Chế độ thai sản cho lao động nam là người nước ngoài

Không chỉ người lao động Việt Nam được hưởng chế độ thai sản mà người lao động nước ngoài làm việc tại đây cũng có thể được hưởng chế độ này. Sau đây là thông tin chi tiết về chế độ thai sản cho lao động nam nước ngoài.


1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nam nước ngoài

Về chế độ thai sản dành cho lao động nam nước ngoài, khoản 1 Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP đã nêu rõ:

Điều 7. Chế độ thai sản

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội.

Theo quy định này, lao động nam nước ngoài sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

(1) Đang tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.

Trong đó, những người nước ngoài tham gia BHXH bắt buộc là những người làm việc tại Việt Nam, có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Nhưng không bao gồm người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp và người lao động nước ngoài đã đủ tuổi nghỉ hưu.

(2) Có vợ sinh con.


2. Lao động nam nước ngoài được nghỉ thai sản mấy ngày?

Theo điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, thời gian hưởng chế độ thai sản của lao động nam là người nước ngoài cũng được thực hiện tương tự như đối với người lao động là người Việt Nam.

Căn cứ Điều 34 Luật BHXH năm 2014, lao động nam nước ngoài có vợ sinh con sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trong thời gian như sau:

- Trường hợp thông thường:

Lao động nam nước ngoài được nghỉ như sau:

  • Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: Số ngày nghỉ  =  14 ngày làm việc.
  • Vợ sinh đôi: Số ngày nghỉ  = 10 ngày làm việc.
  • Vợ sinh ba trở lên: Số ngày nghỉ  = 10 ngày làm việc + 03 ngày làm việc x (Số con được sinh ra - 2).
  • Vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi: Số ngày nghỉ  = 07 ngày làm việc.
  • Trường hợp còn lại: Số ngày nghỉ  = 05 ngày làm việc.

-  Trường hợp vợ chết sau khi sinh con:

  • Lao động nam và vợ đều tham gia BHXH bắt buộc thì lao động nam được nghỉ số ngày như sau:

Số ngày nghỉ = Thời gian hưởng chế độ thai sản còn lại của vợ

  • Chỉ có lao động nam tham gia BHXH bắt buộc:

Số ngày nghỉ = 06 tháng kể từ ngày con sinh ra

che do thai san cho lao dong nam nuoc ngoai


3. Mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nam nước ngoài

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP và hướng dẫn tại Công văn 2161/LĐTBXH-BHXH năm 2020, lao động nam là người nước ngoài đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ có cơ hội được nhận các khoản tiền sau đây:

3.1. Tiền chế độ thai sản

Lao động nam nước ngoài chỉ cần tham gia BHXH bắt buộc thì khi sinh con sẽ được nhận tiền chế độ thai sản.

- Trường hợp thông thường:

Tiền chế độ thai sản

=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi vợ sinh con

: 24

x

Số ngày  nghỉ chế độ

- Trường hợp vợ chết sau khi sinh con:

Tiền chế độ thai sản

=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi vợ sinh con

x

Số tháng nghỉ

3.2. Tiền trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con

Khi vợ sinh con, lao động nam là người nước ngoài còn có cơ hội được nhận trợ cấp 01 lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Chỉ có lao động nam đóng BHXH bắt buộc: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi vợ sinh con.

- Vợ có tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con: Lao động nam phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi vợ sinh con.

Tiền trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con/con

=

2

x

Lương cơ sở


4. Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nam nước ngoài

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, thủ tục giải quyết chế độ thai sản cho người lao động nước ngoài sẽ được thực hiện tương tự như đối với người lao động Việt Nam.

Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, lao động nam là người nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục hưởng như sau:

* Hồ sơ hưởng chế độ thai sản:

- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.

- Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện: Chuẩn bị thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện điều này.

- Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ thể hiện con chết.

Lưu ý: Các giấy tờ kể trên mà do nước ngoài cấp thì phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực.

* Thủ tục hưởng chế độ thai sản:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.

Thời hạn nộp: Không quá 45 ngày kể từ ngày người lao động trở lại làm việc sau thời gian nghỉ.

Bước 3: Người sử dụng thiện hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH.

Thời hạn nộp: Trong 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động.

Bước 4: Nhận tiền chế độ thai sản.

- Thời hạn giải quyết: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin đáng chú ý liên quan đến chế độ thai sản cho lao động nam nước ngoài. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.

Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

Nhờ có chế độ bảo hiểm thất nghiệp mà rất nhiều người đã giải quyết được khó khăn tài chính trong lúc chưa tìm được công việc mới. Để được giải quyết chế độ, người lao động buộc phải nộp hồ sơ đầy đủ và đúng hạn. Vậy hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp cần đến những giấy tờ gì?

Địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp Đồng Nai [Cập nhật mới nhất]

Địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp Đồng Nai [Cập nhật mới nhất]

Địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp Đồng Nai [Cập nhật mới nhất]

Toàn tỉnh Đồng Nai ước tính có khoảng 1,2 triệu lao động. Do đó, vấn đề giải quyết việc làm và trợ cấp thất nghiệp cho người lao động tại đây luôn được các cấp chính quyền quan tâm. Sau đây là những thông tin không nên bỏ qua khi hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Đồng Nai.

Bảo hiểm thất nghiệp Nhơn Trạch: Địa chỉ ở đâu? Liên hệ theo số nào?

Bảo hiểm thất nghiệp Nhơn Trạch: Địa chỉ ở đâu? Liên hệ theo số nào?

Bảo hiểm thất nghiệp Nhơn Trạch: Địa chỉ ở đâu? Liên hệ theo số nào?

Là một huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, với sự phát triển kinh tế của mình, Nhơn Trạch cũng thu hút hàng ngàn lao động mỗi năm. Sau đây là những thông tin mà người lao động không nên bỏ qua nếu có nhu cầu nhận bảo hiểm thất nghiệp tại huyện Nhơn Trạch.