Mượn xe người khác mang đi cầm, phạm tội gì?

Cho bạn bè, người thân mượn xe để đi lại là việc rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nếu bạn mượn xe mang đi cầm cố lấy tiền không trả nữa thì phải làm sao? Hành vi mượn xe người khác mang đi cầm bị xử lý thế nào?

Mượn xe người khác mang đi cầm, phạm tội gì?

Điều 195 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Theo quy định trên, hành vi mượn xe người khác mang đi cầm khi chưa được sự đồng ý của người đó là trái pháp luật.

Đồng thời, hành vi này còn được xếp vào một trong những hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Việc chiếm đoạt tài sản của người khác là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ và sẽ bị xử lý thích đáng.

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà thực hiện hành vi này có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

ban muon xe mang di camBạn mượn xe mang đi cầm cố, xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Xử lý hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Căn cứ Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017, việc mượn xe người khác mang đi cầm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi:

- Chiếc xe có trị giá từ 04 triệu đồng trở lên;

- Chiếc xe có trị giá dưới 04 triệu đồng nhưng người thực hiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội: cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cồn nhiên chiếm đoạt tài sản,… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Mức phạt với tội là này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, nếu thuộc một trong các trường hợp: phạm tội có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếc xe bị chiếm đoạt trị giá từ 50 - 200 triệu đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; tái phạm nguy hiểm... thì bị phạt tù từ 02 - 07 năm.

Trường hợp chiếc xe bị mang đi cầm cố trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 05 - 12 năm.

Nặng nhất, người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 12 - 20 năm khi tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, hình phạt bổ sung được áp dụng cho tội này là phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, mượn xe người khác mang đi cầm có thể bị phạt tù dến 20 năm, phạt tiền đến 100 triệu đồng.

Mang xe người khác đi cầm bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Như đã phân tích, việc mượn xe người khác mang đi cầm là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

Trong đó, nếu thực hiện hành vi chiếm đoại tài sản lần đầu và chiếc xe bị mang đi cầm có trị giá dưới 04 triệu thì người thực hiện chỉ bị phạt hành chính.

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác…

Như vậy, áp dụng mức phạt tại điểm c khoản 1 Điều 15, mượn xe người khác mang đi cầm có thể bị phạt tiền đến 02 triệu đồng.

Tóm lại, nếu bị bạn mượn xe mang đi cầm thì người chủ chiếc xe có thể trình báo cơ quan Công an để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Khi đó, người mượn xe mang đi cầm có thể sẽ bị áp dụng một trong các mức phạt như trên.

Để được tư vấn về lĩnh vực hình sự và các vấn đề khác, độc giả vui lòng liên hệ 1900 6192 để được giải đáp.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?