Giải đáp: Thứ 7 có làm Căn cước công dân không?

Do công việc bận rộn, rất nhiều người không thể sắp xếp thời gian trong giờ hành chính để đi làm Căn cước công dân. Theo đó, một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó là thứ 7 có làm căn cước công dân không? Hãy theo dõi bài viết này để có lời giải đáp.

1. Thứ 7 có làm Căn cước công dân không?

Theo Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014, công dân được yêu cầu cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân tại một trong các cơ quan sau:

1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Trong đó, căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA, công dân được lựa chọn cơ quan Công an có thẩm quyền nơi thường trú hoặc tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân sao cho thuận tiện nhất.

Cơ quan Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân là cơ quan Nhà nước làm việc theo giờ hành chính. Theo đó, giờ làm việc tại các cơ quan này như sau:

- Buổi sáng: Bắt đầu từ 08 giờ - 12 giờ.

- Buổi chiều: Bắt đầu từ 13 giờ 30 - 17 giờ 30.

- Thời gian làm việc một tuần kéo dài từ thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật nghỉ.

Như vậy, thứ 7 và chủ nhật là ngày nghỉ của cơ quan Nhà nước nói chung và cơ quan công an có thẩm quyền là Căn cước công dân nói riêng. Người dân không thể làm Căn cước công dân vào thứ 7 và chủ nhật.

thu 7 co lam can cuoc cong dan khong
Giải đáp: Thứ 7 có làm căn cước công dân không? (Ảnh minh họa)

2. Đi làm Căn cước công dân mang theo giấy tờ gì?

Khi đi làm Căn cước công dân, cần mang theo các loại giấy tờ sau:

  • Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (trong trường hợp chưa bị thu hồi);

  • Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân cũ;

  • Giấy khai sinh (phòng khi thiếu thông tin trên cơ sở dữ liệu về dân cư và cán bộ làm thẻ yêu cầu);

  • Nếu có thay đổi về thông tin nhân thân thì phải mang theo các loại giấy tờ chứng minh

3. Làm Căn cước công dân là bao giờ có?

Tại Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định về thời gian xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân như sau:

1. Đối với hồ sơ do Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp nhận thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.

2. Tại Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội:

a) Đối với dữ liệu điện tử do đơn vị tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển lên thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ dữ liệu điện tử, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân;

b) Đối với hồ sơ do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận thì trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân;

c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân, phải chuyển phát thẻ Căn cước công dân về đến nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Theo quy định trên, nếu đến Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội để làm Căn cước công dân thì thẻ Căn cước sẽ về đến nơi làm thủ tục trong thời hạn 08 ngày làm việc.

Trường hợp đến Công an cấp tỉnh để làm Căn cước công dân thì thẻ Căn cước sẽ về đến nơi làm thủ tục trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Mặc dù thời hạn làm Căn cước công dân theo quy định của pháp luật là khá nhanh, tuy nhiên trên thực tế, thời gian trả thẻ tại các địa phương thường lâu hơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm trả Căn cước công dân, một số lý do phổ biến thường gặp là:

- Nguồn cung cấp con chíp sản xuất thẻ Căn cước công dân nhập khẩu từ nước ngoài chưa đáp ứng kịp thời;

- Quá nhiều người làm Căn cước công dân cùng một thời điểm dẫn đến tiến độ thu thập thông tin và in trả thẻ bị chậm trễ;

- Nhiều trường hợp người dân bị sai thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nên phải điều chỉnh lại...

Xem thêm: Mãi không nhận được Căn cước gắn chip, đi làm lại có được không?

4. Làm Căn cước công dân hết bao nhiêu tiền?

Theo Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC, mức thu lệ phí làm thẻ Căn cước công dân được quy định như sau.

Trường hợp

Mức thu lệ phí

Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp Căn cước công dân

30.000 đồng/thẻ

Đổi Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu.

50.000 đồng/thẻ

Cấp lại Căn cước công do bị mất Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch.

70.000 đồng/thẻ

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Thứ 7 có làm Căn cước công dân không? Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.