Thương binh chết, vợ được hưởng chế độ gì?

Tùy từng đối tượng, thân nhân của người có công với cách mạng sẽ được hưởng chế độ ưu đãi khác nhau. Trong trường hợp thương binh chết vợ được hưởng chế độ gì?

1. Thương binh chết vợ được hưởng chế độ gì?

Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì vợ được hưởng các chế độ sau:

- Trợ cấp tuất hằng tháng khi đủ tuổi nghỉ hưu = 911.000 đồng/tháng;

- Trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng khi  đủ tuổi nghỉ hưu và sống cô đơn: 911.000 + 1.299.000 = 2.210.000 đồng/tháng;

- Trợ cấp một lần = 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng của thương binh;

- Trợ cấp mai táng = 10 lần mức lương cơ sở:

  • Trước 01/7/2023 = 10 * 1.490.000 = 14.900.000 đồng.

  • Từ 01/7/2023 = 10 * 1.800.000 = 18.000.000 đồng.

Thương binh chết vợ được hưởng chế độ gì?
Thương binh chết vợ được hưởng chế độ gì? (Ảnh minh họa)

Căn cứ khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 25 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp như sau:

[…]

2. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đạc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

[…]

4. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

5. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

Như vậy, có thể thấy, các chế độ trợ cấp này chỉ áp dụng đối với vợ của thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết (tức thương binh hạng 1/4hạng 2/4).

2. Thủ tục hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

Căn cứ quy định tại Điều 124 Nghị định 131/2021/NĐ-CP thì thủ tục hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng đối với vợ của thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết như sau:

Bước 1: Thân nhân của thương binh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thương binh thường trú trước khi chết gồm:

- Bản khai để giải quyết chế độ ưu đãi khi người có công từ trần (theo mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định 131/2021)

- Bản sao được chứng thực từ giấy báo tử/trích lục khai tử.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản khai và các giấy tờ kèm theo, có trách nhiệm:

- Xác nhận bản khai.

- Cấp giấy xác nhận đối với trường hợp sống cô đơn và không còn thân nhân.

- Gửi các giấy tờ trên đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi thương binh thường trú trước khi từ trần.

Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ.

Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tuất và ra quyết định trợ cấp.

3. Thủ tục hưởng trợ cấp một lần khi thương binh hạng 1, hạng 2 chết

Theo Điều 123 Nghị định 131/2021, hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp một lần khi thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết như sau:

Bước 1: Đại diện thân nhân có trách nhiệm lập bản khai theo Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP kèm bản sao được chứng thực từ giấy báo tử hoặc trích lục khai tử, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi địa phương quản lý hồ sơ người có công.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm xác nhận bản khai và lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thủ tục hưởng chế độ trợ cấp một lần khi thương binh chết
Thủ tục hưởng chế độ trợ cấp một lần khi thương binh chết (Ảnh minh họa)

Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt chế độ ưu đãi đối với người có công theo Mẫu số 72 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP; quyết định giải quyết trợ cấp một lần theo Mẫu số 74 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP; thực hiện ghép, lưu hồ sơ.

4. Hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp mai táng khi thương binh hạng 1, hạng 2 chết

Điều 122 Nghị định 131/2021 quy định hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp mai táng phí khi thương binh hạng 1, hạng 2 chết như sau:

Bước 1: Cá nhân/tổ chức thực hiện mai táng có trách nhiệm lập bản khai theo Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP kèm bản sao được chứng thực từ giấy báo tử hoặc trích lục khai tử, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi địa phương quản lý hồ sơ người có công gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cấp giấy báo tử.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm xác nhận bản khai và lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt chế độ ưu đãi đối với người có công theo Mẫu số 72 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP; ban hành quyết định giải quyết trợ cấp mai táng theo Mẫu số 74 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP; thực hiện ghép, lưu hồ sơ.

Trên đây là các quy định liên quan đến vấn đề thương binh chết vợ được hưởng chế độ gì? Nếu cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ kịp thời.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Chức danh là gì? Sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ

Chức danh là gì? Sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ

Chức danh là gì? Sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ

Chức danh và chức vụ là hai khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này có ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau hoàn toàn. Vậy chức danh là gì? Chức danh khác chức vụ như thế nào? Hãy cùng LuatVietnam tìm hiểu sự khác nhau của chúng qua bài viết dưới đây.