Học sinh bị hạnh kiểm yếu có sao không? Được lên lớp không?

Điểm thi, điểm trung bình học tập đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên để đánh giá toàn diện một học sinh thì còn dựa vào cả tiêu chí về hạnh kiểm, đạo đức. Vậy học sinh bị hạnh kiểm yếu có sao không? Được lên lớp không?

1. Xếp loại hạnh kiểm với học sinh như thế nào?

Học sinh bị hạnh kiểm yếu có sao không?
Học sinh bị hạnh kiểm yếu có sao không? (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, hiện nay đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh theo 02 hình thức là: Đánh giá bằng nhận xét; và đánh giá bằng điểm số, mà không phải đánh giá xếp loại hạnh kiểm theo như quy định cũ tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT trước đây.

Tuy nhiên, theo Điều 21 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về hiệu lực thi hành thì Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/9/2021, thực hiện theo lộ trình đối với từng lớp như sau:

- Đối với lớp 6: Áp dụng từ năm học 2021-2022.

 - Đối với lớp 7, lớp 10: Áp dụng từ năm học 2022-2023.

 - Đối với lớp 8, lớp 11: Áp dụng từ năm học 2023-2024.

 - Đối với lớp 9, lớp 12: Áp dụng từ năm học 2024-2025.

Như vậy, năm học 2023-2024 lớp 6, 7, 8, 10 và 11 sẽ áp dụng theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT và từ năm học 2024-2025 trở đi Thông tư này sẽ áp dụng cho cả đối với lớp 9 và 12. Hiện tại, xếp loại theo hạnh kiểm chỉ áp dụng đối với lớp 9 và 12 theo quy định cũ tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.

2. Học sinh bị hạnh kiểm yếu có sao không?

Căn cứ Điều 15 của Quy chế đánh giá xếp loại  học sinh THCS và THPT được ban hành kèm Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT) quy định về lên lớp/không được lên lớp thì:

Học sinh bị xếp loại hạnh kiểm cả năm loại yếu thì sẽ không được lên lớp hoặc hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu và không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè thì học sinh đó sẽ không được lên lớp.

Trong trường hợp học sinh bị xếp hạnh kiểm loại yếu trong học kỳ 1 thì sẽ không ảnh hưởng gì đến việc bị ở lại lớp. 

Những bạn học sinh có hạnh kiểm yếu học kỳ 1 có thể cố gắng để rèn luyện trong học kỳ 2 để có kết quả tốt hơn, và sẽ không bị ở lại lớp nếu học kỳ 2 đạt hạnh kiểm từ trung bình trở lên.

Cụ thể như sau:

- Học sinh được lên lớp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

  • Học lực và hạnh kiểm đạt từ trung bình trở lên.

  • Nghỉ học không quá 45 buổi trong 01 năm (kể cả nghỉ phép hay không phép, liên tục hay nhiều lần cộng lại).

- Học sinh không được lên lớp nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Nghỉ học quá 45 buổi trong 01 năm học (kể cả nghỉ phép hay không phép, liên tục hay nhiều lần cộng lại).

  • Học lực cả năm xếp loại kém/Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu.

  • Sau khi đã được kiểm tra lại môn học đánh giá bằng điểm trung bình <5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét là CĐ để xếp loại cho học lực của cả năm mà vẫn không đạt trung bình trở lên.

  • Hạnh kiểm cả năm của học sinh bị xếp loại yếu, mà kỳ nghỉ hè vẫn không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện nên vẫn bị xếp hạnh kiểm loại yếu.

3. Khi nào học sinh bị xếp hạnh kiểm loại yếu?

Khi nào học sinh bị xếp hạnh kiểm loại yếu?
Khi nào học sinh bị xếp hạnh kiểm loại yếu? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 của Quy chế đánh giá xếp loại  học sinh THCS và THPT được ban hành kèm Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, học sinh bị xếp hạnh kiểm loại yếu nếu chưa đạt tiêu chuẩn để được xếp loại hạnh kiểm trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm được nêu dưới đây:

- Có sai phạm có tính chất nghiêm trọng hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định nêu tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT (về tiêu chuẩn để được xếp hạnh kiểm loại tốt), dù đã được giáo dục nhưng chưa sửa chữa sai phạm.

- Có hành vi vô lễ/xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm đến thân thể của giáo viên hay nhân viên nhà trường; có hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm của bạn/người khác.

