Mãi không nhận được Căn cước gắn chip, đi làm lại có được không?

Việc bị chậm trả căn cước công dân khiến nhiều người dân gặp khó khăn trong các giao dịch. Nếu thời gian đợi làm Căn cước công dân quá lâu, người dân có được đi làm lại không?

1. Thời gian làm Căn cước công dân theo luật là bao nhiêu ngày?

Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

- Tại thành phố, thị xã:

+ Không quá 07 ngày làm việc nếu cấp mới và đổi;

+ Không quá 15 ngày làm việc nếu cấp lại.

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: Không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

2. Tại sao thời gian làm Căn cước công dân trên thực tế lại chậm trễ?

Trong giai đoạn đầu khi mới cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip trên cả nước, thời gian trả thẻ Căn cước công dân tại các địa phương thường kéo dài hơn thời gian quy định.

Có người chờ đợi 02 - 03 tháng thì được nhận, nhưng cũng có người đã làm Căn cước được 06 - 07 tháng mà đến nay vẫn chưa có.

Việc chậm trả Căn cước công dân là điều không ai mong muốn, tuy nhiên lại không thể tránh khỏi bởi nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan:

- Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới khiến nguồn cung chíp điện tử dùng để sản xuất thẻ căn cước công dân nhập khẩu từ nước ngoài chưa đáp ứng kịp thời;

- Số lượng người dân làm Căn cước công dân trong cùng một thời điểm quá lớn dẫn đến ảnh hưởng về tiến độ, chất lượng thu thập thông tin dân cư và việc in trả thẻ;

- Nhiều trường hợp công dân bị sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dẫn tới tình trạng hai thông tin không trùng khớp, do đó phải điều chỉnh lại thông tin...

3. Mãi không nhận được Căn cước công dân gắn chip, đi làm lại có được không?

Nếu làm Căn cước công dân một thời gian dài nhưng chưa được nhận, trước tiên người dân nên liên hệ với cơ quan Công an để hỏi thăm về tình trạng thẻ.

Trường hợp thời gian chờ đợi quá lâu, người dân có thể đi xin cấp thẻ Căn cước mới bởi pháp luật có quy định rõ về quyền yêu cầu cấp thẻ của công dân.

Điều 23 Luật Căn cước công dân quy định các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

e) Khi công dân có yêu cầu.

2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

d) Xác định lại giới tính, quê quán;

a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;

b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Một số địa phương từng ra thông báo những người đã làm Căn cước công dân gắn chip đã lâu nhưng chưa nhận được thẻ cần đi làm lại thẻ.

 Mãi không nhận được Căn cước gắn chip, đi làm lại có được không?

4. Làm sao để biết Căn cước công dân đã làm xong chưa?

Nắm được nhu cầu lớn của người dân muốn hỏi thăm về tình trạng làm thẻ Căn cước công dân, Bộ Công an đã có nhiều phương thức để hỗ trợ giải đáp.

Gọi đến tổng đài 1900.0368 về Căn cước công dân của Bộ Công an

Đây là tổng đài trực tiếp giải đáp thắc mắc của người dân về Căn cước công dân và quản lý dân cư của Bộ Công an.

Người dân gọi đến có thể nhấn phím 4 để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip.

Ngoài ra, tổng đài này còn hỗ trợ người dân liên quan đến các vấn đề khác như: Hướng dẫn trình tự, lệ phí cấp cấp Căn cước công dân gắn chip...

Gọi đến số điện thoại của cơ quan cấp Căn cước công dân ở địa phương

Người dân có thể liên hệ trực tiếp đến cơ quan cấp Căn cước công dân ở địa phương nơi cư trú để hỏi về tình trạng thẻ của mình đã làm xong chưa.

Hiện nay, các cơ quan này đều công khai số điện thoại để hỗ trợ người dân trên các kênh truyền thông như website, facebook, zalo... Người dân sẽ rất dễ dàng tìm ra thông tin liên hệ bằng cách tìm kiến tên đơn vị.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Mãi không nhận được Căn cước gắn chip, đi làm lại có được không? Nếu có thắc mắc khác liên quan, bạn đọc gọi ngay tổng đài  1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.

>> Có đúng không mang CMND/CCCD ra đường sẽ bị “bắt”?
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Thời gian làm hộ chiếu có lâu không? Hết bao nhiêu tiền?

Thời gian làm hộ chiếu có lâu không? Hết bao nhiêu tiền?

Thời gian làm hộ chiếu có lâu không? Hết bao nhiêu tiền?

Hộ chiếu là một trong những loại giấy tờ tùy thân quan trọng không thể thiếu đối với mỗi cá nhân khi xuất nhập cảnh. Theo đó, vấn đề thời gian, chi phí làm hộ chiếu luôn được rất nhiều người quan tâm, thắc mắc. Sau đây là các quy định mới nhất để giải đáp về vấn đề này.

Cách lấy Giấy khai sinh bản điện tử có mã QR làm thủ tục hành chính

Cách lấy Giấy khai sinh bản điện tử có mã QR làm thủ tục hành chính

Cách lấy Giấy khai sinh bản điện tử có mã QR làm thủ tục hành chính

Hiện nay, khi đi làm các thủ tục hành chính, người dân có thể không cần mang theo bản giấy của Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn... mà sử dụng giấy tờ điện tử thay thế. Vậy muốn lấy bản điện tử giấy khai sinh, đăng ký kết hôn thực hiện thế nào?