Thương binh hạng 3/4 là gì? Lương thương binh 3/4 là bao nhiêu?

Thương binh được xếp hạng thương tật thành 04 hạng, theo đó, thương binh hạng 3/4 là gì, hiện nay được hưởng lương bao nhiêu?

Thương binh hạng 3/4 là gì?

Thương binh hạng 3/4 là thương binh mất từ 41% - 60% sức lao động do thương tật: mất khả năng lao động ở mức trung bình.

Hiện nay, không có quy định về xếp thương tật của thương binh, tuy nhiên, theo tinh thần của Nghị định 236-HĐBT năm 1985 quy định như sau:

Điều 6. Thương binh được xếp thương tật theo 4 hạng:

- Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật; mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ.

- Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động do thương tật: mất phần lớn khả năng lao động, còn tự phục vụ được.

- Hạng 3: Mất từ 41% đến 60% sức lao động do thương tật: mất khả năng lao động ở mức trung bình.

- Hạng 4: Mất từ 21% đến 40% sức lao động do thương tật: giảm nhẹ khả năng lao động.

Bộ Y tế cùng Bộ Thương binh xã hội quy định cụ thể tiêu chuẩn các hạng thương tật mới nói ở trên và việc chuyển đổi từ các hạng cũ sang các hạng mới.

Theo đó, thương binh hạng 3/4 là người bị mất 41% - 60% sức lao động do thương tật.

Thương binh hạng 3/4 là gì?
Thương binh hạng 3/4 là gì? (Ảnh minh họa)

Lương thương binh 3/4 là bao nhiêu?

Đối chiếu với Phụ lục II Nghị định số 75/2021/NĐ-CP, trợ cấp hằng tháng của thương binh 3/4 dao động từ 2.135.000 đồng/tháng - 3.124.000 đồng/tháng. Cụ thể:

Stt

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Mức trợ cấp

(đồng/tháng)

1

41%

2.135.000

2

42%

2.186.000

3

43%

2.236.000

4

44%

2.291.000

5

45%

2.343.000

6

46%

2.395.000

7

47%

2.446.000

8

48%

2.498.000

9

49%

2.552.000

10

50%

2.602.000

11

51%

2.656.000

12

52%

2.708.000

13

53%

2.758.000

14

54%

2.811.000

15

55%

2.864.000

16

56%

2.917.000

17

57%

2.966.000

18

58%

3.020.000

19

59%

3.073.000

20

60%

3.124.000

 

Như vậy, tùy vào tỷ lệ thương tật mà thương binh hạng 3/4 nhận mức trợ cấp hàng tháng khác nhau thấp nhất là 2.135.000 đồng/tháng và cao nhất là 3.124.000 đồng/tháng.

Cùng với việc hưởng trợ cấp hằng tháng, thương binh hạng 3/4 còn được hưởng các chế độ ưu đãi khác của thương binh như sau:

Ngoài ra, thương binh hạng 2/4 còn được hưởng các chế độ khác như:

- Được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế và được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế.

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe 02 năm 01 lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

- Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.

- Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.

- Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.

- Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở.

- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.

- Ưu tiên giao/thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng.

- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.

- Miễn/giảm thuế theo quy định của pháp luật.

- Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn/giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

Trên đây là định nghĩa thương binh hạng 3/4 là gì và mức lương mới nhất của thương binh hạng 3/4. Nếu có thắc mắc hoặc cần thêm thông tin vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

8 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

8 trường hợp thu hồi Giấy phép  cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

8 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Việc thu hồi giấy phép có thể xảy ra khi doanh nghiệp vi phạm các điều kiện hoạt động, không đáp ứng yêu cầu về tài chính hoặc vi phạm quy định pháp luật liên quan đến dịch vụ trung gian thanh toán. Dưới đây là 08 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Nghị định 52/2024/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung còn phù hợp, hiệu quả và khắc phục một số tồn tại, hạn chế tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Chức danh là gì? Sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ

Chức danh là gì? Sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ

Chức danh là gì? Sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ

Chức danh và chức vụ là hai khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này có ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau hoàn toàn. Vậy chức danh là gì? Chức danh khác chức vụ như thế nào? Hãy cùng LuatVietnam tìm hiểu sự khác nhau của chúng qua bài viết dưới đây.

Mọi gia đình cần biết: 3 cách tra cứu lịch cắt điện nhanh chóng, chính xác

Mọi gia đình cần biết: 3 cách tra cứu lịch cắt điện nhanh chóng, chính xác

Mọi gia đình cần biết: 3 cách tra cứu lịch cắt điện nhanh chóng, chính xác

Việc nắm rõ lịch cắt điện sẽ giúp người dân chủ động sắp xếp công việc và lịch sinh hoạt của cá nhân và gia đình. Dưới đây là 03 cách tra cứu lịch cắt điện đơn giản, nhanh chóng không thể bỏ qua, nhất là trong những ngày hè nắng nóng.