- Có hành vi gian lận trong thi cử, kiểm tra, học tập.

- Đánh nhau, gây rối trật tự và trị an trong nhà trường hoặc xã hội; có hành vi vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại cho tài sản công hoặc tài sản của người khác.

3. Học sinh hạnh kiểm yếu có được lên lớp không?

Theo phân tích tại mục 1 nêu trên, trường hợp học sinh bị hạnh kiểm yếu cả năm học thì sẽ không được lên lớp. Trong trường hợp học sinh bị xếp hạnh kiểm loại yếu trong học kỳ 1 thì sẽ không ảnh hưởng gì đến việc bị ở lại lớp.

4. Bị xếp hạnh kiểm yếu có được thi đại học không?

Ngoài điểm thi, điểm trung bình môn thì hạnh kiểm của học sinh cũng ảnh hưởng đến kết quả thi THPT Quốc gia cũng như xét tuyển vào các trường đại học và cao đẳng.

Để được dự thi tốt nghiệp THPT (hay đại học) thì thí sinh phải đạt xếp loại hạnh kiểm trung bình trở lên, do đó, học sinh nếu bị xếp loại hạnh kiểm yếu ở lớp 12 sẽ không được dự thi đại học.

Cụ thể, kỳ thi đại học và THPT Quốc gia được gộp chung, căn cứ theo Điều 12 của Quy chế thi tốt nghiệp THPT được ban hành kèm Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT) thì đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Đối với thí sinh đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức thi tốt nghiệp, phải đảm bảo:

  • Ở lớp 12 có học lực không xếp loại kém và hạnh kiểm phải ở mức trung bình trở lên.

  • Riêng với thí sinh thuộc diện không cần xếp loại về hạnh kiểm và các thí sinh theo hình thức tự học thuộc chương trình giáo dục thường xuyên thì không yêu cầu về hạnh kiểm.

- Đối với thí sinh đã học xong THPT mà chưa thi tốt nghiệp/đã thi mà chưa tốt nghiệp các năm trước thì phải đảm bảo:

  • Ở lớp 12 có học lực không xếp loại kém và hạnh kiểm phải ở mức trung bình trở lên.

  • Trong trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong năm trước do học lực xếp loại kém lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm với các môn có điểm trung bình <5,0 (ở trường THPT nơi thí sinh học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), và bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình của môn học để tính lại điểm trung bình cho cả năm thi phải đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực nêu trên.

  • Trong trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong năm trước đó do xếp loại hạnh kiểm yếu ở lớp 12 thì phải được UBND cấp xã nơi thí sinh cư trú xác nhận về việc chấp hành chính sách pháp luật cũng như các quy định của địa phương để được trường THPT nơi thí sinh học lớp 12 xác nhận đã đủ điều kiện dự thi về việc xếp loại hạnh kiểm.

- Đối với người đã có bằng tốt nghiệp THPT/bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để có kết quả làm cơ sở để đăng ký xét tuyển sinh tại các trường đại học, cao đẳng thì phải đảm bảo:

  • Đã học, thi đạt yêu cầu đủ khối lượng về kiến thức văn hoá cấp THPT.

Trên đây là những thông tin về Học sinh bị hạnh kiểm yếu có sao không? Được lên lớp không?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Hôn nhân cận huyết là một hủ tục đã tồn tại lâu đời ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay, pháp luật đã đưa ra những chế tài cụ thể để xử lý vi phạm này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về cận huyết là gì, hôn nhân cận huyết là gì và những chế tài xử phạt của pháp luật về hành vi này.

Nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy bị phạt như thế nào?

Nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy bị phạt như thế nào?

Nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy bị phạt như thế nào?

Tình trạng các nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy tiềm ẩn nhiều nguy cơ hỏa hoạn, gây mất an toàn về tính mạng và tài sản. Theo quy định của pháp luật, chủ nhà trọ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

14 tuổi có được làm thẻ ngân hàng không?

14 tuổi có được làm thẻ ngân hàng không?

14 tuổi có được làm thẻ ngân hàng không?

Thẻ ngân hàng hiện nay là phương tiện thanh toán tiện lợi, được đa số mọi người sử dụng thay cho tiền mặt. Số lượng người sử dụng thẻ ngân hàng ngày càng gia tăng trải đều ở các độ tuổi: đi làm, đi học, nghỉ hưu,... Vậy nếu còn đang đi học thì 14 tuổi có làm được thẻ ngân hàng không?