Freelancer là gì? Thu nhập từ nghề freelancer có bị tính thuế TNCN?

Không chỉ là xu hướng nghề nghiệp phát triển ở các nước Châu Âu, freelancer còn đang dần trở thành trào lưu nghề nghiệp của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Vậy freelancer là gì? Thu nhập từ việc làm freelancer có cao không? Số tiền đó có phải đóng thuế không?


1. Freelancer là gì?

Freelancer là những người làm việc một cách độc lập, tự do, được trả tiền để thực hiện công việc theo yêu cầu của khách hàng, chủ dự án mà không có sự ràng buộc về thời gian hay địa điểm làm việc cụ thể. Thời gian thực hiện công việc hoặc một dự án nào đó đối với freelancer thường diễn ra ngắn hạn, có thể là vài ngày, vài tuần.

Đúng như tính chất “free” trong tên gọi, những người làm freelancer được làm việc tự do cho nhiều khách hàng khác nhau cùng một lúc, miễn là hoàn thành công việc đúng tiến độ.

Thông thường hoạt động giao dịch giữa freelancer và khách hàng sẽ diễn ra trên internet, có thể thông qua website giới thiệu của freelancer, hoặc một trang trung gian chuyên cung cấp dịch vụ freelancer.


2. Công việc freelancer là gì?

Để trả lời cụ thể câu hỏi: “Công việc freelancer là gì?” thì rất khó, bởi có rất nhiều công việc khác nhau có thể được làm dưới hình thức freelancer. Chỉ cần không bắt buộc đến tận nơi để bàn giao, thảo luận hay thực hiện thì đều có thể làm freelancer.

Việc thuê freelancer cũng đang là xu hướng của nhiều doanh nghiệp thay cho lao động cố định. Một số các công việc freelance phổ biến hiện nay có thể kể đến như: viết lách, dịch thuật, thiết kế, lập trình, marketing, web design, sale…

Tùy thuộc vào chuyên môn của mình, bạn có thể tìm kiếm một công việc phù hợp để bắt đầu hành trình Freelancer của bản thân.

Ví dụ, công việc liên quan đến “Content/Viết lách” phù hợp với những ai đam mê viết lách, sáng tạo nội dung trên các nền tảng Internet thì có thể làm nội dung trên website, facebook, mô tả sản phẩm cho các thương hiệu,… Những bạn có khả năng dịch thuật các ngôn ngữ có thể tham gia dự án dịch phụ đề cho phim, dịch sách báo,… 

freelancer la gi


3. Lợi ích khi trở thành một freelancer

Với trào lưu hiện nay, nhiều người đã chọn hướng đi trong nghề nghiệp của mình là trở thành một freelancer. Vậy điều khiến nhiều người lựa chọn công việc freelacer là gì?

- Không lo bị kiểm soát

Khi là một freelancer bạn không cần phải lo lắng về việc làm quen với môi trường mới, đồng nghiệp mới. Bạn tự do, thoải mái trong không gian làm việc của chính mình. Làm Freelancer có nghĩa là bạn tự quản lý chính mình, tự kiểm soát không gian, thời gian cách làm cũng như tiến độ hoàn thành công việc.

- Linh động trong không gian làm việc

Là một Freelancer bạn chỉ cần một chiếc máy tính kết nối internet là đã có thể làm việc ở bất cứ nơi nào mình muốn: ở nhà, một quán cà phê, lúc đang đi du lịch hoặc bất cứ nơi nào mang đến cho bạn sự thoải mái nhất.

- Chủ động về thời gian làm việc

Nếu như là nhân viên văn phòng sẽ phải làm việc đúng giờ hành chính, sáng đi tối về thì một Freelancer có thể chủ động làm việc bất cứ lúc nào, miễn sao đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng và deadline công việc. Do đó, bạn có thể dành thời gian cho bản thân và gia đình mà không cần olo phải xin phép hay trừ lương.

- Kiếm được tiền, thậm chí rất nhiều tiền

Một số người coi Freelancer như một công việc làm thêm để kiếm vài triệu một tháng nhưng cũng có người lựa chọn dùng hết thời gian lao động trong ngày để làm Freelancer vì nó có thể mang lại cho họ thu nhập ổn định hoặc thậm chí là một mức lương đáng mơ ước.


