Mua bằng lái xe có qua mặt được CSGT như quảng cáo không?

Ngại đi thi hoặc thậm chí là thi nhiều lần mà vẫn không qua nên một số người đã trực tiếp bỏ tiền mua bằng lái xe từ các đối tượng chuyên làm bằng giả. Liệu việc mua bằng lái xe từ cá nhân, tổ chức bên ngoài có qua mặt được Cảnh sát giao thông (CSGT) không?


Mua bằng lái xe bên ngoài có sử dụng được không?

Bằng lái xe là tên thường gọi của giấy phép lái xe. Theo khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người lái xe tham gia giao thông phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Căn cứ Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe hợp lệ phải do các cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp bao gồm:

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

- Sở Giao thông Vận tải.

Nếu không được cấp bởi các cơ quan nói trên, bằng lái xe được tài xế đem đi lưu thông sẽ bị coi là không hợp lệ.

Trên thị trường có rất nhiều đối tượng đang rao bán bằng lái xe mà không cần thi theo phôi của Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, đây chỉ lời quảng cáo của người bán. Bằng lái xe được bán bởi các đối tượng này đều là bằng giả với thiết kế tinh vi, nhìn qua thì rất giống bằng thật.

Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ vẫn có thể nhận ra bằng lái xe mà người tham gia giao thông đang dùng là thật hay giả. Cụ thể:

- Bằng lái xe giả có màu vàng tươi hơn bằng lái xe thật, hoa văn giống bằng thật.

- Bằng lái xe giả có các vị trí chống giả nhưng không phản quang.

- Một số thông tin in không đúng theo quy tắc như: tháng sinh phải 2 chữ số, giữa tháng và năm giá trị của bằng lái xe phải có dấu phân cách, mẫu chữ số không đúng quy cách.

Khi kiểm tra giấy tờ, CSGT gần như đều có thể nhận biết được đâu là bằng thật đâu là bằng giả. Vì vậy, nếu không muốn bị phạt, người tham gia giao thông không nên mua bằng lái xe giả để sử dụng.

mua bang lai xe


Mua bằng lái xe để sử dụng bị phạt thế nào?

Không trải qua thi sát hạch mà mua bằng lái xe từ cá nhân, tổ chức bên ngoài thì đều là bằng lái xe giả. Nếu sử dụng bằng này để tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Phương tiện

Mức phạt khi mua bằng lái xe để sử dụng

Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự

01 - 02 triệu đồng

(Điểm a khoản 5 Điều 21)

Tịch thu Giấy phép lái xe giả

(Điểm a khoản 10 Điều 21)

Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh

04 - 05 triệu đồng

(Điểm b khoản 7 Điều 21)

Xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô

10 - 12 triệu đồng

(Điểm b khoản 9 Điều 21)

Ngoài ra, điểm b khoản 19 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, người sử dụng giấy phép lái xe giả còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp Giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Do đó, nếu mua bằng lái xe giả để sử dụng ngoài việc bị phạt hành chính và tịch thu bằng giả, người điều kiện phương tiện còn bị cấm cấp bằng lái xe trong thời gian 05 năm. Điều này đồng nghĩa rằng, người vi phạm sẽ không được phép trực tiếp điều khiển phương tiện trong 05 năm.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến vấn đề mua bằng lái xe. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc về các nội dung nêu trên, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ và việc khám sức khoẻ đối với người lái xe, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Dưới đây là tổng hợp một số điểm mới tại Thông tư này.

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Vừa qua, rất nhiều thông tin đã lan truyền rằng từ 15/11/2024, người dân sẽ không còn được giám sát CGST bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên điều này là không chính xác. Vậy bãi bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình phải hiểu thế nào cho đúng?

Từ nay, dùng Căn cước gắn chip thay cho Giấy phép lái xe, có đúng không?

Từ nay, dùng Căn cước gắn chip thay cho Giấy phép lái xe, có đúng không?

Từ nay, dùng Căn cước gắn chip thay cho Giấy phép lái xe, có đúng không?

Hiện nay, công an các địa phương đang kêu gọi người dân có thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip đến trụ sở để đăng ký tài khoản định danh điện tử và tích hợp thông tin bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe,… Vậy khi đã tích hợp thông tin, người dân có được dùng CCCD gắn chíp thay cho Giấy phép lái xe không?