Cho đến giờ, nhiều người vẫn nghĩ: có nhà mới có hộ khẩu. Tuy nhiên, suy nghĩ này chưa đúng với các quy định của pháp luật.
Điều kiện người thuê trọ được nhập hộ khẩu
Theo Điều 20 Luật Cư trú 2020, điều kiện đầu tiên để được đăng ký thường trú là có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên, Điều này cũng quy định các trường hợp được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
- Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
Như vậy, người đi thuê nhà vẫn dễ dàng nhập hộ khẩu vào nhà thuê nếu đáp ứng đủ các quy định nêu trên.
Ở trọ vẫn có hộ khẩu: Điều kiện và thủ tục thế nào? (Ảnh minh họa)
Thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà thuê
Căn cứ khoản 3 Điều 21, Điều 22 Luật Cư trú 2020, hồ sơ đăng ký thường trú đối với người thuê nhà gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.
Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến :
Công an cấp xã;
- Công an cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (chẳng hạn: Côn Đảo).
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cán bộ Công an kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2 trường hợp bị xóa hộ khẩu khi đăng ký thường trú tại nhà thuê
Theo Điều 23 Luật cư trú 2020, nếu thuộc 01 trong 02 trường hợp dưới đây, người thuê nhà sẽ bị xóa hộ khẩu thường trú:
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới;
Trên đây là thông tin cần biết đối với những người có thắc mắc liệu ở nhà thuê có làm sổ hộ khẩu được không? Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
>> Không đăng ký tạm trú tại chỗ ở mới, có thể bị xóa thường trú
>> Xem thêm các chính sách mới về hành chính tại đây