Thương binh có 04 hạng là hạng 1, hạng 2, hạng 3, hạng 4. Vậy theo quy định của pháp luật, thương binh hạng mấy nặng nhất?
1. Thương binh hạng mấy nặng nhất?
Thương binh hạng 1/4 là thương binh nặng nhất, mất từ 81% - 100% sức khoẻ lao động do thương tật.
Pháp luật hiện hành không còn quy định hạng thương binh tuy nhiên, theo tinh thần của Nghị định 236-HĐBT năm 1985 thì thương binh được xếp thành 04 hạng theo tỷ lệ thương tật, cụ thể:
Hạng |
Tỷ lệ thương tật |
1/4 |
Mất từ 81% - 100% sức lao động do thương tật; mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ |
2/4 |
Mất từ 61% - 80% sức lao động do thương tật: mất phần lớn khả năng lao động, còn tự phục vụ được |
3/4 |
Mất từ 41% - 60% sức lao động do thương tật: mất khả năng lao động ở mức trung bình |
4/4 |
Mất từ 21 - 40% sức lao động do thương tật: giảm nhẹ khả năng lao động |
Theo đó, thương binh hạng 1/4 là thương binh hạng nặng nhất.
2. Chế độ thương binh hạng 1/4
Chế độ ưu đãi đối với thương binh nói chung và thương binh hạng ¼ nói riêng được quy định tại Điều 24 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 như sau:
- Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;
- Trợ cấp người phục vụ đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể ≥81% sống ở gia đình;
- Phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể ≥81%;
- Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể ≥81% có vết thương đặc biệt nặng. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.
- Bảo hiểm y tế.
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
- Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.
- Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.
3. Thương binh 1/4 lương bao nhiêu?
Theo Phụ lục II Nghị định 75/2021/NĐ-CP mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh 1/4 từ 4.216.000 đồng - 5.207.000 đồng.
Cụ thể như sau:
Stt |
Tỷ lệ thương tật |
Mức trợ cấp (đồng/tháng) |
1 |
81% |
4.216.000 |
2 |
82% |
4.270.000 |
3 |
83% |
4.322.000 |
4 |
84% |
4.372.000 |
5 |
85% |
4.426.000 |
6 |
86% |
4.476.000 |
7 |
87% |
4.527.000 |
8 |
88% |
4.580.000 |
9 |
89% |
4.635.000 |
10 |
90% |
4.688.000 |
11 |
91% |
4.737.000 |
12 |
92% |
4.788.000 |
13 |
93% |
4.842.000 |
14 |
94% |
4.891.000 |
15 |
95% |
4.947.000 |
16 |
96% |
4.998.000 |
17 |
97% |
5.048.000 |
18 |
98% |
5.102.000 |
19 |
99% |
5.154.000 |
20 |
100% |
5.207.000 |
Mức trợ cấp hằng tháng đối với thương binh hạng 1/4 (thương tật từ 81% - 100%) là từ 4.216.000 đồng - 5.207.000 đồng.
Trên đây là các quy định xoay quanh vấn đề thương binh hạng mấy nặng nhất, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ kịp thời.