Trả lời:
Theo quy định tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP ngày 15/4/2022 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
2. Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
a) Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
b) Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
c) Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo”.
3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Năm 2010 bạn bị kết án 02 năm tù về tội đánh bạc. Áp dụng quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 64 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì trường hợp này được đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm kể từ khi chấp hành xong bản án bạn không phạm tội mới.
Theo như thông tin bạn cung cấp, vừa qua có tham gia đánh bạc với số tiền bị công an thu giữ là 5 triệu đồng. Căn cứ quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội Đánh bạc, hình phạt cao nhất là 03 năm tù đối với trường hợp số tiền đánh bạc từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Bên cạnh đó bạn có thể được hưởng các tình tiết Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải theo quy định tại điểm s Khoản 1 Điều 51 BLHS và tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 BLHS (ông nội là liệt sỹ). Đối chiếu với các quy định tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP và Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP đã viện dẫn ở trên, bạn hoàn toàn có thể được Tòa án xem xét và cho hưởngXem thêm: Khoản 2 Tội đánh bạc đi tù bao nhiêu năm? Có được hưởng án treo không?
Trên đây là nội dung tư vấn về "Đã bị kết án về tội đánh bạc lại tiếp tục vi phạm thì có được hưởng án treo không?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!