Theo Hiến pháp, tội nào nặng nhất?

Mọi văn bản pháp luật hiện nay đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp năm 2013. Vậy theo Hiến pháp, tội nào nặng nhất?

Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất theo Hiến pháp 2013

Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.

Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 bao gồm 11 chương và 120 Điều. Trong đó, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân, do đó tại Điều 44 Hiến pháp 2013 nêu rõ:

Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.

Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

Như vậy, theo Hiến pháp, phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. Tội phản bội Tổ quốc hiện được quy định tại Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015, xếp vị trí đầu tiên trong Chương các tội xâm phạm an ninh Quốc gia.

toi nao nang nhat
Theo Hiến pháp, tội nào nặng nhất? (Ảnh minh họa)

Hình phạt với Tội phản bội Tổ quốc

Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội phản bội Tổ quốc như sau:

1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định trên, phản bội Tổ quốc thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với mức phạt cao nhất của khung hình phạt là tử hình.

Căn cứ quy định tại Điều 108 cũng như các quy định khác có liên quan của Bộ luật Hình sự, Tội phản bội Tổ quốc có các đặc điểm sau:

- Người phạm tội phải là công dân Việt Nam - tức người có quốc tịch Việt Nam, đang cư trú tại Việt Nam hoặc định cư ở nước ngoài.

Đồng thời, theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, độ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự với tội này là từ đủ 16 tuổi trở lên.

- Hành vi khách quan của Tội phản bội Tổ quốc là hành vi câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước, tiềm lực quốc phòng, an ninh.

Cụ thể, phản bội Tổ quốc có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như:

+ Bàn bạc với người nước ngoài về âm mưu, kế hoạch gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

+ Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài về vũ khí, đạn dược, tiền bạc, các phương tiện kỹ thuật khác để chống lại Tổ quốc.

+ Giúp các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa nhằm gây chia rẽ, suy giảm niềm tin của người người dân với Tổ quốc...

- Với Tội phản bội Tổ quốc, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm, không phải là dấu hiệu định tội mà là dấu hiệu định khung hình phạt. Người chuẩn bị phạm tội này cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt lên đến 05 năm.

- Tội phạm này thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Tức người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi đó.

Đồng thời, mục đích chống chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm này.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Theo Hiến pháp, tội nào nặng nhất? Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Infographic: Những con số biết nói trong Bộ luật Hình sự

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.