4.  Top 5 công việc freelancer có thu nhập cao

1 - Lập trình website

Theo thống kê, mỗi freelancer lập trình website có thể kiếm 8 - 15 triệu đồng/tháng, thậm chí có thể lên đến 50 - 100 triệu đồng/tháng hoặc hơn tùy theo kinh nghiệm và độ phức tạp của website.

2 - Lập trình phần mềm/app

Các dự án phần mềm và app thường chi trả 20 - 100 triệu đồnng/dự án nhưng thời gian thực hiện có thể lâu hơn công việc freelancer khác. Ước tính, mỗi tháng, các freelancer lập trình phần mềm và app kiếm được khoảng 20 - 50 triệu/tháng.

3 - Thiết kế đồ họa

Các freelancer thiết kế đồ họa có thể vừa đi làm vừa làm thêm ở nhà hoặc làm freelancer toàn thời gian sẽ có thu nhập trung bình khoảng 15 - 50 triệu đồng/tháng.

4 - Copywriter/ Content

Cơ hội việc làm ở lĩnh lực này rất cao, bởi nhu cầu quảng cáo, truyền thông của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức. Do đó mức thu nhập trung bình mà freelancer có thể kiếm được là khoảng 10 - 30 triệu đồng/tháng.

5 - Truyền thông - Marketing

Ước tính một cá nhân freelancer chạy quảng cáo ngân sách 100 triệu thì có thu nhập cơ bản 10 triệu đồng, có người lên đến 1 tỉ đồng/tháng. Mức lương trung bình nghề này khoảng 70 - 100 triệu đồng/tháng.


5. Làm freelancer có yêu cầu bằng cấp không?

Ngoài thắc mắc về câu hỏi freelancer là gì, nhiều người cũng bày tỏ sự quan tâm tới vấn đề bằng cấp khi làm công việc freelancer.

Hiện nay không có quy định nào của pháp luật yêu cầu freelancer phải có bằng cấp thuộc lĩnh vực công việc mà mình đang thực hiện. Có nhất định phải có bằng cấp hay không còn phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, chủ dự án.

Tuy nhiên bằng cấp cũng không nói lên tất cả năng lực của một người, thậm chí có người có bằng cấp nhưng khả năng thực hành lại kém. Do đó, khi tìm kiếm các freelancer thực hiện công việc hay dự án, khách hàng thường ưu tiên những người có kinh nghiệm làm việc.

freelancer la gi 1
Freelancer làm việc tại nhà có cần bằng cấp không? (Ảnh minh họa)

6. Làm việc Freelancer cần phải ký hợp đồng gì?

6.1. Làm việc Freelance có phải ký hợp đồng lao động?

Freelance là một hình thức làm việc tự do, không ràng buộc phải làm việc cho bất kỳ một công ty hay tổ chức nhất định.

Bản chất của freelancer là nhận tiền để thực hiện các nhiệm vụ cho các chủ dự án, khách hàng, những người sử dụng lao động tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định nhưng không phải chịu ràng buộc, giám sát, quản lý, điều hành của người đó.

Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa các bên về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Dù mang tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì vẫn được coi là hợp đồng lao động.

Nếu ký hợp đồng lao động, người lao động buộc phải tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động, chấp hành nội quy lao động mà người sử dụng lao động đề ra.

Điều này hoàn toàn không phù hợp với bản chất của công việc freelancer. Do đó, các bên sẽ không ký hợp đồng lao động mà phải ký một loại hợp đồng khác để đảm bảo quyền lợi cho mình.

6.2. Làm việc freelance ký hợp đồng dịch vụ được không?

Dù không ký hợp đồng lao động nhưng các freelancer không nên làm việc mà không có văn bản thỏa thuận nào ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Căn cứ các quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể thấy, bản chất của công việc freelancer phù hợp nhất với loại hợp đồng dịch vụ.

