Là con nuôi của người khác có được nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ?

Tình hình nhận con nuôi hiện nay khá phổ biến trong xã hội. Nhưng liệu đã là con nuôi của người khác thì còn được nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ nữa không?

Hệ quả của việc nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Theo đó, Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định, kể từ ngày được nhận làm con nuôi thì:

- Quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con

- Quan hệ giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình của cha mẹ nuôi cũng có các quyền và nghĩa vụ với nhau theo quy định của pháp luật

- Cha mẹ nuôi có quyền quyết định thay đổi họ, tên của con nuôi trừ khi con nuôi từ đủ 09 tuổi thì phải hỏi ý kiến của người đó

- Cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với người đã được cho làm con nuôi trừ khi có thỏa thuận khác

Là con nuôi của người khác có được nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ?

Con nuôi được hưởng thừa kế từ cha mẹ đẻ không? (Ảnh minh họa)


Quyền nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ của con nuôi

Mặc dù đã được nhận làm con nuôi của người khác đồng nghĩa với việc các quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật… của cha mẹ nuôi đã chấm dứt. Nhưng con nuôi vẫn có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ.

Tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật không hạn chế quyền thừa kế của người đã được nhận làm con nuôi của người khác đối với cha mẹ đẻ của mình. Khi đó, người được nhận làm con nuôi của người khác vừa có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ nuôi, vừa có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ.

Theo đó, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết được ưu tiên hưởng thừa kế.

Ngoài ra, nếu trong di chúc của cha mẹ đẻ có để lại di sản cho người con đã được nhận nuôi thì người này hoàn toàn được hưởng phần di sản do cha mẹ đẻ để lại. Bởi để lại di sản cho ai là quyền của người lập di chúc theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015.

Bởi vậy, khi đã được nhận làm con nuôi của người khác thì người này hoàn toàn có quyền được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ đẻ.

Xem thêm:

Thai nhi có được hưởng di sản thừa kế không?

Những người không có tên trong di chúc, vẫn được hưởng thừa kế

Con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.