Đóng và rút bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác được không?

Nhiều lao động thắc mắc đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác được không khi mà rất nhiều người lao động đã phải rời xa gia đình, đến địa phương khác để mưu sinh. Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.


1. Đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác được không?

Bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện đang được Nhà nước tổ chức theo 02 loại hình là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Với mỗi loại hình bảo hiểm xã hội khác nhau, quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội sẽ có đôi chút khác biệt.

1.1. Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh khác được không?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng với người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.

Căn cứ Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH, BHXH bắt buộc được tiến hành đóng theo địa bản tỉnh mà đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở hoặc đặt chi nhánh hoạt động theo nguyên tắc:

- Đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó.

- Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.

Như vậy, người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tỉnh mà người đó đang làm việc hoặc đóng theo BHXH quản lý việc đóng BHXH của công ty mẹ.

Do đó, pháp luật cho phép người lao động được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh khác nếu đi làm ở địa bàn tỉnh khác nơi cư trú.

Hàng tháng, người lao động tiến hành đóng đóng tiền BHXH cho cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua doanh nghiệp.

Sau đó, doanh nghiệp chuyển cùng lúc tiền đóng bảo hiểm của người lao động và của doanh nghiệp vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác được không?
Đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác được không? (Ảnh minh họa)

1.2. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở tỉnh khác được không?

Theo khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người lao động Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc đều có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.

Căn cứ Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, cơ quan BHXH huyện và cơ quan BHXH tỉnh đều được phân cấp quản lý việc thu tiền đóng BHXH tự nguyện của người tham gia bảo hiểm cư trú trên địa bàn mình quản lý.

Theo đó, người lao động có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện phải đóng cho cơ quan BHXH nơi mình cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Nói cách khác, người lao động sẽ được đóng BHXH ở tỉnh khác nếu đang cư trú ở ngoài địa bàn tỉnh nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. 

Hộ khẩu một nơi, đóng BHXH tự nguyện một nơi được không?
Hộ khẩu một nơi, đóng BHXH tự nguyện một nơi được không? (Ảnh minh họa)

2. Lãnh bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác được không?

Theo hướng dẫn về thủ tục giải quyết hưởng chế độ BHXH 1 lần tại Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, người lao động có nhu cầu lãnh tiền bảo hiểm 1 lần cần nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Nhờ đó, người lao động được phép lãnh bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác nếu đang cư trú ngoài phạm vi tỉnh mà người đó đăng ký hộ khẩu thường trú.

Tuy nhiên, để được giải quyết chế độ BHXH 1 lần, người lao động vẫn phải đáp ứng một trong các điều kiện được quy định tại Điều 60, Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13:

(1) Sau 01 năm nghỉ việc hoặc sau 01 năm không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện mà có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm.

(2) Đã đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc lao động nữ làm cán bộ, công chức xã, hoạt động không chuyên trách cấp xã đã đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

(3) Ra nước ngoài để định cư.

(4) Bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác do Bộ Y tế quy định

(5) Bộ đội, công an khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc không đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi: “Đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác được không?”. Nếu còn thắc mắc về vấn đề đóng và hưởng bảo hiểm, bạn đọc liên hệ ngay tổng đài 19006192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.