Đang sử dụng xe không chính chủ: Chú ý 4 điều sau

Vì giá rẻ nên nhiều người thường mua xe cũ để sử dụng, phần lớn trong số đó là xe đã qua nhiều đời chủ, không có giấy tờ mua bán với chủ cũ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho những ai đang sử dụng xe không chính chủ.


1. Không có giấy chuyển quyền sở hữu, được sang tên đến hết 31/12/2021

Khoản 3 Điều 28 Thông tư 58/2020/TT-BCA đã nêu rõ:

3. Xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên theo quy định tại Điều 19 Thông tư này đến hết ngày 31/12/2021.

Theo đó, xe qua nhiều đời chủ mà không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu như hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế,… vẫn được giải quyết sang tên đến hết ngày 31/12/2021.

Căn cứ khoản 1 Điều 19 Thông tư 58/2020/TT-BCA, người đang sử dụng xe không chính chủ chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe thì có thể làm thủ tục sang tên, đổi chủ cho xe.

Nếu không thực hiện sang tên xe theo thời hạn nói trên thì từ ngày 01/01/2022, dù có giấy đăng ký xe, biển số xe thì xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu sẽ không được giải quyết sang tên.


2. Người đang sử dụng có phải cam kết về nguồn gốc của xe?

Khi thực hiện thủ tục sang tên xe qua nhiều đời chủ, khoản 1 Điều 19 Thông tư 58 yêu cầu:

Điều 19. Giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người

1. Thủ tục, hồ sơ sang tên: Người đang sử dụng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục sang tên, xuất trình giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe và nộp giấy tờ sau:[…]

Theo đó, khi sang tên xe, người sử dụng xe buộc phải ghi rõ quá trình mua bán và giao nhận xe hợp pháp, đồng thời còn phải cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe đem đi sang tên.

Bạn đọc có thể tham khảo mẫu cam kết về nguồn gốc của xe sau đây:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..., ngày… tháng... năm...

BẢN CAM KẾT
(V/v chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe)

Kính gửi: ……………………….........................................................…………..

Tôi tên là: …………………………….................….……… Sinh ngày: .../…./…

Chứng minh nhân dân số: ……………...............……..…… Cấp ngày…./…/…

Nơi cấp: ………………………………..……………………………….……………

Hộ khẩu thường trú: ……………………………..…………………………..……..

Tôi đang sở hữu 01 chiếc xe ... mang BKS: …………. . Tôi có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu chiếc xe đó (giấy đăng kí xe). Chiếc xe đó được tôi mua lại của anh/chị ………………. vào ngày …/…/… Anh ……………………… mua chiếc xe này chính chủ vào ngày…/…/… Nay, tôi cam kết chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe. Nếu nguồn gốc của xe không giống những gì tôi đã cam kết, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thông tin liên hệ của anh/chị: ………………………………………..….………

- Chứng minh nhân dân số ……………cấp ngày…/…/… tại………….……...

- Hộ khẩu thường trú: ………………………………..……………………………

- Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………….……………….

- Số điện thoại liên hệ: ……………………………………………………………..

NGƯỜI VIẾT CAM KẾT


3. Không sang tên ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA, trong thời hạn 30 ngày (kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu), tổ chức, cá nhân mua xe có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký và biển số xe.

Nếu không làm thủ tục đăng ký sang tên xe sau khi chuyển quyền sở hữu, người sử dụng xe sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

TT

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Căn cứ

1

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy

- Cá nhân bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng

- Tổ chức bị phạt tiền từ 800.000 đồng - 1.2 triệu đồng

Điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

2

Không làm thủ tục đăng ký sang tên ô tô

- Cá nhân bị phạt từ 02 - 04 triệu đồng

- Tổ chức bị phạt từ 04 - 08 triệu đồng

Điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP


4. Trường hợp nào bị phạt lỗi xe không chính chủ?

Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã nêu rõ:

Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

Theo đó, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô hay còn gọi là lỗi xe không chính chủ chỉ bị xử phạt nếu bị phát hiện trong 02 trường hợp:

- Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

- Qua công tác đăng ký xe.

Do đó, trong trường hợp thông thường, người điều khiển phương tiện sẽ không bị xử phạt lỗi xe không chính chủ.

Dù vậy, để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho mình, người dân đang sử dụng xe không chính chủ cần tự giác thực hiện thủ tục sang tên theo quy định.

Xem thêm: Hiểu thế nào cho đúng về lỗi "xe không chính chủ"? 

Trên đây là 04 lưu ý cho những ai đang sử dụng xe không chính chủ. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về trường hợp cụ thể, bấm gọi ngay 1900.6192 để các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp vấn đề của bạn.

>> Hết năm 2021, xe qua nhiều đời chủ không được sang tên?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(9 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Dự kiến: Năm 2025, tăng nặng mức phạt khi vượt đèn đỏ!

Mới đây, Bộ Công an đã công bố bản dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó có đề xuất đáng chú ý về việc tăng nặng mức phạt vượt đèn đỏ và đèn vàng.