Cụ thể Điều 513 Bộ luật Dân sự quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Đối tượng của hợp đồng này là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Theo đó, một bên có trách nhiệm thực hiện công việc, một bên có trách nhiệm trả tiền.

Tuy nhiên với hợp đồng dịch vụ, bản thân người làm công việc freelancer có thể tự do thực hiện công việc và bàn giao cho bên kia sau khi đã hoàn thành để nhận tiền cung cấp dịch vụ.

7. Mẫu hợp đồng freelancer mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                 …, ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Số: ……. /HĐDV-…

Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015 và các Nghị định hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

Căn cứ thỏa thuận giữa các bên

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại trụ sở Công ty …, các bên gồm có:

BÊN A: CÔNG TY … (BÊN THUÊ)

Địa chỉ                    : …....................................................................

Mã số thuế             : …....................................................................

Đại diện                  : Ông/bà ….....................     Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại          : ….................................      Fax: …

Tài khoản               : …...................................................................

BÊN B: ÔNG/BÀ …. (FREELANCER)

Số CMND/CCCD    : …......................     cấp ngày…/…/…       tại …

Sinh ngày                : …/…/…

Địa chỉ thường trú   : …...........................................................

Số điện thoại           : .................................................................

Tài khoản                : …............................................................

Sau khi bàn bạc, hai bên đã thỏa thuận và thống nhất ký kết hợp đồng dịch vụ số …/HĐDV-… với nội dung như sau:

ĐIỀU 1. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

Bên A cần thuê freelancer để thực hiện công việc…

Bên B cam kết có đủ khả năng để thực hiện công việc mà Bên A đang cần triển khai.

Xét thấy yêu cầu và khả năng của hai bên phù hợp, Bên A đồng ý thuê Bên B và Bên B đồng ý thực hiện công việc … cho Bên A theo các thỏa thuận trong hợp đồng này.

ĐIỀU 2. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

2.1. Thời gian thực hiện hợp đồng:

Bên B thực hiện công việc cho Bên A trong thời hạn là … tháng, từ ngày … đến ngày …

2.2. Công việc của Bên B:

Công việc cụ thể mà Bên A giao cho Bên B đảm nhận là:

- Làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của …

- Phạm vi công việc là …

-  …

Trường hợp Bên B không hoàn thành nghĩa vụ công việc mà đã được Bên A gửi thông báo bằng văn bản 03 lần nhưng vẫn không thực hiện, cải thiện hoặc khắc phục, Bên A sẽ chỉ thanh toán trên phần nghĩa vụ công việc Bên B đã thực hiện. Bên B phải chịu phạt …% nghĩa vụ công việc và phải bồi thường thiệt hại cho Bên A (nếu có).

Trường hợp Bên A phát hiện Bên B không đủ khả năng thực hiện công việc thì Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Bên B phải bồi thường cho Bên A …% tổng giá trị hợp đồng và bồi thường thiệt hại (nếu có).

ĐIỀU 3. PHÍ DỊCH VỤ, HÌNH THỨC VÀ THỜI HẠN TRẢ PHÍ

3.1.     Phí dịch vụ:

Bên A phải trả cho Bên B phí dịch vụ là … VNĐ (… Việt Nam đồng). Các chi phí cho từng phần trong công việc được quy định tại phụ lục hợp đồng này.

Bên A có nghĩa vụ trích 10% phí dịch vụ nêu trên để nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho Bên B.

3.2. Hình thức trả phí:

Bên A sẽ thanh toán cho Bên B bằng cách chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng theo thông tin như sau:

Tên tài khoản       :..............................................................

Số tài khoản         :............................................................

Ngân hàng           :.............................................................

Chi nhánh            :..............................................................

3.3. Thời hạn trả phí:

Bên A sẽ thanh toán cho Bên B thành 02 đợt:

- Lần 1: Bên A tạm ứng giá trị hợp đồng cho Bên B là: … VNĐ (… Việt Nam đồng)

- Lần 2: Bên A thanh tổng giá trị hợp đồng này cho Bên B sau khi đã trừ đi giá trị tạm ứng Bên A đã trả trước và thuế thu nhập cá nhân của Bên B.

