Nghỉ thai sản ngày 24, công ty báo giảm tháng nào?

Khi người lao động nghỉ chế độ thai sản, công ty sẽ phải làm thủ tục báo giảm lao động. Vậy với trường hợp nghỉ thai sản ngày 24 báo giảm tháng nào? Báo giảm lao động muộn có sao không?


1. Trường hợp nào cần thực hiện báo giảm lao động?

Theo hướng dẫn về thủ tục báo tăng, giảm lao động tại Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, việc báo giảm lao động được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Báo giảm lao động đối với các trường hợp người lao động chuyển đi; nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;

- Báo giảm do nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản.

- Báo giảm do người lao động nghỉ không lương, khi tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

Toàn bộ thủ tục báo giảm lao động do người sử dụng lao động thực hiện thông qua một trong các hình thức sau:

- Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua phần mềm của tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

- Gửi hồ sơ qua Bưu điện.

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang quản lý.

Trường hợp nào phải báo giảm lao động?
Trường hợp nào phải báo giảm lao động? (Ảnh minh họa)

2. Nghỉ thai sản ngày 24 báo giảm tháng nào?

Luật Bảo hiểm xã hội hiện không hướng dẫn về thời hạn thực hiện báo giảm lao động nhưng trong Công văn 4246/BHXH-QLT năm 2022, Bảo hiểm xã hội TP.HCM hướng dẫn rằng, các đơn vị sử dụng lao dộng nên nộp hồ sơ phát sinh điều chỉnh lương, tăng/giảm lao động hàng tháng sớm, tránh dồn vào những ngày cuối cùng của tháng.

Đối với hồ sơ giảm lao động của tháng sau, đơn vị có thể nộp ngay khi có Quyết định thôi việc, Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động mà không cần chờ đến ngày 28 hàng tháng).

Sau đó, doanh nghiệp vẫn tiếp tục được nộp hồ sơ giảm lao trong tháng khi có phát sinh mà không bị giới hạn như trước đây.

Như vậy, nếu có người lao động nghỉ thai sản ngày 24 thì doanh nghiệp cần thực hiện báo giảm luôn tháng đó.

Trường hợp thực hiện báo giảm vào tháng sau, người sử dụng lao động sẽ dẫn đến phát sinh tăng thu bảo hiểm y tế, lãi truy thu, làm lệch số liệu quản lý của đơn vị sử dụng lao động với số liệu thu của cơ quan bảo hiểm xã hội khi đơn vị sử dụng lao động nộp tiền.

Ngoài ra, nếu công ty không thực hiện báo giảm lao động, người lao động vẫn sẽ bị ràng buộc với công ty cũ và không thể đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới.

Nghỉ thai sản ngày 24 báo giảm tháng nào?
Nghỉ thai sản ngày 24 báo giảm tháng nào? (Ảnh minh họa)

3. Báo giảm lao động muộn, công ty có sao không?

Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động hiện chưa quy định mức phạt đối với hành vi báo giảm lao động muộn.

Do đó, doanh nghiệp báo giảm lao động muộn sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, thay vào đó, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đóng tiền bảo hiểm y tế cho người động trong những tháng báo giảm chậm.

Cụ thể, điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động lập danh sách báo giảm chậm thì đơn vị đó phải đóng số tiền bảo hiểm y tế của các tháng báo giảm chậm và thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.

Từ đây, thấy rõ hậu quả của việc báo giảm chậm là làm phát sinh thêm chi phí đóng bảo hiểm cho người lao động. Do đó, để không mất thêm tiền, doanh nghiệp cần sớm thực hiện thủ tục báo giảm lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang quản lý.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ thai sản ngày 24 báo giảm ngày nào?” Nếu còn băn khoăn về thủ tục báo giảm lao động, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được các chuyên gia của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục