4 thiệt thòi đối với người lao động nghỉ không lương dài ngày

Pháp luật cho phép người lao động được thỏa thuận với doanh nghiệp về nghỉ không lương và cũng không giới hạn số ngày nghỉ. Tuy nhiên, nếu nghỉ không lương dài ngày, quyền lợi của người lao động sẽ có những ảnh hưởng nhất định.


1. Không được công ty đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Trong thời gian người lao động nghỉ làm không hưởng lương, việc đóng và tính hưởng bảo hiểm bắt buộc được xác định theo khoản 4 Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Theo đó, nếu xin nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên/tháng, người lao động sẽ không được công ty đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó. Tương ứng với những tháng không đóng bảo hiểm, người lao động cũng sẽ không được tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Và khi nghỉ không lương dài ngày, công ty sẽ thực hiện báo giảm lao động để không phải đóng các loại bảo hiểm cho người lao động. Kéo theo đó, tại tháng báo giảm lao động, người lao động cũng sẽ không được đóng bảo hiểm thất nghiệp. 

nghi khong luong dai ngay


2. Không được hưởng ốm đau trong thời gian nghỉ không lương

Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi bản thân gặp vấn đề về sức khỏe, người lao động tham gia BHXH sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:

- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động mà phải nghỉ việc.

- Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

- Không phải ốm đau, tai nạn do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.

Tuy nhiên, điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cũng nêu rõ:

2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:

c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, nếu trong thời gian nghỉ không hưởng lương mà bị ốm đau, tai nạn, người lao động sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.


3. Không được đóng bảo hiểm y tế, không thể mua theo hộ gia đình

Như đã chỉ ra ở trên, người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên/tháng thì tháng đó, doanh nghiệp sẽ báo giảm lao động và không đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của tháng.

Do vậy, nếu nghỉ không lương dài ngày, người lao động sẽ không được đóng bảo hiểm y tế (BHYT) dẫn tới thẻ BHYT đã cấp sẽ không có giá trị, không thể sử dụng để đi khám chữa bệnh.

Mặt khác, trong thời gian nghỉ không lương và không được mua BHYT, người lao động cũng không thể mua BHYT hộ gia đình để được thanh toán BHYT khi đi khám, chữa bệnh.

Bởi theo khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trừ những người thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT, những người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đều được tham gia BHYT hộ gia đình.

Trong khi đó, dù nghỉ không lương nhưng người lao động vẫn chưa nghỉ việc nên vẫn thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

Do đó, người này sẽ không được giải quyết mua BHYT theo hộ gia đình.

Xem thêm: Người lao động nghỉ không lương có được hưởng BHYT?

nghi khong luong dai ngayNghỉ không lương dài ngày, cân nhắc để đỡ bị thiệt (Ảnh minh họa)


4. Không được tính nghỉ phép hằng năm

Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho doanh nghiệp được nghỉ phép năm từ 12 - 16 ngày.

Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã liệt kê các khoảng thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm gồm:

1 - Thời gian học nghề, tập nghề.

2 - Thời gian thử việc nếu tiếp tục làm việc sau khi hết thời gian thử việc.

3 - Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương.

4 - Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng/năm.

5 - Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cộng dồn không quá 06 tháng.

6 - Thời gian nghỉ do ốm đau cộng dồn không quá 02 tháng/năm.

7 - Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản.

8 - Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc.

9 - Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

10 - Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy, nếu nghỉ không hưởng lương mà cộng dồn vượt quá 01 năm, người lao động sẽ không được tính hưởng phép năm cho thời gian nghỉ vượt quá.

Ví dụ: Theo quy định, nếu làm đủ năm bạn được nghỉ 12 ngày phép nhưng nếu nghỉ không lương với số ngày cộng dồn là 03 tháng thì năm đó, bạn chỉ được tính hưởng 10 ngày.

Trên đây là thông tin về những ảnh hưởng khi người lao động nghỉ không lương dài ngày. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các quyền lợi khác, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6199 để các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẵn sàng giải đáp chi tiết vấn đề của bạn.

>> Quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không lương mới nhất
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Từ năm nay, người lao động mất 1 khoản tiền được nhận vào cuối năm

Từ năm nay, người lao động mất 1 khoản tiền được nhận vào cuối năm

Từ năm nay, người lao động mất 1 khoản tiền được nhận vào cuối năm

Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 với nhiều thay đổi liên quan đến quyền lợi người lao động. Năm 2021 chính là năm đầu tiên mà rất nhiều người lao động bị mất khoản tiền đáng lẽ được nhận vào cuối năm.

4 điểm mới về giờ làm việc, nghỉ ngơi của lao động thời vụ từ 01/02/2022

4 điểm mới về giờ làm việc, nghỉ ngơi của lao động thời vụ từ 01/02/2022

4 điểm mới về giờ làm việc, nghỉ ngơi của lao động thời vụ từ 01/02/2022

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH với nhiều thay đổi về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất thời vụ, gia công theo đơn đặt hàng từ ngày 01/02/2022.