Bên A phải thanh toán chi phí đúng thời hạn và đầy đủ cho Bên B. Thời hạn thanh toán chậm tối đa là … ngày kể từ ngày phải thanh toán theo quy định trong hợp đồng. Sau ngày thứ … chậm thanh toán, Bên A phải chịu phạt lãi chậm thanh toán theo mức lãi suất tăng 1%/ngày chậm thanh toán (nhưng không quá 8% tổng giá trị hợp đồng) và bồi thường nếu có thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau … ngày chậm thanh toán, Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

ĐIỀU 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

4.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

- Quyền của Bên A:

+ Yêu cầu Bên B hoàn thành đúng công việc được giao trong đúng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng;

+ Điều hành, yêu cầu chỉnh sửa và giám sát Bên B hoàn thành công việc theo hợp đồng;

+ Áp dụng chế tài và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật và hợp đồng này;

+ Các quyền khác theo quy định pháp luật.

- Nghĩa vụ của Bên A:

+ Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí dịch vụ cho Bên B theo thỏa thuận trong hợp đồng này;

+ Tạo điều kiện cần thiết để Bên B hoàn thành công việc theo thỏa thuận;

+ Trích phí dịch vụ của Bên B để đóng thuế thu nhập cá nhân cho Bên B;

+ Kê khai và đóng các loại thuế liên quan đến hợp đồng này;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

4.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

- Quyền của Bên B:

+  Yêu cầu Bên A thanh toán đầy đủ và đúng hạn mức phí dịch vụ theo thỏa thuận;

+ Yêu cầu Bên A trích phí dịch vụ để đóng thuế thu nhập cá nhân cho Bên B;

+ Áp dụng chế tài và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật và hợp đồng này;

+ Các quyền lợi khác theo quy định pháp luật.

- Nghĩa vụ của Bên B:

+ Thực hiện các công việc được giao theo hợp đồng này một cách có trách nhiệm;

+ Chịu sự giám sát và chỉ đạo của Bên A, báo cáo thường xuyên công việc với Bên A;

+ Bảo mật thông tin;

+ Tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nếu do lỗi trực tiếp của Bên B;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

ĐIỀU 5. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HỢP ĐỒNG

5.1. Nếu một bên vi phạm bất cứ điều khoản nào trong hợp đồng thì phải chịu mức phạt vi phạm theo thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận, mức phạt áp dụng cho mỗi hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm là …% tổng giá trị hợp đồng. Nếu có thiệt hại xảy ra, bên vi phạm hợp đồng phải đồng thời bồi thường thiệt hại và xử lý hậu quả phát sinh để thực hiện được hợp đồng một cách tốt nhất.

5.2. Giá trị bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải bồi thường bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra, các khoản chi phí phát sinh trực tiếp do hành vi vi phạm và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

5.3. Chi phí kiểm tra xác minh lỗi vi phạm và thiệt hại gây ra do bên có hành vi vi phạm có trách nhiệm chi trả.

ĐIỀU 6. THANH LÝ HỢP ĐỒNG

6.1. Hợp đồng chấm dứt khi các bên hoàn thành quyền và nghĩa vụ với nhau và không có thỏa thuận khác.

6.2. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên thỏa thuận được với nhau về việc chấm dứt hợp đồng, hợp đồng này sẽ chấm dứt kể từ thời điểm đạt được thỏa thuận giữa hai bên.

6.3. Hợp đồng chấm dứt khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật và hợp đồng này.

ĐIỀU 7. ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

7.1. Các bên không được đơn phương chấm dứt hợp đồng trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường …% tổng giá trị của hợp đồng này cho bên kia và bồi thường thiệt hại (nếu có), trừ trường hợp bên đơn phương chấm dứt hợp đồng chứng minh được bên kia có vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng hoặc các trường hợp khác được quy định trong hợp đồng.

7.2. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc pháp luật có quy định. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải chứng minh được lỗi của bên kia. Chi phí kiểm tra xác minh lỗi vi phạm và thiệt hại gây ra do bên có hành vi vi phạm có trách nhiệm chi trả.

