Ý nghĩa của Biển báo cấm đi ngược chiều và mức phạt vi phạm

Khi tham gia giao thông, việc bắt gặp các biển báo cấm đi ngược chiều trên các tuyến đường một chiều không hề hiếm gặp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại biển báo này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về biển báo cấm đi ngược chiều và mức phạt khi vi phạm.


Nhận dạng Biển báo cấm đi ngược chiều

Mang những nét đặc trưng của nhóm biển báo cấm, biển báo cấm đi một chiều cũng có dạng hình tròn với hai màu sắc đỏ và trắng.

Ý nghĩa của Biển báo cấm đi ngược chiều và mức phạt vi phạm

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT, biển báo cấm đi ngược chiều được ký hiệu là P.102. Biển báo giao thông này có hình tròn, nền đỏ và một gạch ngang to màu trắng ở giữa.

Hiện này, biển báo Cấm đi ngược chiều được làm bằng tôn mạ kẽm, có màng phản quang nên nếu di chuyển trong điều kiện trời tối hoặc thời tiết xấu, người tham gia giao thông vẫn có thể nhận diện được. Biển báo cấm đi ngược chiều được đặt ở đầu các tuyến đường một chiều nên còn có thể hiểu là biển báo đường một chiều.


Ý nghĩa của Biển báo cấm đi ngược chiều

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, biển báo cấm đi ngược chiều để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe ưu tiên được liệt kê tại Khoản 2 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ: Xe chữa cháy; xe quân sự, xe công an đi, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương; xe hộ đê… đi làm nhiệm vụ.

Riêng người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường. Như vậy, tất cả các phương tiện đều không được phép đi vào đoạn đường có đặt biển báo này ở đầu, trừ các xe ưu tiên kể trên.

Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định chiều đi ngược lại với chiều đặt biển P.102 là lối đi thuận chiều. Do đó, hướng di chuyển cùng với chiều đặt biển báo là hướng bị cấm, các phương tiện chỉ được di chuyển ngược chiều đặt biển báo.

Đồng nghĩa với đó, những phương tiện đang di chuyển đúng hướng sẽ không được phép quay đầu xe theo hướng ngược lại.

Ý nghĩa của Biển báo cấm đi ngược chiều và mức phạt vi phạm

Biển báo cấm đi ngược chiều​ (Ảnh minh họa)


Đi ngược chiều, người tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Hiện nay, người tham gia giao thông vi phạm lỗi đi ngược chiều sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

Theo đó, lỗi đi ngược chiều được xác định khi thực hiện một trong các hành vi sau:

- Đi ngược chiều của đường một chiều;

- Đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

Người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi trên sẽ bị xử phạt theo mức sau:

Phương tiện

Mức phạt tiền

Hình thức xử phạt bổ sung

Vi phạm

Gây tai nạn

Xe đạp

200.000 - 300.000 đồng
(điểm c khoản 3 Điều 8)

Xe máy

01 - 02 triệu đồng
(khoản 5 Điều 6)

04 - 05 triệu đồng
(điểm b khoản 7 Điều 6)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng hoặc từ 02-04 tháng nếu gây tai nạn
(điểm b, c khoản 10 Điều 6)

Ô tô

03 - 05 triệu đồng
(điểm c khoản 5 Điều 5)

10 - 12 triệu đồng
(điểm a khoản 7 Điều 5)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng
(điểm c khoản 11 Điều 5)

Đặc biệt, theo Nghị định 100/2019, nếu đi ngược chiều trên đường cao tốc, người lái ô tô sẽ bị phạt từ 16 - 18 triệu đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 - 07 tháng (điểm a khoản 8 và điểm đ khoản 11 Điều 5).

Trên đây là những lưu ý về Biển báo cấm đi ngược chiều mà mọi người dân cần biết. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần ghi nhớ

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.