Nghỉ làm do bị tai nạn lao động được trả lương như thế nào?

Nếu không may bị tai nạn lao động, người lao động sẽ phải nghỉ làm một thời gian để điều trị, phục hồi sức khỏe. Vậy trong thời gian nghỉ làm điều trị, người lao động có được trả lương không?


Nghỉ điều trị tai nạn lao động có được trả lương không?

Đối với vấn đề tiền lương được trả cho người lao động nghỉ làm để điều trị, phục hồi sức khỏe do tai nạn lao động, khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 đã nêu rõ:

Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

Theo quy định này, người lao động bị tai nạn lao động sẽ được trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ điều trị, phục hồi sức khỏe.

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương trả cho người lao động sẽ được xác định như sau:

- Trường hợp thông thường: Tính theo mức lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động.

- Thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 06 tháng: Tính theo mức lương bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động.

Trong đó, mức lương tháng của từng đối tượng được xác định như sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức, công an, bộ đội: Tiền lương tháng = Tiền lương cấp bậc, chức vụ + Các khoản phụ cấp (nếu có) liên quan đến tiền lương.

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: Tiền lương tháng = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác đã xác định trong hợp đồng lao động.

- Người học nghề, tập nghề: Tiền lương tháng = Tiền lương học nghề, tập nghề đã thỏa thuận

- Công chức, viên chức trong thời gian tập sự: Tiền lương tháng = Tiền lương tập sự.

- Người lao động đang thử việc: Tiền lương tháng = Tiền lương thử việc.

Xem thêm: Thời gian nghỉ làm do tai nạn lao động có được đóng bảo hiểm? 

nghi tai nan huong luong nhu the nao


Chi phí điều trị vết thương tai nạn lao động được thanh toán thế nào?

Theo khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán các chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động. Cụ thể bao gồm các chi phí sau:

- Đối với người lao động có tham gia bảo hiểm y tế (BHYT): Công ty phải trả các chi phí sau:

+ Chi phí đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh.

Đây được hiểu là khoản tiền mà người bệnh phải cùng chi trả với cơ quan BHXH theo tỷ lệ % được hưởng trên thẻ BHYT. Ví dụ mức hưởng trên thẻ BHYT là 80% thì phần chi phí đồng chi trả là 20% chi phí khám, chữa bệnh.

+ Chi phí thuốc, dịch vụ y tế không nằm trong danh mục do quỹ BHYT chi trả.

- Đối với người lao động không tham gia BHYT: Công ty phải thanh toán toàn bộ chi phí khám, điều trị tai nạn lao động của người lao động từ khi sơ cứu, cấp cứu cho đến khi người đó điều trị ổn định.

Như vậy, có thể thấy, các chi phí y tế cần thiết để điều trị vết thương tai nạn lao động cho người lao động sẽ do phía công ty thanh toán toàn bộ. Người lao động sẽ không cần bỏ ra chi phí cho việc điều trị, phục hồi sức khỏe do tai nạn lao động.

Xem thêm: Chi tiết mức hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ tai nạn hưởng lương như thế nào?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.

>> Tai nạn lao động: Chi tiết điều kiện và mức hưởng chế độ
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Công ty phá sản chưa chốt sổ bảo hiểm, người lao động phải làm sao?

Công ty phá sản chưa chốt sổ bảo hiểm, người lao động phải làm sao?

Công ty phá sản chưa chốt sổ bảo hiểm, người lao động phải làm sao?

Để làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần hoặc lương hưu, rất nhiều trường hợp đã phải quay lại công ty cũ để chốt sổ BHXH do trước đó nghỉ ngang. Vậy nếu công ty cũ đã phá sản, người lao động phải làm gì để chốt sổ bảo hiểm?