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Bên vi phạm bị phạt …% giá trị hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm. Ngoài ra, bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

7.3. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên còn lại trước trong vòng … ngày. Nếu thông báo chậm quá … ngày hoặc không thông báo sẽ bị phạt …% tổng giá trị hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại (nếu có).

ĐIỀU 8. BẢO MẬT THÔNG TIN

Hai bên không được tiết lộ cho bên thứ ba bất kỳ thông tin và tài liệu nào liên quan đến hợp đồng này, các phụ lục kèm theo hợp đồng và liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng này, trừ trường hợp được sự chấp thuận bằng văn bản của bên kia hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Sau khi hợp đồng này chấm dứt hoặc xảy ra tranh chấp, điều khoản này vẫn sẽ còn hiệu lực pháp lý.

Trường hợp một bên vi phạm điều khoản này sẽ phải chịu phạt …% giá trị hợp đồng và bồi thường thiệt hại (nếu có).

ĐIỀU 9. SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG

9.1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Nếu xảy ra sự kiện bất khả kháng, hai bên sẽ không bị coi là vi phạm hợp đồng nếu chứng minh được sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi vi phạm hợp đồng và toàn bộ thiệt hại xảy ra (nếu có thiệt hại).

9.2. Bên chịu ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải thông báo cho bên kia trong vòng tối đa … ngày kể từ khi sự kiện bất khả kháng tác động lên việc thực hiện hợp đồng. Nếu thông báo chậm quá … ngày hoặc không thông báo sẽ bị phạt …% tổng giá trị hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại (nếu có).

ĐIỀU 10. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải. Trường hợp thương lượng, hòa giải không thành, tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Hợp đồng gồm … trang, được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau và mỗi bên giữ một bản.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm.

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN ĐẠI B

>> Gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết về các điều khoản khi ký hợp đồng dịch vụ đối với freelancer. 


8. Freelancer có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Cùng với khái niệm freelancer là gì, LuatVietnam cũng muốn cung cấp thêm về thông tin đóng bảo bảo hiểm khi làm freelancer để bạn đọc được biết.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Nhà nước đang tổ chức hai hình thức bảo hiểm xã hội (BHXH) là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trong đó, theo khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, BHXH bắt buộc chỉ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã…

Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH thì có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.

Với việc chỉ ký hợp đồng dịch vụ, những người làm nghề freelancer sẽ không thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc, thay vào đó, có thể đăng ký đóng BHXH tự nguyện để khi về già có lương hưu.

Khi tham BHXH tự nguyện, các freelancer sẽ được hưởng 02 chế độ bao gồm hưu trí và tử tuất. Với các chế độ này, người tham gia có thể đảm bảo cuộc sống cho mình khi về già.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Tất cả thông tin cần biết 

freelancer la gi 2
Freelancer nên đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu về già (Ảnh minh họa)

9.  Freelancer có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Khi bắt đầu nhận một công việc freelance, ngoài vấn đề tiền lương, bạn cũng cần chú ý đến một số thủ tục pháp lý trong đó có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân.

Thông thường khoản thuế này sẽ được phía doanh nghiệp khấu trừ trực tiếp vào thù lao thực hiện công việc của bạn. Bởi điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định :

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Theo đó, các freelancer sẽ phải trích 10% thù lao để đóng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên nếu chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì bạn có thể làm cam kết theo mẫu 08/CK-TNCN để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Cuối năm cá nhân sẽ phải thực hiện quyết toán thuế với chi cục thuế.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Freelancer là gì?” cùng những vấn đề pháp lý mà người làm nghề freelancer cần chú ý. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Deadline là gì? Chậm deadline thường xuyên có bị đuổi việc?

Deadline là gì? Chậm deadline thường xuyên có bị đuổi việc?

Deadline là gì? Chậm deadline thường xuyên có bị đuổi việc?

Chắc hẳn ai đi làm cũng từng được nghe đến từ “deadline”, thậm chí còn có những trải nghiệm khó quên khi chạy deadline. Vậy deadline là gì? Dealine có ý nghĩa như thế nào khi ứng dụng vào công việc? Việc chậm deadline thường xuyên có khiến người lao động bị đuổi việc không?