Các loại giấy tờ cần mang theo khi đi công chứng

Biết trước các giấy tờ cần mang theo khi đi công chứng sẽ giúp người dân chủ động được công việc, giúp tiết kiệm thời gian của người đi công chứng và công chứng viên.

Giấy tờ cần mang theo khi công chứng hợp đồng, giao dịch

Theo hướng dẫn tại Luật Công chứng 2014, đối với trường hợp công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn thì hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

- Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Các bản sao quy định trên được hiểu là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

Các loại giấy tờ cần mang theo khi đi công chứng
Các loại giấy tờ cần mang theo khi đi công chứng (Ảnh minh họa)

Như vậy, khi đi công chứng, người dân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

- Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hạn của người yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có;

- Bản chính tất cả các giấy tờ nêu trên.

Trường hợp công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo, hồ sơ công chứng cũng bao gồm các giấy tờ như đối với trường hợp công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo.

Tuy nhiên, người yêu cầu công chứng không cần mang theo dự thảo hợp đồng, giao dịch.

Một số trường hợp cụ thể

Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất

Bên bán và bên mua mang theo:

- Bản sao Sổ đỏ kèm bản chính;

- Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng) kèm bản chính để đối chiếu;

- Sổ hộ khẩu;

- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn);

- Hợp đồng ủy quyền (nếu bán thay người khác);

- Hợp đồng do các bên soạn thảo trước (nếu có);

Phiếu yêu cầu công chứng thường do bên mua điền theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng.

Công chứng di chúc

Người cần công chứng di chúc tại Văn phòng công chứng mang theo các giấy tờ sau:

- Dự thảo Di chúc;

- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu của người lập và người nhận; Sổ hộ khẩu; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Đăng ký kết hôn…(bản sao và bản chính để đối chiếu);

- Giấy tờ về tài sản như Sổ đỏ; Đăng ký xe ô tô…(bản sao và bản chính)...

Lưu ý: bản sao là bản photo, không cần chứng thực.

>> Tổng hợp tất cả mức phí công chứng mới nhất đang áp dụng
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.