Trả lời:
Thông tin bạn cung cấp chưa chỉ rõ bố bạn nhận trợ cấp một lần, trợ cấp mất sức 1,8 triệu đồng hàng tháng từ thời điểm nào, theo đối tượng nào nên khó xác định chính xác tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của bố bạn cũng như chế độ ưu đãi hiện hưởng dành cho đối tượng nào.
Nếu căn cứ Pháp lệnh số 26/2005/UBTVQH11 và Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, bố của bạn có thể đang hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với người được nhận Huy chương kháng chiến và trợ cấp hàng tháng đối với thương binh/bệnh binh. Tuy nhiên, với mức trợ cấp 1,8 triệu đồng/tháng, có thể suy đoán tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) của bố bạn dưới 60%
Và hiện nay, Pháp lệnh số 26/2005 đã được thay thế bởi Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 quy định các chế độ ưu đãi cụ thể như sau:
“Điều 25. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
b) Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
2. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
3. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
4. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.
5. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.”
“Điều 28. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của bệnh binh
1. Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
b) Người phục vụ bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
2. Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
3. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với con của bệnh binh.
4. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.
5. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.”
“Điều 40. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người có công giúp đỡ cách mạng
1. Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi người có công giúp đỡ cách mạng chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi.
2. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 của Pháp lệnh này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.
3. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi người có công giúp đỡ cách mạng chết.”
Như vậy, sau khi bố bạn qua đời, mẹ bạn – với tư cách là thân nhân người có công với cách mạng sẽ được nhận trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hàng tháng hiện hưởng và trợ cấp mai táng.
Theo quy định tại Nghị định số 75/2021/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2021, mức trợ cấp, phụ cấp dành cho người có công có sự thay đổi. Do đó, nếu bố bạn mất sau ngày 01/7/2021, mẹ bạn được hưởng trợ cấp theo mức trợ cấp mới.
Trường hợp mẹ bạn là người được trao tặng Huân chương, Huy chương sẽ được hưởng chế độ của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh số 02/2020. Tùy thuộc vào loại Huân chương, Huy chương được trao, mẹ bạn sẽ được hưởng chế độ theo quy định sau:
“Điều 35. Điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến và được Nhà nước khen tặng Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến, Huy chương Chiến thắng.
Điều 36. Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế
1. Trợ cấp một lần.
2. Bảo hiểm y tế.
3. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.”
“Điều 38. Điều kiện, tiêu chuẩn người có công giúp đỡ cách mạng
Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và được Nhà nước khen tặng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
2. Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến;
3. Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến.
Điều 39. Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng
1. Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 1 Điều 38 của Pháp lệnh này bao gồm:
a) Trợ cấp hằng tháng; trường hợp sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng;
b) Bảo hiểm y tế;
c) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm;
d) Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
2. Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 2 Điều 38 của Pháp lệnh này bao gồm:
a) Trợ cấp hằng tháng; trường hợp sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng;
b) Bảo hiểm y tế;
c) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần;
d) Chế độ ưu đãi quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
3. Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 3 Điều 38 của Pháp lệnh này bao gồm:
a) Trợ cấp một lần;
b) Bảo hiểm y tế;
c) Chế độ ưu đãi quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
4. Người được công nhận và hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng quy định tại điểm a, b hoặc 1 khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này thì không hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Điều này.”
Xem thêm: Toàn bộ mức trợ cấp người có công năm 2021
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!