Ngoài Cảnh sát giao thông, ai được quyền yêu cầu dừng xe?

Việc tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông không chỉ là nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) mà còn có nhiều lực lượng khác. Vậy ngoài CSGT, những ai được quyền dừng xe người đi đường?


Ngoài CSGT, lực lượng nào được quyền dừng xe xử phạt?

Theo khoản 1 và khoản 3 Điều 87 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, ngoài CSGT, các lực lượng sau đây cũng có quyền dừng xe của người đi đường:

1 - Thanh tra giao thông vận tải.

Với nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giao thông của tổ chức, cá nhân, theo quy định tại Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT, thanh tra viên, công chức thanh tra được phép dừng phương tiện đường bộ trong các trường hợp sau đây:

- Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính.

- Khi phát hiện phương tiện có các dấu hiệu vi phạm:

+ Vượt quá tải trọng cho phép.

+ Vượt khổ giới hạn cho phép.

+ Xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ.

+ Đổ đất, vật liệu xây dựng, phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ.

Lúc này, cùng với việc yêu cầu dừng xe, lực lượng thanh tra giao thông còn có quyền lập biên bản xử phạt người vi phạm.

2 - Lực lượng cảnh sát khác và công an xã.

Điều 4 Thông tư 47/2011/TT-BCA đã chỉ rõ các lực lượng được huy động để tuần tra, kiểm soát giao thông với CSGT gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Công an phụ trách xã, Công an phường và Công an xã.

Theo Điều 4 Nghị định 27/2010/NĐ-CP, những lực lượng này sẽ được huy động để tuần tra, kiểm soát giao thông trong các trường hợp sau:

- Trong thời gian diễn ra lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị - xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn.

- Các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát giao thông.

- Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.

- Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

3 - Lực lượng khác như quản lý thị trường, thanh tra bảo vệ môi trường, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ…

Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, các lực lượng này cũng có thẩm quyền xử phạt đối với các vi phạm giao thông có liên quan đến lĩnh vực mà mình phụ trách.
luc luong nao duoc phep dung xe


Bị dừng xe xử phạt vi phạm không đúng quy định, phải làm sao?

Nếu người tham gia giao thông bị yêu cầu dừng xe xử phạt không đúng quy định thì có thể tiến hành thủ tục khiếu nại để đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình.

1 - Khiếu nại qua đường dây nóng.

Hiện nay, người dân có thể gọi điện đến đường dây nóng Bộ Công an: 06923.42593 để phản ánh tiêu cực, tham nhũng trong lực lượng CSGT. Lưu ý, đây là số điện thoại cố định nên phải gọi điện trực tiếp chứ không thể nhận tin nhắn.

2 - Khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn.

Theo Luật khiếu nại năm 2011, nếu có căn cứ cho rằng lực lượng chức năng xử phạt không đúng thẩm quyền, không đúng quy định, người dân có quyền khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn.

Trước hết, người dân cần khiếu nại lần đầu đến chính người đã ra quyết định xử phạt vi phạm đối với mình.

Trường hợp không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người dân có thể khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người đã xử phạt mình.

Xem thêm: Bị CSGT xử phạt, muốn khiếu nại làm thế nào?

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi: Lực lượng nào được phép dừng xe người đi đường?. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia của LuatVietnam tư vấn cụ thể.

>> Không vi phạm, CSGT có quyền dừng xe để kiểm tra?

Đánh giá bài viết:
(6 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ít ai biết: Đèn đỏ được rẽ phải, rẽ trái, đi thẳng trong các trường hợp sau

Ít ai biết: Đèn đỏ được rẽ phải, rẽ trái, đi thẳng trong các trường hợp sau

Ít ai biết: Đèn đỏ được rẽ phải, rẽ trái, đi thẳng trong các trường hợp sau

Hầu hết người tham gia giao thông đều mặc định rằng cứ thấy đèn đỏ thì phải dừng lại trước vạch. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây, dù gặp đèn đỏ, bạn vẫn được phép đi thẳng, rẽ phải hoặc rẽ trái.