Tất cả các chế độ bệnh binh, thân nhân bệnh binh mới nhất

Các chế độ bệnh binh, thân nhân bệnh binh được áp dụng theo quy định tại Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 về ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.

1. Thế nào là bệnh binh?

Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, bệnh binh là một trong những đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Cụ thể, Điều 26 Pháp lệnh 02 định về bệnh binh như sau:

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể tư 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” khi thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

các chế độ bệnh binh, thân nhân bệnh binh mới nhấtCác chế độ bệnh binh, thân nhân bệnh binh mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Chế độ ưu đãi dành cho bệnh binh

Theo Điều 27 Pháp lệnh 02, người được công nhận là bệnh binh được hưởng các chế độ sau:

(1) Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng

- Mức trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể;

- Phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81 % trở lên;

- Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh đặc biệt nặng. Bệnh binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.

Từ 01/7/2023, mức trợ cấp, phụ cấp đối với bệnh binh đang được áp dụng theo Phụ lục I Nghị định 55/2023/NĐ-CP như sau:

Đơn vị: Đồng

Tỷ lệ tổn thương cơ thể của bệnh binh

Trợ cấp

Phụ cấp

Suy giảm khả năng lao động từ 41% - 50%

2.145.000

Suy giảm khả năng lao động từ 51% - 60%

2.673.000

Suy giảm khả năng lao động từ 61% - 70%

3.406.000

Suy giảm khả năng lao động từ 71% - 80%

3.927.000

Suy giảm khả năng lao động từ 81% - 90%

4.700.000

Suy giảm khả năng lao động từ 91 % -100%

5.235.000

Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

1.031.000

Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng

2.055.000

(2) Được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một làn; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

(3) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.

(4) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở.

(5) Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.

(6) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng.

(7) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.

3. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của bệnh binh

Ngoài các chế độ dành riêng cho bệnh binh, Pháp lệnh 02 còn quy định một số chế độ ưu đãi cho thân nhân của bệnh binh như sau:

- Cấp Bảo hiểm y tế đối với:

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

+ Người phục vụ bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.

- Trợ cấp tuất đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết:

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi nghỉ hưu, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi nghỉ hưu mà sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

- Chế độ ưu đãi đối với con của bệnh binh:

+ Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;

+ Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

- Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

- Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

Trên đây là tất cả các chế độ bệnh binh, thân nhân bệnh binh mới nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Tình tiết định tội và tình tiết định khung: 3 điểm khác biệt cần nắm rõ

Tình tiết định tội và tình tiết định khung: 3 điểm khác biệt cần nắm rõ

Tình tiết định tội và tình tiết định khung: 3 điểm khác biệt cần nắm rõ

“Tình tiết định tội” và “tình tiết định khung” là những tình tiết có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội phạm và hình phạt cho tội phạm đó. Vậy tình tiết định tội và tình tiết định khung khác nhau như thế nào, có những điểm khác biệt nào cần phân biệt rõ?