Bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe bị xử lý thế nào?

Lo sợ bị xử phạt vi phạm, không ít tài xế đã quay xe bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe. Vậy hành vi này của người tham gia giao thông sẽ bị xử lý như thế nào?

1. Mức phạt với hành vi bỏ chạy khi CSGT dừng xe

Bỏ chạy khi Cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu dừng xe được coi là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và loại phương tiện mà người bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức khác nhau.

Cụ thể, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt được đặt ra với người vi phạm như sau:

Phương tiện

Mức phạt vi lỗi vi phạm

Phạt tiền

Phạt bổ sung

Xe ô tô và các loại xe tương tự

04 - 06 triệu đồng

(điểm b khoản 5 Điều 5)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

(điểm b khoản 11 Điều 5)

Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự

800.000 - 01 triệu đồng

(điểm g khoản 4 Điều 6)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

(điểm b khoản 10 Điều 6)

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

02 - 03 triệu đồng

(điểm d khoản 5 Điều 7)

- Điều khiển máy kéo: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

- Điều khiển xe máy chuyên dùng: Tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 - 03 tháng

(điểm a khoản 10 Điều 7)

Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác

100.000 - 200.000 đồng

(điểm b khoản 2 Điều 8)

Không quy định

Điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo

100.000 - 200.000 đồng

(điểm a khoản 2 Điều 10)

Không quy định

bo chay khi csgt yeu cau dung xe

2. CSGT có được tự ý yêu cầu dừng xe không?

Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT không được tự ý dừng xe người đi đường để kiểm tra mà phải có một trong các căn cứ sau:

(1) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các vi phạm giao thông và các vi phạm pháp luật khác.

(2) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

(3) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng xe để kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các vi phạm pháp luật khác.

(4) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của người dân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện.

Nếu không có một trong các căn cứ trên mà yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để kiểm tra, chiến sĩ CSGT thực hiện hành vi này sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Lúc này, người dân hoàn toàn có quyền khiếu nại chiến sĩ CSGT thực hiện hành vi vi phạm đối với mình.

Xem thêm: Gọi ngay đường dây nóng này nếu để khiếu nại CSGT

3. Bỏ chạy khi CSGT dừng xe có bị phạt tội chống người thi hành công vụ?

Chống người thi hành công vụ là một tội danh được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, tội chống người thi hành công vụ được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Trong khi đó, việc bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe chỉ đơn thuần muốn trốn tránh việc bị kiểm tra và xử lý vi phạm chứ không nhằm đe dọa hay dùng vũ lực để cản trở CSGT thực hiện nhiệm vụ.

Vì vậy, bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe không bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ nhưng sẽ bị phạt vi phạm hành chính vì lỗi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Khi đó, người điều khiển phương tiện chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức tương ứng được quy định tại Mục 1 của bài viết này.

Trên đây là thông tin về mức phạt đối với hành vi bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe. Nếu bị xử phạt không đúng với nội dung mà bài viết đề cập, bạn đọc gọi ngay tổng đài 19006192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Công an xã có được bắt xe không? Công an xã được phạt lỗi gì?

Công an xã có được bắt xe không? Công an xã được phạt lỗi gì?

Công an xã có được bắt xe không? Công an xã được phạt lỗi gì?

Công an xã có được bắt xe không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bởi thực tế không hiếm để bắt gặp công an xã, phường đứng chặn xe, xử phạt giao thông tại một số đoạn đường trên địa bàn quản lý. Hoạt động này liệu có đúng luật không?

Thị phần là gì? Cách xác định thị phần theo Luật Cạnh tranh

Thị phần là gì? Cách xác định thị phần theo Luật Cạnh tranh

Thị phần là gì? Cách xác định thị phần theo Luật Cạnh tranh

Đối với doanh nghiệp khi mới bước vào thị trường, việc tìm kiếm và xác định được đối thủ cạnh tranh trực tiếp là điều hết sức quan trọng. Thị phần sẽ giúp công ty làm điều đó. Vậy thị phần là gì? Làm sao xác định được thị phần? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những vấn đề này.