1. Báo cáo an toàn vệ sinh lao động là gì?
Báo cáo an toàn vệ sinh lao động là báo cáo tổng hợp các thông tin về công tác an toàn và vệ sinh lao động mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Trong đó tóm tắt, tổng hợp các thông tin về an toàn vệ sinh lao động.
Đây là một trong những hoạt động thường niên của doanh nghiệp, được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Y tế quản lý và giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động của các cơ sở tại địa bàn.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, người sử dụng lao động phải thực hiện báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động định kỳ hàng năm gửi trước ngày 10/01 của năm sau đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Y tế.
Cơ sở báo cáo an toàn vệ sinh lao động phải thực hiện thống kê theo các số liệu cụ thể, lưu trữ lại thông tin, phân tích kết quả báo cáo, từ đó đưa ra phương án để giải quyết các vấn đề về vệ sinh an toàn lao động tại cơ sở.
2. Mẫu báo cáo an toàn vệ sinh lao động mới nhất 2024
Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH. Dưới đây là mẫu báo cáo an toàn vệ sinh lao động mới nhất để các bạn tham khảo:
ĐỊA PHƯƠNG: ……………
DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ: ………………..
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố ………..
BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
Năm …………….
Tên1: ………………………………………………………………………………………
Ngành nghề sản xuất kinh doanh2: ………………………………………………………
Loại hình3: ………………………………………………………………………………..
Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý4: ……………………………………………………..
Địa chỉ: (Số nhà, đường phố, quận, huyện, thị xã) ……………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………………………………………
TT | Các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo | ĐVT | Số liệu | |||||
A | Báo cáo chung | |||||||
1 | Lao động | |||||||
1.1. Tổng số lao động | Người | |||||||
- Trong đó: + Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động | Người | |||||||
+ Người làm công tác y tế | Người | |||||||
+ Lao động nữ | Người | |||||||
+ Lao động làm việc trong Điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Điều kiện lao động loại IV, V, VI) | Người | |||||||
+ Lao động là người chưa thành niên | Người | |||||||
+ Người dưới 15 tuổi | Người | |||||||
+ Người khuyết tật | Người | |||||||
+ Lao động là người cao tuổi | Người | |||||||
2 | Tai nạn lao động | |||||||
- Tổng số vụ tai nạn lao động | Vụ | |||||||
+ Trong đó, số vụ có người chết | Vụ | |||||||
- Tổng số người bị tai nạn lao động | Người | |||||||
+ Trong đó, số người chết vì tai nạn lao động | Người | |||||||
- Tổng chi phí cho tai nạn lao động (cấp cứu, Điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp ...) | Triệu đồng | |||||||
- Thiệt hại về tài sản (tính bằng tiền) | Triệu đồng | |||||||
- Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động | Ngày | |||||||
3 | Bệnh nghề nghiệp | |||||||
- Tổng số người bị bệnh nghề nghiệp cộng dồn tại thời Điểm báo cáo | Người | |||||||
Trong đó, số người mắc mới bệnh nghề nghiệp | Người | |||||||
- Số ngày công nghỉ vì bệnh nghề nghiệp | Ngày | |||||||
- Số người phải nghỉ trước tuổi hưu vì bệnh nghề nghiệp | Người | |||||||
- Tổng chi phí cho người bị bệnh nghề nghiệp phát sinh trong năm (Các Khoản chi không tính trong kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động như: Điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp ...) | Triệu đồng | |||||||
4 | Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động | |||||||
+ Loại I | Người | |||||||
+ Loại II | Người | |||||||
+ Loại III | Người | |||||||
+ Loại IV | Người | |||||||
+ Loại V | Người | |||||||
5 | Huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động | |||||||
a) Tổng số người nhóm 1 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 1 hiện có | Người/ người | |||||||
b) Tổng số người nhóm 2 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 2 hiện có | Người/ người | |||||||
c) Tổng số người nhóm 3 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 3 hiện có | Người/ người | |||||||
Trong đó: - Tự huấn luyện | Người | |||||||
- Thuê tổ chức cung cấp dịch vụ huấn luyện | Người | |||||||
d) Tổng số người nhóm 4 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 4 hiện có | Người/ người | |||||||
đ) Tổng số người nhóm 5 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 5 hiện có | Người/ người | |||||||
e) Tổng số người nhóm 6 được huấn luyện/tổng số người nhóm 6 hiện có | Người/ người | |||||||
g) Tổng chi phí huấn luyện | Triệu đồng | |||||||
6 | Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động | |||||||
- Tổng số | Cái | |||||||
- Trong đó: + Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ đang được sử dụng | Cái | |||||||
+ Số đã được kiểm định | Cái | |||||||
+ Số chưa được kiểm định | Cái | |||||||
+ Số đã được khai báo | Cái | |||||||
+ Số chưa được khai báo | Cái | |||||||
7 | Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi | |||||||
- Tổng số người làm thêm trong năm | Người | |||||||
- Tổng số giờ làm thêm trong năm | Giờ | |||||||
- Số giờ làm thêm cao nhất trong 01 tháng | Giờ | |||||||
8 | Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật | |||||||
- Tổng số người | Người | |||||||
- Tổng chi phí (Chi phí này nằm trong Chi phí chăm sóc sức khỏe nêu tại Điểm 10) | Triệu đồng | |||||||
