiều như sau:
Lỗi |
Mức phạt đối với phương tiện |
|||
Ô tô |
Xe máy |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng |
Xe đạp, xe đạp điện, xe thô sơ khác |
|
Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” |
04 - 06 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng (Điểm c khoản 5 và điểm c khoản 11 Điều 5) |
01 - 02 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (Điểm c khoản 5 và điểm b khoản 10 Điều 6) |
800.000 - 01 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng giao thông từ 01 - 03 tháng (Điểm c khoản 4 và điểm a khoản 10 Điều 7) |
300.000 - 400.000 đồng (Điểm c khoản 3 Điều 8) |
Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” mà gây tai nạn |
10 - 12 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng (Điểm a khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5) |
04 - 05 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng (Điểm b khoản 7 và điểm c khoản 10 Điều 6) |
06 - 08 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng giao thông từ 02 - 04 tháng (Điểm a khoản 7 và điểm b khoản 10 Điều 7) |
Không quy định |
7. Giải đáp một số thắc mắc về đường một chiều
7.1. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn, các xe đi như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường thì các phương tiện phải di chuyển như sau:
- Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng.
- Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
Các phương tiện cần tuân thủ nguyên tắc này để đảm bảo việc di chuyển được thuận lợi, hạn chế ùn tắc giao thông cũng như tránh việc bị xử phạt vi phạm hành chính.
7.2. Lùi xe trên đường một chiều được không?
Theo Nghị định xử phạt vi phạm giao thông, các phương tiện bao gồm ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng không được phép lùi xe trên đường một chiều. Nếu cố tình vi phạm, các phương tiện này sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Lỗi |
Mức phạt đối với phương tiện |
|
Ô tô |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng |
|
Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” |
800.000 - 01 triệu đồng (Điểm o khoản 3 Điều 5) |
300.000 - 400.000 đồng (Điểm b khoản 2 Điều 7) |
Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn |
10 - 12 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng (Điểm a khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5) |
06 - 08 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng giao thông từ 02 - 04 tháng (Điểm a khoản 7 và điểm b khoản 10 Điều 7) |
7.3. Đường một chiều có được đỗ xe không?
Điểm a khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ nêu rõ, người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại vị trí bên trái đường một chiều.
Nếu cố tình vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Lỗi |
Mức phạt đối với phương tiện |
|
Ô tô |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng |
|
Dừng xe, đỗ xe tại vị trí bên trái đường một chiều |
02 - 03 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (Điểm d khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5) |
300.000 - 400.000 đồng (Điểm d khoản 2 Điều 7) |
Dừng xe, đỗ xe tại vị trí bên trái đường một chiều gây tai nạn |
10 - 12 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng (Điểm a khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5) |
06 - 08 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng giao thông từ 02 - 04 tháng (Điểm a khoản 7 và điểm b khoản 10 Điều 7) |
Trên đây là các thông tin về đường một chiều và những lưu ý khi tham gia giao thông trên đoạn đường này. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.