Nộp chậm hồ sơ dưỡng sức sau sinh, bảo hiểm có thanh toán tiền không?

Công ty nộp chậm hồ sơ dưỡng sức sau sinh, liệu cơ quan bảo hiểm có chi trả tiền chế độ cho người lao động không? Nếu bị từ chối thanh toán tiền, người lao động làm gì để đòi quyền lợi?


1. Thời hạn nộp hồ sơ dưỡng sức sau sinh là bao lâu?

Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định cụ thể về thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản.

Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ dưỡng sức sau sinh là trong vòng 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản.

Người sử dụng lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để làm căn cứ chi trả tiền chế độ cho người lao động.

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ online qua Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc nộp hồ sơ giấy qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm.

Theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, sau tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành chi trả tiền chế độ dưỡng sức cho người lao động theo hình thức đã đăng ký: Nhận qua ATM hoặc nhận tiền mặt.

Thời gian nộp hồ sơ dưỡng sức sau sinh bao lâu?
Thời gian nộp hồ sơ dưỡng sức sau sinh bao lâu? (Ảnh minh họa)

2. Nộp chậm hồ sơ dưỡng sức sau sinh, bảo hiểm có trả tiền không?

Đối với chế độ dưỡng sức sau sinh, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn quy định.

Nếu nộp hồ sơ vượt quá thời hạn quy định thì người sử dụng lao động phải giải trình lý do nộp muộn bằng văn bản (theo khoản 1 Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội). Nếu có đủ hồ sơ và văn bản giải trình lý do nộp muộn, cơ quan bảo hiểm xã hội vẫn sẽ thanh toán tiền chế độ dưỡng sức.

Thực tế, trong Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (theo Mẫu 01B-HSB) được nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để đề nghị giải quyết chế độ đã có sẵn mục: “*Giải trình trong trường hợp nộp hồ sơ chậm:….”

Hướng dẫn giải trình lý do nộp chậm hồ sơ dưỡng sức sau sinh
Hướng dẫn giải trình lý do nộp chậm hồ sơ dưỡng sức sau sinh (Ảnh minh họa)

Phía người sử dụng lao động chỉ cần giải trình lý do hợp lý tại đây và cung cấp bằng chứng đi kèm thì sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chấp nhận hồ sơ.

Nếu không đưa ra được lý do hợp lý, cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn toàn có quyền từ chối giải quyết chế độ do người sử dụng lao động nộp chậm hồ sơ so với thời gian quy định.


3. Không được chi trả chế độ do công ty nộp chậm, làm gì để đòi quyền lợi?

Việc hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh là quyền lợi chính đáng của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Theo khoản 2 Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ.

Do đó, nếu người lao động không được chi trả chế độ do công ty nộp chậm hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội thì công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường tiền chế độ dưỡng sức sau sinh cho người lao động.

Nếu không may rơi vào trường hợp này, người lao động có quyền yêu cầu công ty thanh toán lại quyền lợi chế độ dưỡng sức cho mình.

Nếu công ty không trả tiền chế độ, người lao động có thể khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc khiếu nại, tố cáo vi phạm của người sử dụng lao động đến Sở Lao động  - Thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để đòi lại quyền lợi (theo Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội).

Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề nộp chậm hồ sơ dưỡng sức sau sinh. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc liên hệ ngay 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?