9 | Tình hình quan trắc môi trường lao động | |||||||
- Số mẫu quan trắc môi trường lao động | Mẫu | |||||||
- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn | Mẫu | |||||||
- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép/Tổng số mẫu đo + Nhiệt độ + Bụi + Ồn + Rung + Hơi khí độc + ... | Mẫu/mẫu | |||||||
10 | Chi phí thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động | |||||||
- Các biện pháp kỹ thuật an toàn | Triệu đồng | |||||||
- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh | Triệu đồng | |||||||
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân | Triệu đồng | |||||||
- Chăm sóc sức khỏe người lao động | Triệu đồng | |||||||
- Tuyên truyền, huấn luyện | Triệu đồng | |||||||
- Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động | Triệu đồng | |||||||
- Chi khác | Triệu đồng | |||||||
11 | Tổ chức cung cấp dịch vụ: a) Dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao động được thuê theo quy định tại Khoản 5 Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động (nếu thuê) | Tên tổ chức | ||||||
b) Dịch vụ về y tế được thuê theo quy định tại Khoản 5 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động (nếu thuê) | Tên tổ chức | |||||||
12 | Thời Điểm tổ chức tiến hành đánh giá định kỳ nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động | Tháng, năm | ||||||
13 | Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP | Có/Không | ||||||
Nếu có đánh giá thì: a) Số lượng các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được nhận diện trong kỳ đánh giá | Yếu tố | |||||||
b) Số lượng các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được cải thiện trong năm | Yếu tố | |||||||
B | Kết quả đánh giá lần đầu nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh5 (nếu có) | |||||||
T T | Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được nhận diện | Mức độ nghiêm trọng | Biện pháp phòng,chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại | Người/ bộ phận thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại | Thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại | |||
1 | ||||||||
2 | ||||||||
Nơi nhận : | ….., ngày ... tháng ... năm Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) |
3. Hướng dẫn cách ghi báo cáo an toàn vệ sinh lao động cho doanh nghiệp
Cách ghi báo cáo an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH như sau:
- Mục (1) tên và (2) ngành nghề kinh doanh: Ghi đúng theo nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Mục (3) Loại hình: Điền theo đối tượng áp dụng của Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, cụ thể là: Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần/Công ty cổ phần có trên 51% vốn thuộc sở hữu của nhà nước, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài/Công ty có 100% vốn nước ngoài, Hợp tác xã…
- Mục (4) cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý:
Nếu là thành viên trong một nhóm công ty: Ghi tên của Công ty mẹ/Tập đoàn kinh tế
Nếu là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty: Ghi tên của Tổng Công ty.
Nếu trực thuộc Sở, Ban, ngành tại địa phương: Ghi tên của Sở, Ban, ngành.
Nếu trực thuộc Bộ/cơ quan ngang Bộ: Ghi tên của Bộ/cơ quan ngang bộ.
Bỏ trống không ghi gì nếu không thuộc một trong các loại hình nêu trên.
- Mục (5) Báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn và vệ sinh lao động trước khi cơ sở sản xuất, kinh doanh đi vào hoạt động: Doanh nghiệp ghi các tiêu chí nêu tại Phần B của mẫu báo cáo nếu tiến hành đánh giá toàn diện các nguy cơ rủi ro liên quan đến an toàn và vệ sinh lao động.
Lưu ý: Khi doanh nghiệp soạn báo cáo an toàn vệ sinh lao động cần phải lưu ý đến các nội dung sau:
- Bản báo cáo phải được thực hiện theo mẫu do cơ quan thẩm quyền quy định, cụ thể là theo mẫu tại mục 2 bài viết này.
- Doanh nghiệp thực hiện báo cáo phải ghi rõ, đầy đủ các thông tin, thể hiện một cách chính xác, rành mạch.
- Báo cáo phải được thực hiện và gửi đúng thời hạn theo quy định tại mục 4 bài viết này.
4. Thời điểm đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn vệ sinh lao động
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định về thời điểm thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động như sau:
- Thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn vệ sinh lao động lần đầu: Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động sản xuất và kinh doanh.
- Thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn vệ sinh lao động định kỳ trong quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tối thiểu là 01 lần/năm, trừ trường hợp pháp luật về chuyên ngành có quy định khác. Thời điểm đánh giá định kỳ sẽ do người sử dụng lao động quyết định.
- Thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn vệ sinh lao động bổ sung khi có sự thay đổi về nguyên liệu, vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra sự cố gây mất an toàn và vệ sinh lao động nghiêm trọng, khi xảy ra tai nạn lao động.
Như vậy, việc đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn vệ sinh lao động được thực hiện khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, đánh giá định kỳ và đánh giá bổ sung.
Trên đây là những thông tin về Mẫu báo cáo an toàn vệ sinh lao động mới nhất mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc.